Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật treo cơ trán một đường rạch cung mày điều trị sụp mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 50 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý các cơ nâng mi..................................3
1.2. Bệnh học sụp mi................................................................................4
1.2.1. Định nghĩa.................................................................................4
1.2.2. Phân loại...................................................................................4
1.2.3. Phân độ sụp mi..........................................................................8
1.2.4. Đánh giá chức năng cơ nâng mi................................................9
1.3. Phẫu thuật treo cơ trán dùng dây silicon............................................9
1.3.1. Sơ lược lịch sử...........................................................................9
1.3.2. Chỉ định...................................................................................10
1.3.3. Kỹ thuật...................................................................................10
1.3.4. Kết quả và biến chứng.............................................................11
1.3.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật...........................12
1.3.6.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới........................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........15
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..............................................15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................15
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................15
2.2.3. Chọn mẫu................................................................................16
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu..........................................................16
2.3. Các bước tiến hành..........................................................................16


2.4. Biến số và các chỉ số nghiên cứu.....................................................20
2.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật............................................................22
2.6. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật...............24


2.7. Xử lý số liệu.....................................................................................24
2.8. Đạo đức nghiên cứu.........................................................................24
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................25
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật..............................................25
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân.................................25
3.1.2. Nguyên nhân sụp mi...............................................................25
3.1.3. Mức độ sụp mi và tình trạng cân cơ nâng mi trước phẫu thuật....26
3.1.4. Dấu hiệu Bell..........................................................................26
3.1.5. Tiền sử phẫu thuật...................................................................26
3.2. Kết quả điều trị.................................................................................27
3.2.1. Tình trạng sụp mi sau phẫu thuật............................................27
3.2.2. Độ rộng khe mi.......................................................................27
3.2.3. Vận động mi sau mổ..............................................................28
3.2.4. Tình trạng bờ mi sau phẫu thuật.............................................28
3.2.5. Sẹo cung mày..........................................................................28
3.2.6. Chiều cao nếp mi trước và sau phẫu thuật..............................28
3.2.7. Biến chứng sau mổ..................................................................29
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.............................30
3.3.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả chung sau phẫu thuật.............30
3.3.2. Liên quan nguyên nhân sụp mi và kết quả phẫu thuật............30
3.3.3. Liên quan giữa mức độ sụp mi trước mổ và kết quả phẫu thuật. .31
3.3.4. Liên quan giữa chức năng cơ nâng mi và kết quả phẫu thuật. 31
3.3.5. Liên quan giữa dấu hiệu Bell và kết quả phẫu thuật...............31
3.3.6. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật trước đó và kết quả phẫu thuật.....32


CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................33
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.......................................................33
4.2. Kết quả phẫu thuật............................................................................33
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật....................................33

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPEO

Bệnh xơ cơ vận nhãn tiến triển
(Chronic Progressive External Opthalmoplegia

cs

Cộng sự

LF

Chức năng cơ nâng mi (Levator Function)

MRD1

Khoảng cách từ bờ mi trên đến điểm phản quang trên giác
mạc ở tư thế nguyên phát (Margin Reflex Distance)


DANH MỤC HÌN
Hình 1.1. Cơ nâng mi........................................................................................3
Hình 1.2. Sụp mi bẩm sinh do cơ......................................................................5
Hình 1.3. Liệt thần kinh III................................................................................5
Hình 1.4. Hội chứng Horner..............................................................................6
Hình 1.5. Hội chứng đồng vận mắt hàm Marcus Gunn....................................7

Hình 1.6. Hội chứng hẹp khe mi....................................................................8Y
Hình 2.1.Đo MRD1.........................................................................................17
Hình 2.2.Đánh giá chức năng cơ nâng mi.......................................................18


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ sụp mi theo MRD1...............................................................9
Bảng 1.2.Chức năng cơ nâng mi.......................................................................9
Bảng 1.3. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới........................................
Bảng 2.1. Biến số và các chỉ số nghiên cứu....................................................20
Bảng 2.2.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật........................................22Y
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính.........................................25
Bảng 3.2. Nguyên nhân sụp mi.......................................................................25
Bảng 3.3. Mức độ sụp mi trước mổ.................................................................26
Bảng 3.4. Phân bố mức độ sụp mi theo chức năng cơ nâng mi......................26
Bảng 3.5. Dấu hiệu Bell..................................................................................26
Bảng 3.6. Tiền sử phẫu thuật...........................................................................26
Bảng 3.7. Mức độ sụp mi sau phẫu thuật theo thời gian.................................27
Bảng 3.8. Thay đổi độ rộng khe mi trước và sau phẫu thuật...........................27
Bảng 3.9. Đồng vận mi trên và nhãn cầu khi mắt nhìn xuống dưới................28
Bảng 3.10. Tình trạng bờ mi sau phẫu thuật...................................................28
Bảng 3.11. Tình trạng sẹo cung mày sau 3 tháng............................................28
Bảng 3.12. Chiều cao nếp mi trước và sau phẫu thuật....................................28
Bảng 3.13. Các biến chứng sau phẫu thuật.....................................................29
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả sau mổ 3 tháng............30
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa mức độ sụp mi trước mổ và kết quả phẫu thuật........31
Bảng 3.16. Liên quan giữa chức năng cơ nâng mi và kết quả phẫu thuật.......31
Bảng 3.17. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật.......32



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thay đổi MRD1 sau phẫu thuật tại các thời điểm......................27
Biểu đồ 3.2. Thay đổi trung bình mức độ hở mi sau mổ tại các thời điểm.....29
Biểu đồ 3.3. Phân bố biến chứng hở mi sau mổ theo thời gian.......................29
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa nguyên nhân sụp mi và kết quả sau mổ.......30
Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa dấu hiệu Bell và kết quả phẫu thuật...................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sụp mi là tình trạng bờ mi trên xuống thấp hơn vùng rìa giác mạc từ 23 mm. Sụp mi nặng là khi bờ mi trên xuống thấp hơn vùng rìa giác mạc trên 4
mm và biên độ cơ nâng mi ít hơn 5mm [2]. Sụp mi nặng gây ảnh hưởng đến
chức năng thị giác do che trục thị giác, gây nhược thị hoặc lác …và ảnh
hưởng đến thẩm mỹ. Khoảng 23,9% trẻ sụp mi bẩm sinh có nhược thị [1]. Vì
vậy phẫu thuật điều trị sụp mi nặng là yêu cầu điều trị cần thiết.
Phẫu thuật treo cơ trán được chỉ định cho các trường hợp sụp mi nặng có
chức năng cơ nâng mi kém dưới 5mm. Phương pháp treo cơ trán đã được các
bác sỹ nhãn khoa như Dransart (1880), Payr (1909), Wright (1922), Crawford
(1956)… nghiên cứu với nhiều phương pháp phẫu thuật và các chất liệu khác
nhau [15][16]: chất liệu sinh học (cân cơ đùi tự thân, cân cơ đông khô) và
chất liệu tổng hợp (chỉ prolen, supramid, mersilen, gore-tex, dây silicon…).
Dây silicon có nhiều ưu điểm: tính tương thích sinh học cao, độ đàn hồi tốt,
trơ với tổ chức xung quanh, dễ dàng điều chỉnh, lấy bỏ hoặc thay thế [27]
[37].Vì vậy dây silicon ngày càng được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn.
Phương pháp treo cơ trán phổ biến hiện nay là kỹ thuật treo cơ trán hình
hình ngũ giác Fox [19]. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách rạch 2 điểm
tại da mi trên và 3 điểm tại cung mày, luồn dây silicon vào sụn mi, cung mày
bằng kim Wright sau đó cố định vào cơ trán. Tuy nhiên hạn chế của các
phương pháp này là có nhiều đường rạch cung mày, chảy máu nhiều và dây

silicon dễ bị đứt trong quá trình phẫu thuật [27][37]. Năm 2016, khoa Phẫu
thuật tạo hình thẩm mỹ đã nghiên cứu phương pháp treo cơ trán một đường
rạch cung mày; cố định dây silicon vào sụn mi, luồn dây qua một đường rạch
cung mày để cố định vào cơ trán. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: an
toàn, thời gian phẫu thuật ngắn, dễ thực hiện, ít biến chứng, hạn chế chảy
máu, giảm nguy cơ đứt dây silicon trong phẫu thuật, kết quả ổn định sau phẫu


2

thuật và đạt được yêu cầu cao về giải phẫu và thẩm mỹ. Từ đó đến nay, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng phương pháp này.
Phương pháp treo cơ trán một đường rạch cung mày trên bệnh nhân sụp
mi nặng đã được áp dụng tại Bệnh viện Mắt Trung ương nhưng chưa có
nghiên cứu về kết quả phẫu thuật và các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu
thuật. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả
phương pháp phẫu thuật treo cơ trán một đường rạch cung mày điều trị
sụp mi” với hai mục tiêu:
1.

Đánh giá kết quả điều trị sụp mi bằng phẫu thuật treo cơ trán một
đường rạch cung mày.

2.

Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.Đặc điểm giải phẫu và sinh lý các cơ nâng mi
Động tác mở mắt của mi trên nhờ tác dụng của ba cơ là: cơ nâng mi
trên, cơ Müller và cơ trán. Bất thường về giải phẫu hoặc chức năng của cơ
nâng mi trên là nguyên nhân chủ yếu gây ra sụp mi [5].
Cơ nâng mi trên
Cơ nâng mi trên bắt nguồn ở màng xương của cánh nhỏ xương bướm
ngay trên vòng Zinn. Phần cơ dài khoảng 40mm, phần cân dài 14 – 20mm.
Dây chằng ngang trên (dây chằng Whitnall) là phần dày đặc của các sợi chun
và sợi collagen [9].

Hình 1.1. Cơ nâng mi
www.aao.org
Cơ Muller
Cơ Muller nằm sau cân cơ nâng mi. Cơ bắt nguồn từ mặt dưới cân cơ
nâng mi ở gần mức dây chằng Whitnall, trên bờ sụn mi khoảng 12 – 14 mm.
Cơ Muller là một cơ trơn do thần kinh giao cảm chi phối (cơ có tác dụng nâng
mi được khoảng 2mm) [9].


4

Cơ trán
Cơ trán nằm hai bên trán cùng với hai cơ chẩm tạo nên hệ cân cơ sọ.
Cơ trán có nguyên ủy từ các cân sọ ở khoảng giữa của khớp vành và bờ ổ mắt
trên, chúng bám vào chiều dày da và lông mày. Các sợi da xâm nhập vào
vùng lông mày lẫn vào các thớ của cơ vòng cung mi, các bó ngoài cùng của
cơ này lẫn với các thớ cuối của cơ vòng cung mi. Cơ trán được dây VII chi
phối [9].

1.2.Bệnh học sụp mi
1.2.1. Định nghĩa
Sụp mi là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường của nó.
Bình thường mi trên phủ lên rìa giác mạc cực trên khoảng 1 - 2 mm hay quá
rìa trên giác mạc 1 mm.
1.2.2. Phân loại
Sụp mi được chia làm hai nhóm chính: sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc
phải [2].
Hai loại trên có thể có các căn nguyên sau:
- Do cơ
- Do cân cơ
- Do thần kinh
- Do thần kinh cơ
- Do yếu tố cơ học
Sụp mi bẩm sinh gồm 4 căn nguyên: do cơ, cân cơ, thần kinh, cơ học.


5

Sụp mi mắc phải cả 5 căn nguyên: do cơ, cân cơ, thần kinh, thần kinh cơ
và cơ học.
a. Sụp mi bẩm sinh
Sụp mi bẩm sinh là sụp mi xảy ra từ lúc mới sinh [2].
 Do cơ :
Nguyên nhân là do loạn dưỡng cơ nâng mi trên, phần cân cơ bị thâm
nhiễm tổ chức mỡ. Thường bị hai mắt, mức độ sụp mi không đối xứng, có thể
từ nhẹ đến nặng tùy thuộc mức độ suy giảm chức năng cơ nâng mi [5].

Hình 1.2. Sụp mi bẩm sinh do cơ
www.eyelidsurgery.co

 Do thần kinh
Liệt thần kinh III bẩm sinh
Biên độ vận động cơ nâng mi rất kém, biểu hiện sụp mi và lác ngoài.

Hình 1.3. Liệt thần kinh III
www.eyelidsurgery.co


6

Sụp mi do liệt giao cảm hay hội chứng Horner bẩm sinh
Trẻ không đỏ mặt cùng bên khi khóc, sụp mi, đồng tử co nhỏ, mống
mắt đổi màu [5].

Hình 1.4. Hội chứng Horner
www.eyelidsurgery.co

 Do cân cơ
Cân cơ có thể bị dị sản thành tổ chức xơ mỡ, không liên tục làm cho
biên độ vận động cơ nâng mi yếu [5].
 Do cơ học
Sụp mi do nguyên nhân cơ học có thể là một bất thường bẩm sinh do
một khối chèn ép ở mi trên, cung mày hoặc hốc mắt.
b. Sụp mi mắc phải :
 Do cân cơ
Sự thoái triển theo tuổi tác làm mỏng cân cơ nâng mi hoặc sự bám xa ra
ở mặt trước sụn. Nguyên nhân thường do chấn thương, sưng mi và hốc mắt,
day mi quá nhiều, đeo kính áp tròng, thai kỳ, chắp lẹo, phẫu thuật mắt trước
đó, viêm mắt mạn tính.
 Do cơ

Là bệnh lý hiếm gặp, xảy ra ở bệnh loạn dưỡng cơ, hội chứng GuillanBarré, sau tiêm botulium toxin điều trị co giật mi.
 Do thần kinh


7

Liệt dây III là nguyên nhân thường gặp.
Liệt dây thân kinh giao cảm hay hội chứng Horner mắc phải thường có
sụp mi, đồng tử nhỏ, lõm mắt.
Hội chứng đồng vận mắt hàm Marcus Gunn: thường gặp ở những
người có tổn thương dây III. Nguyên nhân là do tái sinh nhầm đường của dây
III và nhánh vận động của dây V. Bình thường mắt có biểu hiện sụp mi, nhưng
khi bệnh nhân há miệng hoặc đưa hàm về phía đối diện với bên sụp mi thì mắt
hết sụp mi hoặc mi trên nâng cao bất thường.

B. Mắt hết sụp mi há miệng

A. Mắt phải sụp mi

Hình 1.5. Hội chứng đồng vận mắt hàm Marcus Gunn
www.eyelidsurgery.co
 Sụp mi trong bệnh nhược cơ
Trong bệnh rối loạn chế tiết các chất trung gian thần kinh (acetylcholine)
gây nhược cơ. Cơ thường yếu nhanh, phục hồi chậm. Mức độ sụp mi thay đổi
trong ngày hoặc giảm đi khi chườm lạnh [11].
 Do cơ học
Nguyên do: sa da mi mắt, u mi hoặc hốc mắt, sau phẫu thuật, phù mi do
chấn thương, sẹo mi do co kéo.
Một số sụp mi khác:
Sụp mi đi kèm hội chứng toàn thân

Hội chứng xơ cơ vận nhãn tiến triển (chronic progressive external
ophthalmoplegia - CPEO)


8

Biểu hiện: sụp mi hai bên, chân tay yếu, khó nuốt, lác. Chức năng cơ
nâng mi, cơ vòng mi và khả năng chớp mắt kém. [13].
Hội chứng hẹp khe mi bẩm sinh:
Cân cơ thường bị dị sản đi kèm theo khe mi với khe mi hẹp, nếp da
che góc trong mắt và các rối loạn vận nhãn khác.

Hình 1.6. Hội chứng hẹp khe mi
www.willseye.org
Rối loạn chức năng cơ (myotonic dystrophy)
Là bệnh rối loạn cơ di truyền, có thể gây sụp mi. Cơ hay bị co thắt và
khả năng phục hồi kém [14].
Sụp mi kèm yếu cơ trực trên: Yếu cơ trực trên, dấu hiệu Bell giảm [5].
Giả sụp mi: Là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường, nguyên
nhân bao gồm thừa da mi trên quá mức, lác lên hoặc xuống đối bên, liệt dây
VII…
1.2.3. Phân độ sụp mi
Dựa vào hai yếu tố:
 Đo độ rộng của khe mi khi mắt ở tư thế nhìn thẳng. Bình thường
khoảng 9 – 10mm.
 Dựa theo vị trí của bờ tự do mi trên so với ánh phản chiếu đồng tử
(Margin Reflex Distance : MRD1)


9


Mức độ sụp mi liên quan đến vấn đề điều trị và tiên lượng khả năng bị
nhược thị [2].


10

Bảng 1.1. Phân độ sụp mi theo MRD1
Mức độ sụp mi
Bình thường

MRD1
4 - 4,5mm

Nhẹ ( độ I)
Vừa (độ II)
Nặng ( độ III)

2- 3 mm
1-2 mm
< 1mm

1.2.4. Đánh giá chức năng cơ nâng mi
Đánh giá chức năng cơ nâng mi (Levator Function : LF) bằng cách đo
khoảng cách bờ tự do mi trên khi nhãn cầu vận động từ tư thế liếc hết sức
xuống dưới rồi liếc hết sức lên trên. Dùng ngón cái ấn lên cung mày để loại
trừ sự tham gia của cơ trán [2].
Bảng 1.2.Chức năng cơ nâng mi
Mức độ
Bình thường

Tốt
Trung bình
Yếu

LF
12 – 17mm.
> 8mm
5 – 7mm
< 5mm

1.3.Phẫu thuật treo cơ trán dùng dây silicon
1.3.1. Sơ lược lịch sử
Năm 1969, Tillett và cs là những người đầu tiên đã ứng dụng dải silicon
dùng cho mổ bong võng mạc có bề rộng 4,0mm để treo cơ trán điều trị sụp mi
có chức năng cơ nâng mi kém cho 6 bệnh nhân đã đem lại kết quả tốt sau 19 24 tháng theo dõi [30]. Năm 1977, Rowan và cộng sự sử dụng ống silicon với
kích thước 0,8mm treo cơ trán cho 12 bệnh nhân, theo dõi trong vòng 2 năm,
báo cáo cho thấy không có ca nào bị nhiễm trùng, thải loại hay bị sụp mi tái
phát [31]. Đến năm 1999, Friedhofer lần đầu tiên báo cáo về kinh nghiệm sử
dụng dây silicon[32], ở 45 bệnh nhân sụp mi nặng với 58 mắt. Tỷ lệ phẫu thuật
đạt kết quả tốt và khả quan lên tới 95,56%, có 2 trường hợp nhiễm trùng và loét


11

da mi trước sụn. Ngày nay chất liệu silicon đã được cải tiến nhiều về cả hình
dạng và chất lượng nên kết quả phẫu thuật mang lại tốt hơn.
1.3.2. Chỉ định
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp sụp mi nặng có chức năng cơ
nâng mi kém dưới 5mm, hay sụp mi kèm hội chứng Marcus Gunn bẩm sinh.
1.3.3. Kỹ thuật

1.3.3.1. Kỹ thuật treo cơ trán kiểu Fox
 Đánh dấu và rạch da mi trên tại 2 điểm và cung mày tại 3 điểm.
 Luồn silicon vào sụn mi bằng kim Wright.
 Luồn kim Wright qua cơ vòng mi tới ngay trước bề mặt sụn mi, đặt dây
silicon vào kim rồi luồn dưới đường rạch mi.
 Luồn và treo đính silicon vào cơ trán.
 Cố định hai đầu dải cân vào cơ trán.
 Vùi đầu cân và khâu đóng các đường rạch da.
1.3.2.2. Kỹ thuật treo cơ trán kiểu một đường rạch cung mày
 Rạch đường nếp mi
 Phẫu tích bộc lộ sụn mi trên. Khâu cố định dây silicon vào 1/3 trên sụn
ở vị trí 1/3 giữa. Cố định dây silicon vào sụn.
 Đánh dấu 3 điểm sát cung mày: trong , ngoài và điểm giữa: thẳng ánh
phản xạ đồng tử. Rạch da điểm giữa 5mm
 Đưa kim vào đường rạch giữa cung mày, luồn qua điểm đánh dấu góc
ngoài, đi ra đường rạch nếp mí góc ngoài, luồn dây silicon vào lòng
kim, rút lên vị trí rạch trên cung lông mày. Làm tương tự với đầu
silicon phía trong.
 Buộc dây silicon


12

 Khâu da, tạo nếp mí đôi
1.3.4. Kết quả và biến chứng.
Bảng 1.3. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới
Tác giả
Friedhofer
Mohamed
Ali

Lê Thị Ngọc Anh
Mai Hồng Liên

Năm
1999
2010
2011
2002
2016

Số mắt
58
39
35
73
46

Kết quả
Thành công 95.56%[32]
Thành công 87,18%[34]
Thành công 91,4% [36]
Thành công 97,26%[42]
Thành công 93.5% [43]

Biến chứng
- Biến chứng trong mổ: chảy máu, đứt dây silicon là những biến chứng
hay gặp và có thể xử lý dễ dàng.
- Biến chứng sau mổ:
 Chỉnh non
Nguyên nhân có thể là do cố định chất liệu treo lỏng lẻo hoặc tuột chỉ

cố định dây silicon. Cách xử trí tùy thuộc vào mức độ sụp mi tồn dư và
nguyên nhân mà có thể chỉ cần theo dõi hoặc phải phẫu thuật lại [40].
 Chỉnh quá mức
Có thể điều chỉnh bằng cách day, xoa mi trong tuần đầu sau mổ, nếu
không hết cần phẫu thuật lại bằng cách rạch da ở vị trí thắt cố định dây silicon
rồi nới lỏng nút buộc cố định [40].
 Quặm mi
Nguyên nhân có thể do đặt dây silicon cố định vào sụn mi ở vị trí quá
thấp hoặc chỉnh quá mức [40].
 Lật mi


13

Xảy ra khi mi trên bị kéo quá căng hoặc khi cố định dây silicon trên
sụn mi ở vị trí quá cao và lỏng lẻo. Xử trí bằng cách rạch và giải phóng da mi
khỏi sụn mi và khâu cố định ống silicon lùi xuống dưới [40].
 Bờ mi biến dạng
Nguyên nhân là do khâu cố định dây silicon trên sụn mi quá xa nhau
hoặc quá gần. Hay gặp trên những mắt sụp mi quá mỏng hoặc quá ngắn. Khắc
phục bằng cách đảm bảo cố định ống silicon ở đúng vị trí 1/3 giữa sụn mi
trên, các mũi khâu cách nhau đều đặn [40].
 Hở mi
Thường phối hợp với chỉnh quá mức hoặc có thể xuất hiện tự nhiên do
sự suy yếu của cơ vòng mi. Nếu hở mi nhẹ có thể theo dõi và điều trị nội khoa
tra thuốc mỡ kháng sinh, nước mắt nhân tạo đề phòng biến chứng khô mắt,
viêm loét giác mạc. Nếu hở mi nặng, đặc biệt trên những mắt không có dấu
hiệu Bell, mắt có nguy cơ mắc các bệnh lý viêm giác mạc, cần điều trị nội
khoa tích cực hoặc phẫu thuật hạ bớt mức độ nâng mi [40].
 Nhiễm trùng

Có thể xảy ra do nhiễm trùng vết mổ, hình thành u hạt hoặc phản ứng
thải loại silicon, viêm loét giác mạc. Tùy mức độ và hình thái viêm nhiễm mà
có phương pháp xử lý thích hợp.
 U hạt hoặc thải loại silicon cần cắt bỏ u và tháo bỏ dây silicon.
 Viêm loét giác mạc: là biến chứng rất nặng. Để tránh biến chứng cần đảm
bảo che chắn tốt bề mặt nhãn cầu khi phẫu thuật, khám cẩn thận, theo dõi
sát sau mổ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
1.3.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật
Tuổi điều trị


14

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc chỉ định tuổi điều trị sụp mi.
Nhưng phần lớn tác giả cho rằng sụp mi bẩm sinh nếu có nguy cơ nhược thị
thì nên phẫu thuật sớm. Ahmad (2007) trong nghiên cứu của mình cũng nhận
định độ tuổi bệnh nhân được phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng thị giác
ở những bệnh nhân sụp mi nặng do che lấp trục thị giác [53].
Nguyên nhân sụp mi
Nguyên nhân sụp mi có ảnh hưởng đến kết quả nâng mi sau phẫu thuật.
Nguyễn Hữu Tùng (2015) nghiên cứu trên 63 mắt, ở những mắt sụp mi bẩm
sinh đơn thuần có kết quả phẫu thuật tốt là 73,1%, tỷ lệ kết quả trung bình là
26,9%, ở những mắt sụp mi phối hợp, tỷ lệ đạt kết quả tốt chỉ là 27,3%, trung
bình là 54,5%, cả hai mắt thất bại đều ở bệnh nhân sụp mi phối hợp[47].
Mức độ sụp mi và chức năng cơ nâng mi
Mức độ sụp mi và chức năng cơ nâng mi trên là yếu tố quyết định chỉ
định phẫu thuật trong điều trị sụp mi. Trần Tuấn Bình (2009) nhóm có chức
năng cơ trung bình có tỷ lệ thành công là 10/11 mắt chiếm 90,9% cao hơn ở
nhóm có chức năng cơ nâng mi kém là 63/73 mắt chiếm 86,3% [44].
Dấu hiệu Bell

Trong nghiên cứu của Mai Hồng Liên (2016), có 41 mắt có dấu hiệu Bell
và 5 mắt không có dấu hiệu Bell được phẫu thuật treo cơ trán. Trong đó, tỷ lệ
phẫu thuật nâng mi thành công ở nhóm có dấu hiệu Bell dương tính là 40/41
mắt với tỷ lệ 97,6% cao hơn ở nhóm có dấu hiệu Bell âm tính là 3/5 mắt
chiếm tỷ lệ 60%[43]. Việc có hay không có dấu hiệu Bell có ảnh hưởng đến
mức độ nâng mi khi phẫu thuật .
Tiền sử phẫu thuật
Tiền sử phẫu thuật và cách thức phẫu thuật sụp mi trước đó có ảnh
hưởng đến kết quả điều trị. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tùng (2015)
cho thấy tiền sử phẫu thuật của bệnh nhân có ảnh hưởng đến kết quả phẫu


15

thuật [47]. Trong nghiên cứu của Mai Hồng Liên (2016), một số bệnh nhân đã
phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi trên mắt có chức năng cân cơ kém ≤ 4 mm
nên chưa đạt được hiệu quả nâng mi tốt [43].

1.3.6.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới
Mohamed (2010) nghiên cứu với cỡ mẫu là 39 mắt trên 30 bệnh nhân, tỷ
lệ tái phát khi theo dõi 6 tháng là 2,5% (1 bệnh nhân), tỷ lệ thành công sau
phẫu thuật 87,18% [34]. Theo Ali và cs, việc sử dụng dây silicon trong 35
trường hợp đều mang lại kết quả tốt với tỷ lệ thành công lên đến 91,4%, không
có trường hợp nào hở mi quá 1.5 mm hay bị bệnh giác mạc do hở mi thứ phát
[36].Theo Hersh (2006), tỷ lệ tái phát khoảng 13%, tỷ lệ biến chứng 15,2%
khi theo dõi trên 46 tháng [4]. Lelli (2009) tỷ lệ tái phát khoảng 10% [33].
Bệnh viện Mắt trung ương đã phẫu thuật sụp mi từ những năm 1975, hai
phương pháp được sử dụng chủ yếu là cắt ngắn cơ nâng mi và treo cơ trán. Năm
1991, Hà Huy Tài đã báo cáo tổng kết bước đầu điều trị sụp mi bẩm sinh cho
103 bệnh nhân thu được kết quả đáng khích lệ [41]. Lê Thị Ngọc Anh và cs

(2002), cũng có những đánh giá bước đầu về phương pháp treo cơ trán kiểu Fox
sử dụng dây silicon đã thu được một số kết quả khả quan với tỷ lệ thành công
sau phẫu thuật lên đến 97,26%[42]. Mai Hồng Liên (2016), báo cáo 46 mắt phẫu
thuật treo cơ trán sử dụng dây silicon thì tỷ lệ thành công là 93,5% [43].


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân sụp mi được phẫu thuật treo cơ trán một đường rạch
cung mày điều trị tại Bệnh viện Mắt trung ương từ tháng 08/2019 đến tháng
07/2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân sụp mi nặng có chức năng cơ nâng mi ≤ 5mm, được theo
dõi từ khi đến khám, phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tháng.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh toàn thân nặng.
- Bệnh nhân có bệnh mắt cấp tính không ổn định như chắp, lẹo, viêm...
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm lâm sàng và không có nhóm chứng.
Bệnh nhân được nghiên cứu, theo dõi từ khi nhập viện, ra viện, sau khi
ra viện 3 tháng.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Công thức tính cỡ mẫu


Trong đó:


17

n: Số mắt tối thiểu cần nghiên cứu
= 1,96 là hệ số tin cậy, tương ứng α = 0,05.
p: Tỷ lệ thành công mong muốn với p = 0,9726 [42].
 : sai số mong muốn.  =0,05
Theo công thức tính ra số mắt tối thiểu là n = 23.
2.2.3. Chọn mẫu
Phương pháp thu thập mẫu: bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và đồng
ý tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi nghe giải thích rõ về nội dung, cách
thức nghiên cứu và ký cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu từ tháng 08/2019
đến khi đủ mẫu cần thiết.
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu
+ Bảng thị lực Snellen, hộp thử kính.
+ Thước đo milimet, máy ảnh.
+ Đèn bút, sinh hiển vi khám bệnh, đèn soi đáy mắt trực tiếp.
+ Phiếu theo dõi, thu thập thông tin bệnh nhân
+ Bộ dụng cụ mổ sụp mi tối thiểu bao gồm: bút đánh dấu, compa, thanh
đè, vành mi rời, kim lấy thuốc, dao Parker 15, kéo thẳng, kéo cong đầu tù,
pince có mấu, pince rút chỉ, kìm kẹp kim, dao điện, chỉ vicryl 7/0, nylon 6/0.
+ Thuốc trong mổ: thuốc sát trùng Betadin 5%, 10%, thuốc tê bề mặt
Dicain, thuốc tê Lidocain 2%, thuốc và phương tiện phục vụ gây mê hồi sức.
+ Thuốc sau mổ: kháng sinh tại chỗ và toàn thân, thuốc chống viêm,
giảm phù nề tại vết mổ và toàn thân, thuốc dinh dưỡng giác mạc.


18


+ Chất liệu treo cơ trán: dây silicon
2.3. Các bước tiến hành
2.3.1. Hỏi bệnh
 Tuổi chia làm 3 nhóm:< 15; 15-30; > 30
 Giới: nam, nữ
 Địa chỉ và số điện thoại liên lạc
 Nguyên nhân sụp mi

 Khai thác tiền sử: bao gồm:
+ Tiền sử đã phẫu thuật.
+ Tiền sử thai sản (đặc biệt ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi), bệnh toàn thân.
+ Tiền sử gây mê, tê - dị ứng với thuốc dùng trong phẫu thuật.
+ Tiền sử dùng thuốc toàn thân - thuốc kháng viêm không steroid
(aspirin), thuốc chống đông máu.
+ Tiền sử bệnh lý, chấn thương hoặc can thiệp nhãn cầu.
+ Tiền sử gia đình có mắc bệnh sụp mi, bệnh lý thần kinh, các hội chứng
mắt di truyền.
2.3.2. Lâm sàng
Khám toàn thân
Khám toàn thân phát hiện các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, một
số bệnh liên quan đến sụp mi như u đỉnh phổi, can thiệp hạch giao cảm
trước đó (hội chứng Horner)…..


×