Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 6 tuổi a4 tại trường mầm non yên lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI A4
TẠI TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẠC THEO QUAN
ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Người thực hiện: Phạm Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Lạc
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2019
0


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................0
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:............................................................................1
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:..........................................................................1
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:....................................................................2
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:..................................................2
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:...............................................2
4.3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu)...................2
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:............................2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:............................................................................................2
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.............................................3
2.1. Thuận lợi:.......................................................................................................3
2.2. Khó khăn........................................................................................................4
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:........................4
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:........................................................................4
3.2. Cô cung cấp cho trẻ các nguồn năng lượng, ích lợi của năng lượng và cách
sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm:................................5
3.3. Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày
của trẻ ở trường cho theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:...................7
3.4. Tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe về nội dung
tiết kiệm năng lượng:...........................................................................................12
3.5. Thực hành trải nghiệm:................................................................................13
3.6. Công tác tham mưu với nhà trường:.............................................................17
3.7. Công tác phối kết hợp với phụ huynh:.........................................................17
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG............18
4.1. Đối với bản thân:.........................................................................................18
4.2. Đối với phụ huynh:.......................................................................................18
4.3. Đối với trẻ:...................................................................................................19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................19
1. Kết luận:..........................................................................................................19
2. Kiến nghị:.......................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC


I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Mỗi chúng ta ai cũng biết Trẻ em là tương lai của đất nước, lúc này trẻ
như một tờ giấy trắng chúng ta cần phải vẽ những gì đẹp nhất và có ý nghĩa nhất
lên tờ giấy đó. Thế hệ trẻ nếu được giáo dục tốt thì sẽ làm thay đổi được vận
mệnh của đất nước. Với mục tiêu đó đã đặt ra cho giáo dục mầm non những
nhiệm vụ mới là không ngừng đổi mới về phương pháp và hình thức giảng dạy.
Đặc biệt có nhiều các chuyên đề các nội dung được đưa vào lồng ghép giáo dục
trẻ, một trong những nội dung đó là: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả” đây cũng chính và vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay đang được bàn cải.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hữu
hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài
phải được thực hiện đồng bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân và cộng đồng.
Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ bản cho tương lai, là môi trường giáo
dục tốt nhất, là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng
đồng. Đối với chuyên đề “Giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non”
được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào áp dụng nội dung này tôi thấy rất thiết
thực. Bởi lẽ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, ở trẻ đặc điểm tâm sinh
lý rất nhạy cảm, dễ tiếp thu và để lại dấu ấn lâu dài trong tâm trí. Chính vì vậy
đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào giáo dục trẻ sẽ góp phần quan trọng vào
sự phát triển nhận thức cho một thế hệ trẻ có sự hiểu biết đầy đủ về tiết kiệm nói
riêng và tiết kiệm năng lượng nói chung. Ngoài ra việc tiết kiệm năng lượng còn
có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của đất nước, làm cho nền kinh tế vững
mạnh đời sống mỗi cá nhân gia đình được đảm bảo.
Từ những băn khoăn, trăn trở ấy, năm học 2017-2018 tôi đã viết sáng kiến
kinh nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo
dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A2 tại Trường Mầm non Yên Lạc
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.Tuy nhiên trong năm học
2018-2019 này, tôi may mắn vẫn được nhà trường tiếp tục phân công cho chủ
nhiệm lớp 5-6 tuổi. Và bản thân tôi vẫn thấy đề tài này còn mang tính thiết thực
mãi mãi. Nếu thành công hơn nữa thì nó mang lại nhiều lợi ích cao cho cuộc
sống cũng như tương lai sau này. Vì vậy tôi đã tiếp tục nghiên cứu và làm mới

một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Sáng kiến kinh nghiệm năm
học 2018-2019 có tên đề tài là: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng
ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A4 tại Trường Mầm non
Yên Lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhất theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong việc tổ chức lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho
trẻ từ đó đề xuất nhân rộng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại trường
mầm non Yên Lạc - huyện Như Thanh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép
1


giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A4 tại Trường Mầm non Yên Lạc
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các
tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp
nghiên cứu sản phẩm hoạt động...
4.3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu: (Bảng biểu)
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Năm học 2017-2018, Tôi đã làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6
tuổi A2 tại Trường Mầm non Yên Lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm” và đạt được kết quả tốt ở thời điểm đó. Tuy nhiên trong năm học 20182019, Tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển đề tài và áp dụng vào các hoạt động
thực tiễn của lớp và đã mang lại được kết quả rất cao. Trong quá trình áp dụng tôi

nhận thấy cô không những phải làm gương cho trẻ mà hơn thế nữa cô còn phải
đồng hành cùng trẻ trong việc rèn luyện những thói quen tốt ấy. Đồng thời trẻ
được cùng cô tham gia vào các hoạt động thí nghiệm nhỏ sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn. Từ đó tôi đã đúc rút kinh nghiệm và phát triển giải pháp: “Cô giáo là
tấm gương cho trẻ” thành một giải pháp mới đó là: “Thực hành trải nghiệm”.
Mặt khác để sáng kiến mang tính khoa học hơn Tôi đã gộp giải pháp “Hoạt động
nêu gương” vào trong giải pháp “Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng trong
các hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Giáo dục mầm non là một nghệ thuật, là một khoa học. Mục tiêu
của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mĩ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ em
những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền
tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và
tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp
học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1].
Mỗi chúng ta ai cũng biết xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
thì có hạn nhưng nếu con người cứ khai thác mãi thì nguồn tài nguyên
cũng sẽ bị cạn kiệt. Vậy làm thế nào để đảm bảo nguồn năng lượng
cho chúng ta sử dụng. Cách làm thiết thực và hiệu quả nhất đó là
chúng ta phải tiết kiệm năng lượng và đó như một câu khẩu hiệu
trong các sinh hoạt hàng ngày đối với mỗi người. “Hãy tắt khi không
sử dụng”. [2]
2


Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mỗi Quốc

gia. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. “Dự
kiến đến năm 2020, lượng khí thải CO2 sẽ cao hơn từ 8 - 12 tỷ tấn so với mức
cần thiết để duy trì” [3]. Với các nguồn năng lượng như nhiệt điện, thủy điện,
điện gió đều mang lại lợi ích thân thiện đối với môi trường. Ngoài việc có thể
cắt giảm được khí CO2, điện gió cũng tránh được chất thải hóa học độc hại như
thủy ngân và chất gây ô nhiễm môi trường khác. Năng lượng gió không có chất
phóng xạ hoặc gây ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng năng lượng điện gió không
làm suy kiệt, hay phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn đảm bảo tận
dụng tốt nguồn tài nguyên từ gió.[4]
Đối với trẻ mầm non là những trang sách đầu tiên của cuộc đời chúng ta
cần đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào để giáo dục trẻ, hình thành ở trẻ
những hành vi thói quen dù là nhỏ nhưng đó cũng là nền tảng sau này để trẻ có
những hành vi và việc làm có ích đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng [5]
Với tình hình thực tế hiện nay, quá trình đô thị hóa đang phát triển rất
nhanh dân cư tập trung đông chính vì vậy nhu cầu sử dụng năng lượng càng
nhiều trong khi nguồn năng lượng ở địa phương lại có hạn. Vậy làm thế nào để
đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp đủ cho nhu cầu của chúng ta, nhận thức
sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm đối với vấn đề cấp thiết này.Tôi đã
mạnh dạn lựa chọn cho mình một đề tài nghiên cứu về vấn đề tiết kiệm năng
lượng để giáo dục cho trẻ với mong muốn trẻ có những hiểu biết cơ bản về các
nguồn năng lượng. Để từ đó trẻ có ý thức và hành vi tiết kiệm năng lượng. Phạm
vi tiến hành thực hiện đề tài này là 26 trẻ lớp Mẫu Giáo 5-6 tuổi A4 do tôi phụ
trách tại trường mầm non Yên Lạc
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1. Thuận lợi:
Năm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5-6
tuổi A4 khu Tân Long, là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp tôi nhận thấy rằng:
- Luôn được sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường
về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho bản thân tôi được tham gia các lớp
tập huấn chuyên đề hàng năm do Sở giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục tổ chức

nên bản thân tôi đã kịp thời cập nhật tiếp thu được các kiến thức mới của chuyên
đề, và đồng thời luôn luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Là lớp nằm ở khu Tân Long, là khu trường mới vừa xây nên phòng học
được xây dựng khang trang rộng rãi, đúng quy cách.
- Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là độ tuổi lớn nhất của bậc học mầm non;
Trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích được tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt
động tiết kiệm năng lượng do cô tổ chức.
- Bên cạnh đó trường còn tổ chức những giờ dạy mẫu, thăm lớp, dự giờ.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Từ
đó đóng góp ý kiến nhằm bồi dưỡng năng lực và sự hiểu biết về nguồn năng
lượng cho giáo viên để từ đó giáo viên có thêm kiến thức để cung cấp tới trẻ.
- Bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trong môi trường làng quê từ nhỏ
được sử dụng những nguồn năng lượng sạch do thiên nhiên ban tặng, nên tôi
3


nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của nguồn năng lượng sạch đối với đời sống
sinh hoạt và sản xuất của con người.
2.2. Khó khăn:
- Tuy là trẻ ở độ tuổi lớn nhất của bậc mầm non, song để trẻ tự hiểu hết về
các nguồn năng lượng đã là một vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy để trẻ có được
thói quen tự giác tiết kiệm năng lượng thì đây không phải là vấn đề đơn giản.
- Do Yên Lạc là xã vùng 135, là vùng khó khăn nên trẻ ít được tiếp xúc
với môi trường xã hội vì vậy một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào các
hoạt động tiết kiệm năng lượng do cô tổ chức cũng như các hoạt động tập thể.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc
để tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức, nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra
khỏi nếu trẻ không còn hứng thú. Trẻ chưa có ý thức tự giác cao trong việc sử
dụng tiết kiệm, cộng với việc gia đình ít quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ các
hành vi tiết kiệm năng lượng hàng ngày. Do đó trẻ không có thói quen tiết kiệm,

dẫn đến trẻ không xem đó là một việc làm cần thiết.
- Thời gian tổ chức cho trẻ rất hạn hẹp vì nội dung giáo dục tiết kiệm năng
lượng không thể giáo dục và tổ chức suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ
yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động hàng ngày.
Trước khi áp dụng kinh nghiệm vào tổ chức giáo dục tiết kiệm năng lượng
cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ở lớp tôi như sau:
Bảng khảo sát thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
STT

1

2
3

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú tham gia vào
các hoạt động giáo dục tiết
kiệm năng lượng do cô tổ
chức.
Hiểu được ích lợi của năng
lượng và sử dụng năng
lượng an toàn.
Hình thành ở trẻ kỹ năng sử
dụng năng lượng và biết tiết
kiệm năng lượng

Tổng số
trẻ

Kết quả khảo sát

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

26

21

80,8

5

19,2

26

19

73,1

7


26,9

26

18

69,3

8

30,7

Kết quả khảo sát trên trước khi thực hiện quá thấp điều này khiến tôi phải
suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để thực hiện các giải pháp đã đặt ra đạt kết quả cao nhất trong hoạt động
lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổiA4 tôi đã tiến
hành qua một số giải pháp sau:
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Xây dựng kế hoạch cá nhân là việc làm thường xuyên và liên tục đối với
4


tôi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc giáo dục trẻ tiết kiệm
năng lượng. Trong nội dung này tôi lên kế hoạch cụ thể theo tháng ngay từ đầu
năm học sau đó đưa lên cho ban giám hiệu duyệt rồi tôi mới thực hiện.
Khi xây dựng kế hoạch cá nhân tôi dựa vào tình hình thực tế của trường, lớp
do tôi phụ trách, tôi đặc biệt chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của các
cháu và sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
Để nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng đạt kết quả cao trong quá

trình xây dựng kế hoạch, tôi đưa nội dung giáo dục vào phù hợp với chủ đề chủ
điểm lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi, nội dung giáo dục phù hợp với nhận thức và
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
3.2. Cô cung cấp cho trẻ các nguồn năng lượng, ích lợi của năng lượng và
cách sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm:
Trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày mà không có năng lượng thì sẽ như
thế nào? Thì cuộc sống của con người lại quay về thời nguyên thủy không xăng
dầu, điện, nước sạch. Sản xuất bằng công cụ thô sơ như vậy với thời đại bây giờ
liệu chúng ta có sống, tồn tại?. Xã hội này có phát triển được không? nền giáo
dục có tiến bộ được như bây giờ. Thế nên chúng ta phải biết quý trọng những gì
đang có. Cái chúng ta đang có chính là nguồn năng lượng.
Chính vì vậy nên bản thân tôi muốn giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng thì
tôi phải cung cấp cho trẻ những kiến thức về “năng lượng sạch”, “năng lượng từ
nhiên liệu” và ích lợi của năng lượng đó, trên hệ thống các câu hỏi mở như:
“Các con hãy kể cho cô biết chúng ta có những nguồn năng lượng gì? Những
nguồn năng lượng đó có từ đâu?" Lúc đó trẻ sẽ trả lời theo hiểu biết của trẻ và
sau đó cô khái quát và cũng cố thêm kiến thức cho trẻ. Đồng thời giáo dục vai
trò, ích lợi của năng lượng luôn trẻ hiểu, từ đó sẽ hình thành cho trẻ những kiến
thức sơ đẳng về năng lượng.
- Năng lượng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và sinh hoạt
hàng ngày nhưng những nguồn năng lượng này là có hạn dùng nhiều sẽ hết vì
vậy chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
Điện rất quan trọng trong sinh hoạt của chúng ta hầu như các thiết bị sinh
hoạt hàng ngày đều sử dụng đến điện đặc biệt là ở gia đình. Chính vì thế nên tôi
cho trẻ kể tên các thiết bị sử dụng điện trong gia đình trẻ và giải thích cho trẻ
hiểu phải có điện thì những thiết bị đó mới hoạt động được, và từ đó trẻ biết
được ích lợi của điện. Giúp cho các thiết bị trong gia đình hoạt động.
Ví dụ: Giúp cho bóng điện sáng, giúp cho quạt, máy điều hòa hoạt động,
xem ti vi, giúp cho máy vi tính hoạt động để cha mẹ và cô giáo làm việc, giúp
cho tủ lạnh hoạt động để bảo quản thức ăn, điện dùng để nấu cơm và nấu

nước…
Để giáo dục trẻ biết được ích lợi của xăng dầu tôi đưa ra các câu hỏi tình
huống “ Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? Để xe chạy
được thì phải cần có gì? Vậy không có xăng dầu thì chuyện gì sẽ xảy ra?...”.
Xăng có thể giúp cho các phương tiện giao thông lưu hành được, giúp cho
thuyền, tàu thủy,…. chạy được trên sông. Ngoài ra rơm rạ than củi còn dùng để
nấu chín thức ăn.
5


Ngoài những nguồn năng lượng trên thì năng lượng sạch cũng có một
nguồn lợi rất lớn mà nguồn năng lượng sạch lại không bao giờ cạn kiệt, tôi cung
cấp cho trẻ về nguồn năng lượng sạch thông qua các hoạt động cụ thể như:
Chúng ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện, làm khô quần áo
thay cho việc sấy là quần áo. Tôi cho trẻ thực hành bằng cách cho trẻ mang khăn
ra nắng phơi và hỏi trẻ “khăn các con đang phơi như thế nào?” (Đang ướt) “Vậy
ngoài trời lúc này thế nào?” (Đang nắng) Và đến chiều cô cho trẻ ra kiểm tra và
hỏi trẻ “Đã có chuyện gì xãy ra với những chiếc khăn?” trẻ sẽ giải thích theo
cách hiểu của trẻ và cô cũng cố lại cho trẻ. Tôi cũng cho trẻ thực hành với năng
lượng gió và nước tương tự để trẻ được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về ích lợi của
các nguồn năng lượng.

(Hình ảnh cô và trẻ đang phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời)

Ngoài giáo dục trẻ biết được ích lợi của các nguồn năng lượng, điều tôi
đặc biệt quan tâm khi giáo dục cho trẻ đó là vấn đề đảm bảo an toàn khi sử dụng
các nguồn năng lượng cụ thể như: Các thiết bị sử dụng điện và nhiên liệu trong
lớp phải đảm bảo an toàn không rò rỉ và đặt ở vị trí cao. Hướng dẫn trẻ biết các
thiết bị sử dụng điện, nhiên liệu nguy hiểm không được phép sờ vào gây nguy
hiểm, không được tự tay cắm các thiết bị điện mà phải nhờ người lớn, khi tay

ướt, đi chân đất các con không được sờ vào đồ dùng có sử dụng điện…
Tôi còn giáo dục trẻ biết điện và nhiên liệu là những vật rất dễ gây cháy nổ, tôi
cung cấp cho trẻ những kiến thức để phòng tránh các hỏa hoạn do điện và nhiên liệu
bốc cháy bằng nhiều cách như: cho trẻ nối các hình ảnh có hành vi đúng và gạch bỏ
các hình ảnh có hành vi sai; tô màu hình ảnh có hành vi đúng gạch bỏ hình ảnh có
hành vi sai; vẽ mặt cười cho hành vi đúng, mặt mếu cho hành vi sai,….
Chúng ta đã biết được năng lượng có ích lợi rất lớn đối với con người và
môi trường sống, nhưng đối với trẻ nhỏ việc sử dụng năng lượng này không thể
tùy tiện. Chính vì vậy tôi luôn nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc
rèn luyện ý thức, hành vi, thói quen cho trẻ để hình thành những kỹ năng tiết
kiệm năng lượng.
6


3.3. Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng
ngày của trẻ ở trường cho theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
* Hoạt động đón - trả trẻ:
Tôi trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ các con được ông bà, bố mẹ đưa đi học
bằng phương tiện gì? Giáo dục trẻ biết về đặc điểm của các loại phương tiện
giao thông, tham gia giao thông an toàn và tiết kiệm năng lượng thông qua các
phương tiện giao thông. Tôi khuyến khích trẻ khuyên bố mẹ, ông bà nên đưa con
đi học bằng xe đạp vì đi học bằng xe đạp vừa không tốn xăng lại có thể tiết kiệm
chi phí cho gia đình lại bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Tôi trò chuyện với trẻ
về những vật dụng trong gia đình hoặc trong lớp mà sử dụng bằng điện.
Ví dụ 1: Những thiết bị sử dụng điện là gì? Con biết gì về những thiết bị
đó? Con hãy kể một số đồ dùng thiết bị sử dụng điện trong gia đình của con?....,
Những câu hỏi tôi đưa ra dễ dàng và dễ hiểu đối với trẻ. Hoặc trường hợp ngược
lại nếu trẻ nêu câu hỏi tôi luôn kiên nhẫn trả lời và giải thích các thắc mắc một
cách nhẹ nhàng.
Ví dụ 2: Tôi cho trẻ quan sát các đồ dùng sử dụng bằng điện ở trong lớp,

tôi gợi ý để trẻ gọi tên như: Đây là bóng điện, đây là tivi,…. Và hỏi trẻ “Chúng
ta sử dụng những thiết bị này như thế nào để tiết kiệm điện?” Sau đó để trẻ trả
lời: “Chúng ta chỉ sử dụng khi cần thiết và tắt đi khi không sử dụng. Ngoài
những việc làm ở lớp ở nhà cũng vậy tôi trò chuyện về những thiết bị sử dụng
năng lượng trong gia đình, cho trẻ kể tên các thiết bị đó và hỏi trẻ “Để sử dụng
tiết kiệm con phải làm gì?”, “Gia đình con đã dùng những thiết bị gì để tiết kiệm
năng lượng?”. Hỏi trẻ ở nhà các con đã biết làm gì để tiết kiệm năng lượng?”.
Trò chuyện giáo dục trẻ biết cách sử dụng điện đúng lúc, đúng chỗ; Không
sử dụng điện nữa thì phải tắt ngay. Giúp trẻ hiểu cách sử dụng hiệu quả là sử
dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu, mục đích sử dụng.
Ví dụ 3: Nhắc nhở trẻ chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu
sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt ngay; hay với máy điều hòa không khí, chỉ
nên cài nhiệt độ từ 24°C đến 26°C khi sử dụng; Sử dụng quạt ở mức độ vừa
phải, phù hợp với thời tiết và tắt khi không sử dụng.

(Hình ảnh cô cùng trẻ trò chuyện trong giờ đón trẻ)

7


* Lồng ghép trong hoạt động học:
Thông qua hoạt động học trẻ được tham gia nhiều các hoạt động khác
nhau như: Khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen với tác phẩm văn học, tạo
hình, làm quen với toán… Mỗi hoạt động học trên đều có những đặc trưng riêng
và ưu thế khác nhau và được thể hiện rõ qua các phương pháp: Trẻ được quan
sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm…[6].
Với trẻ để nhận ra được những việc làm nên hay không nên, những hành
vi đúng hay không đúng kích thích trẻ suy nghĩ có thái độ đúng đắn với việc làm
tiết kiệm năng lượng thông qua các bài học cụ thể trong từng chủ đề.
Ví dụ: Thông qua hoạt động Khám phá khoa học ở chủ đề trường mầm

non và chủ đề gia gia đình có thể lồng ghép nội dung tiết kiệm năng lượng vào
trong các đề tài như: “ Tìm hiểu khám phá một số đồ dùng sử dụng bằng điện
trong trường mầm non, trong gia đình”.
- Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong trường và ở gia đình bé
như: Bóng điện để thắp sáng, đài, tivi, quạt, máy giặt, máy vi tính, lò vi sóng,
điều hòa, bình nóng lạnh, nồi cơm điện, bàn là, tủ lạnh…
- Thông qua bài học này tôi giáo dục trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng
điện đúng cách hoặc giúp trẻ hiểu để trẻ nhờ người lớn giúp với những đồ dùng
trẻ chưa biết sử dụng, khi sử dụng vừa bảo quản được đồ dùng tránh gây nguy
hiểm như cháy nổ. Cũng thông qua bài học này tôi đưa ra các tình huống khác
nhau để giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng.
- Bên cạnh đó tổ chức các trò chơi vừa gây hứng thú vừa giúp trẻ nhớ lâu
những nội dung cô giáo cần giáo dục trẻ: Tìm lô tô các đồ dùng sử dụng điện,
tìm lô tô hành vi sử dụng đúng, đóng vai, ….

(Hình ảnh trẻ phân loại đồ dùng sử dụng điện)

Ví dụ: “Để tiết kiệm điện gia đình con đã dùng loại bóng điện gì?” Hoặc
“Khi ra khỏi phòng thì các con phải làm gì?” và tôi cho trẻ xem trên màn hình
máy chiếu những hành vi tiết kiệm năng lượng và không tiết kiệm năng lượng
8


khi sử dụng các thiết bị điện, sau đó tôi cho trẻ nhận xét. Như vậy để trẻ hiểu
được như thế nào là sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Với chủ đề “Giao thông” đề tài “Các loại phương tiện giao thông”. Nội
dung này tôi giáo dục trẻ biết về đặc điểm của các loại phương tiện giao thông,
tham gia giao thông an toàn và tiết kiệm năng lượng thông qua các phương tiện
giao thông như xe đạp, xe buýt. Vì xe đạp thì không cần đến nhiên liệu như là
xăng, còn xe buýt thì thông dụng một lần có thể chở được nhiều người, đồng

thời tôi khuyến khích trẻ khuyên bố mẹ nên đưa con đi học bằng xe đạp vì vừa
không tốn xăng lại bảo vệ môi trường.
Trong chủ đề “Một số hiện tượng tự nhiên” với tiết học “Sự kỳ diệu của
nước” tôi cho trẻ phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch nước bẩn. Biết
sử dụng tiết kiệm nước sạch và tránh xa nguồn nước bẩn.
Ví dụ với đề tài: “Làm quen với những con vật sống dưới nước” ngoài việc
cho trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi…Tôi còn đưa ra câu hỏi tình huống cho
trẻ “Điều gì xảy ra khi đưa các con vật sống dưới nước lên cạn?” Vì sao? Tôi kích
thích trẻ tìm ra câu trả lời nhằm đi đến kết luận cuối cùng. Hoặc với bài hát “Cho
tôi đi làm mưa với” qua nội dung bài hát này tôi giáo dục trẻ biết được ích lợi của
nước đối với môi trường sống của thực vật, động vật và con người. Mục đích cuối
cùng là giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước, nguồn nước do thiên nhiên ban tặng rồi
cũng sẽ bị cạn kiệt nếu chúng ta không biết sử dụng tiết kiệm.
Như vậy việc lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt
động học, các chủ đề các bài học cụ thể rất phong phú và đa dạng dưới mọi hình
thức. Chúng ta cần lồng ghép để giáo dục trẻ có những kiến thức và hiểu biết về
tiết kiệm năng lượng để có thái độ đúng đắn và hiệu quả nhất để chúng ta có một
nguồn năng lượng dồi dào.
Ngoài những chủ đề trên nội dung tiết kiệm năng lượng tôi còn lồng ghép
vào các môn học khác các chủ đề khác nữa dù nó chỉ là nội dung lồng ghép
nhưng cũng đủ để trẻ hiểu giúp trẻ hình thành những hành vi và thói quen tốt khi
sử dụng năng lượng.
* Lồng ghép trong hoạt động chơi:
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi chính vì vậy
giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động này là rất hiệu quả. Tôi
cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch có các nhân vật như: Bác thợ điện, bác công
nhân nhà máy nước, bác lái xe, cô lao công với mục đích những nhân vật này
mang đến cho trẻ những lời khuyên về sử dụng các nguồn năng lượng.
Hoặc trong các trò chơi học tập tôi dùng lô tô có hình ảnh về các loại năng
lượng tôi yêu cầu trẻ phân biệt đâu là năng lượng sạch, đâu là nguồn năng lượng

tái tạo. Tôi còn cho trẻ chọn phân biệt các loại đồ dùng tiết kiệm năng lượng với
trò chơi “Thi ai nhanh hơn”. Tôi cũng thường dùng các trò chơi với tranh ảnh
như: “Tô mầu hành vi tiết kiệm năng lượng và gạch chéo hành vi không tiết
kiệm năng lượng” .
Đối với hoạt động góc: Tôi cho trẻ chơi các góc có nội dung chơi về tiết
kiệm năng lượng. Ví dụ: Góc phân vai khi chơi trò chơi nấu ăn: Trẻ đóng vai
những người trong gia đình đang nấu cơm, các thành viên trong gia đình nhắc
9


nhở nhau phải tiết kiệm điện khi đun nấu. Tiết kiệm nước khi rửa và sơ chế thức
ăn…; Góc xây dựng: Xây dựng nhà máy điện; Góc nghệ thuật: Tô màu các hành vi tiết
kiệm năng lượng; Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây xanh, tưới hoa, lau lá cây…

(Hình ảnh trẻ hoạt động ở các góc)

Đối với hoạt động chơi ngoài trời : Tôi tổ chức cho trẻ chơi khi thời tiết thuận lợi, khi
trời nắng tôi cho trẻ chơi dưới bóng cây và chọn những trò chơi có nội dung giáo dục tiết
kiệm năng lượng: “Trời nắng trời mưa, gieo hạt nảy mầm…

(Hình ảnh trẻ chơi trò chơi gieo hạt nảy mầm dưới bóng cây)

10


Việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động chơi các trò chơi
trẻ tỏ ra rất hào hứng tham gia và kết quả mang lại tôi thấy cũng rất khả quan.
* Lồng ghép trong giờ vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa:
Hoạt động này tôi giáo dục cho trẻ những việc làm tiết kiệm năng lượng
bằng những hoạt động cụ thể như:

Trong giờ vệ sinh - Ăn trưa: Tôi tổ chức cho trẻ ra vòi nước để rửa tay
trước khi ăn, tôi hướng dẫn trẻ sử dụng nước bằng cách vặn vòi nước một cách
từ từ, nước chảy vừa phải đủ để rửa, khi rửa nhẹ nhàng không làm tung tóe nước
rửa xong các con phải vặn vòi lại để nước không bị chảy đi một cách lãng phí.
Hoặc những khi trẻ đi vệ sinh tôi hướng dẫn trẻ cách xả nước để từ đó hình
thành ở trẻ thói quen đi vệ sinh và xả nước đúng cách. Từ những việc làm trên
dần dần sẽ hình thành ở trẻ thói quen tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày.

(Giáo dục trẻ biết sử dụng nước vừa phải không lãng phí)

Trong giờ ngủ trưa: Khi trẻ vào vị trí ngủ tôi tắt điện, bật quạt vừa đủ vừa
đảm bảo sức khỏe cho trẻ lại vừa tiết kiệm điện.
Như vậy việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng trong giờ vệ sinh - ăn
trưa-ngủ trưa mang lại hiệu quả rất tốt vì những hoạt động đó rất thiết thực với
sinh hoạt hàng ngày của trẻ không những hình thành thói quen tiết kiệm năng
lượng ở lớp mà còn hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng ở nhà
* Lồng ghép trong hoạt động Nêu gương - Cắm cờ cuối ngày:
Tâm lý con người thích được khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào
cũng muốn được khen và khen nhiều. Cuối mỗi ngày tôi tổ chức cho trẻ “nêu
gương cắm cờ”. Tôi cho trẻ tự nhận xét về mình và các bạn trong ngày hôm đó
bạn nào ngoan lễ phép chú ý học bài, có hành vi tiết kiệm năng lượng thì tôi nêu
gương ra cho cả lớp khen và cho trẻ lên cắm cờ, Khi nêu gương tôi không nêu
một cách chung chung.
11


Ví dụ: Hôm nay bạn Bình An trong lúc vệ sinh rửa tay trước khi ăn cơm
đã biết vặn vòi nước vừa phải đủ rửa và còn biết nhắc nhở các bạn xếp hàng
ngay ngắn không chen lấn xô đẩy làm tung tóe nước và cô giáo cho bạn được
cắm ống cờ đầu tiên trong ngày để làm gương cho các bạn khác.


(Hình ảnh trẻ được nêu gương lên cắm cờ)

Từ những buổi nêu gương đó đã khuyến khích trẻ cố gắng hơn trong
những buổi sau để mình cũng được khen giống bạn. Và tôi lấy tiêu chí này là
một trong những tiêu chí để xét bé ngoan cuối tuần. Ngoài ra tôi còn khen trẻ ở
mọi lúc mọi nơi khi thấy trẻ có hành vi tốt đối với việc tiết kiệm năng lượng và
những hành vi tốt khác.
3.4. Tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe về nội
dung tiết kiệm năng lượng:
Cô giáo trò chuyện kể chuyện cho trẻ nghe sẽ có một tác động rất lớn đến
sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và hành vi của trẻ. Vì trẻ em được
học ngay từ khi người lớn trò chuyện, trẻ từ khi mới được sinh ra đã thích người
lớn vuốt ve âu yếm. Những người hàng ngày chăm sóc trẻ có ảnh hưởng rất lớn
đến nhận thức hành vi và tình cảm của trẻ trong đó không thể không kể đến đó
là cô giáo.
Để giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và hình thành kỹ năng sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ để giải thích
cho trẻ hiểu vì sao phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi luôn tận
dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ. Khi chăm sóc trẻ, lúc chải đầu vệ sinh
cá nhân cho trẻ,….Tôi động viên trẻ nói, kích thích trẻ suy nghĩ và chia sẻ ý
tưởng của trẻ đồng thời thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với
người sử dụng năng lượng tiết kiệm hay không tiết kiệm. Ở vấn đề này tôi đưa
nội dung câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Như vậy sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, từ đó hình thành các kỹ
năng sử dụng tiết kiệm năng lượng đơn giản cho trẻ.
12


Tôi luôn tận dụng các tình huống hàng ngày ở lớp để dạy trẻ.

Ví dụ: “Hôm nay trời nắng ráo cô mở cửa sổ ra để tận dụng ánh sáng bên
ngoài để không phải bật điện”. Và giải thích cho trẻ hiểu vì sao cô lại làm như
vậy (Để tiết kiệm điện). Và khuyến khích trẻ cùng làm với cô.

(Hình ảnh cô và trẻ hoạt động bên cửa sổ tận dụng ánh sáng tự nhiên)

Cứ như vậy nhiều lần ngày này qua ngày khác những điều cô trò chuyện
với trẻ sẽ thấm sâu vào trẻ, đó là cách dạy trẻ những kiến thức ban đầu về sử
dụng năng lượng tiết kiệm.
Để giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng, ngoài những việc làm trên tôi còn
thường xuyên sưu tầm những câu chuyện có nội dung về tiết kiệm năng lượng
hoặc các tấm gương về các bạn nhỏ có ý thức tiết kiệm năng lượng để kể cho trẻ
nghe. Qua những câu chuyện tôi thấy trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động.
3.5. Thực hành trải nghiệm:
* Cô thực hiện những hành vi đúng về việc tiết kiệm năng lượng cho trẻ bắt
chước noi theo:
- Trước tiên tôi tạo ra một môi trường tiết kiệm ngay trong lớp của mình
phụ trách bằng nhiều cách khác nhau. Tôi trang trí lớp học bằng tranh ảnh có
hành vi tiết kiệm năng lượng, tôi khuyến khích động viên trẻ cùng làm các đồ
dùng sử dụng năng lượng để trưng bầy trong lớp với cô.

13


(Hình ảnh trẻ cùng cô làm đồ dùng sử dụng năng lượng để trưng bày)

Là giáo viên mầm non tôi luôn nắm bắt được tâm lý của trẻ, biết trẻ con
rất hay bắt chước các việc làm của người lớn; Vì vậy cô giáo phải là một tấm
gương để trẻ noi theo. Ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của cô có
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý thức tiết kiệm năng lượng cho trẻ

trong cuộc sống hàng ngày. Để trẻ có thói quen tốt không những cô phải làm
gương cho trẻ noi theo mà hơn thế nữa cô còn phải giúp trẻ rèn luyện những thói
quen tốt ấy. Cụ thể như sau:
Những lúc cao điểm tôi hạn chế dùng những thiết bị điện có công suất lớn
hoặc tắt bớt những thiết bị điện không cần thiết và khuyến khích trẻ cùng làm
với cô, những lúc như thế tôi giải thích cho trẻ hiểu vì sao cô lại làm như thế.
Cứ như vậy dần dần hình thành cho trẻ những thói quen tiết kiệm điện. Nhưng
việc tiết kiệm cũng phải hợp lý. Ví dụ: Khi không xem sách thì phải tắt đèn
nhưng khi xem sách nếu không đủ ánh sáng thì phải cần đèn.
Rút phích điện khi không xem ti vi để vừa đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa
tiết kiệm điện đồng thời tôi giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa việc làm đó của cô.
Khi cô cùng trẻ rửa tay hoặc giặt khăn thì cô vặn nước vừa đủ và nhắc trẻ làm
giống cô, ngoài ra có thể dạy trẻ tận dụng nước giặt khăn để tưới cho cây, hoặc
khi rót nước uống cô rót vừa đủ uống để không phải đổ nước thừa đi cho trẻ
nhìn và bắt chước làm theo. Khi trời mát tôi mở cửa phòng ra và không bật quạt.
Hoặc tôi tận dụng ánh sáng bên ngoài để không phải bật điện. Mỗi khi làm như
vậy tôi hỏi trẻ: “Tại sao cô lại làm như vậy?”.

14


(Hình ảnh trẻ làm theo cô khi rửa tay)

Ngoài ra, tôi còn khuyến khích và chuẩn bị tâm lý cho trẻ háo hức, hào
hứng, hưởng ứng phong trào “Tiết kiệm giờ trái đất” ngày 5/03/2017 ( Sáng kiến
của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF-World Wildlife Fund) kêu gọi)
Bằng cách: Đầu tiên cô trò chuyện để trẻ hiểu ý nghĩa sự kiện Giờ trái đất. “Giờ
trái đất là sự kiện duy nhất, lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên Trái
Đất. Bằng những hành động nhỏ như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, tiết
kiệm nước, ….. sẽ mang đến ý nghĩa lớn cho cộng đồng, tạo thành thói quen tiết

kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong suốt cả năm” [7]. Qua ngày có phong
trào tôi còn hỏi trẻ: Con đã làm gì? Gia đình con có tham gia không? Tham gia
như thế nào? Vì sao phải tham gia?...
Từ đó ở lớp Tôi đưa ra khẩu hiệu: “Tắt các thiết bị điện khi không sử
dụng”. Và Tôi luôn là tấm gương để các bạn nhỏ học tập theo. Đồng thời trong
quá trình thực hiện tôi đã không quên nhắc nhở trẻ đồng hành cùng cô thực hiện
khẩu hiệu ấy. Từ đó, sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ. Cứ như vậy lần này rồi
lần khác sẽ hình thành ở trẻ ý thức tiết kiệm năng lượng và trẻ sẽ hình thành
phản xạ có điều kiện “Tắt” các thiết bị điện khi không sử dụng đạt hiệu quả.

15


(Hình ảnh trẻ cùng cô tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng)

* Trẻ cùng cô tham gia các hoạt động thí nghiệm nhỏ:
Khoa học đã nghiên cứu, “Ngày nay con người đã sử dụng loại điện năng
này để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sưởi ấm không gian và làm mát thông
qua kiến trúc năng lượng mặt trời, chưng cất nước uống và khử trùng, chiếu
sáng bằng ánh sáng ban ngày, bình nước nóng năng lượng mặt trời, nấu ăn
năng lượng mặt trời... Để thu năng lượng mặt trời, cách phổ biến nhất là sử
dụng tấm năng lượng mặt trời vào trong ứng dụng cuộc sống hàng ngày” [8].
Với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số các hoạt động thí nghiệm nhằm giúp
trẻ có cơ hội tiếp xúc làm quen với các nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên.
Làm tiền đề kích thích cho các bé hứng thú trong việc tìm tòi khám phá thế giới
tự nhiên và biết cách tận dụng các nguồn năng lượng sạch ấy vào trong cuộc
sống hàng ngày của mình. Giúp trẻ hiểu được các nguồn năng lượng tự nhiên là
vô cùng quý giá và mỗi chúng ta phải biết tận dụng, sử dụng có hiệu quả nguồn
năng lượng ấy. Cụ thể như:
- Cô cùng trẻ làm các thí nghiệm để tìm hiểu về tác động của gió. Ví dụ

như: Đặt chong chóng ngoài trời có gió thì chong chóng sẽ tự quay. Nếu đặt chỗ
kín gió chong chóng sẽ dừng lại. Trẻ sẽ cùng cô quan sát hiện tượng sảy ra và
giải thích. Hoặc nếu diều thả ở nơi có gió to thì diều sẽ bay lên cao, thả ở nơi
không có gió thì diều sẽ bị rơi xuống đất…. Từ đó cô cùng trẻ rút ra kết luận về
sự tác động của gió. Và ý nghĩa của năng lượng gió đối với con người trong
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

16


(Hình ảnh trẻ cùng cô làm thí nghiệm về chong chóng)

- Cô cùng trẻ làm các thí nghiệm để tìm hiểu về tác động của nước. Ví dụ
như: Cô cùng trẻ làm thí nghiệm guồng quay nước và giải thích hiện tượng gì
xảy ra? Hiện tượng đó sảy ra do đâu ? Từ đó cô cùng trẻ rút ra kết luận về sự tác
động của nước.

(Hình ảnh trẻ cùng cô làm thí nghiệm với guồng nước quay)

- Cô đã cùng trẻ làm các thí nghiệm để tìm hiểu về tác động của ánh nắng
mặt trời. Ví dụ như: Cô chuẩn bị hai chậu nước, một chậu để trong mát, chậu
còn lại đem ra trời nắng to để phơi. Sau một thời gian nhất định cô cùng trẻ kiểm
tra hiện tượng đã sảy ra và giải thích. Cuối cùng cô cùng trẻ rút ra kết luận về sự
tác động của ánh nắng mặt trời.
17


(Hình ảnh trẻ cùng cô làm thí nghiệm và kiểm tra kết quả sau khi phơi nước )

Qua những hoạt động trẻ cùng cô làm thí nghiệm trên. Cô đã giúp trẻ

được trực tiếp thực hành trải nghiệm và khám phá, đặc biệt là những nguồn năng
lượng không tái tạo. Bên cạnh đó Cô luôn khuyến khích trẻ tận dụng nguồn năng
lượng sạch sẵn có trong tự nhiên vào trong cuộc sống hàng ngày. Một lần nữa sự
ghi nhớ chủ định của trẻ sẽ được khắc sâu hơn, trẻ sẽ có nhận thức rõ nét hơn
trong việc tiết kiệm năng lượng.
3.6. Công tác tham mưu với nhà trường:
Để có thể thực hiện tốt nội dung yêu cầu đối với tổ chức hoạt động giáo
dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ đạt hiệu quả thì trước hết phải có phòng học,
đồ dùng trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm phong phú đa dạng. Vì vậy trước khi
thực hiện tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ về cơ sở vật
chất, mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tổ chức giáo
dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
Tôi tham mưu với nhà trường lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện như: thay
bóng đèn sợi tóc bằng bóng chữ u.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với hoạt động chuyên môn. Tìm hiểu thêm về nội
dung giáo dục tiết kiệm năng lượng, cách thức tổ chức phong phú hơn để trẻ hoạt
động tích cực hơn. Bên cạnh đó còn áp dụng công nghệ thông tin để áp dụng vào
công tác tổ chức tìm hiểu về năng lượng cho trẻ. Tôi mạnh dạn tham mưu với nhà
trường trong năm học thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để trẻ được
trải nghiệm với thực tế nhiều hơn trẻ hiểu hơn về thiên nhiên và các nguồn năng
lượng sạch trong thiên nhiên, từ đó trẻ có ý thức tiết kiệm năng lượng.
3.7. Công tác phối kết hợp với phụ huynh:
Công tác phối hợp với phụ huynh đặc biệt quan trọng, khi thực hiện
chương trình giáo dục mầm non nói chung và hoạt động vui chơi đặc biệt là tổ
chức hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ, phụ huynh hỗ trợ giáo
viên rất nhiều trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Đặc biệt là giúp giáo viên
nắm chắc được đặc điểm tính cách, sức khỏe và giúp trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của
việc tiết kiệm nói riêng và tiết kiệm năng lượng nói chung.
Ngoài ra tôi còn thường xuyên trao đổi với phụ huynh về phương pháp,
biện pháp, và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục để phụ huynh hiểu hơn về ý

nghĩa của việc tiết kiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, đồng thời phối
kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng tại gia đình.
18


Tôi luôn tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của năng lượng
và sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng hàng ngày trong cuộc sống.
Trưng bày các góc chơi sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh,
tuyên truyền góc tranh ảnh ngoài cửa lớp về sự ô nhiễm môi trường, nguồn
nước, thiên tai lũ lụt, và một số hậu quả khác của việc thiếu hụt năng lượng.
Một việc làm rất quan trọng trong công tác phối kết hợp với phụ huynh đó
là cùng với cô giáo để giáo dục trẻ biết được tầm quan trọng của “Giờ trái đất”
và giáo dục trẻ cùng hưởng ứng theo.
Bên cạnh đó tôi còn mời phụ huynh đến đóng vai làm những nhân vật như
bác thợ điện, bác lao công…Tạo sự gắn kết hơn. Từ đó các bậc phụ huynh thấy
vai trò giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động là vô cùng quan
trọng, tạo điều kiện động viên trẻ đi học đều và có thể thực hiện các hành vi tiết
kiệm năng lượng ở nhà với trẻ cùng trang lứa. Từ đó nâng cao hiệu quả đó đối
với hoạt động tiết kiệm năng lượng.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG:
Kết quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục lồng ghép tiết kiệm năng
lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổiA4 trường mầm non Yên lạc bằng phương pháp
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4.1. Đối với bản thân:
- Tự tin mạnh dạn hơn trong các hoạt động tổ chức giáo dục tiết kiệm
năng lượng cho trẻ. Bằng các biện pháp thủ thuật khác nhau, các hình thức
phong phú đa dạng trong các hoạt động và mọi lúc mọi nơi. Luôn thu hút được
sự chú ý tối đa của trẻ.
- Tôi đã nắm được các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp mình và nắm vững

phương pháp tổ chức giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ theo hình thức mới
đạt kết quả cao.
Từ đó lập kế hoạch cho từng chủ đề theo từng tháng để đưa nội dung tiết
kiệm năng lượng vào cho phù hợp. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
học hỏi đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm lâu năm để có thêm những
kiến thức trong việc sử dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm
giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng.
4.2. Đối với phụ huynh:
- Công tác tuyên truyền phụ huynh đạt kết quả cao, các bậc phụ huynh đã
hiểu được tầm quan trọng của quá trình giáo dục trẻ mầm non qua các hoạt động
nói chung và qua nội dung tiết kiệm năng lượng nói riêng, đã biết phối hợp với
giáo viên trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, biết được ích lợi của các
nguồn năng lượng, biết tiết kiệm năng lượng và sử dung các nguồn năng lượng
an toàn hơn. Vì thế mà đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất có liên quan
đến nội dung giáo dục như: Đầu tư các thiết bị trong lớp, thay hệ thống bóng
điện trong lớp bằng bóng tiết kiệm điện…. Bên cạnh đó phụ huynh cũng đã
quan tâm đến chương trình để phối hợp cùng giáo viên thống nhất nội dung
phương pháp khi cho trẻ hoạt động. Từ đó việc tổ chức cho trẻ tham gia tích cực
vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng đạt kết quả ở mức cao nhất có thể.
19


4.3. Đối với trẻ:
Đối với nội dung giáo dục này tôi lấy trẻ làm trung tâm qua thời gian áp
dụng tôi thấy trẻ đã có những chuyển biến rõ nét về ý thức tiết kiệm năng lượng
ở mọi lúc mọi nơi như thong qua những việc làm cụ thể như: Biết tận dụng gió
tự nhiên để thay thế quạt; biết tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi, làm nóng, để
sưởi ấm,…..Biết nhắc nhở mọi người xung quanh khi thấy hành vi chưa đúng về
tiết kiệm năng lượng,….
- Trẻ hiểu biết hơn về các nguồn năng lượng, ý nghĩa và ích lợi của các nguồn

năng lượng đó đối với môi trường sống và đặc biệt là ích lợi đối với con người; biết
tiết kiệm năng lượng, biết sử dụng các nguồn năng lượng an toàn như điện, nước…..
- Trẻ đã có ý thức và hình thành được kỹ năng thói quen sử dụng năng
lượng tiết kiệm trong các sinh hoạt hàng ngày ở lớp cũng như ở nhà.
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ còn giúp các trẻ trong lớp tôi
thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
Bảng kết quả khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng sáng kiến:
STT
1
2
3

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú tham vào các
hoạt động giáo dục tiết kiệm
năng lượng do cô tổ chức.
Hiểu được ích lợi của năng
lượng và sử dụng năng
lượng an toàn.
Hình thành ở trẻ kỹ năng
sử dụng năng lượng và biết
tiết kiệm năng lượng

Tổng
số trẻ

Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ Tỉ lệ

Số trẻ Tỉ lệ

26

26

100

0

0

26

24

92,4

2

7,6

26

24

92,4

2


7,6

So sánh kết quả trước và sau khi sử dụng các biện pháp trên chúng ta thấy
rằng: Các tiêu chí đặt ra đã chuyển biến rõ rệt chứng tỏ nội dung giáo dục tiết
kiệm năng lượng đã thấm nhuần đối với trẻ, trẻ đã nhận thức được vấn đề mà cô
giáo đưa ra. Kết quả đạt được tuy có phần khả quan nhưng chưa được như mong
đợi. Song với mong muốn quý báu, những bài học kinh nghiệm của bản thân sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tiết kiệm năng lượng có tầm quan
trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp có ý thức tốt hơn về tiết
kiệm, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, giúp trẻ trở
thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.
Qua một năm áp dụng các phương pháp, biện pháp trên vào các hoạt động
giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng cho trẻ thông qua chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ 5-6 tuổi do tôi phụ trách. Tôi đã thu được kết quả rất đáng khích lệ 100%
trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng do tôi tổ
chức, trẻ biết được các nguồn năng lượng, ích lợi của năng lượng đối với con
20


người, trẻ có được thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm. Từ đó mà các hoạt
động tổ chức giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng của tôi luôn được đánh giá cao
qua các đợt kiểm tra của nhà trường.
- Bằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động tiết kiệm năng lượng tôi đã góp một
chút công sức nhỏ bé vào việc tiết kiệm năng lượng cho quốc gia với khẩu hiệu
đang được thực hiện là: “Tắt khi không sử dụng” .
2. Kiến nghị:

Để công tác giảng dạy tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lồng ghép những nội dung giáo dục như giáo dục tiết kiệm năng lượng tôi có
một số kiến nghị:
- Được tập huấn nhiều về phương pháp dạy học tích cực qua các lớp
chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức các lớp chuyên đề có nội
dung về tiết kiệm năng lượng cho giáo viên. Đề nghị nhà trường tham mưu lắp
đặt hệ thống bóng điện tiết kiệm điện trong các nhóm lớp.
- Để có môi trường học tập vui chơi tốt hơn. Mong rằng các cấp, ban
nghành, các đoàn thể quan tâm giúp đỡ nhà trường tạo mọi điều kiện tu sửa, xây
dựng cơ sở vật chất để trường tiến tới đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Trên đây là “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục
tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A4 tại Trường Mầm non Yên Lạc theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Rất mong nhận được sự góp ý kiến
của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn và áp dụng rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Yên Lạc, ngày 17 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến

Trịnh Thị Thanh

Phạm Thị Huyền

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TTBGD&ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi bổ
sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT sản
xuất tháng 08 năm 2017).
2. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non MN27: “Thiết kế
các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông” của Bộ GD&ĐT (2012).
3. Thông tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Tiết kiệm năng lượng.
4. />5. Chuyên đề giáo dục tiết kiệm năng lượng (2010)
6. Tài liệu Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non của Nhà xuất bản giáo dục.
7. Trang điện tử “ Sakuko Việt Nam tổng hợp từ moitruong.com.vn”
8. />

Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Yên Lạc

TT

1.

2.


3.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giáo dục trẻ
5-6 tuổi Trường Mầm non
Yên Lạc “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”
Một số biện pháp giáo dục trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm
non Yên Lạc “ Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm.
Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả lồng ghép giáo dục
tiết kiệm năng lượng cho trẻ
5-6 tuổi A2 tại Trường Mầm
non Yên Lạc theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá

xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD&ĐT
Như Thanh

B

2014-2015

Sở GD&ĐT
Thanh Hoá

C

2016-2017

Sở GD&ĐT
Thanh Hoá

C

2017-2018

----------------------------------------------------



×