Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Dạy học văn bản làng (tiết 61,62 NV9 tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.64 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng viết: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào
bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy
giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta
gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới
cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. Lời văn của Nguyễn Đình Thi
đã khái quát được chức năng, giá trị của tác phẩm văn học và vai trò, sứ mệnh
của nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. “Mỗi tác phẩm lớn” bao
giờ cũng mang dấu ấn của từng giai đoạn,từng thời kì, mở ra trước mắt người
đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội, con người, hướng con
người đến những giá trị chân-thiện-mĩ trong cuộc sống. “Ánh sáng đẹp” của mỗi
tác phẩm chân chính có khả năng kì diệu tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình
cảm của người đọc; chiếu tỏa soi rọi vào sâu thẳm tâm trí người thưởng thức và
có sức lay động mãnh liệt. Những tác phẩm giàu giá trị nhân văn sẽ mang đến
cho con người cách sống đẹp, sống có ý nghĩa với chính mình, gia đình và xã
hội. Để một tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông thấm sâu vào trái tim,
suy nghĩ của mỗi học sinh, ngoài tài năng sáng tác của nhà văn, nhà thơ còn phải
kể đến vai trò người thầy . Người thầy có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi
giờ học văn để các em có được nhận thức đúng đắn về môn học, về thế giới
khách quan, biết rung động trước cái đẹp, biết yêu thương, căm giận... biết sống
có trách nhiệm với cuộc đời.
Lâu nay trong nhà trường THCS việc dạy-học Văn theo tinh thần đổi mới,
theo hướng tích cực vẫn còn những hạn chế cơ bản. Đó là hạn chế về kết quả đạt
được trong hoạt động dạy-học. Nhiều giáo viên vẫn coi trọng cách truyền thụ tri
thức theo phương pháp dạy- học một chiều. Số giáo viên thường xuyên, chủ
động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy-học cũng như sử dụng
các phương pháp dạy- học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh
chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức kết quả còn chưa cao.
Nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học Văn chưa hợp


lý dẫn đến hiệu quả dạy-học trong các giờ học, đặc biệt trong các giờ “Đọc-Hiểu
văn bản” chưa có hiệu quả. Trong giờ dạy-học chưa chú ý đến tổ chức kiểm tra,
đánh giá năng lực thẩm thấu tác phẩm của học sinh nên kết quả học sinh học tập
thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Theo phản ánh của nhiều đồng
nghiệp có nhiều học sinh trong các giờ kiểm tra không trung thực, nhiều học
sinh trong các giờ học trên lớp sử dụng tài liệu để đối phó với thầy cô trong các
câu hỏi tìm hiểu bài hoặc làm bài kiểm tra. Chính điều đó dẫn đến kỹ năng sống
và sống đẹp ở học sinh còn hạn chế, thậm chí còn yếu.
Thấm thía được những trở ngại trên của việc dạy -học Văn trong nhà
trường phổ thông, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này
cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm tìm ra phương pháp dạy- học phù hợp, hiệu
quả, tạo sự hứng thú, lòng say mê học tập của học sinh. Trong quá trình giảng
1


dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi mạnh dạn áp dụng những
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học để phát huy tối đa hoạt động
tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở từng khối lớp
do mình đảm nhận. Hơn thế, trong giờ dạy, tôi đã cố gắng truyền được niềm say
mê, yêu văn đến cho học sinh và giúp các em có cái nhìn thân thiện, đúng đắn
hơn về bộ môn đầy tính nhân văn này. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài :
“Dạy-học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực
của học sinh” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao trình độ lí luận cho bản
thân và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong
thực tiễn giảng dạy. Đây là một trong những trải nghiệm của bản thân tôi trong
việc khai thác đặc trưng thể loại của văn bản và áp dụng công nghệ thông tin vào
dạy học nhằm khơi dậy niềm yêu văn của học sinh THCS. Trình bày sáng kiến
kinh nghiệm này, bản thân rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng
kiến thực sự mang tính khả thi. Tôi hy vọng sẽ góp phần cải tiến được phương
pháp dạy-học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, giúp học sinh có được

kỹ năng học Văn, kỹ năng vận dụng vốn tri thức có được trong cuộc sống, kỹ
năng thẩm thấu cái đẹp, để từ đó biết rõ hơn thế nào là sống đẹp trong cuộc đời!
Từ đó, bồi dưỡng nhân cách, giá trị sống: chân-thiện-mĩ cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp thiết thực, khả thi để phát triển năng lực học
sinh. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh
tiếp cận, thấm thấu nội dung và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm văn học (thể loại
truyện ngắn). Từ đó, bồi dưỡng các em ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong
học tập; nâng cao năng lực thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt những tác phẩm văn học
trong nhà trường phổ thông, đặc biệt trong việc tiếp cận, thấm thấu giá trị của
truyện ngắn, tôi tiến hành nghiên cứu:
- Phương pháp dạy - học thể loại truyện ngắn.
- Phương pháp dạy - học phát triển năng lực.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua việc
nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát năng
lực học sinh qua bài viết.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phương pháp kiểm tra, đối chiếu,
so sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực:

Đổi mới giáo dục là một nhu cầu tất yếu trong công cuộc xây dựng, phát triển
đất nước. Khi xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi giáo dục cũng phải có
những bước chuyển biến tích cực để đáp ứng phù hợp. Đặc biệt trong thời kì
kinh tế hội nhập hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát triển
mạnh về trình độ khoa học kĩ thuật thì vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục nước
nhà nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Việc đổi mới phương pháp dạy học
là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo
dục, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm
học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực
hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã
hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học
chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển
năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng sách
giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm
chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Như vậy, phương pháp dạy học phát triển năng lực là một phương pháp mới
nhằm phát huy tối đa khả năng chiếm lĩnh kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện
những kĩ năng sống và thái độ sống tích cực ở người học. Sử dụng thành công
phương pháp dạy học này trong bộ môn Ngữ văn, người dạy sẽ tạo hứng thú cho
học sinh trong mỗi lần lên lớp, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo khi khai
thác nội dung tư tưởng của các tác phẩm văn học nghệ thuật và vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn đời sống, biết sống đẹp hơn.
2.1.2. Một số vấn đề về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:
Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920-2007), tại thôn Phù Lưu (còn có

tên gọi làng chợ Dầu), xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bắt đầu viết
văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, ông được coi là nhà văn
thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những
vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc
bộ. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp,
thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao
nhịp....Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên
3


tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao… đã khai thác tưởng
chừng ở mức thấu triệt, song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân
cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức
với thời gian.
Nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm
Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám đến các tác phẩm sau này, người đọc
dễ dàng nhận ra nét riêng của ông là một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn,
luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người,
từng số phận riêng để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm
tư, tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại. Không chỉ là nhà văn sâu
sắc và đa tài, mà nhà văn Kim Lân còn để lại trong lòng khán giả những vai diễn
ấn tượng trong làng điện ảnh. Một văn sĩ - nghệ sĩ được nhiều thế hệ, nhiều tầng
lớp nhớ tới. Kim Lân có vị trí và chiếm được nỗi nhớ khán giả nhiều đến mức
các diễn viên chuyên nghiệp, có tiếng cũng khát khao. Cũng như viết văn, ông
đóng phim rất ít, nhưng vai nào cũng gây được cảm hứng nghệ thuật tốt cho
người xem. Sự “ít” mà “tinh” trong sáng tạo đa dạng của Kim Lân khiến ông
thành “của hiếm”.
Truyện ngắn “Làng”, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà
văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam sau cách mạng
tháng Tám -1945. Truyện ngắn này được sáng tác vào thời kì đầu của

cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ
năm 1948. Đọc tác phẩm, ta nhận thấy bản lĩnh văn chương của Kim Lân viết về
những điều gần gũi, mang tính truyền thống: người nông dân với tình yêu làng
quê tha thiết nhưng lại có khả năng khơi dậy nhiều hứng thú cho người đọc và
điều đặc biệt là làm sống dậy trong lòng người đọc “một cách sống của tâm
hồn”. Nhà văn Kim Lân đã khai thác một trong những nét đẹp đã ăn sâu vào
trong suy nghĩ, tâm hồn của người nông dân Việt Nam tự bao đời: tình yêu làng
quê. Nhưng cái cách mà nhà văn dẫn người đọc khám phá vẻ đẹp của họ qua
từng thời điểm thì thật bất ngờ, hồi hộp và hấp dẫn; đặc biệt, nhà văn đã giúp
người đọc cảm nhận sâu sắc hơn nét mới trong nhận thức của người nông dân
sau cách mạng tháng Tám: tình yêu làng gắn với tình yêu nước và tinh thần
kháng chiến. Ông Hai - nhân vật chính của truyện là người nông dân có tình yêu
làng quê tha thiết, yêu đến mức tôn thờ. Ông có thói quen khoe làng. Trước
Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng
Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông …Ông tin vào ý thức cách
mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc. Để làm nổi bật được tình yêu làng quê hòa quyện thống
nhất với tinh yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai, nhà
văn Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế tâm trạng. Đó là
“biệt tài” trong nghệ thuật viết truyện ngắn của một nhà văn chân chính, tạo nên
tác phẩm có giá trị lay động tâm hồn người đọc, hướng con người đến những
tình cảm cao đẹp của cuộc sống .
4


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Một thực trạng rất trăn trở cho người dạy văn ở nhà trường phổ thông
hiện nay là học sinh ngại học bộ môn Ngữ văn , đặc biệt ngại học những văn bản
thơ, truyện dài, khó nhớ, khó thuộc. Bản thân tôi nhận thấy một điều: học sinh
chỉ thích học những văn bản ngắn, vần, dễ thuộc, dễ hiểu và khi giáo viên giảng

bài thì các em ghi ít. Vì vậy, khi tiếp xúc với những văn bản dài về dung lượng
thì các em ít hứng thú. Trước thái độ học tập ấy của học sinh, giáo viên cần tìm
ra được những phương pháp dạy học tối ưu nhất để khơi gợi niềm đam mê học
văn ở các em, bồi dưỡng cho các em những giá trị làm người cao đẹp mà mỗi tác
phẩm nghệ thuật đem lại.
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy - học ở trường trung học nói
chung, THCS nói riêng, thì đổi mới phương pháp dạy - học nhằm chú trọng
phát triển năng lực của người học. Phương pháp dạy-học không chỉ chú ý tích
cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề gắn với những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt
động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Trong dạy-học phải phát huy
tính tích cực, tự giác của người học; hình thành, phát triển năng lực sử dụng sách
giáo khoa, năng lực nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin... Trên cơ sở đó mà trau
dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Để có thể đạt được
hiệu quả đó, hoạt động day-học phải được áp dụng linh hoạt các phương pháp
dạy- học, đó là sự phối hợp giữa các phương pháp dạy-học truyền thống và
phương pháp dạy-học theo hướng phát triển năng lực cùng các hình thức tổ chức
dạy học phù hợp tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể. Coi
trọng những giờ dạy học thực hành để trau dồi kiến thức trong thực tiễn, coi
trọng việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy-học tích cực có hiệu quả.
Trong quá trình dạy- học văn một trong những năng lực cần được rèn
luyện và cần phải có ở người học là năng lực thưởng thức văn học - năng lực
cảm thụ thẩm mỹ. Đây là năng lực thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc
nhận ra các giá trị thẩm mỹ của sự vật, hiện tượng, con người, cuộc sống thông
qua những cảm nhận rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó hướng những
suy nghĩ, hành vi của các em theo cái đẹp, cái thiện.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ thực trạng của vấn đề và từ yêu cầu đổi mới
dạy-học trong bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS nói chung trường
THCS Lê Hữu Lập nói riêng mà trong sinh hoạt chuyên môn của nhóm dạy Ngữ
Văn trong nhà trường, tôi và đồng nghiệp đã lấy cách thức dạy - học hướng đến

năng lực của các em học sinh làm đề tài sinh hoạt, chúng tôi cũng đã soạn giáo
án và lên lớp để thực nghiệm đề tài của mình và đã thu được kết quả tích cực từ
các em học sinh. Thực hiện đề tài: Dạy-học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập
1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi hy vọng sẽ cải tiến được
nội dung, phương pháp học tập bộ môn Ngữ văn của các em, giúp các em có
những cách thức khai thác tác phẩm tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ đó, các em
sẽ có cái nhìn thân thiện hơn với bộ môn giàu giá trị nhân văn này; đồng thời
5


yêu thích học văn, tìm được những vẻ đẹp trân quý của văn chương. Bởi “Văn
học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân
mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lí” ( Mác xim Go rơ
ki).
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Để phát triển năng lực của người học, có rất nhiều nhóm giải pháp khác
nhau về những năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Trong khuôn khổ của
sáng kiến, bản thân tôi chỉ trình bày một số giải pháp cơ bản gắn liền với một
bài học cụ thể.
2.3.1 Tìm hiểu về đặc trưng thể loại truyện ngắn từ đó xác định cách
dạy-học: Đọc- hiểu văn bản - một phương pháp dạy học tích cực trong môn
học Ngữ văn.
Là một thể loại văn học chuyển tải thông tin bằng phương thức tự sự, truyện
ngắn được xây dựng trên những tình huống truyện, trên các sự việc, chi tiết,
nhân vật vì vậy đã là truyện phải có cốt truyện, chủ đề tư tưởng. Hệ thống nhân
vật trong truyện cũng có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính trong
truyện có chức năng giúp nhà văn thể hiện chủ đề tư tưởng còn nhân vật phụ lại
giúp cho nhân vật chính hoạt động. Khi tiến hành hướng dẫn học sinh khai thác
tác phẩm giáo viên phải năm vững đặc điểm thể loại để hướng dẫn các em tìm
hiểu truyện. Dạy truyện ngắn là dạy cách khai thác cốt truyện, dạy cách chi tiết

đắt giá để tìm hiểu giá trị của tác phẩm.
Để giải mã được tác phẩm văn học, học sinh cần phải tiếp cận với tác phẩm.
Khâu tiếp cận đầu tiên là đọc tác phẩm. Khi đọc tác phẩm là khi học sinh tự
thẩm thấu tác phẩm. Có nhiều cách đọc, đọc thầm, đọc to, theo dõi người khác
đọc, đọc phân vai, đọc diễn cảm; chọn cách nào là tùy thuộc vào chức năng mỗi
phần, mỗi mục, mỗi tác phẩm.
Ví dụ: Học sinh có thể đọc thầm, đọc nhanh phần * trong chú thích sách giáo
khoa để tự tìm thông tin về tác giả, tác phẩm một cách sơ lược nhất.
Để cảm nhận được những đặc sắc của truyện cả về nội dung và nghệ thuật, việc
đọc diễn cảm đóng vai trò quan trọng bởi vì tâm trạng, tình cảm của nhân vật
trong truyện được biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ví như lời của
ông Hai khi thì reo vui, sung sướng (khi nghe những tin tức chiến thắng của
quân và dân ta ở phòng thông tin- nơi tản cư), lúc lại đau đớn, xót xa, dằn vặt
(khi nghe làng chợ Dầu theo Tây),….. Lời của mụ chủ nhà lúc thì trì chiết, nói
mát (khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai);
khi lại vui vẻ, suồng sã (khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc). Lời của cu
Húc (con trai ông Hai) thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ đúng tâm lí của con trẻ....
Khi đọc được như vậy có nghĩa là học sinh đã thâm nhập được vào tác phẩm ở
một mức độ nào đó.
2.3.2 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với việc ứng
dụng công nghệ thông tin`để bài dạy đạt kết quả cao.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin thể hiện những hiểu biết về
tác phẩm thông qua các phương pháp dạy học tích cực.
6


Trong gi dy hc, giỏo viờn s dng h thng cõu hi gi m, nờu vn v
xõy dng tỡnh hung giao tip hc sinh ch ng tỡm hiu kin thc bi hc.
C th: Khi tỡm hiu thụng tin v tỏc gi: Giỏo viờn yờu cu hc sinh nm vng
cỏc thụng tin sau:

+Kim Lân tên thật là Nguyn Văn Tài (1920-2007), quê ở huyện
Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh ễng quờ lng Phự Lu, xó Tõn Hng, huyn T
Sn ( lng Phự Lu, phng ụng Ngn, th xó T Sn), tnh Bc Ninh, nay
thuc H Ni. Do hon cnh gia ỡnh khú khn, ụng ch c hc ht bc tiu
hc ri phi i lm. Kim Lõn bt u vit truyn ngn t nm 1941.
+Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó, am
hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn nên Kim Lân hầu nh chỉ
viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của ngời nông dân.
Giỏo viờn hng dn hc sinh tip cn tỏc phm thụng qua h thng cõu hi
gi m. Nhng cõu hi gi m l nhng cõu hi hng cỏc em phỏt hin ra
nhng n v kin thc cú trong vn bn.
Vớ d: ni tn c, ụng Hai bc l tỡnh yờu lng qua nhng biu hin no?
Qua nhng biu hin ú, em thy ụng Hai cú biu hin gỡ ỏng quý ca ngi
ụng dõn Vit Nam?
Nhng cõu hi nờu vn l nhng cõu hi cú tớnh cht nh tớnh, nh
lng cú mc ớch phỏt huy tớnh sỏng to ch ng ca hc sinh trong quỏ trỡnh
tỡm hiu tỏc phm. Nhng cõu hi ny va cú kh nng ỏnh giỏ nng lc thm
thu tỏc phm ca hc sinh va giỳp hc sinh lm giu cm xỳc, tõm hn cỏc
em, t ú cỏc em cú k nng sng tớch cc.
Vớ d: lm ni bt c tớnh cỏch, phm cht ca nhõn vt ụng Hai, nh
vn Kim Lõn ó t nhõn vt vo hon cnh no?Nu t mỡnh vo nhõn vt
ụng Hai trong tỡnh th gay cn ú, em s cú nhng trng thỏi cm xỳc nh th
no?T ú, em thy c ti nng gỡ ca nh vn Kim Lõn cúbit ti gỡ trong
vic xõy dng hỡnh tng nhõn vt ụng Hai b l c ch , t tng ca
tỏc phm?Truyn ngn ó bi dng cho em tỡnh cm gỡ?.
Ngoi ra, giỏo viờn cú th s dng phng phỏp hot ng nhúm (chia lp
thnh tng nhúm nh t 4 n 6 ngi. Tu mc ớch, ni dung ca vn t
ra trong tỏc phm giỏo viờn giao nhim v cho nhúm); hoc s dng phng
phỏp úng vai (giỏo viờn cho hc sinh sm vai nhõn vt to hng thỳ cho bi
hc, hc sinh s nhp vai nhõn vt ụng Hai trong tng thi im khỏc nhau

thy rừ din bin tõm lớ ca nhõn vt, qua ú hc sinh hiu hn tm lũng, tỡnh
cm ca ngi nụng dõn Vit Nam i vi quờ hng, t nc sau cỏch mng
thỏng Tỏm; ng thi bi dng cỏc em tỡnh yờu xúm lng, yờu t quc).
Vic vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc tớch cc ny s to tõm lớ
thoi mỏi cho hc sinh khi tip cn vi tỏc phm vn bn t s; ng thi phỏt
huy nng lc ch ng, sỏng to ca cỏc em trong quỏ trỡnh lnh hi ni dung,
t tng ca mt tỏc phm ngh thut.
- ng dng cụng ngh thụng tin vo gi dy - hc:
7


+Trong quá trình tìm hiểu tác giả Kim Lân, giáo viên trình chiếu bức ảnh chân
dung của nhà văn để tạo sự hứng thú trong tìm hiểu tác phẩm. Hoặc giáo viên có
thể trình chiếu một đoạn clip cảnh nhà văn Kim Lân đóng nhân vật lão Hạc
trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” để học sinh cảm nhận được tài năng của
nhà văn Kim Lân trên mọi lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.
+Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, trình chiếu cho các em thấy một
số bức ảnh về con người và làng quê nông thôn Việt Nam trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp để gợi không khí cho bài học.
2.3.3 Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học nhằm
phát triển năng lực của học sinh.
Trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng các kỹ thuật, các hình thức tổ
chức dạy học tích cực để phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao năng
cảm nhận nội dung của tác phẩm ở học sinh. Cụ thể:
Gv sử dụng kỹ thuật “trình bày một phút” ( câu hỏi tổng kết lại kiến thức để
củng cố lại quá trình học tập của học sinh, có thể tiến hành ở giữa tiết học hoặc
cuối tiết học về điều quan trọng mà hôm nay các em học là gì?) trong vòng một
phút. Thực hiện kỹ thuật dạy học này thành công, việc tiếp thu, lĩnh hội kiến
thức bài học của học sinh sẽ tốt hơn, khắc sâu kiến thức bài học lâu hơn và có
hứng thú khi làm những bài tập làm văn liên quan đến kiến thức truyện ngắn

“Làng”.
Ví dụ:
Để tạo hứng thú cho học sinh, thay đổi không khí giờ học thoải mái, nhẹ
nhàng hơn, giáo viên sử dụng kỹ thuật “Tia chớp” (huy động sự tham gia của
các thành viên đối với một câu hỏi liên quan đến tình huống có vấn đề nhằm cải
thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các
thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng)
Ví dụ: Gv đặt câu hỏi:
Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở cách
xây dựng tình huống truyện độc đáo. Theo em, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào
một tình huống như thế nào?
Giáo viên yêu cầu người học trả lời nhanh và ngắn gọn. Trong trường hợp,
người được hỏi chưa có câu trả lời, giáo viên hãy bỏ qua và chuyển sang hỏi
người khác. Khi học sinh trả lời đúng, giáo viên có thể tiếp tục nội dung tiếp
theo của câu hỏi để học sinh không những nắm vững được tình huống truyện mà
còn hiểu được dụng ý của nhà văn khi xây dựng tình huống truyện độc đáo, gây
cấn đó. Cụ thể:
? Cách tạo dựng tình huống truyện như vậy có tác dụng gì? Nó thể hiện Kim
Lân là cây bút viết truyện ngắn như thế nào?
Với cách sử dụng kỹ thuật “Tia chớp” này, giáo viên sẽ tạo được tâm lí thoải
mái, sự hứng thú cho học sinh khi tiếp cận nội dung của tác phẩm. Nhờ đó, các
em sẽ tích cực xung phong phát biểu xây dựng bài và có thái độ tích cực hơn
trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.
8


Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật “ Lược đồ tư duy” để khái
quát nội dung bài học cuối giờ dạy. Giáo viên cho học sinh tự thiết kế lược đồ
tư duy, sau đó học sinh trình bày, giáo viên cho học sinh trong lớp nhận xét,
giáo viên sẽ đánh giá, bổ sung và trình chiếu lược đồ tư duy mẫu.


Với việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực này, việc tiếp
nhận của học sinh về truyện ngắn “Làng” sẽ đầy đủ, sâu sắc hơn; đồng thời khơi
gợi sự hứng thú, say mê học tập bộ môn Ngữ văn ở các em. Từ những kiến thức
tiếp nhận được trong quá trình học, các em sẽ có những kỹ năng sống tốt, thái độ
sống đẹp hơn.
2.3.4 Giáo án thực nghiệm:
Ngữ văn: Tiết 61,62
Làng
(Kim Lân)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu
cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt
Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kĩ năng.
9


- c - hiu vn bn truyn Vit Nam hin i c sỏng tỏc trong thi kỡ
khỏng chin chng thc dõn Phỏp.
- Vn dng kin thc v th loi v s kt hp cỏc phng thc biu t trong
tỏc phm truyn cm nhn mt vn bn t s hin i.
3. Thỏi .
- Giỏo dc tỡnh yờu quờ hng t nc, gn bú ni sinh ra, ln lờn vi ci
ngun dõn tc.
B. Chun b ca thy va trũ:
1.Giỏo viờn:

- Mỏy chiu.
- Clips trỡnh chiu bi hỏt Lng tụi ca H Bc.
2. Hc sinh:
- c vn bn.
- Son bi nh.
C.Tin trỡnh t chc cỏc hot ng dy hoc:
I.Hot ng khi ng :
1. n nh lp.
2. Bi c.
- Gv kim tra phn chun b bi nh ca hc sinh.
II. Bai mi: Giỏo viờn gii thiu bi
Mi ngi dõn Vit Nam u mang trong mỡnh hỡnh búng ca mt lng quờ yờu
du. Yờu lng cng chớnh l yờu quờ hng, yờu t nc. Tỡnh yờu lng ó i
vo th ca nh mt tỡnh cm thiờng liờng nht. Lng quờ trong khỏng chin cng
ó i vo vn hc ngh thut.
Lng tụi xanh búng tre
Tng ting chuụng ban chiu
Ting chuụng nh th rung
Nhng mt ngy gic Phỏp trn qua
t phỏ tan hoang, quờ nh tụi x xỏc
Nhõn vt ụng Hai trong truyn ngn Lng cng cú mt tỡnh yờu lng thiờng
liờng nh th
-Gv cho hc sinh nghe bi hỏt Lng tụi .
-Gv trỡnh chiu cho cỏc em thy mt s bc nh v con ngi v lng quờ nụng
thụn Vit Nam trong thi kỡ u ca cuc khỏng chin chng Phỏp gi khụng
khớ cho bi hc.
Hot ng ca thy va trũ
Hot ng 1
- Gv trỡnh chiu chõn dung nh vn Kim
Lõn.

? Da vo chỳ thớch * hóy nờu 1 s nột
chớnh v nh vn Kim Lõn?
- Hs trỡnh bay mt phỳt.

Ni dung cn t
I.Tỡm hiu chung:
1.Tỏc gi:
-Kim Lân tên thật là Nguyn
Văn Tài (1920-2007), quê ở
huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc
Ninh.
10


- Gv trỡnh chiu nhng thụng tin vờ
nha vn Kim Lõn.
Gv nhn mnh mt s c im trong
phn tỏc gi v sỏng tỏc ca Kim Lõn .
-Gv trỡnh chiu mt on clip cnh
nha vn Kim Lõn úng nhõn vt lóo
Hc trong b phim Lang V i
ngay y hoc sinh cm nhn c
tai nng ca nha vn Kim Lõn trờn
lnh vc in nh.
? Nờu hon cnh sỏng tỏc truyn
Lng?
- Hs da vo SGK tr li nhanh.
-GV: Truyn ó khai thỏc mt tỡnh cm
bao trựm v ph bin trong con ngi
thi khỏng chin tỡnh cm yờu quờ

hng , t nc.

-Ông là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn. Vốn gắn bó,
am hiểu sâu sắc cuộc sống
ở nông thôn nên Kim Lân hầu
nh chỉ viết về sinh hoạt làng
quê và cảnh ngộ của ngời
nông dân.

2. Tỏc phm:
a.Hoan cnh sỏng tỏc:
- Truyn ngn ny sỏng tỏc vo thi
kỡ u ca cuc khỏng chin chng
Phỏp v c ng ln u trờn tp
chớ Vn ngh nm 1948.
-õy l
mt
trong
nhng tỏc
phm tiờu biu nht ca nh vn Kim
Lõn vit v lng quờ v nhng ngi
? Vn bn Lng c vit theo th dõn quờ Vit Nam sau cỏch mng
loi gỡ? Nờu hiu bit ca em v th loi thỏng Tỏm-1945.
truyn ú? Tỏc phm s dng nhng b. Th loi: Truyn ngn.
phng thc biu t no?
-Phng thc biu t: T s kt hp
-Hs chia s nhúm ụi.
vi miờu t v biu cm.
-Gv nhn xột v trỡnh chiu cho Hs

nhng thụng tin c bn v c im ca
truyn ngn.
? Nhõn vt chớnh trong truyn l ai? Lớ
gii la chn ú?
-Hs tr li nhanh: Nhõn vt chớnh trong
truyn cú chc nng giỳp nh vn th -Nhõn vt chớnh l ụng Hai.
hin ch t tng .
?Truyn k theo ngụi th my? Nờu tỏc
dng ca ngụi k ú?
-Hs trỡnh bay mt phỳt: Truyn k
theo ngụi th ba. Ngi k t giu mỡnh -Truyn k theo ngụi th ba-> giỳp
i nh l khụng cú mt. Ngi k cú th cho nhõn vt ụng Hai trong truyn
k linh hot t do nhng gỡ din ra vi c ỏnh giỏ khỏch quan, t nhiờn.
nhõn
vt. Tỡnh yờu lng quờ, yờu t nc v
? Truyn ngn vit v ti gỡ? Nờu ch tinh thn khỏng chin ụng Hai c
ca tỏc phm?
ỏnh giỏ khỏch quan cỏch nhỡn ca
-Hs trỡnh by.
ngi k chuyn.
11


-Gv nhận xét, bổ sung, chốt.

c. Đề tài, chủ đề:
* Đề tài: Viết về hình tượng người
nông dân Việt Nam sau cách mạng
tháng Tám.
* Chủ đề: Ca ngợi tình yêu làng quê

gắn với tình yêu đất nước và tinh thần
-Gv hướng dẫn học sinh đọc phân vai. kháng chiến của người nông dân Việt
-Gv yêu cầu học sinh liệt kê các sự việc Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng
chính và tóm tắt văn bản.
chiến chống Pháp.
-Hs trình bày theo nhóm (nhóm đôi), d. Đọc, kể tóm tắt:
các nhóm nhận xét chéo, Gv nhận xét
chung.
-Gv trình chiếu văn bản tóm tắt mẫu, Hs
theo dõi, điều chỉnh, rút kinh nghiệm.
-Gv yêu cầu Hs theo dõi chú thích từ
khó để nắm vững nghĩa của từ.
? Văn bản có thể chia thành mấy phần?
Nêu ranh giới và nội dung chính của các
phần?
-Hs trình bày một phút.
e. Bố cục: 3 phần.
-Gv kết luận, trình chiếu bố cục.
Hoạt động 2
-Gv đưa câu hỏi gợi mở và tạo sự hứng
thú cho Hs cách khai thác kiến thức
trong văn bản để trả lời.
II.Tìm hiểu văn bản:
? Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của 1. Tình huống truyện :
truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một
cách xây dựng tình huống truyện độc tình huống gay cấn là cái tin Làng
đáo. Theo em, tác giả đặt nhân vật ông ông theo giặc lập tề mà chính ông
Hai vào một tình huống như thế nào?
nghe được từ những người tản cư
-Gv sử dụng kỹ thuật “Tia chớp” để dưới xuôi lên.

Hs nêu tình huống truyện.
? Cách tạo dựng tình huống truyện như
vậy có tác dụng gì? Nó thể hiện Kim
Lân là cây bút viết truyện ngắn như thế
nào?
-Hs vẫn tiếp tục thực hiện kỹ thuật “Tia ->Như vậy chi tiết nghe tin làng Chợ
chớp” để trả lời câu hỏi.
Dầu theo Tây như một cái nút thắt
-GV: giải thích, chốt.
của câu chuyện gây mâu thuẫn giằng
xé tâm trí ông Hai. Tạo điều kiện thể
-HS đọc đoạn 1 “ Một người đàn bà cho hiện phẩm chất, tính cách của nhân
con bú.......tiếng thở của gian nhà.’’
vật .
? Ở nơi tản cư, ngoài việc giúp vợ trông 2. Diễn biến tâm trạng ông Hai ở
12


nom nhà cửa, tăng gia, ông Hai thường
quan tâm đến việc gì?
-HS. Ông thường theo dõi tin tức cuộc
kháng chiến của đất nước, của làng.
? Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm
trạng của ông Hai được miêu tả như thế
nào khi nghĩ về làng.? Tìm các từ ngữ
diễn tả điều đó?
-Hs trình bày một phút.
?Tìm chi tiết cho thấy ông Hai quan tâm
đến cuộc kháng chiến khi vào phòng
thông tin? Khi nghe được tin quân và

dân ta chiến thắng Tây, ông Hai đã có
những biểu hiện gì?
-Hs suy nghĩ, trả lời.

?Từ tâm trạng của ông Hai, em có suy
nghĩ gì về tình cảm của người nông dân
Việt Nam trong kháng chiến chống
Pháp.
-Hs tự bộc lộ. Liên hệ đến bản thân.
? Trong niềm vui náo nức thì ông Hai
gặp tình huống nào xảy ra?
-Hs trình bày.
? Ông nghe tin làng theo việt gian từ ai?
Khi nghe tin ấy ông có biểu hiện như
thế nào?
- Hs trình bày.
? Những biểu hiện ấy giúp em hiểu tâm
trạng ông lúc này thế nào?
- HS. Bất ngờ, bàng hoàng.
? Khi trấn tĩnh lại, ông có cử chỉ, thái độ
ra sao? Lời nói nào của người tản cư
khiến ông không thể không tin làng
mình theo giặc?
-Gv trình chiếu đoạn văn .
-Hs tìm chi tiết trả lời.
?Sau khi nghe tin làng theo giặc và xác
định đó là tin đúng, trên đường về tâm
trí ông Hai ra sao? Chi tiết nào thể hiện
tâm trí đó?


nơi tản cư:
a. Trước khi nghe tin xấu về làng.
- Nhớ làng da diết “nghĩ đến những
ngày làm việc cùng anh em …. nhớ
làng quá”.
-Ở phòng thông tin, ông nghe được
nhiều tin hay:
+Một em cắm quốc kỳ…
+Một anh trung đội trưởng…
+ Đội nữ du kích…
+ Bao nhiêu tin đột kích nữa…
-> Tin chiến thắng khiến “Ruột gan
ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”
Đó là niềm vui, niềm tự hào trước
thành quả cách mạng, của làng quê.
=> Tình yêu làng, yêu nước của
người nông dân trong cuộc kháng
chiến chống pháp
b. Khi nghe tin làng theo giặc.
* Ông Hai nghe tin làng theo việt
gian.
- Khi nghe tin đột ngột ấy, ông Hai
sững sờ “ cổ họng ông lão.......không
thở được’’.
-> Bất ngờ, bàng hoàng.
- Khi trấn tĩnh ,ông chưa tin, nhưng
lời kể rành rọt quá và khẳng định họ “
vừa ở dưới ấy lên’’-> ông không thể
không tin.
- Trên đường về:

Tâm trí chỉ còn cái tin dữ ấy xâm
13


-Hs liệt kê chi tiết trả lời.
chiếm, thành nỗi ám ảnh day dứt.
? Cử chỉ “ cúi gằm mặt xuống mà đi’’
cho ta thấy ông Hai có tâm trạng gì?
+Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ“ ông cúi
-HS. Vừa xấu hổ, vừa lo sợ.
gằm mặt mà đi’’, “chột dạ’’, “nơm
nớp, trống ngực lão đập thình
? Về nhà ông có biểu hiện như thế nào? thịch..’’
Câu văn nào thể hiện điều đó.
-> Vừa xấu hổ, vừa lo sợ.
-Hs suy nghĩ trả lời.
-Về nhà: ông nằm vật ra gường, tủi
?Tâm trạng ông Hai mấy ngày sau đó?
thân khi nhìn thấy con “ nước mắt
-Hs động não, trả lời.
ông lão......hắt hủi đấy ư’’.
- Suốt mấy ngày sau đó không dám đi
? Vì sao ông Hai có tâm trạng đau đớn, đâu, quanh quẩn ở nhà nghe ngóng
tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? binh tình bên ngoài “ Một đám
-HS. Vì ông yêu làng, niềm tin về làng đông......chuyện ấy rồi’’
sụp đổ.
+ Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm
? En nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả từng người trụ lại làng “ không mà,
tâm lí nhân vật trong đoạn trích ? Nghệ họ toàn là…nhục nhã ấy’’
thuật đó có tác dụng gì trong việc miểu +Nỗi đau đớn, tủi hổ, buồn lo.

tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai?
* Nghệ thuật: đối thoại, độc thoại,
-Hs thảo luận nhóm đôi.
độc thoại nội tâm.
=>Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám
ảnh, nặng nề biến thành sự sợ hãi
thường xuyên cùng nỗi đau xót, tủi hổ
-HS đọc đoạn “ mụ chủ chạy sát vào trước tin làng mình theo giặc của ông
bậc cửa.......thì phải thù’’.
Hai.
? Đoạn chữ in nhỏ cho em thấy không *. Tình yêu làng quê và tinh thần
khí gia đình ông Hai kể từ khi có tin yêu nước của ông Hai.
làng theo việt gian như thế nào?
- Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình
-HS. Không khí nặng nề, lo sợ, buồn cảm trên dẫn đến một xung đột nội
bao trùm lên cả gia đình ông Hai.
tâm ở ông Hai.
? Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân + Bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt
vật ông Hai là xung đột giữa những tình vọng
cảm nào?
“ Biết đi đâu bây giờ......’’
-Hs: giữa tình cảm yêu làng và yêu
nước.
? Trước tình thế bế tắc đó, cộng với lời
nói của người đàn bà tản cư dội lại trong
tâm trí, ông Hai lại nghĩ về làng như thế + Ông nghĩ “ hay là quay về làng’’
nào? Vậy ông Hai đã lựa chọn theo cách nhưng phản đối ngay ý nghĩ đó “ Về
nào?
làng tức là...bỏ kháng chến, bỏ cụ
-Hs thảo luận nhóm đôi.

Hồ’’.
-HS. Đọc đoạn “Ông lão ôm thằng con + Ông dứt khoát lựa chọn theo cách
út ..............vợi đi đôi phần’’
của mình “ Làng thì yêu thật......thù’’.
14


? Đây là đoạn văn đối thoại hay độc
thoại? Ông lão đối thoại với ai? Vì sao
ông Hai trò chuyện như vậy với con
nhỏ?
-Hs trình bày một phút.
? Theo em, đoạn văn đối thoại giữa ông
Hai và con nhằm mục đích gì?
-Hs suy nghĩ trả lời.
-Gv: nhận xét, bổ sung, bình.

? Qua các chi tiết trên, em nhận xét gì
về tình yêu làng quê, yêu nước của ông
Hai?
-Hs thảo luận.

- Tâm trạng dồn nén, bế tắc, ông tâm
sự với con nhỏ ngây thơ -> lời tự nhủ,
giãi bày nỗi lòng mình.
+ Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu
“ Nhà ta ở làng chợ Dầu’’
+ Tấm lòng thủy chung với kháng
chiến, với cách mạng mà biểu tượng
là cụ Hồ.

+ Tình cảm sâu nặng bền vững,
thiêng liêng “ cái lòng bố con
ông....đơn sai’’.
->Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao
trùm lên tình yêu làng.
=>Đó là tâm trạng và suy nghĩ về
danh dự, lòng tự trọng của người dân
làng Chợ Dầu, của người dân Việt
nam.
c. Ông Hai nghe tin cải chính.
- Ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia
quà cho con “ cái mặt buồn
thỉu.....háy háy’’.
- Đi khoe mọi người nhà ông bị giặc
đốt cháy.

? Có 1 tình huống bất ngờ nữa xảy ra.
Đó là tình huống nào.?Thái độ của ông
Hai khi nghe tin làng, nhà bị đốt ra sao?
-Hs chia sẻ nhóm đôi.
?Tâm trạng ông Hai thay đổi như thế
nào? Vì sao khi nghe tin nhà mình bị đốt
mà ông Hai vui mừng như vậy?
-HS: Vì niềm vui lớn nhất là làng không
theo Tây. Điều đó chứng minh tinh thần
kháng chiến làng ông.
? Qua tìm hiểu văn bản, em thấy ông
Hai nổi bật lên phẩm chất nào?
?Qua tìm hiểu diễn biến tâm trạng ông
Hai em thấy Kim Lân muốn người đọc =>Diễn tả nỗi lòng sâu xa bền chặt,

hiểu điều gì?
chân thành của ông Hai với quê
-Hs: Hiểu được tình yêu làng quê, tấm hương, đất nước, cách mạng.
lòng yêu nước của người nông dânViệt
Nam. Tình yêu nước đó không chỉ thể
hiện qua suy nghĩ, lời nói mà bằng hành
động cụ thể. Dù có trải qua những gian
nan thử thách thì họ vẫn một lòng gắn
bó với kháng chiến để làm cách mạng.
? Hãy so sánh cách khám phá và thể
hiện hình ảnh người nông dân trước
và sau cách mạng tháng Tám ở nhà
15


văn Nam Cao và nhà văn Kim Lân?
-Hs thảo luận nhóm.
-Hs của đại diện nhóm trình bày.
-Gv nhận xét, bổ sung và trình chiếu
điểm giống và khác. Gv nhấn mạnh:
điểm gặp gỡ trong cảm hứng sáng tạo
nghệ thuật của hai nhà văn; đồng thời
thấy được sự chuyển biến về nhận thức,
tư tưởng của người nông dân Việt Nam
trước và sau cách mạng tháng Tám .
Hoạt động 3
? Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện?
? Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện
như thế nào? Có tác dụng ra sao để thể
hiện tâm trạng nhân vật.?

-Hs thực hiện phần tổng kết theo sơ đồ
tư duy.
-Hs trình bày, Gv nhận xét, đánh giá,
chốt.
-GV. Không xây dựng trên các biến cố,
sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến tình
huống bên trong nội tâm nhân vật.
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật thể hiện qua phương diện nào?
Miêu tả như vậy có hợp lí không?
? Nêu ý nghĩa của truyện?
-Hs trình bày.
-Gv tổng kết bài học.

III.Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Tạo tình huống truyện gay cấn: tin
thất thiệt được chính những người
đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu
nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và
sinh động qua suy nghĩ, hành động,
qua lời nói ( đối thoại, độc thoại)

2.Ý nghĩa văn bản.
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng,
tinh thần yêu nước của người nông
dân trong thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp.


Gv trình chiếu sơ đồ tư duy tổng kết bài học.

16


Hoạt động 4:
IV.Luyện tập:
Em hãy kể tên những tác phẩm đã học có cùng chủ đề với truyện ngắn “Làng”?
?Tình cảm quê hương, đất nước ở truyện ngắn “Làng” có những nét riêng biệt gì
so với những tác phẩm mà em đã học? Viết một đoạn văn khoảng 20-25 dòng
trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương, đất nước?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy bộ môn ngữ văn cho học
sinh ở trường THCS Lê Hữu Lập, tôi đã thu được một kết quả thật khả quan. Ý
thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em có sự chuyển biến rõ rệt, trong giờ học
các em hoạt động tích cực hơn và có khả năng tư duy sáng tạo hơn khi giải
quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong văn bản. Đồng thời, các em đã biết
vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong cuộc sống
một cách hợp lí, có hiệu quả. Cụ thể:
Lớp

9A

Sĩ số học
sinh
33

Phát huy tốt các
năng lực
SL

20

%
60,1

Phát huy được
các năng lực
SL
10

%
30,3

Chưa phát huy
được các năng
lực
SL
%
3
9,6

17


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Thực hiện đề tài: Dạy-học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng
phát triển năng lực của học sinh là một trong những trải nghiệm của bản thân
tôi trong việc khai thác đặc trưng thể loại của văn bản và áp dụng công nghệ
thông tin vào dạy học nhằm khơi dậy niềm yêu thích văn học của học sinh tại

trường THCS Lê Hữu Lập. Trong quá trình thực nghiệm giáo án dạy học văn
bản “Làng ” theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở lớp 9A, tôi nhận thấy
kiến thức về tác giả, tác phẩm của em được nâng lên rõ rệt. Các em tích cực, chủ
động, sáng tạo chiếm lĩnh nội dung kiến thức bài học. Thậm chí có nhiều em có
sáng kiến thú vị khi tìm hiểu nhân vật ông Hai (học sinh thi vẽ tranh tái hiện
hình ảnh nhân vật ông Hai trong từng khoảnh khắc tâm trạng khác nhau; hoạt
động sân khấu hóa về truyện ngắn “Làng”......). Bên cạnh đó, nhiều em có hứng
thú, say mê với tiết học và mạnh dạn bày tỏ chính kiến, quan điểm cá nhân về
nhân vật trong tác phẩm. Thông qua bài học, các em nhận thức đúng đắn hơn về
ý nghĩa của bộ môn Ngữ văn và giá trị của các tác phẩm văn học nghệ thuật. Từ
đó, giúp học sinh có được kỹ năng học văn, kỹ năng sử dụng vốn tri thức có
được trong cuộc sống, khả năng thẩm thấu cái đẹp, để từ đó biết rõ hơn thế nào
là sống đẹp ! .
3.2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
- Trong một giờ lên lớp, người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động để chiếm lĩnh được nội dung tư tưởng,
đặc sắc nghệ thuật của một văn bản. Vì vậy khi dạy bất kì một bài học nào,
chúng ta cũng cần nghiên cứu kĩ bài dạy, nắm vững được những yêu cầu, mục
tiêu cần đạt của tiết dạy để dạy bài tốt hơn.
- Đồng thời để một giờ học văn không gây sự nhàm chán cho người học, giáo
viên cần phải vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; có thể vận
dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học một cách hiệu quả,
tránh lạm dụng.
- Người thầy giáo phải nắm vững tinh thần dạy học, từ hoạt động dạy-học mà
khuyến khích được năng lực học tập, năng lực giao tiếp của học sinh. Muốn
được như vậy thầy giáo phải nắm vững phương pháp dạy học, nắm vững và tổ
chức hợp lý các kỹ thuật dạy - học nhằm hướng đến khả năng tự học, sáng tạo
của các em.
*Đối với học sinh:

- Để có được niềm tin yêu, say mê, hứng thú học văn; đặc biệt là các văn bản
nghệ thuật; tôi thiết nghĩ các em cần phải có cái nhìn đúng đắn về bộ môn này.
Bởi học văn, chúng ta sẽ được lớn lên rất nhiều về mặt nhận thức, tâm hồn
chúng ta trở nên đẹp hơn và có những việc làm, lời nói, suy nghĩ tốt hơn và sống
có ý nghĩa hơn với mọi người, với cuộc đời.
- Trước khi học bài, các em phải có ý thức cao trong việc soạn bài, trang bị thêm
cho mình những kiến thức liên quan đến bài học qua việc đọc tài liệu tham khảo,
18


hỏi han bạn bè, thầy cô và những người xung quanh về kiến thức có liên quan
đến bài học.
- Mỗi học sinh nên trang bị thêm cho mình một cuốn sổ tay văn học để có thể
ghi những bài thơ hay, những câu văn có ý nghĩa nhân văn cao đẹp hay những
câu danh ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ, ca dao dạy chúng ta cách đối nhân xử thế đẹp
trong cuộc sống.
- Khi được giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị các hoạt động hỗ trợ giờ học: tranh
ảnh, những bài thơ liên quan đến bài học….học sinh cần tham gia tích cực và có
hiệu quả . Có như vậy thì tiết học mới thành công. Người học cảm thấy mình
được học, được làm việc và được suy nghĩ, rung động khi học văn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 05 tháng 03 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết :


Nguyễn Thị Hoa

19



×