Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương năm 2019 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 54 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sử truyền máu được bắt đầu vào những năm đầu của th ế kỷ
XVII, tuy nhiên chỉ đến khi nhà bác học Karl Landsteiner phát hiện ra h ệ
nhóm máu ABO ở người vào đầu thế kỷ XX thì truyền máu m ới th ật s ự
phát triển. Bước đột phá của truyền máu hiện đại là điều ch ế, ch ỉ đ ịnh
sử dụng các thành phần máu trong lâm sàng. Với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật và sự hiểu biết đầy đủ về miễn dịch huy ết học, ng ười ta đã
tách riêng được các thành phần hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu h ạt trung
tính, huyết tương tươi, tủa lạnh và các yếu tố đông máu. Trong điều trị,
việc sử dụng các chế phẩm máu vừa mang tính khoa học, v ừa có l ợi ích
kinh tế, bệnh nhân được cung cấp những thành phần máu mà h ọ thiếu,
không truyền những thành phần không cần vì có th ể gây ra các ph ản
ứng miễn dịch, lãng phí các thành phần máu không cần thiết.

Tiểu

cầu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn đông c ầm máu và
góp phần vào quá trình làm lành vết thương [1]. S ự khi ếm khuy ết c ủa
tiểu cầu về số lượng và/hoặc chức năng đều có thể đưa đến tình tr ạng
xuất huyết với các mức độ khác nhau, nhiều khi đe d ọa đến tính m ạng
của bệnh nhân (xuất huyết não, đường tiêu hóa, thận…). Truyền khối
tiểu cầu trong trường hợp xuất huyết do giảm số lượng hoặc giảm ch ức
năng tiểu cầu là một liệu pháp điều trị quan trọng, ngăn chặn quá trình
chảy máu, cứu sống người bệnh [24]
Viện Huyết học - Truyền máu TW là viện chuyên khoa đầu ngành
của cả nước về điều trị bệnh máu, đồng th ời cũng đóng vai trò là m ột
ngân hàng máu cung cấp cho các cơ sở y tế khác. Nhằm góp phần xác



2

định nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu cho điều trị và xây dựng kế hoạch
để Viện Huyết học - Truyền máu TW có thể chủ động thu gom, sản xuất
các chế phẩm khối tiểu cầu an toàn, đảm bảo cung cấp đầy đủ và hi ệu
quả cho điều trị thì việc tìm hiểu tình hình sử dụng kh ối ti ểu cầu trong
những năm qua là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi ti ến hành nghiên c ứu
đề tài “Nghiên cứu tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại Viện Huyết
học Truyền máu Trung ương năm 2019 – 2020 ” với 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng các ch ế ph ẩm
khối tiểu cầu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tóm tắt lịch sử sử dụng máu và các chế phẩm máu
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng máu để truy ền cho người
bệnh nhưng đều thất bại, chỉ sau khi Karl Landsteiner (1901) phát minh
ra hệ nhóm máu ABO thì tỉ lệ tai biến do truy ền máu m ới giảm h ẳn và

điều này cũng giải thích được nguyên nhân những tai biến nghiêm tr ọng
trước đây là do bất đồng nhóm máu hệ ABO giữa người cho và ng ười
nhận. Tuy nhiên, sau đó người ta vẫn gặp phải những tai biến v ề truy ền
máu, mặc dù đã có sự phù hợp về nhóm máu ABO, điều này đã đ ược giải
thích khi các hệ nhóm máu hồng cầu khác nh ư hệ Rh, Duffy, Kell, Kidd,
MN... lần lượt được phát hiện [2].
Việc truyền máu lúc đầu là truyền trực tiếp từ người cho máu sang
bệnh nhân. Sau đó nhờ việc phát hiện và sử dụng chất chống đông nh ư:
citrat natri, ACD vào những năm 1915 - 1920 mà máu đã đ ược bảo qu ản
dài ngày và sử dụng hiệu quả hơn. Các chất chống đông cũng d ần đ ược
cải tiến để máu được bảo quản tốt và nhiều ngày hơn: sử dụng dung
dịch ACD sẽ bảo quản máu được 21 ngày, s ử dụng dung dịch CPD b ảo
quản máu được 28 ngày, dung dịch CPD - A1 (có Adenin) b ảo qu ản máu
được từ 35 - 42 ngày [3].
Năm 1952, Walter và Murphy mô tả kỹ thuật lấy máu v ới hệ thống
kín vào túi nhựa polyvinyl. Ngay sau đó, Gibson đã phát tri ển h ệ th ống
lấy máu bằng túi chất dẻo cho phép huyết tương sau khi tách ra khỏi h ệ


4

thống lấy máu có thể bảo quản bằng đông lạnh. T ừ đây, các thành ph ần
máu cũng được chiết tách, bảo quản và sử dụng ngày một nhiều hơn với
độ an toàn cao hơn [2].
Từ những năm 1950, nhiều nước đã tách được 2 thành phần c ơ
bản từ máu là tế bào máu và huyết tương. Những năm 1980, người ta đã
sản xuất được một số thành phần từ huyết tương như: Albumin,
gamma-globulin, tách riêng từng thành phần tế bào máu: h ồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu, lympho, bạch cầu hạt, sản xuất khối tiểu cầu từ máu toàn
phần[27], [28], [29]. Ngày nay, việc điều chế khối tiểu cầu vẫn được cải tiến

liên tục nhằm làm giảm thiểu các phản ứng phụ, nâng cao chất lượng truyền
khối tiểu cầu như lọc bạch cầu, khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản…
Ngoài khối tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần, việc điều chế khối tiểu
cầu bằng gạn tách từ một người hiến máu là một thành tựu lớn mở đầu cho
thời kỳ điều chế thành phần máu bằng gạn tách với các thiết bị tự động hiện
đại.
Ở nước ta, việc điều chế khối tiểu cầu bắt đầu từ năm 1994 tại Viện
Huyết học – Truyền máu TW [25], [26]. Bước đầu sản xuất khối tiểu cầu trên hệ
thống hở, sau đó ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Việc sử dụng máu
từng phần cho điều trị đã mang lại hiệu quả tốt, an toàn khi sử dụng cho người
bệnh [4]. Hiện nay tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã qua nhiều
bước cải tiến và đã sản xuất khối tiểu cầu bằng các phương pháp sau:
- Sản xuất khối tiểu cầu pool (là nhiều túi tiểu cầu đơn có cùng
nhóm máu hệ ABO, Rh được dồn lại một túi tiểu cầu duy nh ất cho đ ủ
yêu cầu về số lượng và chất lượng để truyền cho bệnh nhân theo ch ỉ


5

định của bác sỹ) từ máu toàn phần bằng phương pháp huy ết t ương giàu
tiểu cầu.
- Sản xuất khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu.
Các khối tiểu cầu pool tuy đáp ứng được về giá cả và phù h ợp v ề
số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa đảm bảo cao nh ất vì vẫn còn t ồn
dư bạch cầu trong đó. Để khắc phục hạn chế này năm 2015 Vi ện Huy ết
học - Truyền máu Trung ương đã điều chế được khối tiểu cầu pool l ọc
bạch cầu nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.
- Gạn tách tự động khối tiểu cầu từ một người hiến (khối tiểu cầu
apheresis): là dùng máy gạn tách thành phần máu sẽ lấy máu ra khỏi cơ thể,
trộn với chất chống đông và đưa vào hệ thống ly tâm, phân tách ra các lớp và

gạn tách lấy tiểu cầu sau đó trả lại cơ thể các thành phần còn lại một cách tự
động dựa trên phần mềm của máy đã được lập trình.
Ngày nay, phương châm của truyền máu hiện đại là truyền máu từng
phần theo nhu cầu của người bệnh và “Cần thành phần máu nào thì truyền
thành phần đó và không cần thì không truyền”. Truyền máu phải đảm bảo an
toàn, tiết kiệm và hiệu quả [30].
1.2. Cấu trúc và chức năng của tiểu cầu [5],[6],[7],[8]
Tiểu cầu: là tế bào nhỏ, hình đĩa, không có nhân, đời sống ngắn
khoảng 8 -14 ngày. Tiểu cầu tham gia vào cơ chế cầm máu và đông máu
do nó có chức năng dính, ngưng tập, chế tiết, nhiều chất gây hoạt m ạch:
ADP, serotonin, histamin, fibrinogen, enzym, yếu tố 4 tiểu c ầu…
1.2.1. Cấu trúc của tiểu cầu
Cũng như các tế bào khác, tiểu cầu gồm có lớp màng, các h ạt, h ệ
thống vi ống, hệ thống nội nguyên sinh chất(NSC).


6

* Màng tiểu cầu: gồm hai lớp lipid kép. Trong đó có thành ph ần
quan trọng là glycoprotein (GP), chúng có trọng lượng phân t ử khoảng
140kD, có các thành phần sau đây:
- GPIb: là protein xuyên màng, protein này có vị trí gắn v ới y ếu t ố
Von – Willebrand (vWF), giúp cho hoạt động của chức năng dính.
- GPIIb/IIIa: là protein màng, hoạt động phụ thuộc vào Ca ++, có
nhiệm vụ liên kết với fibrinogen, giúp cho tiểu cầu ngưng tập thành
“đinh cầm máu”.
* Hệ thống hạt đặc hiệu: có hai loại hạt
- Hạt đặc: trong chứa nhiều chất như: ADP, calci, serotonin và các
nucleotid khác. Các chất này được giải phóng khi tiểu cầu bị kích thích.
- Các hạt α: chứa nhiều protein khác nhau: thromboglobulin, yếu tố

phát triển (GF), fibrinogen, yếu tố V, vWF và nhiều protein quan tr ọng
khác như thrombospondin, fibronectin, giúp cho hiện tượng dính c ủa
tiểu cầu.
* Hệ thống vi ống và vi sợi
- Các vi ống: nằm ngay cạnh màng tiểu cầu, hệ thống này tạo nên
khung đỡ của tiểu cầu và tham gia vào hệ thống co rút khi ti ểu c ầu b ị
kích thích.
- Các ống dày đặc: đó là khối vật chất không định hình, dày đặc
điện tử, đóng vai trò là kho dự trữ Ca ++, đồng thời là nơi tổng hợp
cyclooxygenase và prostaglandin của tiểu cầu.
- Các vi sợi: gồm các sợi actin tham gia vào tạo giả túc của tiểu cầu.
* Hệ thống các kênh mở: gồm các kênh mở vào trong tiểu c ầu nh ư
các không bào làm tăng diện tích bề mặt của tiểu c ầu, các h ạt ti ểu c ầu
phóng thích các chất giải phóng qua hệ thống kênh này.


7

Hình 1.1: Cấu trúc tiểu cầu
* Các glycoprotein quan trọng của tiểu cầu
Tên gọi

Đối tượng hoạt động

Chức năng

GPIa/IIa

Collagen


Dính tiểu cầu vào collagen

GPIb/IX

vWF

Gắn tiểu cầu vào lớp nội mạc

GPIc/IIa

Fibronectin

GPIb/IIIa

Fibrinogen

Gắn tiểu cầu vào vách thành
mạch

7 - GPs

Thrombin, adrenalin, ADP

Ngưng tập
collagen

tiểu

cầu,


gắn

Ngưng tập tiểu cầu và chế tiết
1.2.2. Chức năng của tiểu cầu
* Chức năng dính
- Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, có lẽ do m ột
chất có tác dụng ức chế dính của tiểu cầu, chất đó có th ể là
prostaglandin. Tuy nhiên khi mạch máu bị tổn thương thì lập t ức ti ểu
cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương.
- Các thành phần tham gia vào hiện tượng dính:
+ Collagen: chất quan trọng để tiểu cầu bám dính, kích thích tiểu
cầu ngưng tập, collagen tồn tại ở vùng gian bào mạch máu.


8

+ GPIb: giúp cho hoạt động của chức năng dính.
+ GPIIb/IIIa: giúp liên kết giữa các tiểu cầu qua cầu nối
fibrinogen.
+ vWF: gắn tiểu cầu qua GPIb như cầu nối với l ớp nội mô tổn bị
thương.
+ Các yếu tố khác bao gồm: fibronectin, thrombospondin, Ca ++ cần
thiết cho hiện tượng dính.
* Chức năng ngưng tập tiểu cầu
Bản chất của hiện tượng ngưng tập: đây là hiện tượng tiểu cầu
tập trung thành “nút” qua hiện tượng dính. Hiện tượng dính đã hoạt hóa
tiểu cầu, tạo điều kiện cho hiện tượng ngưng tập xảy ra. Trong điều
kiện in vitro hiện tượng ngưng tập được kích thích bởi m ột s ố ch ất:
ADP, thrombin, adrealin...
- Ngưng tập in vitro: chức năng ngưng tập chỉ được đánh giá thông

qua ngưng tập trong ống nghiệm (invitro) với cấc ch ất kích thích ngo ại
sinh bổ sung vào
Các hiện tượng ngưng tập tiểu cầu in vitro
+ Thay đổi về hình thái tiểu cầu: dưới tác dụng của fibrinogen, ti ểu
cầu thay đổi từ hình đĩa sang hình cầu gai, làm giảm m ức độ truy ền ánh
sáng qua hỗn hợp.
+ Ngưng tập tiên phát: với sự có mặt của ADP từ ngoài đ ưa vào thì
tiểu cầu sẽ ngưng tập.
+ Ngưng tập thứ phát: sau khi kích thích ban đầu bởi ADP ngoại lai,
các hạt chế tiết sẽ giải phóng ADP tiếp tục tăng quá trình ngưng tập;


9

đồng thời sợi fibrinogen, vWF được giải phóng làm tăng kết dính ti ểu
cầu.
+ Vai trò của acid arachidonic: hoạt hóa ngưng tập tiểu cầu làm
hoạt hóa phospholipase, sự hoạt hóa này sẽ giải phóng acid arachidonic.
Acid arachidonic sẽ hoạt hóa men cyclooxygenase (có trong hệ th ống h ạt
đặc của tiểu cầu) tạo ra prostaglandin và thromboxan A2 có tác d ụng
kích thích ngưng tập tiểu cầu.
+ Aspirin và các chất chống viêm không phụ thuộc steroid có tác
dụng ức chế men cyclooxygenase làm giảm chức năng của tiểu cầu.
Ngưng tập tiểu cầu do ristocetin: có giá trị đánh giá ho ạt động
tương tác giữa GPIb và vWF. Ristocetin có tác dụng kích thích vWF g ắn
với GPIb. Vì vậy nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố này thì tiểu c ầu sẽ không
ngưng tập.
- Sau khi tiểu cầu ngưng tập với nhau tại v ị trí t ổn th ương thành
mạch máu, lượng tiểu cầu được tích lũy đủ lớn tạo điều kiện để m ột
lượng lớn fibrinogen và yếu tố vWF gắn với tiểu cầu thông qua c ầu nối

GPIIb/IIIa. Sau đó các thành phần hóa học chứa trong tiểu cầu đ ược gi ải
phóng. Các thành phần của hạt α được giải phóng giúp kích hoạt thêm
quá trình hình thành nút cầm máu tiểu cầu cũng nh ư ổn đ ịnh cấu trúc
của nút cầm máu. Một hoạt chất khác là ThromboxanA2 (TXA2) có vai
trò quan trọng trong việc tập trung tiểu cầu hoạt hóa để hình thành nút
cầm máu và cục máu đông bền vững thông qua cơ chế làm giảm AMP
vòng có tác dụng kích hoạt phản ứng giải phóng các thành ph ần hóa h ọc
bên trong tiểu cầu. Cũng do cơ chế này, các chất làm tăng n ồng đ ộ AMP
như PGI2 do tế bào nội mạc sản xuất và chế tiết sẽ có tác d ụng ức ch ế


10

quá trình ngưng tập tiểu cầu và ngăn cản tiểu cầu dính và ngưng t ập t ại
vị trí không có tổn thương thành mạch. Kết quả của quá trình này là t ạo
ra được cục máu đông bền vững bịt chặt chỗ thành mạch bị tổn th ương,
giúp cầm máu và liền sẹo chỗ tổn thương.
- Ngoài ra, yếu tố 3 tiểu cầu có tác dụng hoạt hóa yếu tố đông máu
theo cơ chế phụ thuộc phospholipid (hoạt hóa yếu tố IXa, VIIa và X
thành yếu tố Xa) cũng như phụ thuộc Ca ++ (tương tác với yếu tố Xa để
tạo nên thrombin từ prothrombin). Các phản ứng này đều diễn ra trên
bề mặt phospholipid của tiểu cầu. Yếu tố vWF có vai trò quan trọng đối
với chức năng tiểu cầu do tác dụng là cầu nối giúp ti ểu c ầu dính vào
thành mạch tại vị trí tổn thương cũng như gắn kết với các tiểu cầu khác
trong chức năng ngưng tập. Ngoài ra tiểu cầu còn có yếu tố PDGF, đ ược
dự trữ trong các hạt α, có tác dụng kích thích tế bào c ơ tr ơn của thành
mạch sinh sản để làm lành vết thương sau khi đã tạo c ục máu đông đ ể
ngăn chảy máu.
* Chức năng chế tiết của tiểu cầu: với sự có mặt của collagen hoặc
thrombin hoạt hóa sẽ dẫn đến tăng chế tiết của các hạt tiểu cầu bao

gồm ADP, serotonin, fibrinogen, men lysosom, β-thromboglobulin,
heparin; collagen và thrombin hoạt hóa quá trình tổng h ợp prostaglandin
tiểu cầu. Các chất trên không chỉ làm tăng hoạt hóa tiếp theo c ủa ti ểu
cầu mà còn có tác dụng làm tăng thấm mạch, hoạt hóa protein C, t ạo
thromboxan A2 và prostacyclin. Từ đây một chuỗi phản ứng, bao gồm
tăng tính thấm thành mạch, giảm Ca++, ức chế ngưng tập tiểu cầu sẽ xảy
ra.


11

1.3. Chế phẩm khối tiểu cầu, chỉ định và sử dụng [9], [10], [11],
[12], [13], [14], [15]
1.3.1. Phương pháp điều chế:
1.3.1.1. Khối tiểu cầu sản xuất từ máu toàn phần:
Có hai phương pháp sản xuất khối tiểu cầu từ máu toàn phần :
* Điều chế khối tiểu cầu từ huyết tương giầu tiểu cầu
Phương pháp điều chế KTC từ huyết tương giầu tiểu cầu được sử dụng đầu
tiên vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX và cho đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi.
-

Ly tâm túi máu toàn phần với lực ly tâm nhẹ, sao cho đảm bảo có số lượng
tiểu cầu nhiều nhất trong huyết tương (huyết tương giàu tiểu cầu) ở lớp trên
cùng, còn bạch cầu ở lớp giữa và hồng cầu lắng xuống dưới.

-

Đặt túi máu toàn phần sau ly tâm vào bàn ép máu để tách huyết tương giàu
tiểu cầu.


-

Ly tâm huyết tương giàu tiểu cầu với tốc độ cao sao cho huyết tương nổi ở
trên và tất cả tiểu cầu được lắng xuống đáy túi. Tách phần huyết tương nổi
đến khi chỉ còn khoảng 50 - 60 ml huyết tương trong túi cùng với phần tiểu
cầu lắng ở đáy túi.

-

Để yên khoảng một giờ đồng hồ tại nhiệt độ phòng rồi đưa tiểu cầu bảo quản
ở máy lắc.

-

Cứ mỗi túi máu toàn phần thể tích 350 ml sẽ tách được khối tiểu cầu gồm từ
45 × 109 đến 85 × 109 tiểu cầu được treo trong 50 - 60 ml huyết tương, số
lượng bạch cầu tối đa cho phép là 0,2 x 109.
Phương pháp này có các nhược điểm là giảm hiệu suất thu nhận huyết
tương, số lượng bạch cầu còn trong khối tiểu cầu cao. Phần lớn bạch cầu vẫn


12

còn có trong khối hồng cầu vì vậy ảnh hưởng tới việc bảo quản khối hồng cầu
do các chất hóa học trung gian giải phóng từ bạch cầu.
* Điều chế khối tiểu cầu từ lớp buffy coat
Khối tiểu cầu điều chế theo phương pháp buffy coat từ những năm đầu
của thập kỷ 70, thế kỷ XX. Khi các nhà khoa học nhận thức được vai trò bất
lợi của các bạch cầu còn dư lại sau khi điều chế các chế phẩm máu.
-


Ly tâm túi máu toàn phần với lực ly tâm mạnh, sao cho túi máu phân thành 3
lớp, trên cùng là huyết tương, giữa là lớp buffy coat (lớp chứa bạch - tiểu
cầu), lớp cuối cùng hồng cầu.

-

Tách lớp huyết tương ra trước sau đó tách lớp buffy coat.

-

Ly tâm nhẹ túi chứa Buffy coat sao cho toàn bộ tiểu cầu nằm treo trong huyết
tương và ở lớp trên cùng lúc này tách được khối tiểu cầu.

-

Cứ mỗi túi máu toàn phần thể tích 350 ml sẽ tách được khối tiểu cầu gồm từ
45 - 85 x 109 tiểu cầu được treo trong 50 - 60 ml huyết tương, số lượng bạch
cầu tối đa cho phép là 0,05 x109 bạch cầu.
Phương pháp buffy coat có những ưu điểm là hiệu quả loại bỏ bạch cầu
cao hơn, các tiểu cầu được điều chế không bị vón cục sau lần ly tâm thứ nhất,
do đó chúng không bị hoạt hoá trong quá trình bảo quản.
Như vậy, từ hai phương pháp điều chế khối tiểu cầu trên, số lượng tiểu
cầu thu được rất ít, chưa đủ cho một lần truyền, vì vậy cần phải pool (dồn)
tiểu cầu từ các túi vào một túi để có số lượng tiểu cầu lớn khoảng 130 x 10 9,
đủ cho một lần truyền. Có thể pool các túi khối tiểu cầu ngay sau khi điều chế
vào một túi chứa to hơn hoặc có thể pool các túi chứa tiểu cầu bán thành
phẩm vào túi chứa trong quá trình điều chế (tùy thuộc vào từng phương
pháp). Khối tiểu cầu pool được tách ra từ 3 - 4 túi máu toàn phần(khoảng



13

1000ml) có cùng nhóm máu hệ ABO được bảo quản ở nhiệt độ phòng 20 240C trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy máu.
1.3.1.2.Khối tiểu cầu lọc bạch cầu
Là khối tiểu cầu đã được loại bỏ bạch cầu bằng bầu lọc. Khối tiểu
cầu này làm giảm nguy cơ đồng miễn dịch HLA, phản ứng ghép ch ống
chủ và các phản ứng phụ khác do bạch cầu gây ra. Số l ượng bạch c ầu
cho phép tối đa là 5 x 106.
- Ly tâm túi máu toàn phần với lực ly tâm mạnh, sao cho túi máu phân
thành 3 lớp, trên cùng là huyết tương, giữa là lớp buffy coat (lớp chứa bạch tiểu cầu), cuối cùng hồng cầu.
-

Tách lớp huyết tương ra trước sau đó tách lớp buffy coat.

-

Pool 6 túi buffy coat vào một túi chứa. Ly tâm nhẹ túi chứa buffy coat sao cho
toàn bộ tiểu cầu nằm treo trong huyết tương và ở lớp trên cùng. Tách tiểu cầu
đi qua màng lọc để loại bỏ bạch cầu và thu được khối tiểu cầu pool lọc bạch
cầu.

-

Cứ mỗi túi khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu (pool từ 6 túi buffy coat đã được
tách ra từ 6 túi máu toàn phần thể tích 350 ml) có trên 3 x 10 11 tiểu cầu được
treo trong 250 -300 ml huyết tương, số lượng bạch cầu tối đa cho phép là dưới
1x106 bạch cầu.



14

Hình 1.2: Túi buffy coat pool sau khi ly tâm, lọc b ạch cầu và túi kh ối
tiểu cầu pool đã lọc bạch cầu
Phương pháp điều chế này có ưu điểm làm giảm nguy cơ bất đồng miễn
dịch HLA, phản ứng ghép chống chủ và các phản ứng phụ khác do bạch cầu
gây ra.
1.3.1.3.Khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến
- Nguyên lý kỹ thuật của máy gạn tách thành phần tế bào máu. Do các
thành phần của máu có tỷ trọng, kích thước và độ nhớt khác nên ly tâm sẽ
phân tách thành các lớp khác nhau. Máy gạn tách thành phần máu sẽ lấy máu
ra khỏi cơ thể, trộn với chất chống đông và đưa vào hệ thống ly tâm, phân
tách ra các lớp và gạn tách thành phần theo yêu cầu và trả lại cơ thể các thành
phần còn lại một cách tự động dựa trên phần mềm của máy đã được lập trình.
- Phân loại máy
Căn cứ vào kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục hay không người ta phân
thành hai loại máy:
Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy không liên tục, máy sử dụng kỹ
thuật này xử lý máu theo nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ hoạt động bao gồm: lấy ra


15

một thể tích máu nhất định, ly tâm phân tách máu ra các thành phần khác
nhau (hồng cầu, bạch cầu, huyết tương …), lấy ra một thành phần rồi sau đó
trả các thành phần còn lại về cho người hiến máu. Các chu kỳ lặp lại cho đến
khi đạt được lượng thành phần gạn tách theo yêu cầu. Những thế hệ máy này
có thể lấy máu tại một hoặc hai vị trí tĩnh mạch, tuy nhiên kỹ thuật sử dụng
với một vị trí tĩnh mạch hay được áp dụng hơn.
Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục, máy sử dụng kỹ thuật

này thực hiện đồng thời, liên tục các hoạt động gồm: lấy máu ra từ một vị trí
tĩnh mạch, ly tâm phân tách các thành phần khác nhau, gạn tách một thành
phần theo yêu cầu và trả lại các thành phần còn lại về một vị trí tĩnh mạch
khác nhờ hệ thống bơm cho từng đường đi của các thành phần máu.
Khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho có thể tích 250ml có số lượng
tiểu cầu tối thiểu là 3 x 1011, số lượng bạch cầu tối đa khoảng 5 x 106, độ pH
phải trong khoảng 6,4 - 7,4. Thời gian bảo quản là 5 ngày, nhiệt độ bảo quản
từ 20-240C và phải được lắc liên tục.

Hình 1.3: Máy gạn tách thành phần tế bào máu tự động
1.3.2. Các chế phẩm khối tiểu cầu
1.3.2.1. Khối tiểu cầu pool
* Khối tiểu cầu điều chế từ một đơn vị máu toàn phần


16

- Thể tích đơn vị: thể tích từ 40ml đến 60 ml điều chế t ừ mỗi đ ơn v ị
máu toàn phần có thể tích từ 250 ml trở lên và chứa ít nhất 55 × 10 9 tiểu
cầu; < 1,2× 109 hồng cầu; < 0,12 × 109 bạch cầu.
- Đếm SLTC (số lượng tiểu cầu): có tối thiểu 13 x 10 9 TC/đv khối
tiểu cầu điều chế từ mỗi thể tích 100 ml máu toàn phần.
- Đếm SLBC (số lượng bạch cầu) trong mỗi đơn vị KTC
+ Ít hơn 0,05 x 109 bạch cầu đối với KTC điều chế bằng phương
pháp tách lớp BC-TC
+ Ít hơn 0,2 x 109 bạch cầu đối với KTC điều chế bằng phương
pháp huyết tương giầu TC.
+ Độ pH phải trong khoảng từ 6,4 đến 7,4 khi đo ở 22 0C ở cuối thời
gian bảo quản.
+ Xét nghiệm nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải có kết quả âm tính.

* Khối tiểu cầu pool điều chế từ nhiều đơn vị máu toàn phần
- Thể tích đơn vị: thể tích từ 120ml đến 200 ml điều chế từ 1000ml
của các đơn vị máu toàn phần.
- Đếm SLTC (số lượng tiểu cầu): có tối thiểu 140 x 10 9 TC/đv khối
tiểu
- Đếm SLBC (số lượng bạch cầu) ít hơn 1,0 x 10 9 bạch cầu trong
mỗi đơn vị KTC.
+ Độ pH phải trong khoảng 6,4 đến 7,4 khi đo ở 22 0C ở cuối thời
gian bảo quản.
+ Xét nghiệm nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải có kết quả âm tính.
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng


17

+ Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ
thống kín: hạn sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất túi l ấy máu,
nhưng khong quá 05 ngày kể từ ngày lấy máu và bảo quản ti ểu cầu ở
nhiệt độ từ 200Cđến 240C kèm theo lắc liên tục.
+ Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ
thống hở: hạn sử dụng không quá 24 giờ, kể từ khi kết thúc điều ch ế khi
bảo quản ở nhiệt độ từ 200Cđến 240C kèm theo lắc liên tục.
1.3.2.2. Khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu
- Được điều chế chế từ 2000ml máu toàn phần. Chứa ít nhất ≥ 300
× 109 tiểu cầu.
- Lọc và loại bỏ ≥ 99% bạch cầu.
+ Độ pH phải trong khoảng từ 6,4 đến 7,4 khi đo ở 22 0C ở cuối thời
gian bảo quản.
+ Xét nghiệm nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải có kết quả âm tính.
- Bảo quản ở 200C- 240C lắc liên tục, hạn sử dụng tối đa 5 ngày

1.3.2.3. Khối tiểu cầu từ một người cho
- Thể tích 250 ml với số lượng tiểu cầu tiểu ≥ 300 × 109; trong trường
hợp KTC gạn tách có thể tích 120 ml đến dưới 250 ml có SLTC tối thiểu 150
x 109.
- Nếu cần phải có người cho phù hợp với bệnh nhân thì có th ể tách
tiểu cầu nhiều lần từ 1 người cho đã lựa chọn.
- Nồng độ TC phải thấp hơn 1,5 x 109 ml.
- Độ pH phải trong khoảng 6,4 đến 7,4 và nuôi c ấy phát hi ện vi
khuẩn phải âm tính vào cuối thời gian bảo quản.


18

Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: theo khuyến nghị của nhà sản
xuất túi lấy tiểu cầu, nhưng không quá năm ngày kể từ ngày gạn tách
tiểu cầu khi bảo quản ở nhiệt độ từ 200C- 240C, kèm lắc liên tục.
1.3.3. Chỉ định và sử dụng các chế phẩm khối tiểu cầu:
* Chỉ định truyền khối tiểu cầu pool
- Chỉ định: điều trị chảy máu do giảm số lượng tiểu cầu, giảm ch ức
năng tiểu cầu, phòng ngừa chảy máu do giảm tiểu cầu.
- Truyền dự phòng khi số lượng tiểu cầu giảm nhanh hoặc khi s ố
lượng tiểu cầu < 10 × 109/l.
- Bệnh nhân cần phẫu thuật, chỉ định truyền KTC khi số l ượng ti ểu
cầu ≤ 50 × 109/l (số lượng tiểu cầu ≤ 100 × 10 9/l khi người bệnh có chỉ
định phẫu thuật liên quan đến những cơ quan quan trọng của cơ thể
như não, tim).
- Nên cân nhắc truyền khối tiểu cầu khi người bệnh có số l ượng
tiểu cầu ≤ 50 × 109/l và đang có hội chứng xuất huyết nặng.
- Thường không chỉ định để phòng ngừa chảy máu cho bệnh nhân
phẫu thuật, trừ khi có tình trạng giảm tiểu cầu rõ rệt tr ước mổ.

- Không nên chỉ định trong các trường hợp: xuất huyết do giảm tiểu
cầu miễn dịch nguyên phát (ITP) trừ khi số lượng tiểu cầu quá thấp (dưới
10× 109/l) và hoặc xuất huyết quá nặng; xuất huyết giảm tiểu cầu do vón
tiểu cầu (TTP).
* Chỉ định truyền khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu:
- Chỉ định sử dụng giống như khối tiểu cầu pool. Khối tiểu cầu
pool lọc bạch cầu có ưu điểm là làm giảm các nguy c ơ ph ản ứng try ền


19

máu do đã được lọc để loại bỏ bạch cầu. Hơn nữa việc pool thành m ột
túi lớn sẽ thuận tiện hơn trong việc truyền chế phẩm.


20

* Chỉ định truyền khối tiểu cầu từ một người cho:
Giống như tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần nhưng nguy
cơ bất đồng miễn dịch và lây nhiễm virus qua đường truy ền máu th ấp
hơn. Mặt khác, cần lưu ý về hòa hợp nhóm ABO hơn tiểu cầu pool vì
hiệu giá kháng thể chống A hoặc chống B cao trong huy ết t ương c ủa
người cho có trong túi tiểu cầu có thể gây phản ứng tan h ồng c ầu c ủa
người nhận.
1.4. Quy trình truyền khối tiểu cầu
1.4.1. Quy trình cấp phát khối tiểu cầu
Viện Huyết học - Truyền máu TW đã xây dựng một quy trình chu ẩn
để đảm bảo phát khối tiểu cầu an toàn gồm các bước [16]:
- Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, sinh phẩm.
- Nhận bệnh phẩm: kiểm tra các thông tin trên ống máu và phi ếu

yêu cầu máu, chất lượng ống máu. Ghi thời điểm nhận bệnh ph ẩm.
- Định nhóm máu hệ ABO, Rh của bệnh nhân bằng hai ph ương
pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu.
- Lựa chọn chế phẩm khối tiểu cầu phù hợp nhóm máu hệ ABO,
Rh(D) với bệnh nhân.
- Định lại nhóm máu hệ ABO của người cho.
- Tiến hành làm phản ứng hòa hợp giữa người cho và người nh ận.
- Dán nhãn hòa hợp lên túi khối tiểu cầu.
- Ghi vào phiếu yêu cầu, sổ kết quả phản ứng chéo, phiếu truy ền
máu hoặc máy tính các thông tin liên quan đến người cho, bệnh nhân và
kết quả phản ứng chéo.


21

- Kiểm tra lại toàn bộ thông tin v ề ng ười cho ti ểu c ầu và b ệnh
nhân trên túi ti ểu c ầu, phi ếu yêu c ầu truy ền kh ối ti ểu c ầu, s ổ k ết
quả phản ứng chéo và phi ếu truy ền ti ểu c ầu.
- Lấy chữ ký người lĩnh máu vào phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả
phản ứng chéo và tiến hành phát máu cho bệnh nhân.
1.4.2. Quy trình truyền khối tiểu cầu [17]
Theo quy trình truyền máu chung
Quy trình truyền máu là một quy trình thực hiện ph ương pháp
điều trị truyền máu và các chế phẩm máu theo chỉ định của bác sỹ đi ều
trị. Sau khi máu hoặc chế phẩm máu được phát về bệnh phòng để
truyền, kíp truyền máu cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bác sỹ chỉ định truyền máu cần giải thích kỹ cho bệnh nhân về tác
dụng của việc truyền chế phẩm máu và các tai biến truyền máu.
+ Kiểm tra điều kiện bảo quản và cách truyền chế phẩm máu xem
chế phẩm máu đã phát có còn giữ được tác dụng điều trị và đảm bảo an

toàn cho bệnh nhân không.
+ Kiểm tra túi máu về chất lượng và phát hiện các bất thường của túi
máu.
+ Kiểm tra túi máu về các nội dung được ghi trên nhãn: ngày lấy
máu, hạn sử dụng, nhóm máu, tên bệnh nhân...
+ Đối chiếu tên bệnh nhân được truyền máu và nhóm máu ghi trên
túi máu với tên và túi máu của bệnh nhân.
+ Kiểm tra xem bệnh nhân đã từng được truyền máu chưa, có ph ản
ứng truyền máu trước đây không.


22

+ Kiểm tra tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước khi truy ền
máu. Ghi kết quả vào phiếu truyền.
+ Tiến hành định lại nhóm máu ABO (và nhóm Rh) của bệnh nhân
và nhóm máu từ túi máu tại giường bệnh bằng phương pháp huy ết
thanh mẫu.
+ Làm phản ứng chéo giữa túi máu và máu bệnh nhân tại gi ường
bệnh. Ghi kết quả vào phiếu truyền máu.
+ Nếu có bất kỳ bất thường nào trong các điểm nói trên đều không
được tiến hành truyền máu và phải cùng ngân hàng máu kiểm tra lại.
+ Sau khi xác định đúng nhóm máu của bệnh nhân và túi máu th ấy
phù hợp và phản ứng chéo tại giường không có hi ện t ượng ng ưng k ết
cũng như không có bất thường nào trong các điểm nêu trên thì tiến hành
truyền máu.
+ Ghi phiếu truyền máu diễn biến quá trình truyền máu trong suốt
quá trình truyền và ghi giờ bắt đầu, kết thúc truyền máu, các phản ứng
phụ nếu có và phương pháp xử trí. Phiếu phải có đầy đ ủ ch ữ ký của
nhân viên phát máu, bác sỹ và y tá truyền máu.

+ Tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong 24 gi ờ sau truy ền máu và l ưu
túi máu trong tủ lạnh để đối chiếu nếu có phản ứng truyền máu xảy ra.
1.5. Tình hình sử dụng khối tiểu cầu hiện nay
1.5.1. Tình hình sử dụng khối tiểu cầu trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt mục tiêu là mỗi quốc gia trên thế giới
cần phải tự cung, tự cấp máu an toàn càng tốt. Máu và ch ế ph ẩm máu
với mức chi phí hợp lý và phù hợp với mỗi quốc gia [18].


23

Hầu hết các nước châu Âu, Mỹ, Á đều có ch ương trình qu ốc gia v ề
truyền máu và ATTM, có ngân hàng máu thực sự đủ máu để cung cấp cho
nhu cầu điều trị và cấp cứu người bệnh. Các kỹ thuật mới v ề ATTM
được áp dụng một cách có hệ thống: Truyền máu từng phần, t ự thân,
KHC phenotype, tiểu cầu máy, sàng lọc kháng thể bất th ường…việc sàng
lọc các bệnh nhiễm trùng bằng kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật mi ễn
dịch, kỹ thuật phân tử PCR...giúp rút ngắn giai đoạn cửa sổ, nâng cao
chất lượng sàng lọc. Nhờ đó ATTM ở các nước trên đã đạt được m ức cao
[19].
Tác giả Young Ae Lim và cộng sự đã nghiên cứu tình hình s ử d ụng
máu theo chẩn đoán tại một bệnh viện ở Đại học Hàn Quốc (3/1996 –
3/2002) cho thấy: Tổng số chế phẩm máu sử dụng là 397.489 đ ơn v ị
(trong đó có: 171.916 đơn vị KHC, 69.301 đơn vị HTTĐL, 156.272 đ ơn v ị
KTC). Bốn bệnh lý lâm sàng được sử dụng nhiều nhất là: lơxêmi c ấp, ung
thư tế bào gan, ung thư dạ dày tiến triển, xơ gan [20].
1.5.2. Tình hình sử dụng khối tiểu cầu tại Việt Nam
Việc sử dụng KTC đóng vai trò quan trọng trong điều tr ị bệnh của
nhiều chuyên khoa khác nhau. Theo nghiên cứu của một số tác gi ả cho
thấy nhu cầu truyền KTC ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy nghiên cứu tình hình sử dụng máu và
chế phẩm máu tại khoa lâm sàng bệnh máu Viện Huyết học - Truyền
máu TW 04/2005 - 03/2006 cho thấy: KHC được sử dụng nhiều nhất
44,32% tiếp đến KTC 31,31%, chế phẩm tủa VIII chiếm 14,14% và th ấp
nhất là huyết tương tươi chiếm 9,96%. 100% số đơn v ị máu và ch ế
phẩm sử dụng là máu từng phần. Tình hình sử d ụng máu và ch ế ph ẩm


24

máu tại khoa lâm sàng bệnh máu Viện Huyết học - Truyền máu TW tăng
theo thời gian, 04/2005 là 2.132 đơn vị; tháng 03/2006 là 3.499 đ ơn v ị
máu (tăng khoảng 1,64 lần) [21].
Tác giả Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Tân Minh nghiên cứu thực
trạng tình hình truyền máu và chế phẩm máu tại bệnh viện Nhi Đồng 2
từ 2004 đến 2007 cho thấy: Tình hình sử d ụng máu và ch ế ph ẩm máu
tăng qua các năm: 2004 là: 246.736 ml, 2005 là: 413.966 ml, 2006 là:
547.490 ml, 2007 là: 645.855 ml. Sử dụng h ồng c ầu lắng t ự tách nhi ều
nhất chiếm 33,07%; đến MTP 21,6%; huyết tương 16,3%; t ủa lạnh VIII
15,6% ; tiểu cầu 11,8%; hồng cầu lắng mua ở Bệnh viện Truy ền máu –
Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh 1,63% [22].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng (2006) nghiên cứu tình hình sử dụng máu
và các sản phẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị tại Bệnh vi ện
Bạch Mai từ T1/2005 – T6/2006 cho thấy Bệnh viện Bạch Mai đã s ử
dụng 45.318 đơn vị máu và các sản phẩm nhiều nh ất là KHC 57,9%,
huyết tương 24,9%, KTC 12,3%. Khối hồng cầu, khối tiểu cầu đ ược s ử
dụng nhiều nhất ở khoa huyết học truyền máu[23].


25


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những đơn vị KTC đạt tiêu chuẩn chất lượng theo thông t ư 26/
2013/ TT-BYT đã được Khoa Huyết thanh học nhóm máu, Viện Huy ết
học - Truyền máu TW phát cho các khoa lâm sàng đ ể đi ều tr ị cho
bệnh nhân t ừ tháng 7 năm 2019 đ ến tháng 6 năm 2020.
Tiêu chuẩn chất lượng KTC quy định tại thông tư 26/2013/TT-BYT
* KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần
KTC được điều chế từ đơn vị máu toàn phần bảo quản ở nhiệt độ
từ 200C đến 240C trong 24 giờ kể từ khi lấy máu.
Tiêu chuẩn chất lượng:
- Thể tích đơn vị: thể tích từ 40ml đến 60 ml điều chế từ mỗi đơn
vị máu toàn phần có thể tích từ 250 ml trở lên.
- Đếm SLTC (số lượng tiểu cầu): có tối thiểu 13 x 10 9 TC/đv khối
tiểu cầu điều chế từ mỗi thể tích 100 ml máu toàn phần. Có ít nhất 75%
số đơn vị được kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn này.
- Đếm SLBC (số lượng bạch cầu) trong mỗi đơn vị KTC
+ Ít hơn 0,05 x 109 bạch cầu đối với KTC điều chế bằng phương pháp
tách lớp BC-TC. Có ít nhất 75% số đơn vị được kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn
này.


×