Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Luận văn thạc sỹ - Đánh giá khả năng thực thi và dự báo kết quả của Dự án 3R-HN trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Hà nội giai đoạn 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC THI VÀ DỰ BÁO KẾT
QUẢ CỦA VIỆC TRIỂN KHAI DỰ ÁN 3R-HN TRONG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. HỒNG XN CƠ

Hà Nội - 2007

1


LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ
khoa học.
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường với đề tài :
“Đánh giá khả năng thực thi và dự báo kết quả của việc triển khai dự án 3R-HN
trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Hà nội giai đoạn 2006-2010” là
do học viên cao học Lương Thị Mai Hương thực hiện và hoàn thành vào tháng
11/2007, giáo viên hướng dẫn là PGS-TS. Hoàng Xuân Cơ, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội.


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Xuân Cơ - Phó trưởng
phịng Khoa học – Cơng nghệ, Chủ nhiệm Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi
trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo Khoa Môi trường – trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, các thầy cô giáo ở các Viện nghiên cứu và ở các Trường
Đại học khác đã dày công dạy dỗ, truyền đạt kiến thức làm nên tảng cho tơi hồn
thành khố học Cao học này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Tổng Giám đốc, phòng Hợp tác quốc tế và các
đồng nghiệp của tôi ở Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Mơi trường đơ thị
đã đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được
nghiên cứu, khảo sát, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tơi cịn nhận được nguồn động viên to lớn của gia đình, giúp tơi
có điều kiện tốt nhất để hoàn thành bản luận văn.
Hà Nội, tháng 11/2007
Học viên
Lương Thị Mai Hương
2


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM
USD
HTQT
3R
3R-HN

Thành phố Hồ Chí Minh
Đơ la Mỹ
Hợp tác quốc tế

Giảm thiểu, tái sử dụng. Tái chế
Dự án “Thực hiện sáng kiến 3R ở Thành phố Hà nội để

UNEP
MHLG
NRP
SWM
JICA
MONRE
GDP
HDI
PCB
MTĐT
BGD&ĐT
KHCN
URENCO

góp phần phát triển xã hội bền vững”
Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc
Bộ Quản lý Nhà ở và Chính quyền Địa phương
Chương trình Quốc gia về Tái chế
Quản lý Chất thải Rắn
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số phát triển con người
PolyCloruaBenzen
Môi trường đô thị
Bộ Giáo dục và đào tạo
Khoa học công nghệ

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên

KLHXLCTR
HTX
CBPT
JCC
MJCC
EM
EMTC
UNCRD
VCEP
UBND

PLRTN
CNTG
UCE
CDM
HAIDEP
HDI
GDMT

Môi trường đô thị
Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn
Hợp tác xã
Chế biến phế thải
Ban điều phối chung
Ban điều phối chung cấp thành phố
Vi sinh vật hữu hiệu
Vi sinh vật hữu hiệu thứ cấp
Trung tâm phát triển cùng Liên hợp quốc

Dự án Môi trường Việt Nam - Canada
Ủy ban nhân dân
Quyết định
Phân loại rác tại nguồn
Công nhân thu gom
Trung tâm tư vấn kỹ thuật cơng nghệ
Cơ chế phát triển sạch
Chương trình Phát triển Tổng thể Đô thị Thủ đô Hà nội
Chỉ số phát triển con người
Giáo dục môi trường
3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kế hoạch Hành động Liên bang và Kế hoạch chủ đạo về tối thiểu hoá
chất thải rắn
Bảng 3.1. Diện tích - dân số - đơn vị hành chính đến 01 - 04 - 2004......................... 26

Bảng 3.2. Các chỉ số Quan trọng, 2005
Bảng 3.3. Dự báo cơ cấu sử dụng đất
Bảng 3.4. Quy hoạch khu hạn chế phát triển của Hà Nội
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tới
năm 2020
Bảng 3.6. Khu vực phát triển mới Bắc sông Hồng
Bảng 3.7. Quy mô dân số và đất đai các chuỗi đô thị vệ tinh Hà Nội

Bảng 3.8. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong các năm gần đây trên địa bàn
Hà Nội
Bảng 3.9. Bãi chôn lấp và Khu xử lý chất thải của Thành phố Hà Nội
Bảng 4.1 Phương thức phân loại tại nguồn
Bảng 4.2 Số lớp học và số học sinh tham gia chương trình của 3 trường tiểu học
Bảng 4.3: Các hoạt động giáo dục môi trường cho người dân trong địa bàn
dự án
Bảng 4.4: Các đối tượng của phong trào MOTTAINAI
Bảng 4.5: Các hoạt động chính từ Tháng 5-Tháng 10/2007
Bảng 4.6: Mục tiêu Quy hoạch Xử lý Chất thải Rắn tại Hà nội
Bảng 4.7. Các kỹ thuật áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược về
Quản lý Chất thải Rắn cho toàn thành phố Hà nội
Bảng 4.8. Các kỹ thuật áp dụng trong dự án 3R-HN
Bảng 4.9: Ước tính khối lượng từng loại rác tại mỗi phường
Bảng 4.10. Tỉ lệ giảm thiểu rác thải chôn lấp tại bãi rác
Bảng 4.11: Kết quả phân tích sản phẩm Compost theo quy trình của dự án
3R-HN
5


Bảng 4.12: So sánh các phương pháp ủ compost
Bảng 4.13: Phỏng vấn về nhu cầu Compost tại Hà Nội
Bảng 4.14. Phỏng vấn về nhu cầu Compost ngoài Hà Nội
Bảng 4.15. Hai cuộc khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động GDMT và
truyền thơng về 3R
Bảng 4.16. Vai trị của các cơ quan triển khai dự án
Bảng 4.17. Những khó khăn trong quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn

6



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Khái niệm về 3R ( Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế)
Hình 1.2. Tái sử dụng lại các chai
Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân
Hình 1.4. Minh hoạ về tái tạo lại giá trị
Hình 1.5. Lượng rác thải và rác tái chế trước và sau “Tuyên bố khẩn cấp về
rác thải”.........................................................................................................

Hình 3.1. Bản đồ vị trí của Hà Nội
Hình 3.2: Sự biến động về khối lượng rác thải thay đổi ở Hà nội từ 2002 đến 2006 .......32
Hình 3.3. Thành phần rác thải sinh hoạt năm 2005
Hỡnh 3.4. Sơ đồ quản lý các loại chất thải trên địa bàn thành phố
Hình 4.1. Mơ tả tóm tắt hoạt động triển khai dự án 3R tại Hà nội
Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án 3R tại Hà Nội
Hình 4.3 Các hoạt động được tiến hành trong Mơ hình thí điểm Phân loại rác
tại nguồn
Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại Cầu Diễn Hà Nội
Hình 4.5 Hoạt động xử lý rác thải thành phân compost tại Nhà máy CBPT
Cầu Diễn
Hình 4.6: Sách giáo khoa: Bài 1: Vấn đề rác thải tại Hà Nội hiện nay
Hình 4.7: Sách giáo khoa: Bài 2: Giới thiệu về 3R
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh tỷ trọng hàm lượng rác trong thùng thu gom
hữu cơ giữa 2 Phường
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh tỷ trọng hàm lượng rác trong thùng thu gom vô cơ giữa
2 Phường
Hỡnh 4.10. Dũng rỏc thải tại phường Phan Chu Trinh
Hỡnh 4.11 Dũng rỏc thải tại phường Nguyễn Du

7



MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài
Song song với những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội, mạng lưới đô thị
Việt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển. Năm 1990 cả nước mới có 500
đơ thị, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị và đến năm 2005 đã có 715 đơ thị, với 2
thành phố loại đặc biệt là Hà Nội, TP HCM và 3 thành phố loại I là Hải Phòng, Đà
Nẵng và Cần Thơ. Tăng trưởng dân số đô thị từ 11,87 triệu người năm 1998 lên 18
triệu người năm 1999 và khoảng 22 triệu người năm 2002, nâng tỷ lệ đơ thị hố từ
19,3% năm 1998 lên 26% năm 2005. Tăng trưởng kinh tế khu vực đơ thị trung bình
từ 12-15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn đạt khoảng 1.000
USD và tại các đô thị trung bình đạt trên 500 USD. Tăng trưởng khơng gian đô thị
cũng đạt tỷ lệ đáng kể: năm 1999 đất đơ thị chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả
nước, đến năm 2000 đã tăng lên 0,35% và năm 2004 đạt 1%.
Kết quả của q trình đơ thị hố là làm tăng dịng người di dân từ nơng thơn ra
thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh mơi trường, hình thành các
khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị. Song song với đô thị hóa là q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa kèm theo sự tăng trưởng kinh tế. Điều này làm phát sinh
một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt.
Thủ đô Hà nội là một trong các thành phố của Việt nam hiện đang đứng trước
những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường và một trong những nguyên nhân là do
lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện tại
ở Hà Nội phát sinh khoảng 2.800 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày. Khối lượng này cách
đây 3 năm – vào năm 2002 là 1.410 tấn/ngày (Nguồn: URENCO, 2002, Báo cáo công
tác Quản lý chất thải rắn ở Hà nội) và dự báo sẽ lên tới 4.307 tấn/ngày vào năm 2010
(Nguồn: HAIDEP, 2007, Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể Thành phố Hà Nội, Tập 1).
Thành phần chất thải sinh hoạt ở các đô thị đều có đặc điểm là tỷ lệ phần trăm
các chất có trong rác thải khơng ổn định, rất biến động theo từng đô thị. Tỷ lệ phần

8


trăm các chất hữu cơ chiếm 45 - 50% tổng lượng chất thải; các chất có thể cháy
chiếm trung bình khoảng 50,7%; Các phế liệu có thể thu hồi tái chế chiếm từ 8% 23% tuỳ thuộc vào hoạt động tái chế của từng đơ thị.
Phương pháp chính để xử lý rác thải sinh hoạt ở Hà Nội hiện nay là chôn lấp
hợp vệ sinh. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho chơn lấp ở Hà Nội có hạn, lượng rác thải
phát sinh lại ngày càng gia tăng nhanh chóng (khoảng 10%/năm) đã tạo nên sức ép
cho các nhà quản lý môi trường.
Để giải quyết vấn đề bức xúc này, nhằm mục tiêu quản lý chất thải rắn ở Hà
nội theo hướng giảm dần lượng rác thải cần phải chôn lấp, hưởng ứng sáng kiến 3R
của cựu Thủ tướng Nhật Bản Koizumi, với sự giúp đỡ của Cơ quan HTQT Nhật
Bản (JICA), thành phố Hà Nội đang phối hợp với đoàn chuyên gia JICA triển khai
dự án “Thực hiện sáng kiến 3R tại Thành phố Hà nội để góp phần phát triển xã hội
bền vững” (Gọi tắt là Dự án 3R-HN) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ khơng hồn
lại. Dự án kéo dài trong khoảng hơn 3 năm từ 2006 đến đầu 2010 với nội dung
chính là triển khai thí điểm phân loại rác thải tại nguồn ở một số phường thuộc các
quận nội thành Hà Nội.
Việc theo dõi, đánh giá các kết quả của dự án để có hướng nhân rộng việc phân
loại rác thải tại nguồn ra toàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác của Việt
Nam trong tương lai là rất cần thiết. Đó chính là lý do để tác giả thực hiện đề tài:
“Đánh giá khả năng thực thi và dự báo kết quả của Dự án 3R-HN trong quản
lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Hà nội giai đoạn 2006-2010“

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
2.1. Ý nghĩa khoa học



Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện dự án

3R-HN ở thành phố Hà Nội và kinh nghiệm áp dụng sáng kiến 3R ở một số nước
trên thế giới,



Luận văn đánh giá khả năng áp dụng dự án 3R-HN ở Thành phố Hà nội giai
đoạn 2006-2010,
9




Luận văn cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện dự
án 3R-HN ở Thành phố Hà nội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn



Luận văn sẽ góp một phần nhất định đối với việc thực hiện dự án 3R-HN
trong các điều kiện của Thành phố Hà Nội một cách hiệu quả và lâu dài,



Luận văn cũng sẽ góp phần làm nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân
thủ đô trong việc thực hiện giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải nhằm quản lý tốt
rác thải, từ đó cải thiện mơi trường thành phố Hà Nội.

3. Mục tiêu của luận văn
-


Phân tích lợi ích của dự án 3R-HN và kinh nghiệm áp dụng 3R ở một số
nước trên thế giới.

-

Phân tích những điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện dự án 3R-HN và khả
năng đáp ứng của Thành phố Hà nội giai đoạn 2006-2010.

4. Nội dung chính của luận văn
- Nghiên cứu tổng quan về sáng kiến 3R, việc áp dụng sáng kiến 3R trên thế giới và ở
Việt Nam và hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hà Nội.

- Giới thiệu về dự án 3R-HN đang triển khai ở thành phố Hà Nội
- Đánh giá khả năng áp dụng dự án 3R-HN ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện dự án 3R-HN ở thành
phố Hà Nội.

5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm những nội dung chính như sau :
Mở đầu
Mục lục

- Chương I: Tổng quan chung về sáng kiến 3R
- Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương III: Tổng quan về thực trạng quản lý chất thải rắn của Hà nội
- Chương III: Theo dõi, đánh giá khả năng thực thi và việc triển khai dự
án 3R-HN sau một năm hoạt động
10



Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Lý lịch khoa học

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 3R

1.1. Cơ sở lý luận về 3R
Việt Nam có tiềm năng lớn về tái chế và tái sử dụng chất thải. Các hộ gia đình
thường có thói quen phân tách các loại chất thải có khả năng tái chế được như kim
loại và giấy để bán cho những người thu mua đồng nát rong hoặc là bán thẳng cho
các cơ sở thu mua trong vùng. Các loại chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế
còn được những người làm nghề thu nhặt rác phân tách và sau đó đem bán cho các
cơ sở tái chế. Thị trường tái chế ở Việt Nam khá sôi nổi mà phần lớn là do khu vực
tư nhân kiểm soát và ở Hà Nội thị trường này cho phép thực hiện tái chế với khoảng
22% lượng chất thải phát sinh.
Một thực trạng rất rõ ràng ở Việt Nam là sự thiếu vắng những hoạt động hỗ trợ
của ngành công nghiệp thu hồi và tái chế chất thải rắn ở dạng chính thống. Hầu như
các hoạt động giảm thiểu chất thải hiện còn chưa nhận được mối quan tâm thực sự
từ xã hội. Hầu hết ở các hộ gia đình khơng thực hiện việc phân loại các chất có thể
tái chế ngay tại nguồn. Điều này có nghĩa là có rất ít chất thải được thu hồi từ hoạt
động thu gom chính thống và làm tăng thêm gánh nặng vốn đã rất bị hạn chế về
nguồn lực của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý chất thải rắn của các đô thị
(chủ yếu là các công ty môi trường đô thị) .
Tháng 6 năm 1992, hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Sự phát
triển (Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất) được tổ chức ở Rio de Janeiro, Brasil. Hội
nghị đã đạt được một số thỏa thuận quốc tế để có thể hướng tới một xã hội phát
11



triển bền vững.
Sáng kiến áp dụng 3R (Giảm thiểu phát sinh chất rắn, Tái sử dụng các nguồn
và các sản phẩm, và Tái chế phế liệu từ chất thải) chính là chìa khóa để xây dựng
một xã hội như vậy.
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đề xuất sáng kiến 3R. Sáng kiến này đã được
các nươc ủng hộ và được chính thức hóa tại Hội nghị cấp bộ trưởng về Sáng kiến
3R được tổ chức ở Tokyo vào năm 2005 .
Hình 1.1. chỉ ra rằng việc quản lý một cách đúng đắn chất thải thực sự mang
lại những giá trị xã hội khi hiểu và áp dụng hợp lý khái niệm về 3R.

Đầu vào là
nguồn tài
nguyên
thiên nhiên

Bước 1:
1:Giảm
Giảm
thiểu
thiểu
thiểu(giảm
(giảm
thiểu
phát
thải
phátsinh
sinhchất
chất


các
thải
vàsản
cácphẩm
sản
phụ)
phẩm phụ)

Bước 3a: Tái chế (đối
với các vật không thể
tái sử dụng được)

Bước 2: Tái sử
dụng (sử dụng
các sản phẩm
nhiều lần)
Sự thải bỏ

Quá trình xử lý
(Tái chế, thiêu đốt,..)

Bước 3b: Tái chế bằng
nhiệt (lấy nhiệt từ các
vật không thể tái chế
được nữa nhưng có thể
tận thu nhiệt)
Bước 4: Chơn lấp đúng
quy cách (đối với các
vật khơng thể tái chế
được)


Sự thải bỏ cuối
cùng

Hình 1.1. Khái niệm về 3R ( Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế)
Các nội dung cơ bản của 3R bao gồm:
12


Giảm thiểu chất thải rắn: Trong thực hiện 3R, giảm thiểu phát sinh chất thải
rắn đô thị là một trong những vấn đề cần thiết và phải được ưu tiên. Ví dụ, trong
tiến trình thay đổi cách sống trong q trình đơ thị hóa thì rất cần thúc đẩy giảm
lượng chất thải thực phẩm phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng và người bán lẻ,
và khuyến khích sự nỗ lực của ngành công nghiệp thực phẩm để xem xét lại thành
phần bao bì và quá trình sản xuất để giảm thải. Mặt khác, do thành phần của chất
thải rắn đơ thị rất phong phú, vì vậy nên việc phân loại chất thải phải được thực
hiện. Tại các nước đang phát triển, chất thải rắn thường được phân ra làm 3 loại:

– Chất thải rắn hữu cơ
– Chất thải rắn có thể tái chế
– Chất thải rắn vơ cơ
Phân loại chất thải rắn tại nguồn (Solid Waste Seperation at Source) là một
trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống quản lý chất thải rắn hiện
đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân loại) một số thành
phần chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh trước khi nó được chuyên chở đi. Ví dụ,
đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thể phân thành ba loại: (1) các phế thải có khả
năng tái sử dụng hoặc tái sinh như: giấy, nilon, nhựa, kim loại, thủy tinh, vỏ đồ hộp;
(2) các thành phần hữu cơ có thể sử dụng để làm phân compost; và (3) các thành
phần còn lại.
Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt

kinh tế, xã hội và môi trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho
mục đích tái sinh/tái chế. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế
việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận
chuyển và xử lý và do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả
tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xử lý cuối cùng các thành phần khơng có khả năng tái chế.
Một ý nghĩa quan trọng khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là kích
thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công
13


ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành
phần hữu cơ trong rác sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu việc phân loại rác tại
nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng
cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị
trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay.
Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn công nghiệp tập trung chủ yếu vào áp
dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Theo định nghĩa của UNEP: “Sản xuất sạch hơn
là việc áp dụng liên tục chiến lược phịng ngừa tổng hợp về mơi trường vào các quá
trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro
cho con người và môi trường”.
Trong thực tế, các thay đổi khơng chỉ đơn thuần là thiết bị mà cịn là các thay
đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Giảm chất thải tại nguồn
thông qua quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Giảm thiểu chất thải rắn ngay tại nguồn được thực hiện bằng việc áp dụng
các giải pháp sử dụng tối ưu nguyên liệu, thay đổi cơng thức sản phẩm, giảm các
vật liệu bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen trong tiêu dùng.
Tái sử dụng : Tái sử dụng lại là một dạng của việc làm giảm chất thải - mở rộng
các nguồn cung cấp nguyên liệu và giảm năng lượng sử dụng và giảm ơ nhiễm thậm
chí hơn cả tái chế. Hoạt động tái sử dụng chất thải rắn có thể được thực hiện tốt ở

các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thơng tin để trao
đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở
thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.
Hoạt động tái sử dụng tập trung vào thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng
lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập
trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thơng qua
khâu lưu thơng dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: sản xuất-lưu thôngtiêu dùng- lưu thông-sản xuất.

14


Trong tái sử dụng, sản phẩm được giữ nguyên về chất liệu kết cấu và hình
dáng cũng như chức năng ban đầu và được đưa vào q trình chuyển hóa (ví dụ
như: bao bì đóng gói nhiều lần). Thơng lệ thì những sản phẩm như vậy khơng phải
là chất thải, do đó trong nghĩa rộng có thể được hiểu là tái sinh, nhưng số lượt của
chu trình tái sử dụng bị hạn chế. Ví dụ, chai được sử dụng nhiều lần bị vỡ hay bị
mất đi tính năng sử dụng đặc trưng. Người ta tính trung bình một chai có thể được
tái sử dụng khoảng 20 lượt ( Hình 1.2).
Đơi khi cũng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm được nếu như sản phẩm với
kết cấu chất liệu, hình dáng ban đầu được sử dụng theo một chức năng khác. Ví dụ,
cốc đựng mỳ ăn liền làm cốc uống nước, bình nhựa làm thùng chứa nước mưa, lốp
xe ơtơ làm ghế xích đu hay đài hoa.

Đóng chai

Sử dụng
nhiều lần

Hình 1.2. Tái sử dụng lại các chai
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái, Hội nghị quốc gia về Xây dựng chiến lược 3R tại

Việt Nam 2007, Báo cáo thực trạng áp dụng 3R tại Việt Nam)

15


Thu hồi, tái chế : Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua
hệ thống thu gom chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và
buôn bán phế liệu (Hình 1.3). Cơng nghiệp thu hồi có 3 cấp được chia thành 6 nhóm
nghề:



Cấp thứ nhất gồm người đồng nát và người nhặt rác : Hai nhóm người này
có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt
động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động.



Cấp thứ hai (gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu
từ người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn
thành phố) : Những người thu mua phế liệu này cũng tiến hành theo cách tương tự
tại những nơi cố định.



Cấp thứ ba gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mơ

Nguồn phế thải phế liệuNhóm thu gom phế liệuNhóm thu mua phế
Nhóm
liệubn bán và sử dụng lại phế liệu


lớn, ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt

trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán
lại.
Bãi chôn lấp

Thu mua tại bãi đổ rác
Đội quân bới rác tại bãi rác

Bãi tập kết tạm thời/ trạm TC

Các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp

Xe rác đẩy tay
Đường phố

Đội quân nhặt rác lưu động
Thu mua đồng nát tại kho chứa

Thùng rác, bể chứa rác
Đại lý và những người bn bán
Các hộ gia đình
Khách sạn
Cơ quan,
16
lưumua
độngđồng nát tại kho chứa
trường họcNhững người mua đồng nátThu
Nhà hàng ăn uống nhà trọ


XK


Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân
(Nguồn: Ban quản lý dự án 3R-HN/ Đoàn chuyên gia JICA (2006), Báo cáo
hiện trạng quản lý rác thải tại Thành phố Hà nội)

Tái chế có thể ở dạng tái sinh hoặc tái tạo lại giá trị hoặc tiếp tục tận dụng giá trị.
Tái sinh là một khái niệm thời sự thơng qua hình thức sử dụng lại hay tận
dụng lại giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, khái niệm này liên quan đến
chất thải của sản xuất và tiêu dùng, những vật mà trước khi được đưa vào quá trình
tái sinh đã được chủ của nó coi là những thứ muốn vứt bỏ đi.
Tái sinh là sự kéo dài thêm một khoảng ngắn thời gian lưu của nguyên liệu và
năng lượng trong quá trình chuyển hóa. Vì thế, cơng nghệ có tính đến giảm thiểu và
cơng nghệ có tính đến phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường.
Việc tiếp tục sử dụng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, song tất cả các
quá trình cũng chỉ là những việc sử dụng lại nhiều lần, do đó vật chất và năng lượng
có thể giữ được trong một thời gian có hạn và riêng biệt trong phạm vi của q trình
chuyển hóa kế tiếp nhau và sau đó được đưa vào chu trình.
Tái tạo giá trị: Tái tạo giá trị là q trình trong đó chất liệu kết cấu ban đầu được
tái tạo lại thông qua một quá trình xử lý. Hình thái ban đầu và chủ đích sử dụng ban

17


đầu có thể được tái tạo. Ví dụ, sử dụng sắt vụn trong cơng nghiệp luyện thép, nấu chảy
mảnh kính trong công nghiệp thủy tinh, giấy vụn trong công nghiệp giấy… (Hình 1.4).

Sản phẩm tiêu dùng


Đã sử dụng

Phế liệu

Hình 1.4. Minh hoạ về tái tạo lại giá trị
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái, Hội nghị quốc gia về Xây dựng chiến lược 3R tại
Việt Nam 2007, Báo cáo thực trạng áp dụng 3R tại Việt Nam)

Tiếp tục tận dụng giá trị: Có thể áp dụng với cả hình thức vật chất và năng
lượng. Đặc tính của việc tiếp tục tận dụng giá trị vật chất là sự chuyển hóa vật chất
thơng qua một quá trình xử lý và làm thay đổi chức năng của sản phẩm mới hình
thành. Ví dụ, ủ các chất hữu cơ, sản xuất ván ép từ mùn cưa, sản xuất vật liệu cách
âm từ giấy phế thải, vật liệu xây dựng từ chất dẻo cũ.
Một hình thức nữa của việc tận dụng giá trị là tận dụng năng lượng. Sự chuyển
hóa vật chất sang năng lượng là một q trình khơng đảo ngược được. Do bản thân
năng lượng sau khi được sử dụng vào quá trình chuyển hóa thì chỉ có thể thu hồi lại
được rất ít, nên q trình này là mắt xích cuối cùng trong chuỗi chu trình có khả dĩ.
Tái tạo năng lượng ngồi việc thể hiện tái sử dụng vào chức năng ban đầu của
nó cịn thể hiện việc tiếp tục sử dụng vào chức năng khác. Ví dụ, qua việc sử dụng
điện năng để sản xuất, nhiệt năng sinh ra trong quá trình sản xuất này được tận dụng
để sưởi ấm.

18


1.2. Việc áp dụng sáng kiến 3R tại một số nước trên thế giới
Tại châu Á, quá trình hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng, mật độ dân số tại
khu vực đơ thị tăng nhanh, q trình sản xuất và thương mại quốc tế tăng làm gia
tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những sự thay đổi này sẽ dẫn tới vấn

đề cấp bách như gia tăng lượng và loại đối với chất thải rắn, chất thải rắn này ngày
càng có nhiều tính chất khác nhau, vấn đề vận chuyển qua biên giới đối với hàng
hóa, nguyên liệu và các sản phẩm có liên quan đến 3R, và sự tăng giá của các các
nguồn tài nguyên.
Tại các nước này, các bãi rác lộ thiên là một thực tế phổ biến đối với việc thải
bỏ chất thải, điều này dẫn tới ơ nhiễm nguồn nước, gây mùi khó chịu và các vấn đề
về môi trường, sức khỏe và vệ sinh khác. Một thách thức lớn là ô nhiễm kim loại do
sự phân ly khơng hồn tồn, tăng mức chất độc hại trong chất thải cơng nghiệp, chất
thải có khả năng lây nhiễm lẫn với rác thải đô thị; việc thu hồi không đúng đắn tài
nguyên từ chất thải điện tử có hại cho sức khỏe và gây ơ nhiễm môi trường. Trong
khi lý tưởng nhất là các chất độc hại hoặc chất thải nguy hại và chất thải có giá trị
kinh tế không nên đưa tới bãi chôn lấp thì thực thế lại khác, các loại chất thải này
đều được đem đi chơn lấp. Hơn nữa, khí metan sinh ra từ khu vực chôn lấp trực tiếp
gây ra hiệu ứng nhà kính. Như đã đề cập ở trên, các chính phủ và chính quyền địa
phương phải đối mặt với việc thiếu các chiến lược quản lý chất thải rắn, và bị cản
trở bởi cơ chế của các cơ quan, thiếu nguồn nhân lực và thiếu ngân sách. Mặt khác,
quản lý chất thải rắn thường không được ưu tiên trong chính sách quốc gia.
Việc cần thiết nhất để phát triển bền vững tại châu Á là nhận thức về việc sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và nguyên liệu, và giảm thiểu các tác động môi
trường do tiêu dùng và các hoạt động sản xuất. Thúc đẩy 3R thông qua việc tích hợp
các chính sách trong quản lý chất thải và quản lý tài ngun là chìa khóa để nhận
thức rõ về sản xuất và tiêu dùng bền vững ở châu Á.
1.2.1. Nhật Bản
Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ dài phát triển kinh tế dựa trên việc sản
xuất hàng loạt, tiêu dùng và thải bỏ hàng loạt. Kết quả là Nhật Bản ngày nay
19


đang phải đối mặt với các sức ép về môi trường, như thiếu đất để chôn lấp rác,
khan hiếm tài nguyên, đe dọa sẽ bị cạn kiệt tài nguyên khoáng trong tương lai.

Các sức ép này có thể trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế. Nhằm
phát triển ổn định trong tương lai, Nhật Bản đã nhanh chóng tập trung vào các
vấn đề rác thải và tái chế. Nhưng hơn thế nữa, nước Nhật nhìn nhận các vấn đề
này như là những sức ép đối với sự phát triển kinh tế, do vậy Nhật Bản đã giải
quyết các vấn đề môi trường trước tiên. Hưởng ứng sáng kiến 3R của Thủ tướng
Koizumi, Nhật Bản đã chuyển sang hình thái phát triển kinh tế mới. Đó là một
thách thức để tạo nên hệ thống kinh tế mới dựa trên 3R mà trong đó cho phép phát
triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường.
Công tác giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế trong quy trình quản lý rác thải
tại Nhật là vấn đề được ưu tiên hàng đầu nhằm duy trì và phát triển xã hội bền
vững. Yêu cầu cấp thiết ở đây là tạo dựng một hệ thống kinh tế mới cân bằng
giữa lợi ích mơi trường và lợi ích kinh tế.
“Hội đồng Cấu trúc Cơng nghiệp” của Chính phủ Nhật Bản trong năm
1999 đã đưa ra đề xuất có tiêu đề “Hướng tới một Hệ thống Kinh tế dựa trên Tái
chế”. Quan điểm chủ đạo trong đề xuất này là triển khai các chủ trương của 3R,
đó là thực hiện giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.
Trong năm 2000, Chính phủ Nhật Bản đã thi hành và sửa đổi sáu luật liên
quan đến quản lý và tái chế rác thải, thiết lập các nguyên tắc nhằm xây dựng một
xã hội theo hướng tái chế.
Trong quá trình triển khai 3R tại Tokyo từ 1989 đến 2000, Chính quyền
thành phố này đã thực hiện những nỗ lực sau:



Thực hiện chiến dịch giảm lượng thải



Phê duyệt gỗ thải từ vật liệu xây dựng




Xây dựng “Kế hoạch Hành động về Giảm lượng Thải”



Phổ biến túi rác trong suốt



Phát hành Sách trắng về chất thải tại Tokyo
20




Xây dựng “ Quy tắc Thu gom Tokyo năm 1996”



Thực hiện chiến dịch “Túi rác của tơi”



Triển khai dự án Mơ hình về phục hồi nguồn (Tokyo Rule I)



Xây dựng kế hoạch xử lý chất thải nội địa




“Trách nhiệm cá nhân thu gom” đối với chất thải từ hoạt động kinh doanh



Xây dựng kế hoạch khẩn nhằm mở rộng phạm vi sử dụng giấy cũ



Uỷ ban báo cáo về tình hình quản trị mới đối với quản lý chất thải cơng nghiệp



Hướng dẫn thăm quan (đối với chất thải cho phép)
(Nguồn: Working Group on Enhancing International Recycling, Waste
Prevention and Recycling Sub-committee- Industrial Structure Council – METI –
Japan (October 2004), Toward a Sustainable Asia Based on the 3Rs)
Chính quyền trung ương và địa phương, các cơ sở kinh doanh và người tiêu
dùng Nhật Bản đã cùng nhau, bắt đầu bằng nhiều cách, giúp xây dựng và tạo bước
thành công cho hệ thống tái chế. Nhận thấy sự cần thiết cho các hoạt động trong
tương lai, chính phủ Nhật Bản đang cho ra một khái niệm về 3R, bằng các phương
pháp hữu hiệu, đảm bảo được những tác động thực tế và sự hợp tác trên thế giới để
tiếp cận với các vấn đề 3R.

Ví dụ về việc áp dụng sáng kiến 3R của Thành phố Nagoya – Nhật bản
Chính quyền thành phố Nagoya đã cho dừng một kế hoạch xây dựng nhà máy xử
lý rác thải mới vào năm 1999, cho dù nhà máy cũ hiện có đang bị quá tải về chất thải
rắn. Ngồi ra thành phố cũng đã khơng cho phép nhà máy đốt rác hiện có của thành
phố hoạt động ngoài khung thời gian qui định đã thoả thuận với dân cư sinh sống

quanh nhà máy đó. Chính quyến thành phố Nagoya đã phải ra “Tuyên bố khẩn cấp
về rác thải” nhằm giải quyết vấn đề về rác thải đang gặp phải.
Việc phân loại các chai thuỷ tinh và đồ hộp đã được mở rộng ra 16 quận từ 9 quận
ban đầu. Thành phố đã chọn mẫu túi đựng rác thải vào tháng 10. Hệ thống phân loại
21


giấy, túi và hộp nhựa, và các chai PET đã được áp dụng từ tháng 8. Việc thu gom các
chai PET tại các điểm cũng đã được tiến hành.
Hiệu quả của việc giảm thiểu rác thải: Kể từ khi có “Tuyên bố khẩn cấp về rác
thải”, lượng rác thải đã giảm đi 30% nhờ có việc phận loại sớm rác thải ngay từ
( ?1000 tons (

nguồn (Hình 1.5).
1,500
1,400
1,300
1,200
1,100
1,000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0


Rác thải

Rác tái chế

Tổng lượng thu được

Tuyên bố khẩn cấp về rác thải
1,074

1,081

1,108

111

113

120

963

1994

968

1995

988


1996

1,142

1,174

130

151

1,012

1997

1,022

1998

1,134

1,085

1,104

1,108

1,128

1,109


297

345

355

368

383

787

760

753

761

727

1999
2000
2001
(Năm tài chính)

2002

2003

2004


217

917

Hình 1.5. Lượng rác thải và rác tái chế trước và sau
“Tuyên bố khẩn cấp về rác thải”
(Nguồn: Ban quản lý dự án 3R-HN/ Đoàn chuyên gia JICA, 2006, Báo cáo hiện
trạng quản lý rác thải tại Thành phố Hà nội)
Ghi chú: Tổng lượng rác thải và rác tái chế có thể khơng khớp với tổng lượng thu được do sai số
do làm tròn số.

Thống nhất việc thực hiện hệ thống phân loại rác thải ngay từ nguồn với các chi
phí mới bao gồm cả các chi phí mà các hộ gia đình phải chịu: Thành phố Nagoya đã
thực hiện các biện pháp sau đây để tạo được sự nhất trí của người dân về hệ
thống phân loại mới mặc dù nó địi hỏi phải tăng các chi phí bổ sung và các gánh
nặng tài chính đối với các hộ gia đình.

- Kêu gọi về sự cần thiết giảm thiểu rác thải: Chính quyền thành phố Nagoya đã
đưa ra lời kêu gọi đối với dân chúng về sự cần thiết giảm bớt rác thải.

- Các hội nghị tuyên truyền giải thích và quảng cáo: Chính quyền thành phố
22


Nagoya đã tổ chức tổng cộng 2.300 hội nghị tuyên truyền, giải thích để giới
thiệu cách thức thu thập phân loại giấy và các thùng/hộp nhựa. Hơn nữa, thành
phố cũng đã phân phát các cuốn sách giới thiệu về việc thu gom phân loại tới
từng hộ gia đình, trình chiếu hoặc cho thuê miễn phí các băng video hướng dẫn,
tiến hành các hoạt động quảng cáo thông qua sự hợp tác với các cửa hàng bán lẻ

hoặc các công ty quản lý các khu chung cư và các trường đại học. Thành phố
cũng đẩy mạnh quảng cáo trên các báo chí, vơ tuyến truyền hình hoặc đài phát
thanh trước khi thực hiện hệ thông phân loại rác mới. Thành phố cũng thiết lập
đường dây nóng để trả lời các câu hỏi và tiếp thu các khiếu nại của dân chúng
sau khi thực hiện hệ thống phân loại mới này.

- Chia sẻ các kết quả đạt được qua việc giảm thiểu rác thải: Thành phố đã chỉ ra
việc gia tăng chi phí tái chế rác thải nhưng đồng thời cũng chỉ ra mức độ cắt
giảm lượng rác thải đã đạt được, nhà máy tiêu hủy rác sẽ được sử dụng trong bao
nhiêu năm và gánh nặng về mặt môi trường được giảm đi bao nhiêu khi sử dụng
hệ thống phân loại mới này. Chính phủ cũng đã chỉ ra các kết quả đạt được này
thông qua báo cáo hàng năm (“Báo cáo Nagoya Gomi”) hoặc trong tài liệu quan
hệ công chúng. Các kết quả này cũng có trên web site của thành phố.
[Nguồn] : Nagoya City (2004), Reportn on Nagoya Gomi
1.2.2. Malaysia
Hưởng ứng sáng kiến 3R, để giải quyết lượng chất thải rắn đang gia tăng,
Chính phủ Malaysia đã chủ trương tái chế và tối thiểu hoá lượng chất thải trong kế
hoạch phát triển quốc gia. Chính phủ Malaysia, trong Kế hoạch lần Tám (2001 –
2005), cũng đã triển khai “tối thiểu hoá chất thải:, “xúc tiến tái sử dụng”, “phát triển
mơ hình xã hội dựa trên tái chế, và “triển khai dự án thí điểm tái chế” và coi đó là
những mục tiêu chính sách chủ đạo. Kế hoạch lần Chín (2006 – 2010) tập trung
nhiều hơn vào cơng tác duy trì giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải và sử dụng nhiều
hơn các sản phẩm thân thiện môi trường.
Bên cạnh khung chính sách gắn liền với kế hoạch nêu trên, Bộ Quản lý Nhà
ở và Chính quyền Địa phương (MHLG) cũng đã lập kế hoạch về quản lý chất thải
23


rắn


1) Kế hoạch ABC (Kế hoạch Hành động vì một Malaysia Sạch Đẹp)
2) Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Quản lý chất thải rắn
Song song với những kế hoạch này, MHLG cũng đã phát động Chương trình
Quốc gia về Tái chế (NRP) trong năm 1993, (tái phát động năm 2000), trong đó có
104 hộ gia đình đăng ký tham gia chương trình. Trên cơ sở NRP, MHLG đã chuẩn
bị và đóng góp hơn 2000 bộ thùng rác 3 màu cho các hộ gia đình tham gia và
MHLG đã khuyến khích việc thành lập các điểm thu gom chất thải. MHLG còn
chọn ngày 11/11 là “Ngày Quốc gia về Tái chế” và sẽ tổ chức sự kiện lớn trong
ngày đó. Một loạt các chiến dịch về nhận thức cộng đồng đã được triển khai với
khẩu hiệu: “Cân nhắc trước khi thải”
Bất chấp những thử thách nêu trên, ở đó vẫn tồn tại những vấn đề liên quan tới
công tác tối thiểu hố chất thải tại Malaysia. Đó là:



Lượng Chất thải Rắn và Chi phí Quản lý chất thải rắn (SWM) tăng



Thiếu cơ sở dữ liệu về SWM và tái chế



Thiếu Nhận thức về Tối thiểu hố chất thải



Thiếu Chính sách Xúc tiến Tối thiểu hố chất thải, và




Thiếu thơng tin và Sự liên kết phối hợp giữa các đối tượng tham gia.

24


Để giải quyết vấn đề, Chính phủ Malaysia đã phối hợp với JICA tiến hành
nghiên cứu về Chương trình Quốc gia về Tối thiểu hoá chất thải tại Malaysia từ
07/2004 đến 07/2006
Nghiên cứu này xây dựng Kế hoạch Chủ đạo về Tối thiểu hoá chất thải với
mục tiêu hiện thực hố “Xã hội Tái chế Vật liệu thơng qua 3Rs”. Muốn vậy, nghiên
cứu đã dự thảo Kế hoạch Hành động Liên bang để hướng dẫn chính phủ liên bang
thực hiện nỗ lực của mình. Các chiến lược và hành động của Kế hoạch Chủ đạo
được mô tả khái quát dưới đây. Kế hoạch Chủ đạo và Kế hoạch Hành động Liên
bang đã được công bố cho các cán bộ phụ trách quản lý chất thải rắn tại chính
quyền địa phương ( Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Kế hoạch Hành động Liên bang và Kế hoạch chủ đạo về tối thiểu
hoá chất thải rắn
Chiến lược Kế hoạch Chủ đạo
Chiến lược 1: Nâng cao Nhận thức
về Tối thiểu hoá Chất thải

Chiến lược 2: Củng cố Hợp tác
nhằm triển khai các Hoạt động 3R
Chiến lược 3: Nâng cao Thể chế
nhằm Tăng cường Chính sách Chính
phủ về Tối thiểu hoá Chất thải

Kế hoạch Hành động Liên bang
Hành động 1:

Đẩy mạnh Hoạt động Nâng cao Nhận thức theo
Chương trình Quốc gia về Tái chế (NRP)
Hành động 2:
Triển khai Hoạt động 3R trong Trường học
Hành động 3:
Hình thành Mạng lưới Liên kết các Đối tượng tham gia
và Đẩy nhanh Hoạt động Hợp tác về 3R
Hành động 4:
Củng cố Hệ thống Tài chính, Quy chế và Luật pháp

(Nguồn: Ban quản lý dự án 3R-HN/ Đoàn chuyên gia JICA, 2006, Báo cáo hiện
trạng quản lý rác thải tại Thành phố Hà nội)
1.2.3. Thái Lan
Một trong các thành phố của Thái Lan áp dụng sáng kiến 3R là thành phố Hat
Yai, thuộc tỉnh Songkhla, nằm ở cực Nam Thái Lan.
Được sự hỗ trợ của JICA, Chính quyền thành phố HatYai đã triển khai dự án
thí điểm nghiên cứu hệ thống quản lý rác thải cho thành phố Hat Yai với mục tiêu
tìm phương pháp phân rác tại nguồn cho mục đích tái chế phù hợp thực tế của thành
phố Hat Yai và làm giảm thiểu lượng rác thải phát sinh.
Tháng 3 năm 2005, nhà máy phân vi sinh và nhà máy phân loại rác tái chế
25


×