Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP Ở QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.77 KB, 13 trang )

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
MẦM NON NGỒI CƠNG LẬP Ở QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM
Managing the quality of English teaching in Selected Private Kindergartens in Thu
Duc District, Ho Chi Minh City
Huỳnh Thị Kim Phụng*
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tóm tắt: Quản lý chất lượng dạy học mơn Tiếng Anh cho trẻ mầm non tại các cơ sở giáo
dục ngồi cơng lập là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng cần được quan
tâm, trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay, các cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập
tổ chức giảng dạy mơn Tiếng Anh như một môn học bắt buộc. Từ thực tế trên, tác giả đi
sâu tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
Tiếng Anh cho trẻ ở một số cơ sở mầm non ngồi cơng lập tại địa bàn quận Thủ Đức,
TP.HCM nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh mầm non tại các cơ
sở giáo dục ngồi cơng lập trên địa bàn và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Abstract: Managing the quality of teaching English for preschool children at non-public
educational institutions is one of the most necessary and important issues to be
considered in the context of globalization today. English is teaching as a compulsory
subject. From this fact, the author deeply investigated the situation as well as proposed
solutions to improve the quality of teaching English for children in some non-public
kindergartens in Thu Duc District, HCMC. This will contribute to improving the quality
of preschool education in non-public educational institutions in the locality and meet the
requirements of education reform.
Từ khóa: nâng cao chất lượng, dạy học tiếng Anh, Mầm Non
Keywords: enhancing quality, teaching English, Kindergaten
* Học viên cao học khóa 9 đợt 2-2017, Khoa Quản lý giáo dục, Trường ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.
1


I.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của đất nước đang tạo ra nhiều cơ hội cho giao
lưu, hợp tác giữa các Quốc gia và xu thế tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với chủ
trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Mục tiêu chiến lược của ngoại
ngữ gắn chặt với những mục tiêu lớn của giáo dục và đào tạo, được xác định trên 3 bình
diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và
tiếng Anh nói riêng có vai trị và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, phải tìm ra con đường sáng
tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, nhằm thực hiện thành cơng sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nước trong thời đại bùng nổ
công nghệ thơng tin. Với bối cảnh đó, ngoại ngữ đã có một vai trị, vị trí mới về chất:
Thực sự trở thành công cụ giao tiếp cần thiết, phương tiện thông tin nhạy bén và
phong phú và được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết về
nhân cách của con người Việt Nam hiện đại.
Việc dạy học mơn Tiếng Anh ở trường Mầm Non ngồi cơng lập đang được chủ đầu tư
và CBQL quan tâm đúng mức, song còn nhiều điều phải bàn về nhận thức, về CSVC,
đội ngũ nhà giáo, phương pháp dạy học bộ môn và đặc biệt là chất lượng của việc dạy
học mơn Tiếng Anh.
II.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ CƠ

SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM
Tại quận Thủ Đức nhìn chung, chất lượng dạy Tiếng Anh của giáo viên tại một số
trường mầm non tư thục cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện
nay. Hầu hết giáo viên đều yêu nghề, nhiệt tình trong cơng tác, có nhiều cố gắng đổi
mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng trẻ. Liên tiếp trong nhiều năm
qua việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên Tiếng Anh được chú trọng nên

tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, cùng với các thiết
2


bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị. Khả năng dạy học của giáo viên ngày
càng được nâng lên về chất.
Về phía trẻ, Tiếng Anh là một ngoại ngữ khó nên đa số các trường chỉ dừng lại ở mức làm
quen ngôn ngữ mới. Song do chương trình tại các trường đa phần chú trọng vào các
từ vựng gần gũi , các bài hát Tiếng Anh quen thuộc, tạo cho trẻ học tiếng Anh
một cách tự nhiên khơng gị ép, từ đó nâng cao sự u thích của trẻ đối với
Tiếng Anh. Thêm vào đó việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ
của gia đình và xã hội. Chất lượng học tập đại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt. Về
cơ sở vật chất: đa số các trường đã xây dựng được phịng dạy học tiếng Anh riêng, có
đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chiếu, loa, bảng tương tác…. Tất cả các trường đều
đảm bảo thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh.
Thực tế hiện nay, hiệu quả việc dạy học Tiếng Anh vẫn còn hạn chế, là một vấn đề
cần phải tiếp tục suy ngẫm. Tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân sau:
* Trước hết về chất lượng giáo viên Tiếng Anh:
Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực hóa các hoạt động của trẻ, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được đối với một
số bài, một số tiết và một số bộ phận trẻ có năng khiếu về ngôn ngữ. Nguyên nhân một
phần do một số giáo viên cịn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, quan tâm tìm tịi
những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng trẻ nên chất lượng, hiệu quả
dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn. Qua thanh, kiểm tra, tìm hiểu
cho thấy có rất nhiều tiết học trẻ cịn thụ động, giờ học ít sinh động mặc dù giáo viên
có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập để phát huy sự hoạt động tích cực,
sáng tạo của trẻ.Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình
thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt
hiệu quả cao.Các đối tượng trẻ yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện
cho trẻ vươn lên.Một bộ phận giáo viên phát âm Tiếng Anh còn chưa chuẩn xác, sai sót

kiến thức cơ bản.Đây là một vấn đề địi hỏi sự tự bồi dưỡng khơng ngừng của bản thân
3


mỗi thầy cơ giáo vì khơng thể có một khóa bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn nào có thể
giúp giáo viên giải quyết nhược điểm này.
Thực tế cho thấy rằng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở bậc Mầm non hiện nay cịn hạn
chế về năng lực chun mơn, phương pháp dạy học, và mức độ gắn bó với nghề nghiệp,
có sự chênh lệch đáng kể về trình độ chun môn. Do được tuyển dụng từ nhiều nguồn
khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng số trường và lớp có học sinh chọn học
mơn Tiếng Anh cho nên “một bộ phận giáo viên cịn yếu về trình độ ngoại ngữ”, nhiều
giáo viên còn hạn chế về phát âm, nhất là các âm cuối. Do đó giáo viên khó có thể làm
một hình mẫu chuẩn cho trẻ bắt chước.Năng lực Tiếng Anh kém còn thể hiện ở chỗ đa
số giáo viên không diễn đạt được một cách trôi chảy thứ tiếng mình đang dạy.Hơn thế,
họ thường có khuynh hướng dùng tiếng Việt trong giờ dạy Tiếng Anh.
Ngoài ra, đối với giáo viên bản ngữ thì trình độ chun mơn của họ không phải là
một giáo viên mầm non mà đa phần là từ những ngành nghề khác, họ dạy tiếng
Anh theo cách của họ mà khơng có phương pháp sư phạm. Thậm chí một số
trường cịn th giáo viên bản ngữ về giảng dạy mà không qua bất kỳ q trình
đào tạo nào, khơng có phương pháp sư phạm, không hiểu rõ đặc điểm tâm lý lứa
tuổi trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong quá trình dạy học mơn
Tiếng Anh.Sự yếu kém về năng lực chun mơn cịn thể hiện ở chỗ giáo viên thiếu các
biện pháp hỗ trợ cho trẻ nghe hiểu, b ắ t c h ư ớ c Tiếng Anh và không điều chỉnh được
ngơn ngữ cho phù hợp với trình độ của trẻ.
* Về chương trình giảng dạy
Hiện nay dạy học mơn Tiếng Anh chưa có chương trình thống nhất cho học sinh trong
vùng miền, trong cả nước đối với mỗi khối lớp ở cấp Mầm non, mà đa phần các trường
tự áp dụng một chương trình nào mà cảm thấy phù hợp cho đơn vị của mình, ví dụ như
chương trình Factrackids, chương trình theo sách My little island…. sự tồn tại nhiều
chương trình dạy học dẫn đến việc lựa chọn chương trình dạy học thiếu thống nhất,làm

cho trẻ cảm giác lúng túng khi chuyển trường .Bên cạnh đó, chương trình Tiếng Anh
4


cũng thiếu sự liên thơng giúp trẻ có thể kế thừa những kiến thức đã đạt được ở cấp mầm
non lên tiểu học.
III.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN TIẾNG ANH Ở

MỘT SỐ CƠ SỞ MẦM NON NGỒI CÔNG LẬP TẠI QUẬN THỦ ĐỨC,
TP.HCM
3.1 Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ triển khai chương trình dạy học Tiếng Anh
cho cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh.
CBQL nên tổ chức triển khai những yêu cầu về việc thực hiện chương trình dạy
học Tiếng Anh đến tồn thể cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh trong nhà trường,
giúp giáo viên và phụ huynh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc triển khai dạy
học chương trình này trước mắt và trong tương lai:
Học ngôn ngữ Tiếng Anh ở lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ hình thành và phát triển năng
lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đồng thời là một trong những điểm khởi
đầu quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng học tập suốt
đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa xã
hội và cịn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học Tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo cũng
như trang bị các kỹ năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngoại ngữ khác trong tương
lai. Ngồi ra, học Tiếng Anh cịn giúp cho trẻ hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá
nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo.Hiện nay, chương trình dạy học đã được triển
khai trong bậc Mầm Non. Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc
dân giai đoạn 2008 - 2020" có nêu: “đối với giáo dục mầm non, đề án mục tiêu đến
năm 2020 hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ
cho trẻ mầm non”[1]. Do vậy, dạy học Tiếng Anh ở bậc Mầm non được xem là nhiệm

vụ trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Đầu tư cho việc dạy và học môn
Tiếng Anh ở Mầm non là nhiệm vụ cấp thiết, cần có sự nhận thức đúng đắn của các nhà
giáo dục và các bậc phụ huynh.
3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học chương trình tiếng Anh hợp lý, hiệu quả:
5


Căn cứ thực tế nhà trường, kế hoạch hoạt động của nhà trường trong giai đoạn và trong
năm học để xây dựng chương trình triển khai thực hiện nhiệm vụ bằng những việc làm
sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học mơn tự chọn là Tiếng Anh, trong đó dạy Tiếng Anh Mầm
non theo đề án ngoại ngữ giai đoạn 2012 - 2020. Kế hoạch phải bám sát mục tiêu dạy
học của chương trình dạy học Tiếng Anh từng khối lớp nói riêng và mục tiêu dạy học
Tiếng Anh nói chung.
- Tổ chun mơn phối hợp nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch dạy học theo chương
trình dạy học của đơn vị đã ban hành, dưới sự chỉ đạo thống nhất của cấp phòng giáo
dục. Năm học 2017 - 2018 nhà trường thực hiện dạy chương trình theo sách ( sau đây
là ví dụ điển hình tại trường Mầm Non Việt Anh : lớp nhà trẻ dạy Tiny Talk 1 -3 ; lớp
Mầm dạy Get set go 1; lớp Chồi dạy sách Get set go 2; lớp Lá dạy sách Get set go 3)
- Lập kế hoạch giao giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng
nhóm lớp đảm nhiệm theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học Tiếng Anh theo chương trình
dạy học của từng khối lớp đã xây dựng. Thực hiện đảm bảo thời lượng dạy học trên
lớp 5 tiết/ tuần; 30 phút/ tiết, và hoạt động outdoor đối với giáo viên bản ngữ là 40 phút/
tiết.
- Xây dựng kế hoạch dạy học chương trình Tiếng Anh cần song song với việc xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học câu lạc bộ Life English
trong nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu chung.
III.3. Xây dựng phương pháp dạy học mơn tiếng Anh Mầm non
Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học Tiếng Anh đã đặt ra những vấn đề mới trong

quá trình xây dựng phương pháp dạy học. Nội dung chương trình, trang thiết bị dạy
học, cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, tài liệu tham khảo, phương pháp dạy học, hình
thức tổ chức dạy học… đều có mối quan hệ chặt chẽ và chúng quy định lẫn nhau.Đó là
6


những yếu tố không thể thiếu để thực hiện mục tiêu dạy học Tiếng anh trong nhà
trường.Chỉ đạo phương pháp dạy học mơn tiếng Anh cũng khơng có gì khác với chỉ
đạo các mơn học khác. Đó cũng là q trình điều khiển quá trình dạy học được vận
hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, được kiểm tra giám sát thường xuyên theo định
hướng mục tiêu đã định. Nhưng ở môn học Tiếng Anh người quản lý trong quá trình
xây dựng cần phải nắm chắc mục tiêu cần đạt từng kỹ năng theo từng cấp độ của A1,
trên cơ sở đó định ra biện pháp chỉ đạo sát đúng hơn.Đặc thù của phương pháp dạy học
chủ đạo môn Tiếng Anh là đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp, xem học sinh là
chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành hoạt
động học của học sinh. Hoạt động dạy học được tổ chức thông qua môi trường giao
tiếp đa dạng phong phú với các hoạt động tương tác (trò chơi, kể chuyện, vẽ tranh…).
Việc dạy học giúp học sinh ghi nhớ từ, cụm từ và cách đánh vần suy đoán nghĩa của từ
hoặc cụm từ dựa vào ngữ cảnh giao tiếp, sử dụng tài liệu đơn giản như từ điển, tranh,…
một cách phù hợp.Trong dạy học cần sử đồng bộ các tài liệu và các phương tiện kỹ
thuật hỗ trợ khác nhau thông qua chủ đề, chủ điểm.
Trên thực tế dạy Tiếng Anh cho bậc mầm non còn nặng về phương pháp truyền thống,
chưa chú trọng đến vai trò của trẻ là trung tâm quá trình dạy học. Hầu hết các các hoạt
động học tập thường diễn ra theo kiểu tương tác giữa thầy và trò hơn là giữa trị với
nhau dưới hình thức luyện tập thực hành theo cặp hoặc nhóm nhỏ.Một phần là đa số
giáo viên cịn thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ sư phạm Mầm Non. Do không hiểu được
tâm sinh lý và các đặc thù về lứa tuổi của trẻ, giáo viên Tiếng Anh mầm non thường
không thể phát huy một cách đầy đủ động cơ học tập và gây hứng thú của trẻ. Thường
là giáo viên coi trọng việc luyện tập nhắc đi nhắc lại, cho học sinh đọc đồng thanh,
không gây hứng thú học tập cho trẻ mà ngược lại.Chính vì vậy, người quản lý

chun mơn cần có những biện pháp cụ thể trong chỉ đạo dạy học ở môn học này.
Hiện nay, phong trào thực hiện đổi mới PPDH khơng cịn mới mẽ đối với giáo viên
nữa.Vấn đề trong đổi mới PPDH là người giáo viên dạy học môn Tiếng Anh phải làm
gì? Làm như thế nào trước đối tượng học sinh cụ thể của mình, trước những khó
7


khăn cần tháo gỡ để PPDH tích cực thực sự có hiệu quả, khơng mang tính hình thức.
Muốn có PPDH tốt cần xác định rõ mục tiêu của PPDH tích cực là phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ; bồi dưỡng tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng thực
hành của trẻ thông qua các bài hát; thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn trẻ rèn luyện
Tiếng Anh trong các trò chơi tập thể.
* Xây dựng chương trình dạy

học mơn tiếng Anh cần tập trung những vấn đề sau:

a. Đổi mới cách thức soạn bài:
Chuẩn bị tốt bài soạn trước lúc lên lớp là vấn đề không kém phần quan trọng qua bài
soạn phần nào có thể đánh giá được năng lực của giáo viên. Giáo án tốt là giáo án thể
hiện được nội dung dạy học cho từng đối tượng học sinh của lớp học cụ thể, thể hiện
sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức hướng dẫn học sinh trong tiết học và đảm bảo
yêu cầu khung giáo án quy định.
Bài soạn phải thể hiện rõ nội dung kiển thức của từng phần trong bài học, hoạt động
của thầy và trò, phân bố thời gian hợp lý cho từng nội dung bài học, có kiến thức
cho từng đối tượng trẻ trong lớp học cụ thể.
b. Xây dựng PPHD cần định hướng cho giáo viên những điểm cơ bản sau
* Dạy học trên lớp:
- Tạo sự khởi đầu 1 tiết học vui vẻ, nghiêm túc bằng lời chào hỏi bằng tiếng
Anh.Trong các tiết học trên lớp giáo viên cần sử dụng câu lệnh bằng tiếng anh để
giúp trẻ dễ nhớ, nhớ lâu từ vựng, tạo mơi trường và thói quen sử dụng tiếng anh

trong giao tiếp.
- Trong khi tham gia học tập chúng ta nên động viên, khuyến khích trẻ tham gia phát
biểu sôi nổi, và nhất là những trẻ không tập trung.Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin
và mạnh dạn hơn.

8


- Nội dung kiến thức mơn học này địi hỏi trẻ phải vận dụng nhiều giác quan cũng
như sự trải nghiệm trẻ. Do vậy giáo viên cần chú ý đến các hình thức dạy học trải
nghiệm, cách thức thực hành phong phú, đa dạng kích thích các giác quan cùng
tham gia vào quá trình tri giác.
- Đưa ra các dạng bài tập khác nhau để trẻ có cơ hội luyện tập và trao dồi kiến thức
đã học, trong đó mỗi giáo viên cố gắng chọn những câu từ mang tính thực tế, gần
gũi với cuộc sống hằng ngày để trẻ dễ hiểu lúc áp dụng cấu trúc câu. Những câu tiếp
theo sẽ dài hơn, phức tạp hơn một chút để kích thích trẻ suy nghĩ.
- Để có cơ hội cho trẻ luyện tập nhiều thì nên sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm
“power point”. Mọi trẻ đều có cơ hội như nhau và các bài tập được xây dựng theo
hình thức trắc nghiệm, có hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khi trẻ trả lời đúng hoặc sai
là hình thức sẽ giúp trẻ có hứng thú tham gia.
* Dạy kỹ năng nói:
- Trong khi dạy học sinh phát âm cần chú ý dạy cách phát âm bằng cấu hình của bộ
máy phát âm để giúp trẻ biết cách phát âm và phát âm chuẩn ngay từ đầu.Khuyến
khích trẻ lặp lại đúng âm mà trẻ nghe để dễ hiệu chỉnh.
- Giáo viên tích cực và kiên trì sử dụng câu lệnh bằng Tiếng Anh và yêu cầu học
sinh lặp lại, như vậy sẽ giúp học sinh phải chú ý nghe, hiểu để thực hiện.
- Tổ chức cho trẻ luyện nói theo nhóm đơi từ những cấu trúc câu đơn giản. Trong
luyện nói yêu cầu nói to, rõ ràng, chậm.Giáo viên tập trung lắng nghe, giúp đỡ, động
viên trẻ mạnh dạn, tự tin, khuyến khích trẻ nói lại nếu sai.
* Dạy từ vựng:

Cần chú ý dạy từ theo trường nghĩa rộng, trường nghĩa hẹp, dạy từ theo cách vận
dụng nét tương đồng trong dạy học như: những từ có cách phát âm, cách viết gần
giống nhau,….Mặt khác, dạy từ vựng thường đơn điệu, khô khan nên giáo viên cần
9


sử dụng kênh hình phụ họa, khơng nên q tn thủ những gì giáo án đã soạn, cần
xem xét đến hứng thú học tập của học sinh để có những biện pháp hỗ trợ. Gắn từ
vựng với biểu tượng, vật cụ thể để dễ nhớ
Ngoài ra cần lưu ý thêm:
- Hệ thống kiến thức sau mỗi bài học, mỗi chủ điểm để giúp trẻ khắc sâu kiến thức
đã học và nhớ một cách có hệ thống.
- Bên cạnh đó, cần phải tổ chức cho trẻ những hoạt động chơi mà học, học mà chơi
để rèn các kỹ năng qua các trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" như:
+ Rèn kỹ năng nghe: Tìm từ qua nghe câu hội thoại; sử dụng những mẫu chuyện
ngắn bằng tiếng Anh có sử dụng những câu hỏi đơn giản để tìm hiểu nội dung hoặc
nhân vật
+ Rèn kỹ năng phát âm: Tập hát bài hát bằng tiếng Anh
+ Rèn kỹ năng viết: trò chơi ghép chữ
+ Rèn kỹ năng nhớ từ vựng: tìm sự vật với từ cho trước; gọi tên sự vật, hiện
tượng…
3.4 Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, CBQL trong nhà trường:
*Về công tác bồi dưỡng:
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên đòi hỏi phải
đồng bộ, đảm bảo những yêu cầu của môn học đặt ra. Trước hết người quản lý phải có
kiến thức cơ bản để bám sát đúng với đặc trưng môn học. Tổ chức kiểm tra dự giờ của
giáo viên, rút kinh nghiệm sau dự giờ giúp giáo viên khắc phục tồn tại và phát huy ưu
điểm trong dạy học. Chỉ đạo giáo viên dự giờ học tập đồng nghiệp ở trường bạn;
học tập cách dạy học trên các kênh truyền hình nhằm nâng cao tinh thần tự bồi
dưỡng chun mơn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức.

10


Giáo viên giảng dạy, mặc dù là trình độ Đại học chuyên ngành sư phạm Anh văn, song
vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn trình độ, năng lực Tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở
lên của khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ. Do vậy nhà trường cần tạo
điều kiện về thời gian cho giáo viên tham gia học lớp nâng chuẩn, các lớp bồi dưỡng
ngắn hạn để nâng cao năng lực giảng dạy tạo dựng chất lượng đạt yêu cầu một cách ổn
định.Xây dựng nền nếp dạy học có ý thức tự giác, tự quản, có tinh thần trách nhiệm với
cơng việc. Hình thành thói quen cho giáo viên (hợp đồng) có thói quen làm việc có kỷ
luật, có tổ chức, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nề nếp kỷ cương. Chỉ đạo
giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thực hiện kế hoạch theo quy trình
đã xây dựng đảm bảo khoa học, hiệu quả.
*Về công tác tự bồi dưỡng:
Tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ bằng nhiều
hình thức.Xuất phát từ những hạn chế của giáo viên dạy học Tiếng Anh trong nhà
trường để có hướng chỉ đạo đúng nhằm nâng cao chất lượng trẻ. Cụ thể: Giáo viên phải
tự rèn cách phát âm chuẩn; tự nghiên cứu tài liệu tham khảo để có thêm hiểu biết và
kinh nghiệm trong phương pháp dạy học, trong cách tổ chức các hình thức dạy học,
về kiến thức tiếng Anh, …; hạn chế cao nhất việc sử dụng Tiếng Việt trong dạy học
trên lớp; dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường và tự rút kinh nghiệm nghiêm
túc; tìm hiểu thêm về tâm sinh lý và đặc điểm tư duy của trẻ Mầm non đề có PPDH phù
hợp; vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, các phương pháp dạy học đặc trưng của
môn học thơng qua việc tự thực hành trên lớp.Trình độ dạy học kỹ năng nghe của giáo
viên rất quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng học sinh, do vậy giáo viên cần
tự bồi dưỡng tốt kỹ năng này để trang bị kiến thức cho mình trong thực hiện dạy học
chương trình Tiếng Anh Mầm Non.
3.5 Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội tạo cho học sinh có điều
kiện và mơi trường học Tiếng Anh tốt.


11


Việc dạy học Tiếng Anh đạt chất lượng theo yêu cầu của xã hiện nay là một vấn đề cịn
có nhiều khó khăn do nhiều lý do, chính vì vậy rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường - gia đình - xã hội.
Nhà trường cần giáo dục cho trẻ mục đích, động cơ học Tiếng Anh một cách đúng đắn,
để trẻ có ý thức, thái độ đúng trong quá trình học tập.Mua sắm đầy đủ trang thiết bị, cơ
sở vật chất đầy đủ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cũng như yêu cầu
của đặc thù môn học.Trang bị cho trẻ cách tự học, tự tạo ra môi trường học tập tự
nhiên.Xây dựng môi trường học tập Tiếng Anh ngay trong lớp học, trường học, ở nhà.
Động viên trẻ dùng những từ chào hỏi, những câu hội thoại ngắn, đơn giản hằng ngày để
ghi nhớ kiến thức đã học.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh những vấn đề khó khăn cần hợp tác của gia đình
trong dạy học mơn học này để được chia sẽ, hiến kế của các bậc phụ huynh,giáo viên
thường xuyên trao đổi với phụ huynh kết quả học tập của học sinh để phụ huynh nắm
và cùng nhà trường phối hợp trong việc nâng cao chất lượng học tập của trẻ.
IV.

KẾT LUẬN

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất trên thế giới hiện
nay.Dạy học Tiếng Anh ở bậc Mầm Non là nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện và là một trong những điểm khởi đầu quan trọng góp phần vào việc hình thành
và phát triển các kỹ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả
năng tham gia các hoạt động văn hóa xã hội. Học Tiếng Anh ở bậc Mầm Non còn tạo
nền tảng cho việc tiếp tục học Tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo cũng như trang bị các
kỹ năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngoại ngữ khác trong tương lai.Thực hiện
nâng cao chất lượng dạy học môn Anh văn là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện
chiến lược giáo dục hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án dạy và học Tiếng Anh trong hệ thống Giáo
Dục Quốc Dân, giai đoạn 2009-2020, Hà Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Điều lệ trường MN số
05/VBHN - BGDĐT ngày 13/02/2014.
3. Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức dịch, Triết lý Giáo Dục.
4. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý Giáo Dục, NXB Đại Học Sư Phạm
5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014) Chỉ thị số 3575/CT-BGDĐT 10 tháng 9 năm
2014 về việc tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân
6. Harmer Jeremy, How to teach English, Long man
7. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vì (chủ biên) (2002)
Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, NXB chính trị Quốc Gia, Hà Nội

13



×