Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật mở xương sai khớp cắn loại iii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.54 KB, 82 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Diện mạo thể chất có vai trò rất quan trọng trong xã hội của chúng ta. Quan
điểm của bản thân mỗi cá nhân và những người xung quanh đều cần thiết cho việc
tự đánh giá. Đáng quan tâm nhất trong hình ảnh của mỗi cá thể chính là diện mạo
thể chất khuôn mặt. Như một hệ quả, những dị dạng răng-mặt và sọ-mặt có tác động
mạnh mẽ trên cả phương diện tâm lý và xã hội. Chính việc chỉnh sửa những dị dạng
này có thể có tác động đáng kể cân bằng việc tự đánh giá và tính nhân cách [1].
Sai khớp cắn là tình trạng bất hài hòa trong tương quan hai hàm và các răng
mọc trên đó [2]. Mặc dù không phải là một bệnh thực sự nhưng sai khớp cắn luôn
liên quan tới các dị dạng thể chất và những rối loạn phát triển [3]. Sai khớp cắn loại
III do bất hài hòa tương quan hai hàm theo chiều trước-sau, ở đó xương hàm dưới
nhô trước hơn trong tương quan với nền sọ [4]. Ở Châu Á nói chung [5], [6], [7] và
Việt Nam nói riêng [8], hình thái bất hài hòa này có tỷ lệ mắc khá cao. Trong một số
trường hợp, bằng sự hỗ trợ của chỉnh nha, răng-xương ổ răng và tổ chức phần mềm
che phủ có thể bù trừ tương đối sự bất hài hòa ít trong tương quan xương hai hàm.
Song ở phần lớn các trường hợp, sự bất hài hòa này vượt quá giới hạn điều chỉnh
của các yếu tố trên và bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật. Chính việc cải
thiện thẩm mỹ khuôn mặt được cho là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ để bệnh nhân quyết
định trải qua phẫu thuật mở xương [9].
Kể từ sau khi được mô tả lần đầu tiên năm 1859 bởi Von Langenback tới nay
[10], phẫu thuật mở xương đã trải qua quá trình hình thành và phát triển với những
tiến bộ hơn về kỹ thuật, rộng rãi hơn về phạm vi can thiệp nhằm mục tiêu đem lại
một diện mạo sọ-mặt thẩm mỹ hơn và cải thiện chức năng của hàm.
Can thiệp phẫu thuật điều trị sai khớp cắn loại III được phối hợp với nắn
chỉnh răng và dựa trên nguyên tắc sửa chữa xương hàm có bất thường [11].
Xương hàm trên thiểu sản được đặt ra trước hơn thông qua phẫu thuật mở xương
Le Fort. Trong khi, một số phẫu thuật mở xương như BSSO, VRO… giúp đặt lại
xương hàm dưới quá triển ra phía sau. Việc đặt lại vị trí của xương hàm đã đưa
2
đến những thay đổi các tương quan sọ-mặt-răng của bệnh nhân-những thay đổi


được kỳ vọng sau phẫu thuật sẽ đem lại diện mạo sọ-mặt thẩm mỹ hơn và cải
thiện chức năng của hàm.
Tại Việt Nam, phẫu thuật mở xương điều trị sai khớp cắn loại III nói riêng và
dị dạng răng-mặt nói chung mới được thực hiện trong những năm gần đây; hiện
chưa có nghiên cứu sâu về phương pháp này. Với những lý do trên, tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật mở xương sai khớp
cắn loại III” với các mục tiêu sau:
1 Nhận xét các chỉ số sọ-mặt-răng trên phim cephalometric của bệnh nhân
sai khớp cắn loại III trước và sau phẫu thuật mở xương.
2 Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật mở xương điều trị sai khớp cắn loại
III trên bệnh nhân này.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm hình thái học sọ-mặt và ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân
sai khớp cắn loại III
1.1.1. Khái niệm sai khớp cắn loại III
Khớp cắn bình thường [12] được thiết lập bởi nhiều thành phần liên quan
như xương, tổ chức phần mềm và răng mà sự bất thường của chúng sẽ gây nên hiện
tượng sai khớp cắn. Các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:
- Kích thước xương hàm trên
- Kích thước xương hàm dưới
- Các yếu tố quyết định tương quan giữa hai hàm (nền sọ, các yếu tố môi
trường…)
- Hình dạng cung răng
- Kích thước và hình thái của răng
- Số lượng răng
- Hình thái và đáp ứng của tổ chức phần mềm
Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một hàm
và/hoặc giữa hai hàm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và thường kết hợp với
những sai hình răng mặt khác [2].

Theo Angle [13] , sai khớp cắn loại III là hiện tượng múi gần ngoài của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên nằm ở phía xa so với rãnh giữa ngoài của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
Theo Downs [14], sai khớp cắn loại III xương xảy ra khi có sự bất hài hòa
giữa vị trí của hai xương hàm theo chiều trước-sau với giá trị của góc ANB<0
0
.
Bệnh nguyên của dị dạng này rất phức tạp và vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Đây là biểu hiện của sự tương tác giữa gen và môi trường trong sự phát triển của
vùng sọ-mặt [15].
Theo Ellis and McNamara [16], sai khớp cắn loại III xương có thể được chia
thành 3 nhóm:
Nhóm A: XHT thiểu sản.
Nhóm B: XHD quá triển.
Nhóm C: Phối hợp XHT thiểu sản và XHD quá triển.
1.1.2. Đặc điểm hình thái sọ-mặt
4
1.1.2.1. Nhóm A: XHT thiểu sản
Thiểu sản XHT là một tình trạng điển hình thường quan sát thấy ở bệnh nhân
khe hở môi-vòm miệng. Can thiệp phẫu thuật sớm như việc sửa chữa môi-vòm
miệng thì đầu làm nhiễu sự tăng trưởng hàm trên, gây ra dị dạng xương hàm và sai
khớp cắn thứ phát. Thiểu sản XHT toàn bộ trở nên rõ ràng hơn với hiện tượng thiểu
sản cấu trúc cạnh mũi, vùng dưới ổ mắt và gò má. Mặt nghiêng lõm, góc mũi môi tù
quá mức, trụ mũi hướng ngang hơn, góc cổ-cằm tăng, vùng dưới cằm bị lõm (biến
mất), mức độ hở răng cửa hàm trên ở tư thế nghỉ giảm, môi trên mỏng và giảm
chiều dài, cắn chéo răng sau và chen chúc vùng răng cửa… là những đặc trưng ở
bệnh nhân nhóm này [17]. Phân tích trên phim cephalometric thấy xương hàm trên
ngắn hơn và ở vị trí lùi sau hơn trong tương quan với nền sọ [18].
1.1.2.2. Nhóm B: XHD quá triển:
Ở những bệnh nhân mà xương hàm trên ở đúng vị trí (trong tương quan với

nền sọ) nhưng vẫn có khớp cắn loại III hay cắn chéo phía trước thì nguyên nhân gây
bất hài hòa nằm ở xương hàm dưới (còn gọi là Nhóm nhô xương hàm dưới thực sự).
Tật hàm dưới lớn, gây nhô hàm dưới, thường là một tình trạng di truyền [15], tuy
nhiên nhiều hiện tượng tăng trưởng bất thường (như tăng chức năng tuyến yên) có
thể gây hiện tượng tăng trưởng quá mức hàm dưới.
Bệnh nhân nhô hàm dưới thực sự có thể được xác định trên mặt nghiêng
bằng cách đánh giá hình dạng cổ cùng với chiều dài họng. Những bệnh nhân này
thường có nếp môi-cằm nông, môi dưới mỏng. Ngoài ra có thể quan sát thấy các
răng cửa chìa, khe thưa đều giữa các răng, khớp cắn hở hay lưỡi lớn được đặt ở phía
trước với các dấu răng hàm dưới hình vỏ sò ở bờ bên [19].
Phân tích phim cephalometric sẽ cho thấy các tương quan của xương hàm
trên với nền sọ hoàn toàn bình thường, trong khi các chỉ số sọ-mặt-răng có liên
5
quan tới xương hàm dưới đều tăng quá giới hạn bình thường (góc hàm dưới lớn,
nền xương hàm dưới dài, cằm nhô trước ) [18].
1.1.2.3. Nhóm C: Phối hợp.
Sự phối hợp giữa tình trạng thiểu sản xương hàm trên và quá triển xương
hàm dưới đưa tới bệnh cảnh lâm sàng rất phức tạp và trầm trọng. Những đặc trưng
giải phẫu ở nhóm này bao trùm và ở mức độ nặng hơn so với hai loại đã nhắc tới
bên trên [16], [19]. Phẫu thuật đưa xương hàm trên ra trước hơn nhằm cải thiện vị
trí của môi trên và góc mũi môi; bên cạnh đó, phẫu thuật đặt xương hàm dưới ra sau
hơn để điều chỉnh độ cắn trùm/chìa.
1.1.3. Ảnh hưởng của sai khớp cắn loại III tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa: Chất lượng cuộc sống là quan
niệm của mỗi cá thân về vị trí của họ trong cuộc sống trong phạm vi các hệ thống
giá trị và văn hoá ở nơi họ sống và trong mối quan hệ với các mục đích, sự mong
đợi, các tiêu chuẩn và sự lo lắng [20].
Dị dạng răng-mặt là một dị dạng ảnh hưởng chủ yếu tới hai hàm và răng, tuy
nhiên cũng có tác động tới tỷ lệ của tầng mặt giữa và dưới, và trong phạm vi của
chất lượng cuộc sống, nó có thể đưa đến những tác động phụ tới việc tự đánh giá và

6
sự tự tin, qua đó có thể gây ra những đáp ứng xã hội không mong muốn hoặc lối
sống bị hạn chế. Các đối tượng có sai khớp cắn, đặc biệt với những trường hợp cần
chỉnh sửa bằng phẫu thuật, có chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khoẻ thấp hơn
và lo lắng nhiều hơn [21].
1.1.3.1. Thẩm mỹ
Diện mạo là mối quan tâm lớn của rất nhiều người tìm kiếm phẫu thuật chỉnh
hình x ương mặt-hàm. Xã hội ngày nay dường như đánh giá cao các đặc trưng thẩm
mỹ trên nhiều khía cạnh của cuộc sống. Khuôn mặt là khu vực có tính quyết định
tới khả năng cuốn hút trên phương diện thể chất của mỗi cá thể, không chỉ là
phương tiện nhận diện chủ yếu mà còn mang ý nghĩa như nguồn gốc phong phú của
việc kết nối không bằng lời [1], [22].
Nhiều nghiên cứu [16], [19] cho thấy sự tồn tại đa kiểu hình sai khớp cắn
loại III dựa trên đặc điểm giải phẫu. Trong đó, kiểu hình phổ biến nhất của sai khớp
cắn loại III có sự kết hợp của: hàm trên lùi, các răng cửa hàm trên ngả tiền đình,
răng cửa hàm dưới ngả lưỡi, hàm dưới nhô, tầng dưới mặt dài, mặt nghiêng lõm,
đảo ngược tương quan môi [16]. Bệnh nhân sai khớp cắn loại III, bên cạnh sự bất
hài hòa theo chiều trước sau, còn phối hợp với các tình trạng bất hài hòa theo chiều
ngang, chiều dọc gây nên sự bất cân xứng mặt: dystopia ổ mắt, lệch đỉnh mũi, lệch
cằm, nghiêng mặt phẳng cắn hàm trên, bất cân xứng cung gò má. Sự phối hợp này
cao hơn và phức tạp hơn so với bất cứ loại sai khớp cắn nào khác [23].
1.1.3.2. Chức năng
Sai khớp cắn nặng có thể làm thay đổi tương quan giữa khớp cắn và khớp
thái dương hàm, có thể ảnh hưởng tới hình thái và chức năng của khớp TDH [24]
Nhiều bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương, trước điều trị, cho thấy việc
thực hiện chức năng nhai và các đặc điểm khớp cắn khác biệt so với ở người có
khớp cắn bình thường, bao gồm số lượng và cường độ tiếp xúc cắn giảm, không có
hướng dẫn răng nanh đồng thời thường xuyên có cản trở cắn … Nghiên cứu điện cơ
7
đồ trên những đối tượng có hình thái răng mặt khác nhau đã làm rõ hơn mối tương

quan qua lại giữa cấu trúc và chức năng cơ với sai khớp cắn [25].
1.1.3.3. Tâm lý
Những dị dạng sọ-mặt nặng, thông qua những ảnh hưởng kém tích cực lên
diện mạo và chức năng, gây ra những vấn đề về tâm lý ở các mức độ khác nhau, đặc
biệt ở những người trẻ tuổi [21], [26]. Phụ nữ chịu tác động kém tích cực do dị dạng
ở mức độ lớn hơn và có nhu cầu cải thiện cao hơn so với nam giới [27]. Bệnh nhân
trước phẫu thuật chỉnh hình xương thường ít hạnh phúc với diện mạo khuôn mặt,
răng hay mặt nghiêng của bản thân [21].
1.2. Phẫu thuật mở xương điều trị sai khớp cắn loại III
Theo AAOMS [28], phẫu thuật chỉnh hình xương mặt hàm là chỉnh sửa
những bất thường ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm bằng phẫu thuật.
1.2.1. Chỉ định: Đưa ra mối tương quan giữa các dị dạng xương mặt và rối loạn
chức năng nhai, cũng như giới hạn của các phương pháp điều trị không phẫu thuật
các bất hài hòa này, phẫu thuật chỉnh hình xương mặt hàm được xem là phương
pháp thích hợp cho các trường hợp sau:
1.2.1.1. Bất hài hòa theo chiều trước-sau:
• Tương quan răng cửa hàm trên/hàm dưới: OJ ≥5mm hoặc OJ ≤0mm (bình
thường 2mm).
• Bất cân xứng tương quan răng hàm lớn hai hàm theo chiều trước sau ≥4mm
(bình thường 0-1mm).
• Những giá trị này nằm ngoài khoảng giới hạn 2 lần độ lệch chuẩn từ các
chuẩn được công bố.
1.2.1.2. Bất hài hòa theo chiều đứng:
o Hiện diện dị dạng xương mặt ở mức độ vượt quá 2 lần độ lệch chuẩn từ các
chuẩn được công bố.
o Cắn hở:
- Không có cắn phủ ở các răng trước.
- Cắn hở răng sau một hoặc hai bên ở mức độ ≥2mm.
o Cắn sâu kèm theo hiện tượng cắn chạm hoặc kích thích tổ chức phần mềm
phía má hoặc phía lưỡi ở cung răng đối diện.

8
o Phía trên vị trí mọc răng của khoảng xương ổ răng do thiếu khớp cắn.
1.2.1.3. Bất hài hòa theo chiều ngang
o Hiện diện dị dạng xương mặt theo chiều ngang ở mức độ vượt quá 2 lần độ
lệch chuẩn từ các chuẩn được công bố.
o Tất cả các bất hài hòa ở hai bên giữa múi trong của răng hàm lớn hàm trên với
hố của răng hàm lớn hàm dưới ở mức độ ≥4mm, hoặc bất hài hòa ở một bên ở
mức độ ≥3mm, mang lại độ nghiêng trục bình thường của các răng sau.
1.2.1.4. Bất cân xứng mặt
o Các bất cân xứng bên hoặc theo chiều ngang, theo chiều trước sau ở mức độ
≥3mm có bất cân xứng kèm theo.
1.2.1.5. Các chỉ định khác
Ngoài những tình trạng được nên ở phía trên, phẫu thuật chỉnh hình xương
mặt hàm có thể được chỉ định trong những trường hợp có những dấu hiệu rối loạn
chức năng đặc trưng đã được ghi nhận. Những tình trạng này liên quan tới rối loạn
chức năng đường thở như hiện tượng tắc nghẽn khi ngủ, các rối loạn khớp thái
dương hàm, các rối loạn tâm lý và các cản trở phát âm.
1.2.2. Phương pháp phẫu thuật mở xương điều trị sai khớp cắn loại III
Việc lựa chọn kỹ thuật và vị trí mở xương thích hợp trong phẫu thuật
chỉnh hình xương mặt hàm được dựa trên mức độ của dị dạng răng mặt, mức độ
di chuyển xương hàm mong muốn và những thay đổi mô mềm dự kiến sau can
thiệp phẫu thuật [29].
1.2.2.1. Với xương hàm trên:
Phẫu thuật mở xương Le Fort I:
Phẫu thuật mở xương hàm trên lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1859
bởi Von Langenback, nhưng phương pháp làm gãy xương hàm trên Le Fort I (theo
đường gãy được mô tả của Le Fort, 1901) để đặt lại xương hàm trên theo cả 3 chiều
trong không gian phải cho tới những năm 1970 mới trở nên phổ biến. Do tỷ lệ bệnh
nhân sai khớp cắn loại III có thiểu sản hàm trên (đơn thuần hoặc phối hợp) chiếm đa
số nên kỹ thuật này ngày càng được chỉ định rộng rãi [10].

9
Mở xương theo mặt phẳng ngang được thực hiện từ phần bên của hố hình quả lê
chạy ngang ra sau qua hố nanh và qua trụ gò má tới hố chân bướm hàm. Mặt sau phía
bên xương hàm trên, khớp chân bướm hàm, vách mũi bên và vách ngăn mũi được cắt
với mở xương. Sau đó toàn bộ hàm trên được làm gãy xuống và di động. Ở vị trí này,
các di chuyển theo chiều ngang hoặc dọc đồng thời đẩy ra trước đều có thể.
Hình 1.1. Phẫu thuật mở xương đẩy hàm trên ra trước (Le Fort I)
Phẫu thuật mở xương Le Fort II:
Là phương pháp mở xương hình kim tự tháp, có thể đạt được dựa trên quan
sát của Le Fort theo đường gãy của xương hàm trên. Đường cắt mở xương kéo dài
từ đường khớp chân bướm hàm ra trước tới các trụ gò má. Sau đó đi lên trên qua ổ
mắt và xuống dưới dọc theo sàn ổ mắt. Đường cắt chạy vào giữa để tới vùng sau
của rãnh lệ. Sau đó chạy ra trước ngang qua đỉnh của rãnh lệ tới chỗ nhô lên khỏi ổ
mắt ở ngay dưới điểm giữa chỗ bám góc mắt trong. Đường cắt cắt qua mỏm trán
của xương hàm trên và liên tục với đường mở xương ở bên đối diện qua xương mũi.
Phẫu thuật mở xương Le Fort III:
Phẫu thuật mở xương cơ bản được mô tả lần đầu tiên bởi Tessier vào năm
1971 và nhằm mục đích đạt được di chuyển theo chiều trước-sau của toàn bộ khối
mặt. Trong phẫu thuật này, toàn bộ khối mặt được tách khỏi nền sọ dọc theo mặt
phẳng liên chân bướm hàm và liên trán mặt. Phần trên của đường cắt mở xương đi
ngang trên mỗi bên thành ổ mắt trong, sàn ổn mắt và thành ổ mắt bên tới vùng khớp
trán-gò má. Mỏm trán của xương gò má sau đó được tách. Hai bên được kết nối ở
10
trung tâm qua vùng trán-mũi. Việc tách chân bướm hàm và vách ngăn sau đó được
hoàn tất như ở phẫu thuậ mở xương Le Fort II.
Phẫu thuật mở xương từng phần:
Các phẫu thuật mở xương đoạn xương ổ răng cũng thường xuyên được thực
hiện phối hợp với phẫu thuật xương hàm khác. Các kỹ thuật này được chỉ định phổ
biến trong các trường hợp mà chỉ một phần cung răng hàm trên cần đặt lại vì lý do
thẩm mỹ hoặc chức năng.

1.2.2.2. Với xương hàm dưới:
Phẫu thuật mở xương ở cành lên:
BSSO chắc chắn là một trong số những phương pháp mở xương phổ biến
nhất được thực hiện ngày nay để chỉnh sửa dị dạng hàm dưới. Kỹ thuật được bắt
đầu bởi Trauner and Obwegeser [30], thay đổi bởi Dal Pont [31], Hunsuck [32] and
Epker [33]. Mặt phẳng chẻ tự nhiên giữa bản vỏ xương cành lên phía lưỡi và má
được sử dụng để kiến tạo một đường chẻ theo chiều đứng tách rời mảnh gần (có lồi
cầu) khỏi mảnh xa (có răng-xương ổ răng). Điều này cho phép đặt lại các phần theo
hướng ra trước, ra sau hoặc xoay. Đây là một qui trình thẩm mỹ cao do được thực
hiện trong miệng (không có sẹo ngoài da) cũng như có tiếp xúc xương rộng hơn
giữa các đoạn mở xương đảm bảo liền thương tốt.
Các phương pháp mở xương cành lên khác đã được mô tả, phụ thuộc vào
thiết kế đường cắt xương như hình L đảo ngược, dưới mỏm vẹt theo chiều đứng…
với ưu và nhược điểm riêng của từng kỹ thuật.
Các kỹ thuật mở xương khác:
Các phẫu thuật mở xương hàm dưới đã được mô tả ở tất cả các phần khác
nhau: thân xương, đoạn phía trước, cằm … Điều này cho phép di động và đặt lại các
mảnh xương tới hầu hết các vị trí được mong muốn.
11
Hình 1.2. Phẫu thuật mở xương đặt xương hàm dưới ra sau (BSSO)
1.3. Kết quả phẫu thuật
1.3.1. Sự ổn định
Tái phát là bất cứ những thay đổi không mong muốn ở xương hay răng
sau phẫu thuật, gây ra bởi các kỹ thuật phẫu thuật không chính xác hoặc không
đầy đủ [34].
Tái phát có thể được biểu thị bằng sự thay đổi các giá trị trung bình sau phẫu
thuật hoặc thông qua tỷ lệ các đối tượng có sự tái phát đáng kể trên lâm sàng
(những thay đổi từ 2 mm trở lên) [35].
Trật tự ổn định dựa vào giải phẫu ban đầu và các quy trình phẫu thuật khác
nhau đã được đưa ra [35].

1.3.1.1. Tái phát xương
Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất, xong các tác giả đều cho rằng hiện tượng
tái phát do đa yếu tố gây nên, bao gồm các yếu tố sinh học (hoạt động bị thay đổi và
thất bại trong việc thích nghi của hệ thống cơ nhai với vị trí xương hàm mới sau
phẫu thuật, hiện tượng remodeling và tăng trưởng muộn xương hàm dưới…) và các
yếu tố liên quan đến phẫu thuật (kỹ thuật, độ lớn và hướng di chuyển, phương pháp
cố định, việc có hay không có ghép xương phối hợp…) [36].
 Đặt xương hàm dưới ra sau:
Proffit et al. xếp phẫu thuật này vào nhóm các kỹ thuật có tính ổn định
kém nhất [35].
12
Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy mức tái phát sau đặt hàm dưới ra
sau biến thiên lớn giữa các nghiên cứu. Trong nhóm cố định cứng chắc [34], [37],
38] mức tái phát 9,8-62% với 7-82% có mức tái phát đáng kể trên lâm sàng. Nhóm
cố định bắng dây thép [39], [40], mức tái phát 7,1-47,3%) với 16-52% có mức tái
phát đáng kể trên lâm sàng. Đa số tái phát xuất hiện trong 6 tháng đầu tiên sau phẫu
thuật (đặc biệt trong 2 tháng đầu [41]. Sự liên quan giữa tái phát và tuổi, giới vẫn
còn tranh cãi [42].
Nguyên nhân của tái phát bao gồm sự thay đổi vị trí lồi cầu, điều trị nắn
chỉnh răng trước và sau phẫu thuật, lực co kéo của các cơ và hoạt động của tổ chức
liên kết cạnh hàm dưới, các yếu tố tăng trưởng, vị trí lưỡi và khoảng họng dưới,
phương pháp cố định, mức độ di chuyển ra sau trong phẫu thuật, kiểu mặt và răng
di xa (làm song song chân răng, lồng múi)… [43].
 Đẩy xương hàm trên ra trước:
Trong trật tự ổn định được Proffit et al. [35] đưa ra, phẫu thuật đẩy xương
hàm trên ra trước thuộc nhóm ổn định, có thể dự đoán trước. Với mức độ di chuyển
ra trước mừa phải (<8mm), có 80% khả năng thay đổi dưới 2mm, 20% khả năng tái
phát trong khoảng 2-4mm, hầu như không có khả năng thay đổi trên 4mm.
Tương quan giữa mức độ xương di chuyển do phẫu thuật [44], việc ghép xương
[45], [46], hay tuổi [47]… với tái phát sau phẫu thuật vẫn chưa được thống nhất.

Trên thực tế, dị dạng hàm trên theo chiều trước sau thường phối hợp với dị
dạng theo chiều đứng ở hai bên (thiểu sản toàn bộ hàm trên hoặc tăng kích thước
dọc hàm trên) hoặc một bên (canting) và dị dạng theo chiều ngang nên trong phẫu
thuật mở xương hàm trên, bên cạnh di chuyển theo chiều trước sau, những di
chuyển theo chiều đứng (lên trên hoặc xuống dưới) hay theo chiều ngang (mở rộng)
cũng được chỉ định. Và vấn đề ổn định phụ thuộc nhiều vào những di chuyển theo
chiều đứng và chiều ngang này [35].
Đặt hàm trên lên trên:
13
Đây là quy trình chỉnh hình xương mặt hàm ổn định nhất và có khả năng dự
đoán trước, với hơn 90% khả năng thay đổi dưới 2mm ở các điểm mốc và hầu như
không có khả năng thay đổi trên 4mm trong một năm đầu tiên sau phẫu thuật. [35].
Đặt xương hàm trên xuống dưới:
Di chuyển xương hàm trên xuống dưới nằm trong nhóm phẫu thuật mở
xương không ổn định, được định nghĩa là 40-50% khả năng thay đổi 2-4mm sau
phẫu thuật và khả năng lớn thay đổi trên 4mm. Nếu xương hàm trên được di chuyển
ra trước và xuống dưới đồng thời, thành phần theo chiều đứng dễ tái phát mặc dù
thành phần theo chiều trước-sau có khả năng được duy trì tốt [35].
Mở rộng hàm trên:
Cùng với đặt hàm dưới ra sau và di chuyển hàm trên xuống dưới, mở rộng
hàm trên là một trong số những kỹ thuật mở xương kém ổn định nhất [35]. Kỹ thuật
này có thể được thực hiện độc lập hoặc phối hợp với Le Fort I nhằm đạt được khớp
cắn phía sau tốt ở các trường hợp có các bất hài hòa theo chiều ngang kèm theo. Tái
phát trong trường hợp này quan sát thấy ở vùng răng hàm lớn thứ hai, mức độ lớn
hơn nếu có phẫu thuật mở xương hàm dưới phối hợp [47].
Không giống như hàm dưới, phẫu thuật mở xương hàm trên thường có sự kết
hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau nên mức độ ổn định thường rất khác nhau trong
các nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả được công bố cho thấy mức độ tái phát ở đối
tượng không có KHM-VM thường ở mức dưới 10%. Ở các đối tượng có dị tật này,
mức độ tái phát có thể tăng gấp đôi [46], [47].

 Phẫu thuật 2 hàm:
Ở những bệnh nhân có bất cân xứng xương nặng, việc phẫu thuật một hàm sẽ
không thể cải thiện hoặc sẽ gây ra kết quả không mong muốn tới diện mạo khuôn
mặt của bệnh nhân [48], [49].
Không giống như các kỹ thuật thuộc nhóm ổn định cao và ổn định, phẫu
thuật đẩy hàm trên ra trước kèm đặt hàm dưới ra sau bắt buộc phải có cố định cứng
chắc để đạt được sự ổn định chấp nhận được [35].
1.3.1.2. Sự ổn định khớp cắn và chức năng:
14
Tái phát xương cũng có thể có những tác động ở mức độ khác nhau tới sự ổn
định khớp cắn. Bất chấp một số tái phát xương sau hầu hết các chỉnh sửa phẫu
thuật, khớp cắn phía trước nhìn chung ổn định. Ở một chừng mực nào đó, hiện
tượng bù trừ răng cho tái phát theo chiều ngang được thực hiện bằng cách làm tăng
độ nghiêng các răng cửa để duy trì độ cắn chìa.
1.3.2. Đáp ứng của mô mềm
Cải thiện thẩm mỹ mặt là động lực mạnh mẽ nhất ở bệnh nhân dị dạng răng
mặt tìm kiếm phẫu thuật chỉnh hình xương mặt-hàm. Vì vậy, đạt được một tình
trạng mô mềm hài hòa hơn là mục đích của phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị nắn
chỉnh răng và phẫu thuật chỉnh hình xương mặt-hàm không can thiệp trực tiếp vào
mô mềm mà gián tiếp thông qua những di chuyển xương bên dưới. Trong khi nắn
chỉnh răng đem lại sự thay đổi từ từ những đặc điểm của mặt thì sự thay đổi này
mang tính đột ngột và ấn tượng sau phẫu thuật chỉnh hình xương mặt hàm. Ngoài
ra, những lo lắng và kỳ vọng cải thiện của bệnh nhân về vấn đề thẩm mỹ rất quan
trọng. Tất cả những điều này bắt buộc các nhà lâm sàng cần dự đoán chính xác nhất
có thể những thay đổi này.
Trên thực tế, mô mềm trải qua những thay đổi ngay lập tức sau phẫu thuật và
những thay đổi khác sau một thời gian dài. Sự thay đổi mô mềm sau chuyển dịch
cấu trúc xương bên dưới trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt phụ thuộc đa
yếu tố, bao gồm bám dính cơ, tương quan gần của mô mềm với xương và răng bên
dưới, dạng hình học của nó, độ đàn hồi và độ dày của mô mềm, kỹ thuật phẫu thuật

được sử dụng, mức độ di chuyển phẫu thuật… nên rất khó để dự đoán [50]. Những
yếu tố như kỹ thuật phẫu thuật, tiến trình tuổi bình thường, hướng tăng trưởng ban
đầu và quá trình remodeling góp phần vào sự thay đổi hình thái mô mềm theo 3
chiều trong thời gian dài sau can thiệp.
Cấu trúc mũi-môi-cằm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cấu thành
thẩm mỹ đặc biệt trên mặt nghiêng, đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phẫu thuật mở
xương. Đánh giá đáp ứng mô mềm sau phẫu thuật cũng tập trung vào các vị trí này.
15
Những thay đổi này được biểu thị thông qua tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) mức
độ di chuyển của mô mềm theo sau di chuyển của mô cứng.
1.3.2.1. Đẩy xương hàm trên ra trước
Phẫu thuật mở xương liên quan tới hàm trên luôn đưa tới những thay đổi
quan trọng ở tổ chức mô mềm bên trên, đặc biệt là môi trên và mũi, theo hướng làm
rộng nền mũi, làm ngắn môi trên và đảo ngược viền môi trên. Những tác động này
gây ra từ việc sử dụng đường rạch niêm mạc, chuyển dịch màng xương nhiều,
không khâu đính cơ hay hiện tượng phù nề sau phẫu thuật [51].
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành nhằm tìm hiểu tương quan giữa di chuyển mô
mềm và di chuyển xương, đặc biệt theo chiều trước-sau [52], [53], [54] cho kết quả
biến thiên lớn (0,1 đến 0,9).
1.3.2.2. Đặt xương hàm dưới ra sau
Sự đáp ứng phần mềm môi dưới, nếp môi-cằm và tổ chức vùng cằm đối với
những thay đổi của cấu trúc xương bên dưới xấp xỉ 1:1 đôi khi, còn thấy một số tác
động tới môi trên. Ảnh hưởng chủ yếu của việc đặt lại xương hàm dưới ra sau trên
mô mềm mặt nghiêng bao gồm: làm tăng độ lồi của mặt, làm phẳng và làm dài môi
trên đồng thời làm tăng góc mũi-môi và làm sâu nếp môi-cằm [55], [56].
1.3.2.3. Phẫu thuật hai hàm
Đáp ứng của mô mềm trong phẫu thuật hai hàm tương tự như trong phẫu
thuật độc lập từng hàm [57]. Như thế, tỷ lệ di chuyển mô mềm so với mô cứng hàm
trên thấp hơn so với ở hàm dưới trên cả chiều trước sau và chiều dọc [58], [59].
1.3.3. Các biến chứng

Sự tiến bộ trong kỹ thuật, chương trình điều trị và trang thiết bị đã làm giảm
đáng kể biến chứng trong và ngay sau phẫu thuật. Một số trong đó cần can thiệp
phẫu thuật sớm như chảy máu dữ dội sau mổ, khớp cắn hở, một số nhiễm trùng…
[60]. Một số biến chứng có thể gặp hơn:
Chảy máu dữ dội trong-sau mổ:
Hiện tượng chảy máu không kiểm soát có thể do các tổn thương đứt/vỡ mạch
máu hay các bệnh lý rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải. Nguyên nhân phổ
biến nhất gây chảy máu trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm thường do việc cầm
16
máu phẫu thuật không đầy đủ; đôi khi do các bất thường về giải phẫu… Nguy cơ xuất
hiện cao hơn khi thực hiện phẫu thuật mở xương hàm trên, đặc biệt Le Fort II, III.
Những thay đổi về cảm giác thần kinh:
Tổn thương cảm giác thần kinh là một trong số các biến chứng phổ biến
trong loại phẫu thuật này. Thường gặp nhất và có ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh
nhân nhất là tổn thương thần kinh răng dưới trong phẫu thuật BSSO. Những khác
biệt trong kết quả giữa các nghiên cứu có thể liên quan tới các đặc trưng về đối
tượng nghiên cứu, phương pháp đánh giá hay việc phối hợp các kỹ thuật khác nhau.
Nhiễm trùng:
Tỷ lệ nhiễm trùng trong phẫu thuật chỉnh hình mặt-hàm rất khó để đánh giá
bởi trong hầu hết các nghiên cứu đều là sự kết hợp của các kỹ thuật phẫu thuật
chỉnh mở xương. Hơn nữa, hiện tại liệu pháp điều trị kháng sinh áp dụng cho các
đối tượng này vẫn chưa theo quy chuẩn.
Gãy đoạn gần (phẫu thuật BSSO):
Mối liên quan giữa sự hiện diện của răng hàm lớn thứ 3 hàm dưới dường và
khả năng gãy đoạn gần khi thực hiện phẫu thuật BSSO vẫn đang được tranh luận.
Những khác biệt về tuổi giữa các nhóm nghiên cứu cản trở sự so sánh trực tiếp [84].
Các biến chứng khác.
1.3.4. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trải qua phẫu thuật mở xương
Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: Chất lượng cuộc sống là quan điểm của
mỗi cá thể về vị trí của họ trong cuộc sống trong phạm vi các hệ thống văn hóa và

giá trị ở nơi họ sống và trong mối quan hệ với các mục tiêu, sự mong đợi, các tiêu
chuẩn và sự lo lắng [20]. Quan điểm này bao phủ các tiêu điểm trong kích thước
sức khỏe vượt ra khỏi các chỉ điểm sức khỏe truyền thống, như tỷ lệ tử vong và tỷ lệ
sinh, để bao gồm các đánh giá về tác động kém tích cực của bệnh tật tới hoạt động
và ứng xử hàng ngày.
Lý do chủ yếu của việc điều trị các vấn đề răng mặt là nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống [61], nhưng trong quá khứ, điều này không được bao gồm trong
các nghiên cứu như một chỉ số đánh giá hiệu quả. Theo đánh giá của Cunningham
et al. [62] sự quan tâm tới chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe đang tăng
lên do khả năng mở rộng phạm vi của các phương pháp đánh giá hiệu quả được sử
17
dụng trong các nghiên cứu lâm sàng. Phương pháp lấy bệnh nhân làm trung tâm
để đánh giá hiệu quả liệu pháp điều trị là sự bổ sung quan trọng để nghiên cứu các
đáp ứng về hình thái và sinh lý với điều trị chung bởi thành công của điều trị phải
được xác định trong chừng mực quan điểm của bệnh nhân đã đạt được. Việc đánh
giá HRQOL được thực hiện bởi chính bệnh nhân đã cung cấp một cái nhìn toàn
cảnh về tác động hiện tượng bất hài hòa răng mặt và hiệu quả phẫu thuật tới chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân, qua đó cung cấp thêm những thông tin quan trọng
cho các nhà lâm sàng [63].
Trong quá khứ, nghiên cứu HRQOL miệng được thực hiện chủ yếu trong
việc đánh giá trải nghiệm của bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh quanh răng, hoặc mang
hàm giả [64]. HRQOL ở trẻ em và thanh thiếu niên nhận được sự quan tâm đáng kể
sau đó [65] và mới nhất là các báo cáo về QOL đặc trưng bệnh tật ở bệnh nhân trải
qua điều trị nắn chỉnh răng, phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt [62], [66].
HRQOL thấp và các vấn đề về tâm lý là những tình trạng thường thấy ở các
trường hợp sai khớp cắn, đặc biệt ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật [67]. Tuy
nhiên, mức độ hài lòng sau phẫu thuật thay đổi rất rộng, phụ thuộc nhiều vào mức
độ nặng của dị dạng ban đầu cũng như tâm lý trước điều trị [66].
18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
 Khoa Chấn thương Chỉnh hình Hàm mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung
Ương (Hà Nội).
 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được phẫu thuật mở xương điều trị sai khớp cắn III tại Khoa
Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW).
Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu nếu có đầy đủ các
tiêu chuẩn được liệt kê dưới đây:
 Bệnh nhân sai khớp cắn loại III có chỉ định và đồng ý phẫu thuật mở xương
điều trị sai khớp cắn tại Khoa Chấn thương-Chỉnh hình Hàm mặt (Bệnh viện
Răng Hàm Mặt TW) từ 02/2012 đến 012/2013.
 Bệnh nhân tuân theo quy trình điều trị chung: Nắn chỉnh răng, Phẫu thuật,
Nắn chỉnh răng.
 Hồ sơ bệnh án có đầy đủ thông tin:
o Thông tin chung về bệnh nhân: Họ và tên, giới, năm sinh, địa chỉ/số
điện thoại liên lạc.
o Đánh giá lâm sàng, phim cephalometric và chẩn đoán trước phẫu
thuật.
o Đánh giá lâm sàng, phim cephalometric ở các thời điểm: ngay trước
phẫu thuật, ngay sau phẫu thuật, 6-12 tháng sau phẫu thuật.
 Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
19
 Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng theo mô hình so sánh kết
quả trước-sau.
 Chọn mẫu: Mẫu tiện lợi (không xác suất): Tất cả bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn,
trong thời gian nghiên cứu đều được đưa vào mẫu nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm hình thái học răng mặt, chức năng và
một số kết quả ban đầu (ổn định xương và khớp cắn, đáp ứng mô mềm và chất
lượng cuộc sống…) của bệnh nhân sai khớp cắn loại III trải qua phẫu thuật mở
xương ở các thời điểm: ngay trước phẫu thuật T
0
(trong vòng 1 tuần trước phẫu
thuật), ngay sau phẫu thuật T
1
(trong vòng 3 ngày sau phẫu thuật), 6 tháng sau
phẫu thuật T
2
, sau phẫu thuật 12 tháng T
3
.
Việc họa phim được thực hiện trên máy tính nhờ phần mềm phân tích
phim cephalometric chuyên dụng Vceph (OSSTEM Implant, Korea). Sau đó xác
định giá trị các góc và khoảng cách đã lựa chọn nhằm mô tả tương quan giữa các
cấu trúc sọ-mặt-răng và mô mềm mặt nghiêng, các di chuyển mô cứng-mô mềm
trong và sau phẫu thuật.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá qua bộ câu hỏi phỏng
vấn trực tiếp.
Ở mỗi thời điểm đánh giá, các giá trị này được so sánh với nhau, với chuẩn
hay các nghiên cứu trước đó nhằm đánh giá hình thái học ở bệnh nhân sai khớp cắn
loại III có chỉ định phẫu thuật và kết quả điều trị phẫu thuật ban đầu.
 Phương pháp phân tích phim cephalometric đánh giá chỉ số sọ mặt:
o Phương pháp phân tích cephalometric sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên
phương pháp phân tích cephalometric dành cho phẫu thuật chỉnh hình xương
mặt hàm của Burtone et al. (1978) [68] và Burstone and Legan [69].
o Các điểm mốc:
STT Điểm mốc Đặc điểm

Mô cứng
1 Nasion (N) Điểm trước nhất khớp mũi-trán
20
2 Porion (Po) Điểm trên nhất lỗ ống tai ngoài, tạo mặt phẳng FH
3 Orbital (Or) Điểm thấp nhất bờ dưới ổ mắt, tạo mặt phẳng FH
4 Anterior nasal spine
(ANS)
Đỉnh gai mũi trước
5 Posterior nasal spine
(PNS)
Đỉnh gai mũi sau
6 A Điểm sâu nhất đường viền xương hàm trên giữa gai mũi trước và
xương ổ răng.
7 B Điểm sâu nhất đường viền vùng cằm hàm dưới giữa infradentale
và Pogonion.
8 Pogonion (Pog) Điểm trước nhất đường viền cằm.
9 Menton (Me) Điểm dưới nhất đường viền vùng cằm hàm dưới.
10 Gonion (Go) Giao điểm của mặt phẳng phía sau cành lên và góc mặt phẳng
hàm dưới.
11 U1 tip Đỉnh rìa cắn răng cửa hàm trên.
12 U1 root Chóp chân răng cửa hàm trên.
13 L1 tip Đỉnh rìa cắn răng cửa hàm dưới.
14 L1 root Chóp chân răng cửa hàm dưới.
15 Molar Điểm giữa trên mặt cắn răng hàm lớn thứ nhất hai hàm.
Mô mềm
1 Glabella (G) Điểm nhô nhất ụ trán.
2 Columella (Cm) Điểm trước nhất trụ mũi.
3 Subnasale (Sn) Điểm vách mũi tiếp nối với phần da môi trên.
4 Labrale superius (Ls) Điểm trên đường viền da-niêm mạc môi trên.
5 Stomion superius

(Stms)
Điểm thấp nhất trên màng môi trên.
6 Stomion inferius
(Stmi)
Điểm trên nhất trên màng môi dưới.
7 Labrale inferius (Li) Điểm trên đường viền da-niêm mạc môi dưới.
8 Pogonion st (Pog’) Điểm trước nhất trên mô mềm cằm.
9 Gnathion st (Gn’) Điểm giữa Pogonion mô mềm và Menton mô mềm.
10 Menton st (Me’) Điểm thấp nhất đường viền mô mềm cằm.
11 Cervical (C) Điểm trong nhất giữa vùng dưới cằm và cổ.
o Các kích thước sọ-mặt-răng:
STT Kích thước Đặc điểm
21
Kích thước xương
1 N-A-Pog (º) Góc được tạo bởi đường Na-A và đường A-Pog. Góc theo chiều kim đống
hồgiá trị (+), góc ngược chiều kim đồng hồgiá trị (-).
2 A-NV Khoảng cách theo chiều trước-sau từ điểm A/điểm B tới đường vuông
góc với FH đi qua N. Giá trị (+)phía trước, giá trị (-)phía sau.
3 B-NV
4 B-Pog (mm) Khoảng cách từ điểm B tới đường vuông góc với mặt phẳng hàm dưới đi
qua Pog
5 MP angle Góc được tạo bởi mặt phẳng hàm dưới và FH.
6 N-ANS/ANS-Me Tỷ lệ khoảng cách từ N tới ANS và từ ANS tới Me.
Kích thước răng
1 A-B/OP Khoảng cách theo chiều trước-sau giữa các điểm giao nhau của các
đường vuông góc tới mặt phẳng cắn từ điểm A và điểm B, có giá trị (-).
2 OP-FH angle Góc được tạo bởi mặt phẳng cắn và FH.
3 U1-PP angle Góc được tạo bởi mặt phẳng khẩu cái và trục dọc của răng cửa hàm trên.
L1-MP angle Góc được tạo bởi mặt phẳng hàm dưới và trục dọc của răng cửa hàm
dưới.

Kích thước mô mềm
1 G-Sn-Pog’ Góc được tạo bởi đường G-Sn và đường Sn-Pog’. Góc theo chiều kim
đồng hồgiá trị (+), góc ngược chiều kim đồng hồgiá trị (-).
2 Sn-Gn’-C Góc được tạo bởi đường Sn-Gn’ và đường Gn’-C.
3 Sn-GV Khoảng cách theo chiều trước-sau từ Sn và Pog’ tới đường vuông góc với
FH đi qua điểm G. Giá trị (+)phía trước, giá trị (-)phía sau.
4 Pog’-GV
5 Cm-Sn-Ls Góc được tạo bởi đường Cm-Sn và đường Sn-Ls.
6 G-Sn/Sn-Me’ Tỷ lệ khoảng cách từ G tới Sn và từ Sn tới Me’.
7 Stms-U1 Khoảng cách theo chiều đứng Stms tới U1.
8 Interlabial gap Khoảng cách theo chiều đứng giữa Stms và Stmi.
9 Sn-Stms/Stmi-
Me’
Tỷ lệ khoảng cách từ Sn tới Stms và từ Stmi tới Me’.
o Chuẩn:
Về mặt nhân chủng học [70] xét theo nguồn gốc các luồng di cư, dân tộc Việt
Nam chia thành hai chủng: vùng phía Bắc thuộc chủng Nam Mông Cổ, vùng phía
Nam thuộc chủng Indonesia. Những nghiên cứu chuyên sâu trên các gen trong
nhiễm sắc thể Y ở các nhóm người Bắc Á và Nam Á cho thấy người Việt gần với
nhóm người Bắc Á hơn là các nhóm người Nam Á. Mặc dù vấn đề lai tạp chủng tộc
22
ngày càng phổ biến tạo nên những biến đổi hình thái lớn trong các chủng dân nhưng
hiện tại chưa có nghiên cứu nào công bố về các chuẩn hình thái sọ mặt răng của
người Việt Nam nên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các chuẩn của người
Nhật Bản làm chuẩn bình thường khi tiến hành đánh giá kết quả [5].
Việc xác định nguyên nhân gây sai khớp cắn loại III được dựa trên vị trí
tương đối của hai hàm với nền sọ vốn có thể xác lập thông qua giá trị góc SNA và
SNB. Chuẩn đã được công bố [5]:
SNA: 81,82±3,09
SNB: 78,61±3,14

Theo đó, hàm trên được đánh giá là thiểu sản nếu giá trị góc SNA<78,73º;
hàm dưới được xem là quá triển nếu giá trị góc SNB>81,75º.
Kích thước x SD Kích thước x SD
Xương Mô mềm
N-A-Pog 6,0 3,6 G-Sn-Pog’ 2,0 2,6
A-NV 1,4 2,9 Sn-Gn’-C 9,2 2,9
B-NV -4,1 4,7 Sn-GV 118,0 5,7
B-Pog 5,9 1,4 Pog’-GV 95,6 6,3
MP anle 26,0 5,3 Cm-Sn-Ls 2,0 2,6
N-ANS/ANS-Me 0,81 0,06 G-Sn/Sn-Me’ 9,2 2,9
Răng Stms-U1 1,8 1,7
A-B/OP 2,0 2,6 Interlabial gap 95,6 6,3
OP-FH 9,2 2,9 Sn-Stms/Stmi-
Me’
2,0 2,6
U1-PP 118,0 5,7
L1-MP 95,6 6,3
o Phân loại đánh giá (dành cho mô mềm):
 Tốt: Mặt hài hòa (các chỉ số nằm trong khoảng giới hạn 1 lần độ lệch
chuẩn).
 Trung bình: Cải thiện mức độ bất hài hòa mặt (các chỉ số nằm ngoài
khoảng giới hàn 1 đến 2 lần độ lệch chuẩn).
 Kém: Không cải thiện hoặc thậm chí làm nặng thêm tình trạng bất hài
hòa mặt (các chỉ số nằm ngoài khoảng 2 lần độ lệch chuẩn).
 Phương pháp phân tích phim cephalometric đánh giá tái phát xương:
o Sự di chuyển bằng phẫu thuật của xương hàm được mô tả thông qua di chuyển
của các điểm mốc trên xương theo chiều trước sau và đứng dọc. Trục ngang
(trục x) là đường thẳng đi qua điểm S, nằm phía dưới và tạo với đường thẳng S-
23
Na góc 7º. Trục dọc (trục y) là đường thẳng đi qua điểm S và vuông góc với trục

trước sau. Mức độ di chuyển theo trục ngang và theo trục dọc lần lượt được thể
hiện bởi khoảng cách từ điểm đó tới trục y và theo trục x. Những thay đổi do
phẫu thuật là sự thay đổi giữa thời điểm ngay sau phẫu thuật và ngay trước phẫu
thuật. Trong khi, chênh lệch giữa các thời điểm sau phẫu thuật với ngay sau
phẫu thuật chỉ ra mức độ tái phát sau phẫu thuật tại các thời điểm đó.
o Công thức tính mức tái phát:
• Theo độ dài (∆ mm):

6 tháng
= x
6 tháng sau phẫu thuật
– x
ngay sau phẫu thuật
(mm)

6 tháng
= y
6 tháng sau phẫu thuật
– y
ngay sau phẫu thuật
(mm)

12 tháng
= x
12 tháng sau phẫu thuật
– x
ngay sau phẫu thuật
(mm)

12 tháng

= y
12 tháng sau phẫu thuật
– y
ngay sau phẫu thuật
(mm)
• Theo tỷ lệ %:
%
tái phát
= ∆
6 tháng sau phẫu thuật
/x
ngay sau phẫu thuật

%
tái phát
= ∆
6 tháng sau phẫu thuật
/y
ngay sau phẫu thuật

%
tái phát
= ∆
12 tháng sau phẫu thuật
/x
ngay sau phẫu thuật

%
tái phát
= ∆

12 tháng sau phẫu thuật
/x
ngay sau phẫu thuật

o Phân loại đánh giá:
• ∆ ≥2mm  tái phát đáng kể trên lâm sàng
• ∆ ≥4mm  tái phát đáng kể trên lâm sàng mức cao
 Phương pháp phân tích phim cephalometric đánh giá đáp ứng mô mềm:
o Đáp ứng mô mềm được đánh giá tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật. Đây là
tương quan giữa di chuyển của điểm mốc mô mềm và di chuyển của điểm
mốc xương tương ứng (theo chiều trước-sau). Sự đáp ứng này có thể được
thể hiện bởi tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ số.
o Công thức tính:

mô cứng
= y
6 tháng sau phẫu thuật
– y
ngay trước phẫu thuật
(mm)

mô mềm
= y
6 tháng sau phẫu thuật
– y
ngay trước phẫu thuật
(mm)
%
đáp ứng mô mềm
= ∆

mô mềm
/∆
mô cứng
 Phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình
xương mặt hàm:
Đây là phiên bản tiếng Việt của Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân phẫu thuật chỉnh hình xương mặt hàm được Cunningham et al. phát triển [62]
và có giá trị [66].
o Bộ câu hỏi này gồm 22 tiêu chí được đánh giá theo thang điểm 4 và được mã
hóa như sau: từ 1 nghĩa là “điều đó gây ít buồn phiền cho bạn” tới 4 nghĩa là
24
“điều đó gây nhiều buồn phiền cho bạn”, các giá trị 2 và 3 là các mức độ ở
giữa, 0 nghĩa là “tình trạng đó không ảnh hưởng tới bạn hoặc không gây
buồn phiền cho bạn”. 22 tiêu chí này được chia thành 4 nhóm chủ đề chính
bao gồm: Khía cạnh xã hội của dị dạng (câu hỏi 15-22), Tính thẩm mỹ răng
mặt (câu hỏi 1,7,10,11,14), Chức năng miệng (câu hỏi 2-6) và Nhận thức về
dị dạng mặt (câu hỏi 8-9,12-13).
o Cách tính điểm: Điểm của bộ câu hỏi được tính bằng cách tính tổng điểm của
mỗi tiêu chí trong các nhóm chủ đề. Như thế, tổng điểm sẽ dao động trong
khoảng 0-88 điểm; trong đó, khía cạnh xã hội của dị dạng 0-32 điểm, tính
thẩm mỹ răng mặt 0-20 điểm, chức năng miệng 0-20 điểm và nhận thức về dị
dạng mặt 0-16 điểm.
o Đánh giá: Điểm số càng cao chỉ ra chất lượng cuộc sống của cá thể đó càng
thấp và ngược lại, điểm thấp hơn thì cá thể có chất lượng cuộc sống tốt hơn
o Phân loại đánh giá:
• Tốt: Chất lượng cuộc sống được cải thiện toàn diện, đáng kể. Bệnh
nhân hài lòng với kết quả điều trị
• Trung bình: Chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể ở hầu hết
các tiêu chí. Bệnh nhân hài lòng với đa số kết quả điều trị, không yêu
cầu sửa chữa lại.

• Kém: Chất lượng cuộc sống không hoặc cải thiện ít, thậm chí kém đi.
Bệnh nhân ít hoặc không hài lòng với kết quả phẫu thuật và yêu cầu
sửa chữa lại.
 Phương pháp đánh giá khớp cắn và chức năng:
o Việc đánh giá chức năng trong nghiên cứu này được giới hạn và tập trung
vào chức năng nhai thông qua: loại tương quan khớp cắn (theo Angle), cắn
trùm-cắn chìa, tình trạng khớp TDH và hướng dẫn sang bên.
o Phân loại khớp cắn được đánh giá theo tương quan của các răng hàm lớn thứ
nhất [13] và răng nanh [71] của hai hàm ở mỗi bên. Theo đó:
• Các loại sai khớp cắn (theo Angle):
25
 Loại I: Đỉnh múi gần ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên tiếp xúc với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất
hàm dưới. Sườn gần của răng nanh hàm trên tiếp xúc với
sườn xa của răng nanh hàm dưới khi các răng ở vị trí khớp
cắn trung tâm.
 Loại II: Rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất và sườn xa
của răng nanh hàm dưới lần lượt nằm về phía gần so với đỉnh
múi gần ngoài của răng hàm lớn thứ nhất và sườn gần của răng
nanh hàm trên khi các răng ở vị trí khớp cắn trung tâm.
 Loại III: Rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất và sườn
xa của răng nanh hàm dưới lần lượt nằm về phía xa so với đỉnh
múi gần ngoài của răng hàm lớn thứ nhất và sườn gần của răng
nanh hàm trên khi các răng ở vị trí khớp cắn trung tâm.
• Phân loại đánh giá:
 Tốt: Đạt khớp cắn loại I hai bên.
 Trung bình: Cải thiện mức độ sai khớp cắn loại III so với ban
đầu, chưa đạt khớp cắn loại I.
 Kém: Không cải thiện mức độ sai khớp cắn loại III
o Cắn trùm, cắn chìa:

• Cắn trùm: Là mức độ che phủ các răng trước hàm dưới bởi các răng
trước hàm trên.
Phân loại đánh giá:
 Răng trước:
 Tốt: >1mm
 Trung bình: 0-1mm
 Kém: <0mm
 Răng sau:

×