Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu một số tiêu chí kỹ thuật đối với tuyến đường bộ đang khai thác khi đề xuất thực hiện bảo trì theo hình thức hợp tác công tư PPP ở việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.88 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

PHẠM VĂN TOÀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TIÊU CHÍ KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI TUYẾN ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC KHI
ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN BẢO TRÌ THEO HÌNH THỨC
HỢP TÁC CÔNG TƯ PPP Ở VIỆT NAM
Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 9580205

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Giao thông vận tải

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Phạm Huy Khang
GS.TS. Nguyễn Xuân Đào

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ
sở họp tại Trường Đại học Giao thông vận tải vào hồi giờ,
ngày tháng năm


.

Có thể tìm hiểu luận án tại


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao thông đường bộ là một động lực quan trọng có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, ở bất kì quốc gia nào,
giao thông đường bộ luôn được ưu tiên phát triển và định hướng phát triển
lâu dài. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Trong giai đoạn này, nhu cầu đầu tư xây dựng cũng như bảo
trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một vấn đề cấp thiết.
Để giảm thiểu gánh nặng của ngân sách nhà nước, việc tìm kiếm một
mô hình đầu tư dự án bảo trì các tuyến đường bộ đang khai thác phù hợp
với điều kiện Việt Nam là một điều cần thiết, có tính thực tiễn cao.
Để nghiên cứu mô hình đầu tư phù hợp thì công tác đánh giá các chỉ
tiêu kỹ thuật cho tuyến đường đang khai thác khi chuyển sang mô hình
đầu tư mới là một việc làm cần thiết không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn
mang lại hiệu quả đầu tư thích hợp và mang lại ý nghĩa khoa học, thực
tiễn và xã hội sâu sắc.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số tiêu chí kỹ thuật đối với tuyến
đường bộ đang khai thác khi đề xuất thực hiện bảo trì theo hình thức
hợp tác công tư PPP ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về hình thức đầu tư hợp tác công tư PPP khi bảo trì đối với
tuyến đường bộ đang khai thác, khả năng áp dụng trong điều kiện Việt Nam.
- Đề xuất một số tiêu chí kỹ thuật để đánh giá các tuyến đường đang

khai thác làm cơ sở thực hiện phương án đầu tư PPP.
- Giải pháp phân tích kinh tế tài chính và phân tích kinh tế xã hội khi
thực hiện bảo trì các tuyến đường theo hình thức PPP.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Ba chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản để đánh giá tuyến đường đang khai thác khi
đề xuất chuyển sang hình thức đầu tư bảo trì hợp tác công tư PPP như sau:
1) Chỉ tiêu lưu lượng xe thực tế đang khai thác của tuyến đường.
2) Chỉ tiêu tình trạng nền, mặt đường của tuyến đường đang khai thác;
3) Chỉ tiêu an toàn giao thông của tuyến đường đang khai thác.


2
Phạm vi nghiên cứu: trên hệ thống đường quốc lộ đang khai thác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp
phân tích tính toán đánh giá đề xuất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu của luận án là các nội dung
đưa vào đánh giá chất lượng khai thác các tuyến đường bộ hiện nay từ đó
đề xuất tiêu chí kỹ thuật đối với các tuyến đường đang khai thác để thực
hiện mô hình đầu tư bảo trì PPP trên cơ sở định lượng giá trị đầu tư và
hiệu quả khai thác.
Ý nghĩa thực tiễn: Đầu tư bảo trì theo hình thức PPP cho các tuyến đường
đang khai thác mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong tình hình nguồn vốn
ngân sách đầu tư cho việc thực hiện các dự án bảo trì còn khó khăn.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
kết cấu luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư các công trình giao thông và bảo trì

đường đang khai thác theo PPP.
Chương 2: Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí kỹ thuật của đường đang
khai thác khi thực hiện bảo trì theo hình thức PPP.
Chương 3: Phân tích kinh tế - tài chính và phân tích kinh tế - xã hội
các dự án bảo trì đường bộ đầu tư theo hình thức PPP.
Chương 4: Áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật kiến nghị trong luận án khi
thực hiện bảo trì một tuyến đường đề xuất theo hình thức PPP.
7. Đóng góp mới của luận án
Hiện nay trong các tiêu chuẩn, thiết kế và khai thác đường đang
sử dụng còn thiếu các chỉ dẫn cụ thể về năng lực thông hành, mức độ phục
vụ và các chỉ tiêu kết cấu nền, mặt đường đối với các tuyến đường đang
khai thác; vì vậy, Nghiên cứu sinh sử dụng trong điều kiện cụ thể của mỗi
đoạn đường nghiên cứu có xét ảnh hưởng thực tế về các yếu tố hình học
của đường như chiều rộng làn xe, chiều rộng lề đường… và yếu tố giao
thông như tỷ lệ xe tải chiếm, xe buýt trong dòng xe, yếu tố các nút giao,
mật độ giao thông v.v.. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu các vấn đề nói trên
và được trình bày chi tiết ở chương 2 của luận án. Nghiên cứu sinh đề


3
xuất 3 tiêu chí kỹ thuật cho việc đánh giá các tuyến đường đang khai thác
khi đề xuất bảo trì theo hình thức PPP một cách khoa học, cụ thể và chỉ ra
ý nghĩa trong việc phân tích Kinh tế - Tài chính và phân tích Kinh tế - Xã
hội đối với mỗi đoạn đường khi thực hiện bảo trì theo hình thức PPP.
Ngoài ra, song hành việc xác định tiêu chí kỹ thuật để làm cơ sở cho
việc sàng lọc đề xuất các tuyến đường đang khai thác thực hiện bảo trì theo
hình thức PPP, Nghiên cứu sinh cũng nghiên cứu và đề xuất được tỷ lệ góp
vốn của Nhà đầu tư và tỷ lệ góp vốn của Nhà nước (hoàn trả vốn cho nhà đầu
tư từ nguồn thu Quỹ bảo trì đường bộ hàng năm) trong việc đầu tư bảo trì các
tuyến đường bộ đang khai thác theo hình thức đầu tư PPP.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
THEO PPP VÀ BẢO TRÌ PPP ĐƯỜNG ĐANG KHAI THÁC
Nghiên cứu đầu tư bảo trì các tuyến đường bộ đang khai thác theo hình
thức hợp tác công tư PPP được xem là giải pháp hiệu quả để cải thiện
nguồn vốn từ Quỹ bảo trì còn hạn hẹp và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư; đồng
thời, cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao nhằm mang lại lợi ích
cho nhà nước và người dân.
1.1. Các khái niệm cơ bản và đặc điểm hình thức đầu tư PPP
1.1.1. Khái niệm cơ bản về mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân
Thuật ngữ “mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân” miêu tả một loạt
các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân
liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực dịch vụ khác.
Ưu điểm của hình thức đầu tư PPP là phân bổ các rủi ro cho đối tác
nào có khả năng giải quyết rủi ro đó một cách tốt nhất và vì thế giảm thiểu
được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.1.2. Các loại mô hình PPP trong thực tế
Các mô hình PPP phân bổ trách nhiệm và rủi ro giữa các đối tác nhà
nước và tư nhân theo những cách khác nhau tùy theo tính chất của dự án,
cơ cấu hợp đồng thỏa thuận được sử dụng cho các dự án như: Build-andTransfer (BT): Build-Lease-and-Transfer (BLT); Build-Operate-and-


4
Transfer (BOT); Build-Own-Operate-and-Transfer (BOOT); Build-Ownand-Operate (BOO); Build-Operate-Share-Transfer (BOST); Build-OwnOperate-Share-Transfer (BOOST) là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà
nước với nhà đầu tư.
1.2. Tình hình về đầu tư PPP trong ngành giao thông trên thế giới
Tìm hiểu Mô hình đầu tư PPP trong ngành giao thông nói chung và
đầu tư PPP trong các dự án bảo trì đường bộ trên thế giới cụ thể qua công
tác khảo sát tổng hợp tại một số quốc gia như: Vương quốc Anh, Autralia,
Nhật bản ...; các kết quả đạt được tại một số quốc gia trên.

1.3. Đầu tư PPP trong giao thông ở Việt Nam
1.3.1. Mô hình PPP áp dụng ở Việt Nam
Mô hình đầu tư PPP bắt đầu áp dụng triển khai ở Việt Nam từ năm 1994
tới nay triển khai chủ yếu dưới hình thức BOT, BT và BOO đầu tư trong các
lĩnh vực hạ tầng, giao thông, điện và viễn thông. Đặc biệt trong ngành giao
thông trong thời gian vừa qua mô hình PPP đã và đang thực hiện một số các
dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
1.3.2. Thực trạng nguồn vốn và nhu cầu đầu tư trong ngành giao
thông.
Tổng hợp thực trạng nguồn vốn đầu tư dành cho ngành giao thông
trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cũng như của các
nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay từ nước ngoài.
Trên cơ sở nguồn vốn và theo định hướng phát triển ngành giai đoạn
2016 – 2020 và tấm nhìn đến năm 2030 để đáp ứng điều kiện phát triển
kinh tế của đất nước thì nhu cầu đầu tư xây dựng và phát triển của ngành
giao thông là rất lớn; Một số mục tiêu cụ thể gồm: Đến năm 2020 có trên
2.000km đường bộ cao tốc; hoàn thành hơn 600km đường Hồ Chí Minh;
tốc độ bình quân chạy tàu tuyến Bắc - Nam là 80 - 90km/h đối với tàu
khách và 50 - 60km/h đối với tàu hàng; đưa tổng năng lực các cảng hàng
không đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm; tổng công suất các cảng biển
đạt khoảng 800 triệu tấn/năm vào năm 2020;…
Nguồn lực vốn đầu tư theo tính toán của ngành GTVT là khoảng
1.015.000 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD) trong đó khoảng hơn 300.000 tỷ


5
đồng (14 tỷ USD) sẽ huy động từ nguồn ngoài ngân sách.
1.3.3. Đầu tư PPP trong giao thông và một số thành quả[Error!
Reference source not found.].
Một số thành quả từ việc thu hút đầu tư PPP trong ngành giao thông

những năm gần đây đã đem lại sự phát triển trong ngành GTVT nói riêng
tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển trong điều kiện eo hẹp khó
khăn về nguồn ngân sách nhà nước.
Thống kê một số dự án thực tế đã và đang triển khai thời gian qua.
1.4. Đầu tư PPP trong bảo trì đường bộ ở Việt Nam
1.4.1 Thực trạng mạng lưới, nguồn vốn và nhu cầu bảo trì đường bộ.
- Thực trạng mạng lưới đường bộ trên đất nước ta trên các phương diện:
+ Chiều dài và quy mô tuyến:


6
+ Hiện trạng mặt đường:

+ Về phân bố theo địa lý và vùng miền: Mạng lưới đường bộ được
phân bố tương đối hợp lý, mật độ bình quân theo diện tích là 0,85 km/km2
và 3,21 km/1.000 dân. Tính riêng hệ thống quốc lộ, mật độ đạt 0,051
km/km2, trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất là
0,099 km/km2, vùng Trung bộ 0,068 km/km2; Tây Nguyên là vùng có
mật độ thấp nhất 0,0374 km/km2.
+ Một số kết quả và so sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật so với các nước
trên thế giới:
Về chiều dài và mật độ đường bộ


7

Cơ cấu mạng lưới đường bộ


8

Về năng lực khai thác đường bộ

Về cơ cấu vốn bảo trì và đầu tư xây dựng

Một số chỉ tiêu về an toàn giao thông


9
Tổng hợp và phân tích nguồn vốn dành cho công tác bảo trì đường bộ:
+ Trước khi thành lập quỹ bảo trì đường bộ (giai đoạn 1997 – 2012):
nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp khoảng 500 tỷ - 2.700 tỷ mỗi năm
cho toàn bộ công tác bảo trì đường quốc lộ, bao gồm cả công tác bảo
dưỡng thường xuyên, công tác sửa chữa định kỳ, công tác bão lũ, thiên tai
và đảm bảo an toàn giao thông cũng như các công tác khác ….; không có
kinh phí bố trí từ ngân sách trung ương để thực hiện bảo trì các tuyến
đường địa phương.
+ Từ khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động từ năm 2013 nguồn
chi cho công tác bảo trì quốc lộ tăng lên đáng kể; tốc độ tăng trưởng trung
bình đạt 25,89%/năm trong đó 35% nguồn thu của Quỹ dành cho công tác
bảo trì đường địa phương.
- Hiện trạng đáp ứng nhu cầu vốn: Mặc dù Nhà nước và ngành GTVT
trong giai đoạn vừa qua rất quan tâm đến công tác bảo trì đường bộ nhằm
đảm bảo khai thác hệ thống đường bộ hiệu quả, an toàn, thông suốt; tuy
nhiên so với định mức và quy trình bảo trì đường bộ do Bộ GTVT ban
hành thì nguồn vốn đó mới chỉ đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu bảo
trì tối thiểu đối với công tác quản lý và bảo trì.
- Nhu cầu bảo trì: Nhu cầu vốn cho đầu tư bảo trì KCHT giao thông
đường bộ lớn, tuy nhiên vốn ngân sách cấp rất thấp; riêng cho công tác
bảo trì mới đạt được khoảng 20% nhu cầu, đây là thách thức lớn nhất đối
với ngành đường bộ. Vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục huy động tối

đa mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện, thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong
và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức nhằm
kích cầu từ nguồn thu quỹ bảo trì đường bộ vào các tuyến đường đang
khai thác.
1.4.2. Đánh giá về đầu tư bảo trì theo hình thức PPP ở Việt Nam và
những vấn đề đặt ra
- Đầu tư bảo trì theo hình thức PPP ở Việt Nam
+ Tới thời điểm hiện tại việc đầu tư bảo trì các tuyến đường bộ đang
khai thác theo hình thức PPP chưa thực hiện tại Việt Nam; trước thực tế
hiện trạng và nhu cầu đầu tư vốn thực hiện bảo trì các tuyến đường bộ thì


10
việc kêu gọi huy động vốn ngoài nguồn ngân sách và nguồn vốn quỹ bảo
trì là một nhu cầu thực tế và cần thiết để kéo dài chất lượng, tuổi thọ và
mức độ phục vụ của hệ thống giao thông đường bộ.
+ Việc kêu gọi đầu tư bảo trì theo hình thức PPP đã và đang được các
cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề
xuất tại báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện bảo trì một vài năm
qua, tuy nhiên việc nghiên cứu để áp dụng chưa được tiến hành phân tích,
đánh giá cụ thể.
- Một số vấn đề khác biệt giữa bảo trì PPP và đường xây dựng mới.
- Những vấn đề mới khi đề xuất bảo trì PPP đường đang khai thác:
+ Huy động tối ưu trong việc sử dụng vốn đầu tư:
+ Hạn chế rủi ro cho khu vực tư nhân; đồng thời, nâng cao trách nhiệm
giữa Nhà nước và khu vực tư nhân:
+ Khi áp dụng phương thức đầu tư bảo trì PPP là một sự quy định rõ
ràng trong hành lang pháp lý.
+ Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn từ các thành phần kinh tế.
1.4.3. Quy định pháp lý hiện hành để thực hiện bảo trì PPP

Khung pháp lý để mô hình PPP triển khai chưa được thể hiện thông
qua một luật cụ thể mà mới chỉ dừng ở nghị định, khi triển khai vẫn phải
phụ thuộc vào các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật
Đầu tư công, Luật Đất đai… và các văn bản dưới luật khác. Nhiều nội
dung của các luật, nghị định, văn bản hướng dẫn lại có sự chồng chéo và
mâu thuẫn nhau. Khi hình thức đầu tư PPP hiện chỉ được thể hiện dưới
dạng nghị định và chịu sự ảnh hưởng của các luật, văn bản khác thông qua
việc chỉnh sửa, bổ sung các nghị định diễn ra thường xuyên nên dẫn tới
tình trạng chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, nhiều nhà đầu tư
trong nước cũng lo ngại về tính ổn định của chính sách.
1.4.4. Mục tiêu, nội dung của việc đầu tư bảo trì đường bộ theo hình
thức PPP
Một số mục tiêu và nội dung của việc đầu tư bảo trì đường bộ theo
hình thức PPP như sau:
- Xây dựng định hướng phát triển


11
- Phát huy hiệu quả khai thác đường bộ
- Phương án bảo trì PPP đường đang khai thác
- Nâng cao điều kiện khai thác giao thông nông thôn
- Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển bảo
trì PPP đường bộ đang khai thác
- Công tác quản lý đối với bảo trì PPP đường đang khai thác
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn và ùn
tắc giao thông
Kết luận chương 1
1. Trên cơ sở nghiên cứu từ những khái niệm cơ bản và đặc điểm của
hình thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình
thức hợp tác công tư PPP, tác giả đã phân tích các vấn đề về đầu tư trong

giao thông đường bộ trên thế giới và Việt Nam; đặc biệt đã đi sâu vào
nghiên cứu và phân tích một số vấn đề trọng tâm và một số vấn đề tồn tại
trong việc đầu tư bảo trì PPP đường bộ đang khai thác trên thế giới và
Việt Nam.
2. Qua nghiên cứu tổng quan các dự án đầu tư theo hình thức PPP, tác
giả luận án có nhận xét là các dự án ở các nước trên thế giới và ở Việt
Nam được nghiên cứu thông thường là cho một công trình cụ thể với yêu
cầu phân tích, tính toán chi tiết các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật đối với mỗi
dự án. Các chỉ tiêu này được xác định phụ thuộc vào các tài liệu về lưu
lượng xe chạy, năng lực thông hành của đường, về chất lượng khai thác
của nền, mặt đường, về mức độ an toàn giao thông và tai nạn giao thông là
cơ sở để đánh giá tính khả thi của một dự án bảo trì đường theo PPP.
Với cách đặt vấn đề như trên đã phân tích, tác giả luận án đã chọn đề tài
luận án “Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật đối với tuyến đường bộ đang
khai thác khi đề xuất thực hiện bảo trì theo hình thức PPP ở Việt Nam”.


12
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỦA
ĐƯỜNG ĐANG KHAI THÁC KHI THỰC HIỆN BẢO TRÌ THEO
HÌNH THỨC PPP
2.1. Các tiêu chí kỹ thuật của đường đang khai thác nói chung và khi
thực hiện dự án bảo trì đường bộ theo hình thức PPP
Các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá chất lượng của đường đang khai thác
là tổng hợp các tiêu chí đánh giá như sau:
- Các tiêu chí đánh giá mặt đường;
- Các tiêu chí đánh giá nền đường;
- Các tiêu chí đánh giá các công trình trên tuyến;
- Các tiêu chí về vận hành, khai thác;

- Các tiêu chí về điều kiện chạy xe và ATGT;
Vì vậy công tác đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cho một tuyến đang khai
thác để chuẩn bị thực hiện bảo trì theo hình thức PPP là một việc làm cần
thiết không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang lại hiệu quả trong công
tác bảo trì thích hợp; đồng thời, mang lại ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Thông qua các vấn đề thực tiễn nêu trên, việc xác định các tiêu chí kỹ
thuật để đánh giá và đề xuất đầu tư theo hình thức PPP là một vấn đề cốt
lõi vì vậy, trong luận án đề xuất 03 tiêu chí kỹ thuật cơ bản để đánh giá
tuyến đường đang khai thác khi đề xuất thực hiện bảo trì theo hình thức
hợp tác công tư PPP như sau:
1) Tiêu chí năng lực thông hành và mức độ phục vụ tuyến đang khai
thác.
2) Tiêu chí về chất lượng nền, mặt đường tuyến đang khai thác.
3) Tiêu chí về an toàn giao thông tuyến đang khai thác.
2.2. Tiêu chí năng lực thông hành và mức độ phục vụ của tuyến đang
khai thác
2.2.1. Định nghĩa năng lực thông hành và mức độ phục vụ của tuyến
đường đang khai thác
- Năng lực thông hành (Highway Capacity): Nghiên cứu sinh tiến hành
nghiên cứu khái niệm năng lực thông hành theo các quy định hiện hành tại


13
Việt Nam (Theo TCVN 4054:2005; theo QCVN-4:2016/BXD và theo
TCXDVN 104:2007) và tham khảo định nghĩa theo “Highway Capacity
Manual”.
- Mức độ phục vụ (Level of serice - LOS): theo các quy định và tài liệu
tại Việt Nam, khái niệm mức độ phục vụ của tuyến đường chưa được đề
cập vì vậy Nghiên cứu sinh nghiên cứu khái niệm “mức độ phục vụ” theo
AASHTO 1994, AASHTO 2012 và HCM.

Mức độ phục vụ hay có tên là hệ số sử dụng năng lực thông hành: là
thước đo về chất lượng vận hành của dòng giao thông, mà người điều
khiển phương tiện và hành khách nhận biết được.
* Mức phục vụ được chia làm 6 cấp khác nhau, ký hiệu là
A,B,C,D,E,F. Ở mức A - chất lượng phục vụ tốt nhất và mức F - chất
lượng phục vụ kém nhất.
2.2.2. Sự cần thiết đánh giá năng lực thông hành và mức độ phục vụ
khi đề xuất bảo trì đường bộ theo hình thức PPP.
- Các tuyến đường bộ đang khai thác, tùy theo chức năng của tuyến
đường, loại đường, tiêu chuẩn thiết kế, quy định về mức độ phục vụ là A,
B, C, D, E hay F. Theo thời gian do lưu lượng xe chạy tăng nên các tiêu
chí về năng lực thông hành và mức độ phục vụ thay đổi; vì vậy, cần thiết
phải xác định các chỉ tiêu này để làm cơ sở cho kế hoạch bảo trì thích hợp.
- Hiện nay trong các tiêu chuẩn, thiết kế và khai thác đường đang sử
dụng còn thiếu các chỉ dẫn cụ thể về năng lực thông hành và mức độ phục
vụ đối với các tuyến đường đang sử dụng trong điều kiện cụ thể của mỗi
đoạn đường nghiên cứu có xét ảnh hưởng thực tế về các yếu tố hình học
của đường như chiều rộng làn xe, chiều rộng lề đường… và yếu tố giao
thông như tỷ lệ xe tải chiếm, xe buýt trong dòng xe, yếu tố các nút giao,
mật độ giao thông v.v.. Trong luận án Nghiên cứu sinh đã đi sâu nghiên
cứu các vấn đề nói trên.
2.2.3. Cách xác định năng lực thông hành
Nghiên cứu và tính toán năng lực thông hành trên 03 phương diện:
1) Năng lực thông hành tối đa: giới thiệu và hướng dẫn tính toán theo các
công thức của Liên xô cũ, của Mỹ, Pháp và theo quy định của Việt Nam


14
2) Năng lực thông hành tính toán : giới thiệu công thức tính, diễn giải
và cách áp dụng trong điều kiện Việt Nam có tham chiếu tới các điều kiện

phục vụ của tuyến đường.
3) Năng lực thông hành thực tế có xét đến các điều kiện cụ thể về các
yếu tố hình học, các yếu tố về lưu lượng xe, thành phần xe tải, xe buýt
chiếm tỷ lệ trong dòng giao thông.
Phân tích xác định Sự cấn thiết xác định năng lực thông hành thực tế
trong các dự án bảo trì đường bộ qua đó hướng dẫn tính toán theo
Highway Capacity Manual (HCM).
- Năng lực thông hành và mức độ phục vụ các đường nhánh, chỗ nối
đường nhánh.
- Xác định đối với các tuyến đường ô tô hai làn
- Năng lực thông hành và mức độ phục vụ tại các nút giao thông có
đèn tín hiệu
2.3. Tiêu chí về chất lượng nền, mặt đường các tuyến đang khai thác
phục vụ công tác bảo trì đường bộ
2.3.1. Chất lượng khai thác của nền, mặt đường
Chất lượng khai thác của tuyến đường hiện tại phụ thuộc vào chất
lượng khai thác của mặt đường và nền đường trên quan điểm xem kết cấu
áo đường là kết cấu tổng hợp không phải chỉ có lớp mặt, móng mà cả nền,
mặt đường.
Vì vậy trong quá trình khai thác kết cấu mặt đường với khả năng chịu
tải sẽ giảm dần dưới tác dụng của tải trọng xe và các nhân tố thiên nhiên
khi đó bao gồm kết cấu nền mặt đường sẽ bị suy giảm cường độ và mức
độ phục vụ dẫn đến hư hỏng. Như vậy cần xây dựng phương pháp đánh
giá cường độ của nền, mặt đường, tuổi thọ còn lại của kết cấu phục vụ
công tác bảo trì. Nội dung của chương này tập trung phân tích các phương
pháp phân tích, đánh giá tình trạng khai thác nền mặt đường trên thế giới
và ở Việt Nam để kiến nghị phương pháp thích hợp nhất phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
2.3.2 Các định nghĩa về tuổi thọ của kết cấu mặt đường mềm.
Tổng quan về tuổi thọ của mặt đường, theo truyền thống, được định nghĩa

chỉ dựa vào trình trạng về kết cấu và tình trạng về chức năng của mặt đường.
Trong khoảng thời gian mà tình trạng về kết cấu và chức năng của mặt đường
được cho là có thể duy trì trong giới hạn quy định ứng với điều kiện hiện


15
trường cụ thể và giả thiết công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng dự
phòng thích hợp được thực hiện.
Có nhiều định nghĩa về tuổi thọ và tuổi thọ còn lại của kết cấu áo
đường mềm. Những định nghĩa về tuổi thọ và tuổi thọ còn lại của kết cấu
áo đường mềm như sau:
- Tuổi thọ của kết cấu mặt đường
Theo thuật ngữ giao thông vận tải của AASHTO 2009 (The 2009
AASHTO Transportation Glossary) có các định nghĩa về tuổi thọ và thời
gian phục vụ của kết cấu mặt đường được phân tích chi tiết trong luận án.
- Tuổi thọ còn lại của kết cấu mặt đường
Tuổi thọ còn lại của kết cấu áo đường mềm (Remaining service life RSL) là khoảng thời gian còn lại mà một kết cấu mặt đường xây dựng mới
hoặc bảo trì lần đầu còn phục vụ được trước khi đi đến khả năng phục vụ
cuối cùng của nó, hoặc đạt đến tình trạng cần phải thực hiện bảo trì lớn.
Hình 2.8 và hình 2.9 mô tả định nghĩa tuổi thọ còn lại của mặt đường theo
chỉ tiêu IRI và PCI.
2.3.3. Đánh giá tình trạng nền mặt đường phục vụ công tác bảo trì
Trong tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS
07-2013 đã khuyến nghị sử dụng chỉ số tình trạng mặt đường PCI và đánh
giá tình trạng mặt đường theo tiêu chuẩn ASTM:D6433-07 bằng khấu trừ
dần. Tuy nhiên, chỉ số PCI chỉ đánh giá được tình trạng bề mặt đường mà
chưa xét được cường độ còn lại của kết cấu, vấn đề này cần nghiên cứu bổ
sung của luận án.

Hình 2.19 là sơ đồ đánh giá tình trạng bề mặt đường từ kiểu hư hỏng,

mức độ và số lượng hư hỏng.
- Sử dụng kết quả thí nghiệm FWD đánh giá tuổi thọ còn lại của kết


16
cấu áo đường mềm
- Xác định Môdun đàn hồi của nền đường
- Đánh giá tình trạng kết cấu mặt đường
- Xác định nhân tố điều kiện CF
- Xác định tuổi thọ còn lại của mặt đường
- Đề xuất phương pháp sử dụng chỉ số tình trạng kết cấu (SCI) để xác
định tuổi thọ còn lại, lựa chọn biện pháp bảo trì mặt đường mềm.
2.4. Đánh giá các điều kiện ảnh hưởng đến an toàn chạy xe
Để đánh giá các điều kiện ảnh hưởng đến an toàn chạy Nghiên cứu
sinh nghiên cứu trên các phương diện sau:
- Tổng quan
- Yếu tố lưu lượng và thành phần xe chạy
- Yếu tố số làn xe chạy và việc tách các dòng xe ngược chiều theo từng
hướng
- Yếu tố bề rộng phần xe chạy
- Yếu tố khoảng cách tầm nhìn
- Yếu tố độ dốc dọc
- Yếu tố bán kính đường cong trên bình đồ
Kết luận chương 2
1. Để lập kế hoạch thực hiện đầu tư các dự án bảo trì trên đường bộ
đang khai thác theo hình thức hợp tác công tư PPP, luận án kiến nghị phải
thực hiện:
a. Xác định năng lực thông hành và mức độ phục vụ của tuyến đường
đang khai thác cụ thể:
- Đối với các tuyến đường đang khai thác đảm bảo các tiêu chí: mức

A-dòng tự do, tốc độ rất cao, hệ số sử dụng KNTH Z < 0,35; mức B-dòng
không hoàn toàn tự do, tốc độ cao, hệ số sử dụng KNTH Z=0,350,50 và
mức C-dòng ổn định nhưng người lái chịu ảnh hưởng khi muốn tự do
chọn tốc độ mong muốn, hệ số sử dụng KNTH Z=0,500,75. Đối với các
tuyến này đảm bảo chỉ số nên thực hiện khai thác bình thường (không lập
kế hoạch ưu tiên bảo trì PPP).
- Đối với các tuyến đường đang khai thác có các tiêu chí: mức D-dòng bắt
đầu không ổn định, lái xe có ít tự do trong việc chọn tốc độ, hệ số sử dụng
KNTH Z= 0,750,90; mức E-dòng không ổn định, đường làm việc ở trạng


17
thái giới hạn, bất kì trở ngại nào cũng gây tắc xe, hệ số sử dụng KNTH
Z=0,901,00 và mức F - dòng hoàn toàn mất ổn định, tắc xe xẩy ra. Khi đó
xếp thứ tự ưu tiên và thực hiện kế hoạch bảo trì theo hình thức PPP.
b. Xác định chỉ tiêu về chất lượng nền, mặt đường các tuyến đang khai
thác, cụ thể: độ bằng phẳng, hư hỏng bề mặt, cường độ kết cấu, độ nhám mặt
đường để đưa ra giải pháp bảo trì phù hợp và phát huy hiệu quả khai thác.
c. Xác định điều kiện ảnh hưởng đến an toàn xe chạy từ việc xác định
các yếu tố hình học của đường như chiều rộng làn xe, hệ số ảnh hưởng bởi
số làn xe, chiều rộng lề đường; yếu tố giao thông như xe tải chiếm, xe
buýt trong dòng xe, yếu tố các nút giao và mức độ tai nạn giao thông.
2. Đã giới thiệu các công thức tính toán và ví dụ tính toán phân tích
đánh giá về năng lực thông hành, mức độ phục vụ, các chỉ tiêu về kết cấu
nền, mặt đường và an toàn giao thông trong khai thác đối với tuyến đường
đề xuất thực hiện bảo trì theo hình thức PPP.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ
XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ
THEO HÌNH THỨC PPP

3.1. Mục đích phân tích Kinh tế - Tài chính các dự án bảo trì đường
bộ theo PPP
Nêu lên các khái niệm về phân tích kinh tế và phân tích tài chính qua
đó xác định mục đích của phân tích Kinh tế - Tài chính là là xem xét,
đánh giá tính khả thi của dự án trên khía cạnh Nhà nước và Nhà đầu tư; từ
kết quả phân tích này Nhà nước và Nhà đầu tư sẽ có những đánh giá về
tính khả thi của dự án từ đó đi đến quyết định có đầu tư dự án hay không
đồng thời nó cũng là cơ sở để Nhà nước và Nhà đầu tư xem xét các điều
kiện hỗ trợ, ràng buộc trong quá trình thực hiện dự án để dự án thành công
(Nhà nước có được dự án - Nhà đầu tư thu được lợi nhuận).
3.2. Mục đích phân tích Kinh tế - Xã hội các dự án bảo trì đường bộ
Khái niệm phân tích kinh tế - xã hội và Phân tích Kinh tế - Xã hội có
mục đích so sánh, đánh giá những chi phí bỏ ra trong công tác bảo trì các
công trình đường bộ với những lợi ích mang lại cho xã hội, cho cộng
đồng, cho nhà nước. Việc phân tích Kinh tế - Xã hội được thực hiện bằng
cách so sánh giữa chi phí và lợi ích của các công trình có thực hiện công


18
tác bảo trì theo quy định và phương án để nguyên trạng với chất lượng
khai thác như hiện tại.
Phân tích Kinh tế - Xã hội đứng trên quan điểm của cộng đồng xã hội
còn có ý nghĩa trực tiếp đối với Nhà nước quy định về tỷ lệ phần vốn Nhà
nước cùng tham gia với các nhà đầu tư một cách hợp lý. Tăng tỷ lệ vốn
nhà nước đối với các dự án mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng xã hội mà
sẽ không cứng nhắc quy định một tỷ lệ không thay đổi đối với tất cả các
dự án bảo trì đường bộ. Vấn đề tồn tại hiện nay là nội dung phân tích Kinh
tế - Xã hội chưa có quy định trong các dự án PPP.
3.3. Phân tích chỉ tiêu kỹ thuật thực hiện đánh giá kinh tế trong bảo
trì PPP

Các kỹ thuật đánh giá kinh tế chung được sử dụng trong việc phân tích
các dự án bảo trì PPP trên đường bộ đang khai thác bao gồm phân tích chi
phí vòng đời, phân tích chi phí-lợi ích và phân tích chi phí-hiệu quả được
thực hiện trong các bước tính toán, phân tích sau:
3.3.1. Phân tích chi phí vòng đời
Cụ thể về chi phí ở các thời điểm khác nhau đã được tác giả phân tích
trong luận án thông qua các công thức (3.1; 3.2; 3.4; 3.5).
3.3.2. Phân tích chi phí - lợi ích
Về khái niệm, phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp toàn diện
nhằm đánh giá các quyết định kinh tế, bao gồm các quyết định liên quan đến
các dự án giao thông. Khi lợi ích có thể được định lượng, chúng có thể được
so sánh với chi phí bằng cách giảm lợi ích và chi phí xuống một mức cơ bản
chung và so sánh chúng với nhau để thấy sự chênh lệch hoặc một tỷ số nào
đó. Trong phương pháp giá trị hiện tại ròng quy đổi, chi phí và lợi ích đều
được giảm xuống giá trị hiện tại và giá trị hiện tại ròng quy đổi được tính như
sau: NPV = B - C (3.6)
3.3.3. Kịch bản nguồn vốn và kế hoạch huy động vốn bảo trì đường bộ
bằng hình thức PPP:
- Vốn từ quỹ bảo trì
Quỹ bảo trì đường bộ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, trên
cơ sở các quy định hiện hành, nguồn thu của Quỹ bảo trì sẽ được hình
thành dựa trên tổng số đầu phương tiện ô tô các loại đăng ký, đăng kiểm.
Với thực trạng nguồn thu và cơ chế phân bổ ngân sách như hiện tại,
nguồn vốn hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu bảo trì hằng năm đối


19
với các tuyến quốc lộ ưu tiên.
- Dự kiến kế hoạch huy động vốn thực hiện bảo trì đường bộ đang khai
thác bằng hình thức PPP.

Qua nghiên cứu của tác giả và tham khảo từ các chuyên gia giao thông,
nếu Việt Nam có thể huy động được nguồn vốn đủ lớn để thực hiện bảo
dưỡng toàn bộ các tuyến giao thông quốc lộ ưu tiên trong khoảng 3 năm
sẽ cải thiện đáng kể chất lượng đường quốc lộ, qua đó làm giảm tốc độ
xuống cấp của các tuyến đường và tiết giảm được chi phí trung tu, bảo
dưỡng lớn (đại tu) mỗi năm. Tuy vậy, trong bối cảnh nợ công mặc dù đã
có dấu hiệu suy giảm trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn đang ở
mức cao (khoảng 61% GDP). Do đó, việc huy động một nguồn vốn lớn
(khoảng hơn 100.000 tỷ đồng để đại tu như đề xuất trong 03 năm) không
phải dễ dàng. Chính vì vậy, để đánh giá đề xuất nêu trên có phù hợp và
khả thi, việc xem xét các phương án và kịch bản huy động vốn đến từ
nhiều nguồn khác nhau là cần thiết.
3.3.4. Vai trò nhà nước và nhà đầu tư trong việc huy động nguồn vốn
thực hiện bảo trì đường bộ đang khai thác bằng hình thức PPP
3.3.4.1. Cơ quan chủ thể thực hiện quản lý dự án đường bảo trì PPP
Việc thực hiện các dự án bảo trì PPP là phương thức cơ quan quản lý nhà
nước trực tiếp quản lý dự án và Nhà đầu tư chỉ tham gia chương trình góp vốn
để thực hiện dự án và được tính toán hoàn vốn theo phương án tài chính hàng
năm từ nguồn Quỹ bảo trì đường bộ nhằm hạn chế tối thiểu sự rủi ro giữa cơ
quan quản lý nhà nước với khu vực tư nhân và nâng cao trách nhiệm giữa các
cơ quan quản lý Nhà nước về đường bộ với khu vực tư nhân.
Khi thực hiện bảo trì đường bộ đang khai thác theo hình thức PPP là
phân chia trách nhiệm trong việc xây dựng tỷ lệ vốn; nhà nước sẽ đối ứng
vốn để thực hiện dự án là 35% đối với tuyến đường đề xuất phải đáp ứng
được tiêu chí kỹ thuật khi sàng lọc lựa chọn để đề xuất bảo trì PPP và nhà
đầu tư xây dựng phương án huy động vốn để thực hiện dự án bảo trì với
mức độ góp vốn 65%/TMĐT (không có sự bảo lãnh của nhà nước đối với
phần vốn vay của nhà đầu tư).
3.3.4.2. Quy định trong hành lang pháp lý khi thực hiện bảo trì PPP
Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án bảo trì PPP theo hình thức đấu

thầu rộng rãi quốc tế, trên cơ sở cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả
kinh tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam và theo tập quán, thông lệ quốc tế.


20
Đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực vào thực hiện là cánh cửa
mở cho rất nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tham gia dự án bảo trì PPP.
3.3.4.3. Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn từ các thành phần kinh tế
Nâng cấp đường đang khai thác theo hợp tác Công - Tư PPP là một cơ hội
mới cho các nhà đầu tư, quy định cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cũng
là một nút “mở” cho các nhà đầu tư yên tâm chọn các dự án bảo trì PPP
đường đang khai thác để đầu tư; đồng thời, đào tạo và áp dụng chuyển giao
công nghệ cho các đơn vị quản lý, bảo trì và khai thác đường bộ truyền thống
nhằm sử dụng nhân lực đang có sẵn tại các đơn vị quản lý đường bộ.
3.4. Phân tích tài chính cho dự án bảo trì đường bộ đang khai thác
theo hình thức đầu tư PPP trong điều kiện Việt Nam:
Để có cơ sở so sánh, lựa chọn, các chuyên gia đề xuất 03 kịch bản tài
chính để xem xét bao gồm: (i) huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân
theo hình thức đối tác công tư; (ii) vay ưu đãi các ngân hàng thương mại;
và (iii) phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 - 30 năm. Đặc điểm
chung của cả 03 phương án là nghĩa vụ nợ sẽ được chi trả dựa trên phần
tiết kiệm chi phí đại tu mỗi năm, do chất lượng đường đã được cải thiện
đồng bộ trong 03 năm.
Phần tiếp theo sau đây trình bày các giả định và thông số cần thiết cho
việc tính toán và đánh giá tính khả thi của 03 phương án tài chính đề xuất.
Kết luận chương 3
1. Trong phân tích kinh tế các dự án bảo trì đường bộ theo hình thức
PPP, luận án kiến nghị phải thực hiện:
a. Phân tích Kinh tế - Tài chính trên quan điểm của các nhà thầu tham

gia bỏ vốn vào đầu tư bảo trì đường, xem xét phân tích những khoản thu
được trong quá trình khai thác đường (thu phí giao thông, quyền sử dụng
cho thuê hành lang hai bên đường v.v…) có cho phép bù lại những khoản
chi phí bỏ ra cho dự án bảo trì đường và thu lợi được bao nhiêu.
b. Phân tích Kinh tế - Xã hội trên quan điểm của xã hội, của Nhà
nước những lợi ích mang lại do thực hiện các dự án bảo trì đường đối với
xã hội và đã được phân tích trong các mục của chương.
2. Đã giới thiệu các công thức tính toán và ví dụ tính toán phân tích
đánh giá chi phí - lợi ích khi phân tích tài chính đối với một công trình
bảo trì đường theo hình thức PPP.


21
CHƯƠNG 4
ÁP DỤNG CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT KIẾN NGHỊ TRONG
LUẬN ÁN KHI THỰC HIỆN BẢO TRÌ MỘT TUYẾN ĐƯỜNG ĐỀ
XUẤT THEO HÌNH THỨC PPP
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật đối với đường đang khai thác ở
chương 2 và phương pháp đánh giá, phân tích kinh tế tài chính, phân tích kinh
tế xã hội ở chương 3, NCS tiến hành nghiên cứu, tính toán và áp dụng vào 01
dự án bảo trì đường bộ đang khai thác theo hình thức đầu tư PPP.
Trong chương này tác giả lựa chọn và đưa thông số tính toán đối với tuyến
đường QL.14B là trục ngang huyết mạch của mạng lưới giao thông đường bộ
khu vực miền trung. Trên cơ sở tùy thuộc vào điều kiện thực tế của tuyến
đường đang khai thác để đề xuât các bước trong việc xác định tiêu chí kỹ
thuật của tuyến đường làm cơ sở đề xuất bảo trì theo hình thức PPP.
4.1. Xác định năng lực thông hành và mức độ phục vụ của tuyến đề xuất
4.2. Xác định chỉ số CPI nền mặt đường của tuyến đang khai thác:
- Lập bảng đa điều kiện xác định tuổi thọ còn lại của mặt đường
- Lập bảng xác định tuổi thọ còn lại của mặt đường theo phương pháp 1

4.3. Xác định mức độ an toàn giao thông của tuyến đề xuất:
4.4. Vận dụng tính phương án tài chính bảo trì PPP đối với tuyến đề xuất:
- Nhu cầu vốn cần huy động thực hiện bảo trì PPP QL.14B
- Phương án vay nợ và thực hiện nghĩa vụ nợ.
- Một số nguyên lý cơ bản trong lập lịch nợ - vay.
- Kết quả phân tích.
- Phân tích rủi ro và mô phỏng.
4.5. Tính chi tiết thực hiện bảo trì PPP QL.14B
- Thông số đầu vào
- Kết quả phân tích mô phỏng Monte-Carlo
- Cơ cấu nguồn vốn
- Phương án hoàn trả vốn
- Xác định lợi ích kinh tế của dự án


22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
1.1. Việc đề xuất các dự án bảo trì đường bộ theo hình thức hợp tác
công tư PPP còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu
cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng nhằm
phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự gia tăng của phương tiện ngày càng
cao; đồng thời, thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án bảo
trì là một yêu cầu rất cấp thiết. Tác giả đã tổng quan được các vấn đề về
hợp tác công tư PPP trong đầu tư cho các dự án thuộc ngành giao thông
vận tải đường bộ nói chung và nhu cầu thực tế của dự án bảo trì đường bộ
nói riêng. Đã chứng minh trong thực tế công tác bảo trì đường bộ và đánh
giá chất lượng khai thác các tuyến đường đang khai thác thông qua các chỉ
tiêu kỹ thuật cơ bản để làm cơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu Kinh tế Kỹ thuật khi phân tích các dự án bảo trì đường bộ theo hình thức PPP.
1.2. Nghiên cứu và đề xuất 3 chỉ tiêu kỹ thuật cho việc đánh giá tuyến

đường đang khai thác gắn với việc đề xuất đầu tư bảo trì tuyến theo hình
thức PPP. Xây dựng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên
đối với tuyến đang khai thác làm cơ sở đề xuất hình thức quản lý các dự
án bảo trì đường bộ theo hình thức PPP trên cơ sở các tiêu chí kỹ thuật về
lưu lượng giao thông, năng lực thông hành của tuyến đường đang khai
thác, về lịch sử đầu tư tuyến đường, về tình trạng đường như chỉ tiêu kết
cấu nền, mặt đường, về an toàn giao thông hiện tại và trong tương lai.
Luận án đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp xác định 3 chỉ tiêu nói trên
để có thể áp dụng cho các trường hợp khác nhau có thể gặp trong thực tế,
1.3. Dựa vào kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong các thập
kỷ qua và những năm gần đây ở Việt Nam NCS đã lập luận, phân tích và
kiến nghị tỷ lệ tham gia phần vốn của nhà nước đối với hình thức đầu tư
PPP trong bảo trì các công trình đường bộ là khoảng từ 20% đến 35% tùy
thuộc vào đặc điểm của dự án về tổng mức đầu tư, mức độ phức tạp khi
triển khai dự án, hoặc ý nghĩa lợi ích đem lại của dự án đối với xã hội và
với cộng đồng (dựa vào kết quả phân tích Kinh tế - Xã hội).
1.4. Nghiên cứu đề xuất phương pháp phân tích tài chính thực hiện bảo


23
trì PPP đối với các tuyến đường bộ đang khai thác. Quy trình thực hiện
đánh giá tuyến đường đang khai thác khi đề xuất bảo trì theo hình thức
PPP ở Việt Nam gồm 03 bước, cụ thể: Xác định sự đáp ứng khai thác thực
tế của tuyến đường về năng lực thông hành thực tế, lịch sử đầu tư khai
thác tuyến; xác định chỉ số tiêu chuẩn chất lượng nền, mặt đường (SCI,
PCI) của tuyến đang khai thác; xác định mức độ an toàn giao thông trên
tuyến đang khai thác khi đề xuất thực hiện bảo trì PPP.
1.5. Đề xuất bổ sung vào quy chế đầu tư theo hình thức PPP nội dung
phân tích Kinh tế - Xã hội (ngoài phần ủng hộ hành chính) để làm cơ sở
hiệp thương giữa Nhà nước và Nhà đầu tư về tỷ lệ đóng góp vốn cho dự

án bảo trì.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các cơ quan Trung ương
- Do các định chế pháp luật về đầu tư PPP mới chỉ ở mức nghị định của
chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các Bộ; luật về đầu tư PPP đang
trong quá trình xây dựng vì vậy kiến nghị các cơ quan Trung ương sớm hoàn
thiệt và ban hành luật về đầu tư PPP để tạo hành lang pháp lý rõ ràng làm cơ
sở thu hút đầu tư theo hình thức PPP nói chung và đầu tư PPP trong ngành
giao thông cũng như trong công tác bảo trì đường bộ nói riêng.
- Chính phủ và các bộ ngành sớm ban hành các nghị định, thông tư
hướng dẫn cụ thể khi luật về PPP được ban hành và áp dụng;
- Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục dành nguồn vốn Quỹ
bảo trì đường bộ đầu tư xây dựng giao thông đường bộ; đồng thời, phê
duyệt phương án cơ chế thực hiện bảo trì nâng cấp đường bộ PPP.
- Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử
dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm
khuyến khích đầu tư xây dựng giao thông đường bộ nói chung và khuyến
khích đầu tư bảo trì đường bộ nói riêng.
- Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục ĐBVN hoàn thiện phê duyệt Tiêu
chuẩn đường khai thác để làm tiêu chuẩn cơ sở xác định đề xuất hình thức
đầu tư bảo trì PPP kịp thời nhằm phát huy hiệu quả khai thác tuyến đường.
2.2. Đối với chính quyền các địa phương


×