Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KỸ NĂNG SỐNG Chủ đề: KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI CƠ THỂ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.02 KB, 3 trang )

KỸ NĂNG SỐNG
Chủ đề: KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI CƠ THỂ.
Biên soạn: Bảo Trường –
dự án hỗ trợ & Phát triển cộng đồng huyện Đức Linh
1. Lý do chọn kỹ năng này:

Thời gian gần đây, báo chí đưa tin về các vụ trẻ em bị
xâm hại và lạm dụng tình dục. Trẻ bị xâm hại tình dục
để lại thương tổn nặng nề về thể xác lẫn tâm lý của
trẻ.

Nằm trong chương trình “Hộp học tập cộng đồng” là
những trẻ có nhận thức chậm hơn so với các trẻ khác,
từ đó dễ bị dụ dỗ và trở thành nạn nhân của nạn xâm
hại cơ thể bất cứ lúc nào. Vậy trang bị cho trẻ những
kỹ năng để biết cách tự bảo vệ bản thân là điều vô
cùng quan trọng.
2. Mục tiêu bài học:

Sau khi tham gia buổi học, trẻ có thể liệt kê được các
điểm nhạy cảm trên cơ thể, từ đó có nhận thức về việc
đụng chạm cơ thể. Đồng thời liệt kê được một số cách
giúp trẻ an toàn trước những mối nguy cơ về xâm hại
cơ thể.
3. Dụng cụ chuẩn bị:

Giấy Ao: 01 tờ

Bút tô màu: 01 hộp

Giấy màu xanh + đỏ: mỗi loại 01 tờ, cắt nhỏ thành các


miếng hình vuông 3cm2

Kéo, hồ dán.

Các tình huống.
* * Khuyến khích việc học hiệu quả: Có thể tham gia từ 1 – 5 trẻ,
nhưng khuyến khích trẻ hoạt động có nhóm để tăng tính cạnh
tranh và chia sẻ kiến thức giữ các trẻ. Giáo viên hướng dẫn dạy
cũng tham gia cùng với bố mẹ của trẻ.
4. Hoạt động khởi động: trò chơi đèn xanh – đèn đỏ.
Cách chơi:

Cách 1: Người chơi đứng thành vòng tròn, để tay lên
vai của người đứng trước, khi người quản trò hô “đèn
xanh”: chạy thật nhanh. Và khi hô “đèn đỏ” thì người
chơi lập tức dừng lại ở cái tư thế mà người chơi đang






thực hiên (có thể là đang nghiêng người, có thể là
đang co chân lên…), để đánh lạc hướng trẻ có thể
người quản trò dùng cách lời nói và hành động không
theo nhau, người chơi nào bị nhầm lẫn tức vi phạm
luật giao thông.
Cách 2: Người chơi ngồi xếp thành một vòng tròn, giơ
đôi chân lên trước mặt, tương tự cách 1, khi ho đèn
xanh hoặc đỏ thì người chơi dùng chân đạp mạnh khởi

động hoặc có thể dừng lại theo hiệu lệnh đèn.
Mục đích trò chơi này nhằm để áp dụng vào phần
các điểm nhạy cảm trên cơ thể!

Tiến trình dạy:
Hoạt động 1: Các điểm nhạy cảm trên cơ thể
 Hướng dẫn trẻ vẽ trên tờ giấy Ao.
 Nội dung vẽ: Một bạn nam hoặc một bạn nữ (tùy theo
đối tượng là học sinh nam hay nữ)
 Sau khi vẽ xong, dùng các miếng giấy màu xanh và
màu đỏ dán lên trên hình vẽ, theo nguyên tắc:
Màu xanh: những chỗ nào được thoải mái người khác đụng chạm
(giống như trò chơi đèn xanh - đèn đỏ. Xanh thì được phép đi)
Màu đỏ: những chỗ tuyệt đối người khác không được chạm vào (
giống như trò chơi đèn xanh – đèn đỏ. Đỏ thì cấm không được
phép đi)
Thời gian hoàn thành: 15 phút
 Sau khi trẻ hoàn thành, hãy để trẻ trình bày ý kiến của
trẻ và đừng quên hỏi trẻ rằng “tại sao?”
 Sau khi trẻ trình bày xong thì giáo viên đúc kết lại hoạt
động.
Đúc kết: Có những điểm nhạy cảm trên cơ thể tuyệt đối không
cho bất kỳ ai đụng chạm vào hoặc vuốt ve: bộ phận sinh dục,
mông, eo, vùng bụng, má, sau gáy, mặt trong của đùi, ngực,…
 Khi có những người cố ý đụng chạm vào hãy nói thắng
với họ là mình không thích điều này, cố gắng cảnh
giác không để hành động đó tiếp tục tái diễn, và tránh
xa người đó ra nếu cảm thấy khó chịu. Và đừng im
lặng, hãy nói với bố mẹ hoặc bất kỳ người thân nào
mình tin tưởng về cảm giác của mình.

 Không đụng chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
để tránh sự kích thích của người khác.
 Tránh xa người lạ mặt


 Báo cho cha mẹ khi bị đe dọa hoặc ai đó đối xử quá tốt
với mình.
 Không nên thay quần áo hoặc đi vệ sinh ở trước mặt
người khác, mặc dù đó là bố mẹ hoặc anh chị, hàng
xóm của mình.
 Hãy nhớ rằng: “cơ thể này là của riêng em, nếu chưa
được phép của em hoặc cha mẹ của em thì không bất
kỳ ai được đụng chạm vào”.
Hoạt động 2: Sắm vai giải quyết tình huống.
 Tình huống 1: Lúc đang ngồi xem tivi, anh hàng xóm
cứ khoác tay qua vai và sờ xuống phía đùi của em, rồi
khen rằng đùi em rất đẹp và khỏe, có thể học múa
giống như cô diễn viên trên màn hình tivi vừa xem. Em
sẽ phản ứng như thế nào?
 Tình huống 2: Em được cùng mẹ đi lên chùa, trong
chuyến xe buýt chật trội này, một người đàn ông khá
lớn tuổi đứng gần em đã liên tục ngả về phía em, thậm
chí đụng vào phần ngực. Em đã nhắc nhớ nhưng người
đàn ông nói rằng do đông người quá với lại chiếc xe cứ
chao đảo khi gặp khúc cua nên mới như vậy. Nhưng
sau đó hành động này lặp đi lặp lại rất nhiều lần. em
sẽ làm gì khi gặp tình huống trên.
Đúc kết bài học: giáo viên nhắc lại cho trẻ
 Hôm nay chúng ta học được những gì?
 Em nhớ nhất điều gì trong bài học ngày hôm nay? Tại

sao?
Kết thúc bài học.



×