Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHÓM 8. NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.25 KB, 50 trang )

TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
NHÓM 8. NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH.
 Tên nhóm: “Tám sắc cầu vồng”
 Mục đích: Giúp các thành viên trong nhóm có thêm kiến thức để phòng
tránh bạo hành gia đình cho bản thân.
GIAI ĐOẠN 1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THÀNH LẬP NHÓM
I.1. Xác định mục đích hỗ trợ nhóm.
1.1.1.Lý thuyết:
Xác định mục đích hỗ trợ của hoạt động CTXH nhóm cho các thân
chủ là công việc đầu tiên và rất quan trọng mà NVXH cần phải làm để hỗ trợ, can
thiệp vào vấn đề của các đối tượng. NVXH cần xây dựng những định hướng cuối
cùng của quá trình CTXH nhóm, xác định đâu là mục đích nhu cầu chính mà nhóm
cần nhưng cũng cần phải điều chỉnh và tuân theo mục đích các giá trị, quy điều đạo
đức của nghề CTXH.
Bên cạnh đó việc xác định mục đích hỗ trợ của NVXH cần phản ánh
được những gì họ tin tưởng có thể hoàn thành được với sự hỗ trợ của các nguồn
lực và cả hạn chế đối với nhóm, cần phát huy các tiềm năng của nhóm, hạn chế
được những xung đột.
Xuất phát từ mục đích hỗ trợ mà NVXH sẽ chọn lựa mô hình nhóm
giúp đỡ phù hợp với từng nhóm đối tượng nhưng thông hường một nhóm CTXH là
sự kết hợp nhiều mô hình loại hình nhóm. Khi xác định hỗ trợ nhóm cần căn cứ
vào đánh giá ban đầu ghi chép về thân chủ những lần gặp gỡ tiếp xúc.
1.1.2.Vận dụng:
Đối với nhóm phụ nữ bị bạo hành NVXH cần xác định đâu là nhu cầu
chính mà các đối tượng cần từ đó đưa ra mục đích hỗ trợ cho hoạt động của nhóm.
Ở đây nhóm em lựa chọn mục đích là giúp phụ nữ trong nhóm có thêm kiến thức
để phòng tránh bạo hành gia đình cho bản thân.
Với vấn đề phụ nữ bị bạo hành, căn cứ vào mục đích của nhóm chúng em
lựa chọn mô hình nhóm can thiệp: nhóm giáo dục.
1.2. Đánh giá khả năng thành lập nhóm.
1.2.1. Phần lý thuyết.


a. Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm.


- Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã
hội: trung tâm bảo trợ xã hội, các nhà mở, trung tâm giáo dục lao động- xã hội….
- Nhân viên xã hội cần:
+ Nghiên cứu kỹ về cơ quan/tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội.
+ Nhiệm vụ, chức năng, các hoạt động, cơ chế làm việc và những định
hướng trọng tâm trong việc hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ.
+ Cơ sở vật chất.
+ Các nguồn lực khác.
- Nhân viên xã hội cần phân tích sự phù hợp của những mục đích của nhóm
và các chính sách, mục đích của tổ chức. Vì khi mục đích của nhóm phù hợp với
mục đích, chính sách của tổ chức thì tổ chức mới xem xét và ủng hộ nhiệt tình cho
hoạt động của nhóm.
b. Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên.
- Đầu tiên cần đánh giá nhu cầu và điều kiện thực tế của thân chủ: Động cơ,
mục tiêu, mong muốn khi tham gia vào nhóm Thể hiện mức độ cam kết và phát
triển nhóm của từng thành viên.
- Tiếp theo, cần xem xét liệu họ có đủ điều kiện để tham gia hay không?
- Thể hiện:
+ Những buổi tiếp xúc trực tiếp.
+ Khảo sát bằng bảng hỏi.
- Khi đánh giá thành viên tương lai của nhóm cần
+ Xác định những thành viên này có cùng quan niệm về nhiệm vụ
nhóm phải đối mặt.
+ Xác định những rào cản, khó khăn có thể xảy ra đối với sự tham gia
vào nhóm: Thông qua việc trao đổi với những thành viên của nhóm; Tìm kiếm các
nguồn lực từ phía tổ chức tài trợ hay ngay tại cộng đồng.
c. Đánh giá khả năng các nguồn lực khác.

- Sự hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất.
- Sự ủng hộ, hỗ trợ khác của cộng đồng, đoàn thể và chính quyền.
 Tất cả những điều này sẽ trở thành cơ sở để nhân viên xã hội quyết định
có thành lập nhóm hay không.
1.2.2. Vận dụng vào nhóm phụ nữ bị bạo hành.
a. Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm:
Mục đích hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo hành là: Nâng cao sự hiểu biết của
từng thành viên về bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ; và học cách
phòng tránh việc bị bạo hành.
Đánh giá khả năng tài trợ:


- Phòng Tham vấn - Ngôi nhà bình yên của Trung tâm Phụ nữ và phát triển,
Tầng 4, nhà B, số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; ĐT: 04.3728.0963
Số ĐT liên hệ khẩn cấp: 0946.833.380; 0946.833.384.
- Tổ chức phát triển Sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT. Địa chỉ: Số 4
tòa nhà A2, Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.
62626262 và 04. 62696269.
- Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng
(CEFACOM). Địa chỉ: Số 12, ngách 31/131, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Điện
thoại nóng: (04) 6201 00 75.
- Viện Sức khỏe Sinh sản và Gia đình (RaFH). Địa chỉ: 63/35 Cát Linh - Đống
Đa – Hà Nội. Điện thoại: 04. 38430447.
- Tư vấn Tình cảm Linh Tâm. Điện thoại: 04 7560869. Đường dây tư vấn
24/24: 1900 5858 30. Địa chỉ hỗ trợ của mạng lưới các tổ chức hoạt động phòng
chống bạo lực gia đình (Dovipnet).
- Một số chuyên gia về Giới và Bạo lực gia đình.
- Luật sư.
b. Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên.
Dự kiến các thành viên tương lai của nhóm là những phụ nữ bị bạo hành

có địa chỉ sinh sống ở nội thành Hà Nội, chưa có nhiều hiểu biết về bạo lực gia
đình, cũng như chưa được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp
khi bị bạo hành.
Nhóm sẽ có khoảng 10 thành viên có mong muốn tham gia vào nhóm và
có đủ điều kiện tham gia. Tiến hành gặp gỡ trực tiếp từng thân chủ để đánh giá nhu
cầu, mục tiêu tham gia nhóm.
Xác định những khó khăn khách quan có thể gặp phải:
- Không có phương tiện đi lại.
- Không có thời gian để tham gia những buổi sinh hoạt nhóm mặc
dù rất muốn.
- Thân chủ mong muốn địa điểm tiến hành những buổi sinh hoạt
nhóm cần kín đáo một chút.
- Có thân chủ lo lắng việc mình tham gia một nhóm như vậy khi
chồng biết sẽ càng ghét bỏ và cấm cản không cho đi.
Dựa vào những khó khăn này, nhân viên xã hội, tìm biện pháp khắc phục,
ví dụ cung cấp tiền hỗ trợ thân chủ đi xe bus đến nơi họp nhóm, hoặc xây dựng
những buổi sinh hoạt nhóm vào thời gian thích hợp hơn, nhờ sự can thiệp của một
số tổ chức để tháo bỏ những rào cản khi thân chủ muốn tham gia nhóm.
c. Đánh giá khả năng các nguồn lực khác.


- Chính quyền địa phương: Huy động sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn
thể:
+ Hội Phụ nữ.
+ Đoàn thanh niên.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường,….
Cộng đồng:
+ Huy động sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng: Để khai thác
thông tin của thân chủ, cũng như giúp đỡ khi cần thiết.
+ Đóng góp về kinh phí.

- Gia đình: Ông bài ngoại, anh chị em,…
- Sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm, các tổ chức, đơn vị kinh doanh để có
thêm kinh phí duy trì hoạt động nhóm.
 Dựa trên mục tiêu, nhu cầu của nhóm và ý muốn cũng như điều kiện của
từng thành viên, nhân viên xã hội sẽ điều phối sao cho phù hợp, để tạo cơ hội cho
từng thành viên đạt được mong muốn của mình cũng như giúp cho cả nhóm phát
triển.
1. 3.Thành lập nhóm.
1.3.1. Tuyển chọn thành viên nhóm.
a. Lý thuyết:
- Phải đúng người,đúng đối tượng NVXH dựa vào việc đánh các thành viên tương
lai
- NVXH có thể liên hệ với các trung tâm,cơ sở chăm sóc sức khỏe ,chăm sóc bà
mẹ và trẻ em để có thêm thân chủ.
- Đối với nhóm nhiệm vụ việc tuyển chọn dựa trên mục đích và loại hình nhóm.
- Có rất nhiều phương pháp và cách thức tuyển chọn các thành viên trong nhóm:
√ Thứ nhất,có thể do NVXH liên hệ trực tiếp với những thành viên tương lai của
nhóm
√ Thứ 2,qua gửi thư ,gửi thông báo
√ Thứ 3,là thông qua phương tiện thông tin đại chúng


VD: 1 số loại hình nhóm nhiệm vụ or nhóm giáo dục và phát triển thì có thể thông
báo rộng rãi trên báo tivi…..
b.Áp dụng:
- NVXH có thể liên hệ với một vài trung tâm phụ nữ và phát triển, trung tâm hỗ
trợ và tư vấn về bạo lực gia đình.
Vd: mô hình ngôi nhà bình yên cho phụ nữ bị bạo hành.
- NVXH có thể gặp các trường hợp này ngoài cuộc sống,or do người quen của TC
giới thiệu đến hoặc do trường hợp được cơ quan địa phương giới thiệu đến .

- Có thể chính TC ( Người phụ nữ bị bạo hành tìm đến) khi họ được giới thiệu hay
qua các trang mạng,báo ,công nghệ thông tin …
1.3.2.Thành phần nhóm.
a. Lý thuyết.
Để NVXH tuyển chọn thành phần nhóm phải dựa trên những nguyên tắc sau:
- Thứ nhất,tính đồng nhất của nhóm:các thành viên trong nhóm có cùng mục
tiêu tương đối nhất quán khi tham gia hoạt động trong nhóm và 1 số đặc điểm tính
cách tương đồng ,phù hợp với loại hình nhóm trị liệu,hỗ trợ.
- Thứ 2,những thành viên trong nhóm cần có sự đa dạng về những kỹ năng
ứng phó,trải nghiệm,kiến thức vè cuộc sống.
VD: Trong nhóm phát triển cho những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực
gia đình trải nghiệm cuộc sống ,kinh nghiệm tự bảo vệ với những hành vi bị bạo
lực………. càng phong phú thì càng giúp nhiều các thành viên học được nhiều bài
học cuộc sống và thực tiễn của nhau.
- Thứ 3,chú ý đến tính đa dạng về cơ cấu những kỹ năng ,hiểu biết và hoàn
cảnh của thành viên .Tuyển chọn thành viên trong nhóm có khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thành viên khác và cũng có thể phấn đấu đạt được những mục đích của
nhóm.
=>Tuyển chọn TV nhóm căn cứ vào loại hình của nhóm.


b. Áp dụng.
- Những người phụ nữ họ bị bạo lực thì mục tiêu của họ là làm sao phòng chống
hay chấm dứt được tình trạng đó ,họ muốn có được cuộc sống gia đình hạnh phúc
để nuôi dạy con cái.
=> mục tiêu tương đồng nhất quán
- Những người phụ nữ họ cần có sự đa dạng về kỹ năng sống ,kinh nghiệm,trải
nghiệm
Các kỹ năng phòng chống bạo lực,tự bảo vệ bản thân ,tổ chức kế hoạch gia đình.kỹ
năng chăm sóc chồng con,hay kỹ năng đối nhân xử thế…..

- Họ đã từng trải qua tình trạng bị bạo lực hay đang có nguy cơ bị bạo lực để
cùng tìm ra cách phòng chống như thế nào
- Nhiều chị em trong nhóm biết sẽ chia sẻ cho nhau những trải nghiệm và
cách phòng của mình ,nhiều người chia sẻ thì sẽ có nhiều kinh nghiệm sáng tạo
hơn.
VD: sẽ làm gì và nói gì hay là phản ứng như thế nào khi bị chồng bạo lực
- Tuyển chọn những người phụ nữ muốn giao tiếp với các thành viên khác
trong nhóm,chấp hành hành vi của các TV khác,hòa đồng cùng các chị em khác tuy
rằng có sự chênh lệch về tuổi tác,quan điểm,hay vị thế xã hội và có động cơ đóng
góp tích cực trong nhóm…..
1.3. 3. Quy mô thành viên nhóm.
a. Lý thuyết
- Căn cứ vào mục tiêu của nhóm và đặc điểm của những TV trong nhóm.
- Có thể quyết định số lượng thành viên theo loại hình nhóm CTXH
VD: + Nhóm nhiệm vụ:xác định cần bao nhiêu thành viên thì mới có thể hoàn
thành nhiệm vụ của nhóm
+ Nhóm trị liệu thì số TV lí tưởng là 7 thành viên
+ Nhóm phát triển tối đa có thể lên tới 15 TV.


b. Vận dụng.
- Nhóm phụ nữ bị bạo hành thuộc nhóm can thiệp ( nhóm hỗ trợ và giáo dục)
NVHX phải cân nhắc đánh giá số lượng TV theo mục đích ,nhu cầu và phải yêu
cầu họ theo từ đầu đến cuối quá trình và tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, chia
sẻ kinh nghiệm các kỹ năng phòng chống bạo lực ,và bảo đảm an toàn cho phụ nữ
bị bạo hành…….
- Nhóm phụ nữ bị bạo hành thì số lượng TV không quá đông cũng không quá ít để
tiện cho quá trình chia sẻ kinh nghiệm,trải kiệm,kiến thức ,kỹ năng của mình và sự
tương tác tích cực của các TV trong nhóm .
=>quy mô thành viên nhóm cũng dựa vào loại hình nhóm

Dựa vào mục đích của nhóm, để các thành viên có thể dễ dàng trao đổi và chia sẻ
những kiến thức kinh nghiệm của mình chúng em lựa chọn số lượng thành viên từ
5-7 người.
1.4. Định hướng cho các thành viên trong nhóm.
1.4.1. Thông tin về nhóm và tiến trình hoạt động nhóm.
- Thời gian:
+ Thông thường, nhân viên xã hội sẽ có thể định hướng ngay trong buổi
phỏng vấn lấy thông tin ban đầu.
+ Hoặc nhân viên xã hội có thể nhóm các thành viên lại để trình bày định
hướng ban đầu.

- Nội dung:
Trình bày thông tin về nhóm.
+ Cho xem cách thức hoạt động của các nhóm trước đây qua video ( nếu có
và được phép chia sẻ )
- Nhiệm vụ của NVXH.
+ Nhân viên xã hội giúp giải đáp thắc mắc của các thành viên về nhóm


+ Giới thiệu về các hoạt động sẽ diễn ra trong các giai đoạn sinh hoạt nhóm.
+ Nhân viên xã hội giải thích về cách thức quản lí và nhiệm vụ của nhân
viên xã hội, của người trưởng nhóm và sự tham gia của các thành viên trong nhóm
- Mục đích.
+ Để các thành viên trong nhóm hiểu được mục đích của nhóm và làm quen
với các tiến trình họ sẽ trải qua.
+ Cung cấp những khái niệm rất chung về tiến trình nhóm để các thành viên
hình dung được một cách khái quát về những giai đoạn họ sẽ tham gia.
1.4.2 . Đánh giá lại nhu cầu thân chủ.
- Nội dung.
+ Xem xét lại những nhu cầu của thân chủ có phù hợp với mục đích của

nhóm hay không.
+ Thân chủ có thể rút lui ở giai đoạn này, khi nào có nhóm phù hợp sẽ tham
gia.
- Nhiệm vụ của NVXH.
+ Quan sát, thu thập thông tin về thân chủ, sự cam kết và các điều kiện thực
tiễn để thân chủ có thể tham gia vào các hoạt động nhóm.
+ Khó khăn làm cản trở thân chủ tham gia cần được xem xét và thảo luận
cách tháo gỡ để khi nhóm thực sự đi vào hoạt động thì các thành viên đều có thể
tham gia.
- Vận dụng.
+ Thời gian diễn ra: Sau khi các thành viên trong nhóm phu nữ bị bạo hành
có đủ thành viên ban đầu, có 1 buổi gặp mặt vào ngày hôm sau. Ngày…
tháng..năm.. tại… vào lúc… để được định hướng ban đầu.
+ Thông tin về nhóm:
- Ví dụ như: Số lượng 10 người, họ tên địa chỉ, thông tin cơ bản về các
thành viên.


- Giới thiệu cách thức hoạt động của nhóm phụ nữ bạo hành với cách
thức hoạt động trước đây để các thành viên hiểu hơn về nhóm và đặc biệt là mục
đích nhóm.
+ Mục đích nhóm:
- Là nới chia sẻ tâm tư, tình cảm, những câu chuyện có thật của tất cả các
thành viên. Đó có thể là những bài học kinh nghiệm cho các thành viên còn lại, và
được nghe những lời khuyên từ mọi ngừoi
- Nắm rõ về các thông tin về bạo hành, luật bạo hành gia đình, cách xử lí.
Kết nối với các trung tâm trợ giúp….
- Đánh giá lại nhu cầu.
Xác định rõ thân chủ đã đủ điều kiện và sẵn sàng gia nhập nhóm hay chưa.
Về mục đích nhóm có phù hợp với mục đích bản thân. Từ đó quyết định chính thức

về việc tham gia nhóm.
1.5. Chuẩn bị môi trường
Lý thuyết.
1.5.1.Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Chuẩn bị cơ sở vật chất bao gồm: chọn địa điểm, phòn sinh hoạt, không
gian, cách bài trí, sắp đặt trong phòng làm việc làm thế nào để tạo bầu không khí
ấm cúng, an toàn và thoải mái cho các thành viên trong nhóm.Nên chọn địa điểm ở
những địa điểm tiện lợi trong việc đi lại cho các thành viên trong nhóm.Không nên
chọn ở những nơi quá khó tìm, ko có phương tiện giao thông công cộng đi lại hay
phải đi quá nhiều lần chuyển đổi phương tiện.
- Không gian sinh hoạt có ảnh hưởng rất nhiều đến sự năng động và tham
gia của các thành viên vào các hoạt động của nhóm. Với những căn phòng nhỏ sẽ
tang cường sự gần gũi, giảm cảm giác tách biệt, tạo cảm giác an toàn ấm cúng.
Những căn phòng thế này phù hợp vs những nhóm trị liệu mà thành viên nhóm đã
trải qua những sang trấn về tâm lý hay những khủng hoảng đã trải qua thời kỳ khó
khăn, bị tách biệt, cô lập và thu mình. Còn đối vs những căn phòng rộng sẽ rất phù
hợp vs thân chủ là trẻ em,người khuyết tật…vì trẻ em cần khoảng rộng để chạy


nhảy, hoạt động , vui chơi tham gia các hoạt động, còn đối vs người khuyết tật vận
động họ cần phải dung xe lăn nên cũng phải cần có khoảng không gian rộng để họ
dễ di chuyển trong căn phòng.
- Tại địa điểm họp, khi chuẩn bi NVXH cần lưu ý đến sự bố trí, sắp xếp các
đồ đạc trong phòng như loại ghế ngồi, đèn, trang trí làm thế nào để thân chủ cảm
nhận được sự thoải mái, an toàn,ấm cúng và thân thiện.
=>Như vậy, việc chuẩn bị địa điểm họp cần chú ý đến sự tiện lợi dễ đến và
về, phòng họp cả kích cỡ và sắp xếp đồ đạc bên trong để đảm bảo an toàn, tiện lợi
và tạo bầu không khí an toàn, thoải mái và ấm cúng.
1.5.2.Chuẩn bị kế hoạch tài chính
- NVXH cần có kế hoach chuẩn bị các nguồn hỗ trợ tài chính cho những

hoạt động bắt buộc phải có một khoản kinh phí nhất định thì mới thực hiện được.
Ví dụ như phô tô tài liệu, văn phòng phẩm cho các buổi sinh hoạt,…
- Để thực hiện được việc này một cách chính xác, NVXH phải xác định
được khoản kinh phí cần có để thực hiện các hoạt động của nhóm.
- Kinh phí có thể do các thành viên trong nhóm đóng góp hoặc tìm kiếm
nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ,…
*Vận dụng:
- Chuẩn bị cơ sở vật chất:
+ Phòng sinh hoạt: nhỏ vừa phải, sạch sẽ, thoáng đãng. Trang trí phòng bằng các
hình ảnh hoặc các bức tranh và sắp xếp các vật dụng một cách hợp lý tạo cảm
giác, thoải mái, ấm cúng, thân thiện để thân chủ dễ dàng chia sẻ, trao đổi với nhau
về các hoàn cảnh, vấn đề mà họ đang gặp phải.
+ Ghế ngồi: sắp xếp ghế ngồi theo vòng tròn
-Chuẩn bị về tài chính:
+ Xin nguồn kinh phí, hỗ trợ từ chính quyền địa phương ở khu vực mà mình hỗ trợ
các đối tượng
+Tìm kiếm hỗ trợ từ những dự án hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình của chính phủ


+Các trung tâm hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình
+Do các thành viên trong nhóm đóng góp.

1.6. Viết đề xuất nhóm.
1. Loại hình nhóm: Nhóm giáo dục và nhóm hỗ trợ.
Nhóm phát triển cá nhân, nhóm ngắn hạn.
2. Đối tượng của nhóm: Những phụ nữ bị bạo hành, còn thiếu kiến thức về quyền
lợi của mình, cũng như chưa có kỹ năng bảo vệ, phòng tránh khi có nguy cơ bị bạo
hành.
3. Mục đích của nhóm:
- Cung cấp kiến thức về vấn đề bạo hành gia đình đối với phụ nữ.

- Chia sẻ kỹ năng phòng tránh bạo hành.
- Cung cấp một số địa chỉ trợ giúp khi gặp tình huống khẩn cấp.
- Tạo ra môi trường thoải mái, các thành viên cùng nhau chia sẻ, giải tỏa những
khó khăn trong cuộc sống.
4. Tại sao lại cần thành lập nhóm:
Do có những phụ nữ đã nhiều năm chung sống với việc mình bị bạo hành mà chưa
có được sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức nào. Họ chưa có những hiểu biết cụ thể về
hành vi bạo hành, thiếu kỹ năng phòng tránh bạo hành, nên thành lập nhóm này để
tạo ra môi trường vừa học hỏi, vừa chia sẻ, vừa giúp họ vui vẻ, lạc quan, tự tin hơn.
5. Những giả thuyết đằng sau đề xuất là gì?
- Số lượng thành viên đến tham dự nhóm không đủ.
- Lo ngại bị chồng bạo hành khi biết tham gia nhóm.
- Các thành viên không chia sẻ vấn đề, cũng như kinh nghiệm của mình.


6. Ai sẽ là người lãnh đạo nhóm? Người lãnh đạo nhóm cần có những nhu cầu,
phẩm chất gì?
Khi mới thành lập, nhân viên CTXH sẽ là người lãnh đạo, khi mọi người đã hiểu
nhau hơn, nhân viên CTXH sẽ trao quyền trưởng nhóm cho người có đủ phẩm chất
và năng lực.
Người lãnh đạo nhóm cần có:
- Thân thiện với tất cả các thành viên nhóm.
- Biết cách tạo ra không khí thoải mái, điều phối nhóm hiệu quả để mỗi thành
viên tự tin chia sẻ vấn đề gặp phải.
- Biết cách xử lý khi mâu thuẫn nhóm xảy ra.
- Có thái độ tích cực đối với mục tiêu chung của cả nhóm.
7. Quá trình đánh giá và tuyển thành viên nhóm:
Nhân viên xã hội tiến hành thiết lập mục tiêu của nhóm và nhờ sự giúp đỡ
của ban ngành chức năng, tuyên truyền về hoạt động của nhóm để tuyển thành
viên, hoặc dựa vào sự giới thiệu của các tổ chức chuyên môn.

Đánh giá nhu cầu của từng thành viên, thông qua hồ sơ, những trao đổi trực
tiếp với thân chủ, thông tin từ nhiều phía khác: Hội phụ nữ, hàng xóm,…
8. Nhóm có khoảng 5-7 thành viên. Gặp gỡ 1 tuần 1 lần, tại một căn nhà yên tĩnh,
không quá gần, cũng không quá xa nhà của các thành viên.
9. Các thành viên tương lai của nhóm được cung cấp mục tiêu của nhóm để xem
xét xem mình có thấy cần thiết và có đủ thời gian để tham gia hay không. Thấy
mình có khả năng giúp cho nhóm phát triển không? Xem xét khi tham gia nhóm
liệu vấn đề của mình có được giải quyết hay không để đưa ra quyết định.
Nhóm cần thiết có những quy định sau:
-

Thời gian: 2 giờ chiều ngày chủ nhật hàng tuần.
Tham gia đầy đủ, đúng giờ.
Tích cực thể hiện suy nghĩ của mình.
Không sử dụng điện thoại trong phòng.
Khi có người nói phải có người nghe.
Tôn trọng các thành viên khác.


- Tích cực đóng góp ý kiến để nhóm ngày càng phát triển.
10. Kết cấu nhóm:
- Sự tương tác giữa các thành viên.
- Nguồn lực cũng như uy tín có sẵn trong việc tham gia nhóm.
- Các thành viên được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Các thành viên tham gia tích cực đúng giờ.
Sử dụng những kĩ thuật để duy trì kết cấu nhóm: tương tác nhóm, năng
động nhóm, chuẩn mực nhóm, văn hóa nhóm.
11. Để kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra do một số thành viên gây nên cần
có những quy định, nguyên tắc do chính thành viên xây dựng ,có thưởng phạt. cách
thức cảnh báo về những rủi ro là nhắc nhở họ

12. Cách thức đánh giá kế hoạch dựa vào kết quả nhóm đạt được, sự tham gia
của các thành viên.
13. Những chủ đề sẽ được khám phá trong nhóm:
- Bạo lực gia đình.
- Những tình huống phòng tránh bạo lực gia đình.
- Cách thể hiện cảm xúc, quan điểm.
- Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân.
14. Vai trò của người lãnh đạo trong mỗi giai đoạn:
- Giai đoạn mới thành lập nhóm:
+ Nhân viên CTXH giữ vai trò là người trưởng nhóm, thực hiện việc điều
phối, quản lý nhóm, tìm kiếm người có đủ năng lực để làm trưởng nhóm.
- Giai đoạn 2. Khi nhóm đi vào hoạt động, có trưởng nhóm.
+ Người trưởng nhóm phải luôn biết điều hòa các mối quan hệ giữa các
thành viên.
+ Tìm hiểu những khó khăn mà mỗi thành viên gặp phải.
+ Luôn khích lệ mọi người chia sẻ ý kiến, quan điểm.
GIAI ĐOẠN 2. GIAI ĐOẠN NHÓM BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG
2.1. Các hoạt động trong giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động.
2.1.1. Giới thiệu các thành viên trong nhóm:
Lý thuyết:
- Để nhóm có thể bắt đầu sinh hoạt, công việc đầu tiên NVXH cần hướng dẫn các
thành viên nhóm thực hiện là giới thiệu các thành viên với nhau và với nhóm.


- Việc này giúp các thành viên biết sơ qua về nhau, chia sẻ những quan tâm chung
và bắt đầu tạo dựng sự tin cậy.
- NVXH cần phải xem xét nội cần giới thiệu và lựa chọn cách thức giới thiệu phù
hợp với thân chủ và bối cảnh của nhóm.
- NVXH cần giới thiệu về mình một cách cởi mở và trình bày cụ thể hơn về mục
đích hỗ trợ của nhóm và nhiệm vụ của mình.  Giúp các thành viên hiểu rõ mục

đích hỗ trợ và động cơ giúp đỡ của nhà chuyên môn CTXH; giảm những hoài nghi,
lo lắng và e ngại về những vấn đề họ đang đối mặt.
a. Những nội dung cần giới thiệu:
- Những thông tin chung về cá nhân.
- Nói về những nhu cầu, mong muốn cá nhân khi đến với nhóm.
- Chú ý, những thông tin đem ra giới thiệu cần có điểm tương đồng vì phần giới
thiệu là sự khởi đầu cho sự tương tác đầu tiên của nhóm.
 Giúp các thành viên trong nhóm sẽ phần nào xóa bỏ được những cảm giác cô
đơn và có được cảm giác được hỗ trợ thông qua sự cởi mở, thân thiện ban đầu này.
b. Cách thức giới thiệu các thành viên trong nhóm
- Cách 1: Cả nhóm ngồi thành hình tròn và NVXH tự đứng lên giới thiệu mình làm
mẫu trước sau đó thỏa thuận dành quyền tự giới thiệu cho các thành viên giới thiệu
về mình. NVXH hỏi ý kiến các thành viên nên bắt đầu từ đâu.
Để tạo không khí có thể thỏa thuận là cả nhóm sẽ vỗ tay.
Trong cách này phần giới thiệu của NVXH là rất quan trọng vì là người làm mẫu.
NVXH luôn chú ý đến việc duy trì sự tự nhiên và bầu không khí ấm áp, không nen
gây áp lực căng thẳng cho các thành viên trong nhóm.
- Cách 2: Chia nhóm theo cách là đếm hoặc chuẩn bị một số câu thơ, ngạn
ngữ dân gian cắt ra thành các phần phân chia khác nhau để mỗi thành viên nhặt
một mảnh giấy, ghép lại và tìm các thành viên trong nhóm của mình. Sau đó tụ họp
lại làm quen, bàn về nội dung cần giới thiệu và sau đó giới thiệu về nhóm nhỏ của


mình trước toàn nhóm.  Có thể đem lại sự hứng khởi và gắn kết ban đầu giữa một
số thành viên trong nhóm.
- Cách 3: NVXH hoặc trưởng nhóm tạm thời sẽ đứng lên giới thiệu các thành
viên.  Không hay, các thành viên nhms có thể có cảm giác không được chia sẻ và
trách nhiệm dồn hết lên một người giới thiệu.
- Chú ý:
+ Quan sát và động viên tất cả các thành viên làm quen với nhau kể các

thành viên đã quen nhau từ trước hay thành viên lạ để tránh việc có một số thành
viên đã quen nhau từ trước đến nay gặp nhau ở nhóm hình thành riêng và không
giao tiếp với các thành viên khác.
+ NVXH cần dành một khoảng thời gian nhất định để xây dựng lòng tin và
thiết lập quan hệ với nhóm.
Vận dụng
Áp dụng cách làm quen thứ 1 cho 7 thành viên của nhóm.
2.1.2. Làm rõ mục đích hỗ trợ nhóm của NVXH
Lý thuyết:
Ngay sau phần giới thiệu về các thành viên trong nhóm, NVXH cùng các
thành viên nhóm xây dựng mục đích của nhóm. Mục đích phải mang tính bao quát,
mục đích sẽ dần đạt được thông qua các mục tiêu cụ thể cho trong từng hoạt động.
Mục đích đưa ra cần ngắn gọn, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và lưu ý nên được
diễn đạt một cách tích cực. Việc trình bày mục đích theo hướng tích cực dễ thuyết
phục các thành viên trong nhóm và có ảnh hưởng tâm lý nhất định đến hi vọng và
niềm tin của thân chủ. Mục đích không nên xoáy sâu vào những lo lắng và những
vấn đè của các thành viên mà nên thể hiện những thành quả có thể đạt được
Bên cạnh đó để cho mục đích bao hàm được những mục tiêu của các thnahf
viên trong nhóm, các thể hiện mục đích phải rộng và bao quát. Dựa vào những
đánh giá và xác định vấn đề của các thành viên trong nhóm. NVXH phải kết hợp
với những điểm chung trong mục tiêu của các thành viên trong nhóm và đảm bảo
sự hài hòa với mục đích của cơ quan hay tổ chức quản lí. Với các nhóm can thiệp,
khi xây dựng mục đích cần căn cứ vào những đánh giá có được từ những tiếp xúc
ban đầu với các thành viên ở giai đoạn chuẩn bị và những điều kiện có thể có được
để hỗ trợ. Với nhóm nhiệm vụ, mục đích được xác định dựa trên liên hệ với sự
thay đổi nhóm với tổ chức tài trợ và năng lực của các thành viên. NVXH có thể bổ


sung thông tin mô tả về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức tài trợ hoặc
không thể được cung cấp.

2.1.3.Xây dựng mục tiêu nhóm
Lý thuyết:
Trên cơ sở các thành viên nhóm đã nắm rõ được mục đích hỗ trợ nhóm,
NVXH điều phối các thành viên xây dựng các thành viên xây dựng các mục tiêu cụ
thể của nhóm.
-Mục tiêu cụ thể chính là từng kết quả cần đạt được trong một thời gian
nhất định để hướng tới mục đích của nhóm.
-Khi xây dựng mục tiêu,NVXH đóng vai trò là người điều phối và để các
thành viên nhóm dưới sự chỉ đạo của trưởng nhóm dưới sự chỉ đạo của trưởng
nhóm (khi có nhóm trưởng) chủ động xây dựng.Vì hơn ai hết các thành viên trong
nhóm là người hiểu mình, những vấn đề của mình và khả năng có thể thực hiện
được các mục tiêu như thế nào.NVXH chỉ giúp họ nhìn nhận, suy nghĩ và xem xét
xem các mục tiêu họ đưa ra có thực sự đáp ứng với nhu cầu, khả năng thực hiện và
điều kiện thực hiện không.
-Mục tiêu của các cá nhân trong nhóm được đưa ra dựa trên quan điểm và
cách nhìn nhận của các cá nhân các thành viên trong nhóm về những vấn đề nào
ảnh hưởng đến họ và những thành viên khác của nhóm.
-Tóm lại, các mục tiêu cụ thể là kết quả của hoạt động nào đó cần đạt
được trong thời gian nhất định nhằm hoàn thành mục đích. Việc xây dựng các mục
tiêu cụ thể càng rõ rang và dễ đo lường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá
kết quả các hoạt động của nhóm.

Vận dụng xây dựng mục đích và mục tiêu cho nhóm phụ nữ bị bạo hành
gia đình.
NHÓM “TÁM SẮC CẦU VỒNG”
Mục đích hỗ trợ của nhóm phụ nữ bị bạo hành gia đình“Tám sắc cầu
vồng”: Giúp các thành viên trong nhóm có thêm kiến thức để phòng tránh
bạo hành gia đình cho bản thân.



STT Mục tiêu
cụ thể
1
Ổn định
tâm lý
cho các
thành
viên.

Hoạt động
-Khóa học tâm lý
-Các thành viên
cùng chia sẻvới
nhau
-Tham vấn nhóm

Thời
gian
2 buổi

Người
thực hiện
-Chuyên
gia tâm

-Tất cả
các thành
viên
-NVXH
-Bác sỹ

-Các
thành
viên
trong
nhóm
Tất cả
các thành
viên
trong
nhóm

2

Kiểm tra, Khám sức khỏe cho
chăm sóc các thành viên
sức khỏe

2 buổi

3

Cung cấp
kiến thức
về bạo
lực gia
đình

3 buổi

4


-Phát các sách báo,
tài liệu liên quan
đến quyền lợi mà
các thành viên được
hưởng.Ví dụ như:
+Quyền con người.
+Luật hôn nhân và
gia đình.
+Luật phòng chống
bạo lực gia đình.
-Giao cho các thành
viên chuẩn bi trước
ở nhà.
Nâng cao -Sắm vai, đóng kịch
kỹ năng -Các thành viên
xử lý,
cùng nhau nói
phòng bị chuyện, chia sẻ với
các tình
nhau về các tình
huống có huống và cách ứng
vấn đề có phó với các tình
thể xảy
huống mà họ đã gặp
ra.
phải.

5 buổi


Tất cả
các thành
viên
trong
nhóm và
NVXH.

Nguồn
lực
Trung
tâm
tâm lý

Do
các
thành
viên
đóng
góp

Kết quả
mong đợi
Tâm lý các
thành viên ổn
định, không
còn lo lắng,
khủng hoảng.

Sức khỏe của
các thành viên

ổn định,các
vết thương do
bị bạo hành đã
lành lặn.
Các thành
viên có được
kiến thức về
bạo lực gia
đình.

Các thành
viên tự tin, có
thể linh hoạt
xử lý trong
những tình
huống khẩn
cấp.


2.1.4. Thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin của nhóm
Lý thuyết:
Bảo mật thông tin là nguyên tắc làm việc tối quan trọng trong quá trình tác
nghiệp của người NVXH. Trong quá trình hỗ trợ thân chủ thông qua các hoạt động
nhóm, NVXH không những phải luôn luôn ý thức được nguyên tắc mà còn giúp
cho các thành viên trong nhóm hiểu và tuân thủ những quy định về bảo mật thông
tin. Những quy định về bảo mật thông tin này sẽ được các thành viên nhóm thảo
luận và thống nhất.
Ngay ở giai đoạn đầu, NVXH định hướng cho các thành viên thảo luận về
vấn đề bảo mật thông tin và những quy định về bảo mật thông tin của nhóm để
tránh thông tin bị tiết lộ ra ngoài gây bất lợi cho thân chủ.

Người NVXH bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi tốt nhất của thân chủ cũng
cần thực hiện những quy định bắt buộc của nghề nghiệp và luật pháp. Đơn cử như
NVXH có thể phải chia sẻ thông tin với người quản lý chuyên môn và đồng nghiệp
trong các buổi hội thảo can thiệp hay cung cấp thông tin cho tòa án, viện kiểm soát
nếu như có yêu cầu thì NVXH phải giải thích rõ cho các thành viên trong nhóm về
những hạn chế của bản thân trong việc bảo mật thông tin. Bản thân NVXH cũng
nắm rõ chỉ lúc nào thì mới phải cung cấp thông tin và cung cấp cho ai.
Nguyên tắc bảo mật thông tin và những quy định của nhóm về bảo mật
thông tin là chỉ được đề cập đến trong giai đoạn bắt đầu này mà còn luôn được
nhắc nhở và thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của nhóm và trong nhiều
trường hợp ngay cả khi nhóm đã kết thúc, những thông tin lưu trữ hồ sơ không
được tiết lộ.
Vận dụng:
Mỗi thành viên trong nhóm tự đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin, mỗi người
đóng góp một ý kiến, NVXH thống nhất.


+ Không tiết lộ thông tin của nhóm ra bên ngoài.
+ Không để cho người khác biết địa điểm, thời gian, nội dung sinh hoạt của nhóm.
(Trong trường hợp các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin về nhóm, NVXH
hỏi ý kiến các thành viên và giải thích để mọi người hiểu rõ).
2.1.5. Định hướng phát triển của nhóm
Lý thuyết:
Có 2 cách thức chủ yếu để định hướng phát triển nhóm trong giai đoạn này:
+ Nhân viên xã hội không cần hoặc dành ít thời gian cho công việc định hướng
nhóm
+ Sử dụng các kỹ thuật để hướng dẫn, định hướng nhóm trong việc kiểm soát các
hành động nhóm.
*** Cách thức 1:
- Để các thành viên tự do tranh luận xác định mục đích và các mục tiêu của nhóm

- Áp dụng với nhóm thử nghiệm ( T- group ) và nhóm phát triển
- Ưu điểm: Khuyến khích các thành viên học hỏi về động năng nhóm và các loại
hình tương tác giữa các cá nhân
- Khuyết điểm: Quá trình để nhóm tự tranh luận có thể làm cho nhóm dễ căng
thẳng và bùng nổ
*** Cách thức 2”
- Đây là cách tiếp cận nhân văn của Glassman và Kate (1990)
- Sử dụng kĩ thuật “ Hình thành tiến trình tương tác và tự bộc lộ của các thành viên
trong nhóm’
- Không nên ép buộc và kiểm soát các thành viên trong nhóm
- Ưu điểm: Việc sử dụng hình thức nhóm có định hướng tổ chức trước và giới hạn
thời gian rất hữu ích và hay được sử dụng trong việc lên kế hoạch trước buổi sinh
hoạt nhóm.
 Nhân viên xã hội có trách nhiệm lớn hơn trong việc xác định mục đích và mục
tiêu của nhóm và cách thức thực hiện các công việc của nhóm.
Vận dụng:
Ví dụ: Nhóm những người phụ nữ bị bạo hành về thể xác
*** Cách thức 1:
Tự các thành viên trong nhóm nêu lên quan điểm của mình về mục đích và mục
tiêu của nhóm
Có thể là:


- Nhóm là nơi chia sẻ các câu chuyện và từ đó rút ra kinh nghiệm cho từng cá
nhân.
- Nhóm là nơi nêu lên câu chuyện của mình và tham khảo ý kiến mọi người trong
nhóm và từ đó đưa ra quyết định
- Nhóm là nơi giải tỏa những bức xúc, nỗi niềm k thể nói với người thân, và muốn
đươc chia sẻ…..
Nhưng để đi tới sự đồng nhất về 1 ý kiến chung là rất khó, nên dễ xảy ra mâu

thuẫn.
*** Cách thức 2:
Trước mỗi buổi sinh hoạt nhóm, Nhân viên xã hội sẽ giúp nhóm cùng các thành
viên và trưởng nhóm nêu ra hoạt động của từng buổi sinh hoạt và đặc biệt là người
có trách nhiệm lớn trong việc xác định mục đích nhóm.
- Khách quan nhất đưa ra mục tiêu nào là quan trọng nhất và đưa ra ý kiến với các
thành viên.
- Các thành viên có thể tương tác và nêu ra ý kiến cá nhân của mình.
- Tất cả buổi sinh hoạt bám sát mục tiêu, định hướng ban đầu.
2.1.6. Thỏa thuận các công việc của nhóm.
- Ở giai đoạn này, tập trung vào những thỏa thuận về trách nhiệm, phản ứng
công việc, những quy định cụ thể giữa nhân viên xã hội các thành viên nhóm. Các
thỏa thuận của nhóm phải được căn cứ vào mục đích, mục tiêu và lợi ích tổng thể
của nhóm.
- Thỏa thuận đầu tiên là thỏa thuận giữa nhóm và tổ chức.
+ Nhằm vào các quy định, quy trình hoạt động nhóm nhằm đáp ứng và phù
hợp với cơ quan, tổ chức tài trợ.
+ Nêu rõ những điều khoản các bên tham gia là nhóm và tổ chức cần có
trách nhiệm thực hiện.
Vận dụng
- Về phía nhóm:
+ Nhóm phải tổ chức sinh hoạt đều đặn, nghiêm túc.
+ Các thành viên trong nhóm tích cực tiếp nhận kiến thức, có khó khăn gì
phải chia sẻ với nhau và với NVXH để dễ dàng giải quyết.
+ Không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các tổ chức.
- Về phía tổ chức:
+ Cung cấp các dịch vụ cho các thành viên trong nhóm khi các thành viên
của nhóm gặp tình huống khẩn cấp cần sự trợ giúp- không có chỗ ở, bị đánh đập,…
+ Cử cán bộ chính sách, pháp luật, giáo dục, xuống làm việc đúng thời hạn
hai bên quy định.

- Thỏa thuận giữa nhóm và NVXH.







×