1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Khi bàn về vai trò giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác
Hồ đã nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt,
nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do
đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.
Như chúng ta đã biết, “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ
sở” (Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005). Để thực hiện các nhiệm vụ đó không
ai khác là những người thầy, người cô - những người “lái đò” cần mẫn không
quản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”.
Người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” mà
còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức,
khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt
động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục
ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực. (Tham khảo tài
liệu Module TH 34 - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là lứa
tuổi ngây thơ, trong trắng. Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ bị
lôi kéo vào những việc làm không đúng. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục
sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó
nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha
xưa đã đúc kết:
" Bé không vin, cả gãy cành!"
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, trước hết phải xác định được
vai trò của mình. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho
học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của
học sinh.
Trong thực tế cũng có giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc
dạy, chưa quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống
của các em… Do đó, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, vẫn còn nhiều học
sinh chưa ngoan. Để có một lớp học sinh ngoan, chịu khó học tập, đội ngũ tự
quản tốt, biết vâng lời thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó
khăn, biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự…thì người
thầy, người cô cần phải làm gì cho có hiệu quả ?
Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câu
hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Từ những vấn đề trăn trở nêu
trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra: “Một số biện pháp để làm tốt
công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn”.
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp, lựa chọn
những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chủ
nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tâm lí đối tượng học sinh lớp 1 để tìm ra biện pháp tốt nhất
giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Tập thể học sinh lớp 1A Trường tiểu học Nga Phú Nga Sơn.
- Nghiên cứu mọi hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, biểu hiện tâm lí của học
sinh lớp 1.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập các thông tin
của từng phụ huynh, học sinh trong lớp.
- Phương pháp trao đổi: Dùng để trao đổi với các đồng nghiệp có kinh
nghiệm; trao đổi với học sinh; trao đổi với phụ huynh…
- Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra
cái tốt để phát huy, cái hạn chế để khắc phục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1.
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức
của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông.
Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp 1 với học sinh là hết sức
quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư
duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này. So với
tuổi mẫu giáo, nội dung và tính chất hoạt động cũng như mối quan hệ giao tiếp,
quan hệ xã hội của học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 đã có những thay đổi
cơ bản. Học tập trở thành hoạt động chủ đạo. Nhưng tư duy của các em vẫn còn
mang tính trực quan, cụ thể. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu
động, chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Do đó, các em dễ nhớ
nhưng cũng mau quên. (Tham khảo tài liệu Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư
phạm).
Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn
cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau.
2.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết, Bộ giáo dục đã ban hành một số Quyết định, Thông
tư quy định đối với Công tác chủ nhiệm lớp như Quyết định số 14/2007/QĐBGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 43/2012/TTBGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo
dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ rằng công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất
quan trọng trong nhà trường nhất là trường Tiểu học.
2
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo
viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên
và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt
việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức
quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực
tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối
giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. (Tham khảo tài liệu Module TH 34Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn.
Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn là trường Tiểu học có bề dày thành tích
trong công tác giáo dục. Dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà
trường, thành tích dạy và học của giáo viên và học sinh không ngừng nâng cao trong
các năm học. Chất lượng giáo dục của các hoạt động phong trào khác ngày càng đi
lên. Nhà trường luôn được phụ huynh học sinh tin yêu, tín nhiệm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến công tác
chủ nhiệm lớp đó là toàn xã có gần 70% số dân theo đạo thiên chúa. Điều kiện
kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa, học sinh
phải ở với ông bà đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức tự giác trong học tập cũng
như trong rèn luyện của các em.
2.2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn.
a. Về phía giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban
giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban
ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đội ngũ các thầy cô giáo nhiệt tình,
yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng. Nhà trường luôn đặt mục
tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh lên hàng đầu “ Tiên học lễ - Hậu
học văn”. Chính vì vậy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp luôn được phần lớn các
giáo viên trong trường chú trọng.
Song không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng nhận ra được điều đó.
Vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng
đối với bậc học này.
- Một số giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nặng về “dạy chữ” hơn “dạy
người”. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ tập trung động viên các em học
tập tốt mà quên đi việc động viên khuyến khích các em có tinh thần giúp đỡ
tương trợ bạn trong học tập, vui chơi cũng như trong sinh hoạt khác.
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp.
Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh
khá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém; chưa gần gũi, tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết lắng nghe các em
làm cho học sinh cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâm
tình với giáo viên.
3
- Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Chưa
tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng
học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo
và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược
điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn,
với các tổ chức khác trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục các em.
b. Đối với học sinh
* Thuận lợi:
- Hầu hết học sinh thuộc vùng nông thôn, theo đạo thiên chúa giáo nên các
em rất ngoan, nghe lời thầy cô giáo.
- Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo
dục. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình
và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
* Khó khăn:
Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A có
30 học sinh. Các em đều cùng độ tuổi và hầu hết đã qua lớp mẫu giáo nhưng
nhiều em chưa nhận biết được mặt 29 chữ cái và 10 chữ số.
Đa số các em thuộc gia đình thuần nông, bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với
ông bà như em: Mạnh, Vân Thư, Phương, Cường, Long, Yến…Nhiều em thuộc
gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ sống không hòa thuận. Chính vì
vậy ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu về một số hoạt động
giáo dục cũng như năng lực, phẩm chất của học sinh thu được kết quả như sau:
Sĩ
số
30
Chất lượng các môn học
( nhận biết được mặt chữ và số)
Hoàn thành Hoàn
Chưa HT
tốt
thành
10
12
8
Năng lực
Tốt Đạt
8
12
Chưa
đạt
10
Phẩm chất
Tốt
Đạt
12
12
Chưa
đạt
6
Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về hoạt động giáo dục
cũng như năng lực và phẩm chất còn cao do một số nguyên nhân như:
- Một số phụ huynh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ đi làm
ăn xa, hay đi làm công ti cả ngày tối mới về hoặc gia đình không hạnh phúc, …
nên ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em ở nhà
cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó
ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho
việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn, kém hiệu quả hơn.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học
sinh còn nhiều hạn chế, một số em gần như cả tiết học không nói một câu nào
như: em Yến, em Thái Thanh, em Mạnh, em Phương…, chỉ có một số học sinh
khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.
- Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống
như em: Long, em Lâm, em Tuyên… do khả năng đánh giá hành vi của bản
thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.
4
Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm với hi vọng học sinh lớp tôi sẽ được phát
triển một cách toàn diện.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
Đối tượng của công tác giáo dục là con người. Mỗi con người lại là một
thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học khi
nhận lớp tôi phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ trách, đó là:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh:
Trước đây, chưa bao giờ đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lại phải nghiên cứu
đặc điểm gia đình học sinh. Ngày nay, giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu,
nghiên cứu đặc điểm gia đình và phải coi là một nhiệm vụ để phục vụ cho công
tác giáo dục. Từ đó, tìm ra các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu năm
học, tôi đã phát cho mỗi phụ huynh một phiếu điều tra và hướng dẫn phụ huynh ghi
đầy đủ vào phiếu...
Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, nếp sống, sự quan tâm
của bố mẹ đối với vấn đề giáo dục con cái để từ đó tìm ra nguyên nhân và hiện
tượng tâm lí của học sinh. Ví dụ:
Phiếu điều tra dành cho cha mẹ học sinh
1.Họ và tên học sinh:..................................Ngày sinh:..................Giới tính:.......
- Tình trạng sức khỏe của học sinh:.....................Chiều cao:..........Cân nặng:.....
- Khả năng nhận thức:..........................................................................................
- Năng khiếu của học sinh.:..............................Sở thích.:....................................
- Góc học tập ở nhà: (Có, không) ....................................................
- Sống với : .............................................
- Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) : .............................................
2. Họ tên cha;.................................................... Tuổi.:......................................
- Nghề nghiệp:................................Nơi công tác:..............................................
3. Họ tên mẹ:............................................... Tuổi:..............................................
- Nghề nghiệp;................................Nơi công tác.:.............................................
4. Địa chỉ liên lạc với phụ huynh........................................................................
- Số điện thoại...............................
Qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với phụ huynh tôi đã nắm được
hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Tôi đã phân loại đối tượng học sinh và ghi
chép đầy đủ thông tin cần thiết vào sổ theo dõi chất lượng, sổ chủ nhiệm, …Cập
nhật phần mềm Quản lý học sinh, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn (em Mạnh, em Phương,...)
- Học sinh chưa ngoan (em Thắng, em Thành,...)
- Học sinh có sức khỏe yếu ( em Yến, em Thái Thanh,…)
- Học sinh học yếu (em Long, em Mạnh, em Ngọc Dũng,...)
5
- Học sinh có năng khiếu: em Dương, em Hiệu, em Cường, em Hoài…
Qua đó, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đối với nhóm đối tượng học sinh, cá
thể học sinh, đồng thời tôi tiếp thu ý kiến phụ huynh, cùng tìm hiểu, tạo ra sự đồng
thuận thống nhất hành động trong sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
- Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tôi thường
xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Để vừa giúp đỡ học sinh
khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và
tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh, tôi kêu gọi
học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó, phát động phong trào
“Lá lành đùm lá rách” tạo điều kiện giúp đỡ những em đó.
- Đối với học sinh chưa ngoan : Dùng phương pháp tác động tình cảm,
nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tôi gần gũi chuyện trò
cùng em và thường xuyên nhắc nhở động viên, khen - chê kịp thời. Giao cho
em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước
điều chỉnh mình.
- Đối với những học sinh có sức khỏe yếu: Tôi luôn dành tình cảm ưu ái
hơn. Động viên các em chú ý giữ gìn sức khỏe, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.
Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và
học tập của các em.
- Đối với học sinh học yếu: Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học
yếu, học yếu những môn nào. Tôi dành thời gian luyện đọc, luyện viết, làm toán
thêm cho em vào những tiết luyện buổi chiều, ra bài tập phù hợp với mức độ
tiếp thu của các em. Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi
giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình
hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc
học ở nhà cho các em. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các
em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.
- Đối với học sinh năng khiếu: Đối với những em này, trong quá trình
giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn cho các
em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giúp các em phát huy hết khả
năng của mình. Những việc làm rất đỗi bình thường đó đã giúp các em trong lớp
có sự tiến bộ về cả học tập lẫn rèn luyện đạo đức, nhân cách.
b. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh:
Mỗi trẻ em trong cùng một lứa tuổi cũng có những nét tính cách khác
nhau. Do vậy, người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng, trong
công tác giáo dục cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh để lựa
chọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ngoài ra tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực học tập và các năng lực khác,
mối quan hệ với những người xung quanh,…để tìm cách giúp các em.
Chẳng hạn: Mới ngày đầu nhận lớp, tôi thấy có em Thành luôn gây gổ
đánh nhau với bạn, lời nói với người lớn chưa lễ phép, trong lớp chưa tập trung
nghe giảng, chuyên làm việc riêng, thích thì học, không thích thì thôi... Qua tìm
hiểu thực tế, tôi biết em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ em sống
không hạnh phúc, lục đục hay cãi nhau, bố suốt ngày say xỉn thường xuyên đánh
đập vợ con… Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến tâm - sinh lí của em. Trước
6
học sinh như vậy, tôi luôn gần gũi hỏi han, động viên em, nhẹ nhàng chỉ cho em
thấy những việc nào làm đúng, việc nào chưa đúng để em sửa chữa. Để làm tốt
nhiệm vụ này, em phải gương mẫu. Từ đó em dần dần thay đổi về hành vi, nhận
thức, học tập tiến bộ và đặc biệt là em đã biết thân thiện với bạn bè.
Tâm lí của trẻ em là rất thích được khen nên dù học sinh có tiến bộ chỉ
một chút thôi tôi cũng tuyên dương, động viên để các em cố gắng hơn nữa.
Chẳng hạn, lớp tôi có em Long, Ngọc Dũng, Tiến Thành, em Quỳnh Như… khả
năng nhận thức chậm nên các em đọc còn yếu, viết và làm tính chậm. Tôi
thường xuyên gọi các em đọc bài, lên bảng. Khi các em có tiến bộ hơn, tôi gần
gũi động viên, khen các em có cố gắng. Được cô quan tâm, các em đã có tiến bộ
hơn nhiều. Hay em Cường thông minh nhanh nhẹn thường làm bài xong trước
các bạn, mỗi khi làm bài xong em thường ngoảnh đi ngoảnh lại khoe với các bạn
“ tớ xong nhất’’ nhưng bài em làm rất ẩu. Để chấn chỉnh điều đó, tôi cho em lên
bảng chữa bài kèm theo một điều kiện “Nếu trình bày đúng và đẹp cô sẽ thưởng
1 ngôi sao”. Vì cháu rất thích được bạn khen và thán phục mình, trước lời động
viên và yêu cầu của cô nên em đã làm bài trên bảng vừa nhanh vừa trình bày bài
cẩn thận. Em trở về chỗ ngồi với 1 ngôi sao và một tràng pháo tay giòn giã của
các bạn. Em vui lắm nét mặt hớn hở và hãnh diện. Em Thùy Dương cũng vậy,
cháu có giọng đọc lưu loát, diễn cảm nên tôi cho cháu đọc bài mẫu cho các bạn,
đọc truyện cho các bạn nghe đầu giờ, cháu rất vui khi được các bạn tặng cho
danh hiệu “Người có giọng đọc của phát thanh viên”. Cũng từ đó tôi thấy các
cháu trong lớp có sự thi đua ngầm, cháu nào cũng muốn được lên đọc như bạn.
Biết các em thích làm người lớn, tôi hướng dẫn các em tự thực hiện tiết
sinh hoạt cuối tuần. Dưới sự điều hành của lớp trưởng, các em được thoải mái
trình bày những suy nghĩ, những thắc mắc của mình, đến những phút cuối thì tôi
là người giải đáp những thắc mắc đó. Chính vì thế, nhận thức của các em được
nâng lên và kĩ năng giao tiếp của các em cũng dần được hoàn thiện.
7
Bạn lớp trưởng đang điều khiển lớp sinh hoạt
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là việc làm rất quan trọng đối với mỗi giáo
viên chủ nhiệm. Đó chính là mục tiêu giáo dục toàn diện mà sau mỗi năm học
mỗi lớp phải thực hiện được. Sau khi tìm hiểu những đặc điểm của tập thể học
sinh, tôi có cơ sở để lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của lớp trong một
năm học.
Kế hoạch chủ nhiệm chung của một năm học được Ban giám hiệu nhà
trường duyệt. Hàng tháng tôi lại lên kế hoạch theo chủ điểm, phù hợp với nhiệm
vụ trong tháng của nhà trường, của Đội, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc
điểm của học sinh trong lớp qua các phong trào thi đua, qua sân chơi: Đường
lên đỉnh Olympia, Kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác... Bằng cách mỗi buổi
học được khen về thành tích học tập hoặc làm một việc tốt ( nhặt được của rơi,
giúp đỡ bạn...) thì bạn đó sẽ leo lên 1 bậc của núi và được dán một ngôi sao vào
sổ thi đua. Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiều
ngôi sao thì người đó sẽ thắng cuộc. Nên dù không chấm điểm nhưng với các
phong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất.
Bạn nào đạt thành tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ được làm lớp trưởng tháng
đó. Cuối mỗi tháng, tôi tổng kết các mặt đã làm được và chưa làm được để lên
kế hoạch cho tháng sau. Từ đó đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp.
Ví dụ, tháng 9 là khai giảng mở đầu năm học mới cần giáo dục cho học
sinh thái độ, nề nếp, làm quen với bạn mới, thầy mới đối với học sinh lớp 1. Căn
cứ vào mục tiêu giáo dục, căn cứ vào đặc điểm của học sinh, tôi đặt ra chủ đề:
“Em yêu trường em”. Tôi tìm các biện pháp, hình thức hoạt động, tạo cơ hội cho
các em được giao lưu, làm quen với thầy, với bạn với không gian sinh hoạt của
trường như tổ chức trò chơi: “Vòng tròn giới thiệu”, hay thăm quan phòng
truyền thống của nhà trường trong giờ học ngoại khóa để các em được khám
phá, được thể hiện mình,...
Nhờ có kế hoạch cụ thể, sát với tình hình, đặc điểm của lớp nên trong các
phong trào tập thể do Đội phát động, lớp tôi chủ nhiệm thường đạt các giải cao
như giải Nhất thi văn nghệ, giải Nhì thi kể chuyện về Bác Hồ trong dịp kỉ niệm
ngày 20/11.
2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng nề nếp lớp học.
Xây dựng nề nếp lớp học là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu
của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc
giáo dục và dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao.
a. Thành lập ban cán sự lớp- đội ngũ tự quản:
Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chăm lo tổ chức xây dựng lớp thành một tập
thể tự quản tốt. Thành lập đội ngũ cán bộ lớp là việc làm không thể thiếu trong
công tác chủ nhiệm lớp. Đội ngũ cán bộ của lớp tôi gồm có: 1 lớp trưởng, 2 lớp
phó, 3 tổ trưởng, 3 tổ phó. Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em. Tôi còn
có kế hoạch bồi dưỡng về ý thức đạo đức, về cách quản lí cho các em để các em
trở thành những tấm gương sáng cho các em khác học tập.
8
Vì học sinh lớp 1 còn thiếu kinh nghiệm sống, nhưng lại có nhu cầu được hoạt
động, nhu cầu được chia sẻ, giàu xúc cảm,…nên tôi chọn những em cởi mở, biết
nhường nhịn, biết lắng nghe, biết quan tâm giúp đỡ, biết thuyết phục bạn bè,…làm
đội ngũ tự quản như em: Thùy Dương, em Thu Hoài, em Hiệu, em Cường,…
Theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên chủ nhiệm phải phân
loại được trình độ học sinh và có kế hoạch tổ chức rèn luyện cho tất cả học sinh
có kĩ năng, phát triển năng lực của từng em thông qua các hoạt động tự quản. Vì
vậy mỗi một tháng, tôi lại cho các em bầu lại ban cán sự lớp để các em được
tham gia vào việc chung, được đánh giá và tự đánh giá, mạnh dạn, tự tin hơn và
quan trọng hơn cả là các em đều hiểu được vai trò của mình trong tập thể, các
em tích cực, tự giác trong các hoạt động.
b. Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật:
Ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nề
nếp mà nhà trường đã qui định như: nếp chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp, đi học
đúng giờ, nghỉ học phải xin phép… Vì học sinh mới bước vào lớp 1, các em
chưa biết đọc, biết viết nên tôi làm bảng nội quy dán ở góc lớp, quy định rất
ngắn gọn để các em dễ nhớ, dễ thực hiện.
Nội quy lớp học lớp 1A
Tuy nhiên để các em thực hiện tốt các nề nếp, kỉ luật đó, cô giáo và ban
cán sự lớp cần thường xuyên nhắc nhở, động viên, khuyến khích các em tích cực
tham gia các hoạt động. Ví dụ: Để học sinh có thói quen biết cách vệ sinh cá
nhân, tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hằng ngày việc rửa tay trước khi ăn,
sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh... Nếu em nào tay chân bẩn cần cho
đi rửa ngay và nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp.
Đặc biệt, học sinh lớp một thường hay mách cô. Với những lần như vậy tôi
luôn phải hỏi rõ ngọn nguồn. Cả hai đối tượng đều được trình bày cùng với nhân
chứng (nếu có). Từ đó giáo viên mới có cách giải quyết công bằng đối với các
9
em. Sau những lần như vậy giáo viên lại rút kinh nghiệm những trường hợp nào
các em không nên và không cần thiết phải thưa cô. Dần dần học sinh tự nhận ra
những việc gì thưa cô là chính đáng, cần thiết để giảm dần việc thưa mách cô.
Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng thương
yêu chăm sóc các em. Song cũng cần thể hiện rõ sự nghiêm khắc không bỏ lửng
khi nhắc nhở, giao việc cho học sinh. Chẳng hạn, học sinh chưa hoàn thành bài
tập không phải vì lỗi chưa hiểu bài mà vì chưa chăm chỉ học bài, tôi dành thời
gian yêu cầu em đó hoàn thiện bài tại lớp. Tránh tình trạng giao việc cho học
học sinh song không có sự kiểm tra đôn đốc khiến cho lời nói của cô trở nên
kém trọng lượng, lần sau cô nói sẽ không có hiệu lực nữa.
Giáo viên kiên trì huấn luyện phong thái tự tin cho học sinh làm lớp trưởng,
luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao. Giáo viên hướng dẫn thật chi
tiết, tỉ mỉ cho đội ngũ cán bộ lớp trong vài tuần đầu để các em quen thành nếp và
dần dần có đội ngũ tự quản tốt.
Ví dụ: Khi có tiếng trống trường báo hiệu giờ vào học, hay tập thể dục giữa
giờ lớp trưởng là người điều động các bạn xếp hàng sao cho thật nhanh, thật
ngay ngắn.
Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ chức sinh hoạt lớp để nhận xét công việc
trong tuần qua: cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét
được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới. Đồng thời giáo viên lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục an ninh quốc
phòng và triển khai bảng nội quy ngắn gọn trên tường thành nội quy lớp học.
Nhờ có đội ngũ tự quản tốt, cùng với sự động viên khích lệ kịp thời của
cô giáo chủ nhiệm, của ban cán sự lớp, học sinh lớp tôi tự giác tích cực thực
hiện quy định nề nếp của lớp học. Chính vì vậy mà lớp tôi thường xuyên đứng
đầu trong bảng điểm thi đua của Đội hàng tuần, hàng tháng, hàng kì.
c. Xây dựng nề nềp học tập:
* Rèn HS ý thức tự học trong giờ truy bài và tự giác học ở nhà:
Rèn cho học sinh có ý thức tự học là một phần rất quan trọng trong vấn đề
hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp Một. Trong giờ truy bài cán bộ lớp sẽ
kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo cô giáo
kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm.
Ngay cả việc học tập ở nhà, tôi cũng có yêu cầu rất rõ ràng. Tôi phân tích
cho các em thấy, học là việc của chính bản thân các em. Bố mẹ, thầy cô không
thể học hộ các em được. Do đó về nhà các con phải tự giác ôn bài, tự tay soạn
sách vở, chuẩn bị đồ dùng cho ngày hôm sau. Nhờ đó, học sinh lớp một nhưng
tôi được phụ huynh phản ánh là các em rất tự giác học bài. Bố mẹ không cần
giục giã, nhắc nhở mà con em họ rất lo lắng đến bài vở của mình.
* Rèn HS ý thức trong giờ học:
Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề
nếp trong học tập. Vì vậy giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ,
uốn nắn lời nói của học sinh cho đầy đủ câu văn từ những câu trả lời đơn giản
nhất. Không cần quá rập khuôn nhưng sửa ngay từ đầu rất dễ đối với lứa tuổi
này và dần dần sẽ trở thành kỹ năng của học sinh.
10
+ Tư thế ngồi học trong lớp cũng là một nề nếp của học sinh. Tôi luôn
nhắc nhở và quan sát tư thế ngồi học của các em để kịp thời sửa chữa cho các
em ngồi đúng tư thế. Học sinh lớp 1 nên khả năng tập trung chú ý kém, để giúp
các con ngồi nghiêm chỉnh tập trung chú ý vào bài học, sau mỗi tiết học hoặc
giữa tiết tôi tổ chức các trò chơi hoặc cho các em đứng dậy hát múa 1 bài giúp
các em thoải mái hơn ở các tiết học sau.
Trò chơi giữa tiết học của lớp 1A
+ Nề nếp giơ tay phát biểu cũng rất quan trọng. Nhiều khi học sinh hiểu bài
muốn giơ tay phát biểu thường đứng dậy : “Thưa cô em”, “ em , em ” thật to,
làm như vậy dẫn đến mất trật tự, thời gian. Chúng ta phải quán triệt và sửa
sai cho học sinh: muốn phát biểu phải ngồi ngay vị trí của mình đưa tay phải lên
khi có lệnh của giáo viên mới được phát biểu tuyệt đối không được nháo
nhác ồn ào làm mất trật tự lớp học.
+ Khi gọi các em đọc bài tôi luôn uốn nắn cách cầm, cách đứng đọc, cách
lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng. Khi trả lời các câu hỏi phải có đầu, đuôi.
Khi đọc xong bài tôi hướng dẫn các em kẹp que tính vào trang bài vừa học rồi
gập lại đến khi GV yêu cầu chỉ cầm que tính lật là đến luôn không cần mất nhiều
thời gian.
+ Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một nội dung quan
trọng trong việc dạy dỗ các em. Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ
dùng học tập cũng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc. Hướng dẫn
các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động. Ngoài việc
hướng dẫn các em viết đúng kỹ thuật và đẹp các em còn phải biết sử dụng bút
khi viết, không được ấn mạnh quá sẽ gẫy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay
làm quăn mép vở…
+ Để dạy một tiết học đủ thời gian 35 phút thật khoa học, hiệu quả tôi đã
đưa các em vào nề nếp yêu cầu các em làm theo hiệu lệnh của mình. Trong giờ
11
học vần, học sinh khi nào thì phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích
tiếng hay luyện nói đều theo quy định mà giáo viên đã quy ước với học sinh. Ví
dụ như: kí hiệu hình tròn là học sinh ngồi khoanh tay nhìn lên bảng, b học sinh
lấy bảng con, phấn, khăn lau để lên bàn, mũi tên chỉ lên là giơ bảng, mũi tên chỉ
xuống là quay bảng ra sau, dấu gạch ở giữa là đặt bảng xuống bàn và xóa bảng,
chữ T là bộ đồ dùng Toán, chữ V là bộ đồ dùng Tiếng Việt dấu x là cất bảng, cất
đồ dùng… Chia nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm sáu… muốn học sinh hoạt động
theo nhóm nào tôi chỉ thước vào kí hiệu đó viết sẵn ở góc trái của bảng lớp.
Ngoài việc dạy kiến thức tôi luôn quan tâm đến việc ghi chép bài vở của học
sinh, hướng dẫn các em ghi chép đầy đủ và khoa học hơn.
Để thực hiện được các nề nếp học tập trên không phải là nói xong là làm
được ngay mà đòi hỏi phải có cả một quá trình. Giáo viên phải có sự kiên trì dẫn
dắt, nhắc nhở các em thực hiện. Giáo viên “vừa dạy, vừa dỗ” vừa nghiêm khắc
nhưng cũng phải nhẹ nhàng mềm mỏng đối với các em. Thông qua các tiết thao
giảng, dự giờ, các đợt thi giáo viên giỏi, lớp tôi được các thầy cô đánh giá là lớp
có nề nếp học tập tốt, các thầy cô bộ môn đều khen ngợi.
2.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp.
a. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò
Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậy
nhất và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường
học tập và cảm thấy “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày
vui .” Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người mẹ, là cô giáo, là chị phụ trách,
là bạn.... người quản lý của học sinh, chứ không phải coi công tác chủ nhiệm là
khiển trách, kiểm điểm học sinh. Mọi hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi
luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết,
thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu
thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.
Các em lớp 1 rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào trường tiểu
học. Khi trao đổi, khi giảng bài, cũng như khi nhắc nhở, uốn nắn những lỗi lầm
của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một
người thầy đối với học trò. Tôi quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhưng lại rất
cần thiết đối với các em. Chẳng hạn: Có học sinh khi đến lớp cổ áo chưa bẻ tôi
đi xuống bẻ cổ áo cho em. Nghe thời tiết biết trời lạnh tôi nhắc các em mặc ấm,
đi tất, những hôm trời mưa tôi nhắc nhở các em không được chạy ra sân chơi,
nhắc nhở các em đội mũ nón khi đi học về,…Bằng những việc làm nhỏ của
mình tôi dần dần hình thành ở các em ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, mặc quần
áo gọn gàng, sạch sẽ...
Tạo được tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết. Hiểu điều
đó nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ trách phạt bất cứ một học sinh nào. Dù hôm đó
học sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách, vở, thiếu phần chuẩn bị ...Nếu
nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ đè nặng,
phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy. Để tránh tình trạng trên,
sáng sáng khi bước chân vào lớp tôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm
12
hỉnh hoặc một vài cử chỉ ân cần để sao cho học sinh cảm nhận được một ngày học mới
bắt đầu hết sức nhẹ nhàng và ấm áp. Đến cuối ngày học hôm ấy, tôi cho các em bình
chọn ai học ngoan và ai tiến bộ nhất trong ngày, đồng thời nhắc nhở khuyết điểm mà
các học sinh mắc phải trong ngày.
Vào giờ ra chơi, tôi dành khoảng 5- 10 phút đầu ngồi lại lớp hỏi chuyện cho
các em thêm gần gũi. Có những em đầu tóc rối bù, tôi chải lại giúp em, có em
chân tay chưa cắt móng, tôi cắt giúp và nhắc nhở các em không nên để móng tay
dài.... Nhờ đó tình cảm thầy trò thêm gần gũi và các em cũng không còn ngần
ngại để bày tỏ những vấn đề riêng của mình. Tôi hạnh phúc vì được nghe học
sinh của mình tâm sự, được nghe những mong muốn của các em.
Hình ảnh cô- trò trong giờ ra chơi
Học sinh đến trường thì phải vui chơi. Giờ ra chơi tôi hướng dẫn cho các
em trò chơi tập thể, mượn cho các em dây, cầu, bóng ... để học sinh được chơi
hết mình, được cười đùa thật vui vẻ, giảm bớt đi sự căng thẳng sau các tiết học.
Cả ngày học sinh ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ
ở nhà của các em. Mỗi khi có em kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết học tôi
không làm ngơ mà ân cần hỏi han bình tĩnh xử lý lúc thì xoa cho em này chút
dầu khi thì pha cho em khác cốc nước, có em mệt quá không đỡ tôi gọi điện
thông báo cho gia đình em đến…
Vào những ngày sinh nhật của từng em, học sinh cũng nhận được những
món quà nhỏ, mọi thành viên trong lớp đều chúc mừng bạn bằng những câu
chúc, bài hát, bài thơ… nên các con rất vui.
13
Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy nhưng
cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm săn sóc của cô với
các em, các em cảm nhận được mỗi buổi đến trường là một ngày vui.
b. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết
trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
(Học thầy không tày học bạn).
- Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng
giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự
hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: Trong mỗi tiết học, tôi
thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên để các em biết cách hợp tác với bạn và thay
nhau làm nhóm trưởng, báo cáo viên từ đó các em sẽ dần mạnh dạn hơn.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi
riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích
rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay
nhau vui vẻ trở lại.
- Trong lớp, tôi luôn khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học
tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày như: Hướng dẫn bạn cách làm bài, xây
dựng đôi bạn cùng tiến; nhóm học tập, em khá giỏi kèm em yếu để giúp các em
theo kịp phong trào của lớp; thăm hỏi khi có bạn trong lớp bị ốm...
Hướng dẫn và giáo dục các em xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, lá
lành đùm lá rách…như ủng hộ các bạn trong dịp tết vì người nghèo được
200.000 đồng, chương trình thắp sáng ước mơ (ủng hộ đoàn nghệ thuật khuyết
tật) được 200.000 đồng, mua tăm ủng hộ người mù với số tiền là 145 000 đồng;
làm kế hoạch nhỏ bằng cách góp nhặt giấy vụn, sách vở cũ, ngoài ra các em còn
tham gia nhiều chương trình nhân đạo từ thiện khác…
[
Học sinh góp tiền ủng hộ các bạn trong đoàn“Nghệ thuật tình thương”
14
2.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng lớp học thân thiện, sạch sẽ.
Để tạo ra một môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực cho học
sinh, tôi thường xuyên yêu cầu các em giữ lớp học sạch sẽ như: khi dép bẩn thì
giậm chân cho sạch đất ở ngoài sân rồi mới vào, không xé giấy, vứt rác ra lớp
học… Tôi đã hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học thân thiện: học
sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ,
sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được
học hỏi những điều hay từ bạn mình. Thông qua việc làm này, giúp các em tự
điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để xây dựng cảnh quan, vệ sinh lớp
học nói riêng và của nhà trường nói chung. Từ đây tạo nền tảng cơ bản giúp các
em góp phần vào việc cải tạo cảnh quan, vệ sinh của gia đình, địa phương.
Một số hình ảnh trang trí lớp học thân thiện của lớp 1A
Bên cạnh đó, tôi còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự
tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo,
xem ti vi, nghe tin tức... Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng
nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Chính vì thế, khi tham gia thi lớp học
thân thiện lớp tôi đã đạt giải nhất.
2.3.6. Giải pháp 6: Thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
Giáo dục trẻ là nhiệm vụ chung của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Do
đó, để giúp cho có sự đồng thuận trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ tôi
rất chú trọng đến việc thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
Để dễ dàng trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết, ngay từ đầu năm
tôi đã chủ động phối kết hợp với bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp, chủ
động xin số điện thoại của từng phụ huynh. Tôi cũng cung cấp số điện thoại của
bản thân, của nhà trường đến từng phụ huynh học sinh.
Tôi trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: gặp trực tiếp hoặc
trao đổi qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, đôi khi chỉ là những
thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân học sa
sút hay cùng nhau phối hợp để giúp học sinh tiến bộ.
Thông qua các lần họp phụ huynh tôi lại có cơ hội được bày tỏ cách làm
việc của mình trên lớp, thông báo cụ thể tình hình của từng em về mọi mặt để
15
phụ huynh thấy ưu điểm và tồn tại của con em mình đồng thời tôi cũng lắng
nghe để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ cùng nhau bàn bạc thống nhất
cách giáo dục con em mình cho phù hợp. Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đề ra
yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nề nếp cho học sinh: Lập góc học tập cho các em
(góc học tập phải gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh), hàng ngày kiểm tra
sách vở của con; nhắc nhở con học và làm bài tập cô giáo; hướng dẫn con tự
chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập theo thời khoá biểu hàng ngày. Giáo dục
con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi; sinh hoạt điều độ tránh tình
trạng vừa học vừa chơi. Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm để kịp
thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
2.3.7. Giải pháp 7: Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường, giáo
viên bộ môn, tổng phụ trách đội để xây dựng lớp thành một lớp tập thể tốt:
Để xây dựng lớp thành một tập thể tốt, ngoài sự tác động trực tiếp của cô và
trò trong lớp, cần phải có sự chỉ đạo, định hướng của Ban giám hiệu nhà trường,
các tổ chức khác trong trường như Đoàn, Đội. Chính vì vậy, để giúp các em
phát triển toàn diện về mặt trí tuệ và nhân cách, giáo viên chủ nhiệm lớp cần
phải biết kết hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách đội, Đội cờ đỏ, Phụ trách các sao
nhi đồng. Thường xuyên nắm bắt thông tin và các kế hoạch của các đoàn thể
trong nhà trường, tạo cho các em cơ hội thực hiện các hoạt động như: tham gia
văn hóa văn nghệ, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa theo các chủ điểm,...
Thông qua các hoạt động của Đội các em được tham gia vào sân chơi trí
tuệ, các em sẽ bộc lộ được những mặt mạnh, sở trường của mình, tạo cơ hội cho
các em thỏa sức sáng tạo theo năng khiếu của mình (hát, múa, kể chuyện, thể
dục thể thao...), tạo điều kiện cho các em có cơ hội giao tiếp với thế giới xung
quanh, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong sinh hoạt. Qua đó cũng giáo dục
cho các em tính tập thể, vì lợi ích tập thể khôngvì lợi ích cá nhân.
16
Học sinh lớp 1A tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp
2.3.8. Giải pháp 8: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, thi đua, khen thưởng.
Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh là một trong những nội dung lớn
và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ nó không chỉ phản ánh
kết quả giáo dục học sinh mà còn phản ánh định hướng nội dung của công tác chủ
nhiệm. Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp học sinh nỗ lực rèn luyện tu dưỡng,
phát huy những ưu điểm, sẽ khích lệ, động viên học sinh không ngừng rèn luyện
phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình. Ngược lại, đánh giá không đúng, không khách
quan đối với học sinh sẽ đem lại hậu quả xấu- phản giáo dục. Chính vì vậy, tôi
luôn coi trọng việc đánh giá học sinh, đánh giá khách quan công bằng với mọi học
sinh. Đánh giá hàng tuần, hàng tháng, trong cả học kì và cả năm học.
Tiết sinh hoạt cuối tuần có vai trò quan trọng, giáo viên chủ nhiệm giúp
học sinh lớp mình điều chỉnh lại hành vi, nhân rộng điển hình, đồng thời hình
thành một số kĩ năng cho học sinh, tạo mối quan hệ đoàn kết, xây dựng sức
mạnh tập thể…. Do đó, tôi luôn coi trọng việc tổ chức tiết sinh hoạt cuối mỗi
tuần. Trước hết tôi tổ chức cho em lớp trưởng điều hành tiết sinh hoạt. Sau khi
các tổ nhận xét, lớp trưởng nhận xét, đánh giá tôi mới tiến hành nhận xét đánh
giá các mặt tích cực và tồn tại của học sinh trong tuần. Ví dụ: Lớp có bạn đi học
muộn nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu, tập
thể có nhiều cố gắng. Tôi ghi nhận những ý kiến đóng góp của các em và qua đó
giáo dục các em biết được hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt
17
mạnh sẵn có. Với những việc các em làm được giáo viên kịp thời khen ngợi,
tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi
theo. Tôi động viên khích lệ các em bằng những món quà nhỏ như cái bút chì,
thước kẻ, khi thì quyển vở,…khi các em có tiến bộ.
Cuối mỗi tháng, tôi lại dành thời gian để cô, trò cùng nhau tổng kết thi đua
sau đó bình chọn những bạn xuất sắc trong tháng. Về việc này tôi để học sinh tự xếp loại
theo sự bình chọn của tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp lý, tôi sẽ công bố xếp loại
trước tập thể lớp. Và tự tay các em được dán tên mình trong bảng thi đua của lớp. Tôi
cũng chọn những bài viết đẹp, những bài làm tốt trong tháng để các em tự tay găm vào
bảng thành tích của lớp. Điều này sẽ giúp các em thấy tự hào với những thành tích đạt
được và tạo nên không khí thi đua ngầm giữa các bạn trong lớp.Với những học sinh cá
biệt tôi thường cho các em cơ hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được thông
qua ý kiến của tập thể. Nếu học sinh có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên. Bởi tôi
hiểu, công tác động viên khen thưởng tạo ra động lực thi đua, phấu đấu. Vì vậy để khích
lệ phong trào học tập và rèn luyện thì việc động viên khen thưởng là không thể thiếu, cho
dù là bất kì hoạt động nào, phần thưởng dù là nhỏ cũng cần kịp thời động viên.
Phát thưởng cho học sinh có tiến bộ sau mỗi tuần, tháng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với tinh thần trách nhiệm cùng với lòng nhiệt huyết yêu nghề, mặc dù
những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường nhưng kết quả đạt được lại
rất khả quan. Tôi thấy chất lượng môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và
phẩm chất của lớp được nâng lên rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, tình
cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Quan sát các cháu trong
giờ chơi tôi cũng thấy các cháu cư xử với nhau hoà nhã, hiện tượng nói tục, chửi
bậy hạn chế rất nhiều và dường như không có. Đôi khi gây lỗi với bạn, các cháu
đã nhận ra và tự giải quyết một cách nhanh chóng không làm phiền lòng cô như
những ngày đầu nhận lớp.
- Học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt
động ngoại khóa. Chẳng hạn, trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt
18
Nam, lớp tôi được giải Nhất thi văn nghệ, giải Nhì thi kể chuyện về Bác Hồ,
được Đội xếp thứ nhất của khối 1 - 2 - 3 về thực hiện nề nếp, kỉ luật,...
- Lớp thường xuyên được xếp loại A trong tuần, trong tháng.
- Các em tự tin trong học tập và cởi mở trong giao tiếp.
- Các em có khả năng tự, học, tự phục vụ, biết hợp tác với bạn trong hoạt
động học tập cũng như hoạt động tập thể, biết kính trọng, lễ phép với người trên,
yêu quý gia đình, đoàn kết và giúp đỡ bạn, có tinh thần tương thân tương ái, ...
Chất lượng môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và phẩm chất của lớp
vào giữa học kì II đạt được như sau:
Sĩ
số
30
Chất lượng các môn học
Hoàn
thành tốt
26
Hoàn
thành
4
Năng lực
Chưa
HT
0
Tốt Đạt
27
3
Phẩm chất
Chưa
Tốt
đạt
0
28
Đạt
2
Chưa
đạt
0
Nhìn vào bảng số liệu trên chứng tỏ rằng, những biện pháp tôi đã áp dụng có
hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp học sinh không những nắm vững
được kiến thức cơ bản mà còn rèn luyện được phẩm chất, năng lực của một
người học sinh. Góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng “ Trường
học thân thiện - Học sinh tích cực” của Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta cũng thực
hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả năm học,
như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa. Mỗi giáo viên cần có những biện
pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện
pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em
thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Theo tôi, muốn trở thành giáo viên
chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục
học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
- Tìm hiểu để biết và hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tính cách, sở thích, thói
quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng “ ban cán sự”của lớp, đào tạo để các em
trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba.
- Luôn bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân
của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh
trách nhầm, trách oan học sinh làm các em thiếu niềm tin vào người thầy.
- Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu
điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có
niềm tin và hứng thú học tập hơn.
- Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy
đối với học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh
tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
19
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với tổng phụ trách Đội trong
việc giáo dục học sinh.
3.2. Kiến nghị
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cần có sự quan tâm giúp đỡ của
nhiều các ban ngành đoàn thể và hội cha mẹ học sinh. Vì vậy tôi có một số ý
kiến đề xuất như sau:
- Nhà trường cùng bên đội có phần thưởng cho các em sau mỗi đợt thi
đua, cuối học kì I cho những em, những lớp có thành tích cao.
- Đội cần tổ chức thêm nhiều hoạt động tập thể hơn nữa, tổ chức nhiều
sân chơi cho các em được tham gia.
- Đối với chính quyền địa phương: Luôn tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất
cho nhũng học sinh khó khăn đến trường, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Trên đây chỉ là một số sáng kiến nhỏ của bản thân tôi về công tác chủ
nhiệm lớp 1. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm của bản thân
được chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp ý kiến của
Hội đồng khoa học; các cấp quản lí giáo dục và bạn bè đồng nghiệp để bản thân
làm tốt hơn công tác chủ nhiệm của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình,
không sao chép của người khác.
Người viết
Mai Huy Hợi
Trần Thị Thanh Hoa
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
20
TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
5
5
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Giải pháp 3: Xây dựng nề nếp lớp học.
Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp.
Giải pháp 5: Xây dựng lớp học thân thiện, sạch sẽ, bồn hoa xanh,
đẹp.
Giải pháp 6: Thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
Giải pháp 7: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách
đội để xây dựng lớp thành một tập thể tốt.
Giải pháp 8: Tổ chức đánh giá kết quả, thi đua, khen thưởng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD &
ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN.
8
9
12
14
15
16
16
18
18
18
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục, 2005
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên tiểu học: Module TH 34 “Công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học”
3. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học.
4. Thông tư số 43/2012/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
5. Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Bùi Ngọc Oánh; Nguyễn Hữu
Nghĩa; Triệu Xuân Quýnh)
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Thanh Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn
Cấp đánh
giá xếp loại
TT Tên đề tài SKKN
(Phòng,
Sở, Tỉnh...)
1
Một biện pháp nâng cao chất Phòng
22
Kết
quả
đánh
giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)
B
Năm
học
đánh giá xếp
loại
2008 - 2009
2
4
5
6
lượng dạy giải bài toán có lời
văn cho học sinh lớp 1
Một biện pháp rèn đọc cho học
sinh lớp 1
Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh lớp 4 giải toán bằng
sơ đồ đoạn thẳng
Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh lớp 4 giải bài toán tìm
hai số khi biết tổng và tỉ số của
hai số đó
Xây dựng hệ thống bài tập trắc
nghiệm với dạng bài chuyển
đổi đơn vị đo đại lượng cho
học sinh lớp 4 học 2 buổi/ngày.
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
C
2009 - 2010
Phòng
GD&ĐT
C
2011 - 2012
Phòng
GD&ĐT
B
2012 - 2013
Sở GD&ĐT C
2013 - 2014
23
24