Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán tại lớp c2 trường mầm non thị trấn nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ5 - 6 TUỔILÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN
Ở LỚP C2 TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN

Người thực hiện: Đoàn Thị Hiền
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn


THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mụcđích nghiên cứu


2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II. Nội dung sánh kiến kinh nghiệm

3

.1. Cơ sở lý luận

3

2. Thực trạng vấn đề

3

3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

5

3.1 Tạo môi trường để cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.

5


3.2. Tổ chức hoạt động học có chủ định và cũng cốđể cho trẻ
làm quen với biểu tượng toán.

6

3.3. Tổ chức hoạt động gócđể cho trẻ được trải nghiệm với
biểu tượng toán.

10

3.4. Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong các hoạt động
khác.

11

3.5. Phương pháp dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán trên
hoạt động học và mọi lúc mọi nơi:

12

3.6. Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng cho trẻ
làm quen với biểu tượng toán.

18

4 Hiệu quả của sáng kiến

19

III. Kết luận, kiến nghị


19

1 Kết luận

19

2. Kiến nghị

20


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ
mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau.
Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có
những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình
nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập, sáng tạo
đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học
ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen
định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu
tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng
tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” Đây là hoạt động học
đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ,
sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ
bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen

vớibiểu tượng toán sơđẳng. Đối với hoạt độngnày người giáo viên cần phải đầu
tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị các phương
pháp, hình thức,đồ dùng cho hoạt độnghọc mới mong hoạt động họcđạt được
hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong
quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻtừ trực
quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực
tiễn. Thông qua hoạt động học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung
quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học.
Nhật thức về hoạt động toán có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn
diện của trẻ, thông qua hoạt động này sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi,
quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách
quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc
phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu
tượng toán sơđẳng, không những giúp cho trẻ học hoạt động toán sau này đẽ
dàng hơn mà còngiúp cho trẻ tiếp thu kiiến thức của các hoạt động khác một
cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ

1


làm quen với biểu tượng toán tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề
tài “Một số biện phápnâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổilàm quen với biểu
tượng toán tại lớp C2 trường mầm non Thị trấn Nga Sơn”.Nhằm tìm ra
nhữnghướng giải quyết tốt nhất, hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng
cho trẻ5 -6 tuổimột cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó
khăn chung đồng thời phát huy cao tính tích cực của trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Khác với hoạt động khác, hoạt động khác việc hình thành biểu tượng toán
cho trẻ là quá trình đòi hỏi sự chính xác, linh hoạt từ những kiến thức cơ bản. Vì

vậy việc tôi quan tâm không chỉ là cung cấp cho trẻ đầy đủ nội dung về toán học
theo phân phối chương trình do bộ giáo dục quy định, mà còn phải tạo ra cơ hội
để trẻ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây
dựng kế hoạch cho bản thân dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, chủ động
trực tiếp thực hiện trên trẻ kết hợp các tài liệu hướng dẫn, nhằm nắm vững nội
dung, phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong từng chủ
đề.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm
quen với biểu tượng toán sơ đẳng, một cách chính xác và bền vững, khắc phục
phần lớn những khó khăn chung, đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực
của trẻ. Đối tượng nghiên cứu là 35 học sinh lớp mẫu giáo C2 (5 - 6 tuổi) của
trường Mầm Non Thị trấn Nga Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
-Phương pháp thực tiễn.
-Nhóm phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2


II.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non là 1 hoạt động rất
quan trọng nhưng nội dung còn nghèo nàn. Một hoạt động học nếu chỉ dạy đúng
phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta chỉ thực sự
đón nhận sự truyền tải kiến thức 1 cách sinh động hấp dẫn khi hoạt động học đó
có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn đối với trẻ [1]
Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy “Làm quen
với môn toán” Là một hoạt động khó và khô khan, mà theo tôi quá trình hình
thành các biểu tượng ban đầu ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ [2]. Cho trẻ làm quen
với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non chính là cơ hội tốt để giúp trẻ
hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động ở trẻ như quan sát, tìm tòi, so sánh.
Qua đó giúp trẻ hình thành những khả năng tìm tòi, quan sát [3]. Thúc đẩy sự
phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hình thành các biểu tượng về môn
toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không
gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban
đầu về môn toán, các thao tác tư duy [4]: Quan sát, tư duy, so sánh, phân tích
tổng hợp, khái quát hóa, khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách
giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: To - Nhỏ; Cao Thấp; Phải - Trái; Nhiều hơn - Ít hơn [5].
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
2.1. Thuận lợi :
* Đối với trường:
Trường mầm non Thị trấn Nga Sơn là trường trọng điểm chất lượng của
huyện, là trường chuẩn quốc gia mức độ I, mục tiêu phấn đấu tháng 9 năm 2019
đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II. Cở sở vật chất tương đối khang trang, sạch
đẹp và thoáng mát, có 10 phòng học và có đủ các phòng chức năng, Nhà trường
luôn được sự quan tâm sát sao của các cấp các ban ngành đoàn thể Thị trấn đang
đầu tư xây mới thêm 7 phòng chức năng vườn thiên nhiên, vườn cổ tích. Đặc
biệt là sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn. luôn
quan tâm về mặt chất lượng lên hằng đầu. Luôn tạo điều kiện cho nhà trường

3


được đi học tập chia sẻ kinh nghiệm vào các đợt chuyên đề do Sở Giáo dục tổ
chức. Nên chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu toàn huyện. Hàng
năm được phụ huynh quan tâm góp phần mua trang thiết bị cho việc dạy và học
của trường. BGH nhà trường nhiệt tình năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm
đã chỉ đạo dạy và học nâng cao chất lượng, chỉ đạo các chuyên đề trọng tâm
trong năm học.
* Đối với lớp:
- Lớp tôi huy động 35/35cháu ra lớp theo độ tuổi đạt 100%
- Các cháu được phân đúng độ tuổi và được học chương trình theo đúng
theo quy định.
* Đối với giáo viên :
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững
vàngtrên chuẩn 97% trong. Vì vậy hầu hết giáo viên đều có kinh nghiệm, có tinh
thần đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, tìm tòi sáng tạo. bản thân là giáo viên còn rất
trẻ năng động hăng say nhiệt tình với công việc có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ
bạn bè động nghiệp cùng tiến bộ. Tôi luôn phấn đấu trong mọi lĩnh vực công tác
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
* Đối với phụ huynh:
Đa số các bậc phụ huynh đều là cán bộ công chức viên chức làm việc trên
địa bàn Huyện Nga Sơn, nên họ đã hiểu được mục đích ý nghĩa và tầm quan
trọng cho con em mình đến học tại trường mầm non Thị trấn, trẻ được chăm sóc
nuôi dưỡng một cách khoa học, trẻ ngoan ngoãn vì vậy phụ huynh đưa con em
đi học đều đặn.
2.2. Khó khăn:
Đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ngoài trời đã đủ số lượng nhưng số lượng
nhưng đố với trường trọng điểm vẫn còn ít.
Đối với trẻ 40% -50% con nhà kinh doanh buôn bán tại chợ Huyện Nga

Sơnđi làm công ty, bố mẹ buôn bán thường về rất muôn, nên trẻ chưa hứng thú
khi tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, gò
bó, chưa tập trung.Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục, nuôi
dưỡng chăm sóc giáo dục của lớp.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình đặc biệt phụ
huynh buôn bán ở chợ, đi làm công ty, đưa con đi học chưa đều, đi sớm, đón

4


muộn bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh có suy nghĩ và chỉ coi trọng đến
các hoạt động khác như: Làm quen với chữ cái, làm quen với toán chưa chú
trọng đến hoạt động này, họ nghĩ đến trường mầm non chỉ có hát vài bài hay
múa là xong.
2.3. Kết quả thực trạng
Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng, biết
được tầm quan trọng của thế giới xung quanh trẻ và kỹ năng, cách hoạt động tìm
hiểu các đối tượng, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết
quả cụ thể.Tôi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong các hoạt động,
mọi lúc mọi nơi, đón trả trẻ. vv
Qua quan sát thực trạng kết quảđầu năm lớp tôi phụ trách về các hoạt động
tìm hiểu các đối tượng, khảnăng quan sát, so sánh, nhận biết, phân loại môi
trường xung quanh. Chất lượng ban đầu trên trẻ như sau:
(Hình ảnh kèm theo bảng kết quả thực trạng trên trẻ 1)
3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3.1Tạo môi trường để cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến
trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc
biệt quan tâm.
Trang trí, sắp xếp lớp học các góc hài hoà hợp lý tạo môi trường học tập sẽ

tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động học theo giai đoạn, theo
chủ điểm, theo nội dung từng bàiTôi luôn bày đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn xung
quanh lớp tạo điều kiện cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình, trẻ có thể
ghép đôi tương ứng 1 - 1 các nhóm đồ vật để đếm và so sánh về số lượng của
2,3 nhóm đồ vật.
Ví dụ:Khi thực hiện ở chủ đề “Trường mầm non”
Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyển
Truyện tranh đãcũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình. Và trang trí ở
“Góc học toán” Của lớp dán theo mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các
hình ảnh được trang trí theo chủ đề.
Ví dụ:Khi học số 6 thuộc chủ đề “Trường mầm non” thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 6
đồ chơi, 6 cái bập bênh, 6 quả bóng. Vào trang “Sách” và viết số tương ứng, đến

5


hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có
bộ sưu tập về động toán rất phong phú.
Ví dụ: Ở góc học tập. Tôi làm bằng bìa cáttông mô hình những chiếc đồng
hồ tròn, đồng hồ quả lắc vừa để làm đồ dùng dạy học cho trẻ vừa trang trí ở góc
học tập giúp trẻ nhận biết được các hình học, con số cơ bản.
Ở góc phân vai. Tôi bày 3 hộp bánh giống nhau nhưng 1 hộp to - 1 hộp
nhỏ- 1 hộp vừa, giúp trẻ phân biệt được độ lớn của 3 hộp bánh.
Khi thực hiện chủ đề “Bản thân”
Trên tường tôi dán hình Bé trai, Bé gái,đang tập thể dục giúp trẻ nhận biết
bạn trai bạn gái, cao hơn thấp hơn của bạn trai và bạn gái.
Tôi cắt dán mô hình đoàn tàu trên tường vừa giúp trẻ học đếm vừa nhận
biếtchữ sốvà vừa giúp trẻ nhận biết được các hình học.
Từ đó khi trẻ chơi theo ý thích hoặc trong các hoạt động học trẻ được quan
sát và tiếp xúc với các loại đồ dùng, đồ chơi, được tự sử dụng sẽ kích thích tư

duy của trẻ, trẻ sẽ tự đưa ra câu hỏi cho mình, cho bạn cùng chơi và cùng trả lời
câu hỏi đó.Tôi luôn thay đổi học liệu theo từng chủ đề, việc thay đổi đó còn đem
đếncho trẻ môi trường luôn có những thách thức mới và kích thích trẻ tư duy và
sử dụng.
Tôi thường xuyên quan sát khi trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi của toán học.
Nếu thấy trẻ luôn sử dụng một loại đồ dùng, đồ chơi tôi sẽ động viên khuyến
khích trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi khác cũng hấp dẫn không kém đồ dùng
mà trẻ đang sử dụng.
(Kèm theo hình ảnh 1 tại phụ lục1)
3.2. Tổ chức hoạt động học có chủ định và cũng cố để cho trẻ làm quen
với biểu tượng toán.
Muốn dạy một hoạt động cho trẻ làm quen với toán có thành công hay
không phụ thuộcphần lớn vào sự chuẩn bị của cô giáo. Để hoạt độngđạt kết quả
tốt thì đồ dùng dạy và học của cô và trẻ phải đẹp và hấp dẫn trẻ, phải đảm bảo
tính sư phạm và đặc biệt là phải đảm bảo tính chính xác của hoạt động toán, phải
phù hợp với chủ đề mình đang thực hiện.
Ví dụ:Chủ đề “Thế giới thực vật”: Khi dạy trẻ so sánh chiều cao 3 đối
tượng: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 cây hoa màu vàng cao hơn, 1 cây hoa màu đỏ
thấp hơn, 1 cây màu xanh thấp nhất.

6


Ví dụ: - Chủ đề nghành nghề tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác
thợ mộc
• Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm
sau đó bắt chiếc lại.

-Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe.
a. Hoạt động học vềsố lượng.

Với trẻ 5 - 6 tuổi cô giáo cần dạy trẻ kĩ năng tập hợp, đếm đúng, sử dụng
đúng các từ chỉ số lượng và thứ tự, dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém, giữa
2 nhóm đối tượng trên cơ sở so sánh về số lượng của 2 nhóm. Với yêu cầu trên
tôi luôn vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức sao cho phù hợp với
từng bài, từng chủ đề.
Để hoạt động học cuốn hút ngay từ đầu với trẻ thì cô phải biết tạo hứng thú
cho trẻ ngay từ phần vàobài, có thể bằng các trò chơi nhẹ nhàng hoặc lồng ghép
tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động toán học một cách logic.
Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia
đình” chẳng hạn. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” Bằng mô hình rối
dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hoa (Cháu ông bà già) là Tuấn, Lan,
và Mai. Vừa kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn
“Ông nhổ củ cải không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” Cô dừng lại đặt câu hỏi
“Vừa rồi chỉ có một mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bé Hoa là thêm
mấy người? (2 người). Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu
chuyện cứ tiếp diễnthêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ
cải đã lên được, trẻ vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối
tượng, trẻ rất thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể và nắm được kiến
thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ.
Ví dụ:Chủ đề“Thế giới thực vật”: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
Sau đó gợihỏi trẻ: Các cháu vừa chơi trò chơi gì? Để cây nhanh ra hoa các cháu
phảilàmgì? Chúng mình cùng tưới cây nào? Các cháu thấy có mấy cây ra hoa rồi
mỗi cây hoa có mấy hoa? Hai cây hoa có tất cả mấy bônghoa? Bây giờ chúng
mình cùng gieo hạt và trồng thêm những cây hoa khác nhé.Có bao nhiêu cây hoa
màu đỏra hoa rồi? Các cháu cùng đếm xem có đúng là 6 cây hoa màu đỏkhông
nhé. Bạn nào có nhận xét gì về số cây hoa màu đỏ và số cây hoa màu vàng?
Chủ đề “Nghề nghiệp”: Tôicho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và
đàm thoại cùng trẻ: Các cháu vừa hát bài hát nói về ai? Chú công nhân làm gì?
7



Hôm nay các cháu sẽ cùng làm chú công nhân thi đua nhau xây những ngôi nhà
thật đẹp nhé. Các cháu cùng đặt khối vuông xuống trước và đặt chồng khối tam
giác lên trên nào. Các cháu xây được mấy ngôi nhà? Chúng mình cùng đếm xem
có đúng không nhé. Bây giờ các cháu sẽ trồng cho mỗi ngôi nhà 1 cây xanh cho
mát nhé.(Cô hướng dẫn trẻ đặt dưới mỗi ngôi nhà 1 cây).Các cháu trồng xong
chưa? Cáccháu trồng được mấy cây? Các cháu cùng đếm nào? Các cháu thấy số
ngôi nhà nhưthế nào so với số cây xanh?
b. Hoạt động học về kích thước, số lượng
Trẻ 5 tuổi thìkhả năng ước lượng bằng mắt của trẻ một cách chính xác nên
khi dạy trẻ so sánh về kích thước, hình dáng tôi luôn phải chuẩn bị cho trẻ
những đồ dùng sinh động và có sự khác biệt rõ nét và tạo tình huống cho trẻ
được tự trải nghiệm để phát hiện ra sự khác nhau về kích thước thông qua các
hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Để cho trẻ so sánh từng
chiều dài của 3 vật tôi luôn sử dụng các đồ dùng đa dạng nhưng dấu hiệu cần so
sánh phải nổi bật.
Vídụ:Chủ đề “Thế giới động vật”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về
chiều cao 3 đối tượng: Tôi cho trẻ so sánh hai con vật như con Voi, con Gấu với
con Thỏ. Trẻ sẽ tri giác và nhận ra con Voi cao hơn con Gấu và con Thỏ. Con
Thá thấp hơn con Voi và con Gấu.
Chủ đề “Gia đình”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều rộng ba đối
tượng: Tôi cho trẻ làm bưu thiếp tặng sinh nhật em bé bàng thiệp mời cô sưu
tầm, một bưu thiếp màu đỏ rộng nhất,thiệp màu hồng rộnghơn, bưu thiếp màu
xanh hẹp nhất,nhưng chiều dài bằng nhau. Khi trẻcho bưu thiếp vào phong bì thì
trẻ phát hiện bưu thiếpmàu đỏ, màu hồngrộng hơn thìkhông bỏ vừa bì thư được
còn bưu thiếpmàu xanh hẹp nhất thìcho vừa bì thưđược.
Chủ đề “Bản thân”: Dạy trẻ nhận biết sựkhác nhau về chiều dài 3 đối
tượng: Tôi phát cho mỗitrẻ ba dây nơ có màu sắc và chiều dài khác nhau. Trẻtự
thực hiện thao tác buộc vòng vào tay cho nhau. Lúc này trẻ phát hiện được dây
nơ ngắn hơn thì không buộc được còn dây nơ dài hơn thì buộc được.

Để nhận ra sự khác biệt về kích thước, tôi dạy trẻ các thao tác so sánh về
kích thước của 3 đối tượng bằng cách đặt cạnh hoặc xếp chồng trùng khít 1 đầu
lên nhau theo chiều đo kích thước cần so sánh trên cùng một mặt phẳng. Trên cơ
sở đó trẻ biết phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. Tuy nhiênở hoạt động học
này trẻ sử dụng các từ dài nhất -Dài hơn - Ngắn hơn, caonhất - Cao hơn - Thấp
8


hơn, to nhất- Tohơn-Nhỏ hơn, rộngnhất-Rộng hơn - Hẹp hơn còn rất lúng túng,
chưa đúng đôi khi còn lặp lại từ cuối của cô nên tôi thường cho trẻđược phát âm
nhiềulần. Qua đó trẻ sẽ nhận biết rõ hơn về kích thước cần so sánh.
(Kèm theo hình ảnh 2 tại phụ lục 2)
c.- Hoạt động học về không gian, thời gian
Định hướng trong không gian là cách xác định vịtrí phía trước - Phía sau;
Phía trên - Phía dưới; Phía phải - Phía trái của bản thân so với các đối tượng
khác. Do vậy khi dạy trẻ xác định phía trước - Phía sau, phía trên - Phía dưới
của bản thân trẻ việc chủ yếu cần làm là dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Chính vì
vậy tôi đã tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và tự rút ra kinh nghiệm của
bản thân.
Ví dụ: Chủ đề“Trường mầm non”: Tôi sẽ tạo một không gian rộng và cho
trẻ tham gia vào một cuộc dã ngoại. Kết thúc cuộc dã ngoại tôi hỏi trẻ: Các con
cónóng không? Để đỡ nóng hơn các con cùng quan sát xem cô làm gì nhé? Các
con đã đỡ nóng hơn chưa? Vì sao? Vì sao con biết là quạt đang chạy? (Vì khi
ngẩng đầu lên thì nhìn thấy nó đang quay).
Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định các phía khác tôi sẽ dấu đồ vật ở
từng phíavà cho trẻ tự trải nghiệm và suy nghĩ. Cô giáo vừa hướng dẫn vừa gợi
hỏi trẻ để kích thích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”: Tôi cho trẻ chơi trò chơi làm động tác
môphỏng các hành động như: Đánh răng, xúc cơm ăn. Khi trẻ làm động tác mô
phỏng hành động đang đánh răng cô hỏi. Con đang cầm bàn chải bằng tay nào?

Con dùng tay nào cầm ca nước? Tay trái ngoài việc cầm ca nước còn dùng để
làm những việc gì? (Cầm bát, giữ vở). Tay phải ngoài cầm bàn chải khi đánh
răng còn dùng để làm những việc gì? (cầm thìa, cầm bút).Tay cầm bát của con
đâu? Đó là tay gì?. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ định hướng các phía
bằng hình ảnh những con vật gần gũi bằng nhựa, bằng bông Kích thích hứng thú
của trẻ và kể bằng những câu chuyện.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”: Tôi chuẩn bị mũ múa con Gà cho 1 trẻ
đội; 1 con Vịt bằng nhựa; 1 con Mèo bằng bông. Câu chuyện là “Cuộc thi xem
ai nhanh”. Ban đầu là bạn Mèo đi trước, sao đó đến Gà, đến Vịt. Cô cho trẻ xác
định vị trí đứng của mình khi được đóng vai con Gà. Cô kể tiếp. Bạn Mèo dần
dần thấymệt đi chậm lại không biết ai sẽ vượt lên đi trước (Cô cho bạn Gà lên
trước). Từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn trong việc xác định vị trí trong không gian.
9


- Định hướng về thời gian:Tôi cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Buổi
sáng trẻ đến lớp nhắc trẻ vào (Thực hành với lịch) gắn thứ, ngày, tháng, các sự
kiện,ngày sinh nhật của trẻ. Chuẩn bị ăn trưa cô hỏi trẻ mấy giờ chúng ta ăn cơm
trưa? Khi phụ huynh đưa trẻ đến cô hỏi hôm nay con dậy lúc mấy giờ? Thứ mấy
con được phiếu bé ngoan? Một tuần con đi học mấy ngày? Từ thứ mấy đến thứ
mấy đến thứ mấy? Các con được nghĩ ở nhà thứ mấy?Hàng ngày cho trẻ hoạt
động ngoài trời quan sát các hiện tượng tự nhiên: Nắng, gió, mưa giông, mưa
phùn, trẻ phân biệt được các hiện tượng nổi bật của từng mùa trong năm
d. Hoạt động học về hình dạng.
Với trẻmẫu giáo bé khả năng phân biệt các hình hình học của trẻ còn chưa
rõ nét nên trong hoạt độngnày tôi thường dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình
theo đường bao quanh hình, khi dạy trẻ thực hiện một số thao tác khác nhau
như: Lăn hình, lăn khối. Qua thực tiễn trẻ thấy rằng, hình tròn, khối cầu, khối trụ
lăn được còn các hình khác, khối khác không lăn được. Từ đó trẻ sẽ nắm được
một số dấu hiệu đặc trưng của hình, khối.

Ví dụ: Yêu cầu trẻ cầm khối vuông bằng tay phải giơ lên phía trên, cầm
khối cầubằng tay trái để xuống phía dưới.
Hay: Xếp các khối tam giác lên phía trên và các khối chữ nhật xuống phía
dưới.
Ngoài ra tôi còn sử dụng các trò chơi để cho trẻ ôn luyện như trò chơi“Cái
túi kỳ diệu” trong đó trẻ phải thực hiện nhiệm vụ phân biệt, nhận biết hình chỉ
bằng cách dùng tay sờ đường bao hình. Tất cả các trò chơi, bài luyện tập trên
đều góp phần khắc sâu hơn những biểu tượng về cáchình, khối mà trẻ đã có.
3.3. Tổ chức hoạt động góc để cho trẻ được trải nghiệm với biểu tượng
toán.
Với hoạt động cho trẻ làm quen với toán: Việc trẻ lĩnh hội và củng cố kiến
thức ởcác góc chơi là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích đối với trẻ.
(Kèm theo hình ảnh 3 tại phụ lục 3)
a. Góc khám phá

Trẻ được tự do tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung, tô màu các đồ dùng
đồ chơi. Sau đó đếm và so sánh về số lượng của các đồ dùng đồ chơi đó, nhận
xét về kích thước của 2,3nhóm đối tượng với nhau.

10


Cô có thể cho trẻ xem các tranh vẽ các con vật, các loại phương tiện giao
thông, và cho trẻ nêu nhận xét của mình về phía phải - Phía trái; Phía trước Phía saucủa các con vật, các loại phương tiện giao thông.
(Kèm theo hình ảnh 4 tại phụ lục 4)
b. Góc xây dựng.
Trẻ dùng các hìnhkhối để xếp ngôi nhà, xếpmô hình các phương tiện giao
thông. Lúc này trẻ sẽ tư duy xem xếp các đối tượng này như thế nào? Xếp gì
trước? Xếp gì sau? Xếp cácmô hình để tạo thành các chủ đề nhỏ: Trường học,
công viên, trang trại, bếnxe.

c. Góc nghệ thuật.
Cho trẻ in, dán và xếp các hình, khối để tạo thànhmô hình các loại đồ chơi
như: Ô tô, tàu thuỷ, ngôi nhà.Khi tạo ra sản phẩm trẻ sẽ tự đưa ra câu hỏi với
bạn cùng chơi: Đây là hình gì? Khối gì?
d. Góc thiên nhiên.
Trong góc thiên nhiên khi trẻ được chơi với cát, nước, được chăm sóc cây.
rẻ sẽ nhận thức được bồn cây to hơn sẽ phải tưới nhiều nước hơn, bồn cây nhỏ
hơn sẽ tưới ít nước hơn.
e. Góc phân vai.
Cô bày 1-2 gian hàng không theo dấu hiệu chung và cho trẻ chơi bán hàng.
Trẻ sẽ tự nhận thấy đồ dùng này không phải ở gian hàng này mà ở gian hàng kia
và sẽ nhặt đồ dùng để về đúng gian hàng của nó. Như vậy trẻ sẽ bước đầu biết
tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung.
3.4. Cho trẻ làm quen với toán trong các hoạt động khác.
Để củng cố kĩ năng toán học cho trẻ một cách tích cực hơn và để hoạt động
học tậpkhác được phong phú đa dạng hơn. Trong các hoạt động khác tôi thường
tích hợp toán vào các hoạt độngmột cách nhẹ nhàng, thoải mái và phù hợp:
Ví dụ: * Hoạt động phát triển vận động: Khi dạy trẻ trèo lên xuống thang.
Tôi cho trẻ đếm số bậc thang để rèn kĩ năng đếm đúng cho trẻ.
Hay khi dạy trẻ ném trúng đích. Tôi sẽ thưởng cho mỗi trẻ ném tốt một
bông hoa, sau mỗi lần chơi cho trẻ kiểm tra xemmỗi tổ được bao nhiêu bông hoa
và so sánh số hoa ở 2 tổ xem tổ nào nhiều hơn, tổ nào ít hơn.

11


* Hoạt động tạo hình: Trẻ sẽ nặnvà đếm xem mình nặnđược bao nhiêu củ
cà rốt.Nặn bông hoa mấy cánh? Nặn đầu, thùng xe ô tô khối gì? Đầu con gà
giống khối gì?
Ví dụ : Ở hoạt động học. Chia nhóm đối tựơng 7 thành 2 phần tôi lồng nội

dung giáo dục dinh dưỡng vào bằng cách Tặng cho trẻ 1 lẵng hoa quả, hỏi trẻ đó
là những quả gì? Các con có thích ăn những quả đó không? Vì sao? (Trong quả
có chứa nhiều Vitamin), Vitamin giúp ích cho chúng mình như thế nào? (Sáng
mắt, thông minh, khoẻ mạnh). Sau đó cho trẻ đếm số lượng quả ra đĩa và gắn
chữ số tương ứng. Tiếp theo chia nhóm quả làm 2 phần (Quả chứa nhiều vitamin
A, Quả chứa nhiềuvitamin C)
3.5. Phương pháp dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán trên hoạt

động học và mọi lúc mọi nơi:
Hoạt động làm quen với biểu tượng toán không đòi hỏi giáo viên phải có
nhiều năng khiếu, song làm thế nào để truyền thụ kiến thức một cách chính xác
mà hoạt động không bị nhàm chán, cứng nhắc, trẻ không hứng thú. Trước khi
thực hiện cho trẻ làm quen với toán tôi cần nghiên cứu kỹ đề tài, tham khảo
nhiều tài liệu, tìm ra nhiều hình thức giảng dạy, sau đó tôi chọn một hình thức
dạy cho trẻ có hứng thú tiếp thu bài nhẹ nhàng, hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm
của lớp.
VD: Khi ôn tập các khối: Khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu,
trước khi dạy ở mọi lúc, mọi nơi tôi cho trẻ làm quen với các hộp kẹo, hộp bao
diêm, hộp phấn, quả bống, long bia hoặc các con vật được ghép bởi các khối:
VD con mèo đồ chơi này được ghép bằng những khối gì? (Đầu khối cầu,
khối vuông; mình khối chữ nhật, khối trụ; chân khối vuông) Nếu hôm sau cô
cháu mình cùng ghép các con vật đó cháu có ghép được không?.
Như vậy trước mỗi hoạt động làm quen với toán tôi đều có kế hoạch cho trẻ
làm quen với nội dung sẽ dạy tên hoạt động học sắp tới thông qua hoạt động vui
chơi và các sinh hoạt khác, bởi đây là cơ hội tốt giúp trẻ tiếp thu bài mới một
cách đầy đủ, có hứng thú.
(Kèm theo hình ảnh 5tại phụ lục 5)
Tuy nhiên trong các hoạt động tôi luôn gần trẻ để đặt ra cho trẻ những câu
hỏi mang tính gợi mở: VD trong hoạt động vui chơi ở các góc trong chủ đề gia
đình tôi đặt câu hỏi như: Gia đình bác có mấy người?Từng người trong gia đình


12


cháu cần bao nhiêu cái bát? bao nhiêu đôi đũa? Hay là góc chơi nấu ăn. Tôi hỏi
trẻ: Nhà bác có bao nhiêu cái xong? Bao nhiêu cái rổ?
Còn góc chơi nghệ thật: Tôi khuyến khích trẻ vẽ gia đình của mình và hỏi
trẻ số lượng các thành viên mà trẻ thể hiện qua tranh.Quá trình được làm quen
như vậy chác chắn vào hoạt động học sắp tới, khi hỏi trẻ về các nhóm đồ dùng,
đồ chơi có số lượng là 6,7,8 có xung quang lớp trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy ngay.
Soạn giáo án là khâu rất quan trọng, quan trọng nhất là làm lên thành công
của tiết dạy tôi thường chú ý đến những điều sau:
- Nắm được yêu cầu đề ra mà trẻ đạt được.
- Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi và thực trạng trẻ trong lớp, xác định rõ dạng
bài tập này thuộc dạng bài tập sao chép, hay dạng bài tập sáng tạo, từ đó để xác
định mức độ tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động, để xác lập phương thức hoạt động
cho trẻ và lựa chọn hình thức hoạt động sao cho có hiệu quả.
VD: Chủ đề thế giới động vật với hoạt động làm quen số 6, tôi chuẩn bị mô
hình Gấu Mi Sa có 6 cây nến, lọ hoa có 6 bông, quà của trẻ là 6 con thú, 6 tiếng
vỗ tay chúc mừng hoặc một số món quà chưa đủ số lượng 6 và yêu cầu trẻ thêm
vào. Sau đó cho trẻ đếm và gắn số tương ứng.
- Tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ ở trong hoạt động học mà
còn ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên cần sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng
để vào bài sao cho hấp dẫn. Làm thế nào để một thời gian gắn mà trẻ tiếp thu bài
học một cách nhẹ nhàng và trẻ nghĩ rằng đó là những điều có thật.
Trẻ mẫu giáo rất hay bắt chước nên lời nói và việc làm của cô giáo bao giờ
cũng chính xác, Với những trẻ khá cô gợi ý để trẻ biết sáng tạo thêm, còn đối
với những trẻ yếucô cần phải có sự hướng dẫn tỷ mỷ và kỹ càng. Trong quá
trình dạy tránh chì chích trẻ mà chủ yếu là động viên và khen ngợi.
VD: Khi tổ chức hoạt động góc: Với góc học tập, Tôi cho trẻ chơi cờ xúc

sắc về số lượng hình dạng, xếp hình bằng hột, hạt que tính, còn ở góc nghệ thuật
cho trẻ cắt dán các hình học.
* Tích hợp một số hoạt độngvới hoạt động cho trẻ làm quen với biểu
tượng toán:
Để hoạt động làm quen với toán thành công tôi tích hợp một số hoạt động
khác vào. Đối với môn toán việc tích hợp nhiềuhoạt động không khó, nếubiết
cách lồng ghép sẽ làm cho hoạt động học sinh động lại cung cấp, củng cố và mở
rộng được kiến thức.
13


VD: Khi dạy đếm đến 8, nhận biết số 8 tôi cải biên bài đồng dao “Rềnh
rềnh, ràng ràng”Lời bài đồng giao như sau:
(Kèm theo hình ảnh 5tại phụ lục 5)
Cho trẻ làm quen với que tính ở hoạt động chiều
Như vậy việc tích hợp các mộ học khác vào hoạt động cho trẻ làm quen với
biểu tượng toán là rất cần thiết gúp cho trẻquá trình lĩnh hội những kiến thức của
trẻ được khắc sâu hơn, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện vận dụng những hiểu biết
mới vào hoàn cảnh và tình huống. Do đó các kỹ năng thói quen được hình thành
nhanh hơn, hơn nữa còn giúp trẻ phát huy được tính độc lập chủ động và tích
cực trong các hoạt động thông qua học mà chơi, chơi mà học.
*Các biện pháp sử dụngđồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt
động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi:
Với trẻ 5 - 6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết,
không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹ, thông minh, hoạt bát, sáng tạo
trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác
mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó
còn giúp trẻ có tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1. Muốn trẻ hào hứng
tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học
tập cho trẻ như: cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ lời câu hỏi của cô, cách giơ

thẻ số và cách sử dụng trực quan khi tham gia các hoạt động. Cách thực hiện các
bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả
năng nhận biết nhanh, khá giỏi, trung bình, để tiện theo dõi và có kế hoặc cụ thể
để bỗi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng có biện pháp
giáo dục trẻ. Trong quá trình thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn
giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:
Tôi sử dụng mô hình,sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi
đểdẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán
VD: “Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn
chủđề. Quê Hương - Đất nước- Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác
đượcxếp theo hình thức sau.
- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật.
- Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông
- Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằngkhối trụ

14


- Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu.
Khi gợi mở cho trẻ chú ývào bài giáo viên nói. Hôm nay cô cùng các con
sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thủđô Hà Nội, khi đi đến trước Mô hình cô hỏi trẻ:
Chúng mình đang được đến thăm nơi nào? Mô hình lăng Bác có gì đặc biệt? trẻ
nêu được là “Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào xếp bằng khối v
uông,đó là những khối đã học rồi”. Cô nhắc lại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu
kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ cùng khám
phá các khối nhé.Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi
cũng gợi ý dẫn dắt bằng bài thơ.
VD: Chủ đề thế giới động vật. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Mèo đi câu
cá”, sau đó tôi hỏi trẻ: Ttrong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời: Nói về anh em nhà
mèo đi câu cá! Tôi đã chuẩn bị đồ dùng trực quan của giáo viên và trẻ giống

nhau là 2 nhóm: Mèo và cá có số lượng 8 Để tạo nhóm mới. Thì chúng mình
cùng nhau xếp tương ứng nhóm mèo và nhóm cá ra.
Việc gây hửng thú ngay từ đầu hoạt động học bằng đồ dùng trực quan
không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm
lý thoái mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của hoạt động học.
* Việc lựachọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hình
tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ.
Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô
hình với nhau.
Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng hoạt động học,
đúng chủ đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng
một lúc với cô nhịp nhàng.Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, lời
nóichính xác để trẻ không lúng túng khi làm theo cô.Cô hướng dẫn trẻ sử dụng
đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phảikhoa học, đúng lúc.Các đồ dùng
trực quan chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần.
Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. nếu trẻ còn lúng
túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai
sót.Đối với đồ dùng trực quan cóđiểmđặc khác biệt tôi sử dụng câu đố để
đưatrực quan ra.
VD: Khối vuông và khốicầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.
Khối gì xinh xắn
15


Sáu hình vuông.
Bé hãy đoán xem.
Khối gì thế nhỉ?
Hay:
Khối gì tròn lắm.

Không xếp chồng được đâu.
Không đứng yên được lâu.
Động và lăn lông lốc.
Để liên kết các nội dung trong một hoạt động họcđược liên hoàn và chuyển
sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không
có động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng
các câu truyệnsáng tạo.
VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp cô,
và bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói gì
không nào? (Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với cô
giáo) Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình ngày 19/5 là ngày gì? Là ngày sinh
nhật Bác Hồ đúng đấy bạn thỏ cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết
bí mật của ngày 19/ 5 nên đã tặng lớp mình một món quà (Món quà đó là một
trò chơi ôn luyện các chữ số) với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp
lý điều đó đã phát huy được tính tích cực trẻ, khi tham gia các hoạt động.
VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
tôi đặt câu hỏi?
Con nào thích chơi khối cầu và khối trụ?Con nào thích chơi khối vuông và
khối chữ nhật?Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhắn nặn khối cầu, khối trụ
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy
màu tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng
nhau tham gia vào các hoạt động.
* Sưu tầm một số đồ chơi, trò chơi mới.
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động
làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi - Chơi mà học”. Là một
đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận

16



nhiệm vụ học một cách tự nhiên,nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. Trẻ
hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn.
(Kèm theo hình ảnh 7, tại phụ lục7)
* Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một hoạt động học,
sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của
trò chơi phải được nâng dầnnên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo
tính tích cực của trẻ,chính vì vậy tôi đãnghiên cứu,xác định nội dung bài dạy để
chọn trò chơi cho phù hợp,tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo
nhóm, tổ, cá nhân và tập thể.
Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà”
Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm.
VD: Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho hoạt động học ôn luyện và
nhận biết chữ số.Qua việc sử dụng trò chơi trong các hoạt động làm quen với
biểu tượng toán, hoạt động học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách
toàn diện,tinh thần thoải mái nên cơ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều
này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
* Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến
trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc
biệt quan tâm. Trang trí, sắp xếp lớp học các góc hài hoà hợp lý tạo môi trường
học tập sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động theo giai
đoạn, theo chủ điểm,theo nội dung từng bài. Tuỳ vào nội dung của từng bài để
bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ chơi,tranh treo tường cho hợp lý để trẻ
luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
VD: Chủ đề gia đình
+ Treo tranh về gia đình đông con,ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo
dục trẻ.
+ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm.

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong việcnâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen với biểu tượng toán.

17


- Trong các hoạt động học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một
số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình
VD: Trong hoạt động tạo nhóm số lượng trong chủ đềđộng vật tôi đã kể
cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôiđưa ra nhómcon gàtrống thì lần lượt
các con gà được xuất hiện trên màn hình với vói tiếng gáy 0 ó o. Các hiệu ứng,
âm thanh, tiếng độngcác hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được
sự chú ý với trẻ hơn.
3.6. Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen
với biểu tượng toán.
Như chúng ta đã biết giáo dục trẻ có thông tin hai chiều, giúp gia đình và
nhà trường có chung quan điểm giáo dục trẻ. Qua các cuộc họp phụ huynh hay
khiđón, trả trẻ tôi tranh thủ trao đổi về việc cho trẻ làm quen với biểu tượng
toán, nếu trẻ còn yếu ở nội dung nào tôi yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với
cô giáo khắc phục những điều đó, hoặc những phụ huynh thường cho trẻ học
quá sức và nghĩ rằng trẻ sắp vào lớp 1 bày dạy trước ở nhà. Cũng qua cuộc họp
phụ huynh chúng tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh tầm quan trọng của
hoạt động, qua đó đánh thức những phụ huynh đang xem nhẹ vấn đề này.
Động viên phụ huynh mua sắm đồ dùng học tập, đồ chơi phục vụ cho hoạt
động như: Vở Bé làm quen với toán, lô tô, đồ chơi học toán, thẻ số, que tính,
hình khối. Ngoài ra còn phối hợp phụ huynh làm đồ dùng cho dạy học, đồ chơi.
(Kèm theo hình ảnh 5, 6 tại phụ lục 5)
Hình ảnh phụ huynh mang đồ dùng bằng phế liệu
Chúng ta biết rằng việc kết hợp với phụ huynh là việc làm vô cùng quan
trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và biểu tượng toán nói riêng.

Khi có sự kết hợp chặt chẽ cô sẽ nắm rõ được tình hình, sở thích, đặc điểm tâm
lý của trẻ để từ đó cô có cách dạy trẻ sao cho phù hợp.
Để kết hợp với phụ huynh được tốt tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với
phụ huynh nhằm tìm hiểu và nắm được tình hình sở thích toán học của trẻ. Tôi
thường phô tô các hình học, số, độ dài, ngắn, cao hơn thấp hơn cho phụ huynh
xem và đồng thời cũng trao đổi với những phụ huynh nhà có nối mạng vào một
số các trang web doawload một số cách thức dạy trẻ ở nhà.
Tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích phụ huynh cùng kết hợp với cô
giáo dạy trẻ những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu để nhằm phát triển tư duy
cho trẻ. Tạo môi trường hoạt động toán học cho trẻ tại nhà.

18


Nhờ phụ huynh thu nhặt giúp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ phục vụ
cho hoạt động. Không những vậy tôi còn khuyến khích phụ huynh cùng làm đồ
chơi ở nhà với trẻ và cùng trẻ học toán.
Cùng với phụ huynh tìm ra những sáng tạo, những phát minh mới của trẻ.
Hoặc tìm ra những chỗ trẻ còn yếu mà hướng dẫn, tập luyện cho trẻ..
Với cách làm như vậy tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ
phía phụ huynh qua đó mà việc tôi dạy toán cho trẻ cũng thuận lợi dễ dàng.
Giúp tôi phát huy được tính tính cực của trẻ trong hoạt động toán.
- Qua biện pháp phối kết hợp với phụ huynh thật sự đã có nhiều chuyển biến
đáng kể về việc nhận thức của phụ phụ huynh về việc phát huy tính tích cực
trong hoạt động toán của trẻ một cách đúng đắn. Một số phụ huynh rất phấn
khởi khi được xem hoạt động toán của các con. Việc phối kết hợp cùng phụ
huynh dạy trẻ về hoạt động toán còn giúp tôi thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt. Trẻ phát
huy tính tích cực sự sáng tạo của trẻ .
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VÓI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG:


Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng
trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu
tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan.
(Hình ảnh kèm theo bảng khảo sát 2)
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận
Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy
ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng chưa hình thành các biểu
tượng về toán ban đầu, Vì thể người lới nói chung và các cô giáo Mầm non nói
riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ những biểu
tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 5 - 6 tuổi vốn hiểu biết còn ít, vì vậy những
biểu tượng về Toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Vì thế để hình
thành được biểu tượng về toán trẻ cần dựa vào vốn tích luỹ của bản thân vốn
ngôn ngữ nhất định để diễn đạt, trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán,
giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận thức các
biểu tượng sơđẳng về toán làm tăng thêm vốn hiểu biết về trẻ.
Và tôi luôn phải tìm tòi học hỏi, nội dụng mọi hoàn cảnh địa phương để
phát triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, nhất là đồ
dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi.
19


Điều cần thiết nhất là cần phải biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng
tình, từ đó con em mình ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích học,
không những hoạt động “Làm quen với toán” mà còn có ích cho các hoạt
độngkhác nữa. Tôi luôn luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi những kinh nghiệm
sáng kiến đúc rút những bài học để hoạt động đạt kết quả cao .
Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có

hiệu quả để hỗ trợ phương pháp hình thành biểu tượngvề hình khối nói riêng và
biểu tượng về toán học nói chung là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới những
người tâm huyết với nghề, với trẻ.
2. Kiến nghị
Để giúp cho hoạt động đạt được kết quả cao hơn nữa trong những năm học
tiếp theo. Tôi rất mong được các cấp các nghành đầu tư cho mỗi lớp trong
trường 1 bộ ti vy 55 in để các lớp khai thác tối đa các phần mềm để các cháu
hoạt động một cách tốt nhất. Hỗ trợ kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, đồ
dùng, đồ chơi ngoài trời phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn nữa.
Với những gì tôi ghi nhận hôm nay sẽ được vận dụng vào điều kiện thực
tế, song với sáng kiến kinh nghiệm này tôi rất mong được sự quan tâm xây
dựng, đóng góp ý kiến của đông đảo bạn bè đồng nghiệp để bản thân mình tiến
bộ hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị

Thị Trấn, ngày 10tháng 4năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
củamình viết không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI LÀM SKKN

Đoàn Thị Hiền

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
2. Giáo trình Tâm lý học mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm
2014.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Tâm lý học lứa tuổi Mn. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB giáo dục 1994.
Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, năm học
2015 – 2016, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
– Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2013.
6. Chương trình “Chăm sóc giáo dục trẻ và hướng dẫn thực hiện chương
trình các độ tuổi” của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
7. Toán phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ MN. Đinh
Thị Nhung - NXB Đại Học quốc gia Hà Nội 2000.
8. Giáo dục MN (Tập 1,2) – Đào Thanh Ân – NXB Đại học quốc gia Hà
Nội 1997.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG DG&ĐT, SỞ GD& ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Đoàn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn
TT
1

2

3


4

Tên đề tài sáng kiến
Nâng cao chất lượng
cho trẻ mẫu giáo 3 –
4 tuổi
Nâng cao chất lượng
5 – 6 tuổi làm quen
với chữ cái
Ứng dụng những thí
nghiệm khoa học vui
vào việc giáo dục trẻ
5 – 6 tuổi ở trường
mầm non Thị Trấn
Một số biện pháp
nâng cao chất lượng
cho trẻ 5 - 6 tuổi làm
quen với biểu tượng
toán ở lớp C2 trường
mầm non Thị trấn
Nga Sơn

Cấp đánh giá Kết quả đánh Năm học đánh
xếp loại
giá xếp loại
giá xếp loại
Phòng giáo
dục Nga Sơn


B

2006- 2007

Sở GD &ĐT
Thanh Hóa

C

2013- 2014

Phòng giáo
dục Nga Sơn

B

2016- 2017

Phòng giáo
dục Nga Sơn

A

2018 - 2019


PHỤ LỤC
I. CÁC BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5 – 6TUỔI LQ VỚI BIỂU TƯỢNG
TOÁN Ở LỚP C2

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN
1. Bảng 1 khảo sát chất lượng đầu năm:
TT

1
2
3
4
5

Nội dung

Tập hợp
lượng
Biểu tượng
hình dạng
Biểu tượng
kích thước
Biểu tượng
thời gian
Biểu tượng
không gian

Tổng

số
về
về
về
về


Đạt
ST

%

Chưa
đạt
ST

35

28

80

7

20

35

27

77,9

8

22,8


35

29

82,8

6

17,2

35

29

82,8

6

17,2

35

29

82,8

6

17,2


ST

%

Chưa
đạt
ST

%

35

35

100

0

0

35

35

100

0

0


35

35

100

0

0

35

35

100

0

0

35

35

100

0

0


%

2.Bảng 2. khảo sát chất lượng cuối năm:
TT

1
2
3
4
5

Nội dung

Tập hợp
lượng
Biểu tượng
hình dạng
Biểu tượng
kích thước
Biểu tượng
thời gian
Biểu tượng
không gian

Tổng

số
về
về
về

về

Đạt

II. PHỤ LỤC 2 CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA TRẺ 5 – 6TUỔI LQ VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN
TẠI LỚP C2 TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN


×