Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lồng gép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS nga thủy qua các tiết dạy truyện truyền thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.96 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì
hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng
sống vào trong chương trình học của học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để thế hệ trẻ đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, người giáo viên
phải làm sao hướng học sinh đến cách tiếp cận kỹ năng sống. Kỹ năng sống thực
chất là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng
chung sống. Phải chăng vấn đề lồng ghép kỹ năng sống vào giảng dạy bộ môn
Ngữ văn cũng nhằm mục đích là tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung, đặc
biệt là năm học 2017 - 2018 khi dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi thấy phần truyện
truyền thuyết không chỉ có giá trị là những bài học giáo dục quý báu, mà còn là
cả một kho kỹ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác. Những vấn đề
trên tuy không khó lắm nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên
phải có cái tâm nghề nghiệp, phải thật sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học
sinh thân yêu mới có khả năng giáo dục các em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng
những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài
“ Lồng ghép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS
Nga Thủy qua tiết dạy truyện truyền thuyết ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mong giúp các em học sinh trước hết hiểu và thấy được cái hay, ý
nghĩa của những câu truyện truyền thuyết đã học, hứng thú với tiết học về truyện
truyền thuyết nói riêng và với giờ học Ngữ văn nói chung. Thấy hết được tác
dụng của môn Ngữ văn với việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện
của học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, dạy học phải bám sát mục tiêu là phải phát huy


tính tích cực, chủ động của học sinh, đòi hỏi người học sinh phải tự mình khám
phá, chinh phục kiến thức, không chỉ có thế, qua những kiến thức đó, người giáo
viên cần phải hướng các em học sinh làm sao hình thành được cho các em
những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng giao tiếp,…
Bên cạnh đó giúp học sinh có kỹ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm
biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hằng
ngày; có suy nghĩ và hành động tích cực, có quyết định đúng đắn; có quan hệ
tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh
hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài Lồng ghép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6
trường THCS Nga Thủy qua tiết dạy truyện truyền thuyết”, chỉ tập trung
nghiên cứu vào rèn một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS
Nga Thủy qua các tiết dạy truyện truyền thuyết.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, lý luận: Nhằm hệ thống hóa, khái quát
hóa những vấn đề lý luận có tính liên quan đến khả năng tiếp nhận các kiến thức
Ngữ văn nói chung và phần truyện truyền thuyết nói riêng trong Ngữ văn lớp 6
bằng cách sưu tầm tài liệu, sách báo, truy cập Internet…..
* Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua các
bài kiểm tra, bài tập củng cố, bài về nhà, những đề cương ...của học sinh, từ đó
thu thập được thông tin nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra.
* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp thu nhận thông tin
nhằm có hướng tìm hiểu và phân tích sâu hơn về các vấn đề xoay quanh truyện truyền
thuyết, kĩ năng sống cho học sinh.
* Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả mà học sinh thu được sau đề

tài và so sánh, đối chiếu với trước khi làm đề tài này.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến này được làm, áp dụng đầu tại trường THCS Nga Thủy và đã đem lại
hiệu quả cao.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Vấn đề tích hợp, lồng ghép trong dạy học môn Ngữ văn trung học cơ sở là
một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong
chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm
qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối
liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung, luôn tiềm ẩn và rất linh
hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự tích
hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm
văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của các môn học khác có
liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo
dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế.
Trong “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020”
(Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất
nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên
một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư
duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng
nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa
cạnh tranh”. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện không thể đạt được
nếu không giáo dục kỹ năng sống. Hơn nữa, rèn luyện kỹ năng sống cho học

2



sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo
dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và
phương pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào
tạo kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc
của toàn ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng một số trẻ vị thành
niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, dễ mắc các tệ nạn
xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình,...Vì vậy, rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân là nhu cầu
cần thiết…Hơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải
tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: kỹ
năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp,… giỏi lập trình, giỏi
tiếng Anh…
Kỹ năng sống, một vấn đề không mới trong giai đoạn hiện nay đối với giáo
dục, còn truyền thuyết cũng là mảng truyện dân gian rất đỗi quen thuộc đối với
văn học nói chung. Nhưng để lồng ghép kỹ năng sống trong khi dạy truyện
truyền thuyết lại là đề tài chưa hề được thực hiện, mặc dù khi đọc mỗi câu
truyện truyền thuyết, nếu bình tâm ngẫm nghĩ, chúng ta sẽ không chỉ thấy được
rất nhiều bài học giáo dục mà còn biết thêm không ít các kỹ năng sống cho
mình. Tất cả các kỹ năng mà truyện có thể đề cập đến đều là các kỹ năng tối
thiểu cho mỗi cá nhân, hơn thế nữa nó còn rất cần thiết cho một con người thời
hiện đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
Trong những năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, vấn đề tích hợp
kỹ năng sống vào bộ môn không phải là điều mới mẻ, giáo viên đã và đang đứng
lớp cũng đã có thực hiện, nhưng trong giai đoạn trước, bản thân người giáo viên
chỉ thực hiện theo cảm tính, chưa đi sâu vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Nhưng trong thời gian gần đây, xác định được mục tiêu giáo dục cũng

như Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã phát động phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” nên vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh được quan tâm hơn nhiều vì lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành
những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá
song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi
kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường
hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích
cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chon những giá trị, phải
đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không
được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ bị lôi kéo vào
các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát
triển lệch lạc về nhân cách. Chính vì vậy vấn đề giáo dục kỹ năng sống và lông
3


ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học trong đó có môn Ngữ văn rất được
quan tâm.
- Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng học sinh lớp 6 – một lớp
đối tượng khá non nớt nhưng cũng đủ nhận thức để rèn luyện các kỹ năng cho
bản thân mình là khá phù hợp.
- Phần truyện truyền thuyết, các câu chuyện gần gũi, thú vị nên HS khá dễ
tiếp thu. Khi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, chắc chắn sẽ được học sinh tiếp
nhận một cách hứng thú và không bị gò ép mang tính áp đặt.
b. Khó khăn
- Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kỹ năng
sống vào tiết dạy,đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kỹ năng
nào. Vì nếu quá chú trọng vào giáo dục kỹ năng sống thì lại chậm tiến độ bài
dạy theo Phân phối chương trình, mà dạy cho kịp nội dung bài đôi khi lại rất khó
lồng ghép kỹ năng sống.
- Khi thực hiện nhiệm vụ lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn

học, đặc biệt với môn Ngữ văn, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn (chưa có tài
liệu cho giáo viên và học sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá,…).
- Tổ chức giáo dục kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt
động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn
thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...)
cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, điều này cũng không dễ
thực hiện.
- Ðã có một vài dự án, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo
viên cốt cán, song nhìn chung đại bộ phận giáo viên chưa được tiếp cận với
phương thức tiến hành giáo dục kỹ năng sống một cách đầy đủ và bài bản.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Như phần trên tôi đã trình bày, dạy phần truyện truyền thuyết lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 là tương đối khó. Tuy nhiên, với sự
chuẩn bị kĩ lưỡng bài dạy, nghiên cứu, tìm tòi bước đầu tôi đã thực hiện khá tốt
một số giờ học, giúp các em không chỉ hứng thú với bài mà còn có thêm một số
kỹ năng, tạo được những sản phẩm nhất định từ các kỹ năng học được. Tôi xin
mạnh dạn trình bày một số giải pháp và ứng dụng dạy một bài cụ thể:
I. Nắm được một số khái niệm
Trước hết giáo viên cần hiểu rõ được thế nào là kỹ năng sống, thế nào là
truyện truyền thuyết để từ đó giáo viên có thể lựa chọn dạy lồng ghép kỹ năng
sống phù hợp cho từng bài cụ thể.
1. Kỹ năng sống ( KNS )
Khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo tồ chức
UNESCO định nghĩa " kỹ năng sống" là: khả năng thích nghi và hành vi tích
cực cho phép cá nhân có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu và
4


thách thức của cuộc sống hằng ngày. Nói một cách dễ hiểu, đó là khả năng nhận

thức của bản thân (giúp mỗi người biết mình là ai, sinh ra để làm gì, điểm mạnh,
điểm yếu của bản thân, mình có thể làm được làm gì?)
Bản chất của KNS là kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng xã hội cần
thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
2. Truyện truyền thuyết
Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, “Truyền thuyết là loại truyện dân gian
kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có
yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của
nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.”
II. Nắm được nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng sống cơ
bản
Việc nắm được nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng sống cơ
bản đã giúp giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ nội dung từng kỹ năng, để khi
học các truyện truyền thuyết các em chỉ ra được những kỹ năng sống cụ thể
trong từng văn bản và áp dụng vào thực tiễn.
* Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống 5 chữ T: Tương tác, trải nghiệm, tiến
trình, thay đổi hành vi, thời gian.
* Các kỹ năng sống cơ bản:
a. Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá
nhân; ứng xử của mỗi người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý
thức hợp tác của mỗi người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người
khác.
b. Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Là khả năng hiểu về chính bản thân
mình: khả năng, sở thích, sở trường, điểm yếu.. ý thức được mình đang làm gì
để giao tiếp , ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm thông với mọi người, có quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân.
c. Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan
trọng ( Về vật chất, tinh thần) , kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ những giá trị của bản thân mình.
d. Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Cách thức, phương pháp tự tư duy độc lập
để tìm ra giải pháp tối ưu trong các tình huống cuộc sống.
e. Kỹ năng ra quyết định: Bao gồm 3 bước:

+ Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt.
+ Đưa ra hệ thống các giải pháp.
+ Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp nhất với điều kiện của bản thân.
f. Kỹ năng làm chủ bản thân:Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để
tìm ra chỗ dựa vững chắc cho bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ
bản thân.

5


g. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Là khả năng con người
bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là sự tất yếu của
cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích cực khi bị căng thẳng.
h. Kỹ năng hợp tác: Kỹ năng hợp tác là kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân,
được hình thành trong quá trình tham gia hoạt động trong một nhóm (có thể từ 2
người trở lên) để cùng nhau hoàn thành một công việc.
III. Nắm rõ các tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào tiết dạy truyện truyền thuyết
không thể không nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. Từ đó
giúp giáo viên lựa chọn lồng ghép một số kỹ năng sống cần thiết, phù hợp cho
học sinh trong từng bài khác nhau.
1. Truyện Con Rồng cháu Tiên
* Đặc điểm nội dung
- Giải thích, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc .
- Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân, Âu Cơ.
* Nghệ thuật
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo kể về nguồn gốc và hình dạng của
Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
* Ý nghĩa văn bản

- Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng, cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc
cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
2. Truyện Bánh chưng, bánh giầy
* Đặc điểm nội dung
- Truyện thể hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước:
+ Vua Hùng chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con
thứ, thể hiện sự sang suốt và tinh thần bình đẳng.
+ Lang Liêu: có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâng
lên vua Hùng sản vật của nghề nông.
- Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: cùng với
sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình
thành nét đẹp tròg đời sống văn hóa của người Việt.
* Nghệ thuật
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian.
* Ý nghĩa văn bản
Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con
người trong việc xây dựng đất nước.
6


3. Truyện Thánh Gióng
* Nội dung
- Tác phẩm xây dựng hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước
- Thánh Gióng.
- Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc:
+ Thánh Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử.
+ Dấu tích của những chiến công còn mãi.
* Nghệ thuật
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì

với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí,
sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình
ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi
Sóc, tre đằng ngà.
* Ý nghĩa văn bản
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự
trỗi dậy của truyền thống yêu nước đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cương của
dân tộc ta.
4. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
* Nội dung
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã nêu hoàn cảnh và mục đích của việc vua
Hùng kén rể.
- Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là
cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực: cuộc sống
lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Băc Bộ;
khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo
vệ cuộc sống của mình.
* Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy
Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Tạo sự việc hấp dẫn, dẫn dắt câu chuyện lôi cuốn, sinh động.
* Ý nghĩa
Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng
bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước
mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
5. Truyện Sự tích Hồ Gươm
* Nội dung
- Truyện kể về việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

để đánh giặc.
7


- Nguồn gốc lịch sử của địa danh hồ Hoàn Kiếm.
* Nghệ thuật
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn
kết một long đánh giặc xâm lược.
- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng.
* Ý nghĩa
- Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính
nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện
đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
IV. Biết cách lồng ghép khi dạy truyện truyền thuyết và rút ra được
những kỹ năng sống cơ bản trong các truyền thuyết
- Có thể lồng ghép trong khi giảng bài. Nghĩa là khi giáo viên dạy đến nội
dung nào, có khả năng liên hệ đến kĩ năng sống, giáo viên có thể rút ra kết luận
hoặc gợi mở để học sinh nhận thấy kĩ năng sống đó.
- Kĩ năng sống cũng có thể được tích hợp trong phần Luyện tập, củng cố
cuối bài. Sau khi đã giảng xong nội dung chính của bài, giáo viên có thể gợi mở
để học sinh từ đó rút ra các kĩ năng sống có liên quan.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống không chỉ sử dụng trong các văn bản
truyện truyền thuyết ở lớp 6, mà còn có thể áp dụng với rất nhiều văn bản khác
trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung.
- Như vậy để một tiết dạy học Ngữ văn nói chung, tiết dạy truyện truyền
thuyết lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống nói riêng thành công đòi hỏi
người giáo viên phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp mới
vào từng bài soạn,từng tiết dạy cụ thể:
+ Giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho môn mình
dạy, tích hợp kĩ năng sống trong bài nào? Tiết nào?

+ Trên cơ sở sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo viên xây dựng hệ
thống câu hỏi phù hợp theo đúng chuẩn kiến thức – kĩ năng, bám sát vào đặc
trưng bộ môn, bám sát yêu cầu, nguyên tắc tích hợp không được biến giờ dạy
Ngữ văn thành tiết hoạt động ngoài giờ hay ngoại khóa về kĩ năng sống.
+ Giáo viên không ngừng tìm tòi, tham khảo tài liệu để thiết kế một hệ
thống câu hỏi hợp lí nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
+ Trong bài soạn cần xác định rõ nội dung cần tích hợp, tích hợp trong
phần nào của bài, liên hệ cụ thể như thế nào cho hợp lí và có hiệu quả.
+ Giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt từng kiểu bài, đa dạng hóa các
kiểu dạy học,các kĩ thuật dạy học phù hợp.

8


+ Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học Ngữ
văn sinh động, không nhàm chán.
Sau khi nắm được cách lồng ghép giáo dục KNS khi dạy truyện truyền
thuyết, giáo viên cần hiểu rõ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
Từ đó giáo viên giúp học sinh rút ra được một số KNS và áp dụng các KNS để
giải quyết các tình huống ngoài thực tế.
1. Văn bản: Con Rồng cháu Tiên( Đọc thêm )
- Kỹ năng nhận thức:
+ Trong truyện có kể về việc Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở
ra trăm người con, để từ đó học sinh nhận thức được nguồn gốc, giống nòi của
mình là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ, con cháu của vua Hùng. Biết tự
hào và suy tôn nguồn gốc, giống nòi của mình, biết hướng về cội nguồn, nhớ
Ngày Giỗ tổ 10/3.
+ Sau khi chia con Lạc long Quân nói: “Nay ta đưa năm mươi con xuống
biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền
núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”.

Chi tiết này học sinh nhận thức được mỗi người Việt Nam đều là con cháu Vua
Hùng, dù ở bất cứ vùng, miền nào, nhận thấy mối quan hệ của mình với mọi
người nên phải đoàn kết, thống nhất cộng đồng, yêu thương nhau.
- Kỹ năng giao tiếp: học sinh biết cách cư xử đúng mực trong các mối
quan hệ trong cộng đồng người Việt, không phân biệt vùng miền, dân tộc...
- Kỹ năng hợp tác: Lạc Long Quân nói: “Nay ta đưa năm mươi con xuống
biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền
núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.”, cho thấy trong cộng
đồng cần có sự hợp tác, giúp đỡ nhau.
- Kỹ năng xác định giá trị: biết xác định giá trị của bản thân trong cộng
đồng. Trước kia Lạc Long Quân nói: “Nay ta đưa năm mươi con xuống biển,
nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương”, còn bản thân
mỗi người ngày nay cần xác định giá trị bản thân mình trong việc góp phần xây
dựng và bảo vệ tổ quốc trên bất cứ vùng, miền nào của đất nước.
2. Văn bản: Bánh chưng bánh giầy( Đọc thêm )
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Qua việc Lang Liêu đã sáng tạo , tự tay mình
“chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật
sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình
vuông, nấu một ngày, một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp
ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”, giúp các em nhận thức được trong
bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần phải bình tĩnh suy xét, suy nghĩ, tư duy sáng tạo.
Biết tận dụng những gì quen thuộc, gần gũi trong đời sống, sáng tạo ngay trong
những điều bình thường trong cuộc sống quanh ta.

9


- Kỹ năng nhận thức:
+ Học sinh biết được nguồn gốc của Bánh chưng, bánh giầy; ý nghĩa của
tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu

hương vị ngày tết.
+ Nhận thức được vai trò quan trọng của lao động, sáng tạo trong đời sống,
trong nghề nông và việc cần thiết phải lao động chăm chỉ.
+ Nhận thức được tình cảm: lòng thương cảm của mình với những người
có hoàn cảnh khó khăn, éo le như Lang Liêu.
+ Biết trân trọng giá trị các sản phẩm được làm ra từ chính sức lao động
của con người.
- Kỹ năng xác định giá trị: xác định giá trị của bản thân trong việc giữ gìn
và phát huy phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết chính là giữ gìn
nét đẹp , bản sắc văn hóa dân tộc.
- Kỹ năng giao tiếp:
+Trong gia đình anh em cần giúp đỡ, chia sẻ với nhau, cùng nhau thi đua ,
phát triển chứ không như mấy anh của Lang Liêu chỉ biết ích kỷ nghĩ cho mình.
3. Văn bản Thánh Gióng
- Kỹ năng nhận thức:
+ Qua nhân vật Thánh Gióng, học sinh nhận thức được việc bảo vệ, xây
dựng đất nước là nhiệm vụ quan trọng và tinh thần yêu nước xuất phát từ sự tự
nguyện, cống hiến hết mình cho đất nước, không màng đến vinh hoa, phú quý,
lợi ích riêng của bản thân mình(chi tiết Gióng bay về trời).
+Biết nhớ công ơn của đức thánh làng Gióng, nhớ về hội làng Gióng được
tổ chức vào tháng tư hằng năm.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Qua chi tiết “Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn
nhổ những những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ”, học sinh thấy
được trong hoàn cảnh khó khăn, nguy nan nhất cũng phải bình tĩnh, sáng tạo
nghĩ ra cách giải quyết để cứu nguy, biết biến nguy thành thuận, biết biến bại
thành thắng.
- Kỹ năng giao tiếp: Trong cộng đồng người Việt cần biết giúp đỡ, chia sẻ,
hợp tác nhất là trong những lúc đất nước nguy nan, cần lắm sự đồng lòng, chung
sức của toàn dân, phát huy sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của tinh thần
đoàn kết.

- Kỹ năng xác định giá trị: Mỗi người cần xác định giá trị, trách nhiệm
của bản thân mình trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với mỗi học sinh cần ra
sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ; kính thầy, yêu bạn;yêu thương ,kính
trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em; giúp đỡ, chia sẻ với người khó khăn, góp
phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
4. Văn bản Sơn Tinh , Thủy Tinh
- Kỹ năng nhận thức:
+ Biết ơn trước công lao dựng nước của các vua Hùng.
10


+ Nhận thức được ước mong của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai.
+ Nhận thức được ý nghĩa của việc phòng chống lũ lụt .
- Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng; Kỹ năng làm chủ bản thân:
Chi tiết “ Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả
đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”, cho thấy
cần bình tĩnh , phát huy hết năng lực của bản thân để ứng phó với tình huống
căng thẳng, giải quyết sự việc đem lại thành công.
- Kỹ năng xác định giá trị:
Bản thân mỗi người cần xác định giá trị của mình trong việc phòng chống
lũ lụt: cùng mọi người đắp đê, bảo vệ đê điều. Là học sinh Nga Thủy-một xã bãi
ngang, học sinh cùng tham gia trồng rừng ngập mặn, ngăn chặn mọi hành vi phá
rừng.
5.Văn bản: Sự tích hồ Gươm
- Kỹ năng nhận thức:
+ Giúp học sinh nhận thức được tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở
đầu thế kỷ XV ; lòng biết ơn trước công lao của Lê Lợi và nghĩa quân.
+ Biết được tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
- Kỹ năng hợp tác:

+ Qua chi tiết Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi: “Đây là
trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương
thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ
quốc!”, giúp học sinh thấy được sự nhất trí trên dưới một lòng để giúp nước,
chống giặc ngoại xâm.
V. Tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động ngoài giờ khác
Để giáo dục cho học sinh biết được một số kỹ năng sống cần thiết, không gì
bằng việc giáo viên luôn hướng cho các em tích cực tham gia vào các hoạt động
ở trường, ở địa phương, các em sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng sống. Từ đó,
khi học các văn bản truyền thuyết các em sẽ nắm tốt được các kỹ năng sống ở
trong từng bài. Cũng từ sau khi học các truyện truyền thuyết, học sinh vận dụng
trở lại để áp dụng các kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.
Gắn vào thực tiễn nơi địa phương học sinh ở là xã Nga Thủy- một xã bãi
ngang ven biển nên nguy cơ xảy ra thiên tai, lũ lụt là điều khó tránh khỏi. Vì
vậy, GV rất mong các em có được một số kỹ năng sống cần thiết để ứng phó với
tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Việc tổ chức cho các em tham gia vào các lớp
tập huấn, các buổi ngoại khóa là việc làm cần thiết.
1. Tham gia các lớp tập huấn.
a. Học sinh tham gia các lớp tập huấn“Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích
ứng với biến đổi khí hậu”
b. Học sinh được tập huấn,nắm được một số kỹ năng phòng tránh thiên tai
(phần phụ lục có ảnh HS Thực hành sơ cứu nạn nhân gãy chân)
11


2.Tham gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp
a. GV giáo dục học sinh kỹ năng nhận thức được về lòng biết ơn các vị anh
hùng dân tộc, cụ thể là Trần Hưng Đạo, qua buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp tìm
hiểu về di tích lịch sử ở địa phương.
GV dẫn HS sang Đền Xuân Đài để quan sát, tìm hiểu về ngôi đền.

(phần phụ lục có ảnh Đền Xuân Đài; ảnh cô trò cùng tham quan Đền
Xuân Đài)
b. Tham gia thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(phần phụ lục có ảnh HS tham gia thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11)
c. Tham gia hội thi cộng đồng chung tay phòng ngừa và đẩy lùi rối nhiễu
tâm trí ở trẻ em.
(phần phụ lục có ảnh HS tham gia hội thi cộng đồng chung tay phòng
ngừa và đẩy lùi rối nhiễu tâm trí ở trẻ em)
d.Tham gia hội thi ở trường: hội thi học sinh ứng phó với biến đổi khí hậu
và phòng tránh thiên tai .
e. Tham gia dự thi tuyên truyền viên về tác hại của thiên tai và biến đổi khí
hậu tại xã.
(phần phụ lục có ảnh HS thuyết trình về biểu hiện của thiên tai, biến đổi
khí hậu ở địa phương)
f. Thi viết bài tuyên truyền do đội phát động
Tham gia thi viết bài truyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng tránh thiên tai do Đội phát động nhân Ngày phòng chống thiên tai 22/5.
3. Tham gia trực tiếp làm những việc cụ thể
a. Vệ sinh, lao động tại trường học, tại thôn, xóm
(phần phụ lục có ảnh HS Lao động vệ sinh trong nhà trường)
b. Tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn
(phần phụ lục có ảnh Thanh niên, học sinh chăm sóc rừng ngập mặn)
VI. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Tiết 10

Văn bản :

SƠN TINH, THỦY TINH.


(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh,
Thuỷ Tinh
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
12


- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua
Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ
lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ,
hoạng đường.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
- Ứng phó với tình huống căng thẳng
3. Thái độ: Yêu quý các nhân vật lịch sử, nêu cao tinh thần đoàn kết.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên: - Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Tranh ảnh.
2. Học sinh: + Soạn bài
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ
? Tiết 9 các em đang học văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh . Em hãy kể tóm tắt
truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
3. Bài mới. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy, trò
Phần I( Tiết 9)

Nội dung chính
I. Đọc - tìm hiểu chung:

Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản.

II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Vua Hùng kén rể:
- Thời Hùng Vương thứ 18
- Con gái là Mị Nương xinh
đẹp, nết na đã đến tuổi lấy
chồng.
- Muốn chọn cho Mị Nương
người chồng xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu
hôn
+SơnTinh:vẫy tay nổi cồn bãi,
mọc núi đồi.
+ Thủy Tinh: gọi gió, hô mưa.

HS quan sát đoạn 1.
? Chuyện xảy ra vào thời gian nào?
? Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh nào ?
? Mục đích và ý định của vua Hùng là gì ?

? Ý định của vua Hùng đã dẫn đến sự việc
nào?
? Sơn Tinh và Thuỷ Tinh có những tài gì?

13


? Theo em, tác giả dân gian đã dùng nghệ
-> Nghệ thuật tưởng tượng kì
thuật gì để miêu tả tài năng của hai chàng ? ảo hai vị thần đều có tài và
phép thuật cao cường.
- Đều xứng đáng làm rể.
? Vua Hùng nhận xét về tài năng của hai vị
thần này như thế nào?
- Thách cưới bằng lễ vật khó
kiếm và kì lạ: Voi chín ngà...
? Trước tài năng của hai vị thần, Vua Hùng nhưng đều là những vật có ở
trên cạn.
đã chọn giải pháp nào đề kén được rể ?
? Có ý kiến cho rằng: Vua Hùng đã có ý -> Sản vật trên cạn nhưng hiếm
chọn Sơn Tinh nhưng cũng không muốn , không có thực.
mất lòng Thủy Tinh nên mới bày ra cuộc
đua tài về nộp sính lễ. Ý kiến của em như
thế nào?
(Lồng ghép giáo dục kỹ năng ra quyết
định: Hs khẳng định ý kiến của mình
trước vấn đề: đồng tình hay không)
-> Thái độ của vua Hùng cũng chính là
thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật.
Sơn Tinh là người ở vùng non cao. Thủy

Tinh là người ở vùng nước thẳm. Người
Việt thời cổ cư trú ở vùng ven núi chủ yếu
sống bằng nghề trồng lúa nước. Núi và đất
là nơi họ xây dựng bản làng và gieo trồng,
là quê hương, là ích lợi, là bè bạn.
Sông cho ruộng đồng chất phù sa cùng
nước để cây lúa phát triển nhưng nếu nhiều
nước quá thì sông nhấn chìm hoa màu,
ruộng đồng, làng xóm. Điều đó đã trở
thành nỗi ám ảnh đối với tổ tiên người
Việt. Nên em thấy ý kiến trên là hợp lý.
? Qua đó, em thấy vua Hùng ngầm đứng về
phía ai? Vua Hùng là người như thế nào?
-Sơn Tinh được chọn làm rể
? Cuối cùng ai là người được chọn làm rể
vua Hùng
vua?
? Điều đó đã dẫn đến sự kiện nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc giao 2.Cuéc giao tranh
gi÷a hai vÞ thÇn
tranh?
? Em hãy quan sát tranh ( Phần phụ lục có
Tranh Sơn Tinh, Thủy Tinh giao tranh) - Thuỷ Tinh đến sau không lấy
và miêu tả lại cảnh hai vị thần giao tranh?
được vợ.
14


? Hóy nhn xột cuc giao tranh ny?
? ng trc cuc giao tranh ht sc

cng thng, em cú nhn xột gỡ v thỏi ,
hnh ng ng phú ca Sn Tinh.
(Lng ghộp giỏo dc k nng ng phú
vi tỡnh hung cng thng)
Hs: Sn Tinh: Bỡnh tnh, quyt oỏn, sỏng
sut, nhanh nhn.
? Trong trớ tng tng ca ngi xa,
theo em Sn Tinh, Thy Tinh i din cho
lc lng no?
- Thy Tinh i din cho cỏi ỏc, cho hin
tng thiờn tai l lt.
- Sn Tinh: i din cho chớnh ngha, cho
sc mnh ca nhõn dõn chng thiờn tai
? Theo dừi cuc giao tranh gia Sn Tinh
v Thy Tinh em thy chi tit no l ni
bt nht? Vỡ sao?
- Chi tit: nc sụng dõng lờn bao nhiờu,
i nỳi cao lờn by nhiờu... miờu t ỳng
tớnh cht ỏc lit ca cuc u tranh chng
thiờn tai gay go, bn b ca nhõn dõn.
? Kt qu cuc giao tranh?
? tr thự Sn Tinh, hng nm Thy Tinh
lm gỡ?
HS tho lun nhúm (3 phỳt) 3 cõu hi:
( lng ghộp giỏo dc K nng hp tỏc)
Nhúm 1:
? Ti sao Sn Tinh luụn thng Thy Tinh
Nhúm 2 :? on cui truyn: T ú oỏn
nng thự sõu, hng nm Thy Tinh vn
dõng nc ỏnh Sn Tinh nhng u tht

bi phn ỏnh s tht gỡ? cú ý ngha gỡ?
Nhúm 3,4:
Qua chi tit on cui truyn, em ó nhn
thc c mt s k nng sng c bn no?
Bng mt s cõu hi gi m, giỏo viờn cú
th giỳp hc sinh rỳt ra c nhng k
nng sau:
- K nng hp tỏc :Bn thõn mi ngi v

- Cuc giao tranh gia Thuỷ
Tinh v Sơn Tinh
- Hai thn giao tranh quyt
lit.

- Kết quả cuộc giao
tranh:
Sơn
Tinh
thắngThu Tinh
3. Ni oỏn hn ca Thy Tinh
- Thy Tinh dõng nc ỏnh
SnTinh nhng u tht bi.
- Sn Tinh luụn thng Thu
Tinh vỡ Sn Tinh cú nhiu sc
mnh hn; ú l sc mnh tinh
thn: vua Hựng. Cú sc mnh
vt cht: trn a i nỳi cao,
vng chc. Cú tinh thn bn b,
on kt, quyt tõm.
- Hin tng l lt hng nm

15


nhân dân đoàn kết phòng,chống lũ lụt và
khắc phục những hậu quả do lũ lụt gây ra.
- Kĩ năng giao tiếp : Bản thân có thể tuyên
truyền cho mọi người biết hậu quả của lũ
lụt và có thể phòng lũ lụt bằng cách bảo vệ
đê điều, trồng rừng và khai thác rừng theo
quy hoạch.
- Kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ứng
phó với tình huống căng thẳng:
Bản thân có kỹ năng làm chủ bản thân,
bình tĩnh cùng mọi người ứng phó trước
tình hình lũ lụt xảy ra ở địa phương mình:
di dân theo kế hoạch, đắp đê, gia cố đê
chống vỡ đê, lũ lụt; học bơi để có kỹ năng
bơi sẵn sàng ứng phó trước những tình
huống xấu nhất do lũ lụt gây ra.
Khái quát nội dung và nghệ thuật văn bản
? Truyện kể, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng
nước đánh Sơn Tinh.
Theo em, người xưa đã mượn truyện này
để giải thích hiện tượng thiên nhiên nào ở
nước ta?
? Việc Sơn Tinh luôn thắng Thuỷ Tinh
phản ánh sức mạnh và ước mơ gì của
người nhân dân ta?
(GV cho HS quan sát tranh về hiện tượng
lũ lụt - tranh trong phần phụ lục)

? Ngoài ý nghĩa trên, Truyền thuyết Sơn
Tinh,TT còn có ý nghĩa nào khác khi gắn
liền với thời đại dựng nước của các vua
Hùng?
? Các nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
gây ấn tượng mạnh khiến người đọc phải
nhớ mãi. Theo em, điều đó có được là do
đâu?
GV tổ chức, hướng dẫn Hs luyện tập
1. Từ truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh , em
suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng
cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng trồng
thêm rừng ở nước ta?
2. Vì sao văn bản Sơn Tinh , Thủy Tinh

xảy ra ở sông hồng và ý chí
kiên cường, bền bỉ của nhân
dân ta trong công cuộc chống
thiên tai.

III. Tổng kết
1. Nội dung
- Giải thích hiện tượng mưa
gió, bão lụt
- Phản ánh ước mơ của nhân
dân ta muốn chiến thắng thiên
tai, bão lụt.
- Ca ngợi công lao trị thuỷ,
dựng nước của cha ông ta.


2. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nghệ
thuật kì ảo mang tính tượng
trưng và khái quát cao
IV. Luyện tập:
16


được coi là truyền thuyết? Và đây có phải 1.* Gợi ý: Đảng và nhà nước ta
là văn bản tự sự không?
đã ý thức được tác hại to lớn do
thiên tai gây ra nên đã chỉ đạo
nhân dân ta có những biện pháp
phòng chống hữu hiệu, biến
ước mơ chế ngự thiên tai của
nhân dân thời xưa trở thành
hiện thực.
4. Củng cố
Học sinh làm bài tập sau: Sau khi học truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ,em
rút ra được những kỹ năng sống cần thiết gì cho bản thân và cho mọi người
ở địa phương em sinh sống?
- GV gợi ý chi tiết: “ Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc
từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”,
cho thấy cần bình tĩnh , phát huy hết năng lực của bản thân để ứng phó với tình
huống căng thẳng, giải quyết sự việc đem lại thành công. (Kỹ năng ứng phó với
tình huống căng thẳng; Kỹ năng làm chủ bản thân)
- Kỹ năng xác định giá trị: Bản thân mỗi người cần xác định giá trị của
mình trong việc phòng chống lũ lụt: cùng mọi người đắp đê, bảo vệ đê điều. Là
học sinh, là người dân Nga Thủy-một xã bãi ngang, học sinh, nhân dân cùng
tham gia trồng rừng ngập mặn, ngăn chặn mọi hành vi phá rừng.

- Kỹ năng hợp tác :Bản thân mỗi người và nhân dân đoàn kết phòng,chống
lũ lụt và khắc phục những hậu quả do lũ lụt gây ra.
- Kỹ năng giao tiếp :Bản thân có thể tuyên truyền cho mọi người biết hậu
quả của lũ lụt và có thể phòng lũ lụt bằng cách bảo vệ đê điều, trồng rừng và
khai thác rừng theo quy hoạch.
- Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng : Bản thân cùng mọi người
ứng phó trước tình hình lũ lụt xảy ra ở địa phương mình: di dân theo kế hoạch,
đắp đê, gia cố đê chống vỡ đê, lũ lụt; học bơi để có kỹ năng bơi sẵn sàng ứng
phó trước những tình huống xấu nhất do lũ lụt gây ra.
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài
- Học bài, kể tóm tắt truyện, nắm được nội dung, ý nghĩa truyện.
- Hoàn thành bài tập phần vận dụng
- Soạn bài “Thầy bói xem voi” – Suy nghĩ về các kỹ năng sống trong văn
bản.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Năm học 2017 - 2018, tôi được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn
khối lớp 6. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy và đạt

17


được những thành công nhất định. Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng
SKKN như sau:
1. Chất lượng giáo dục kỹ năng sống
* Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
Lớp Tổng
Hs
6A 39
6B 39


Chưa biết KNS

SL
5
4

Nhận biết được KNS

Tỉ lệ SL
12,8% 15
10,3% 14

Tỉ lệ
38,5%
35,9%

Hiểu các KNS

Vận dụng KNS

SL
11
13

SL
8
8

Tỉ lệ

28,2%
33,3%

Tỉ lệ
20,5 %
20,5 %

* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm:
Lớp Tổng Chưa biết KNS Nhận biết được
KNS
Hs
SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
6A 39
0
0% 5
12,8%
6B 39
0
0% 5
12,8%
2. Chất lượng bộ môn
* Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng SKKN
Giỏi
Khá
Tổng
Lớp
Hs
SL

Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
6A
39
6
15,4% 13 33,3%
6B
39
4
10,3% 14 35,9%
* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN
Giỏi
Khá
Lớp Tổng hs
SL Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
6A
39
8 20,5% 22 56.4%
6B
39
7 17,9% 21 53,8%

Hiểu các
KNS

Vận dụng KNS

SL Tỉ lệ

14 35,9%
15 38,5%

SL Tỉ lệ
20 51,3%
19 48,7 %

Tb
Yếu
SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
18 46,2% 2
5,1%
19 48,7% 2
5,1%
Tb
SL
9
10

Tỉ lệ
23,1%
25,7 %

Yếu
SL
Tỉ lệ
0
0

1
2,6%

Trên đây là kết quả khảo sát hai lớp 6A, 6B. Khi chưa áp dụng SKKN, nhìn
chung các em mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết được một số kỹ năng sống, thậm
chí còn có em không phát hiện được các kỹ năng sống cơ bản, số em hiểu và
vận dụng kỹ năng sống vào thực tế rất ít. Kết quả học tập của học sinh chưa cao,
điểm khá, giỏi của các em còn ít, chủ yếu đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ
các em chưa thấy hết được ý nghĩa giáo dục của truyện truyền thuyết cũng như
chưa thấy được truyền thuyết giúp các em hình thành kỹ năng sống rất tốt.
Đối chiếu kết quả khảo sát khi đã áp dụng đề tài này, tôi thấy các em không
chỉ nhận biết được các kỹ năng cơ bản mà còn hiểu và áp dụng các kỹ năng đã
học vào thực tế. Chất lượng học tập các văn bản truyện truyền thuyết của hai lớp
6A, 6B nâng lên rõ rệt. Kết quả điểm khá, giỏi, trung bình phản ánh đúng năng
lực của các em. Điều quan trọng, các em say mê và hứng thú với văn chương,
18


nhất là với Văn học dân gian và truyện truyền thuyết, thấy môn Ngữ văn không
chỉ là những bài học triết lí, đạo đức mà còn là giúp hình thành những kĩ năng
vô cùng cần thiết cho thực tế cuộc sống của các em.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
* Kết luận:
Môn Ngữ văn là môn quan trọng trong quá trình dạy học vì đó là môn vừa
hình thành nhân cách, vừa vun đắp tâm hồn cho họ c sinh. Trong thời đại hiện
nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, môn Ngữ văn sẽ giữ lại tâm hồn con
người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái
tim hòa nhịp đập cùng trái tim. Những lời giáo huấn khô khan dù có hay đến
đâu, sâu sắc đến đâu cũng khó được người nghe chấp nhận, những kỹ năng sống
dù có cần thiết thế nào nếu rập khuôn máy móc cũng khó được tiếp thu, đặc biệt

đó là đối tượng học sinh THCS - vì lúc này các em thích thể hiện cá tính của
mình, thích chống đối - nếu đó là những lời ra lệnh, thuyết giáo mang tính áp
đặt. Chính vì vậy, hãy để những nội dung giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép
tích hợp trong những bài giảng của truyện truyền thuyết dân gian tự nhiên đi vào
lòng các em, tự nhiên biến thành hành vi đạo đức tích cực của các em một cách
nhẹ nhàng, khéo léo và tinh tế. Điều đó thật khó, nhưng tôi thiết nghĩ nếu chúng
ta cùng sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp của bản thân với đồng
nghiệp hẳn chúng ta sẽ tìm được con đường đi đến trái tim, khối óc học sinh
ngắn nhất và hiệu quả nhất, giúp các em thay thái độ, đổi hành vi nhanh nhất.
Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình:
Gieo hạt giống tâm hồn trong lớp lớp thế hệ trẻ của đất nước hôm nay và ngày
mai.
Với lòng say mê, yêu thích văn học nói chung và phần Văn học dân gian
đặc biệt là truyện truyền thuyết nói riêng, với trăn trở trước thực trạng học sinh
và giới trẻ hiện nay thiếu những kĩ năng sống để tồn tại, chung sống và phát
triển tích cực như hiện nay, tôi xin nêu ra một vài định hướng nhỏ để giúp cho
học sinh có thể thực hành, ứng dụng kỹ năng sống vào thực tế .
Trong phạm vi của đề tài không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong
nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc dạy phần truyện truyền
thuyết, đặc biệt là tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 và học
sinh THCS đạt hiệu quả cao nhất.
* Kiến nghị: (Không có kiến nghị)
Xin trân trọng cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
mình viết, không sao chép của người
khác.
Người viết

19


Đoàn Thị Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thi pháp văn học dân gian.
2. SGK,SGV Ngữ văn 6
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (Tập 1)
4. “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020”
(Dự thảo lần thứ 14)
5. Sách Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT , CẤP SỞ GD&ĐT.

STT

1

2

TÊN ĐỀ TÀI
SKKN

CẤP ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI

Rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn tự sự
kết hợp với miêu tả
và biểu cảm


Phòng GD&ĐT

Rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn tự sự
cho học sinh lớp 6,
trường THCS Nga
Thủy

KẾT QUẢ
ĐÁNH
GIÁ XẾP
LOẠI

NĂM HỌC
ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI

A
Sở GD&ĐT tỉnh
Thanh Hóa

2010-2011
C

Phòng GD&ĐT
A
Sở GD&ĐT tỉnh
Thanh Hóa


2012-2013
C

20


ĐỀ TÀI:
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGA THỦY QUA CÁC
TIẾT DẠY TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT

21



×