Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ DƯƠNG TÍNH SÀNG lọc SUY GIÁP bẩm SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG năm 2019 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.48 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DIỆP THỊ THUÝ LAN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH SÀNG LỌC
SUY GIÁP BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2019 – 2020

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DIỆP THỊ THUÝ LAN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH SÀNG LỌC
SUY GIÁP BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2019 – 2020
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Khánh

HÀ NỘI 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SGTBS

: Suy giáp trạng bẩm sinh

CTSLSS

: Chương trình sàng lọc sơ sinh

HMGT

: Hormon giáp trạng

TSH

: Thyroid stimulating hormon

T3

: Triiodothyronin

T4

: Tetraiodothyroxin


TRH

: Thyroid releasing hormon

NIS

: Natri/ Iod Symporter

Tg

: Thyroglobulin

TR

: Thyroid hormon receptor

D2

: 5′-deiodinase type 2

GH

: Growth hormon

ELISA

: Phương pháp định lượng miễn dịch enzym

RIA


: Radio immuno assay

XQ

: X Quang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Một số hiểu biết về bệnh suy giáp trạng bẩm sinh:......................................3
1.1.1. Định nghĩa:......................................................................................................3
1.1.2. Sinh tổng hợp hormon tuyến giáp:............................................................3
1.1.3. Vai trò của hormon tuyến giáp:..................................................................6
1.1.4. Phân loại suy giáp trạng bẩm sinh:...........................................................8
1.1.5. Dịch tễ:.............................................................................................................9
1.1.6. Nguyên nhân:................................................................................................11
1.1.7. Đặc điểm lâm sàng:.....................................................................................14
1.1.8. Chẩn đoán suy giáp vĩnh viễn và suy giáp thoáng qua:.....................20
1.1.9. Điều trị:..........................................................................................................21
1.2. Chương trình sàng lọc sơ sinh suy giáp trạng bẩm sinh:..........................24
1.2.1. Sàng lọc suy giáp trạng bẩm sinh:...........................................................24
1.2.2. Sàng lọc suy giáp trạng bẩm sinh trên thế giới:...................................24
1.2.3. Sàng lọc suy giáp trạng bẩm sinh tại Việt Nam:..................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........25
2.1. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu:..........................................................25
2.2. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ tham gia nghiên cứu:............................................25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:.....................................................................................25

2.3. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................................25
2.3.2. Tính cỡ mẫu:.................................................................................................25
2.3.3. Biến số nghiên cứu:.....................................................................................26


2.3.4. Phương pháp kỹ thuật sử dụng để xét nghiệm bệnh suy giáp trạng
bẩm sinh:......................................................................................................31
2.4. Nhập và phân tích số liệu:.................................................................................31
2.4.1. Nhập số liệu:.................................................................................................31
2.4.2. Xử lý số liệu:.................................................................................................31
2.4.3. Sai số và khống chế sai số:........................................................................31
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu:...............................................................................32
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................33
3.1. Thông tin chung của bệnh nhi và bà mẹ trong nghiên cứu:.....................33
3.1.1. Thông tin chung của bệnh nhi:.................................................................33
3.1.2. Thông tin chung của bà mẹ:......................................................................34
3.2. Xác định tỷ lệ dương tính suy giáp bẩm sinh qua chương trình sàng lọc
sơ sinh:.................................................................................................................35
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ dương tính giả:...........................................40
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.


Tỷ lệ mắc suy giáp trạng bẩm sinh ở New York ........................10

Bảng 1.2.

Phân loại và nguyên nhân của suy giáp bẩm sinh.......................12

Bảng 1.3.

Tỷ lệ mắc các triệu chứng suy giáp tại thời điểm chẩn đoán......15

Bảng 1.4.

Liều dùng I-thyroxine ở Việt Nam..............................................23

Bảng 2.1.

Các biến số chung trong nghiên cứu...........................................26

Bảng 2.2.

Các biến số của mục tiêu 1 trong nghiên cứu.............................28

Bảng 2.3.

Các biến số của mục tiêu 2 trong nghiên cứu.............................30

Bảng 3.1.

Thông tin lâm sàng của trẻ sau sinh............................................33


Bảng 3.2.

Thông tin lâm sàng của bà mẹ....................................................34

Bảng 3.3.

Tỷ lệ % TSH trong các lần lấy máu xét nghiệm so với tổng số trẻ
đến khám lần 1............................................................................35

Bảng 3.4.

Tỷ lệ %FT4 trong các lần lấy máu xét nghiệm...........................35

Bảng 3.5.

So sánh nồng độ TSH theo nhóm cân nặng của trẻ...................36

Bảng 3.6.

So sánh nồng độ TSH theo tuổi thai...........................................36

Bảng 3.7.

So sánh nồng độ TSH với tuổi mang thai của mẹ.......................37

Bảng 3.8.

Mối tương quan nồng độ TSH với số con trong một lần sinh....37

Bảng 3.9.


Mối tương quan giữa nồng độ TSH và tình trạng quá trình mang
thai của bà mẹ.............................................................................38

Bảng 3.9.

So sánh nồng độ TSH và FT4 giữa các lần xét nghiệm..............38

Bảng 3.10. Tương quan giữa nồng độ TSH và các triệu chứng lâm sàng.....39
Bảng 3.11. Tương quan giữa nồng độ FT4 và các triệu chứng lâm sàng.....39
Bảng 3.12. Mối tương quan giữa nồng độ TSH và giờ lấy máu xét nghiệm40
Bảng 3.13. Mối tương quan giữa nồng độ TSH và tình trạng dùng thuốc quá
trình mang thai của mẹ................................................................40
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa nồng độ TSH và điều trị sau sinh của trẻ. 41


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cấu tạo hormon tuyến giáp và các hợp chất tiền chất..................4

Hình 1.2.

Chu trình Iodua.............................................................................4

Hình 1.3.

Sơ đồ điều hoà tổng hợp hormon tuyến giáp................................5

Hình 1.4.


Trẻ bị SGTBS..............................................................................16

Hình 1.5.

X – Quang hai chi dưới bên trái của trẻ sơ sinh bị SGTBS (bên
trái – A) và trẻ bình thường (bên phải – B).................................17

Hình 1.6.

Hội chứng Bamforth – Lazarus...................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giáp trạng bẩm sinh ( SGTBS) là một bệnh nội tiết do rối loạn sản
xuất hormon giáp trạng không đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu chuyển hoá và
quá trình sinh trưởng của cơ thể.
SGTBS là nguyên nhân phổ biến nhất có thể điều trị của bệnh chậm
phát triển tâm thần. Đây là một trong những rối loạn phổ biến nhất liên quan
đến suy yếu tâm thần và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Nếu không được chẩn
đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ gây chậm phát triển thể chất, trí tuệ và tâm thần
không hồi phục, trở thành những trẻ tàn phế thực sự. Đó là gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Bệnh nếu được phát hiện và điều trị ngay từ thời kỳ sơ sinh,
những trẻ SGTBS sẽ phát triển về mọi mặt như bình thường.
SGTBS xảy ra ở khoảng 1/2000 – 1/4000 trẻ sơ sinh. Các biểu hiện lâm
sàng thường rất ít hoặc không xuất hiện ngay sau sinh. Điều này có thể là do
sự truyền qua nhau thai của một số hormon tuyến giáp của mẹ, trong khi
nhiều trẻ sơ sinh có thể sản xuất hormon tuyến giáp của riêng mình. Các triệu

chứng phổ biến bao gồm: giảm hoạt động, tăng giấc ngủ, ăn kém, táo bón,
vàng da kéo dài. Khám lâm sàng: phù nề, da tóc khô, không đàn hồi da, yếu
về thể chất lẫn tinh thần (tướng mạo myxedematous); biến dạng xương; lười
dày; bụng phình to; thoát vị rốn; hạ huyết áp [1].
Thuật ngữ sàng lọc sơ sinh dùng để mô tả một số xét nghiệm được làm
trong những ngày đầu tiên của đứa trẻ khi vừa lọt lòng mẹ. Những đứa trẻ này
hoàn toàn không có bất cứ biểu hiện bất thường về mặt hình thái. Tuy nhiên
chúng có nguy cơ tiềm ẩn những bệnh lý liên quan đến nội tiết – chuyển hoá –
di truyền mà nếu chúng ta không phát hiện được ở giai đoạn này thì trẻ sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần, thậm chí có
thể tử vong [2], [3].
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, chất lượng dân số đang là vấn đề
quan tâm của nhiều nước trên thế giới nhằm mục đích cho ra đời những đứa
trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh, thông minh, phát triển tâm thần, thể chất bình


2

thường để trở thành công dân có ích cho toàn xã hội. Vì vậy, đây là một
chương trình có ý nghĩa rất quan trọng và nó đã trở thành chiến lược của
nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Sàng lọc sơ sinh cho SGTBS là một trong những thành tựu chính của y
tế dự phòng. Từ năm 1972, vấn đề về SGTBS đã được giải quyết ở các nước
phát triển bằng việc triển khai sàng lọc sơ sinh [ [3], [4]]. Sàng lọc SGTBS
đầu tiên được thực hiện bởi YaMault tại Quebec-Canada vào năm 1972 ( [5],
[6] ). Họ đã phát hiện 7 trẻ sơ sinh bị suy giáp trong số 47 000 trẻ sơ sinh
trong thời gian 3 năm. Tần suất cao của dương tính giả làm trì hoãn chẩn đoán
và tăng chi phí, và do đó họ đã nghĩ ra các giá trị giới hạn được sử dụng để
gọi lại kiểm tra. Người ta đánh giá nồng độ hormone tuyến giáp và hormone
kích thích tuyến giáp (TSH) với nhóm trẻ sơ sinh bị gọi lại kiểm tra. Các

chương trình sàng lọc cho SGTBS đi song song với các chương trình sàng lọc
phenylketon niệu. Trong báo cáo ban đầu của YaMault và cộng sự, phương
pháp này được khuyến nghị như là một thử nghiệm chính xác nhưng vẫn có
thể bỏ qua khoảng 5% trường hợp SGTBS trong bất kì chương trình sàng lọc
nào [7]
Mục đích của các chương trình sàng lọc sơ sinh là phát hiện tất cả các
trường hợp mắc bệnh càng sớm càng tốt, với chi phí rẻ nhất và để tránh kết quả
dương tính giả. Trong những năm gần đây, các phương pháp tự động và nhạy cảm
hơn để xác định cả TSH và T4 trong các mẫu máu khô. Những phương pháp mới
này đã tăng độ nhaỵ và độ đặc hiệu trong việc phát hiện SGTBS.
Tuy sàng lọc sơ sinh ở Việt Nam được thực hiện từ rất sớm nhưng
những nghiên cứu về tỷ lệ dương tính giả ở trẻ sơ sinh được làm sàng lọc về
SGTBS vẫn chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “ Đánh giá
kết quả dương tính sàng lọc suy giáp bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Trung
Ương năm 2019 – 2020” nhằm những mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ dương tính suy giáp bẩm sinh qua chương trình sàng
lọc sơ sinh.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ dương tính giả.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số hiểu biết về bệnh suy giáp trạng bẩm sinh:
1.1.1. Định nghĩa:
Suy giáp trạng bẩm sinh (SGTBS) được định nghĩa là thiếu hụt hormon
tuyến giáp sau sinh. Thiếu hụt hormon tuyến giáp sau sinh thường xảy ra nhất
là do vấn đề phát triển tuyến giáp ( rối loạn phát triển) hoặc rối loạn sinh tổng
hợp hormon tuyến giáp ( dyshormonogenesis). Những rối loạn này dẫn đến

suy giáp nguyên phát [1].
Suy giáp thứ phát hoặc suy giáp trung ương sau sinh là do thiếu hụt
hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Thiếu TSH bẩm sinh hiếm khi xảy ra
riêng lẻ ( gây ra bởi đột biến gene tiểu đơn vị β TSH) nhưng phổ biến nhất là
nó liên quan tới sự thiếu hụt hormon tuyến yên, như một phần của suy tuyến
yên bẩm sinh [1].
Suy giáp ngoại vi là một thể riêng biệt do các khiếm khuyết của việc
vận chuyển, chuyển hoá hoặc hoạt động của hormon tuyến giáp. Đây là một
loại suy giáp bẩm sinh vĩnh viễn, thiếu hụt hormon tuyến giáp vĩnh viễn xuất
hiện từ khi sinh ra [1].
1.1.2. Sinh tổng hợp hormon tuyến giáp:
1.1.2.1. Tổng hợp hormon tuyến giáp:
Chức năng chính của tuyến giáp là tạo ra các hormon T3 và T4, là hormon
cần thiết cho việc điều chỉnh các quá trình trao đổi chất trên toàn cơ thể. Như bất
kì nhà máy nào, sản xuất hiệu quả phụ thuộc vào ba thành phần chính: nguyên liệu
đầy đủ - máy móc tốt – kiểm soát thích hợp. Iod là nguyên liệu thô quan trọng,
65% trọng lượng T4 và 58% trọng lượng của T3 là iod (Hình 1.1).


4

Tuyến giáp tích cực tập trung iod qua màng huyết tương của các tế bào
tuyến giáp bởi bộ điều phối natri/ iod ( NIS – Natri/ Iod Symporter). Iod nội
bào sau đó được vận chuyển trong lòng nang tuyến . Tại đây, dưới tác dụng
của men Peroxydase, iod cô cơ được hữu cơ hoá thành iod oxy hoá. Iod oxy
hoá gắn vào Thyroglobulin (Tg) tạo thành MIT và DIT. MIT và DIT ghép đôi
tạo thành T3 và T4. Sau một thời gian lưu trữ thay đổi trong các nang tuyến
giáp, Tg bị phân giải protein và các hormon được giải phóng tiết vào tuần
hoàn, nơi các protein liên kết mang chúng tới mô đích. Sau khi làm nhiệm vụ
hormon iod được giải phóng nhờ men desiodase, và iod lại quay lại chu trình

ban đầu (Hình 1.2) [8].

Hình 1.1. Cấu tạo hormon tuyến giáp và các hợp chất tiền chất

Hình 1.2. Chu trình Iodua


5

Iod trong nang tuyến giáp  bị oxy hoá và liên kết với tyrosine 
iodotyrosine trong thyroglobulin (Tg)  liên kết tạo thành T3, T4  vào trong
huyết thanh, một số T4 bị khử oxy thành T3  tác dụng chuyển hoá lên tế bào 
khử oxy hoá  iod được tái sử dụng hoặc bài tiết qua thận. Một chu trình thứ 2
diễn ra bên trong tuyến giáp: sự khử oxy hoá các iodtyrosine tạo ra iod, một só
trong đó được tái sử dụng mà không cần rời khỏi tuyến giáp.
1.1.2.2. Điều hoà bài tiết:
Hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng cho sự phát triển và trao đổi
chất ở người trưởng thành. Các receptor của hormon truyến giáp (TR) là α và
β được biểu hiện khác nhau trong các mô và có vai trò riêng biệt. Dưới tác
dụng của 5′-deiodinase type 2 (D2), kích hoạt T4 sang T3 dạng hoạt động là
cơ chế chính của sự điều hoà hormon tuyến giáp. D2 có ở vùng dưới đồi, mỡ
trắng, mô mỡ nâu và cơ xương và cần thiết cho quá trình sinh nhiệt thích ứng.
Tuyến giáp được điều hoà bởi hormon giải phóng thyrotropin (TRH) và
hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Ngoài cơ chế điều hoà ngược âm tính
TRH/ TSH còn có sự điều chế trung tâm bằng các tín hiệu dinh dưỡng, chẳng
hạn như leptin, peptide điều hoà sự thèm ăn [9].
Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp:

Hình 1.3. Sơ đồ điều hoà tổng hợp hormon tuyến giáp.



6

Hormon tuyến giáp được điều hoà dưới bởi trục dưới đồi – tuyến yên –
tuyến giáp (Hình 1.3). TRH được tiết ra từ vùng dưới đồi, hoạt động trên
tuyến yên, liên kết với các thụ thể TRH kết hợp với các Protein G dẫn đến
tăng cAMP nội bào và giải phòng TSH [10]. Các chất tham gia vào quá trình
điều hoà bài tiết bao gồm: dopamin, somatostatin và leptin, có chứng năng
như một điểm điều hoà trung tâm giải phóng hormon tuyến giáp.
Cơ chế điều hoà ngược ( Feedback) âm tính: Khi nồng độ hormon
tuyến giáp trong máu cao sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến, làm TRH và TSH
giảm tiết, do đó tuyến giáp giảm bài tiết T3, T4. Ngược lại, khi nồng độ T3,
T4 trong máu giảm thấp sẽ có tác dụng kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên
tiết nhiều các TRH và TSH, hậu quả là T3, T4 lại được tiết nhiều. Nhờ cơ chế
điều hoà này mà nồng độ hormon tuyến giáp trong máu của người bình
thường luôn được duy trì ở mức ổn định.
1.1.3. Vai trò của hormon tuyến giáp:
1.1.3.1. Vai trò của hormon TSH:
TSH là hormon của thuỳ trước tuyến yên, tác dụng lên mô đích là tuyến
giáp. Vai trò của hormon TSH:
Tăng số lượng và kích thước tế bào tuyến giáp, phát triển các mao
mạch của tuyến, do đó làm tăng trọng lượng tuyến.
Tăng tổng hợp và giải phóng hormon T3, T4.
Tăng hoạt bơm iod do đó làm tăng khả năng bắt iod của tế bào tuyến giáp.
Tăng gắn iod vào nhân Tyrosin.
Tăng phân giải Thyroglobulin trong nang giáp để giải phóng hormon
vào máu.
1.1.3.2. Vai trò của hormon tuyến giáp (T3, T4):
T3, T4 do các tế bào nang giáp tiết ra, bản chất hoá học là nhân Tyrosin có
gắng Iod, có rất nhiều tác dụng lên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể [11].

Với sự phát triển của bào thai:


7

Tuyến giáp và hệ thống thuỳ trước tuyến yên liên quan TSH bắt đầu
hoạt động từ tuần lễ thứ 11, trước thời kì này tuyến giáp của bào thai không
thu nhận iod phóng xạ, do nồng độ cao của enzyme loại 3’-5’ deiodinase của
nhau thai, hầu hết T3, t4 máu mẹ bị bất hoạt trong nhau thai và rất ít hormon
tuyến giáp dạng tự do đến tuần hoàn nhau thai.
Chính lượn hormon tự do từ máu mẹ tuy ít nhưng rất quan trọng cho
phát triển sơ bộ của não. Tuy nhiên sau 11 tuần, thai phát triển phụ thuộc vào
hormon tuyến giáp của bản thân nó.
Một vài trường hợp phát triển thai nhi xảy ra trong điều kiện không có
hormon tuyến giáp của thai tiết ra, sự phát triển não và cơ chất của hệ xương bị
ảnh hưởng, hậu quả gây nên chứng đần (chậm phát triển thể chất và tinh thần).
Với sự phát triển thể chất sau sinh:
Bao gồm sự phát triển hệ xương, các cơ quan tương xứng cả về cấu trúc
và chức năng. Sự phát triển thể chất ở trẻ em là một quá trình diễn ra liên tục
và chịu sự tương tác của nhiều yếu tố: di truyền, nội tiết, môi trường,…
Ngay sau đẻ, sự phát triển thể chất bắt đầu phụ thuộc vào hormon tuyến
giáp, hormon tăng trưởng (GH) cũng như các yếu tố tăng trưởng (GF).
Tác dụng với sự phát triển của xương:
Hormon tuyến giáp có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên sự phát triển
của hệ xương. Cùng với GH, hormon tuyến giáp tăng kích thích biệt hoá
xương, sự chín của xương, tăng sự đổi mới xương, làm giảm độ đậm đặc
xương. Hormon tuyến giáp kích thích phát triển các sụn đầu xương và trực
tiếp kích thích xương phát triển theo chiều dài. Ngoài ra, hormon tuyến giáp
còn gây tăng huỷ xương và kích thích tái tạo các mô xương mới. Trẻ SGTBS
nếu điều trị muộn sẽ lùn và tuổi xương chậm hơn so với tuổi thực.

Với sự phát triển của hệ thần kinh:


8

Hormon tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bình
thường của hệ thần kinh bao gồm não bộ cũng như hệ thần kinh ngoại biên.
Giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển của não bộ là sau khi sinh đến 2 –
3 tuổi. Đến lúc 3 tuổi, trọng lượng não bộ đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn
sơ sinh. Thiếu hormon tuyến giáp trong thời kì này gây: giảm phân chia tế bào
thần kinh đệm, giảm phân nhánh các đuôi gai các neuron, giảm myelin hoá,
tổn thương dẫn truyền thần kinh, giảm khối lượng não. Các hậu quả trên lâm
sàng là: chậm phát triển vận động, rối loạn hành vi ứng xử, rối loạn vận ngôn,
điếc, giảm trương lực cơ, run giật, co giật và các mức độ phát triển tâm thần.
Cơ chế của các tác dụng này còn phức tạp, các giả thiết cho rằng hormon giáp
trạng tương tác với các yếu tố tăng trưởng thần kinh – NGF [11]. Tất cả các
thương tổnt thần kinh do thiếu hormon tuyến giáp như trên đều không hồi
phục và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của trẻ nếu điều
trị muộn.
Tóm lại, hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự phát triển
thể chất và tâm thần của trẻ, nhất là giai đoạn những năm đầu đời. Các ảnh
hưởng của thiếu hormon tuyến giáp là toàn diện và nặng nề, những trẻ
SGTBS điều trị muộn có thể có thể coi như những trẻ tàn phế thực sự.
1.1.4. Phân loại suy giáp trạng bẩm sinh:
SGTBS được phân loại thành: suy giáp vĩnh viễn và suy giáp thoáng qua.
SGTBS vĩnh viễn đề cập đến sự thiếu hụt hormon tuyến giáp kéo dài đòi
hỏi phải điều trị suốt đời. SGTBS vĩnh viễn được chia thành SGTBS chính
vĩnh viễn và SGTBS phụ ( hoặc trung ương) vĩnh viễn. Ở các nước không
thiếu iod, 85% SGTBS là do rối loạn chức năng tuyến giáp, 10 – 15% có thể
quy cho các lỗi bẩm sinh của quá trình tổng hợp hormon tuyến như sự thiếu

hụt enzym hoặc do khiếm khuyết trong quá trình vận chuyển, chuyển hoá,
hoạt động của hormon tuyến giáp ngoại vi [12]. SGTBS thứ phát (trung ương)


9

thường là do khiếm khuyết sản xuất TSH, thường là một phần trong bệnh
cảnh suy tuyến yên bẩm sinh. Biểu hiện thường có các khuyết tật bộ phận
sinh dục, sứt môi, hở hàm ếch,… Bên cạnh sự thiếu hụt TSH, các hormon
tuyến yên khác cũng bị thiếu như hormon tăng trưởng (GH), hormon vỏ
thượng thận, hormon chống bài niệu [1].
SGTBS thoáng qua đề cập tới sự thiếu hụt tạm thời hormon tuyến giáp,
được phát hiện khi sinh, nhưng sau đó phục hồi để sản xuất hormon tuyến
giáp bình thường. SGTBS thoáng qua thường gặp ở châu Âu ( 1/ 100) nhiều
hơn so với ở Mỹ (1/ 50000) [13].
Ngoài ra có một số dạng SGTBS có liên quan đến khiếm khuyết trong
các hệ cơ quan khác, được gọi là suy giáp do hội chứng [1].
1.1.5. Dịch tễ:
Trước khi có chương trình sàng lọc sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh SGTBS
được chẩn đoán sau khi có các biểu hiện lâm sàng, nằm trong khoảng từ 1/
7000 đến 1/ 10000 [14]. Với sự ra đời của chương trình sàng lọc sơ sinh, tỷ lệ
mắc ban đầu được báo cáo là nằm trong khoảng 1/2000 đến 1/ 4000 [1].
Một báo cáo ở Pháp tóm tắt giai đoạn 20 năm cho thấy tỷ lệ mắc
SGTBS vĩnh viễn là 1/ 10000 [13]. Một báo cáo khác trong dân số Hy Lạp
điều tra trong 11 năm cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh là 1/ 800 [15]. Ở
Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng từ 1/ 4094 đến 1/ 2372 vào năm 2002 [16]. Lý do
tỷ lệ mắc tăng không rõ ràng nhưng có thể tiên đoán do độ nhạy và độ chính
xác của các xét nghiệm TSH tăng lên. Nhiều chương trình sàng lọc của Mỹ và
các nước khác trên thế giới đã chuyển từ xét nghiệm T4 sang xét nghiệm
TSH. Nếu giá trị của TSH được hạ thấp xuống nhiều trẻ sơ sinh bị SGTBS

nhẹ sẽ được phát hiện. Ngoài ra, có một số khác biệt về tỷ lệ mắc giữa các
nhóm chủng tộc và sắc tộc khác nhau, sự pha trộn của các nhóm này đã thay
đổi. Một số chương trình của Mỹ đã báo cáo tỷ lệ mắc cao hơn ở dân số châu


10

Á, người Mỹ bản xứ và người gốc Tây Ban Nha, dân số Mỹ da đen thấp hơn
so với dân số da trắng. Một bảng tóm tắt về chương trình của Tiểu bang New
York trong những năm 2000 đến 2003 cho thấy một số biến thể nhân khẩu
học thú vị về tỷ lệ mắc bệnh SGTBS ( Bảng 1.1) [16]. So với tỷ lệ mắc bệnh
SGTBS chung, tỷ lệ mắc bệnh ở người da trắng (1/1815) và người da đen (1/
1902) thấp hơn một chút, ở người gốc Tây Ban Nha (1/ 1559) và cao nhất là
dân số châu Á (1/ 1016). Ngoài ra, New York đã tìm thấy tỷ lệ mắc bệnh gần
gấp đôi ở những ca sinh đôi ( 1/ 876) so với sinh đơn (1/ 1765), và thậm chí
cao hơn nhiều lần ở những ca đa thai khác ( 1/ 575). Những bà mẹ lớn tuổi (>
39 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (1/ 1328) so với những bà mẹ trẻ (< 20
tuổi) (1/ 1703). Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở trẻ sinh non với trẻ đủ tháng [16].
Không rõ SGTBS ở trẻ non tháng là thoáng qua hay vĩnh viễn. Tuy nhiên, vì
tỷ lệ sinh non đã tăng khoảng 20% trong 20 năm qua, điều này có thể góp
phần vào tỷ lệ mắc cao chung được báo cáo. Gần như tất cả các chương trình
sàng lọc đều báo cáo với tỷ lệ nữ cao, đạt tỷ lệ nữ/ nam là 2/1 [17].
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc suy giáp trạng bẩm sinh ở New York ( 2000 – 2003)
Nhân khẩu học
Tỷ lệ chung
Giới
Nam
Nữ
Chủng tộc
Da trắng

Da đen
Da vàng
Tây Ban Nha gốc
Cân nặng sau sinh
< 1500g
1500g – 2500g
> 2500g
Số thai 1 lần sinh
Thai đơn
Thai đôi
Đa thai ( >2)
Tuổi mẹ khi sinh
< 20 tuổi
20 – 29 tuổi

Tỷ lệ
1 : 1681
1 : 1763
1 : 1601
1 : 1815
1 : 1902
1 : 1016
1 : 1559
1 : 1396
1 : 851
1 : 1843
1 : 1765
1 : 876
1 : 575
1 : 1703

1 : 1608


11

30 – 39 tuổi
> 39 tuổi

1 : 1677
1 : 1328

1.1.6. Nguyên nhân:
1.1.6.1. Theo hình thái tuyến giáp:
SGTBS do rối loạn bẩm sinh hình thái tuyến giáp bao gồm:
 Vô năng tuyến giáp.
 Tuyến giáp lạc chỗ.
 Giảm sản tuyến giáp.
Vô năng tuyến giáp: do rối loạn phát triển tuyến, không có tuyến giáp
hoàn toàn.
Giảm sản, lạc chỗ tuyến giáp: tuyến giáp chỉ là mẩu nhỏ và lạc chỗ, do
rối loạn quá trình di cư của tuyến giáp hoặc rối loạn hình thành mầm của
tuyến ở chỗ nào đó trên đường đi từ đáy lưỡi đến vùng tuyến giáp. Vị trí lạc
chỗ thường ở lưỡi, thường gặp sau lưỡi hoặc giữa đáy lưỡi và eo tuyến giáp.
Nguyên nhân của giảm sản tuyến giáp chưa rõ ràng nhưng thấy có liên
quan tới một số yếu tố như:
- Mùa, khí hậu: Nhật Bản thấy mắc cao hơn vào cuối mùa xuân, đầu
mùa thu. Ở Úc và Quebec mắc cao vào cuối thu và mùa đông.
- Chủng tộc: Ở Mỹ người da đen mắc bệnh thấp hơn người da trắng.
- Giới: Trẻ gái mắc cao hơn trẻ trai.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao khi bà mẹ mắc bệnh tự miễn hoặc mẹ, người trong

gia đình mắc bệnh tuyến giáp.
- Những người mang HLA – AW24 thì nguy cơ bị SGTBS tăng 6 – 8 lần.
1.1.6.2. Theo thời gian mắc bệnh:
SGTBS vĩnh viễn có thể là SGTBS chính vĩnh viễn hoặc SGTBS phụ
vĩnh viễn. Nguyên nhân chính bao gồm sự khiếm khuyết của phát triển tuyến
giáp, sự thiếu hụt trong sản xuất hormon tuyến giáp và suy giáp do các khiếm
khuyết của liên kết TSH hoặc truyền tín hiệu. Suy giáp ngoại vi là kết quả của
các khiếm khuyết trong vận chuyển hormon tuyến giáp, chuyển hoá hoặc
kháng lại hoạt động của hormon tuyến giáp.Nguyên nhân suy giáp thứ phát
hoặc suy giáp trung ương bao gồm khiếm khuyết của sự hình thành hoặc gắn


12

kết hormon giải phóng Thyrotropin ( TRH) và sản xuất TSH ( Bảng 1.2) [1].
Suy giáp thoáng qua có thể được gây ra bởi yếu tố từ bà mẹ hoặc trẻ sơ
sinh. Các yếu tố của bà mẹ bao gồm: dùng thuốc kháng giáp, kháng thụ thể
thyrotropin truyền cho thai nhi, tiếp xúc với sự thiếu hụt hoặc dư thừa iod.
Các yếu tố sơ sinh bao gồm: thiếu hoặc thừa iod sơ sinh, u máu bẩm sinh, đột
biến gene mã hoá cho DUOX và DUOXA2 ( Bảng 1.2) [1].
Bảng 1.2. Phân loại và nguyên nhân của suy giáp bẩm sinh.
1.

- Rối loạn tuyến giáp: suy giáp do phát triển bất thường ( suy tuyến
giáp nguyên giáp, loạn nhịp, hạ huyết áp, thiếu hoặc không phát triển tuyến giáp).
Bệnh suy tuyến giáp do giảm sản xuất hormon bị giảm.
phát
- Các đột biến liên quan: ( trường hợp này chỉ chiếm 2% các
trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp; 98% chưa rõ nguyên
nhân) TTF – 2, NKX2.1, NKX2.5, PAX – 9. Các đột biến: Khiếm

khuyết natri – iodide; Khiếm khuyết thế hệ hydro peroxide ( đột biến
gene DUOX2, DUOXA2); Khiếm khuyết Pendrin ( Hội chứng
Pendred); Khiếm khuyết thyroglobulin; Khiếm khuyết Iodotyrosine
deiododinase ( đột biến gene DEHAL1, SECISBP2); Khiếm khuyết
thụ thể TSH; Đột biến G – protein: pseudohypoparathyroidism
type 1a.
2.
Suy
- Chỉ thiếu TSH ( đột biến gene tiểu đơn vị TSH β).
giáp
trung - Thiếu hụt hormon giải phóng thyrotropin.
- Bị cô lập, hội chứng gián đoạn cuống tuyến yên (PSIS), tổn
ương ( suy
thương vùng dưới đồi.
giáp
thứ - Kháng hormon giải phóng thyrotropin.
- Đột biến gene thụ thể TRH.
phát)
- Suy giáp do các yếu tố phiên mã thiếu liên quan đến sự phát

3.

Suy

Suy

giáp ngoại vi

triển hoặc chức năng của tuyến yên.
- Đột biến gene HESX1, LHX3, LHX4, PIT1, PROP1.

- Kháng hormon tuyến giáp.
- Thụ thể β Thyroid đột biến.
- Bất thường trong sự vận chuyển hormon tuyến giáp.
- Hội chứng Allan – Herndon – Dudley ( đột biến gene vận
chuyển monocarboxylase 8 - MCT8).


13

4.

Hội

chứng
giáp

- Hội chứng Pendred ( suy giáp – điếc – bướu cổ)– đột biến
suy Pendred.
- Hội chứng Bamforth – Lazarus ( suy giáp – hở hàm ếch – tóc
dựng)– đột biến TTF2.
- Loạn sản da – suy giáp – rối loạn chức năng đường mật.
- Suy giáp – dị dạng – thừa ngón – thiếu hụt trí tuệ.
- Hội chứng Kocher – Deber – Semilange ( giả cơ bắp – suy giáp).
- Chorea di truyền lành tính ( rối loạn vận động) – suy giáp.
- Choreoathetosis ( suy giáp – suy hô hấp ở trẻ sơ sinh) – Đột

biến NKX2.1/ TTF1.
- Béo phì – viêm đại tràng – suy giáp – phì đại tim – chậm phát triển.
5.
Suy

- Bà mẹ uống thuốc kháng giáp trạng.
giáp
bẩm - Truyền qua nhau thai các kháng thể chặn thụ thể TSH của mẹ.
- Thiếu hoặc thừa iod ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
sinh thoáng - Đột biến dị hợp tử của THOX2 hoặc DUOXA2.
- U máu bẩm sinh.
qua
1.1.7. Đặc điểm lâm sàng:
Đặc điểm lâm sàng của SGTBS rất tinh tế và nhiều trẻ sơ sinh vẫn chưa
được chẩn đoán khi sinh ra [1], [18]. Điều này một phần do sự truyền hormon
tuyến giáp của mẹ qua nhau thai, người ta đo được nồng độ hormon tuyến
giáp trong huyết thanh dây rốn là 25 – 50% so với bình thường [19].
1.1.7.1. Triệu chứng lâm sàng:
SGTBS ở trẻ sơ sinh:
Các triệu chứng SGTBS ban đầu không đặc hiệu. Tuy nhiên một số tiền
sử có thể là yếu tố gợi ý: thai già tháng > 42 tuần (chiểm 20% [18]), mẹ mắc
bệnh tuyến giáp tự miễn, chế độ ăn thiếu iod. Dấu hiệu ban đầu ở những đứa
trẻ này có thể là ít vận động và ngủ nhiều. Các triệu chứng khác: khóc khàn,
táo bón, tăng Billirubin máu trên 3 tuần, thờ ơ, ăn kém,…(Bảng 1.3) [20]. Ta
có thể cho điểm lâm sàng (điểm APPGAR):
 Thoát vị rốn: 2 điểm.
 Phù niêm, bộ mặt đặc biệt: 2 điểm.
 Táo bón: 2 điểm.


14












Giới nữ: 1 điểm.
Da xanh, lạnh, hạ thân nhiệt: 1 điểm.
Lưỡi to, dày: 1 điểm.
Vàng da kéo dài: 1 điểm.
Trương lực cơ giảm: 1 điểm.
Da khô: 1 điểm.
Thóp sau rộng: 1 điểm.
Thai quá 40 tuần: 1 điểm.
Cân nặng khi đẻ trên 3,5kg: 1 điểm.

Khi có trên 5 điểm là gợi ý có thể mắc suy giáp trạng, cần làm xét
nghiệm để chẩn đoán xác định.
Bảng 1.3. Tỷ lệ mắc các triệu chứng suy giáp tại thời điểm chẩn đoán [21]

Triệu chứng

Nhóm 1 (n = 215)
Bắt đầu T4 ≤ 30 nmol/L
có triệu chứng (%)

Nhóm 2 (n=232)
Bắt đầu T4 > 30 nmol/L
có triệu chứng (%)


Vàng da kéo dài
59
33**
Ăn kém, khó ăn
35
16**
Mệt mỏi, thiếu năng lượng
34
14**
Thoát vị rốn
32
18**
Lưỡi to, dày
25
12*
Táo bón
18
10
Da lạnh hoặc nổi vân
18
10
Hạ thân nhiệt
3
3
Không có triệu chứng
16
33**
Các đặc điểm lâm sàng khác được báo cáo:
Tiếng khóc bất thường

7
6
Phù
5
3
Xuất hiện suy giáp
6
2
Giảm trương lực cơ
3
3
**p < 0.001, *p < 0.01
SGTBS phát hiện sớm:
Trẻ mới đẻ có triệu chứng:
Chiều cao giảm, cân nặng thường lớn hơn bình thường hoặc bình thường.
Hạ thân nhiệt.
Trẻ biếng ăn, mút bú kém, bú lâu, táo bón.


15






Vàng da sớm và kéo dài.
Khó thở, tím tái.
Tóc rậm, khô, thô, lông mày thưa, rậm lông ở lưng.
Thâm nhiễm ở cung mày, mũi, da lạnh, khô, có các vân tím, thóp







trước và sau rộng, các đường khớp rộng.
Khóc khàn, lưỡi to dày, môi dày.
Giảm trương lực cơ, thoát vị rốn.
Trẻ không khóc hoặc khóc ít, ngủ nhiều, thờ ơ với xung quanh.
Càng ngày càng thấy chậm lớn rõ, lùn không cân đối, các chi
ngắn, chậm phát triển tinh thần và vận động.

SGTBS đến muộn:
Thường do lạc chỗ tuyến giáp, trên lâm sàng có thể thấy biểu hiện suy
giáp trạng nhưng các triệu chứng thường không đầy đủ.
Các triệu chứng chủ yếu:
Trẻ chậm lớn, lùn không cân đối.
Đầu to, mặt thô, mũi tẹt, má phị, mắt hùm hụp, môi dày, tóc mọc thấp.
Da khô, phù niêm, bụng to, thoát vị rốn, táo bón.
Chậm phát triển tinh thần và vận động.

Hình 1.4. Trẻ bị SGTBS.
A – Trẻ 3 tháng tuổi với bệnh SGTBS không được điều trị: giảm trương lực


16

cơ, da phù nề, không đàn hồi, da và tóc khô, đờ đẫn, lưỡi dày, thoát vị rốn. B
– Cận cảnh khuôn mặt thấy rõ da phù nề, nỏi vân, lưỡi to dày. C – Cùng trên

trẻ đấy thấy rõ hình ảnh bụng chướng, thoát vị rốn [1].

Hình 1.5. X – Quang hai chi dưới bên trái của trẻ sơ sinh bị SGTBS (bên
trái – A) và trẻ bình thường (bên phải – B).
Trẻ sơ sinh bên trái không thấy hình ảnh biểu mô xương đùi, trẻ bên phải có
hình ảnh biểu mô xương đùi [1].
1.1.7.2. Các dị tật bẩm sinh:
SGTBS thường có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Trong một nghiên cứu trên 1420 trẻ sơ sinh bị SGTBS, dị tật bẩm sinh có tỷ lệ
phổ biến là 8,4%. Trong số này phần lớn biểu hiện ở tim [22]. Các dị tật khác
như: tóc nhọn, hở hàm ếch, bất thường về thần kinh và dị tật bộ phận sinh dục
( [22], [23], [24]). Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh SGTBS tăng lên ở những bệnh
nhân mắc hội chứng Down [25].
Đột biến gene gây SGTBS có thể là nguyên nhân hiếm gặp của các dị
tật bẩm sinh. Điển hình là hội chứng Pendrin; hội chứng Bamforth – Lazarus (
hội chứng rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm màng cứng, sứt môi, tóc dựng)


17

[26] (Hình 1.4); đột biến NKX 2.1 gây ra SGTBS liên quan đến suy hô hấp và
các vấn đề về thần kinh ( [23], [27], [28]).

Hình 1.6. Hội chứng Bamforth – Lazarus.
Trẻ 8 tháng tuổi có đột biến đồng hợp tử ở gene TTF – 2 dẫn đến suy giáp
bẩm sinh, có các đặc điểm kiểu hình: tai thấp, hở hàm ếch, tăng huyết áp, tóc
dựng, chân tóc thấp [28].
Hội chứng Kocher – Debre – Semelaigne với biểu hiện: yếu cơ bắp, phì
đại bắp chân và được điều trị bằng hormon tuyến giáp [ [29]]. Các hội chứng
lâm sàng khác gồm suy giáp bẩm sinh được bao gồm trong “hội chứng suy

giáp” [1].
1.1.7.3. Cận lâm sàng:
Xét nghiệm nồng độ hormon tuyến giáp:
Nồng độ T4 toàn phần máu giảm: rất hiếm giảm về không, có khi chỉ
hơi giảm. Sự thay đổi của T4 tuỳ thuộc vào nguyên nhân và giới hạn bị bệnh.
Nồng độ T3 toàn phần máu giảm: nếu chỉ T3 giảm nặng là bệnh nặng.
Có trường hợp T3 bình thường hoặc chỉ thấy T3 giảm.
Trong suy giáp còn bù, nồng độ T3, T4 có thể bình thường.
Xét nghiệm nồng đọ TSH máu:
Xét nghiệm này thường có giá trị chẩn đoán nguyên nhân bệnh:


18

 TSH máu tăng: gặp trong suy giáp trạng tiên phát. Trong trường hợp
T3, T4 giảm nhẹ hoặc còn bù thì TSH bình thường hoặc tăng nhẹ.
 TSH máu giảm: gặp trong suy giáp trạng thứ phát. Đôi khi TSH không
định lượng được. Cần làm nghiệm pháp TRH để tìm nguyên nhân do vùng
dưới đồi, sau khi tiêm TRH không thấy TSH thay đổi chứnng tỏ thiếu TSH do
tuyến yên.
 Dựa vào nồng độ TSH trong máu, người ta ứng dụng vào chương trình
sàng lọc sơ sinh.
 Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh thấm trên giấy Guthrie để định
lượng TSH.
 Định lượng nồng độ TSH bằng kĩ thuật ELISA, RIA.
 Kiểm tra T3, T4 trong máu để chẩn đoán xác định SGTBS khi
test TSH sàng lọc tăng (TSH > 30mUI/L)
Xạ hình tuyến giáp:
Qua xạ hình tuyến giáp có thể phát hiện được nguyên nhân SGTBS do
vô năng hay lạc chỗ tuyến giáp, hoặc suy giáp trạng mà tuyến giáp vẫn còn ở

vị trí bình thường.
Siêu âm tuyến giáp: chính xác trong việc xác nhận bất sản tuyến giáp
thực sự.
Chụp XQ tuổi xương:
Chụp XQ tuổi xương: trong bệnh SGTBS các điểm cốt hoá xuất hiện
muộn, tuổi xương chậm hơn tuổi thực, thấp hơn cả tuổi tầm vóc, có khi chỉ
bằng nửa tuồi tầm vóc.
XQ tuổi xương là một trong những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị.
Chụp XQ xương sọ: có hình ảnh chậm liền thóp và các khớp sọ. Đậm
đặc xương ở đáy sọ và xung quanh 2 hố mắt tạo “hình kính”. Xương bướm
chậm phát triển nên đáy sọ ngắn. Các thông báo xương chũm, xương đá chậm
phát triển. Hố yên có thể rộng.


×