Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp a1 trường mầm non nga an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.62 KB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NỘI DUNG
GIÁO DỤC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA AN

Người thực hiện:
Mai Thị Hinh
Chức vụ:
Giáo Viên
Đơn vị công tác:
Trường mầm non Nga An
SKKN thuộc lĩnh mực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
và xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục trẻ các nội dung năng lượng
tiết kiệm một cách khoa học, chặt chẽ.
Giải pháp 2: Tạo môi trường giáo dục các nội dung sử dụng năng
lượng tiết kiệm cho trẻ hoạt động.
Giải pháp 3: Nghiên cứu xây dựng và thiết kế các dạng bài tập trên
máy tính giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về năng lượng, lợi ích và cách
sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Giải pháp 4: Phương pháp hướng dẫn lấy trẻ làm trung tâm dựa trên
nền tảng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
Giải pháp 5: Sáng tác, sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội
dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ
Giải pháp 6: Sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong việc
giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ.
Giải pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ
và cộng đồng tham gia giáo dục các nội dung tiết kiệm năng lượng
cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
2

2
2
2
3
4
5
6
7
9
11
12
16
17
18
18
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết,“Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái
đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái đất.
Năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu (xăng, dầu, rơm, rạ, gas, củi, than), mặt
trời, gió, nước... Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng
không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng của
con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội” [1]. “Trong
những năm gần đây, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn
Độ… đã đưa ra lời cảnh báo về một cuộc khoảng hoảng năng lượng trong thế kỷ
XXI. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này, các nhà khoa
học cho rằng chủ yếu do nguồn dầu lửa, khí đốt, than đá đã cạn kiệt, nhu cầu sử

dụng năng lượng ngày càng cao do nhiều quốc gia đang đẩy mạnh công nghiệp
hoá trong khi chưa có nguồn năng lượng chủ đạo mới thay thế dầu lửa; bất ổn về
an ninh ở các vùng chiến lược về năng lượng của thế giới (chủ yếu do chính
sách chính trị cường quyền của Mỹ) và thế giới còn bất đồng quan điểm về các
giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng )”[2].
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định
sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng
lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt
động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày.
Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì việc sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả các nguồn năng lượng là một yêu cầu thiết yếu được đặt ra trên toàn thế
giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chúng ta cũng không nằm ngoài
xu thế đó. Vậy làm thế nào để mỗi người dân đều có ý thức cao trong việc sử
dụng năng lượng? Điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay của cả
cộng đồng, trong đó ngành Giáo dục là một lực lượng nòng cốt, bởi không
một đối tượng giáo dục nào có thể tốt hơn học sinh - thế hệ tương lai của
đất nước.
Sử dụng tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn tạo ra môi trường sạch đẹp thoải
mái nhất cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường luôn là vấn đề cần được
quan tâm ở tất cả trường học trong đó có mầm non. Chung tay sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả chính là chúng ta đang giữ gìn và bảo vệ cuộc sống cho
một hành tinh xanh.
Từ các năm qua nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
đã được đưa vào tổ chức giáo dục tích hợp trong các trường mầm non. Trường
mầm non Nga An chúng tôi cũng nằm trong số đó, trong các năm học qua nhà
trường xây dựng kế hoạch về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và
triển khai đến toàn bộ giáo viên để thực hiện. Qua việc thực hiện nội dung giáo
dục này đã đạt một số kết quả như: giáo viên các lớp đã xây dựng nội dung giáo
dục vào các chủ đề, trẻ đã có một số kiến thức, kỹ năng trong việc tiết kiệm



điện, nước. Bên cạnh một số kết quả tôi thấy nội dung giáo dục chuyên đề chưa
đạt kết quả so với yêu cầu đặt ra.
Chính vì vậy là một người giáo viên đứng lớp tôi hiểu rõ tầm quan trọng và
sự cần thiết phải đưa nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm
non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi với mong muốn trang bị cho trẻ những kiến thức tối
thiểu để trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm làm hành trang trong cuộc sống
hiện tại và sau này. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp nâng
cao chất lượng giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp A1
Trường Mầm non Nga An”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng các nội dung giáo dục tiết
kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Trường mầm non Nga An
+ Xây dựng, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi… phục vụ cho các
nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5- 6 tuổi tại
lớp A1Trường mầm non Nga An.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiết kiệm
năng lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp A1Trường mầm non Nga An”.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, tài
liệu về giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, các trang web...
- Quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động
giáo dục thể chất và mức độ hứng thú của trẻ nhằm điều tra khảo sát khả năng
và nhu cầu vận động của trẻ tại lớp. Sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên
quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ.
- Thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp trò chuyện: Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong
việc giáo dục, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ.

+ Phương pháp thực hành: Tạo cơ hội cho trẻ làm những thí nghiệm đơn
giản về năng lượng.
+ Phương pháp trò chơi: Trẻ được tham gia một số trò chơi để hiểu biết
nhiều hơn về tiết kiệm năng lượng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo Thông tư 28/
2016/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016: “Mục tiêu giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát
triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính
nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi; khơi dậy và phát
triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời” [4 ]


Trong di chúc, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đặc biệt quan tâm đến ngành
giáo đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “Thực hiện
và giáo dục tiết kiệm năng lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho giáo viên, nhân
viên và học sinh, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần
được uốn nắn ngay từ đầu”.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất dễ tiếp cận, học hỏi những điều hay lẽ phải, vì
thế chúng ta phải chú trọng giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho trẻ ngay từ
lứa tuổi này, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản về sức khỏe bản thân, gần
gũi và biết tiết kiệm năng lượng.
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng một lượng nguyên liệu
ít nhất mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất,
dịch vụ và sinh hoạt.” [5]
Để giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm năng lượng hiệu quả, Bộ Giáo dục và đào
tạo đã ra Quyết định số 4020/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2008 chỉ đạo đưa nội dung

giáo dục Năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào hệ thống giáo dục Quốc dân.
Thực hiện Quyết định số 4020/QĐ-BGDĐT, năm học 2009 - 2010 Bộ giáo
dục và đào tạo đã soạn thảo chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”
và triển khai đưa vào lồng ghép, giáo dục trẻ mầm non ý thức tiết kiệm năng
lượng và đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, phòng Giáo Dục và Đào
tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay.
Để thực hiện nội dung chuyên đề thì chúng ta phải nhận thức được rằng:
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non trẻ học qua sử dụng tất cả các giác quan, trẻ học
ở mọi lúc mọi nơi, tiếp thu kiến thức qua trải ngiệm thực hành. Trẻ học sẽ nhớ
tốt, nhớ lâu hơn. Khi trẻ được trải nghiệm, thực hành trẻ sẽ hứng thú và lĩnh hội
tốt những nội dung, kiến thức, khăc sâu kiến thức một cách vững chắn. Như vậy,
việc giáo dục thường xuyên các nội dung tiết kiệm năng lượng này cho trẻ rất
quan trọng và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Những thuận lợi:
- Là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có
đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ nên trẻ có một môi trường học
tập tốt.
- Trường nằm ở trung tâm xã, nên thuận tiện cho các cháu đến trường.
- Bản thân tôi đã tốt nghiệp ĐHSPMN, luôn nhiệt tình trong công việc, hết
lòng yêu thương trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục
trẻ, hiểu tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non và nhiều năm liền được phân công dạy
trẻ 5 - 6 tuổi.
- Năm học 2018 - 2019 tôi tiếp tục được phân công giảng dạy tại lớp 5 - 6
tuổi là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và đưa ra các phương pháp tốt để áp dụng
cho trẻ của mình và được ban giám hiệu sát sao chỉ đạo về chuyên môn, thường
xuyên dự giờ, thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thường xuyên thao giảng những buổi dự giờ, thi giáo viên giỏi nên cũng
đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân.



- Được Đảng ủy - UBND, các ban ngành đoàn thể xã rất quan tâm đầu tư
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
- Phụ huynh trong trường - Đặc biệt là ban đại diện hội cha mẹ học sinh rất
quan tâm đến tất cả các hoạt động trong trường trong đó có đầu tư tu sửa cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng - chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có ý thức thực hành tiết
kiệm năng lượng. Trẻ trong trường ngoan, thông minh, vâng lời cô giáo.
* Khó khăn:
- Vốn hiểu biết của trẻ về các nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng còn
hạn chế.
- Việc tạo ra môi trường sử dụng năng lượng tiết kiệm chưa có.
- Nhận thức và kỹ năng của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn có
tính thụ động, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động.
- Học sinh tương đối đông, nhiều trẻ hiếu động và sự tập trung chú ý không
cao nên việc chia tách lớp để hoạt động đôi lúc còn gặp những khó khăn nhất
định.
- Ý thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của trẻ chưa cao.
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến trẻ, chưa nhiệt tình với
các phong trào của lớp, giao con cho ông bà già ở nhà phụ trách nên trẻ có tâm
lý ỷ lại, đôi khi lại nhút nhát, thiếu chủ động trong mọi tình huống.
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, để nắm được mức độ
nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ngay từ đầu năm
học (tháng 9/2018) tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng học của trẻ.
* Tổng hợp kết quả khảo sát trẻ về các nội dung giáo dục năng lượng
tiết kiệm đầu năm học (tháng 9/ 2018).

STT


Nội dung khảo sát

1

Trẻ hiểu biết về năng lượng
Trẻ biết được lợi ích của
năng lượng.
Trẻ biết cách tiết kiệm năng
lượng.

2
3

Tổng số
trẻ
29
29
29

Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số trẻ
%
trẻ
%
16

55,2
13
44,8
14
48,3
15
51,7
15

51,7

14

48,3

+ Bảng khảo sát mức độ nhận thức của cá nhân trẻ về tiếp thu các nội
dung tiết kiệm năng lượng đầu năm học 9/2018 (xem phụ lục 1)
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp, Mặc dù bước
đầu trẻ đã có nhận thức về việc tiết kiệm năng lượng nhưng tỉ lệ trẻ đạt khá, tốt
còn thấp, tỷ lệ trung bình, chưa đạt còn cao. Với thực trạng, trên để nâng cao ý
thức tiết kiệm năng lượng cho trẻ tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng
phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng tiết kiệm năng lượng đến từng trẻ.
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.


Để thực hiện các nội dung một cách khoa học và có hiệu quả, căn cứ vào
yêu cầu và nội dung của kế hoạch năm học, của từng chủ đề, căn và nguyên tắc
lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm. Từ việc
nhận thức và đánh giá về việc giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ, về vai trò
của người giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó khăn tôi mạnh

dạn đưa ra các giải pháp thực hiện như sau:
Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và
xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục trẻ các nội dung năng lượng tiết kiệm
một cách khoa học, chặt chẽ.
a, Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
Có thể nói rằng, để nắm được các nội dung của tiết kiệm năng lượng , yêu
cầu và phương pháp tổ chức các nội dung cho trẻ thì việc bồi dưỡng chuyên
môn của bản thân là rất cần thiết và phải thường xuyên liên tục.
Với mong muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ, bản thân tôi luôn có ý thức không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao
trình độ bắt kịp với sự thay đổi của bậc học cũng như sự phát triển của xã hội, và
nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiêu quả là một trong những
nội dung được quan tâm đặc biệt, chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã có ý
thức học hỏi từ đồng nghiệp, học tập nghiên cứu từ các tài liệu về giáo dục trẻ sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của các nhà xuất bản.
Ví dụ: Sách giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong gia đình, các tập san,
trang web nói về vấn đề năng lượng...
Ngoài ra tôi luôn tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trong
nhà trường về vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ
mầm non; tích cực trao đổi cùng đồng nghiệp, luôn học hỏi cấp trên những điều
còn vướng mắc, chưa hiểu.


Hình ảnh: Bồi dưỡng CMNV tại trường vào đầu tháng 8/ 2018
Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu thêm các thông tin, các tài liệu trên mạng,
trong sách báo, đặc biệt là sách báo của ngành các vấn đề về năng lượng, sưu
tầm tranh ảnh, video, các cách sử dụng năng lượng tiết kiệm…để dạy cho phù
hợp với trẻ của nhóm lớp mình phụ trách
Kết quả: Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp tôi có thêm kinh

nghiệm lựa chọn nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm để đưa vào các hoạt
động giáo dục trẻ sao cho phù hợp với chủ đề, với nhận thức của trẻ cũng như
phù hợp với điều kiện của trường, của lớp và khả năng của trẻ.
b, Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục trẻ các nội dung năng lượng
tiết kiệm một cách khoa học, chặt chẽ.
Dựa vào phân phối chương trình năm học và các giai đoạn phát triển của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi, đã lập kế hoạch thực hiện giáo dục các nội dung tiết
kiệm năng lượng cho trẻ theo chủ đề( từ 9/2018 đến tháng 5/2019). Sau khi xây
dựng kế hoạch, trong buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tôi cùng các đồng
nghiệp trong khối mẫu giáo bàn bạc, chỉnh sửa và đi đến thống nhất. Bản kế
hoạch giáo dục trẻ các nội dung tiết kiệm năng lượng theo chủ đề đã được Ban
giám hiệu nhà trường đánh giá cao và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi và trẻ
cùng thực hiện.
Ví dụ: Kế hoạch thực hiện giáo dục các nội dung tiết kiệm năng lượng
cho trẻ theo chủ đề. (Xem phụ lục 2)
* Kết quả: Kế hoạch đã được BGH nhà trường và các giáo viên trong tổ nhiệt
tình ủng hộ, luôn giúp đỡ tôi trong công tác thực hiện.


Giải pháp 2: Tạo môi trường giáo dục các nội dung sử dụng năng lượng
tiết kiệm cho trẻ hoạt động.
Việc trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập ở trường mầm non là một việc
rất quan trọng, không thể thiếu mà ở bất cứ nhóm lớp nào cũng phải thực hiện.
* Với môi trường trong lớp: Tôi đã tạo ra môi trường sử dụng năng lượng
tiết kiệm như:
+ Xây dựng nội quy của lớp học: Được thiết kế dưới dạng các biển báo: Tắt
điện trước khi ra khỏi phòng, đóng cửa khi bật điều hòa, bé không được tự cắm
và rút phích điện, không sờ tay vào công tắc điện khi tay hoặc chân ướt, không
chạm vào các dây điện bị đứt. Khi cùng trẻ ra khỏi phòng là tắt điện, tắt quạt và
giải thích với Trẻ Tắt điện và quạt khi ra khỏi phòng giúp tiết kiệm điện hoặc mở

hết các cánh cửa để tận dụng ánh sáng mặt trời giúp tiết kiệm điện. Khi thấy vòi
nước chảy thì phải kịp thời khóa lại, hoặc lấy nước vừa đủ uống giúp tiết kiệm
nước….Tôi tìm các hình ảnh phù hợp bên dưới có các lời nhắc “Chỉ mở
khi dùng, không dùng tắt ngay” dán vào các đồ dùng sử dụng điện trong lớp. Cô
giải thích cho Trẻ hiểu về hình ảnh và lời nhắc dạy Trẻ học thuộc lời nhắc đó và
khi cô thực hiện tắt mở thiết bị thì đồng thời mời trẻ cùng đọc lời nhắc với cô.
Ngoài ra tôi trang trí lớp xây dựng môi trường học tập nhằm cung cấp cho trẻ
những hình ảnh, kiến thức về các góc chơi, nhóm hoạt động của trẻ. Trẻ vừa
học, vừa được chơi ở trên các mảng tường được thiết kế mở đó. Bên cạnh các
mảng tường có hình ảnh trang trí đặc trưng của từng góc chơi, tôi còn trang trí
thêm các hình ảnh có nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm
gắn ở từng góc như:
- Tại các góc chơi tôi luôn chuẩn bị tranh ảnh có hình ảnh về hành vi đúng
sai của tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Từ đó trẻ được thực hành trải nghiệm
theo sự hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: “Góc tạo hình” Trong chủ đề gia đình tại các góc chơi như:
Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh hành vi đúng sai về nội dung tiết kiệm
năng lượng điện, nước hiệu quả để Trẻ thực hiện nhiệm vụ như: Tô hành vi
đúng, gạch chéo hành vi sai của tiết kiệm năng lượng - hiệu quả. Nối nguyên
liệu điện, nước với đồ dùng của nó như: Nối quạt điện với dây điện, nối dòng
nước với chậu. .…..
Ví dụ: Góc phân vai
Tôi cùng trẻ chuẩn bị các đồ dùng bán hàng như: Bóng điện tiết kiệm điện,
gạch, những tấm bin thu nạp năng lượng mặt trời…. để bán cho nhóm chơi xây
dựng mua về xây những ngôi nhà có lắp những tấm Pin thu nạp mặt trời…;
Hoặc các đồ dùng nấu ăn để Trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ” chú ý dạy Trẻ có ý
thức tiết kiệm nước khi chế biến món ăn, rửa, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi
thực hiện xong nhiệm vụ của mình…..
* Xây dựng môi trường ngoài lớp.
- Ở cửa ra vào của lớp tôi xây dựng góc tuyên truyền Phụ huynh để phụ

huynh hiểu và tham gia đóng góp xây dựng, mua sắm thiết bị và phối hợp với tôi
giáo dục trẻ ý thức sử dụng năng lượng điện, nước tiết kiệm hiệu quả.


- Ở bên các công tắc, hệ thống điện nước dọc hành lang, nhà vệ sinh …..
có ghi các khẩu hiệu hay lời nhắc nhở trẻ “hãy tắt điện - nước khi sử dụng xong,
xả nước vừa phải khi đi vệ sinh và rửa tay xong”.
*Kết quả đạt được: Áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp mình có nhiều
tiến bộ. Môi trường học tập của trẻ được trang trí đẹp, khoa hoc, hợp lý và sáng
tạo. Các hình ảnh biểu tượng giáo dục trẻ xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ nên trẻ
rất có ý thức thực hiện theo.
Giải pháp 3. Nghiên cứu xây dựng và thiết kế các dạng bài tập thực hiện
trên máy tính giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về năng lượng , lợi ích và cách sử
dụng năng lượng tiết kiệm.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng thì tư duy của trẻ
mầm non là tư duy trực quan hành động, trẻ luôn tò mò thích thú với những hình
ảnh sống động, màu sắc đẹp, âm thanh sống động. Vì vậy trong thời đại công
nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết
học cho trẻ mầm non sẽ mang lại một kết quả rất khả quan. Từ những hình ảnh,
video tư liệu có sẵn kết hợp với việc ứng dụng thành thạo một số phần mềm
như: Powerpoint, Photoshop CS6, Total Video Converter…tôi đã cố gắng sử
dụng để thiết kế các bài tập trắc nghiệm nhằm giúp trẻ ôn luyện củng cố khắc
sâu các hiểu biết về các dạng năng lượng, lợi ích của các nguồn năng lượng, lợi
ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, các cách sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả. Từ đó hình thành ở trẻ các kỹ năng, ý thức sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
Ví dụ: Một số bài tập cung cấp kiến thức cho trẻ về các dạng năng lượng,
lợi ích của năng lượng.

Bài tập 1


Bài tập 2


Bài tập 3
Bài tập 4
Ví dụ : Một số bài tập dưới dạng tình huống có vấn đề.

Bài tập 1

Bài tập 2

Bài tập 3
Bài tập 4
Kết quả: Phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao bởi tính trực quan
sinh động, gần gũi và lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
một cách hết sức đơn giản, nhẹ nhàng mà lại gần gũi với trẻ.
Giải pháp 4: Phương pháp hướng dẫn lấy trẻ làm trung tâm dựa trên
nền tảng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
Nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm bao gồm: Hiểu biết về
năng lượng; lợi ích của năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Nội dung này
không chỉ được lồng ghép tích hợp dạy trẻ trong các giờ học. Mà còn được tích
hợp dạy trẻ trong mọi hoạt động vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ một ngày.
Nhằm ôn luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ năng hành vi, thái độ cho trẻ, để nó trở
thành một thói quen ăn sâu vào trong ý thức, hành vi của trẻ. Trong mọi hoạt
động của trẻ một ngày, tôi luôn đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ một cách hợp lý, nhẹ nhàng.
Với giờ đón trẻ, hoạt động tự chọn thể dục sáng trò chuyện tôi trò chuyện
với trẻ về những thiết bị, vật dụng trong gia đình sử dụng điện. Tôi gợi ý, đặt

câu hỏi để trẻ gọi tên đồ dùng sử dụng điện, nhiên liệu thường dùng trong gia
đình. Cho trẻ phân loại những vật dụng sử dụng điện, xăng dầu, gas…Khi cho
trẻ ra sân tập thể dục cô trò chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh nắng buổi sáng
đối với cơ thể.


Ví dụ: Năng lượng có từ đâu? Ai cần đến năng lượng? Và làm thế nào để
tiết kiệm năng lượng?....
Hay như với hoạt động học tôi lồng ghép các nội dung tiết kiệm năng
lượng vào các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với đề tài. Thông qua các
giờ học trẻ được thảo luận trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng tiết kiệm năng
lượng.
Ví dụ: * Hoạt động khám phá khoa học: “Đồ dùng sử dụng điện trong gia
đình”. Tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm về các đồ dùng sử dụng điện trong gia
đình: máy sấy tóc, bàn là, quạt, nồi cơm điện… Qua các hoạt động trải nghiệm,
đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan sát bằng hình ảnh thật, tôi cung cấp cho
trẻ những kiến thức đơn giản về đặc điểm của các đồ dùng sử dụng điện trong
gia đình => Giáo dục trẻ có ý thức, hành vi sử dụng điện tiết kiệm và sử dụng
điện an toàn.
* Hoạt động tạo hình: Tôi tổ chức cho trẻ vẽ các bức tranh thể hiện ý tưởng
sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, vẽ bức tranh thể hiện con người sử dụng
năng lượng sạch: Ô tô chạy bằng pin điện mặt trời, ngôi nhà sử dụng năng lượng
mặt trời, nhà kính để trồng cây...
Ví dụ: Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông: Vẽ theo đề tài: Vẽ thuyền
trên biển.
+ Mục đích: Rèn luyện kỹ năng vẽ, tô màu cho trẻ.
Giúp trẻ tạo ra sản phẩm: bức tranh về phương tiện sử dụng năng lượng sạch.
+ Chuẩn bị: Tranh cho trẻ quan sát, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, bàn ghế
+ Cách tiến hành:
Trong giờ hoạt động tạo hình, tôi cho trẻ vẽ thuyền buồm trên sông. Trước

khi trẻ thực hiện tôi trò chuyện cùng trẻ, các con kể về các loại phương tiện giao
thông sử dụng năng lượng mà các con biết: (trẻ kể: ô tô, xe máy….. sử dụng
năng lượng xăng dầu). Sau khi trẻ kể tôi sẽ giới thiệu cho trẻ có những phương
tiện giao thông sử dụng năng lượng của nước, gió để vận chuyển người và hàng
hóa nữa đấy. Các con có biết đó là phương tiện giao thông gì không? (khi đó trẻ
sẽ suy nghĩ và trả lời câu hỏi của cô đó là thuyền buồm).
Đến đây tôi sẽ giới thiệu và nói về lợi ích của năng lượng gió: nhờ vào
sức mạnh của gió con người đã tận dụng nó sản xuất ra những chiếc thuyền,
buồm để di chuyển mang lại lợi ích cho cuộc sống của con người, đó là một
trong những nguồn năng lượng sạch và vô cùng quý giá.
Từ đó trẻ sẽ biết lợi ích của những năng lượng sạch, và biết sử dụng một
cách hợp lý tiết kiệm hơn.


Hình ảnh: Giờ hoạt động tạo hình vẽ thuyền trên biển
Bước sang hoạt động ngoài trời, có thể nói rằng đây là hoạt động mà trẻ sẽ
được làm quen với nhiều nguồn năng lượng như quan sát thời tiết,
nước, ...Thông qua đây, tôi tiến hành làm một số thí nghiệm đơn giản về năng
lượng như: làm diều, làm chong chóng cho trẻ chơi để tận dụng sức gió, làm
thuyền buồm thả trôi ở trong chậu nước để trẻ biết thuyền đi được nhờ có sức
gió và nước, tìm hiểu về nắng của mặt trời để phơi quần áo..
Trẻ chơi tự chọn nhắc nhở trẻ không hái hoa, bẻ cành cây, chơi nhẹ nhàng
bảo vệ các đồ chơi ở sân trường để chơi được lâu.
Hoặc khi tổ chức cho trẻ chơi ở hoạt động góc. Tôi nhắc nhở trẻ chơi với
nhau vui vẻ, nhường nhịn, đoàn kết; sau khi trẻ chơi xong biết cất đồ chơi gọn
gàng, đúng nơi quy định.
Ví dụ: Giờ hoạt động góc chủ đề: “Gia đình”
+ Góc xây dựng- lắp ghép: Xây dựng khuôn viên gia đình bé các phòng có
nhiều cửa sổ, có nhiều cây xanh, mái nhà có lắp pin năng lượng mặt trời để giúp
quạt chạy...

+ Góc sách: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, không cuộn sách, không tẩy xoá,
không xé sách chuyện, mở nhẹ nhàng từng trang.
+ Góc khám phá thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt
cỏ cho bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và
nước, thí nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ô nhiễm, làm sạch nước
bẩn, thí nghiệm với kính lúp.
+ Góc tạo hình: Vẽ, xé dán ngôi nhà đặc biệt: Ngôi nhà có nhiều cửa sổ.
Dạy trẻ dùng các nguyên vật liệu, phế thải, chai lọ đã qua sử dụng để làm thành
sản phẩm theo ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm các đồ dùng như: keo dán, hồ,
giấy.
+ Góc phân vai với các trò chơi:


- Nấu ăn: Dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thực phẩm, thu gom đồ dùng
gọn gàng sau khi chế biến các món ăn
- Bán hàng: Mua sắm các đồ dùng tiết kiệm điện, tắt các đồ dùng điện khi
không dùng đến…
Vào giờ vệ sinh trước khi ăn: Trò chuyện với trẻ trước khi rửa tay “Phải
làm thế nào để tiết kiệm nước?”
Giờ ăn cơm: Nhắc nhở trẻ tiết kiệm thức ăn, ăn hết xuất, nếu có thức ăn
thừa thì gom lại để làm thức ăn cho các con vật: Chó, mèo, gà, lợn. Sau khi ăn
xong biết xếp thìa bát gọn gàng, nhẹ nhàng. Dạy trẻ tiết kiệm nước bằng cách
lấy cốc hứng nước, không để nước chảy ra ngoài, uống từng nào rót chừng ấy.
Giờ ngủ: Nhắc nhở trẻ không gây ồn ào, nói chuyện trong giờ ngủ. Không
giật chiếu, xé gối, xé chăn.
Hoạt động chiều: Rèn kỹ năng rửa tay, rửa mặt: rèn cho trẻ cách rửa tay,
rửa mặt đúng thao tác. Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước.
+ Tôi cùng trẻ xây dựng nội quy sử dụng điện trong lớp.
Nêu gương và trả trẻ: Khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có
ý nghĩa bảo vệ môi trường: tiết kiệm nước, quét dọn… Khen ngợi trẻ mặc trang

phục đầu tóc gọn gàng
* Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi đã
có những tiến bộ rõ rệt theo từng ngày. Trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà
giáo viên cung cấp, hình thành thói quen, hành vi, kỹ năng, tình cảm tốt về vấn
đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hơn. Bản thân tôi có nhiều kinh
nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động một ngày của trẻ có lồng ghép nội
dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Có được nhiều bài
giảng hay đạt hiệu quả cao khi dạy trẻ được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá
cao về mặt chuyên môn và sáng tạo.
Giải pháp 5: Sáng tác, sưu tầm các bài thơ, đồng dao, ca dao, bài hát,
câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả cho trẻ.
Có thể nói rằng các bài thơ, ca dao, đồng dao luôn có một sức hút lôi cuốn
trẻ mạnh mẽ. Các bài thơ, ca dao, đồng dao, bài hát hay những tình tiết hấp dẫn của
các câu chuyện...có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc đã đi vào trong tâm hồn trẻ thơ một
cách nhẹ nhàng mà lại sâu sắc. Hiểu được điều này tôi đã sáng tác, các bài hát, các
bài thơ, ca dao, đồng dao, bài vè, câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi để áp dụng vào các bài dạy cho
trẻ. Tôi đã sáng tác các bài thơ, bài vè, bài hát theo các làn điệu dân ca để cho trẻ
dễ thuộc, dễ nhớ.
Ví dụ: Tôi sáng tác bài vè “Tiết kiệm năng lượng”
Nghe vẻ nghe ve
Bé nhớ không được
Nghe vè cô dạy
Mở cửa sổ ra
Khi dùng năng lượng
Điều hòa nhà ta
Điện, nước hàng ngày
Đang chạy tỏa mát
Bé phải nhớ ngay

Như vậy tiết kiệm
Luôn luôn tiết kiệm
Điện cho gia đình
Khi không dùng quạt
Để đất nước mình


Phải tắt điện ngay
Rồi khi rửa tay
Mở vừa đủ nước

Dồi dào năng lượng
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè tiết kiệm

Ngoài ra tôi còn sưu tầm các bài thơ, ca dao, đồng dao, bài hát, câu chuyện
có nội dung về giáo dục năng lượng tiết kiệm để cho trẻ làm quen trong các
quyển tuyển tập thơ ca, trên báo chí, tập san mầm non, trên mạng.
Ví dụ: Những bài thơ, bài hát câu chuyện (Xem phần phụ lục 3).
Kết quả: Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát mà tôi sưu tầm được để áp
dụng vào dạy trẻ tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú, say mê, và thể hiện tình cảm,
thái độ với nội dung câu các bài thơ, bài hát, câu truyện đưa ra và giúp trẻ có kỹ
năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển
toàn diện hơn về mặt thể chất và tinh thần.
Giải pháp 6: Sử dụng, phối kết hợp nhiều phương pháp trong việc giáo
dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ.
* Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện hàng ngày với trẻ sẽ tác động tới
sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và hành vi của trẻ. Trẻ ‘học’ ngay từ
khi được người lớn trò chuyện, vuốt ve. Để giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm và hình thành các kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,

tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, giải thích để giúp trẻ hiểu và nhận biết được
các dạng năng lượng thường được sử dụng trong trường lớp: điện, xăng, dầu,
gas. Nhận biết được các đồ dùng sử dụng điện, nhiên liệu trong trường, lớp.
Biết được lợi ích của việc sử dụng các đồ dùng tiết kiệm điện, nhiên liệu và biết
cách sử dụng nhiên liệu, điện tiết kiệm, hiệu quả. Trên cơ sở đó, tôi giải thích để
cho trẻ hiểu vì sao phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: gợi ý cho trẻ
nói, động viên, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, thể hiện thái
độ đồng tình hay không đồng tình với người có hành vi sử dụng năng lượng tiết
kiệm hoặc không tiết kiệm. Lời nói, câu hỏi của tôi đưa ra luôn ngắn gọn, cụ thể,
gần với kinh nghiệm sống của trẻ, dễ hiểu, phù hợp với khả năng của trẻ.
Trò chuyện với trẻ khi nào? Tôi tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với
trẻ như giờ đón, giờ trả trẻ; thời điểm chuyển tiếp giữa các hoạt động; khi chăm
sóc hay làm một số công việc hàng ngày tại lớp, đặc biệt là những thời điểm
phải sử dụng thiết bị điện hoặc nhiên liệu. Tôi cho trẻ xem video về các cô chú
đầu bếp đang làm việc có sử dụng các loại nhiên liệu như: gas, củi, điện...Tôi
nói tên các nhiên liệu các cô chú đang dùng để đun nấu, lợi ích của chúng. Qua
trò chuyện, tôi nói để trẻ hiểu làm thế nào để tiết kiệm chất đốt (dùng bếp tiết
kiệm năng lượng, ít khói; tận dụng nước nóng - do đặt cạnh bếp hoặc lấy từ bình
nước nóng năng lượng mặt trời để đun nấu). Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ xem
các video về một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió... ở trên đất nước
mình. Trò chuyện với trẻ về những nhà máy đó và ích lợi của nó để từ đó trẻ có
thể hiểu được năng lượng được làm ra như thế nào và cách dùng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Đây là một phương pháp giáo
dục rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo. Thông qua phương pháp này, trẻ sử
dụng và phối hợp các giác quan hành động với đồ vật, đồ chơi để làm những thí


nghiệm đơn giản về năng lượng. Bên cạnh đó trẻ được hiểu rõ và khắc sâu kiến
thức, kỹ năng về các nguồn năng lượng.

Ví dụ:
+ Thí nghiệm 1: Làm thế nào để nhìn thấy vật trong hộp
* Mục đích yêu cầu: Giúp trẻ nhận biết được nhờ ánh sáng mà ta có thể
nhìn thấy được các vật trong cuộc sống.
* Chuẩn bị: Một hộp carton to có thể đậy kín, hai bên hộp có thể đục một
vài lỗ nhỏ và một lỗ to bằng mặt đèn pin. Dùng giấy bịt kín sao cho trong hộp
tối om (lúc cần có thể tháo ra được)
* Tiến hành:
- Cho trẻ lắc, nhìn qua lỗ nhỏ và phỏng đoán vật bên trong hộp. Cô hỏi:
“Theo các con bên trong hộp có vật gì? Con thấy bên trong hộp như thế nào khi
nhìn qua một lỗ nhỏ? Làm thế nào có thể nhìn thấy được vật bên trong hộp tối?
- Tháo một vài lỗ nhỏ để cho chút ánh sáng lọt được vào và cho trẻ quan
sát các vật bên trong hộp. Sau đó cho trẻ nói tên vật bên trong hộp. Cô giáo hỏi:
Muốn nhìn thấy vật rõ hơn thì làm như thế nào? Nếu dùng đèn chiếu vào thì sẽ
như thế nào nhỉ?...và cho trẻ nhìn vào bên trong hộp khi có ánh sáng đèn pin
chiếu qua.
+ Thí nghiệm 2: Nguồn ánh sáng
- Mục đích, chuẩn bị, cách hướng dẫn. (xem phụ lục 4)

Hình ảnh: Trẻ tìm hiểu, khám phá các nguồn ánh sáng
+ Thí nghiệm 3: Tại sao các vật nóng lên
- Mục đích, chuẩn bị, cách hướng dẫn. (xem phụ lục 4)
+ Thí nghiệm 4: Bé làm nước sạch
- Mục đích, chuẩn bị, cách hướng dẫn. (xem phụ lục 4)


Hình ảnh: Trẻ làm thí nghiệm nước sạch theo nhóm.
+ Thí nghiệm 5: Gió có từ đâu?
- Mục đích, chuẩn bị, cách hướng dẫn. ( xem phụ lục 4)


Hình ảnh: Trẻ làm thí nghiệm để tìm hiểu nguồn gió.
* Phương pháp trò chơi: Trò chơi được xem là kỹ năng, là nhu cầu không
thể thiếu được trong các sinh hoạt và hoạt động tập thể với trẻ mầm non hiện
nay. Trò chơi được xem là một phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, có hiệu quả
nhất và dễ tiếp thu nhất.
Ví dụ: * Trò chơi 1: Phân loại hành vi nên, không nên


+ Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hành vi nên và không nên
về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trẻ biết được đâu là hành vi
nên hay không nên.
+ Chuẩn bị: Cô chuẩn bị sẵn cho mỗi đội những hình ảnh về hành vi tiết
kiệm năng lượng như: Đóng cửa khi bật điều hòa, máy sưởi, tắt điện khi ra khỏi
phòng... và hình ảnh về hành vi không có ý thức tiết kiệm năng lượng như: để
quạt chạy khi không ngồi, để ti vi khi không xem....
+ Cách chơi: Cô đặt yêu cầu: Đội 1 tìm hình ảnh có hành vi tiết kiệm năng
lượng. Đội 2 tìm hình ảnh hành vi không tiết kiệm năng lượng. Cho 2 đội thi đua.
*Trò chơi 2: Nối nhiên liệu với các đồ dùng
+ Mục đích: Giúp trẻ phân biệt được nhiên liệu của các đồ dùng.
+ Chuẩn bị: Cô chuẩn bị sẵn bài tập có các hình ảnh về đồ dùng điện và
các nhiên liệu mà các đồ dùng đó sử dụng.
+ Cách chơi: Yêu cầu trẻ nối để tìm ra các nhiên liệu đúng dùng cho các đồ
dùng đó.
*Trò chơi 3: Khoanh tròn các hình ảnh tiết kiệm năng lượng. Đếm và
viết số tương ứng hình ảnh không tiết kiệm năng lượng vào hình tròn.
+ Mục đích: Giúp trẻ phân biệt được các cách sử dụng năng lượng tiết kiệm.
+ Chuẩn bị: Các bài tập có các hình ảnh về cách sử dụng năng lượng tiết
kiệm và không biết tiết kiệm năng lượng.
+ Cách chơi:
- Chia trẻ thành 3 tổ đứng thành 3 hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh trẻ đứng

đầu hàng đứng trước vạch, Khi nghe hiệu lên, trẻ đầu hàng chạy lên thực hiện
theo yêu cầu của cô giáo. Thời gian là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc, tổ nào
làm đúng theo như yêu cầu của cô tổ đó chiến thắng.

Hình ảnh: Trẻ chơi với trò chơi.
Kết quả: Việc lựa chọn và sắp xếp các thí nghiệm, trò chơi theo chủ đề và
được chuẩn bị kỹ lưỡng khi thực hiện rất phù hợp, trẻ rất hứng thú với các thí
nghiệm và các trò chơi. Qua phương pháp này trẻ được phát huy tối đa tính tính
cực, chủ động, sáng tạo, phù hợp với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm-


Trẻ được chủ động trong mọi hoạt động, học dưới hình thức chơi. Đa số các trẻ
đã nắm chắc và nắm vững được các nguồn năng lượng, lợi ích của chúng và biết
cách sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Giải pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và
cộng đồng tham gia giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ, phụ huynh để thực hiện các mục
tiêu giáo dục của lớp là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường mầm non. Ngày nay
khi khoa học công nghệ thông tin càng phát triển thì việc giáo dục các nội dung
giáo dục năng lượng tiết kiệm cho trẻ mầm non là rất cần thiết và phải có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa cô giáo với các bậc phụ huynh. Sự kết hợp nhịp nhàng này
có giá trị làm cho trẻ ngày càng tiến bộ hơn.
Qua thực tế một điều dễ thấy rằng: Tất cả mọi công việc trong trường muốn
đat kết quả tốt đều không thể không có sự ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng,
vì vậy khi triển khai nội dung này tôi đã phối hợp với phụ huynh bằng nhiều
hình thức:
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm thông báo rõ mục đích, yêu cầu, nội
dung, giáo dục phát triển vận động với phụ huynh và đề nghị phụ huynh phối
hợp thực hiện.
Viết lên bảng tuyên truyền những nội dung cần giáo dục, những nội dung

cần sự phối hợp của phụ huynh như xây dựng môi trường giáo dục năng lư ợng
tiết kiệm, những tranh minh họa có nội dung giáo dục năng lượng tiết kiệm để
phụ huynh tham khảo khi trẻ ở nhà.
Hàng tuần tôi dành hai buổi sáng vào lúc đón trẻ (thứ 2 và thứ 6) đọc lên
loa của nhà trường truyền tin những nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng cho
trẻ để phụ huynh có nhận thức đúng và phối hợp với l ớp về chăm sóc, giáo dục
con mình ở nhà.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các cháu,
để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô giáo giáo dục, rèn
luyện cho con em mình.
Ví dụ: Tôi mời phụ huynh dự giờ các hoạt động dạy mẫu cũng như tổ chức
“Ngày hội tiết kiệm điện nước” tại lớp… Đã được phụ huynh đồng tình ủng hộ.
Qua dự các hoạt động tuyên truyền kiến thức về tiết kiệm năng lượng điện
nước… được phụ huynh đóng góp ý kiến, phụ huynh thấy được công việc của
cô giáo cũng như công việc học hành của con em mình. Đặc biệt phụ huynh hiểu
được biện pháp cùng với cô giáo dạy trẻ tiết kiệm năng lượng điện nước, từ đó
hình thành cho trẻ kỹ năng và thói quen trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả góp phần hình thành nhân cách sau này của trẻ...
- Mảng tuyên truyền của trường: Tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà
trường sưu tầm các hình ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, tranh ảnh có nội dung giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm để cho tất cả các bậc phụ huynh, giáo viên
trong trường đều thấy.


Hình ảnh: Tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tại cổng trường.
Thông qua việc phối hợp với nhà trường, các bậc phụ huynh có thể hiểu
hơn về kiến thức giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nắm rõ
hơn kế hoạch giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong
nhà trường và từ đó phụ huynh rèn cho trẻ thói quen tiết kiệm năng lượng tại gia
đình - nơi trẻ sinh sống.

Ví dụ: kế hoạch lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiết kiệm; kế hoạch tổ chức hội
thi; chương trình tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong
trường mầm non.
Kết quả đạt được: Khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy kết quả đạt được
rất đáng khích lệ. Trẻ được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà cũng như ở
trường nên trẻ có rất nhiều tiến bộ. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên
cũng trở nên gắn bó hơn. Phụ huynh rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con tới
trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Về phía giáo viên:
Bản thân tôi nắm chắc được các phương pháp lồng ghép tích hợp nội dung
giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc
.thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo
trong khi tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
Qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và qua kiểm tra thi đua
cuối năm của ngành, lớp đều được xếp loại xuất sắc.
* Về phía học sinh:


Sau một năm thực hiện các giải pháp nêu trên, lớp tôi cũng đạt được những
kết quả như sau:
* Tổng hợp kết quả khảo sát chất lượng tham gia nội dung tiết kiệm
năng lượng cuối năm học (tháng 4/2019):
STT

Nội dung khảo sát

1


Trẻ hiểu biết về năng lượng
Trẻ biết được lợi ích của
năng lượng.
Trẻ biết cách tiết kiệm năng
lượng.

2
3

Tổng số
trẻ
29
29
29

Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số trẻ
%
trẻ
%
29
100
0
0
29

100
0
0
29

100

0

0

Bảng khảo sát mức độ nhận thức của cá nhân trẻ về tiết kiệm năng
lượng đầu năm học 4/2019 (xem phụ lục 3 ).
Như vậy khi ứng dụng các biện pháp, hình thức mới cho thấy kết quả trẻ
đạt lần 2 tăng lên rất cao.
Trẻ có thói quen tốt, biết sống tiết kiệm năng lượng.
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động gần gũi và trải nghiệm cũng như
tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng.
Đa số trẻ đã có phản ứng với các hành vi không tiết kiệm năng lượng của
người khác.
* Về phía phụ huynh:
Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng
lượng, Ban đại diện phụ huynh đã cùng nhà trường đã quan tâm đến công tác tu
sửa, xây dựng cơ sở vật chất cho lớp học như thay toàn bộ hệ thống bóng đèn
tiết kiệm điện cho lớp.
Phụ huynh nắm bắt được một số kiến thức dạy trẻ là rất quan trọng, cách
sắp xếp đồ dùng đồ chơi tranh ảnh….. trong khu vực trong lớp không chỉ để cho
đẹp mà để đưa vào việc dạy học cho trẻ nói chung và giáo dục cho trẻ các hành
vi tốt về tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
Các bậc phụ huynh yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi

khi thấy con em mình ngày càng tiến bộ và có những hành vi đúng trong cuộc
sống.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong trường Mầm non
là một việc làm rất quan trọng. Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích của
năng lượng đối với đời sống con người, từ đo trẻ biết cách sống tích cực hơn


nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, cho gia đình và
cho quốc gia.
Vì vậy ngày nay giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm đã trở thành một
nhiệm vụ quan trọng trọng việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học.
Để giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cô giáo cần có sự hiệu biết
đúng đắn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tâm huyết yêu trẻ và sự
phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ
có được ý thức tốt góp phần giữ gìn nguồn năng lượng.
Với kết quả đạt được, sau quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Tôi đã
rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Để giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng đạt hiệu quả cao nhất điều
quan trọng là giáo viên phải luôn gương mẫu để trẻ làm theo, luôn có ý thức
hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày để tiết
kiệm năng lượng. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biêt lợi ích của năng lượng và đánh
giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc sử dụng năng lượng.
Giáo viên cần phải tích cực học tập, trao dồi kiến thức để tích lũy được
nhiều kinh nghiệm từ đó đưa ra những biện pháp, phương pháp giáo dục trẻ một
cách hiệu quả. Phải không ngừng sáng tạo và thiết kế để tìm ra những thủ thuật,
kỹ xảo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả,
một cách nhẹ nhàng hợp lý.

Làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám Hiệu bổ sung các đồ dùng, đồ
chơi và trang thiết bị đầy đủ đẻ phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo
dục trẻ.
Luôn đi sâu, tìm tòi, sáng tạo và học hỏi đồng nghiệp, sáng tạo phương
pháp giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn, lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào trong tất cả các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt góp phần tạo hứng thú và rèn thói
quen cho trẻ.
3.2. Kiến nghị
Đề xuất với ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện trang bị thêm
nhiều các tài liệu, sách báo, tranh ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non để giáo viên chúng tôi có thêm
nhiều tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học hỏi nâng cao hiểu biết về sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và có nhiều phương tiện hơn để giáo dục trẻ.
BGH tổ chức nhiều hơn nữa các buổi thảo luận về chuyên môn, các hình
thức tổ chức hoạt động để chị em học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn.
Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc lồng ghép
giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau
này.
Trang bị thêm các đồ dùng tiết kiệm điện.


Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra trong quá trình công tác.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài mới chỉ mang tính nghiên cứu bước
đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự góp ý của hội đồng
khoa học các cấp để đề tài sau tôi viết được tốt hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bùi Thị Anh


Nga An, ngày 8 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Mai Thị Hinh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả trong trường mầm non của NXB Giáo dục Việt Nam; Biên soạn: Trần Thị
Thu Hòa- Đặng Lan Phương: “Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên
trái đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái
đất. Năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu (xăng, dầu, rơm, rạ, gas, củi, than),
mặt trời, gió, nước... Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng
không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng của
con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội” [1] trang 6.
2. Trang www. Tap chi cộng san.org.vn: “Trong mấy năm gần đây, các nhà
khoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đã đưa ra lời cảnh báo
về một cuộc khoảng hoảng năng lượng trong thế kỷ XXI. Phân tích về nguyên
nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này, các nhà khoa học cho rằng chủ yếu do
nguồn dầu lửa, khí đốt, than đá đã cạn kiệt, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày
càng cao do nhiều quốc gia đang đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có
nguồn năng lượng chủ đạo mới thay thế dầu lửa; bất ổn về an ninh ở các vùng
chiến lược về năng lượng của thế giới (chủ yếu do chính sách chính trị cường
quyền của Mỹ) và thế giới còn bất đồng quan điểm về các giải pháp xử lý cuộc
khủng hoảng )”[2] trang 4.
3. Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình của
NXB GDVN; biên soạn Nguyễn Thị Hồng Thu - Nguyễn Thị Hiếu: “Sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm chi phí cho cá
nhân hay gia đình mà còn có ý nghĩa tiết kiệm cho quốc gia” [3] trang 2
4. Chương trình giáo dục mầm non( Ban hành kèm thông tư số 17/ 2009/
TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo
và Thông tư số 28/2016/TT-BDGĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm
non); NXB Giáo dục Việt Nam (Xuất bản tháng 8/2017): “Mục tiêu giáo dục
mầm non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;hình
thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi;
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học
ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [4 ] trang 3
5. Giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của NXB
GDVN; biên soạn Trần Thị Thu Hòa – Hoàng Thị Thu Hương: “Sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng một lượng nguyên liệu ít nhất mà vẫn đảm
bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.”
[5] trang 4

6. Quyết định số 4020/QĐ-BGDĐT, năm học 2009 - 2010 Bộ giáo dục và
đào tạo đã soạn thảo chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” và
triển khai đưa vào lồng ghép, giáo dục Trẻ Mầm non ý thức tiết kiệm năng
lượng.


7. Công văn số 4318/BGDĐT-GDMN ngày 14/8/2014 về hướng dẫn nhiệm
vụ giáo dục Mầm non. Nội dung công văn “Tiếp tục nâng cao chất lượng trong
việc tích hợp các nội dung giáo dục vào Chương trình giáo dục mầm non gồm:
giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo;

giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống thảm họa thiên tai”.
8. Báo Họa My, báo cha mẹ và bé
9. Chương trình “quà tặng cuộc sống”, “sống hay sống đẹp”.
10. Hướng dẫn sử dụng mô hình giáo dục năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
NBX GDVN. Tác giả Trần Thị Thu Hòa - Đặng Lan Phương Hoàng Công Dụng.
11.Tạp chí Giáo dục mầm non.

DANH MỤC


×