Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

LƯU QUANG VŨ & XUÂN QUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.52 KB, 6 trang )

Lưu Quang
Vũ - Xuân
Quỳnh Và
Mùa Hè
Định Mệnh
Kỷ niệm 15
năm ngày
mất Lưu
Quang Vũ
và Xuân
Quỳnh
(29/8/1988 –
29/8/2003):
(VietNamN
et) - Mùa hè
năm 1988 là
mùa hè cuối
cùng của
Lưu Quang
Vũ và Xuân
Quỳnh. Đó
là khoảng
thời gian mà
Lưu Quang
Vũ làm việc
hối hả, với
năng suất
phi thường,
làm việc
như biết
mình sắp bị


giời bắt đi.
Đó cũng là
mùa hè
Xuân Quỳnh
phải nằm
viện, trái tim
nhỏ bé của
chị nặng trĩu
những dự
cảm ưu
phiền...
Chúng tôi
xin giới
thiệu những chi tiết chưa nhiều người biết về những ngày cuối
cùng của anh chị. Bài viết do nhà báo Lưu Quang Định, em ruột
của Lưu Quang Vũ gửi riêng cho VietNamNet.
Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi bước vào sân khấu - năm 1980
với vở “Sống mãi tuổi 17” - cho đến khi nằm xuống, Lưu
Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, hầu hết đã được dàn dựng.
Đó là còn chưa kể hàng trăm bài thơ, truyện ngắn, bài báo...
Người ta vẫn thường hỏi Lưu Quang Vũ lấy đâu ra thời gian,
năng lượng để hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ như
vậy trong một thời gian ngắn như vậy? Ngay cả bạn bè, đồng
nghiệp, ngay cả những người thân trong gia đình nhiều lúc cũng
không trả lời nổi câu hỏi đó.
Đặc biệt, trong năm cuối cùng, mùa hè cuối cùng của đời mình,
Lưu Quang Vũ làm việc hối hả hơn bao giờ hết. Sau khi Lưu
Quang Vũ mất, trên bàn làm việc của anh vẫn còn để một mảnh
giấy nhỏ, trong đó anh ghi: “Công việc phải làm từ tháng 8 tới
tháng 12 (1988)”, với tên 8 vở kịch, một tập thơ cùng một số

công việc khác. Cho đến khi mất, nghĩa là chỉ trong vòng một
tháng kể từ khi viết mảnh giấy, anh đã kịp thực hiện và đưa lên
sàn diễn trọn vẹn 3 vở: Trái tim trong trắng (đoàn Kịch Hải
Phòng và Đoàn Chèo Hà nam Ninh dựng), Lời thề thứ chín
(Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng 1988), Điều không thể
mất (Nhà hát Tuổi trẻ, Đoàn Kịch Quân khu II dựng 1988). Vở
thứ tư - Chim sâm cầm không chết – đã viết xong cảnh cuối,
Đoàn kịch Hải Phòng đã nhận dàn dựng. Và nếu như không ra
đi đột ngột thì rất có thể Lưu Quang Vũ đã có cơ hội “hoàn
thành kế hoạch năm”, viết nốt 4 vở còn lại: Bồ câu biển, Trà
hoa nữ, Thủ tục làm người sống... Cũng trong năm 1988, ngoài
mấy vở trên, anh còn viết một loạt vở nữa như Đôi đũa kim
giao (Đoàn ca múa Hà Nam Ninh dựng), Ông không phải bố tôi
(có 4 đoàn dựng), Linh hồn của đá (Đoàn Chèo Hải Phòng
dựng), Bệnh sĩ (Nhà hát kịch Trung ương dựng)...
Mùa hè năm đó tôi mới 22 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai ở
Liên xô cũ, được về phép. Sau mấy năm xa nhà, thấy HN có
một số thay đổi: Chế độ tem phiếu đã bị bãi bỏ. Đồ đạc có vẻ
nhiều hơn, nhưng điện vẫn thường xuyên mất, cuộc sống nhìn
chung vẫn rất vất vả. Gia đình tôi sống trong một căn phòng ở
gác hai số nhà 96 phố Huế. Anh Vũ, chị Quỳnh, Kít (Lưu Minh
Vũ) và Mí (Lưu Quỳnh Thơ) sống trên tầng ba, trong một căn
phòng rộng 6,5 mét vuông. Suốt mùa hè đó, thường thường tôi
chỉ gặp Lưu Quang Vũ lúc sáng sớm, hoặc lúc 1,2 giờ sáng.
Còn cả ngày anh đi vắng suốt. Lịch làm việc của anh bao giờ
cũng dày đặc. Có ngày sáng anh lên Hà Bắc dựng kịch, chiều về
Nhà hát kịch đọc vở mới với đạo diễn, tối lại đi Hà Tây xem
duyệt vở. Có khi nửa đêm về đến nhà, anh uống vội cốc cà phê
rồi lại ngồi
vào bàn viết.

Nhiều lúc
chị Quỳnh
bảo với mẹ
tôi: “Mẹ
phải can anh
Vũ giúp
con, anh ấy
làm việc
chẳng kể gì
đến sức
khoẻ cả.”
Mẹ tôi cũng
thường nói
với anh “con
làm gì cũng
phải giữ lấy
sức khoẻ”.
Những lúc
đó, anh
thường bảo:
“Con cũng
biết thế
nhưng mình
cố một chút
thì đoàn có
vở dựng,
mấy chục
con người
có công ăn
việc làm...”

Anh Vũ là
người rất mê
bóng đá
nhưng giải
EURO năm
đó tôi thấy
hầu như anh
không còn
thời gian để
xem. Chị
Quỳnh cũng
“miễn” mọi
việc nhà cho
anh, không
phải xuống
tầng 1 xếp
hàng xách nước lên tầng 3. Hồi đó nước sinh hoạt ở HN là một
vấn đề rất cơ cực.
Nhà tôi mùa hè đó lúc nào cũng có một vài ông khách – là
người của các đoàn - đến “đòi” kịch bản. Mới bảnh mắt, vừa
mở cửa ra đánh răng, rửa mặt đã thấy có người đứng đợi. Có
người ý tứ, anh Vũ vắng nhà thì đứng ngoài cầu thang chờ.
Nhưng cũng có người cứ ngồi lì trong nhà, uống hết tuần chè
này sang tuần khác, đốt thuốc khói um nhà. Dường như họ nghĩ
làm vậy thì gia đình Lưu Quang Vũ sẽ sốt ruột, anh sẽ chóng
phải về hơn. Nhiều hôm thương anh, chúng tôi buộc phải nói
dối là anh đi vắng. Khách vẫn kiên nhẫn đứng chờ bên ngoài.
Anh Vũ khoá trái cửa, ngồi trong nhà viết, muốn ho cũng không
dám ho. Có ông khách đứng nấp ở cầu thang. Một lúc thấy anh
Vũ lò dò ra bèn reo toáng lên, xồ tới như bắt được thằng kẻ

trộm.
Các đoàn đều săn đón vở của anh. Mà tính anh Vũ thì lại cả nể,
với ai cũng hứa. Hứa rồi bận quá không thực hiện được lời hứa.
Khi người ta đến lại phải lỡ hẹn, hoặc phải nói dối. Có người bị
anh hẹn đi hẹn lại ba bốn lần. Thành ra anh bị mang tiếng là hay
nói dối. Thực ra thì anh không định nói dối mà chỉ do quá bận
bịu. Có người - như đạo diễn NSND Phạm Thị Thành – thì
thông cảm và gọi đó là “kiểu nói dối đáng yêu”. Nhưng có
người – như cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi - nhiều lúc
phát cáu lên, nói với chị Quỳnh: “Hay là Vũ không muốn làm
việc với tôi nữa thì cứ nói thẳng ra. Việc gì cứ phải lỡ hẹn như
vậy?!...” Chị Quỳnh lại phải xin lỗi, giải thích mãi.
Anh Vũ thì bận túi bụi như vậy, còn chị Quỳnh mùa hè năm đó
sức khoẻ giảm sút rất nhiều. Tháng 3 năm 1988 chị được cử
tham gia Ban Giám khảo Liên hoan phim toàn quốc ở Nha
Trang. Trên đường đi, chiếc xe chở cả đoàn đang qua cầu bỗng
bị lật. Trong tấm ảnh ghi lại vụ tai nạn đó, chiếc xe khách nằm
1/3 trên thành cầu, còn 2/3 lửng lơ trong khoảng không. Thật hú
vía! Rồi đến tháng năm, chị thường thấy khó thở, thỉnh thoảng
ngực trái lại dội lên những cơn đau rất lạ. Vào viện khám, bác sĩ
bảo tim chị có vấn đề. Xuân Quỳnh phải nằm viện hai tháng
trời. Khi tôi về phép thì chị đã ra viện, nhưng sắc mặt kém đi
nhiều so với một năm trước đó, khi tôi gặp chị ở Matxcova
trong đoàn nhà văn VN sang học tại Trường viết văn Gorki.
Tính chị vẫn vui, vẫn hay đùa, nhưng nhiều lúc trong câu
chuyện thấy ánh mắt chị thảng thốt, như nhìn vào đâu đâu.
Xuân Quỳnh đã từng có hẳn một bài thơ viết về trái tim, bài Tự
hát: “Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/Trái tim em anh đã
từng biết đấy/Anh là người coi thường của cải/Nên nếu cần anh
bán nó đi ngay... Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt

đời thường ai chẳng có/Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn
nữa/Nhưng
biết yêu anh
cả khi chết
đi rồi....”
Oái ăm thay,
trái tim chan
chứa tình
yêu thương
đó giờ lại
đang đau.
Chị Quỳnh
làm dâu
trong nhà tôi
đã mười lăm
năm, thật sự
cả mấy anh
em chúng
tôi đều coi
chị như chị
ruột. Chúng
tôi vẫn nhớ
ngày anh chị
mới về với
nhau, tài sản
giá trị nhất
chỉ là chiếc
phích nhỏ.
Những ngày
hè nóng

cháy, chị đi
giặt ở cái
máy nước
công cộng
ngoài phố
Trần Nhân
Tông về, cái
chậu quần
áo to tướng
vẹo một bên
người.
Những ngày
Tết chị ngồi
gói bánh
chưng. Thời
cấp ba chị
đèo tôi lên
nhà thầy
Trần Nhật
Minh xin học thêm môn văn... Vậy mà giờ đây, khi anh Vũ bắt
đầu ổn định thì chị lại đau yếu. Chắc để cho không khí trong
nhà đỡ nặng nề, mọi người lúc đó thường tránh nói về bệnh tật
của chị. Vì vậy tôi cũng không biết bệnh chị nghiêm trọng đến
mức nào. Mãi về sau này, mẹ tôi mới kể là lúc đó, anh Vũ đã
nói với bà: “Bác sĩ bảo bệnh tim của Quỳnh rất nặng. Nếu chăm
sóc tốt thì cũng chỉ sống được vài ba năm nữa thôi, phải có chế
độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt”...
Về con cái của anh chị, năm đó cũng đã lớn khôn nhiều. Tuấn
Anh – con riêng chị Quỳnh - đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ,
xin được vào làm ở Thông tấn xã. Kít đang học Sân khấu Điện

ảnh. Đặc biệt lớn là Mí. Nó không còn bầu bĩnh, để tóc dài
giống con gái như hồi nhỏ, mà cao vổng lên, chân tay lòng
khòng, lại đang vỡ giọng. Nhưng Mí vẫn rất ngoan và học giỏi.
Chị Quỳnh thường khoe nó rất tiết kiệm, bố cho tiền ăn phở
sáng thì cu cậu chỉ ăn xôi. Mí chăm làm việc nhà, ngày nào
cũng xách nước, nấu cơm giúp mẹ. Lúc rảnh thì mua vé rủ bà
nội đi xem phim. Nó vẫn chơi guitare rất hay, vẽ và viết truyện
ngắn đều, thỉnh thoảng lại thấy được đăng báo. Tôi đặc biệt ấn
tượng với một bức tranh của Mí, vẽ một lọ hoa màu tím, đến
giờ vẫn treo trên tường nhà tôi. Ấn tượng bởi đó là một bức
tranh rất buồn và già dặn, như không phải là của một cậu bé 13
tuổi.
Cũng mùa hè năm đó, anh Vũ chị Quỳnh có một tin vui : Được
Hội Nhà văn phân nhà, một căn hộ hai phòng trên tầng ba khu
tập thể Ngọc Khánh. Tôi đã một lần đạp xe đèo chị Quỳnh lên
xem nhà. Đi đường Kim Mã, rồi rẽ trái. Hồi đó chưa có đường
Liễu Giai, phải dắt xe đạp vượt qua những đống đất đá lổn nhổn
mới tới khu tập thể. Chị Quỳnh tấm tắc: “Rộng quá, ở thế nào
cho hết!” Thực ra diện tích nhà tổng cộng chỉ hơn 40 mét vuông
thôi , nhưng so với cái chuồng cu 6 mét mà anh chị đang ở thì
quả là rộng thật. Rồi chị tính chỗ này kê giường, chỗ kia kê tủ.
Suốt bao nhiêu năm, chưa bao giờ anh Vũ chị Quỳnh có giường
bởi vì nhà quá chật, không đủ chỗ kê. Chỉ tiếc là chưa kịp dọn
về căn hộ mới, chưa kịp nằm trên chiếc giường mơ ước ấy, anh
chị đã ra đi...
Thấm thoắt thế mà đã sắp hết hè. Tôi nhớ cái tuần cuối cùng
trước ngày tôi trả phép, cùng lúc có hai vở kịch của anh Vũ
chuẩn bị công diễn. Vở đầu là Bệnh sĩ, một hài kịch cười ôm
bụng từ đầu đến cuối. Vở thứ hai là Lời thề thứ chín, đoàn kịch
nói Tổng cục Chính trị dựng. Hôm chạy suốt vở này lần đầu,

anh Vũ chở tôi vào Mai Dịch xem. Hai anh em đi trên chiếc xe
Peugeot 103 màu đỏ, anh Vũ vừa mua cách đó mấy hôm. Dọc
đường đi, anh nói chuyện với tôi rất nhiều, về Mí, về sức khoẻ
chị Quỳnh, về những chuyện tức cười hồi anh đi Liên xô. Anh
bảo: “Định
và Bi (thằng
em út nhà
tôi) ở bên đó
cứ yên tâm
học cho thật
giỏi, ở nhà
mẹ đã có
anh Vũ chị
Quỳnh lo
chu đáo.
Năng viết
thư cho mẹ
đỡ mong.
Khi nào
Định cần gì
bảo anh Vũ
sẽ mua gửi
sang...” Tôi
kém anh Vũ
tới mười
tám tuổi.
Vừa học
xong phổ
thông thì tôi
đi xa, nên

ngoài lúc
thư từ,
chẳng mấy
khi anh nói
chuyện với
tôi như với
một người
lớn thế này.
Rồi một cơn
mưa rào xối
xả ập đến.
Anh Vũ lấy
trong xắc ra
một tấm
nylon nhựa
choàng cho
cả hai anh
em rồi lại
phóng đi.
Vào đến
Mai Dịch thì
ướt lướt
thướt hết cả...
Ngày 23/8, mẹ tôi cùng mấy cụ trong tổ hưu đi Sài Gòn chơi.
Từ sáng sớm anh Vũ đã xuống chào mẹ và nói: “Hôm nay con
bận đi làm việc nên không tiễn mẹ được. Khi nào mẹ ra con sẽ
đi đón.” Miệng nói như vậy, tay anh cầm bút viết lên cuốn lịch
treo tường dòng chữ: 8/9 mẹ ra, có mặt” Ngày 25/8, tôi bay trở
lại nước Nga. Hôm đó anh Vũ cũng đi vắng đâu. Xe sắp chuyển
bánh lên Nội Bài thì chị Quỳnh và Mí chạy về. Tôi đã ngồi

trong xe, chị Quỳnh đứng ngoài nắm lấy tay tôi, cười: “Hôm
nào anh chị đi Liên xô, Định lại dẫn ra chụp ảnh ở Quảng
trường Đỏ nhé...” Có ngờ đâu đó là những lời cuối cùng chị
Quỳnh nói với tôi.
Ngày 27/8, anh Vũ và hoạ sĩ Doãn Châu xuống làm việc với
đoàn kịch Hải Phòng, đưa cả chị Quỳnh, Mí và gia đình anh
Doãn Châu đi cùng, tranh thủ kết hợp cho trẻ con tắm biển Đồ
Sơn trước khi bước vào năm học mới. Chiều 29/8 trở về, vừa
qua đầu cầu Phú Lương thì tai nạn xảy ra.
Ba ngày sau, tôi mới biết tin. Hôm đó tôi sang trường Bưu điện
chơi. Vừa vào phòng một anh bạn nghiên cứu sinh thì thấy mắt
anh đẫm nước, rồi bảo: “Xin chia buồn với Định”. Tôi ngớ
người chẳng hiểu gì cả. Anh đưa cho tôi tờ báo Nhân dân, ở
trang 8 có một ô nhỏ đóng khung bắt đầu bằng hai chữ :Tin
buồn...
Đã 15 năm trôi qua. Có thể thời gian đã mài mòn bớt những sắc
cạnh so với ban đầu, nhưng nỗi đau thì vẫn là nỗi đau. Anh Vũ
có một vở kịch tên là “Mùa hạ cuối cùng”, một vở rất nhiều
chất thơ, do Nhà hát Tuổi trẻ dựng. Chí Trung, Đức Hải, Lan
Hương, Minh Hằng... lúc đó đóng vai các cô cậu học sinh lớp
10, đều trẻ măng. Đã bao nhiêu năm, tôi vẫn nhớ vở kịch đó.
Cũng như tôi không thể nào quên được cái “mùa hạ cuối cùng”
đó. Không phải là người mê tín nhưng tôi thấy dường như có
cái gì như là định mệnh. Anh Vũ đã làm việc ngày đêm hối hả,
như biết rằng mình sắp bị giời bắt đi. Còn chị Quỳnh thì trái tim
trĩu nặng bao nhiêu lo lắng. Chỉ có một điều an ủi duy nhất là
ngay cả cái chết, cái chết định mệnh, phũ phàng cũng không thể
chia lìa anh chị.
Lưu Quang Định
9.2003

Hai bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
viết trong mùa hè năm 1988
Thư viết cho
Quỳnh trên
máy bay
Lưu Quang

Có phải vì
mười lăm
năm yêu anh
Trái tim em
đã mệt?
Cô gái
bướng bỉnh
Cô gái hay
cười ngày
xưa
Mẹ của các
con anh
Một tháng
nay nằm
viện
Chiếc
giường
trắng, vách
tường cũng
trắng
Một mình
em với giấc
ngủ chập

chờn
Thương trái
tim nhiều
vất vả lo
buồn
Trái tim lỡ
yêu người
trai phiêu
bạt
Luôn mắc
nợ những
chuyến đi,
những giấc
mơ điên rồ,
những ngọn
lửa không có thật
Vẫn là gã trai nông nổi của em
Người chồng đoảng của em
15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài
Người yêu ơi
Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?
Thôi đừng buồn nữa, đừng lo phiền
Rồi em sẽ khoẻ lên
Em phải khoẻ lên
Bởi ta còn rất nhiều dặm đường phải đi
Nhiều việc phải làm nhiều biển xa phải tới
Mùa hè náo động dưới kia
Tiếng ve trong vườn nắng
Và sau đê sông Hồng nước lớn
Đỏ phập phồng như một trái tim đau

Từ nơi xa anh vội về với em
Chiếc máy bay dọc sông Hồng
Hà Nội sau những đám mây
Anh dõi tìm: đâu giữa chấm xanh nào
Có căn phòng bệnh viện nơi em ở?
Trái tim anh trong ngực em rồi đó
Hãy giữ gìn cho anh
Đêm hãy mơ những giấc mớ lành
Ngày yên tĩnh như anh luôn ở cạnh
Ta chỉ mới bắt đầu những ngày đẹp nhất
Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
Tấm màn nhung đỏ thắm
Mới bắt đầu kéo lên
Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc
Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát
Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh...
7/5/1988
Thời gian trắng
Xuân Quỳnh
Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ
Những vui buồn khao khát đã từng qua
Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×