BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Anh/ chị hãy chứng minh tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là
nội dung cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.
Câu 2: Hãy chứng minh giai đoạn 1945-1969 là giai đoạn hoàn thiện tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Câu 1:
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu, phát triển
chủ nghĩa yêu nước và những tiến hóa của tư tưởng chính trị truyền thống Việt Nam
kết hợp với những tri thức, kinh nghiệm chính trị tiến bộ của nhân loại đặc biệt là học
thuyết chính trị Mác- Lenin. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh sự thật đã trở thành kim
chí nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta. Trong đó, nội dung độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được xem là nội dung cốt lõi và được quán triệt
trong mọi văn kiện của Đảng ta do Hồ Chí Minh chủ trì. Đây là tư tưởng nổi bật và
bao trùm toàn bộ hệ thống chính trị.
Độc lập dân tộc nghĩa là dân tộc đó thoát khỏi nô lệ bằng con đường cách mạng
do chính dân tộc đó tiến hành, dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
quyền dân tộc tự quyết. Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự, gắn liền với
sự phồn thịnh về mọi mặt kinh tế-chính trị-xã hội.
Nội dung này được thể hiện ngay từ những ngày đầu giác ngộ con đường cách
mạng giải phóng dân tộc và trong suốt những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt
Nam tư tưởng độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung
cốt lõi và xuyên suốt trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngay sau khi đọc bản sơ thảo luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin năm 1920, Bác giác ngộ và lựa chọn hướng đi của cách mạng Việt Nam
Bác đã khẳng định mục đích là để quay về nước giúp đỡ cho đồng bào, cởi bỏ xiềng
xích nô lệ. Đối với Bác và dân tộc ta, độc lập dân tộc là quan trọng nhất và giành độc
lập dân tộc đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa là nhiệm vụ hàng đầu.
Trong những năm bôn ba nước ngoài, Bác vô cùng tâm đắc đến hai bản tuyên
ngôn độc lập của Mỹ và Pháp. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người đều
sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc.” Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp
1791:“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi.”
Bác rất tâm đắc với cụm từ “tự do-dân chủ-bình đẳng”. Từ đó Bác rút ra chân lí:
Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong các tác phẩm của Bác hầu hết đều hướng về một mục tiêu lớn đó là làm
sao để đánh đuổi đế quốc giành lại độc lập cho dân tộc. Tác phẩm “Đường cách
mệnh” (1927) Bác đã xác định rõ phương hướng của cách mạng Việt Nam là giải
phóng dân tộc sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội. Bác viết “Độc lập cho dân tộc, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân. Dân tộc ta phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười
Nga, tức là theo con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN 2/1930 Bác đã xác đinh phương
hướng của cách mạng Việt Nam là “ Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi đến xã hội cộng sản”. Có nghĩa là phải làm cách mạng mà trước hết là làm
cách mạng đem lại quyền lợi riêng cho dân tộc bảo đảm được độc lập sau đó mới thực
hiện cách mạng ruông đất, thực hiện người cày có ruộng, đảm bảo dân chủ. Trong đó,
nhiệm vụ chính trị được Bác quan tâm là chống đế quốc, giành độc lập, thành lập
chính quyền Xô Viết công-nông-binh và dựng ra quân đội công nông; đánh phong
kiến đem lại ruộng đất cho dân cày thực hiện dân cày có ruộng. Trong đó nhiệm vụ
đánh đuổi đế quốc giành độc lập là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Tiếp đó, tại hội nghị tháng 7/1936, Đảng ta xác định hai nhiệm vụ phản đế và
phản phong chưa phải là nhiệm vụ trước mắt vì cách mạng Việt Nam vừa trải qua giai
đoạn thoái trào 1931,1932,1933.
Từ hội nghị 6 (1939) đến hội nghị 8 (1941), đảng giơ cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu. Trong đó hội nghị 6 khẳng định bước đường sinh tồn của các
dân tộc ở Đông Dương không còn một con đường nào khác là con đường đứng lên
đánh đuổi tất cả các ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy độc lập
độc lập dân tộc. Hội nghị lần 8 (1941) do Bác chủ trì đã khảng định: “Trong lúc này
không đòi được độc lập cho dân tộc thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được.” Bên cạnh đó, hội nghị 8 đổi khẩu hiểu đánh đổ địa chủ giành ruộng đất cho
dân cày được đổi thành tịch thu ruộng đất cảu đế quốc và việt gian chia cho dân cày.”
Bác chú trọng đến vấn đề này, vì khẩu hiệu trước đó không có sự phân hóa bao gồm
cả những địa chủ yêu nước, từng là những người có công với cách mạng, giúp đỡ
quân ta. Như vậy đến hội nghị 8, khẩu hiểu được đổi từ “địa chủ” chung chung sang
“đế quốc và việt gian” thể hiện nhận định mới trong tư duy độc lập và dân chủ của Hồ
Chí Minh.
Bác chủ trì hội nghị và đại hội quốc dân tại Tân Trào-Tuyên Quang (1316/8/1945) đã quyết định chọn quốc kỳ, quốc ca, thành lập chính phủ lâm thời, phát
động tổng khởi nghĩa,….đã thể hiện tư tưởng cao nhất cho khát vọng độc lập dân tộc
của Hồ Chí Minh. Ngay trong việc lựa chọn tên cho mặt trận và đặt tên cho tờ báo-cơ
quan ngôn luận của Đảng, Hồ Chí Minh cũng chú trọng đến vấn đề độc lập dân tộc,
làm sao để thể hiện được quyết tâm cao độ giành độc lập cho dân tộc. Bác đặt tên cho
mặt trận là mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh và tên tờ báo là báo Việt Nam độc
lập. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946) khát vọng về độc lập dân tộc
tiếp tục được bác khẳng định “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…Chúng ta phải đứng lên!... Việt Nam độc
lập và thống nhất muôn năm. Kháng chiến thắng lợi muôn năm.”
Ngày 2/9/1945 là sự kiện Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập –mong mỏi lớn
nhất của Bác thành hiện thực là làm sao để nước Việt độc lập. Bác khẳng định “ nước
Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mệnh
của cải để bảo vệ nền độc lập và tự do ấy.”
Đại hội 2 (2/1951) thông qua ba văn kiện quan trọng, đó là: báo cáo chính trị do
Bác soạn thảo, báo cáo bàn về cách mạng, đưa đảng ra hoạt động công khai và đổi tên
Đảng thành Đảng lao động Việt Nam. Trong báo cáo chính trị do Bác soạn thảo đã
hoàn thiện đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hóa được thể hiện ở
mấy điểm:
Trong xác định tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội dân chủ nhân dân một
phần thuộc địa và nửa phong kiến. Xác định tính chất của cách mạng Việt Nam là làm
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong xác định nhiệm vụ cách mạng Bác đặc biệt quan tâm tới vấn đề dân tộc.
Xã định 3 nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc ( thực dân Pháp và can thiệp Mỹ); giành độc lập
thống nhất thực sự cho đất nước hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc; xóa bỏ
những hình thức bóc lột phong kiến, nửa phong kiến; làm cho “người cày có ruộng”;
phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội còn
xác định nhiệm vụ phản phong phải được tiến hành đồng thời cùng lúc với nhiệm vụ
phản đế tuy nhiên phải được thực hiện từng bước, có kế hoạch để vừa đảm bảo được
sức dân vừa huy động được khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong suốt quá trình cách mạng của mình, Bác luôn nêu cao ước muốn đất nước
ta, dân tộc ta, nhân dân ta được độc lập. Trả lời báo Cứu quốc ngày 21/1/1946 sau
thắng lợi của tổng tuyển cử đầu tiên, Bác nói về ham muốn giản dị của mình "Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành".
Đến cuối đời, trong bản di chúc cuối cùng của mình, Bác nhắn nhủ cho một đất
nước hòa bình độc lập thống nhất thật sự
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi mãi mãi để lại con đường cách mạng
còn dang dở, ham muốn được nhìn thấy nước Việt Nam thống nhất vẫn chưa được
thực hiện. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, Người đều đặt vấn đề
của dân tộc, quốc gia lên hàng đầu, cao hơn cả lợi ích của bản thân mình. Đối với Bác
độc lập dân tộc là duy nhất, là niềm tin bất diệt. Đối với Đảng tư tưởng độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, được quán triệt trong
mọi văn kiện của Đảng.
Câu 2: Giai đoạn 1945-1969 giai đoạn bổ sung, hoàn thiện tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tại Quãng trường Ba Đình, Chính phủ lâm
thời ra mắt nhân dân, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Từ đây bắt đầu giai đoạn bổ sung, hoàn thiện tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh trong đó tập trung vào tư tưởng xây dựng Đảng, cán bộ Đảng viên.
Trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập, đội ngũ cán bộ đảng viên còn
non trẻ chưa đủ kinh nghiệm quản lý một hệ thống chính trị mới, bên cạnh đó xuất
hiện một bộ phận nhỏ cán bộ có tư tưởng công thần, hách dịch, vun vén lợi ích cá
nhân, thiếu sâu sát, quan tâm đến đời sống của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh sớm phát hiện và Người viết bài đấu tranh, lên án gay gắt; đồng thời nghiêm
khắc chấn chỉnh quyền dân tộc và quyền con người là thống nhất trong cả nhận thức
và hành động, trong quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật mà Người mong
muốn thực hiện. Không có độc lập chân chính, bền vững thì không thể thực hiện được
quyền con người và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản, thiết thực của con
người. Trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” đăng trên Báo
Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945, Bác nói “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Tuy nhiên háng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công đồng thời gửi tối hậu thư
cho chính phủ ta, đòi phải tước hết vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật
tự ở Thủ đô.
Từ ngày 13 đến ngày 22/12/1946 Ban thường vụ trung ương Đảng ta đã họp tại
Vạn Phúc, Hà Đông dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ
trương đối phó.
Hội nghị cho rằng khả năng hoà hoãn không còn. Hoà hoãn nữa sẽ dẫn đến hoạ
mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Do đó, hội nghị đã quyết định hạ quyết
tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực
dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội.
Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt
nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí
Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam.
Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực
hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính.
• Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang, có ba thứ
quân làm nòng cốt… "Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,
bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp", thực
hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
• Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hoá, ngoại giao
Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954) miền Bắc tiếp tục đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn là thuộc địa của đế quốc Mỹ. Mỗi miền thực
hiện nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Trong đó miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, bắt
đầu con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung và phát triển, đồng thời
miền Bắc sẽ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam. Miền nam thực hiện
nhiệm vụ cách mạng đánh Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất hai miền.
Trong giai đoạn này, tư tưởng chính trị của Bác đề cao vai trò của Đảng lãnh
đạo. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Bản
chất chính trị của Đảng là trung thành với lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. Để hoàn
thành sứ mệnh người lãnh đạo dân tộc, Đảng cần phải: xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh; xây dựng lãnh đạo hệ thống chính trị vũng mạnh. Những nội dung này
đều được Bác nhắc đến trong các tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” (6/1949), “Sửa
đổi lối làm việc” (10/1947), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân” (1969).
Chú trọng vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,
trước khi đi xa về cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc để lại cho muôn đời sau, Chủ tịch
Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân”