Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và đáp ỨNG điều TRỊ ở BỆNH NHÂN mắc hội CHỨNG HEN – COPD GIAI đoạn ổn ĐỊNH tại BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG năm 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.86 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN MẮC
HỘI CHỨNG HEN – COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 - 2020

Chuyên ngành: Lao và bệnh phổi
Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN VIÊT NHUNG

HÀ NỘI - 2019


ACOS

CHỮ VIẾT TẮT
Asthma- COPD overlap syndrome
(Hội chứng chồng lấp giữa hen và COPD)

ALĐMP



Áp lực động mạch phổi

ATS BN

American Thoracic Society ( Hội lồng Ngực Mỹ)

BPTNMT
COPD

Bệnh nhân
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chronic obstructive pulmonary disease

CNHH

Chức năng hô hấp

Cs

Cộng sự

ĐTĐ

Đái tháo đường

FEV1

Forced expiratory volume in fisrt second (thể
tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên)


FVC

Forced vital capacity (Dung tích sống thở mạnh)

GINA

Global initiative for asthma (Chương trình toàn cầu về quản lý, xử trí và
phòng ngừa hen phế quản)
Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease

GOLD

(Chương trình toàn cầu về quản lý, điều trị BPTNMT) Hen

HPQ

phế quản

HPPQ

Hồi phục phế quản

HRQoL:

Health-related quality of life (chất lượng sức khỏe cuộc sống)

ICS

Inhaled Corticosteroid


LAMA

Long-acting anticholinergic

LABA
mMRC

Long-acting beta2-agonist
modifide Medical Research Council

SABA
SAMA
SEPAR

Short-acting beta2-agonist
Short-acting anticholinergic
Spanish Society of Pneumology and Thoracic Sur

THA

(Hiệp hội Bệnh phổi và Phẫu thuật ngực của Tây Ban Nha)
Tăng huyết áp

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Tổng quan về hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT.......................................3

1.1.1. Định nghĩa...........................................................................................................3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới ACOS.......................................................3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT.........................4
1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hội chứng chồng lấp henBPTNMT....................................................................................................5
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng.........................................................................................5
1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng..................................................................................7
1.2.3. Chẩn đoán hội chứng chồng lấp hen - BPTNMT...........................................9
1.2.4. Chẩn đoán đợt cấp............................................................................................15
1.3. Khuyến cáo cho điều trị ACOS....................................................................15
1.4. Một số nghiên cứu về hội chứng chồng lấp trong nước và ngoài nước.........16
1.4.1. Một số nghiên cứu ACOS ở nước ngoài.......................................................16
1.4.2. Nghiên cứu hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT ở Việt Nam...................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................................17
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................17
2.2.1. Địa điểm............................................................................................................17
2.2.2. Thời gian...........................................................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu.....................................................................17
2.4.1. Cỡ mẫu..............................................................................................................17
2.4.2. Chọn mẫu..........................................................................................................18
2.5. Biến số, chỉ số..............................................................................................18
2.6. Công cụ và kĩ thuật thu thập số liệu.............................................................20


2.7. Sai số và cách khống chế.............................................................................20
2.8. Quản lí và phân tích số liệu.........................................................................20
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................20

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:.................................................22
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.......................24
3.3. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng chồng lấp.............................................27
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.......................................................................31
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................32
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.........................................................................................33
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU................................................................................34
DỰ TRÙ KINH PHÍ..............................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn chính và phụ được sử dụng để xác định ACOS.................9
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán ACOS của ATS....................................................10
Bảng 1.3: Đặc điểm thường gặp của hen phế quản, BPTNMT và ACOS................12
Bảng 1.4: Chức năng hô hấp trong hen, BPTNMT và ACOS..................................14
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới......................................22
Bảng 3.2. Số lượng bệnh nhân mặc COPD đơn thuần và bệnh nhân mắc ACOS....23
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh hen của đối tương nghiên cứu............................................23
Bảng 3.4.Tiền sử dị ứng của đối tượng nghiên cứu.................................................23
Bảng 3.5. Tỷ lệ các bệnh đồng mắc của đối tượng nghiên cứu................................24
Bảng 3.6. Đặc điểm triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu.....................24
Bảng 3.7. Đặc điểm triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu........................24
Bảng 3.8. Đặc điểm triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu.......................25
Bảng 3.9. Đặc điểm công thức máu của đối nghiên cứu..........................................25
Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương X quang của đối tượng nghiên cứu.....................26
Bảng 3.11.Mức độ tắc nghẽn của đối tượng nghiên cứu..........................................26
Bảng 3.12. Kết quả điện tâm đồ của đối tượng nghiên cứu.....................................26
Bảng 3.13. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu trong 6 tháng................27

Bảng 3.14. Số đợt cấp giữ 2 nhóm bệnh nhân trong quá trình điều trị.....................27
Bảng 3.15: Thay đổi công thức máu sau điều trị của ĐTNC...................................29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tiền sử hút thuốc lá, tiếp xúc khói bụi ĐT nghiên cứu........................22
Biểu đồ 3.2. Thay đổi các triệu chứng cơ năng sau điều trị của ĐTNC...................28
Biểu đồ 3.3. Đánh giá mức độ tiến triển khó thở theo mMRC của đối tượng nghiên cứu....28
Biểu đồ 3.4. Thay đổi triệu chứng thực thể sau điều trị của đối tượng nghiên cứu..............29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân mắc COPD có rất nhiều điểm khác biệt về biểu hiện lâm sàng, sinh
lý, đặc điểm về chẩn đoán hình ảnh, đáp ứng điều trị giảm chức năng phổi và tình
trạng sống sót [1]. Khoảng 15- 20% số bệnh nhân này có các đặc điểm của bệnh hen
đáp ứng quá mẫn đường thở (AHR). Những bệnh nhân này được xem là có hội chứng
chồng lấp hen – COPD (Asthma - COPD Overlap Syndrome ACOS). Do đó ACOS
được xác định bởi các tính chất vừa giống với hen lẫn BPTNMT [1].
Bệnh nhân ACOS chiếm khoảng 15 - 25% các bệnh đường hô hấp tắc nghẽn
[16]. Tỷ lệ hiện mắc ACOS chiếm một nửa số bệnh nhân hen và một phần ba của
BPTNMT. Nghiên cứu của Jan Kang và CS (2016) tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ bệnh
nhân bị ACOS chiếm 15% đến 20% bệnh nhân COPD [13. Tại Việt Nam theo nghiên
cứu của Ngô Quý Châu (2016) bệnh nhân ACOS chiếm 27,2% [12].
Bệnh nhân ACOS có nhiều biến cố bất lợi hơn so với bệnh nhân bị hen hoặc
BPTNMT đơn thuần. Nhiều triệu chứng hô hấp hơn, chức năng phổi tồi tệ hơn, sử
dụng nhiều loại thuốc hô hấp hơn, phải nhập viện nhiều lần và triệu chứng lâm sàng
trầm trọng hơn và tình trạng sức khỏe còn tồi tệ so với bệnh nhân hen hoặc BPTNMT
đơn thuần. Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ACOS cao hơn bệnh nhân hen và BPTNMT

đơn thuần [11], [12]. Một nghiên cứu hồi cứu của Andersén H et al (2013) ở Phần
Lan, đã chỉ ra rằng bệnh nhân ACOS chịu chi phí y tế cao hơn, do bệnh nhân sử dụng
nhiều dịch vụ chăm sóc y tế hơn bệnh nhân BPTNMT đơn thuần, bên cạnh đó ACOS
thường gặp ở người lớn tuổi, có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
bệnh nhân [10]. Trong nghiên cứu của Sorino C và CS (2016) ở Anh, cho thấy tỉ lệ
tử vong ở bệnh nhân ACOS cao hơn bệnh nhân hen hoặc BPTNMT đơn thuần (7,17
trên 100 người-năm, tỷ lệ tử vong: 1,83%) [16].
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng chồng lấp henBPTNMT như nghiên cứu của Rhee CK và CS (2014) tại Hàn quốc, về vấn đề sử
dụng chi phí y tế và những biến cố ở bệnh nhân ACOS [16], nghiên cứu của Hardin
và CS (2014) tại Tây Ban Nha về vấn đề di truyền của ACOS [12]…


2

Tại Bệnh viện Phổi Trung Ương, số lượng những bệnh nhân có bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính nhưng triệu chứng lâm sàng và diễn biến cũng như kết quả điều trị có
những điểm giống bệnh nhân hen phế quản là rất lớn tính tới cả các bệnh nhân nhập
viện và số bệnh nhân ngoại trú được quản lý. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào thống
kê được số bệnh nhân đang điều trị ngoại trú và đáp cứng điều trị ban đầu của nhóm
bệnh nhân ACOS so với COPD đơn thuần, đặc biệt là đối tượng điều trị ngoại trú (giai
đoạn ổn định) vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên này với 2 mục tiêu sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng chồng
lấp hen – COPD và COPD đơn thuần giai đoạn ổn định tại bệnh viện Phổi
Trung Ương năm 2019-2020
2. Đáp ứng điều trị ban đầu ở bệnh nhân mắc hội chứng chồng lấp hen –
COPD và COPD đơn thuần giai đoạn ổn định tại bệnh viện Phổi Trung
Ương năm 2019- 2020.
1.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT

1.1.1. Định nghĩa
Hội chứng chồng lấp Hen phế quản và BPTNMT (Asthma - COPD Overlap
Syndrome: ACOS) là một bệnh lý phức tạp với biểu hiện triệu chứng của cả hen
phế quản và BPTNMT trên một cá thể. Trong đó hen và BPTNMT là hai thái cực
[1]. Chính vì thế GINA và GOLD (2014) đã cùng nhau thảo luận thống nhất đưa ra
thuật ngữ “Hội chứng chồng lấp giữa bệnh hen và BPTNMT” để thừa nhận những
bệnh nhân có các triệu chứng của cả hai bệnh hen và BPTNMT, dẫn đến một "sự
đồng thuận" định nghĩa của ACOS [4].
Hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT (ACOS) có đặc điểm giới hạn luồng
khí dai dẳng với một vài tính chất thường đi cùng với hen và một vài tính chất đi
cùng với BPTNMT. Do đó ACOS được xác định bởi các tính chất giống với cả hen
lẫn BPTNMT [11].

1.1.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới ACOS
Do đặc điểm của bệnh nhân ACOS là mang cả 2 đặc tính của cả hen và
BPTNMT. Nên các yếu tố nguy cơ của ACOS cũng là các yếu tố nguy cơ chung
cho cả hen và BPTNMT. Một số yếu tố nguy cơ được nhấn mạnh khi chúng cùng
tồn tại góp phần hình thành bệnh lý ACOS.
Điều này cho thấy tiền sử đợt cấp giúp dự báo mức độ nặng của BPTNMT
tương tự như với ACOS.
1.1.2.1. Yếu tố môi trường
* Thuốc lá

Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây BPTNMT. Khoảng 15-20%
người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá. Hút
thuốc lá > 20 bao - năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT [13]. Hút thuốc lá thụ


4

động cũng góp phần gây nên những triệu chứng hô hấp và BPTNMT do sự gia tăng
gánh nặng toàn thể phổi do hít phải những hạt và khí [16].
1.1.2.2. Tình trạng kinh tế xã hội, ăn uống và dinh dưỡng
Tình trạng kinh tế xã hội có liên hệ với sự phát triển BPTNMT, cơ chế không
rõ. Ăn cá sử dụng vitamin C và vitaminE là những loại vitamin chống oxi hóa, làm
giảm nguy cơ mắc BPTNMT. Trong cá có chứa axit béo không no, những chất này
có tác dụng ức chế cạnh tranh chuyển hóa axit arachidonic và làm giảm xác suất
mắc BPTNM. Thiếu vitamin A và vitamin D có liên quan việc tăng tỉ lệ bệnh [2].
1.1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng đến ACOS
* Di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy BPTNMT tăng lên trong những gia đình có tiền
sử mắc bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền
Alpha1 - antritrypsin, đó là một glycogen được tổng hợp tại gan. Đây là chất ức chế
chủ yếu các proteinase, nó bảo vệ nhu mô phổi chống lại các men phân hủy protein.
Nhóm thiếu hụt này cũng là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển hen thời thơ ấu.

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT
1.1.3.1.Cơ chế viêm
Có ba đặc điểm lâm sàng thường gặp trong các bệnh phổi tắc nghẽn: viêm
đường hô hấp mạn tính, tắc nghẽn đường dẫn khí và tăng đáp ứng phế quản. Phản
ứng viêm mạn tính đường thở được cho là do bạch cầu ái toan được thúc đẩy bởi
các tế bào CD4 trong bệnh hen phế quản, trong khi đó bạch cầu đa nhân trung tính
thúc đẩy bởi các tế bào CD8 trong BPTNMT. Những bệnh nhân hen phế quản hút

thuốc có tăng bạch cầu đa nhân trong đường thở, tương tự như BPTNMT. Đây có
thể là một nguyên nhân gây tăng đề kháng với Corticosteroid trong điều trị. Ngược
lại, phản ứng viêm tăng bạch cầu ái toan đã được quan sát thấy trên một số bệnh
nhân BPTNMT và có liên quan với khả năng phục hồi sự tắc nghẽn đường dẫn khí.
[1].


5

1.1.3.2.Tăng đáp ứng phế quản
Tăng đáp ứng phế quản là phản ứng quá mức đối với một loạt các tác nhân
kích thích gây co thắt phế quản và có thể có mặt trong các bệnh viêm đường hô hấp.
Kích thích đó là: Vật nuôi, phấn hoa, nấm, bụi, mùi hương, không khí lạnh, ô
nhiễm, khói, hơi hóa chất, tập thể dục, giận dữ, căng thẳng... Các chuyên gia cho
rằng người có gia tăng đáp ứng phế quản sẽ có đáp ứng tốt với các thuốc giãn phế
quản. Sự đáp ứng này xảy ra ở hầu hết các bênh nhân hen và khoảng 2/3 bệnh nhân
BPTNMT [19]. Một số test kiểm tra đơn giản mà không gây co thắt cơ trơn mạnh
như: histamine, mannitol, adenosine, muối ưu trương có thể được sử dụng để chẩn
đoán khi nghi ngờ bệnh nhân có hội chứng chồng lấp trên bệnh nhân BPTNMT. Tình
trạng tăng đáp ứng phế quản gia tăng theo sự gia tăng tuổi tác và tình trạng hút thuốc
lá, thuốc lào. Tăng đáp ứng phế quản đóng góp vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh ở bênh nhân ACOS [1].
1.2.

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hội chứng chồng lấp henBPTNMT

1.2.1. Triệu chứng lâm sàng
1.2.1.1. Tiền sử hen phế quản
- Ở những bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán hen phế quản, bệnh nhân
mang đầy đủ những triệu chứng gợi ý đến hen. Điển hình là các cơn hen phế quản:

+ Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ngứa mắt…Cơn khó thở lúc bắt đầu
khó thở chậm, ở thì thở ra, có tiếng cò cử người ngoài cũng nghe thấy.
+ Tiền sử có một trong các triệu chứng sau: Ho, tăng về đêm. Tiếng rít tái
phát. Khó thở tái phát. Nặng ngực nhiều lần.
+ Các triệu chứng thường nặng lên về đêm hoặc sáng sớm.
+ Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khí có: Gắng sức, nhiễm virus, tiếp
xúc với lông chó mèo, mạt bụi nhà, khói thuốc, phấn hoa, thay đổi nhiệt độ, thay
đổi cảm xúc, các loại thuốc….
- Ở giai đoạn sau, bệnh nhân có thể có tắc nghẽn luồng khí không hồi phục. Biểu


6

hiện cơ năng chủ yếu là ho (thường kèm theo khạc đờm) và khó thở khi gắng sức [3].
1.2.1.2.Triệu chứng cơ năng
- Ho kéo dài: Ho gián đoạn hoặc cả ngày (thường là cả ngày), ho thường là triệu
chứng đầu tiên trong tiến triển của BPTNMT, là một chỉ điểm quan trọng trong chẩn
đoán bệnh [3]. Ho khạc đờm thường nặng lên vào mùa đông và đặc biệt là sau nhiễm
khuẩn hô hấp.
- Khạc đờm nhiều năm: Khạc đờm nhầy thường sau cơn ho, khạc đờm trên ít
nhất 3 tháng trong 1 năm, và ít nhất trong 2 năm liên tiếp. Lúc đầu thường ho, khạc
đờm vào buổi sáng, ngắt quãng, sau đó khạc đờm cả ngày, đờm nhầy, số lượng ít (<
60 ml/24 giờ), khi bùng phát thì đờm lẫn mủ [2].
- Khó thở là triệu chứng quan trọng nhất, tiên lượng bệnh tồi hơn và chứng tỏ sự
suy giảm CNHH nặng lên với đặc điểm khó thở khi gắng sức, dần khó thở thường
xuyên. Khó thở trong BPTNMT là khó thở dai dẳng và nặng dần.
- Khò khè, ho và tức nặng ngực nặng hơn về đêm hoặc gần sáng.
Trong nghiên cứu Nielsen M, Barnes CB, Ulrik CS (2015) ở Ba Lan, đã chỉ ra
những bệnh ACOS có nhiều đợt khò khè, ho khạc đờm nhiều hơn bệnh nhân bệnh
nhân hen và BPTNMT đơn thuần [15].

1.2.1.3.Triệu chứng toàn thân
Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, sút cân, lo lắng. Sốt chỉ gặp trong các đợt bội
nhiễm. Da xanh khi bệnh kéo dài, có thể tím tái, móng tay khum, ngón tay dùi trống [3].
1.2.1.4.Triệu chứng thực thể
Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán COPD và thường không thấy
biểu hiện bệnh lý nếu chưa có tắc nghẽn mức độ trung bình, nặng.
- Lồng ngực hình thùng: Cố định ở vị trí thở vào, vai nhô lên, xương sườn nằm
ngang, cơ hoành hạ thấp khiến khoảng liên sườn ở thấp bị rút lõm.
- Nhịp thở tăng: Lúc nghỉ thường trên 20 lần/phút, thường gặp ở giai đoạn nặng
của bệnh, thở nông, thì thở ra thường kéo dài (trên 4 giây) tương quan với mức độ


7

tắc nghẽn phế quản, bệnh nhân phải chúm môi khi thở, sử dụng cơ hô hấp phụ, co rút
cơ liên sườn. Kiểu thở này làm chậm xẹp đường thở ở thì thở ra.
- Sử dụng cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
- Sử dụng cơ bụng khi thở ra, thở nghịch thường.
- Gõ ngực vang nhất là khi có giãn phế nang.
- Dấu hiệu Campbell: Khí quản đi xuống thì hít vào.
- Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào.
- Nghe: Rì rào phế nang giảm, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ.
- Có thể thấy mạch nghịch đảo: Do ở bệnh nhân BPTNMT, huyết áp tâm thu
có thể giảm từ 15 - 20 mmHg lúc bệnh nhân hít vào gắng sức. Bình thường chênh
lệch huyết áp tâm thu giữa thở ra và thở vào ≥ 10 mmHg.
* Dấu hiệu tăng áp động mạch phổi và suy tim phải
- Mắt lồi như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp.
- Tim nhịp nhanh có thể loạn nhịp hoàn toàn, T2 đanh mạnh, tiếng clic tống
máu, rung tâm thu ở ổ van động mạch phổi, ngựa phi phải, tiền tâm thu.
- Dấu hiệu Carvallo thổi tâm thu bờ trái xương ức, tăng khi hít vào.

- Tĩnh mạch cổ nổi, đập theo nhịp tim.
- Đau vùng gan, đau tăng khi gắng sức.
- Tím môi, đầu chi hoặc tím toàn thân, khó thở thường xuyên.
- Phù hai chi dưới, cổ trướng [3].

1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng
1.2.2.1. Thăm dò chức năng hô hấp
Đo chức năng thông khí bằng phế dung kế được coi là cách đánh giá khách
quan sự tắc nghẽn lưu lượng. Người ta thấy rằng khi FEV 1 giảm xuống dưới 1 lít thì
chỉ có khoảng 50% số bệnh nhân sống thêm trên 5 năm. Bệnh nhân BPTNMT, đo
thông khí phổi có thể thấy những thay đổi sau:
- Mức độ giảm FEV1 tuỳ theo mức độ bệnh.
- Dung tích sống gắng sức (FVC): Giai đoạn đầu có thể bình thường nhưng sẽ
giảm khi bệnh tiến triển nặng.


8

- Dung tích sống (VC): Chính xác hơn FVC vì không hạn chế bởi áp lực động
của đường hô hấp do xẹp đường thở sớm khi thở ra nhanh.
- Chỉ số Gaensler FEV1/FVC, chỉ số Tiffeneau FEV1/VC< 70%.
- Đo thể tích khí cặn: Có thể gặp rối loạn thông khí hỗn hợp do khí phế thũng
chiếm ưu thế vì thế RV tăng,VC giảm.
Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào hợp tác của
bệnh nhân và kỹ thuật của người đo [3].
1.2.2.2. X quang phổi
Giai đoạn đầu đa số bình thường, giai đoạn muộn có thể thấy các bất thường
trên phim Xquang phổi là:
- Hội chứng phế quản: Dày thành phế quản, hình đường ray, mạng lưới mạch
máu ở phổi tăng mạnh tạo thành hình ảnh “phổi bẩn”.

- Hội chứng khí phế thũng: Phổi hình thùng, tăng sáng, khoang liên sườn rộng,
vòm hoành thấp, mỏm tim ra sau.
- Hội chứng mạch máu: mạch máu trung tâm to nhưng ở ngoại vi thưa thớt tạo
vùng giảm động mạch kết hợp hình ảnh căng giãn phổi.
- Trong đợt bùng phát có bội nhiễm thường thấy các đám mờ.
- Dấu hiệu tim mạch: Tăng áp lực động mạch phổi, đường kính động mạch
phổi thùy dưới bên phải to ra > 16 mm, cung dưới phổi rộng ra, mỏm tim chếch lên.
- Tim dài và thõng, giai đoạn cuối hình ảnh tim to toàn bộ [3].
1.2.2.3.Các thăm dò khác
Công thức máu: Số lượng bạch cầu máu trên 10 G/l gợi ý nguyên nhân đợt
cấp BPTNMT là do bội nhiễm. Đa hồng cầu có thể phát triển ở bệnh nhân thiếu oxy
máu động mạch mạn tính.
Sinh hóa máu: Protein phản ứng C (CRP) bình thường< 0,5 mg/dl. Nồng độ
CRP máu có thể tăng ở bệnh nhân đợt cấp có tình trạng bội nhiễm. Xét nghiệm
ProBNP là một xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán suy tim, thường ProBNP tăng khi bệnh
nhân bị BPTNMT có kèm tâm phế mạn [2].


9

Điện tâm đồ: được tiến hành để xác định biến chứng tâm phế mạn của
BPTNMT. Trên hình ảnh điện tim có thể thấy P phế ở DII, DIII, aVF (P cao >
2,5mm, nhọn, đối xứng) và dày thất phải [6].

1.2.3. Chẩn đoán hội chứng chồng lấp hen - BPTNMT
1.2.3.1. Chẩn đoán ACOS theo SEPAR
Năm 2017, Hiệp hội Bệnh phổi và Phẫu thuật ngực của Tây Ban Nha (Spanish
Society of Pneumology and Thoracic Sur viết tắt SEPAR) đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn
đoán ACOS [25]: Khi có 1 tiêu chuẩn chính và ít nhất 1 tiêu chuẩn phụ.
Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn chính và phụ được sử dụng để xác định ACOS

Tiêu chuẩn chính
1. Rối loạn thông khí tắc nghẽn

Tiêu chuẩn phụ
1. Tiền sử chẩn đoán hen phế quản

không hồi phục ( sau test giãn phế
quản FEV 1 / FVC <0,70) ở những
người 35 tuổi trở lên
2. Hút thuốc lá hoặc tiền sử hút
thuốc lá trên 10 bao-năm

2.FEV1 sau giãn sau GPQ> 15% và 400 mL
so với trước GPQ, ít nhất 2 lần thử.
3. Số bạch cầu ái toan trong máu ≥300 tế bào ·
uL -1

1.2.3.2. Chẩn đoán hội chứng chồng lấp hen- COPD theo ATS
Hội lồng ngực Mỹ (ATS), đã thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn chính và tiêu
chuẩn phụ để chẩn đoán ACOS, khi bệnh nhân đáp ứng cả ba tiêu chuẩn chính và ít
nhất một tiêu chuẩn phụ được xem xét để chẩn đoán ACOS [15].
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán ACOS của ATS
Tiêu chuẩn chính
1. Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục

Tiêu chuẩn phụ
1.Cơ địa dị ứng hoặc viêm mũi

( sau test giãn phế quản FEV 1 / FVC


dị ứng

<0,70 hoặc LLN) ở những người 40 tuổi trở lên;
LLN được ưu tiên


10

2. Ít nhất 10 năm hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với ô

2. FEV 1 sau giãn phế quản

nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời

≥200 mL và 12% so với giá trị
trước giãn phế quản ít nhất 2 lần
đo.

3. Tiền sử bệnh hen trước 40 tuổi
Hoặc FEV1 sau giãn phế quản > 15 % và > 400ml

3. Số bạch cầu ái toan trong máu

≥300 tế bào · uL -1
so với trước giãn phế quản.
1.2.3.3. Các bước chẩn đoán ACOS theo GOLD 2017
Bước 1: Chẩn đoán bệnh đường hô hấp mạn tính
Xác định bệnh nhân có nguy cơ hoặc có khả năng mắc bệnh đường thở mạn
tính và loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng hô hấp mạn tính. Điều
này dựa trên việc thăm khám lâm sàng tỉ mỉ và kết quả một số thăm dò chẩn đoán.

Khai thác các thông tin liên quan:
a) Tiền sử: Gợi ý đến bệnh đường hô hấp mạn tính
- Tiền sử ho, khạc đờm mạn tính, khó thở, khò khè hoặc nhiễm trùng đường
hô hấp lặp đi lặp lại.
- Đã được chẩn đoán bệnh hen hoặc BPTNMT.
- Đã được điều trị với các thuốc dạng hít, xịt.
- Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.
- Tiền sử tiếp xúc với khói, bụi nghề nghiệp, môi trường sống ô nhiễm.
b) Khám lâm sàng:
- Có thể bình thường.
- Bằng chứng của giãn phế nang, hoặc những đặc điểm khác của bệnh phổi
mạn tính, các dấu hiệu của tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn tính.
c) Xquang:
- Có thể bình thường trong giai đoạn đầu
- Các bất thường trên Xquang phổi hoặc phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực
(thực hiện vì lý do tầm soát ung thư phổi) như: Ứ khí, dày thành phế quản, bóng
khí, kén khí, hoặc các biểu hiện khác của giãn phế nang.
- Có thể xác định một chẩn đoán khác: giãn phế quản, lao, bệnh phổi kẽ, hay
suy tim.


11

Bước 2. Chẩn đoán hội chứng hen, BPTNMT, ACOS ở người lớn
Liệt kê những đặc điểm thường gặp của hen phế quản, BPTNMT và ACOS (Bảng
3), các tiếp cận đặc điểm giúp phân biệt hen và BPTNMT (Bảng 4).
a) Lắp ghép những đặc điểm hướng tới chẩn đoán hen hoặc COPD Khám lâm sàng
tập trung vào các đặc điểm: Tuổi, triệu chứng (đặc biệt
sự xuất hiện và tiến triển, biến đổi, xuất hiện theo mùa, thời kỳ hoặc liên
tục), tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp bao gồm khói thuốc, tiếp xúc bụi

nghề nghiệp, chẩn đoán và điều trị trước đây, đáp ứng với điều trị, những đặc điểm
hướng tới chẩn đoán hen hoặc COPD. Bảng kiểm trong bảng 3 (liệt kê những đặc
điểm giúp phân biệt giữa hen và BPTNMT) có thể được sử dụng để phát hiện
những đặc điểm hầu như phù hợp với hen và/hoặc BPTNMT.
b) So sánh số lượng những đặc điểm hướng tới chẩn đoán hen hoặc chẩn đoán
BPTNMT
Từ bảng 3, đếm số lượng những triệu chứng ở mỗi cột. Có ba hoặc nhiều các
đặc điểm được liệt kê cho hen hoặc BPTNMT, trong khi không có những những
triệu chứng hướng tới chẩn đoán khác được xem là yếu tố gợi ý mạnh của chẩn
đoán hen hoặc BPTNMT.Tuy nhiên, việc không có những triệu chứng ít có giá trị
dự báo, và không giúp loại trừ hoàn toàn chẩn đoán. Nên đặt chẩn đoán ACOS khi
có một số triệu chứng gặp cả ở hen và BPTNMT.
c) Xem xét mức độ chắc chắn trong chẩn đoán xung quanh chẩn đoán hen hoặc
BPTNMT, hoặc việc có hay không những đặc điểm gợi ý ACOS
Trong trường hợp không có những đặc điểm bệnh sinh, các nhà lâm sàng
thường chẩn đoán dựa trên mức độ nặng của bằng chứng. Từ đó đưa ra chẩn đoán
lâm sàng và lựa chọn thuốc điều trị. Trong trường hợp không hoàn toàn chắc chắn
về chẩn đoán, các thầy thuốc lâm sàng thường lựa chọn những điều trị an toàn nhất
cho người bệnh.
Bảng 1.3: Đặc điểm thường gặp của hen phế quản, BPTNMT và ACOS
Đặc điểm
Tuổi bắt đầu

Hen
Thường tuổi

BPTNMT
Thường > 40 tuổi.

ACOS

Thường ≥ 40 tuổi,
nhưng có thể có nhiều


12

Đặc điểm

Các nhómtriệu
chứng hô hấp

Chức năng phổi

Chức năng phổi
giữa những đợt
triệu chứng
Tiền sử bản thân

gia đình

Diễn biến bệnh

Hen
trẻ nhưng có thể khởi
phát ở bất kỳ lứa tuổi
nào.
- Sự thay đổi của
triệu chứng theo thời
gian qua từng phút,
từng giờ, hoặc từng

ngày hoặc một quãng
thời gian dài hơn.
- Triệu chứng

BPTNMT

- Tiến triển các triệu
chứng mạn tính mặc dù
đã được điều trị, có
những thời điểm tốt lên
hoặc xấu đi.
- Triệu chứng xuất
hiện hằng ngày và khó
thở khi gắng sức.

ACOS
triệu chứng khi còn
nhỏ hoặc vị
thành niên.
- Triệu chứng hô hấp
bao gồm khó thở gắng
sức dai dẳng dao động
có thể đáng kể.

thường nặng lên
vào ban đêm hoặc
- Ho, khạc đờm mạn
sáng sớm.
tính trước khi khó thở,
- Khởi phát bởi gắng không liên quan tới các

sức, cảm xúc bao gồm tác nhân kích thích.
cười, bụi hoặc phơi
nhiễm
với dị nguyên.
Rối loạn thông khí FEV1 có thể cải thiện Hạn chế dòng khí thở
tắc nghẽn biến đổi bởi điều trị nhưng luôn ra không hồi phục
trong tiền sử hoặc
tồn tại FEV1/FVC sau hoàn toàn, nhưng có
hiện tại, phục hồi sau test < 0,7.
thể thấy biến đổi rõ
test giãn phế quản,
hiện tại hoặc trong tiền
tăng đáp
sử.
ứng đường thở
Có thể bình thường Rối loạn thông khí tắc Rối loạn thông khí tắc
giữa những đợt triệu nghẽn dai dẳng.
nghẽn dai dẳng.
chứng.
- Đã được chẩn
- Đã được chẩn đoán - Được chẩn đoán hen
đoán hen phế quản BPTNMT, viêm phế
(hiện tại hoặc từ
- Tiền sử gia đình quản mạn hoặc khí phế trước), dị ứng và tiền
có người mắc hen, và thũng.
sử gia đình hen
các tình trạng dị ứng - Tiếp xúc với các yếu và/hoặc tiền sử tiếp
khác (viêm mũi
tố nguy cơ: hút thuốc lá, xúc với các yếu tố
dị ứng hoặc eczema) khói bụi.

nguy cơ:Hút thuốc
lá, khói bụi.
- Thường cải thiện - Triệu chứng ngày
-Triệu chứngtừ


13

Đặc điểm

Hen
BPTNMT
ACOS
tự nhiên hoặc với
một xấu đi qua thời
n g xu ấ t h i ệ n
điều trị.
gian mặc dù được
từng lúc, nhưng
- Triệu chứng đa
điều trị.
phần lớn giảm do
dạng theo mùa
- Điều trị thuốc giãn điều trị. Tiến triển là
hoặc từ năm này
phế quản tác dụng
thông thường và
sang năm khác.
nhanh chỉ như
nhu cầu điều trị

1 biện pháp hỗ trợ.
là cao.
Xquang ngực
Thường bình thường. Phổi ứ khí và
Tương tự BPTNMT.
những thay đổi khác
của BPTNMT.
Đợt cấp
Đợt cấp xảy ra,
Đợt cấp có thể giảm bởi Đợt cấp có thể thường
nhưng nguy cơ của điều trị. Nếu có bệnh gặp
hen
trong
đợt cấp có thể giảm đồng mắc có ảnh hưởng BPTNMT nhưng có
đáng kể bởi điều trị. đáng kể.
thể giảm bởi điều trị.
Bệnh đồng mắc có thể
ảnh hưởng.
Viêm đường dẫn Bạch cầu ái toan
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ái toan
khí đặc trưng
và/hoặc trung tính. trong đờm, lympho
và/hoặc trung tính
đường dẫn khí, có thể trong đờm.
có viêm hệ
thống.


14


Bước 3: Đo chức năng hô hấp
Bảng 1.4: Chức năng hô hấp trong hen, BPTNMT và ACOS
Chức năng hô hấp
FEV1/FVC trước hoặc

Hen
Phù hợp với chẩn

BPTNMT
Không phù hợp

sau test bình thường

đoán.

với chẩn đoán.

ACOS
Không phù hợp

trừ khi có bằng
chứng khác của
hạn chế dòng khí
mạn tính.
FEV1/FVC sau test < 70% Chỉ ra hạn chế dòngLà yêu cầu để chẩn Thường có mặt.
khí nhưng có thể cải đoán
thiện tự nhiên hoặc (GOLD).
sau
điều trị.

FEV1 ≥ 80% lý thuyết
Phù hợp với chẩn Phù hợp với phânPhù
hợp
với
đoán (hen kiểm soátloại GOLD mức ACOS nhẹ.
tốt và trung gianđộ tắc nghẽn nhẹ
giữa triệu chứng). (nhóm A hoặc B)
nếu FEV1/FVC
sau test < 0.7.
FEV1 < 80% lý thuyết
Phù hợp với chẩn Chỉ điểm của tắcChỉ điểm của tắc
đoán. Yếu tố nguy nghẽn nặng và nghẽn nặng và
cơ cho hen cấp.
nguy cơ tương nguy cơ tương
lai (tử vong và lai (tử vong và
đợt
cấp
đợt cấp).
BPTNMT).
Sau test giãn phế quản, Thường ở một vài Thường
thấy Thường
thấy
FEV1 tăng >12% và trường
hợp, và có thể khi
và có thể khi
trên 200 ml (tắc nghẽn nhưng có thểFEV1
thấp FEV1
thấp
có thể hồi phục).
không có mặt khi nhưng

ACOS nhưng
ACOS
hen kiểm soát tốt. nên cũng được
nên cũng được xem
xem xét.
xét.
Sau test phục hồi phế
Khả năng cao là hen. Không thường
Phù hợp với
quản, FEV1 >12% và 400
thấy trong
chẩn đoán ACOS.
ml (mốc phục hồi)
BPTNMT.
Xem
xét
ACOS.


15

Hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn kéo dài trên phế dung kế nhìn chung ít
có giá trị trong phân biệt hen phế quản có rối loạn thông khí tắc nghẽn cố định với
BPTNMT và ACOS. Mặc dù việc đo lưu lượng đỉnh (PEF) không thể thay thế cho
phế dung kế, tuy nhiên, nếu tiến hành đo trên cùng lưu lượng đỉnh kế trong 1-2
tuần, thấy giá trị PEF thay đổi nhiều có thể gợi ý chẩn đoán hen, nhưng khi kết quả
PEF hoàn toàn bình thường cũng không cho phép loại trừ chẩn đoán hen hoặc
BPTNMT. Sự biến đổi PEF nhiều cũng có thể gặp trong ACOS [1].

1.2.4. Chẩn đoán đợt cấp

Hội chứng chồng lấp được mô tả với tần số đợt cấp và mức độ nghiêm trọng
của đợt cao hơn hẳn tình trạng chỉ có một bệnh đơn thuần [1].
Hiện nay chưa có sự thống nhất trên toàn thế giới về định nghĩa đợt cấp
BPTNMT. Theo Anthonisen N. R và Cs (1987) [3]: “Đợt cấp được biểu hiện bằng 3
triệu chứng chính: khó thở tăng, số lượng đờm tăng và đờm nhầy mủ”. Theo định
nghĩa của GOLD (2009) [17] “Đợt cấp BPTNMT là tình trạng xảy ra trong diễn biến
tự nhiên của bệnh, được đặc trưng bởi sự thay đổi các triệu chứng cơ bản của bệnh
nhân như ho, khạc đờm, khó thở khác với những diễn biến thường ngày, khởi phát cấp
tính và đòi hỏi phải thay đổi thuốc điều trị thường ngày trên bệnh nhân BPTNMT”.
1.3.

Khuyến cáo cho điều trị ACOS

1.3.1. Điều trị chung
Về nguyên tắc, mục tiêu điều trị của ACOS cũng tương tự như của hen và
BPTNMT [15]: Một số chuyên gia gợi ý rằng phối hợp thuốc cường beta và
Corticosteroid dạng hít (ICS / LABA) là cách trị liệu đầu tiên của ACOS, sau đó bổ
sung thuốc kháng cholinergic nếu bệnh nhân vẫn có triệu chứng khi điều trị kết hợp
ICS / LABA [15].
Bệnh nhân BPTNMT có khả năng có nhiều khả năng đáp ứng với ICS hoặc
ICS / LABA hơn so với bệnh nhân BPTNMT không biểu hiện đáp ứng quá mức phế
quản quá mức. Cách tiếp cận khác là sử dụng bạch cầu ái toan ngoại vi để hướng
dẫn lựa chọn điều trị. Có một số nghiên cứu hồi cứu cho thấy bệnh nhân BPTNMT


16

có số lượng eosinophil ở ngoại biên cao hơn, đáp ứng tốt hơn so với kết hợp ICS
hoặc ICS / LABA so với những người có bạch cầu eosinophil ở máu ngoại vi không
tăng [9], [11].

1.4.

Một số nghiên cứu về hội chứng chồng lấp trong nước và ngoài nước.

1.4.1. Một số nghiên cứu ACOS ở nước ngoài.
- Nghiên cứu của Hardin và CS (2014), nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và
di truyền của hội chứng chồng lấp trên các đổi tượng là người da trắng không phải
gốc Tây Ban Nha hoặc hiện đang hút thuốc lá không phải gốc Tây Ban Nha hoặc
người Mỹ gốc Phi với BPTNMT. Các đối tượng ACOS đã xác định tiến sử hen do
bác sĩ chẩn đoán trước tuổi 40.
Các đối tượng có ACOS có nhiều đợt cấp, ít khí phế thũng và nhiều bệnh
đường hô hấp hơn cho bất kỳ mức độ suy giảm chức năng phổi nào so với COPD
đơn thuần. Nghiên cứu đã xác định các biến thể di truyền mới có liên quan đến hội
chứng này dựa trên phân tích meta đã xác định gen GPR65 liên quan đối tượng có
ACOS [17].
1.4.2. Nghiên cứu hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT ở Việt Nam
Ngô Quý Châu và Lê Thị Tuyết Lan ( 2016) đã nghiên cứu hội chứng chồng
lấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Bạch Mai và
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Trên đối tượng được chẩn đoán bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính có hội chứng chồng lấp tại phòng khám quản lý bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính Bệnh Viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ACOS
chiếm 27,2 % trong số bệnh nhân BPTNMT đang quản lý điều trị tại phòng khám.
ACOS có triệu chứng lâm sàng như BPTNMT. Các triệu chứng cận lâm sàng như
chức năng hô hấp, x- quang phổi, điện tim nặng hơn ở bệnh nhân BPTNMT đơn
thuần[7].


17

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân mắc COPD tại bệnh viện Phổi Trung ương trong thời gian 20192020
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán COPD đơn thuần theo GOLD và ACOS
theo theo tiêu chuẩn Tây Ban Nha, không có các tiêu chuẩn của đợt cấp tính. Hồ sơ
được lưu trữ tại kho lưu trữ hồ sơ bệnh viện Phổi Trung ương
- Hồ sơ bệnh án có đầy đủ phim chụp Xquang lồng ngực, CT Scanner lồng
ngực và các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh.
- Bệnh nhân được đăng kí theo dõi và quản lý tại đơn vị CMU Bệnh viện Phổi
Trung Ương.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Hồ sơ bệnh án không đủ thông tin nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Bệnh viện Phổi Trung Ương.
2.2.2. Thời gian
Từ 2019 đến năm 2020
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thuần tập tiến cứu
2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:

n = Z²(1-α/2) p(1-p)/(p.ε)²

- Trong đó:
n: số bệnh nhân
Z2 1-α/2: Độ tin cậy 95% khi α = 0,05 thì Z2 1-α/2 = 1,96



18
p: p= 0,273 ( theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu và Cs (2016) tỉ lệ bệnh
nhân mắc ACOS trong tổng số các bệnh nhân đến khám ngoại trú là 27, 3% (82/300
BN))
ε = 0,01 ( sai số tương đối)
Sau khi tính toán theo công thức tính cỡ mẫu ta tính ra được n = 305 bệnh
nhân.
2.4.2. Chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: Lựa chọn tất cả các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn
nghiên cứu.
2.5. Biến số, chỉ số
Nhóm biến số

Thông tin
chung của dối
tượng

Triệu chứng
toàn thân

Các biến
số

Phân loại/ Định
nghĩa/ Chỉ số

Tuổi

- Định lượng (rời rạc)

- Tuổi tính theo năm
dương lịch

Giới

Định tính (nhị phân)
Nam, nữ

Tỉnh táo

Định tính (Nhị phân)
Có, không

Sốt

Phương
pháp thu
thập

Công cụ thu
thập

Hồ sơ bệnh
án

Bệnh án
nghiên cứu

Mệt mỏi
Triệu chứng cơ

năng

Ho khan
Ho đờm

Định tính (Nhị phân)
Có, không

Ho máu
Đau ngực
Khó thở
(mRC)

Định tính (thứ hạng)
(trước và 1 -> 4

Bảng đánh
giá mRC

sau điều trị)
Đánh giá chất
lượng sống

Điểm CAT Định tính (danh mục)
(Phụ lục 2)

Bảng đánh giá
CAT



19
Nhóm biến số

Triệu chứng
thực thể

Các biến
số
Ran ẩm,
nổ

Phân loại/ Định
nghĩa/ Chỉ số

Phương
pháp thu
thập

Công cụ thu
thập

Hồ sơ bệnh
án

Máy xét
nghiệm máu

Định tính (Nhị phân)
Có, không


Ran rít,
ngáy
Gan to
Phù chân
RRPN
giảm

Triệu chứng
cận lâm sàng
(Trước và sau
điều trị)

Lồng ngực
hình thùng
Số lượng
bạch cầu
Số lượng
bạch cầu
trung tính
Số lượng
bạch cầu
ái toàn
Hình ảnh
X -quang
FEV1

Chức năng hô
hấp
\


FEV1/ FVC

Định lượng (rời rạc)
Tính bằng đơn vị G/l
Định lượng (rời rạc)
Tính bằng đơn vị G/l
Định lượng (rời rạc)
Tính bằng đơn vị G/l
Định tính (danh mục)
Khí phế thũng, phổi
bẩn, đám mờ, khác.
Định lượng (rời rạc)
Tính bằng đơn vị lít
hoặc %
Định lượng (rời rạc)
Đơn vị %

Máy chụp X
quang

Máy đo chức
năng hô hấp


×