Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 194 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG TUẤN

LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG TUẤN

LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của


riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định.
Tác giả

Nguyễn Trọng Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ....................... 7

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến logistics trong phát
triển kinh tế biển .............................................................................................. 7
1.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan đến logistics trong phát triển
kinh tế biển .....................................................................................................14
1.3. Những kết quả đạt được của các công trình và khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh......26
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .........................................................29

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở
địa phương cấp tỉnh........................................................................................29
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến logistics trong phát
triển kinh tế biển ............................................................................................42
2.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển
ở cấp độ địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Ninh .................................58
Chương 3: THỰC TRẠNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2017 ..................73


3.1. Những thuận lợi và khó khăn với logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................73
3.2. Hiện trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2012 - 2017 ...........................................................................................83
3.3. Đánh giá chung về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh 112
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH .......................................123

4.1. Dự báo về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh thời
gian tới .........................................................................................................123


4.2. Yêu cầu, mục tiêu, định hướng logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh ..........................................................................................130
4.3. Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh ..133
KẾT LUẬN .......................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................152
PHỤ LỤC ..........................................................................................................165


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1PL

: First Party Logistics - Logistics bên thứ nhất

2PL


: Second Party Logistics - Logistics bên thứ hai

3PL

: Thirt Party Logistics - Logistics bên thứ ba

ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNTT

: Công nghệ thông tin

DN

: Doanh nghiệp

ĐTNĐ : Đường thủy nội địa
DWT

: Deadweight Tonnage, đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu
thủy tính bằng tấn chiều dài

EU

: European Union, Liên minh Châu Âu

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP


: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước

GRDP : Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTVT : Giao thông vận tải
HĐND : Hội đồng nhân dân
ICD

: Inland Container Depot - điểm thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu nằm trong nội địa (Cảng cạn)

KHCN : Khoa học công nghệ
LLSX

: Lực lượng sản xuất

LPI

: Logistics Performance Index (Chỉ số năng lực quốc gia về logistics)

NCS

: Nghiên cứu sinh

QHSX : Quan hệ sản xuất
TEU

: Twenty-foot equivalent units có nghĩa là 1 TEU ngang bằng với
một thùng container tiêu chuẩn chất lượng 20 feets (trữ lượng 39
m³ thể tích)


UBND : Ủy ban nhân dân
XNC

: Xuất nhập cảnh

XNK

: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thuận lợi và khó khăn trong phát triển logistics của tỉnh Quảng Ninh ...73
Bảng 3.2: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm trong các DN
logistics tỉnh Quảng Ninh ....................................................................93
Bảng 3.3: Số lượng DN kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh .........................................................................................94
Bảng 3.4: Lao động đang làm việc trong lĩnh vực logistics tại tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012-2017 ...................................................................95
Bảng 3.5: Thâm niên làm việc trong ngành logistics của người lao động tại
tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................96
Bảng 3.6: Hệ thống kho bãi tỉnh Quảng Ninh....................................................103
Bảng 3.7: Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012-2017 .................................................................109
Bảng 3.8: Tổng thu nhập của lao động trong ngành vận tải, kho bãi trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm 31/12 hàng năm .........................110
Bảng 3.9: Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2012 - 2017 ........................................................................................111
Bảng 4.1: Dự báo về mục tiêu phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn
Quảng Ninh .......................................................................................127

Bảng 4.2: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh .....................................128
Bảng 4.3: Nhu cầu vận tải hàng hóa theo phương thức vận tải .........................129
Bảng 4.4: Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua tại cảng biển Quảng Ninh
đến năm 2020 ....................................................................................130


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ số lượng cảng, bến thủy nội địa theo địa phương ................102
Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng vận tải hàng hóa bằng đường biển tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2012-2018......................................................................107
Biểu đồ 3.3: Quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2012-2017) ......................108
Biều đồ 3.4: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh ...........................................108
Biểu đồ 3.5: GRDP/người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2017 ....................109
Biểu đồ 3.6: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................111
Biểu đồ 4.1: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh năm 2020 ................128
Biểu đồ 4.2: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh năm 2030 ................129


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với
kinh tế biển nói riêng. Đây là công cụ có thể liên kết tốt các hoạt động kinh tế như
cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, phát triển thị trường cho kinh tế biển.
Các chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh trong kinh tế biển từ khâu đầu
vào của nguyên vật liệu, phụ kiện… đến sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng
có thể được tối ưu hóa nhờ có logistics. Mặt khác logistics có thể giúp các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý đối với kinh tế biển. Trong
điều kiện hiện nay, logistics càng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với phát triển kinh tế biển của mỗi quốc gia nói riêng.

Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với vị trí chiến
lược về kinh tế, chính trị, có biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc,
giáp Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn và thành phố
Hải Phòng. Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế trở thành trung tâm dịch vụ phục vụ phát
triển kinh tế của miền Bắc, kết nối các trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam
Á và Châu Á - Thái Bình Dương [29].
Là tỉnh có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi phát
triển kinh tế biển, đặc biệt là ngành dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế biển,
thời gian qua Quảng Ninh đã có tốc độ tăng trưởng cao so với mặt bằng chung
của cả nước. Năm 2017 tỉnh Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng bình quân là
10,2%, cơ cấu kinh tế trong tỉnh có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ, giá trị
tăng thêm của các ngành kinh tế đều tăng lên [29]. Đặc biệt những ngành, lĩnh
vực kinh tế phát huy lợi thế của vùng ven biển như: Cảng biển, giao thông vận
tải (GTVT) biển, du lịch biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai
thác và nuôi trồng thủy sản… có những bước tiến đáng kể. Hệ thống cảng biển
ngày càng phát triển, được nâng cấp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
ngày càng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.


2
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, logistics trong phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều hạn chế: Logistics chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường về các loại hình dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chưa cao,
năng lực cạnh tranh của ngành logistics chưa cao, chưa khai thác được tối ưu
tiềm năng đang có của Quảng Ninh. Cơ chế, chính sách đối với logistics chưa
thúc đẩy được logistics phát triển mạnh mẽ để tạo được những điều kiện nhất
cho sự phát triển. Sự kết nối của doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ logistics
với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa được phát huy.
Hạ tầng chưa bảo đảm tốt nhất cho sự phát triển logistics. Nguồn nhân lực
logistics còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vai trò của logistics trong phát triển

kinh tế biển chưa được thể hiện rõ nét. Tỷ trọng logistics trong dịch vụ và trong
kinh tế biển còn thấp, chưa trở thành động lực thúc đẩy kinh tế biển phát triển.
Quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam (trong đó có Quảng Ninh)
nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn trong phát triển logistics để phát triển kinh
tế biển. Vấn đề đặt ra là làm sao để Quảng Ninh phát huy được những lợi thế, tranh
thủ được những điều kiện hội nhập quốc tế thuận lợi vào phát triển các loại hình
dịch vụ, trở thành trung tâm logistics của cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa
Việt Nam trở thành quốc gia “giàu từ biển” và là quốc gia “mạnh về biển”. Để đạt
được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có hệ thống lý luận đúng đắn, kịp thời; phải có sự
tổng kết thực tiễn, tìm ra những mô hình, giải pháp phù hợp. Để góp phần vào giải
quyết những vấn đề đó, tác giả lựa chọn đề tài “Logistics trong phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận của logistics trong phát triển kinh
tế biển, đánh giá thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2012 đến năm 2017, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân, đề xuất giải pháp phát triển logistics, tạo động lực thúc đẩy kinh
tế biển ở tỉnh Quảng Ninh phát triển trong thời gian tới.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của logistics trong phát triển kinh
tế biển.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát huy vai trò của logistics trong
phát triển kinh tế biển của một số nước trên thế giới và ở một số địa phương
trong nước làm cơ sở để tỉnh Quảng Ninh tham khảo.

- Phân tích, đánh giá thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2017. Qua đó chỉ rõ những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
- Đề cập tới phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai
trò của logistics, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là logistics trong phát triển kinh tế biển,
thể hiện sự gắn kết của logistics với phát triển kinh tế biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Giữa logistics nói chung và kinh tế biển có nhiều mối
quan hệ, vì vậy có thể tiếp cận logistics và kinh tế biển ở nhiều góc độ khác
nhau. Luận án nghiên cứu logistics nói chung trong mối quan hệ gắn kết với phát
triển kinh tế biển với tư cách là động lực quan trọng phát triển kinh tế biển ở cấp
độ địa phương, trong đó chủ thể chủ yếu của logistics trong phát triển kinh tế
biển là chính quyền cấp tỉnh.
- Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng được giới hạn trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2017. Kết quả của nghiên cứu sẽ là căn cứ đề xuất giải pháp
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.


4
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu logistics trong phát
triển kinh tế biển tại tỉnh Quảng Ninh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở Chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế, các
lý thuyết kinh tế hiện đại, đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên

cứu về logistics và phát triển kinh tế biển trong các công trình nghiên cứu khoa
học đã được công bố.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Các phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp trừu tượng hóa
khoa học, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, phương pháp thống kê.
Mặt khác, tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như điều tra xã hội
học, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích SWOT, thu thập và xử lý
thông tin, số liệu, thống kê, so sánh. Cụ thể như sau:
Chương 1: Luận án được thực hiện trên cơ sở tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp làm rõ
những thành tựu về nghiên cứu logistics và kinh tế biển trong các công trình
khoa học đã được công bố, từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2: Luận án được làm rõ trên cơ sở tác giả sử dụng phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, sau đó khái quát làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, các
khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá logistics trong phát triển kinh tế biển; phương
pháp phân tích kết hợp với tổng hợp để làm rõ kinh nghiệm phát huy vai trò của
logistics trong phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia và một số địa phương.
Chương 3: Trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT, tác giả làm rõ
những điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển logistics để
gắn với phát triển kinh tế biển. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay - bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ mở ra cho tỉnh Quảng Ninh những thời cơ, thuận
lợi và cả những thách thức khó khăn đối với việc phát triển ngành logistics.


5
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các thông tin, điều tra xã
hội học, thống kê để làm rõ thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở

tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã phát ra 120 phiếu điều tra, thu về 115 phiếu, mỗi
phiếu bao gồm 19 câu hỏi. Đối tượng điều tra là các DN logistics, cá nhân và DN
sử dụng dịch vụ logistics trên địa bản tỉnh Quảng Ninh. Để phân tích, tổng hợp
số liệu điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng toán
thống kê và phần mềm SPSS. Kết quả điều tra, khảo sát được thể hiện trong Phụ
lục và được tác giả sử dụng trong luận án góp phần minh chứng cho kết quả
nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, tác giả làm rõ
những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của logistics
trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sở sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả đã tham khảo ý kiến
của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, các nhà quản lý logistics về những
thuận lợi, khó khăn, về việc gắn logistics với phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh. Tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia sau đây: Đồng chí Trần Thanh Hải Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công Thương; Đồng chí Nguyễn Bình Dương Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh; Hồ Thị Thu Hòa, Trường Đại học GTVT Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Nội dung luận án được làm rõ trên cơ sở tác giả sử dụng
phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, thu thập nội dung các dự báo tình
hình logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó luận án nêu
ra yêu cầu, mục tiêu, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của
logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về logistics trong phát
triển kinh tế biển ở địa phương cấp tỉnh dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về logistics trong phát triển kinh tế
biển của một số quốc gia, địa phương để tỉnh Quảng Ninh có thể tham khảo.


6
- Làm rõ thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh từ 2012 đến năm 2017, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển logistics ở tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về logistics
trong phát triển kinh tế biển
- Góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển kinh tế biển, gắn logistics với
phát triển kinh tế biển.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đề tài luận án góp phần chỉ rõ thực trạng của logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cho thấy vai trò của logistics
trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để tham khảo tại các Viện
nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành logistics, kinh tế
biển trên phạm vi cả nước.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp cho cơ quan liên quan của
tỉnh Quảng Ninh đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong phát huy vai trò của
logistics, kinh tế biển.
7. Kết cấu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến logistics trong
phát triển kinh tế biển
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics trong phát triển kinh tế biển
Chương 3: Thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012 - 2017
Chương 4: Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh
Quảng Ninh.



7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Logistics có vai trò và tác động quan trọng đối với phát triển kinh tế biển,
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về logistics trong
phát triển kinh tế biển.
Tác giả Donald Wanters với cuốn sách “Logistics - An Introduction to
Supply chain Management” (Logistic - Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng)
[133]. Cuốn sách cung cấp những góc nhìn mới nhất về logistics, chủ yếu tập
trung về những xu hướng logistics hiện đại và xu hướng phát triển của logistics
trong tương lai. Tác giả nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chiến lược
logistics, cũng như vấn đề về quản lý kinh doanh toàn cầu và sự gia tăng cạnh
tranh giữa các quốc gia trên thế giới. Đồng thời giới thiệu những ý tưởng tích
hợp giữa tổ chức hoạt động kinh doanh với quản lý chuỗi cung ứng và đề xuất
các yêu cầu cần thay đổi để phù hợp với những kiểu tổ chức quản lý mới, trong
đó việc ứng dụng hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn đã giúp cho việc phối hợp
vận hành được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu những góc nhìn
mới trong kinh doanh thương mại điện tử và khẳng định tầm quan trọng của chất
lượng dịch vụ và cơ sở dữ liệu khách hàng đối với việc quản lý chuỗi cung ứng
và logistics.
Phần 1 của cuốn sách giới thiệu những lý thuyết cơ bản nhất về chuỗi
cung ứng, chỉ ra những khái niệm cơ bản của hoạt động logistics cũng như mục
đích, tầm quan trọng và những vấn đề liên quan đến hoạt động logistics. Kết hợp
chuỗi cung ứng trong quy trình logistics, đánh giá những xu hướng logistics hiện
tại và ứng dụng vào hoạt động tổ chức thực tiễn cũng như đặt mục tiêu cho hoạt
động kết hợp này. Phần 2 có nội dung liên quan đến việc lên kế hoạch cho quản

lý chuỗi cung ứng bao gồm chiến lược logistics, lựa chọn kế hoạch tối ưu cũng


8
như đi vào chi tiết thiết kế nội dung cho chiến lược logistics và những hoạt động
liên quan khác như địa điểm, vấn đề nhân khẩu học, hệ thống logistics, lên kế
hoạch quản lý nguồn lực, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đo lường và nâng cao
hiệu quả hoạt động logistics. Phần 3 liên quan đến việc ứng dụng chuỗi cung ứng
bao gồm một số vấn đề liên quan đến vận hành hệ thống như lựa chọn nhà cung
ứng, chu trình quy trình, các dạng thanh toán, quản lý kho hàng, lưu kho, kiểm
soát nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, vận chuyển hàng hóa và vấn đề
logistics trên phạm vi quốc tế.
Cuốn sách “Logistics Engineering & management” (kỹ thuật và quản lý
hậu cần) của tác giả Benjamin S. Blancharrd [121] tập trung vào nội dung chính
là: Giới thiệu về Logistics; Về bảo trì hệ thống, tác giả đề cập các nội dung: độ
tin cậy, khả năng bảo trì, và các biện pháp khả dụng. Khối lượng cung cấp phạm
vi bảo hiểm hoàn chỉnh về độ tin cậy, khả năng bảo trì và các biện pháp sẵn có,
các biện pháp hậu cần và hỗ trợ hệ thống, quy trình kỹ thuật hệ thống, phân tích
logistics và hỗ trợ, thiết kế và phát triển hệ thống, giai đoạn sản xuất, xây dựng,
sử dụng, duy trì sự hỗ trợ và giai đoạn nghỉ hưu, và quản lý logistics.
Nghiên cứu logistics trong giao thông vận tải, công trình Transport
Logistics: Past, Present and predictions (Issa Baluch, 2005). Tác giả đưa ra các
dự báo cho logistics trong tương lai trên cơ sở phân tích đặc điểm, thực trạng của
logistics trong quá khứ, hiện tại. Logistics vận tải cần tổ chức, hoạt động, quản
lý trên cơ sở những đặc trưng đặc thù của ngành vận tải.
Cuốn sách “A pratical Guide to transportation and logistics” (Hướng dẫn
thực hành về vận chuyển và hậu cần) [130], tác giả Michael B. Stroh. Cuốn sách
mô tả về các yếu tố chủ yếu của hậu cần kinh doanh, nội dung viết về các chủ đề
như: Vận chuyển trong nước, logistics quốc tế, thủ tục xuất nhập khẩu và kỹ
thuật, quản lý kho bãi và quản lý hàng tồn kho, các vấn đề về công nghệ hậu cần,

Logistics outsourcing, các chiến lược hậu cần và đàm phán bên thứ ba. Các tính
năng bổ sung bao gồm các chiến thuật tiết kiệm tiền bạn có thể thực hiện ngay
và Logistics Lore - Các câu chuyện thực về các vấn đề hậu cần liên quan.


9
Tác giả Martin Christopher với cuốn “Logistics and Supply chain
management” (Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần), xuất bản lần thứ tư, năm
2011 [123]. Cuốn sách giới thiệu những lý thuyết cơ bản về quản lý chuỗi cung
ứng, logistics và một số chiến lược cạnh tranh. Tác giả đưa ra ý tưởng quản lý
chuỗi cung ứng thực chất là quản lý chuỗi giá trị rồi từ đó đề xuất những chiến
lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Một số phương pháp mà tác giả có đề cập đến như: Xác định giá trị
logistics và giá trị khách hàng, các phương pháp tính toán chi phí logistics và
tính toán mức độ hiệu quả của hoạt động logistics, cân đối giữa giá trị cung ứng
và nhu cầu khách hàng nhằm phục vụ mục đích dự đoán và lên kế hoạch quản lý
chuỗi cung ứng.
Nội dung cuốn sách được chia thành 14 chương. Trong đó chương 1 giới
thiệu những khái niệm cơ bản về logistics, chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh,
những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý logistics và sự thay đổi của môi trường
cạnh tranh so với trước kia. Chương 2-3 giới thiệu các công cụ đo lường trong
quản lý hoạt động logistics như cách định giá logistics, định giá khách hàng, các
dịch vụ khách hàng, sự điều chỉnh của thị trường đến chuỗi cung ứng, cách thiết
lập các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và khách hàng ưu tiên cũng như việc phân
tích chi phí cho logistics đồng thời có công cụ để đánh giá hiệu quả của hoạt
động logistics. Chương 4-5 đề cập đến việc ứng dụng chuỗi cung ứng sao cho
phù hợp với cung cầu thị trường và cách tạo hệ thống chuỗi cung ứng có thể
phản ứng phù hợp với nhu cầu thị trường. Chương 6 nói về chiến lược làm chủ
thời gian và chiến lược quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Chương 7-9 có nội
dung liên quan đến việc đồng bộ chuỗi cung ứng, sự khó khăn trong quản lý

chuỗi cung ứng và cách quản lý chuỗi cung ứng trong phạm vi quốc tế. Chương
10 giới thiệu các phương pháp quản lý rủi ro trong vận hành chuỗi cung ứng.
Chương 11-12 nói về mạng lưới cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và phương
pháp phát triển hệ thống logistics. Chương 13 giới thiệu phương pháp xây dựng
một hệ thống chuỗi cung ứng bền vững như việc sử dụng nhiên liệu xanh, tiết
kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng tái chế nguyên vật liệu.


10
Chương 14 cũng là chương cuối cùng, cung cấp cái nhìn về tương lai của chuỗi
cung ứng, cách phát triển hệ thống chuỗi cung ứng phù hợp sự phát triển của thời
đại cũng như giới thiệu một vài xu hướng phát triển mới trong tương lai.
Tác giả Jason Bryan Salminen với nghiên cứu “Measuring the Capacity
of a Port System: A Case Study on a Southeast Asian Port” (Đo năng lực hệ
thống cảng: Nghiên cứu về trường hợp cảng Đông Nam Á), Học viện Công nghệ
Massachusetts, tháng 6/2013 [129]. Theo tác giả, đề đáp ứng nhu cầu phát triển
của kinh tế và thương mại, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của cảng biển là một
điều cần thiết để duy trì và nâng cao hiệu quả làm việc của cả hệ thống logistics,
có thể đáp ứng một số lượng hàng hóa nhất định tăng lên trong tương lai. Đây là
một khoản đầu tư đắt đỏ vì mục tiêu dài hạn mà chúng ta chỉ có thể đánh giá
được mức độ ảnh hưởng của nó dựa trên hiệu quả vận hành của logistics cảng
biển nói chung.
Theo tác giả có 3 kịch bản có thể ảnh hưởng mức độ hiệu quả của logistics
cảng biển. Đầu tiên là sử dụng trình mô phỏng để dự đoán lợi nhuận của từng
thành phần trong cảng (kho hàng nào mang đến nhiều lợi nhuận nhất và sản phẩm
nào mang lại ít lợi nhuận nhất), tất cả đều sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
Tác giả đưa ra 3 chiến lược đầu tư cho hệ thống nhà kho là: Nâng cấp hệ
thống nhà kho ở hiện tại, xây mới nhưng nhà kho cố định ở nhiều cấp độ để có
thể mở rộng trong tương lai, xây mới nhà kho linh động ở nhiều cấp độ và có thể
mở rộng thêm trong tương lai. Lợi nhuận đo lường được xác định chiến lược đầu

tư cho 4 cấp độ nhà kho khác nhau sẽ là sự lựa chọn tối ưu nếu so sánh với các
chiến lược khác ở cùng quy mô.
Sự kết hợp của cả hai phương pháp: phương pháp phân tích dữ liệu hiện
tại và phương pháp điều chỉnh dữ liệu hiện tại giúp cho nhà quản lý có thể lựa
chọn được chiến lược đầu tư tối ưu cho hệ thống logistics cảng biển và đưa ra
quyết định đầu tư giúp phát triển cơ sở hạ tầng của cảng biển.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn mở cơ hội để nghiên cứu và phát triển
vì các mục tiêu khác trong quá trình nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics
cảng biển:


11
Phát triển và hoàn thiện hơn các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
này để phục vụ cho những mục tiêu khác trong logistics cảng biển ở cả lĩnh vực
nghiên cứu lẫn ứng dụng trong thực tiễn.
Mở rộng phương pháp đo lường hiệu quả cho những thành phần khác của
cảng biển và các thiết bị đầu cuối, những thành phần chưa được thực hiện trong
nghiên cứu này. Những thành phần khác của cảng biển có thể kể đến như là cổng
ra, hệ thống đường ray kết nối (ray cổng ra, ray sân bãi), hệ thống đường trong
bến cảng, các phương tiện vận chuyển, bến phà, tàu tuần tra, đều là những thành
phần quan trọng trong hệ thống logistics cảng biển.
Ứng dụng phương pháp này trong việc xác định những điểm nút ảnh
hưởng lớn đến hiệu suất hệ thống cảng biển, ví dụ như việc đào tạo nâng cao
trình độ của lực lượng lao động.
Xây dựng quy trình ra quyết định để ứng dụng vào những thành phần
khác của cảng biển, khi mà không có để ra quyết định ở những thành phần đó. Ví
dụ, sử dụng công cụ này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những chỉ tiêu tài
chính không chính xác khác như là lãi suất, lạm phát hoặc các dạng tài chính có
chu kỳ.
Cuốn sách “Logistics in Japan and Asean Nation” (Hậu cần tại Nhật bản

và quốc gia Asean), tác giả Tatsuyki Kose [131]. Nghiên cứu trên được chia làm
3 phần chính: Nội dung phần I tác giả đề cập đến những nhân tố quan trọng đối
với hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Ở trong phần này, trước tiên
tác giả giới thiệu đến những nhân tố ảnh đến sự phát triển của lĩnh vực logistics
như sự ảnh hưởng của luật pháp và khả năng tài chính ở mỗi quốc gia mà doanh
nghiệp logistics có ảnh hưởng. Sự phát triển của lĩnh vực logistics được chia làm
2 phần. Trước tiên đó là sự phát triển của các dịch vụ liên quan sẵn có ở mỗi
quốc gia như dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin liên
lạc… Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực logistics đó sự
phát triển cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia, cơ sở hạ tầng có thể kể đến như là
đường bộ, đường sắt, các đường vận tải hay các công trình giao thông như hầm


12
đường bộ, cầu vượt sông, vượt biển. Như vậy, căn cứ vào những yếu tố đó, để
lĩnh vực logistics có thể phát triển một cách bền vững thì DN cần phải giải quyết
được 2 vấn đề: đầu tiên là vấn đề về giao thông vận tải, thứ hai là vấn đề về môi
trường kinh doanh cũng như môi trường sản xuất được quy định bởi luật pháp.
Bên cạnh đó, để có thể phát triển bền vững, DN cũng phải đạt được các thử
thách khi xử lý vấn đề quản lý nguồn nhân lực và vấn đề năng lượng. Tác giả
khuyến khích nên xây dựng một DN logistics bền vững, thân thiện với môi
trường, bắt kịp xu thế hiện đại để phù hợp với luật pháp, phong tục tập quán cũng
như là khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Phần II: Cuốn sách giới thiệu về
luật pháp và những phong tục tập quán ảnh hưởng tới hoạt động logistics. Trong
phần này, tác giả đã giới thiệu tới người đọc những dạng DN logistics thường gặp
và mối liên hệ của những dạng DN này tới những luật tương ứng có thể ảnh
hưởng. Theo đó, tác giả đã đề cập đến 9 dạng DN logistics cơ bản, đó là: DN vận
tải đường bộ, DN vận tải đường sắt, DN chuyển phát trong nước, DN chuyển phát
trên biển, DN vận tải đường biển, doanh nghiệp vận tải trung gian, DN kinh doanh
kho hàng, doanh nghiệp bốc dỡ hàng. Tương ứng với từng loại DN đó sẽ là các

điều luật tương ứng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Trong nghiên
cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 2 loại DN logistics phổ biến nhất đó là
DN vận tải trung gian và DN kinh doanh kho hàng.
Trước tiên là đối với DN vận tải trung gian, nền tảng hoạt động của các
DN này chủ yếu phải dựa vào sự hoạt động của các DN logistics khác như vận
tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không và các DN chuyển phát. Về quy
trình hoạt động, DN vận tải trung gian nhận hàng từ các DN vận tải khác, sau đó
chuyển cho các shipper (nhân viên giao hàng) để chuyển hàng về tận tay cho
khách hàng, hoặc theo quy trình ngược lại DN vận tải trung gian có thể nhận
hàng từ shipper, sau đó DN này chuyển hàng tới cho các DN vận tải khác để đi
khắp nơi trên thế giới. Do yêu cầu cần phải chuyển phát hàng giữa nhiều DN
logistics khác nhau, nên cần thiết cần phải thành lập một DN chuyên quản lý các
hoạt động logistics, lúc này vai trò của công ty vận tải trung gian mới có nhiều ý


13
nghĩa. Bên cạnh đó, bởi vì DN vận tải trung gian liên quan đến hoạt động của
nhiều DN logistics khác nên DN vận tải trung gian phải chịu quy định của pháp
luật áp dụng với đối với rất nhiều DN logistics khác nhau. Trong phần này, tác
giả cũng đồng thời chỉ ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động logistics của DNvận tải trung gian. Đồng thời hướng dẫn những DN mới
hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể thành lập DN vận tải trung gian.
Thứ hai là, đối với DN kinh doanh kho hàng, trong phần này tác giả đề
cập tầm quan trọng của các công ty kinh doanh kho hàng. Công ty kinh doanh
kho hàng không chỉ cung cấp chức năng lưu kho mà có vai trò quan trọng đối
với chuỗi cung ứng ví dụ như quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu
dùng. Đồng thời trong phần này, tác giả cũng đã phân loại các loại kho hàng ở
Nhật Bản và phân loại các kiểu DN kinh doanh kho hàng. Bên cạnh đó, cấu trúc
của một DN kinh doanh kho hàng cũng đã được tác giả giới thiệu đến. Hơn nữa,
tác giả còn hướng dẫn những DN mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể thành

lập DN kinh doanh kho hàng. Phần III: Trong phần cuối của nghiên cứu, tác giả
đi sâu hơn về hệ thống logistics ở các quốc gia ASEAN. Trong phần này tác giả
giới thiệu các thống kê về tình hình, thực trạng hoạt động logistics ở các nước
Đông Nam Á cùng một số cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản
để có thể so sánh. Sau đó tác giả đã đi vào phân tích chính sách cũng như cơ hội,
thách của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thái Lan là quốc gia cũng áp dụng chính sách logistics như chính sách
của ASEAN năm 2015, như là việc không đánh thuế đối với sự luân chuyển
hàng hóa, dịch vụ, lao động chất lượng cao và vốn. Tuy nhiên, hoạt động
logistics ở Thái Lan cũng đối mặt với không ít thử thách như chi phí vận tải cao,
giá xăng dầu bất ổn, hệ thống giao thông mất cân bằng và không hiệu quả.
Tiếp theo là hoạt động logistics ở Indonesia, hệ thống logistics ở đất nước
này vẫn còn hoạt động theo kiểu truyền thống, hàng hóa được vận chuyển sau
trao đổi và phụ thuộc vào hoạt động trao đổi. Những thách thức khi kinh doanh
hoạt động logistics ở nước này đó là hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, dễ có


14
hiện tượng tắc đường, hơn nữa chi phí vận tải quá cao và chi phí cho hoạt động
logistics chiếm gần 1/4 GDP nước này.
Cuối sách tác giả giới thiệu một vài ý kiến để có thể phát triển lĩnh vực
logistics ở các quốc gia ASEAN đó là phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng dịch vụ logistics, có các chính sách mở cửa đối với các doanh nghiệp
logistics như chính sách đối với đầu tư nước ngoài, chính sách cấp bằng lái đa
năng, quản lý logistics chuyên nghiệp. Giải quyết được những vấn đề đó thì sẽ
nâng cao, và phát triển hoạt động logistics ở ASEAN.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế

biển cấp quốc gia
Ở cấp quốc gia, các tác giả trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu
về logistics, về vai trò của logistics với các ngành, lĩnh vực của kinh tế biển.
Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về logistics và vai trò của logistics với phát
triển kinh tế biển đã được các tác giả phân tích và tổng kết.
Sách chuyên khảo “Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Tiến [102].
Trong cuốn sách chuyên khảo bàn về ứng dụng logistics trong DN vận tải giao
nhận tại Việt Nam, tác giả đã trình bày 3 chương để chuyển tải nội dung cuốn
sách: Chương 1. Tổng quan về logistics; Chương 2. Khả năng và thực trạng áp
dụng logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở
Việt Nam; Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển logistics trong
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam. Trong
chương 1, tác giả tập trung làm rõ vấn đề tổng quan về logistics, đặc điểm, vai
trò của logistics. Trong các yếu tố cơ bản của logistics, tác giả khẳng định vận tải
là yếu tố quan trọng nhất. Qua trình bày kinh nghiệm phát triển logistics ở một
số nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo, tác giả đưa ra một số bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tác giả đề cao bài học về vai trò của nhà nước


15
trong tạo cơ chế, chính sách đối với logistics, bài học về phát triển cơ sở hạ tầng
và phát triển nguồn nhân lực logistics trong nền kinh tế. Trong chương 2, tác giả
tập trung luận giải khả năng áp dụng logistics trong các DN kinh doanh vận tải
giao nhận ở Việt Nam. Tác giả phân tích các yếu tố để chứng minh rằng hoàn
toàn có thể áp dụng logistics trong các DN vận tải giao nhận ở Việt Nam. Các
yếu tố đó là: Điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, tình hình phát
triển vận tải đa phương thức, tình hình phát triển CNTT và thương mại điện tử ở
Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lực phục vụ logistics. Khi phân tích thực trạng
logistics trong các DN vận giao nhận ở Việt Nam, tác giả cho thấy đa số DN vận

giao nhận ở Việt Nam đều có nhận thức rằng áp dụng logistics sẽ mang lại lợi
nhuận nhiều hơn cho các DN. Trên cơ sở khảo sát thực trạng áp dụng logistics
trong các DN vận tải giao nhận ở Việt Nam, tác giả đưa ra nhận xét Việt Nam
hoàn toàn đủ điều kiện áp dụng logistics vào các DN vận tải giao nhận. Tác giả
cuốn sách cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của DN vận tải giao nhận
Việt Nam khi áp dụng logistics vào hoạt động là khó khăn về cơ sở hạ tầng yếu
kém, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, lực lượng lao động logistics còn thiếu và
yếu, thị trường giao nhận vận tải còn nhỏ và cạnh tranh gay gắt giữa DN trong
nước với DN nước ngoài.
Cuốn sách “Logistics - Những vấn đề cơ bản” do Đoàn Thị Hồng Vân chủ
biên [118]. Cuốn sách giới thiệu những nội dung tổng quan về logistics, như khái
niệm logistics, các loại hình logistics, sự phát triển của logistics trong lịch sử và
những kinh nghiệm trên thế giới về phát triển logistics. Các vấn đề cơ bản được
tác giả đề cập trong cuốn sách như: Ngành dịch vụ logistics; Giải pháp Logistics;
Quản trị logistics; Dịch vụ khách hàng; Hệ thống thông tin; Dự trữ; Quản trị vật
tư; Xác định nhu cầu vật tư và dự báo nhu cầu vật tư; Vận tải; Kho bãi.
Cuốn sách “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc
tế” do Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn đồng chủ biên [38]. Cuốn sách gồm
5 chương: Chương I, các tác giả giới thiệu những vấn đề tổng quan về logistics
trong nền kinh tế thị trường như khái niệm, đặc trưng, vai trò của logistics. Các


16
tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ logistics
gồm: Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia - chỉ tiêu LPI
(Logistics Performance Index) và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics
của doanh nghiệp. Nhận diện một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển
các dịch vụ logistics ở nước ta, theo các tác giả gồm 5 nhân tố cơ bản là: Tăng
trưởng kinh tế và quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, sự phát triển của
khoa học công nghệ (KHCN), cơ sở hạ tầng để phát triển logistics, sức ép cạnh

tranh, danh mục hàng hóa dịch vụ ngày một gia tăng. Chương II của cuốn sách
các tác giả chủ yếu đề cập tới kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ
logistics và bài học cho Việt Nam. Trong chương III, các tác giả phân tích thực
trạng dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay. Trong chương III, qua phân tích đánh
giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, các tác giả đã đưa ra những
thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, những vấn đề đặt ra
trong phát triển logistics ở nước ta. Chương IV, các tác giả cuốn sách viết về yêu
cầu và khả năng phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế.
Theo đó những yêu cầu mang tính tổng thể về các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường đối với sự phát triển logistics được đặt ra cụ thể. Những khả năng phát
triển dịch vụ logistics được các tác giả bàn đến khá đa dạng: Khả năng đầu tư về
cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ logistics, khả năng về đào tạo nguồn nhân lực
cho dịch vụ logistics, khả năng mở rộng các loại hình dịch vụ, khả năng phát
triển các nhà cung cấp dịch vụ, khả năng mở rộng hệ thống logistics phạm vi
quốc gia và khu vực, khả năng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đối với hoạt động logistics, khả năng nâng cao chất lượng và giảm chi phí
logistics, khả năng hoàn thiện bộ tổ chức và quản lý hoạt động logistics. Chương
V, các tác giả đề cập tới những quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ
logistics ở nước ta. Theo đó, hệ thống giải pháp được các tác giả đưa ra ở 2 góc
độ, vĩ mô và vi mô.
Cuốn sách “Quản trị logistics kinh doanh” do các tác giả Nguyễn Thông
Thái và An Thị Thanh Nhàn (chủ biên) [85]. Tác giả đưa ra các hình thức hậu


17
cần chủ yếu: Dịch vụ khách hàng hậu cần, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, hoạt
động dự trữ, xử lý đơn hàng, duy trì thông tin. Các hoạt động hậu cần hỗ trợ:
Định vị kho hàng, lưu kho, mua hàng, bao gói. Đề cập tới tầm quan trọng của
hoạt động hậu cần, các tác giả cho rằng hoạt động hậu cần giúp tiết kiệm chi phí
hậu cần nói riêng và chi phí kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó phạm vi cung

ứng và phân phối của doanh nghiệp được mở rộng dưới tác động của hoạt động
hậu cần. Hậu cần có vai trò quan trọng trong việc lập chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Hậu cần làm tăng đáng kể giá trị đối với khách hàng. Hậu cần góp
phần đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng” [45] của Nguyễn Thành Hiếu.
Cuốn sách giới thiệu những nội dung của chuỗi cung ứng trong thế kỷ 21. Đề
cập tới hoạt động giao vận tích hợp, cuốn sách mô tả tầm quan trọng của hoạt
động giao vận tích hợp, giá trị, mục tiêu, cấu trúc của hoạt động giao vận tích
hợp. Tác giả phân tích hệ thống vận chuyển với các nội dung chính như: Chức
năng, nguyên tắc và các đối tượng tham gia hệ thống vận chuyển; quản lý hoạt
động vận tải; hạ tầng giao thông; các dịch vụ vận tải: phương thức truyền thống,
dịch vụ đóng gói, vận chuyển đa phương tiện, các tổ chức trung gian. Bên cạnh
đó các nội dung cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng được tác giả phân tích như:
Quản trị hoạt động kho bãi, đóng gói và xếp dỡ hàng hóa trong chuỗi cung ứng,
chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bài báo “Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế biển đảo: Cần phát triển hệ thống
logistics biển” [37] của Đặng Đình Đào. Tác giả cho rằng với tiềm năng, lợi thế
để phát triển kinh tế biển và hoạt động ngành logistics, Việt Nam cần có những
giải pháp về logistics để góp phần phát triển kinh tế biển đảo. Theo tác giả thời
gian qua Việt Nam thường chỉ chú trọng phát triển giao thông đường bộ, đường
biển không được quan tâm đầu tư phát triển. Đây là một trong các nguyên nhân
khiến kinh tế biển đảo của Việt Nam không phát triển mạnh mẽ. Tác giả bài báo
đưa ra một số giải pháp logistics sau để góp phần phát triển bền vững kinh tế
biển đảo: Cần nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển logistics biển trong hệ


×