Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh cà mau, giai đoạn 2019 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


NGUYỄN QUỐC THANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU,
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


NGUYỄN QUỐC THANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU,
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CÔNG KHẢI



Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Số liệu và các
thông tin tham khảo được sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn, dẫn nguồn
chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 20 tháng 02 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Quốc Thanh


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi
tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km, có trên 80 cửa sông thông
ra biển chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều đặc trưng của vùng Biển Đông và Biển
Tây. Phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt
đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Từ lâu, tôm sú là mặt hàng chủ lực xuất
khẩu của tỉnh.
Trước sức cạnh tranh của sản phẩm tôm trên thế giới ngày càng gay gắt và
nguồn tôm nguyên liệu đôi lúc thiếu hụt, làm cho cụm ngành tôm của tỉnh Cà Mau
nói riêng và nguồn tôm Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, tác động rất
lớn đến đầu vào và đầu ra trên thị trường tôm thế giới. Chính vì vậy, cụm ngành
tôm trong tỉnh phải có khả năng đáp ứng và thích nghi nhanh chóng với yêu cầu
người tiêu dùng và rào cản thị trường nhập khẩu ngày càng cao. Hiện nay, cụm

ngành tuy có phát triển những vẫn bộc lộ hạn chế, có dấu hiệu tụt dốc khi nhiều
công ty chế biến trong tỉnh đôi lúc ngưng hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu cụm
ngành tôm sú xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết để tìm ra nguyên
nhân và giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành.
Với mục đích nghiên cứu như trên, tác giả đã dùng lý thuyết kết hợp cụm
ngành của Michael Porter và chuỗi giá trị của Kaplinsky được soạn thảo bởi Vũ
Thành Tự Anh để xét cụm ngành theo chiều ngang và chuỗi theo chiều dọc. Qua
khảo sát, nghiên cứu, cho thấy cụm ngành còn kém do các thành phần chưa phát
triển đồng bộ, một số ngành hỗ trợ mới xuất hiện nên vai trò tương tác chưa cao.
Khi xem xét chuỗi giá trị, cho thấy ngành chế biến của tỉnh chỉ mới hoạt động và
giữ vị trí chủ đạo ở bốn hoạt động chính trong chuỗi là: cung cấp nguyên liệu, chế
biến, hậu cần xuất khẩu và marketing - quảng bá thương hiệu. Vì vậy, các doanh
nghiệp chưa thể khai thác các hoạt động có giá trị gia tăng cao của chuỗi như cung
cấp con giống, thức ăn tôm và hệ thống bán buôn, bán lẻ.
Bên cạnh đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, người nuôi và nhà
khoa học chưa chặt chẽ; trở thành nguyên nhân cốt yếu cản trở cụm ngành phát


triển vì thiếu sự tương hỗ chặt chẽ giữa các thành phần. Các giao dịch thương mại
đều do cơ chế kinh tế thị trường quyết định, nên khi có khó khăn, các thành phần
riêng lẻ tự bảo vệ quyền lợi riêng của mình và bỏ mặc các thành phần còn lại. Hậu
quả là hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền, thành phần này suy yếu nên chính nó đánh mất
vai trò tương tác và hỗ trợ các thành phần khác, các thành phần khác cũng rơi vào
khủng hoảng và suy yếu lan dần trong cụm ngành.
Chính quyền địa phương đóng vai trò khá tích cực trong việc tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khuyến nông khuyến ngư. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở
kết cấu hạ tầng, hệ thống thủy lợi còn kém do thiếu vốn đầu tư, tính liên kết giữa ba
thành phần nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học còn lỏng lẻo. Hiện nay, tỉnh có
một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số vùng nuôi trồng được qui hoạch. Vì vậy,
chính sách của tỉnh cần ưu tiên khắc phục các nhược điểm để thúc đẩy cụm ngành

phát triển tốt.
Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách và biện pháp khắc phục các mặt hạn
chế của cụm ngành, xoay quanh vai trò hỗ trợ của nhà nước trong việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng cho vùng nuôi, hệ thống kênh thủy lợi để cung cấp nước tốt cho mùa vụ.
Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, giao thông. Tỉnh cần thúc
đẩy công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu
chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến; hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, an
toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường; phối hợp
với các đơn vị, tổ chức có liên quan hỗ trợ tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi liên
kết theo hướng ổn định bền vững. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường là quản
lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất.
Bản thân cũng quan tâm đặc biệt đến mối liên kết rời rạc trong cụm ngành và
đề xuất lãnh đạo tỉnh tìm cách tuyên truyền cho các tác nhân nhận thức đúng vai trò
và ảnh hưởng tích cực giữa các thành phần trong cụm ngành. Từ đó, đưa ra chính
sách phù hợp để khắc phục nhược điểm.


ABSTRACT RESEARCH
Ca Mau has potential, great advantages for aquaculture development,
especially shrimp, with three sides facing the sea and coastline over 254 km, over
80 river estuary to the sea suffered hit by two tidal regime characteristic of the
South China Sea and the West Sea. Much of the land area of Ca Mau province has
water with good quality to meet the development needs of shrimp. Long, black tiger
shrimp is the major export commodities of the province.
Before the competitiveness of shrimp products in the world is getting fiercer
and sources of raw shrimp is sometimes deficient, making clusters shrimp industry
of Ca Mau province in particular and the source of shrimp Vietnam faces many
difficult problems, impact significantly on the input and output on the world shrimp
market. Therefore, the shrimp industry clusters in the province must be able to
respond and adapt quickly to the requirements of consumers and market barriers to

increasing imports. Currently, the industry cluster development but have limited but
still revealing, signs of slowdown when many processing firms in the province
sometimes stop working. Therefore, the research cluster prawn export sector in the
current context is very necessary to find the causes and effective solutions to
enhance the competitiveness of the industry cluster.
For research purposes as above, the authors used the combined cluster theory
of Michael Porter and the industry's value chain Kaplinsky was drafted by Vu
Thanh Tu Anh to consider cluster horizontally and industry vertical chain. Through
surveys and research, shows an industry still low due to components not developed
synchronously, some emerging industries should support interactive role is not
high. When considering the value chain, shows the processing industry of the
province just operate and hold leadership positions, in four main activities in the
series are: supply of raw materials, processing, export logistics and marketing promotion trademark. Therefore, enterprises can not exploit the activities of high
value-added supply chain as seed, feed and system shrimp wholesale and retail.
Besides, the link between the processing enterprises, farmers and scientists
are not tight; become essential causes hinder cluster development sector because of


lack of strict reciprocity between components. Transactions by commercial market
mechanisms and economic decisions, so when there are difficulties, the individual
components protect its own interests and neglect the rest. Consequently, the effect
broken lines, components weakened should itself lose roles interact and support
other components, other components also fell into crisis and weakening gradually
spread in the cluster industry.
Local government plays a positive role in creating conditions to promote
development of aquaculture, agricultural extension. However, the base system
infrastructure, irrigation systems is poor due to lack of investment capital and
cohesion between the three components of farmers, businesses and scientists still
loose. Currently, the province has a number of investment projects in infrastructure
in some farming areas is planned. So provincial policy priorities to overcome the

disadvantages to promote cluster development industry well.
Since then, the authors propose policies and measures to overcome the
drawbacks of industries, and revolves around the supporting role of the state in
upgrading infrastructure for farming, system irrigation canals to good water supply
for the season. In addition, the province should focus on export infrastructure,
traffic. The province should promote the work of the Department of Agriculture and
Rural Development and research organizations transfer and application of advanced
technologies; guide technical procedures, safety, efficiency, limit risks, disease
prevention,

environmental

protection; coordination

with

other

units

and

organizations concerned to support the reorganization of production, build link
chain towards sustainable stability. The role of the Department of Natural
Resources and Environment is to manage and control water pollution, soil.
Themselves also special attention to linkages in terms of discrete sectors and
provincial leaders proposed seeks to promote the right perception agent role and
positive influence between components in the industry cluster. From that, given
appropriate policies to overcome the drawbacks.



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu .........................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Khung phân tích ................................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn ..........................................................................4
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị ..................5
2.1.1. Khái niệm về cụm ngành ...............................................................................5
2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu ....................................................................5
2.1.3. Đường cong nụ cười ......................................................................................6
2.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị .........................................7
2.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter .............................. 8
2.3. Phương pháp CCED .........................................................................................9
CHƯƠNG 3- PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH
TÔM SÚ TỈNH CÀ MAU ..........................................................................................9
3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của cụm ngành ............................. 11

3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh cụm ngành tôm theo mô hình kim cương ...14


3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào ........................................................14
3.2.2. Điều kiện cầu ...............................................................................................19
3.2.3. Trình độ phát triển của cụm ngành ..............................................................23
3.2.3.1. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu .......................................................23
3.2.3.2. Các doanh nghiệp chế biến ................................................................ 26
3.2.3.3. Mạng lưới hậu cần xuất khẩu............................................................. 27
3.2.3.4. Marketing và thương hiệu ..................................................................28
3.2.3.5. Ngành sản xuất tôm giống .................................................................23
3.2.3.6. Ngành thuốc - Thức ăn cho tôm ........................................................28
3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm ....................................................................32
3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất ........................... 32
3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần ..................................................32
3.2.3.10. Hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu ...............................................33
3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức hỗ trợ đối với ngành tôm ................36
3.2.4.1. Chi cục Thủy lợi ................................................................................36
3.2.4.2. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau ........................36
3.2.4.3. Công ty bảo hiểm ...............................................................................37
3.2.4.4. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng........................................................38
3.2.4.5. Hiệp hội thủy sản ...............................................................................39
3.2.4.6. Trường Cao Đẳng Cộng đồng và Trường Đại học Bình Dương .......40
3.2.5. Bối cảnh cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ............40
3.2.5.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nước .........................................................40
3.2.5.2. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp...........................................41
3.2.5.3. Bối cảnh cạnh tranh thị trường toàn cầu ............................................42
3.3. Mối liên kết giữa cụm ngành và chuỗi giá trị .................................................48
3.4. Đo lường các nhân tố cạnh tranh của cụm ngành tôm Cà Mau so với cụm
ngành tôm Thái Lan ...............................................................................................51

CHƯƠNG 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................................54
4.1. Kết luận ...........................................................................................................54
4.2. Kiến nghị chính sách ......................................................................................52


4.2.1. Điều kiện cầu và bối cảnh cạnh tranh ..........................................................54
4.2.2. Các thảo luận và chính sách đối với cụm ngành .........................................56
4.2.2.1. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu .......................................................56
4.2.2.2. Ngành sản xuất tôm giống .................................................................57
4.2.2.3. Bảo hiểm tôm .....................................................................................57
4.2.2.4. Hệ thống thủy lợi ...............................................................................58
4.2.2.5. Thức ăn và thuốc cho tôm..................................................................58
4.2.2.6. Cụm ngành và chuỗi giá trị ................................................................ 58
4.2.3. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ ......................................................................58
4.2.4. Điều kiện đầu vào ........................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GTVT
Châu Âu

Bộ Giao thông vận tải
Europe

EU

CN-BCN


Công nghiệp - bán công nghiệp

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GVC

Global value
chain

Ha

Chuỗi giá trị toàn cầu
Hecta

HOSO

Head on shell on

Đầu và đuôi nguyên vẹn

HLSO

Headless shell on


Phần đầu đã mất và phần thân (vỏ)
còn nguyên vẹn

ISO

International
Organization for
Standardization

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

NGTK
Raw - PTO

Niên giám Thống kê
Raw – Peel tail
on

Tươi - Lột vỏ để lại phần đuôi
(qui cách chế biến)

Sở NN & PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn

Sở KHCN

Sở Khoa học và Công nghệ


TMTS

Thương mại thủy sản

TTKNKN

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH
1. HACCP: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn an toàn thực
phẩm, đây là một hệ thống phân tích các mối nguy về an toàn thực phẩm và từ đó
đưa ra các điểm kiểm soát tới hạn (giới hạn an toàn ở mức thấp nhất của các mối
nguy để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng).
2. Nhờ thu và LC: Hai hình thức thanh toán tiền tệ quốc tế cho hai bên giao
dịch giữa hai ngân hàng ở hai nước khác nhau.
3. Post: Tôm con (giống).
4. 1 pound (viết tắt là: 1bl, 1bl= 453,6g): là đơn vị khối lượng theo hệ thống
đo lường của Mỹ.
5. Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS): Là một dạng
bệnh mới của tôm đã được phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh xuất
hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả giống và gây ra các triệu chứng lờ đờ, vỏ mềm
sậm lại và phần đầu, ngực của tôm bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh
EMS xuất hiện ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối, bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn phái
sinh tiếp tục gây tổn thương gan tụy.



DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1. Đường cong nụ cười .............................................................................................. 6
Hình 2-2. Mô hình kim cương của Michael Porter ................................................................ 8
Hình 2-3. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú............................... 10
Hình 3-1. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của Cà Mau so với các vùng trong nước ....... 11
Hình 3-2. Giá trị xuất khẩu thủy sản Cà Mau ...................................................................... 12
Hình 3-3. GDP thủy sản so với GDP tổng của tỉnh ............................................................. 12
Hình 3-4. Sản lượng tôm nuôi của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng ...................................... 12
Hình 3-5. Sản lượng thủy sản các tỉnh ĐBSCL ................................................................... 13
Hình 3-6. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Cà Mau ............................. .. 47
Hình 3-7. Bản đồ tỉnh Cà Mau ........................................................................................... 14
Hình 3-8. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau ..................................................... 17
Hình 3-9. Thị trường nhập khẩu tôm tháng 4 năm 2017 ..................................................... 19
Hình 3-10. Tiêu chuẩn cảm quan thành phẩm khách hàng Mỹ. .......................................... 20
Hình 3-11. Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu . .............................................................. 22
Hình 3-12. Một số chứng nhận chất lượng được yêu cầu .................................................... 28
Hình 3-13. Diễn biến giá tôm sú nguyên liệu năm 2017 ..................................................... 38
Hình 3-14. Phân tích chi phí từng công đoạn của qui trình chế biến tôm Raw – PTO........ 42
Hình 3-15. Các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ .......................... 43
Hình 3-16. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2016 - 2017 ........................................ 44
Hình 3-17. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Úc năm 2016 – 2017 ......................................... 46
Hình 3-18. Môi trường kinh doanh ở tỉnh Cà Mau theo mô hình kim cương của Porter .... 45
Hình 3-19. Chuỗi giá trị tôm sú Raw PD-IQF xuất khẩu .................................................... 45
Hình 3-20. Các nhân tố điều kiện đầu vào ........................................................................... 51
Hình 3-21. Các nhân tố điều kiện cầu .................................................................................. 51
Hình 3-22. Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ........................... 52
Hình 3-23. Các ngành hỗ trợ và vai trò của chính phủ ........................................................ 52



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp giá thuốc chuyên dùng cho tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau ......30
Bảng 3.2. Tổng hợp giá thức ăn nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Cà Mau ...................31
Bảng 3.3. Các trạm biến áp thuộc đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh Cà Mau ... 314
Bảng 3.4. Các nước cung cấp tôm hàng đầu cho EU năm 2013-2017 .....................45
Bảng 3.5. Quan hệ liên kết dọc trong chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu .......................49


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Diện tích mặt nước nuôi trồng so với cả nước .................................................. 62
Phụ lục 2 - Sản lượng tôm nuôi của ba tỉnh qua các năm .................................................... 62
Phụ lục 3 - Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ......................................... 63
Phụ lục 4 - Lượng mưa các tháng trong năm ....................................................................... 63
Phụ lục 5 - GDP của thủy sản so với tổng GDP của tỉnh Cà Mau....................................... 62
Phụ lục 6 - Lao động ngành thủy sản trong tổng số lao động của tỉnh ................................ 62
Phụ lục 7- Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm khách hàng Mỹ .......................................... 63
Phụ lục 8 - Danh mục chỉ tiêu hóa học (kháng sinh) chỉ định kiểm nghiệm đối với lô
hàng thủy sản ...................................................................................................... 65
Phụ lục 9- Danh mục chỉ tiêu vi sinh chỉ định kiểm tra đối với lô hàng thủy sản ............... 68
Phụ lục 10- Phiếu phân tích kháng sinh ............................................................................... 71
Phụ lục 11- Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu ............................................................... 72
Phụ lục 12- Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Cà Mau

.... 72

Phụ lục 13- Sản phẩm phục vụ nuôi tôm công nghiệp chủ yếu của Cà Mau ..................... 72
Phụ lục 14- Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nông dân .............................................................. 73
Phụ lục 15- Bảng câu hỏi phỏng vấn thương lái/doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu ........ 76
Phụ lục 16- Bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ............................. 78
Phụ lục 17- Danh sách nông dân được phỏng vấn ............................................................... 80

Phụ lục 18- Danh sách thương lái/doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu được phỏng vấn ... 80
Phụ lục 19- Danh sách doanh nghiệp chế biến được phỏng vấn ......................................... 80
Phụ lục 20- Danh sách chính quyền tỉnh, Sở ban ngành được phỏng vấn ........................... 81
Phụ lục 21- Bảng đo lường nhân tố cạnh tranh trong mô hình kim cương của Porter ........ 81
Phụ lục 22- Bảng câu hỏi đánh giá các nhân tố ................................................................... 83
Phụ lục 23- Danh sách chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp được phỏng vấn ..................... 85
Phụ lục 24- Bảng kết quả đánh giá các nhân tố cạnh tranh ................................................. 86


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi
tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km, có trên 80 cửa sông thông
ra biển chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều đặc trưng của vùng Biển Đông và Biển
Tây. Phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt,
đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Theo số liệu điều tra, tính đến đầu năm
2017, tỉnh Cà Mau có trên 300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi
tôm nước lợ trên 278.000 ha với nhiều loại hình nuôi như: siêu thâm canh, thâm
canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp. Cà Mau hiện có 24
doanh nghiệp, 32 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất trên 200.000 tấn
thành phẩm/năm và hệ thống dịch vụ phục vụ nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh;
lực lượng cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá đông đảo; nguồn
lao động trong ngành tôm hiện chiếm tỷ lệ khá cao (trên 300.000 lao động).
Tuy nhiên, trong thời gian qua, cụm ngành tôm Cà Mau phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như: ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển sản xuất; dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại

không nhỏ cho người nuôi; môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm; đất đai bị bạc
màu; tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn
định, giá cả còn bấp bênh, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; nguồn
nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; việc tiếp nhận, ứng dụng các
quy trình kỹ thuật nuôi tôm còn hạn chế. Quan trọng là việc xuất khẩu mặt hàng
tôm Cà Mau còn nhiều thách thức như: sự gia tăng các rào cản kỹ thuật, thương mại
và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của các nhà nhập khẩu ngày càng cao;
sự cạnh tranh gay gắt của các nước đối thủ.


2

Tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam năm 2017, đã xác định rõ mục
tiêu “Phát triển ngành tôm Việt Nam tiến lên thành ngành công nghiệp sản xuất quy
mô lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”, nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh về sản phẩm tôm Việt
Nam; trong đó, tỉnh Cà Mau với định hướng xây dựng quy hoạch phát triển thành
một trong những vựa tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước;
phấn đấu đến năm 2021 xuất khẩu tôm đạt 02 tỷ USD. Vì thế, việc nghiên cứu đề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn
2019 - 2025” là cần thiết và cấp bách. Qua đó, xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng
năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh và đề xuất, khuyến nghị những chính sách,
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau; góp phần vào
sự phát triển bền vững của cụm ngành tôm, mang lại lợi ích cho người dân, doanh
nghiệp và kinh tế của tỉnh nhà.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu nguyên nhân khiến cụm ngành tôm của tỉnh Cà Mau,
dù hội tụ các điều kiện về tự nhiên, địa hình, khí hậu cùng với định hướng, chủ
trương của Tỉnh nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Sử dụng

phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực
cạnh tranh (NLCT) của Michael E. Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm
ngành tôm của Tỉnh, từ đó xác định những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất
định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh cụm
ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà
Mau?
Những chính sách và giải pháp nào cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh
cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau?
1.4. Khung phân tích


3

Khung phân tích được sử dụng là mô hình kim cương của Michael Porter là
chủ yếu. Tác giả đặt cụm ngành vào vị trí trung tâm và xem xét bốn yếu tố của mô
hình tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành như thế nào.
Dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành với chuỗi giá trị để đánh giá năng lực cạnh
tranh của cụm ngành trong thị trường sản xuất trong nước và thế giới.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim
cương của Michael E.Porter. Phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn
từ hộ dân nuôi tôm; các doanh nghiệp, cơ sở thu mua; các doanh nghiệp chế biến;
các cơ quan chuyên môn và những nhà làm chính sách cấp Tỉnh để tìm ra nguyên
nhân khiến cho cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Từ đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, bất cập nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025.
Phương pháp phân tích mô tả, tổng hợp, so sánh dựa trên số liệu thu thập
được. Phân tích dữ liệu thứ cấp của đề tài được tổng hợp số liệu từ Niên giám

Thống kê của tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau,
Chi cục Thủy lợi, Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau, các cơ quan liên quan và sách báo, tạp
chí.
Phân tích dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn từ hộ dân nuôi tôm; các doanh nghiệp, cơ
sở thu mua; các doanh nghiệp chế biến; các cơ quan chuyên môn và những nhà làm
chính sách cấp Tỉnh.
Bước 1: Phỏng vấn doanh nghiệp chế biến trong tỉnh quanh những vấn đề khó
khăn hiện nay về khả năng sản xuất, tình hình biến động của thị trường cùng chiến
lược cạnh tranh của doanh nghiệp và chính quyền địa phương có chính sách tác
động gì?
Bước 2: Phỏng vấn hộ nông dân nuôi tôm về các khó khăn liên quan quy trình
kĩ thuật nuôi, tình hình biến động giá cả. Tình hình tiếp cận chính sách hỗ trợ vay
vốn của chính quyền địa phương và tính liên kết giữa “3 nhà” nhà nuôi tôm, nhà
khoa học và nhà doanh nghiệp.


4

Bước 3: Phỏng vấn chính quyền tỉnh và cấp xã của tỉnh Cà Mau. Sở, ban,
ngành và chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ gì để thúc đẩy cụm ngành
tôm phát triển.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cụm ngành tôm sú xuất khẩu, phạm vi nghiên cứu là địa bàn
tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ năm 2.002 đến nay.
1.7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Luận văn gồm 4 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài; Chương 2
sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài; Chương 3 tập trung phân tích môi trường
kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành.
Chương cuối cùng nêu đề xuất kiến nghị chính sách và kết luận các vấn đề của luận
văn.



5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
1.1.1. Khái niệm về cụm ngành
Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của một nhóm công ty và các thể
chế liên quan, được nối kết với nhau bởi sự tương đồng và tương hỗ. Phạm vi địa lý
của một cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia hay có thể là
một nhóm các quốc gia1. Cấu trúc của cụm ngành rất đa dạng gồm: Các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thượng nguồn và hạ
nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các
ngành liên quan về sản xuất, công nghệ, quan hệ khách hàng, các thể chế hỗ trợ (tài
chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng)2.
Cụm ngành ra đời và phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng ưu
thế cạnh tranh nhờ vào khả năng thúc đẩy đổi mới, gia tăng năng suất và thúc đẩy
thương mại hóa cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp mới ra đời3. Cụm ngành gia
tăng năng suất bằng cách tăng tiếp cận với các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, dịch
vụ, thông tin, kĩ năng, lao động …), giảm chi phí giao dịch, tăng động cơ và năng
lực cạnh tranh, tăng sức ép đổi mới và nhu cầu chiến lược phân biệt hóa sản phẩm.
Cụm ngành tăng cường khả năng đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng,
các chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ. Ngoài ra, cụm ngành phát triển thúc
đẩy cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường. Cụm ngành khuyến khích các
doanh nghiệp mới ra đời trong hệ thống cụm ngành nhờ các nguồn lực về tài chính
và kĩ năng, các mối quan hệ thương mại và sự gia tăng nhu cầu.
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ các hoạt động cần thiết của một chu trình sản
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ từ các giai đoạn nghiên cứu đến các giai đoạn trong quá


Vũ Thành Tự Anh (2012, tr.11).
Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
3
Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
1
2


6

trình sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối, sau cùng là xử lý rác
thải sau sử dụng4. Nếu một chuỗi giá trị sản phẩm có hoạt động diễn ra qua nhiều
nước trên phạm vi toàn cầu thì được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu, là chuỗi cho phép
các công đoạn của nó được thực hiện tại các địa điểm, quốc gia khác nhau với hiệu
quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Cấu trúc của một chuỗi giá trị điển hình rất phức
tạp, thường có bốn phân khúc: Thiết kế, sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng và tái chế.
1.1.3. Đường cong nụ cười
Mức độ phân bố giá trị các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của một
số mặt hàng được các nhà nghiên cứu mô phỏng qua dạng Parabol ngửa (còn gọi là
đường cong nụ cười) như mô hình bên dưới:

Hình 0-1. Đường cong nụ cười
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Lý thuyết kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
(2012, tr.30)

4

Kaplinsky, 2000, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.



7

Theo mô hình trên, các khâu trong chuỗi có giá trị cao là các khâu thiết kế và
khâu tiêu thụ. Mục tiêu của các doanh nghiệp và các quốc gia là dịch chuyển sản
xuất từ các khâu có giá trị thấp (ở giữa đường cong) sang các khâu có giá trị cao
(hai bên của đường cong). Đây là một mục tiêu khó đạt được trong thời gian ngắn vì
khâu thiết kế đòi hỏi nhiều kiến thức và thông tin, trong khi khâu tiêu thụ khá phức
tạp gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Thiết kế kênh tiêu thụ, chiến lược giá cả,
quảng bá…
Các quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị cần định hướng nâng cao năng
lực cạnh tranh để dịch chuyển lên các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn hoặc
phòng bị để không bị loại ra khỏi chuỗi mà họ tham gia.
1.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
Hai cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị dường như mâu thuẫn nhau nếu
ta xét riêng lẻ chúng. Vì cụm ngành nhấn mạnh đến vai trò tương tác giữa các công
ty và thể chế ở địa phương, trong khi chuỗi giá trị lại xem xét tương tác giữa các
thành viên trong chuỗi trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, nếu kết hợp hai cách tiếp cận này thì chúng có thể bổ sung ưu
điểm và bổ khuyết cho nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp trong cụm ngành phải tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhập khẩu và người mua
toàn cầu trong khi các lý thuyết về cụm ngành không đề cập đến sự tương tác với
môi trường bên ngoài. Ngược lại, các thành viên trong chuỗi giá trị đều chịu tác
động trực tiếp của các nhân tố địa phương như môi trường cạnh tranh, thị trường lao
động, cơ sở hạ tầng sản xuất và giao thông công cộng nhưng lý thuyết chuỗi bỏ qua
những tương tác này.
Cách kết hợp trên giúp cho các nhà nghiên cứu có tầm nhìn tổng quan, xem
xét sự hỗ trợ giữa các thành phần trong cụm ngành, định hướng doanh nghiệp tiến
xa hơn về hai đầu của đường cong nụ cười, tiếp cận các hoạt động trong chuỗi có
giá trị gia tăng cao. Đây là một công cụ hiệu quả để nâng cấp hoạt động và nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.


8

1.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter

Hình 0-2. Mô hình kim cương của Michael Porter
Nguồn: Porter (2008, tr.227)
Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường kinh doanh và tạo
thành liên kết “hình thoi” là: Điều kiện về yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu, các
ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh
nội địa (Hình 2-2).
Các điều kiện về yếu tố sản xuất gồm: Vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn
tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp một
nước được lợi thế cạnh tranh khi các yếu tố sản xuất tạo điều kiện thuận lợi với chi
phí thấp và chất lượng cao5.
Các điều kiện cầu gồm: Kết cấu, quy mô và hình mẫu tăng trưởng của cầu
trong nước, mức độ đòi hỏi của khách hàng, cầu trong nước dự báo cầu ở các thị
trường tiêu thụ... Nếu cầu trong nước chậm phản ứng với những nhu cầu mới ở
5

Porter (2008)


9

nước khác thì các công ty nội địa sẽ bất lợi vì các quốc gia khác thích nghi sớm hơn
và dễ dàng chiếm lĩnh thị trường với ưu thế thay đổi và hoàn thiện chất lượng sản
phẩm trước.

Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo nên khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia6. Điển hình như Thụy
Điển lớn mạnh về sản phẩm thép chế tạo (vòng bi và máy cắt) nhờ vào sự phát triển
của các ngành thép đặc biệt. Porter cũng nêu trong “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”
rằng lợi ích của các ngành phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Mối
quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp cho các công ty áp dụng các
phương pháp và công nghệ mới từ nhà cung cấp địa phương. Ngược lại, các công ty
ảnh hưởng đến nỗ lực cải tiến kĩ thuật công nghệ của nhà cung cấp và trở thành
người kiểm tra đầu ra sản phẩm.
Nhân tố có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành là
chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Cụ thể, đó là hoàn cảnh mà các
công ty được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất cạnh tranh trong
nước7. Ví dụ các công ty Ý đứng hàng đầu thế giới trong nhiều ngành bị phân đoạn,
như: Đèn chiếu sáng, đồ nội thất, giày... Công ty Ý cạnh tranh với chiến lược phân
biệt hóa sản phẩm và chọn thị trường chuyên biệt, nhỏ với phong cách riêng của
mình. Cạnh tranh nội địa buộc công ty giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và sáng tạo quá trình sản xuất mới với công nghệ cải tiến.
1.3. Phương pháp CCED
Tác giả sử dụng phương pháp CCED trong nghiên cứu về Phát triển kinh tế
thành phố dựa vào cụm ngành (Cluster –based City Economic Development), một
hệ thống gồm 39 nhân tố để đo lường năng lực cạnh tranh của cụm ngành ở Châu
Á8. Các nhân tố được chia thành 5 nhóm theo mô hình kim cương của Porter: Các
điều kiện về nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ có

6

Porter (2008)
Porter (2008)
8
Choe, Roberts và các cộng sự, 2011, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.

7


10

liên quan, chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh, vai trò của chính quyền9. Tác
giả lấy ý kiến đánh giá mức độ cạnh tranh của 39 nhân tố theo thang điểm từ 1 đến
5 (thang đo Likert) từ một số chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu điểm trung
bình tổng lớn hơn 3,75 thể hiện cụm ngành rất mạnh và có sức cạnh tranh quốc tế;
điểm 3,0 cho thấy cụm ngành có sức cạnh tranh trong nước; điểm 2,5 chứng tỏ cụm
ngành nhỏ, mới nổi và mạnh trong một vùng; điểm 2,0 trở xuống thể hiện cụm
ngành yếu và mới được hình thành.

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Hình 0-3. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú
Nguồn: Tác giả tự vẽ
Chú thích:
Cụm ngành tôm sú xuất khẩu: Các thành phần trong khung gạch nối màu đỏ.
Chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu: Các thành phần trong khung gạch nối màu xanh.
9

Phụ lục 21.



×