BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ THANH TÂM
TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CHÍNH PHỦ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng. Các nội dung trong bài nghiên cứu là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu đưa vào phân tích, định lượng và nhận xét được thu thập từ
những nguồn đáng tin cậy và có trích dẫn cụ thể.
Luận văn cũng có sử dụng một số đánh giá, nhận xét của các tác giả khác và
đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn
của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả
Vũ Thanh Tâm
tháng
năm 2019
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các đồ thị, hình vẽ
Tóm tắt - Abstract
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………..1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
1.5 Ý nghĩa của công trình nghiên cứu ...............................................................3
1.6 Kết cấu của luận văn ....................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................................4
2.1 . Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ
2.1.1 Chính sách tài khóa và hoạt động thu, chi ngân sách. .........................4
2.1.2 Chính sách tài khóa chủ động ..............................................................4
2.1.3 Chính sách tài khóa bình ổn ................................................................6
2.1.4
Thuế thu nhập cá nhân ........................................................................7
2.1.5
Thâm hụt ngân sách và nợ công ..........................................................7
2.2. Tăng trưởng kinh tế .....................................................................................8
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế..............................................................8
2.2.2. Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế…………………………..8
2.2.3. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế……………………………...9
2.3. Một số các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ chính
sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế………………………………………..15
2.3.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa việc thu, chi ngân sách và tăng trưởng
kinh tế……………………………………………………………………….19
2.3.2. Một số các nghiên cứu thực nghiệm…………………………...........21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................28
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu………………29
3.1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….....29
3.2. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………....29
3.3. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu………………………………………...33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu…………………………………………….....38
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu tác động của tổng chi tiêu chính phủ đến
tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á…………………………………...…38
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu tác động của thu ngân sách đến tăng trưởng
kinh tế ở các nước Đông Nam Á…………………………………..……………....46
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.........................................................................................57
CHƯƠNG 5: Kết luận và khuyến nghị…………………………………………58
5.1. Tổng hợp kết luận từ kết quả nghiên cứu…………………………..…58
5.2. Một số gợi ý các chính sách……………………………………….….59
5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng………………………………….…61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AD
: Aggregate Demand (Tổng cầu)
GDP
: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GNP
: Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc dân)
IMF
: International Monetary Fund (Qũy tiền tệ Quốc tế)
WB
: World Bank (Ngân hàng thế giới)
ADB
: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)
ASEAN: Association of South East Asian Nations (Các quốc gia khu vực Đông Nam Á)
POLS
: Pooled Ordinary Least Squared (Bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp)
FE
: Fixed Effect (Mô hình tác động cố định)
RE
: Random Effect (Mô hình tác động ngẫu nhiên)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Trang
Bảng 3.1. Các biến dùng trong mô hình
30
Bảng 3.2. Các kết quả thống kê mô tả
31
Bảng 3.3. Ma trận hệ số tương quan
32
Bảng 4.1. Kết quả ước lượng xem xét tác động của chi tiêu chính phủ và
các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN với
37
mô hình hồi quy gộp
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng xem xét tác động của chi tiêu chính phủ và
40
các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN với
mô hình hồi quy tác động cố định
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng xem xét tác động của thu ngân sách và các
43
yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN với mô
hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng xem xét tác động của thu ngân sách và các
45
yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN với mô
hình hồi quy gộp
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng xem xét tác động của thu ngân sách và các
48
yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN với mô
hình hồi quy tác động cố định
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng xem xét tác động của thu ngân sách và các
50
yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN với mô
hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Bảng 4.7. Kiểm định các ước lượng sử dụng tổng chi ngân sách trên GDP
55
Bảng 4.8. Kiểm định các ước lượng sử dụng tổng thu ngân sách trên GDP
56
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình IS – LM và mô hình AD – AS......................................................... 5
Hình 1.2 Đường cong tổng sản phẩm theo mô hình Lewis .......................................... 10
Hình 1.3 Đường cong tổng sản phẩm theo mô hình Lewis trong công nghiệp ............ 10
Hình 1.4 Đường cong tổng sản lượng trên lao động theo mô hình Solow.....................14
TÓM TẮT
Tiêu đề: Tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu
thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á
Lý do lựa chọn đề tài: Tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô luôn là vấn
đề thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, năng suất ở các quốc
gia phát triển có sự sụt giảm, tạo ra động lực mạnh mẽ để gia tăng nghiên cứu các
vấn đề lâu dài về tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu công và thu ngân sách là hai biến số
trọng yếu có ảnh hưởng đến tính bền vững của tài chính công thông qua các hiệu
ứng trên số dư ngân khố và nợ chính phủ. Vì vậy, chặt chẽ trong việc kiểm soát
những mục thích hợp, giảm chi tiêu công là rất quan trọng để cân bằng ngân sách
được điều chỉnh hài hòa giữa việc giảm nợ công, cắt giảm thuế và đầu tư công tại
các khu vực trọng điểm
Mục tiêu nghiên cứu: đóng góp một cái nhìn đa chiều cũng như cung cấp
thêm những bằng chứng về tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy với dữ liệu bảng
để đánh giá tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế bao gồm mô
hình hồi quy gộp (Pooled Ordinary Least Squared), mô hình tác động cố định
(Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model).
Đồng thời sử dụng các kiểm định có liên quan để tìm ra ước lượng tốt nhất thể hiện
tác động của việc thu, chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu: khi sử dụng cả chi tiêu chính phủ và thu ngân sách chính phủ
làm đại diện cho quy mô chính phủ thì cả hai yếu tố này đều thể hiện tác động âm
đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra trong quá trình phân tích, kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy tốc độ phát triển dân số, chỉ số phát triển con người HDI cũng có tác động
kiềm hãm sự tăng trưởng kinh tế ở các Quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ đầu tư trên GDP có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.
Kết luận và hàm ý: cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết
và kém hiệu quả bằng cách đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn
những công trình đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa khởi công.
Cải thiện nguồn thu ngân sách một cách bền vững hiệu quả.
Tập trung để khai thác nguồn lao động trẻ nhằm phục vụ cho việc sản xuất
và tạo ra giá trị gia tăng.
Cần chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao kim ngạch
xuất nhập khẩu, đẩy mạnh và tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cần chủ
động và tích cực mở rộng thêm quá trình hội nhập, tham gia ký kết các hiệp định
song phương và đa phương.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, Thu chi ngân sách,
quy mô chính phủ…
ABTRACT
Title: The impact of government size on economic growth: empirical
research in Southeast Asian countries
Reasons for choosing the topic: Growth and stability of the macro economy
is always a matter of attracting the attention of the nations in the world. However,
productivity in developed countries has declined, creating a strong incentive to
increase long-term research on economic growth. Public spending and budget
revenue are two key variables that affect the sustainability of public finance through
effects on fiscal balance and government debt. Therefore, being strict in controlling
appropriate items, reducing public spending is critical to balancing the harmonized
budget between public debt reduction, tax cuts and public investment in key areas.
point
Research objectives: contribute a multidimensional perspective as well as
provide more evidence of the impact of government size on economic growth.
Research Methodology: The author uses regression techniques with table data to
assess the impact of government size on economic growth including pooled
Ordinary Least Squared, impact model. Fixed (Fixed Effects Model) and random
impact model (Random Effects Model). At the same time, using relevant tests to
find the best estimate shows the impact of budget revenue and expenditure on
economic growth.
Research results: when using both government spending and government
revenue to represent the size of government, both of these factors have negative
impact on economic growth. In addition, in the analysis process, the results of the
study also show that the growth rate of population and human development index
HDI also has an impact on economic growth in Southeast Asian Countries.
Research results show that the investment rate on GDP has a positive impact on
economic growth.
Conclusions and implications: the method of calculating and accounting
budgets must be implemented publicly and transparently according to international
standards, cutting public expenditures is not really necessary and inefficient by
setting targets. criteria, criteria to cut off, postpone inefficient investment projects or
have not started. Improve budget revenue effectively. Controlling public
investments of state-owned enterprises (SOEs) by establishing an independent SOE
Appraisal Council, the Council's mission will evaluate and objectively assess the
initial projects. SOE investment.
Keywords: Economic growth, GDP per capita, Budget revenue and
expenditure, government size ...
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.
Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề thu hút sự quan
tâm của các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, năng suất ở các quốc gia phát triển có sự
sụt giảm, tạo ra động lực mạnh mẽ để gia tăng nghiên cứu các vấn đề lâu dài về tăng
trưởng kinh tế. Mặt khác, quy mô của chính phủ hiện nay có xu hướng được mở rộng
ngày càng gia tăng làm cho vấn đề nghiên cứu về quy mô của chính phủ có thật sự tác
động đến tăng trưởng kinh tế hay không là vấn đề đang được quan tâm. Thực tế đã
chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển
một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước.
Keynes (1936) cho rằng nhà nước có thể đạt mục tiêu tạo ra tổng cầu hiệu quả
thông qua các biện pháp kích thích từ chi tiêu công. Chi tiêu công và thu ngân sách là
hai biến số trọng yếu có ảnh hưởng đến tính bền vững của tài chính công thông qua các
hiệu ứng trên số dư ngân khố và nợ chính phủ. Vì vậy, chặt chẽ trong việc kiểm soát
những mục thích hợp, giảm chi tiêu công là rất quan trọng để cân bằng ngân sách được
điều chỉnh hài hòa giữa việc giảm nợ công, cắt giảm thuế và đầu tư công tại các khu
vực trọng điểm.
Vì thế trong nghiên cứu này, quy mô chính phủ được đo lường thông qua thu,
chi ngân sách nhà nước. Đề tài xem xét quy mô của chính phủ có tác động đến tăng
trưởng kinh tế hay không? Tác động đó sẽ như thế nào? Và tác động này có thực sự đủ
lớn để nhận được sự quan tâm hay không?
Một số các nghiên cứu cổ điển tiên phong trong nghiên cứu mối quan hệ giữa
quy mô của chính phủ và tăng trưởng kinh tế như MeltZer & Richard (1981), Ram
(1986), Gali (1994), Guseh (1997), Kneller et al (1999), Ghali (1999) và hầu như kết
quả đều cho thấy rằng quy mô chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vây, Rioja & Valev (2004) tập trung nhiều
hơn vào tác động của sự phát triển của thị trường tài chính đến tăng trưởng kinh tế hơn
2
tác động của quy mô chính phủ và Anaman (2004) thì quan tâm đến tác động của quy
mô chính phủ ở thị trường Brunie nhiều hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sang về tác động của quy mô chính phủ, nợ
công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á vẫn chưa có kết luận chính
xác đối với tác động phi tuyến quy mô chính phủ của mô hình tác động cố định và tác
động ngẫu nhiên. Các biến không có ý nghĩa thống kê 5%. Vì vậy bài nghiên cứu vẫn
chưa xây dựng được quy mô chính phủ cho các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 20012014 được.
Với mục tiêu đóng góp một cái nhìn đa chiều cũng như cung cấp thêm những
bằng chứng về tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế, tác giả mong
muốn thực hiện nghiên cứu này với dữ liệu được thu thập ở các quốc gia khu vực
ASEAN giai đoạn 2000 – 2017 nhằm xem xét tác động thực sự của quy mô chính phủ
đến tăng trưởng kinh tế cũng như gợi ý những chính sách liên quan đến việc thu, chi
ngân sách hướng đến mục tiêu ổn định và phát triền bền vững nền kinh tế vĩ mô.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào hai mục tiêu chính như sau:
Làm rõ tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế cùng với một số
các biến kiểm soát ở các quốc gia khu vực ASEAN.
Gợi ý một số giải pháp cải thiện hoạt động của thu, chi hướng đến mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, hai đối tượng chính được tác giả tập trung là quy mô
chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, quy mô chính phủ được tác giả sử dụng
các chỉ tiêu về thu và chi ngân sách để làm đại diện, tăng trường kinh tế được thể hiện
qua tốc độ tăng GDP trên đầu người. Ngoài ra, một số các biến kiểm soát cũng được
đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm so sánh tính tương đồng, phù hợp với các lý thuyết
lớn trong tác động của các biến kiểm soát đến tăng trưởng kinh tế và cũng là một trong
3
những cơ sở để đảm bảo tính khoa học của kết quả nghiên cứu này.
Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quốc gia khu vực Đông Nam Á vì các quốc
gia trong cùng một khu vực có nét tương đồng là khá cao, đồng thời cũng giảm thiểu
tác động của những quốc gia có nền kinh tế quá lớn hoặc quá khác biệt so với mặt bằng
chung có thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng dữ liệu
lịch sử trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của quy
mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế bao gồm mô hình hồi quy gộp (Pooled Ordinary
Least Squared), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động
ngẫu nhiên (Random Effects Model). Đồng thời sử dụng các kiểm định có liên quan để
tìm ra ước lượng tốt nhất thể hiện tác động của việc thu, chi ngân sách đến tăng trưởng
kinh tế.
5.
Ý nghĩa của công trình nghiên cứu.
Với những biến động của nền kinh tế và chi tiêu công không hiệu quả, vấn đề
nợ công thì đề tài nghiên cứu về quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở các nước
ASEAN là một đề tài nghiên cứu cần thiết. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả mong
muốn tìm được mối quan hệ của quy mô chính phủ với tăng trưởng kinh tế ở các nước
ASEAN, giai đoạn 2000-2016, từ đó làm cơ sở cho những khuyến nghị chính sách với
nhóm nước này, đặc biệt là trường hợp của Việt Nam.
6.
Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây liên
quan đến đề tài.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
4
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận về quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Quy mô chính phủ
Quy mô kinh tế là đại lượng được dùng để so sánh độ lớn nền kinh tế của các
quốc gia. Có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô kinh tế. Tuy nhiên, phương
pháp cơ bản nhất là sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để so sánh như: tổng sản phẩm quốc
nội GDP, tổng sản phẩm quốc dân GNP. Lí do chọn GDP làm cơ sở để so sánh vì: a)
GDP đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong biên giới
của một quốc gia nhất định. Đây là phương pháp phổ biến nhất để đo lường đầu ra của
nền kinh tế và do đó được coi là thước đo kích thước của một nền kinh tế; b) GDP còn
được định nghĩa là tổng tất cả tiêu dùng của hộ gia đình, tất cả các đầu tư của các
doanh nghiệp và tất cả khoản chi của chính phủ, cộng với xuất khẩu ròng của một quốc
gia. Ngược lại GNP được định nghĩa là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối
cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó,
thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra trong một nước hay ngoài nước.
Tương tự với cách tiếp cận này thì quy mô chính phủ cũng được xem như là đại
lượng kinh tế để so sánh độ lớn của chính phủ các quốc gia với nhau. Khác với quy mô
kinh tế, quy mô chính phủ được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào phương
pháp, mục đích của nghiên cứu thì các chỉ tiêu sẽ được lựa chọn thích hợp. Cụ thể theo
nghiên cứu của Thanh (2015) thì quy mô chính phủ được đo lường bằng 4 chỉ tiêu: chi
tiêu ngân sách cấp tỉnh/tổng sản phẩm trong tỉnh (GPP), Thu ngân sách cấp tỉnh/GPP,
chi tiêu bình quân đầu người và thu bình quân đầu người của ngân sách cấp tỉnh.
Nghiên cứu của Esmaiel Abounoori & Younes Nademi (2010) lại sử dụng 3 chỉ tiêu để
đo lường quy mô chính phủ: Tổng chi tiêu chính phủ/GDP, chi thường xuyên/GDP,
Chi đầu tư/GDP. Ngược lại, các tác giả Dimitar Chobanov và Mladenova (2009),
Salma Keshtkaran, Khosrow Piraee, Farzane Bagheri (2012), Engen Skinner (1991),
6
William R. DiPeitro & Emmanuel Anoruo (2011) sử dụng chỉ tiêu: Chi tiêu chính phủ/
GDP để đo lường. Nghiên cứu của Marc Labonte (2010) cho rằng quy mô chính phủ
được thể hiện ở một số đơn vị đo lường khác nhau như: đo bằng tiền, một tỷ lệ phần
tram của GDP hay bình quân đầu người. Vì vậy, trên cơ sở đó Marc Labonte đo lường
độ lớn của quy mô chính phủ như sau: số lao động phục vụ cho khu vực công, chi tiêu
của chính phủ, thu của chính phủ.
2.2 Tăng trưởng kinh tế.
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng về quy mô sản lượng của
một quốc gia hay quy mô sản lượng quốc gia trên đầu người trong một khoảng thời
gian nhất định. Theo định nghĩa trên, thì khi lấy chênh lệch giữa quy mô sản lượng của
năm nay so với năm trước thì ta có mức tăng trưởng. Hơn nữa, việc lấy chênh lệch giữa
quy mô sản lượng trên đầu người giữa năm này với năm khác cũng được xem là tăng
trưởng nếu mức tăng của quy mô sản lượng cao hơn mức tăng dân số. Qua đó cũng cho
thấy vì sao các nước đang phát triển hầu như kiểm soát gia tăng dân số để đảm bảo
mức tăng trưởng của quy mô sản lượng trên đầu người phản ánh đúng mức tăng trưởng
của toàn bộ nền kinh tế.
2.2.2 Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế
Người ta thường sử dụng 03 thước đo GDP, GNP, PCI để đo lường tăng trưởng
kinh tế, cụ thể như sau:
Tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Trong đó GDP là giá trị
tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm.
Tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Trong đó GNP là giá trị tính
bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối được sản xuất ra bởi công dân của một
nước trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm.
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (PCI): Trong đó thu nhập bình
7
quân đầu người là tổng sản lượng quốc gia chia cho tổng dân số của quốc gia đó.
Thước đo này cho thấy sự khác biệt giữa thu nhập của người dân giữa các quốc gia.
2.2.3
Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế được xây dựng dọc theo chiều dài lịch sử phát
triển các lý thuyết kinh tế học. Các lý thuyết bàn đầu của tăng trưởng kinh tế có thể kể
đến là lý thuyết của Ricardo năm 1817, sau đó là các mô hình của Lewis (1954), mô
hinh Harrord – Domar (1947) và mô hình của Solow (1956). Đây có thể xem là những
bước phát triển bền vững của lý thuyết tăng trưởng kinh tế.
Mô hình Ricardo (1817)
David Ricardo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học người Anh, ông đã đặt những
nền móng đầu tiên về tăng trưởng kinh tế. Ông đã đóng góp xây dựng lý thuyết giá trị,
lợi thế so sánh, quy luật năng suất biên giảm dần và địa tô. Theo lý luận của Ricardo,
đất là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn và giới hạn này là tuyệt đối. Điều này dẫn
đến một thừa nhận tất yếu đó là đất là tài nguyên khan hiếm của xã hội và nó có ảnh
hưởng trực tiếp đến 2 khu vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Cụ thể, Ricardo
đã lý luận rằng giới hạn sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến thay đổi sản lượng nông
nghiệp, mặt khác tăng sản lượng còn gọi là tăng trưởng. Vì vậy, giới hạn đất sản xuất
nông nghiệp ảnh hưởng tới tăng trưởng nông nghiệp.
Thêm vào đó, ở khu vực công nghiệp, đây là khu vực chịu ảnh hưởng từ khu
vực nông nghiệp, do giới hạn về đất sản xuất ở khu vực nông nghiệp, chi phí sản xuất
công nghiệp tăng. Điều này làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa, do chi phí nguyên liệu
đầu vào từ công nghiệp tăng, nó dẫn đến một kết quả tất yêu đó là giá hàng hóa tăng
cao và gây ra lạm phát. Khi lạm phát xảy ra, thì tiền lương thực của công nhân nhận về
giảm, điều này thúc đẩy các tổ chức công đoàn đấu tranh đòi tăng lương cho công
nhân. Tuy nhiên, lương chính là một yếu tố chi phí sản xuất công nghiệp và khi lương
tăng thì cùng kéo theo chi phí sản xuất tăng. Hậu quả là sản lượng công nghiệp sẽ
giảm.
8
Theo cách lập luận này của Ricardo, giới hạn về đất (Resources) ảnh hưởng đến
sản lượng của nông nghiệp và công nghiệp. Thêm vào đó, nông nghiệp và công nghiệp
được xem là đại diện của tổng sản lượng quốc gia. Vì vậy, giới hạn đất (Resources) ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Mô hình Lewis (1954)
William Arthur Lewis (1915 – 1991) là nhà kinh tế học người Anh, ông đạt giải
Nobel kinh tế năm 1979 với những đóng góp về mô hình hai khu vực, lý thuyết phát
triển kinh tế với cung lao động. Theo Lewis thì lao động chính là yếu tố tác động mạnh
mẽ lên tăng trưởng kinh tế, và để chứng minh cho nhận định của mình, ông đã xây
dựng đường TPA (Total Products of Agriculture) của khu vực nông nghiệp. Tính chất
của đường biểu diễn này là một đường biểu diễn quan hệ dương giữa số lượng lao động
trong nền kinh tế và tổng sản lượng theo quy luật giá trị sản lượng biên giảm dần.
(Tham khảo hình bên dưới). Như vậy nếu giả định, khu vực nông nghiệp đang ở trạng
thái cân bằng với số lượng lao động là L0 và tổng sản lượng là Y0 thì khi L0 tăng lên
L1 (L1>L0) thì Y0 sẽ tăng lên Y1 (với Y1>Y0). Điều này cho thấy rằng lao động là
yếu tố tác động lên tăng trưởng nông nghiệp.
9
Hình 1.2 Đường cong tổng sản phẩm theo mô hình Lewis
Nguồn: Todaro & Smith (2003)
Trong công nghiệp, với yếu vốn (Capital) cho trước K1 thì ta có L1 tương ứng
là điểm cân bằng. Khi lao động dồi dao từ khu vực nông nghiệp dịch chuyển qua khu
vực công nghiệp, thì ngay lập tức cung lao động tăng làm giảm chi phí sản xuất, điều
này làm gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất, chính nguồn lợi nhuận này được dùng
tái đầu tư lại và nó là tác nhân gia tăng vốn lên K2 tương ứng với nguồn lao động L2.
Kết quả là, ta thấy rất rõ được tác động của lao động lên khu vực công nghiệp.
10
Hình 1.3 Đường cong tổng sản phẩm theo mô hình Lewis trong công nghiệp
Nguồn: Todaro & Smith (2003)
Chúng ta thấy rằng ở cả nông nghiệp và công nghiệp, theo các lập luận của
Lewis thì lao động là yếu tố tác động lên cả hai khu vực này. Hay nói tóm lại, khi lao
động thay đổi sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế.
Mô hình Solow (1956)
Robert Merton Solow là nhà kinh tế người Mỹ rất nổi tiếng với giải Nobel kinh
tế năm 1987 và đóng góp của ông chủ yếu ở mô hình tăng trưởng kinh tế. Với mô hình
của Solow, ông lập luận rằng vốn chỉ có tác động đến tăng trưởng trong ngắn hạn và
trong dài hạn thì yếu tố công nghệ mới là nhân tố sống còn của tăng trưởng kinh tế.
Điều này thể hiện rõ Solow là người theo chủ nghĩa Keynes mới (kết hợp Keynes và
Tân cổ điển).
Để minh chứng cho lập luận của mình, Solow đã xây dựng mô hình như hình
bên dưới với giả định ban đầu nền kinh tế ở vị trí cân bằng với mức vốn trên lao động
(K/L)0 và mức sản lượng trên lao động là (Y/L)0 theo đường sản lượng Y(t). Nếu tiếp
tục tăng vốn đầu tư như kết quả của mô hình Harrod – Domar thì các chỉ số sẽ tăng từ
(K/L)0 lên (K/L)1 rồi (K/L)2 , (K/L)3; tương tự, (Y/L)0 sẽ tăng lên (Y/L)1, (Y/L)2 rồi
(Y/L)3. Chúng ta cần lưu ý rằng, mức tăng này giảm dần theo thời gian và khi vốn tăng
từ (K/L)2 lên (K/L)3 thì đường sản lượng gần như nằm ngang. Nói một cách ngắn gọn
thì lúc này nếu tiếp tục tăng vốn đầu tư thì tăng trưởng sản lượng vẫn không đổi hay
vốn không còn tác dụng giúp tăng trưởng trong dài hạn nữa. Tuy nhiện, Solow đã chỉ
ra rằng nếu các quốc gia tập trung phát triển công nghệ thì với công nghệ cao hơn thì
sản lượng sẽ tăng với một giá trị vốn trên lao động cho trước. Vì vậy, trong dài hạn,
công nghệ mới là yếu tố tác động đến tăng trưởng.
11
Hình 1.4 Đường cong tổng sản lượng trên lao động theo mô hình Solow
Nguồn: Todaro & Smith (2003)
Mô hình tăng trưởng nội sinh
Về cơ bản cũng dựa vào lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Tuy nhiên, trong mô hình
tăng trưởng nội sinh, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn được nội sinh hóa. Nói cách
khác nhân tố này được hình thành ngay trong quá trình tăng trưởng do đó dẫn tới sự
tăng trưởng liên tục của các nền kinh tế. Có hai nhân tố nội sinh chủ yếu trong các mô
hình tăng trưởng nội sinh: vốn vật chất, kiến thức và vốn con người. Lý thuyết tăng
trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển về các nguồn lực là
K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên nhiên chứ không chỉ là đất đai như
trước. Lý thuyết này cũng thống nhất đưa R vào K và gọi T là TEF: hiệu quả sản xuất,
yếu tố lao động L không chỉ đơn thuần là lao động tay chân thụ động nữa mà giáo dục
trở nên quan trọng đối với lực lượng lao động có trình độ tác động lên hiệu quả sản
12
xuất đóng góp vào TEF. Bên cạnh đó vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế
cũng được đề cập trong mô hình tăng trưởng kinh tế.
Hàm tăng trưởng được xác định: Y=F (TEF, L, T)
Trong đó:
Y: tốc độ tăng trưởng GDP
TEF, L, T: các yếu tố nội sinh (Hiệu quả sản xuất, lao động, tác động của khoa học kỹ
thuật.
2.3. Một số các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ chính
sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế
Trong hơn ba thập kỷ qua có nhiều nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết và thực
nghiệm, phân tích vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia
trên thế giới. Có nhiều quan điểm cũng như kết luận khác nhau từ các nghiên cứu về
việc liệu chi tiêu chính phủ có hỗ trợ thúc đẩy hay ngăn cản tăng trưởng kinh tế.
Đầu tiên, các quan điểm ủng hộ quy mô chi tiêu công lớn xoay quanh việc các
chương trình chi tiêu này sẽ hỗ trợ cung cấp các hàng hoá công cộng như cơ sở hạ tầng
tạo điều kiện cho sản xuất tư nhân, giáo dục nhằm tăng chất lượng nguồn vốn lao
động… Đồng thời, sự gia tăng chi tiêu chính phủ cũng sẽ tạo đà cho sức mua của
người tiêu dùng gia tăng, gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có một số
quan điểm cho rằng quy mô chính phủ nhỏ (đo lường bằng tổng chi tiêu công) có một
số lợi ích. Đầu tiên, chi tiêu chính phủ nếu quá lớn sẽ khiến dịch chuyển nguồn lực từ
khu vực sản xuất tư nhân vốn đang hiệu quả sang khu vực công kém hiệu quả. Mặt
khác, chi phí tốn kém để mở rộng chi tiêu công trong những nỗ lực thực hiện các chính
sách thúc đẩy tăng trưởng có thể dẫn đến sự phản đối các chính sách này.
Một số mô hình tân cổ điển nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh
tế như Solow (1956) không xét đến vai trò của chính phủ (đặc biệt là vai trò của chính
sách tài khoá). Các lý thuyết khác có đưa vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh
13
tế, và thường có những kết luận không thống nhất. “Các nghiên cứu chỉ ra trong một số
trường hợp thu hẹp quy mô chi tiêu công có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhưng một số
trường hợp khác thì nhà nước nên gia tăng chi tiêu nhằm thực hiện mục tiêu này. Thực
tế, nếu chi tiêu chính phủ bằng không, kinh tế sẽ tăng trưởng rất thấp vì việc thực thi
các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ sở hạ tầng… sẽ rất khó
khả thi nếu không có chi tiêu của chính phủ. Nói cách khác, một số khoản chi tiêu của
chính phủ là cần thiết để tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng.
Dù vậy, chi tiêu chính phủ nếu ở mức quá cao có thể vượt qua ngưỡng cần thiết,
sẽ cản trở kinh tế tăng trưởng do nguồn lực không còn được phân bổ hiệu quả. Rahn
(1986) đã xây dựng đường cong phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu này có hàm ý tăng trưởng kinh tế đạt mức tối đa khi chi
tiêu chính phủ ở mức vừa phải và được phân bổ ưu tiên vào những hàng hoá công cộng
thiết yếu như cơ sở hạ tầng, bảo vệ luật pháp và quyền sở hữu. Nếu vượt qua mức tối
ưu này thì tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế bởi chính việc tăng thêm trong chi tiêu của
chính phủ. Nghiên cứu của Rahn (1986) tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác về việc
xác định mức chi tiêu tối ưu của chính phủ.
Các nhà kinh tế nhìn chung cho rằng điểm tối ưu trên đường cong Rahn là
khoảng từ 15% đến 25% GDP. Nếu theo ước tính này thì các quốc gia như Hồng Kông,
Ấn Độ là những nước có quy mô chi tiêu chính phủ phù hợp, trong khi Việt Nam lại ở
mức 30% GDP (ADB, 2007). Điều dĩ nhiên là tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc
vào quy mô chi tiêu chính phủ, vì các chính sách khác như tiền tệ, thương mại, lao
động cũng có vai trò quyết định. Dù vậy, đây vẫn là điểm cần chú ý đối với tính hiệu
quả của chi tiêu công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế theo
trường phái Keynes cho rằng chi tiêu công có lợi cho tăng trưởng kinh tế do làm tăng
tổng sức mua, nghĩa là tổng cầu của nền kinh tế cũng sẽ gia tăng; do đó trường phái
này khuyến khích nhà nước dùng ngân sách để đặt các đơn hàng lớn, trợ cấp tài chính
và tạo môi trường đảm bảo lợi nhuận ổn định cho tư nhân. Lý thuyết Keynes đánh giá
14
quá cao việc tăng chi tiêu chính phủ nhằm kích thích gia tăng sản lượng kinh tế, giảm
thất nghiệp, nhưng lại đã bỏ qua thực tế là chính phủ sẽ phải thực hiện điều nay thông
qua đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và người tiêu dùng và vay nợ.
Lý thuyết của trường phái Keynes đã gặp thách thức lớn khi kinh tế thế giới có
sự tăng trưởng ngoạn mục nhờ cắt giảm thuế cùng thắt chặt chi tiêu vào những năm
1980. Mặt khác một số nhà nghiên cứu đã lượng hoá tác động tích cực của chi tiêu
chính phủ và sản lượng của nền kinh tế, nhưng các phương pháp ước lượng không đảm
bảo tính tin cậy. Những phương pháp ước lượng phù hợp hơn chỉ ra chi tiêu chính phủ
thực chất không thể thúc đẩy tăng trưởng. Hiện nay mặc dù lý thuyết của Keynes về
chi tiêu công không còn được các nhà kinh tế sử dụng nhiều nhưng các chính trị gia
vẫn thường xuyên nhắc đến như lý do giải thích gia tăng chi tiêu công nhằm thúc đẩy
tăng trưởng. Các hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ cung cấp thường có hiệu quả vốn
đầu tư thấp, vốn lớn cần thời gian dài để thu hồi, nhưng lại rất cần thiết cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes thường ủng hộ chi tiêu
chính phủ lớn nhưng họ không có phản đối gì với quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ, miễn
là chi tiêu chính phủ có thể được tăng khi cần thiết để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình
trạng trì trệ.
Ngược lại với quan điểm của trường phái Keynes, nhiều nhà kinh tế cho rằng
cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tốt hơn. Họ lập luận rằng cắt
giảm chi tiêu chính phủ (do đó cũng giảm được thâm hụt ngân sách) sẽ giúp lãi suất
giảm nhiệt, tăng đầu tư, tăng năng suất và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên
có nhiều lý do để tin rằng giả thuyết trên về mối quan hệ giữa thâm hụt, lãi suất, đầu tư
và tăng trưởng được đề cao quá mức. Cụ thể, số liệu thực tế của Mỹ và nhiều nước
khác cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động không đáng kể đến lãi suất, đặc biệt là
các nước có nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó cầu tín dụng mới là nhân tố quan trọng
quyết định lãi suất, đây chính là lý do lãi suất luôn ở mức cao trong những giai đoạn
kinh tế tăng trưởng tốt. Hơn nữa thuế đánh vào thu nhập tiền lãi có ảnh hưởng mạnh