Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

YÊU CẦU VỀ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.5 KB, 14 trang )

Yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn của người giảng viên đại
học trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Professional qualifications of the university lecturer during the
period of international integration
Tóm tắt
Bài viết cung cấp một cái nhìn toàn diện về các yêu cầu chuyên
nghiệp của các giảng viên đại học trong nước cũng như ở nước ngoài.
Kết quả cho thấy các giảng viên đại học cần năm tiêu chuẩn trong thời
kỳ hội nhập quốc tế bao gồm : Năng lực chuyên môn; Năng lực giảng
dạy; Năng lực phát triển và hướng dẫn các chương trình đào tạo; Khả
năng liên hệ với thế giới nghiệp và phát triển nghề nghiệp; Năng lực
nghiên cứu khoa học ứng dụng
Abstract
The article provides a comprehensive view of the professional
requirements of university lecturers in the country as well as abroad.
The results show that university lecturers need five standards during
the period of international integration: Professional competence;
Teaching capacity; Capacity to develop and guide training programs;
Ability to relate to the karmic world and career development; Research
capacity of applied science
Từ khóa : nghiệp vụ chuyên môn, giảng viên đại học, năng lực dạy
học, năng lực chuyên môn
Keyword:

Professional

qualifications,

university

lecturer,



Professional competence, Teaching capacity

1/ Đặt vấn đề
Đánh dấu quá trình hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, trong đó có sự
phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri thức. Thế kỷ 21 này, trước sự cạnh


tranh khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, mỗi quốc gia đều phải tìm cho
mình con đường phát triển riêng, khác biệt dựa trên khai thác lợi thế như :
nguồn lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,… Trong đó, sự
phát triển của giáo dục, khoa học công nghệ là động lực then chốt cho sự
phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc gia. Lịch sử đã chứng minh, lợi
thế thuộc về quốc gia có chất lượng nguồn nhân lực cao và đồng đều.
Lý Quang Diệu người đã có kỳ tích đưa đất nước Singapore từ thế giới
thứ ba vươn lên thứ nhất chỉ trong một thế hệ, với mức thu nhập bình quân
đầu người cao hàng đầu thế giới và hiện là một trong những quốc gia hiện
đại hàng đầu thế giới đã nói: ‘…yếu tố mang tính quyết định là con người,
khả năng tự nhiên của họ, giáo dục và đào tạo. Kiến thức và việc sở hữu
công nghệ là cốt yếu đối với việc tạo ra sự giàu có.’ (Hồi ký của Lý Quang
Diệu (1998))
Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ:
‘Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội’.
Tiếp đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục đại học; Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam ban hành chỉ thị số 40-CT/TW thực hiện công tác xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Đó là những quyết sách vô cùng quan trọng dẫn đến giáo dục đại học phải
có những chuyển đổi, cải tiến để đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng kịp
thời các nhu cầu của xã hội và của đất nước.
Với những yêu cầu thực tế nêu trên, mục tiêu của bài viết là chỉ ra
những yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn của người giảng viên đại học của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu


2/ Tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn của người giảng viên đại
học ở nước ngoài
Theo Sulman (1986), yêu cầu chuyên môn của giảng viên gồm các
vấn đề như sau :
1. Kiến thức về lý thuyết và thực tiễn;
2. Kiến thức về cấu trúc môn học;
3. Kiến thức về lập kế hoạch giảng dạy;
4. Kiến thức về chương trình và các yếu tố trong chương trình;
5. Kiến thức về sinh viên, nắm rõ các yếu tố sinh viên ‘hiểu’ hoặc
‘không hiểu’ ;
6. Nắm rõ các phương pháp giảng dạy
Theo tác giả Catherine Armstrong (2010), người giảng viên có hai
nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu. Nhưng trước tiên họ cần quan
tâm phát triển các kỹ năng giảng dạy của mình, đồng thời với việc tích lũy
kinh nghiệm trên lĩnh vực này
Các tác giả khác như Speck và Knipe (2005) quan tâm đến chuyên môn
nói chung và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên đại học : có
các hình thức như tạo cơ hội học tập cho sinh viên ; tham gia các hoạt động
tư vấn, giúp đỡ sinh viên học tập; giám sát và hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục;
tham quan thực tế…
Các tác giả Maria Hendriks, Hans Luyten, Jaap Scheerens, Peter
Sleegers và Rien Steen (2000) cho rằng : yêu cầu về chuyên môn của giảng

viên gồm các yếu tố như niềm tin và năng lực, chất lượng giảng dạy, sự
liên tục trau dồi và phát triển tri thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, tình
cảm nghề nghiệp…
Các tác giả trường đại học New Jersey - Mỹ (2000) đã công bố các kỹ
năng sư phạm cần được phát triển ở đội ngũ giảng viên đại học dựa trên các


nhiệm vụ, mục tiêu và triết lý của giáo dục đại học là động lực và hành vi,
truyền thông, dịch vụ kế hoạch và hướng dẫn, chiến lược dạy học, đánh giá

3/ Tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn của người giảng viên đại
học ở trong nước
Tác giả Trần Bá Hoành (2006) cho rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện
nay, giáo viên cần được đào tạo ở trình độ cao về học vấn, không phải chỉ
yêu cầu cao về các khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ mà còn phải
được chú trọng đào tạo về khoa học xã hội, khoa học giáo dục, đảm bảo
cho họ vừa là người dạy học, vừa là nhà giáo dục
Tác giả Nguyễn Văn Lượng (2015) trong bài viết ‘Phát triển đội ngũ
giảng viên học viên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ’ cho rằng, giảng
viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần có 7 tiêu chuẩn :
1. Phẩm chất chính trị (chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, nhà
nước trong đó có đường lối hội nhập;
2. Giữ vững bản lĩnh chính trị,…);
3. Đạo đức nghề nghiệp, lối sống (yêu nghề, giữ gìn uy tín, phẩm chất,
danh dự của nhà giáo; tôn trọng kỷ luật,.. );
4. Kiến thức, năng lực chuyên môn (kiến thức chuyên ngành sâu rộng,
hiểu biết đa văn hóa,ngoại ngữ và tin học không ngừng nâng cao,..);
5. Năng lực sư phạm ( xây dựng kế hoạch giảng dạy, chương trình môn
học; phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin,..);
6. Nghiên cứu khoa học ( tham gia nghiên cứu khoa học trong các đề tài

nghiên cứu khoa học các cấp, các hội thảo, viết sách ,..);
7. Hoạt động thực tiễn, hoạt động chính trị - xã hội ( tham gia nghiên cứu
thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, thực tế cơ sở và biệt phái có thời
hạn…);
8. Phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân (có mục tiêu phát triển nghề
nghiệp, tự đánh giá bản thân, tự học tập,…)


Hai tác giả Vũ Quang Tuyên và Hoàng Mai Khanh khái quát mô hình
người thầy ‘toàn diện’ trong thế kỷ XXI như sau :
1. Kiến thức về học tập và người học ( lý thuyết về học tập, lý thuyết về
sự phát triển con người, kiến thức nền tảng về giáo dục, văn hóa, xã
hội);
2. Kiến thức sư phạm (phương pháp dạy học, đánh giá, quản lý lớp học,
dạy học khác biệt);
3. Kiến thức chuyên môn (nội dung chương trình, mục tiêu giảng dạy,
kiến thức liên nghành,…)
Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ XXI đã nêu lên nhưng
năng lực cần có của giảng viên đại học mẫu mực, bao gồm:
1. Có kiến thức và sự thông hiểu về các cách học khác nhau của sinh viên;
2. Có kiến thức, năng lực và thái độ về việc theo dõi đánh giá sinh viên
nhằm giúp sinh viên tiến bộ;
3. Tự nguyện hoàn thiện bản thân theo ngành nghề của mình, biết ứng
dụng những tiêu chí nghề nghiệp và luôn cập nhật các thành tựu mới
nhất;
4. Biết ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin về môn học,
ngành học của mình;
5. Có khả năng nhận biết được tín hiệu của thị trường bên ngoài về nhu
cầu của người tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp;
6. Làm chủ những thành tựu mới về dạy và học;

7. Chú ý đến quan điểm và mong ước của khách hàng; hiểu được những
tác động của nhân tố quốc tế và đa văn hóa đối với các chương trình
đào tạo;
8. Có khả năng dạy nhiều loại sinh viên khác nhau, thuộc những nhóm
khác nhau về độ tuổi, môi trường, dân tộc;
9. Có khả năng bảo đảm các giờ giảng chính khóa, hội thảo hoặc tại các
xưởng sản xuất với số lượng sinh viên đông; có khả năng hiểu được
những chiến lược thính ứng về nghề nghiệp của các cá nhân )


Theo tiêu chuẩn năng lực giảng viên giáo dục đại học định hướng nghề
nghiệp của dự án phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng
dụng ở Việt nam giai đoạn 2 ( đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì người
giảng viên cần có 5 tiêu chuẩn sau:
1. Năng lực chuyên môn
2. Năng lực dạy học
3. Năng lực phát triển và hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
4. Năng lực quan hệ với thế giới nghiệp và năng lực phát triển nghề nghiệp
5. Năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng
Với mỗi tiêu chuẩn, dự án có đề ra các tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 1. Năng lực chuyên môn
Tiêu chí 1. Kiến thức chuyên môn
1. Đạt trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên đại học theo quy định của
Luật Giáo dục đại học;
2. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng, chính xác, khoa học; thường xuyên
cập nhật kiến thức chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao chất
lượng dạy học và nghiên cứu khoa học;
3. Có kiến thức liên môn, liên ngành; hiểu biết thực tiễn và khả năng liên
hệ, vận dụng phù hợp vào hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học;
Tiêu chí 2. Kỹ năng chuyên môn

1. Vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn nghề nghiệp;
2. Thành thạo các kỹ năng của lĩnh vực chuyên môn và thường xuyên cập
nhật các kỹ năng nghề nghiệp mới;
Tiêu chí 3. Thái độ, đạo đức nghề nghiệp


1. Tận tâm với nghề nghiệp, có ý thức tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách
nhiệm trong công việc, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
2. Có thái độ và hành vi giao tiếp, ứng xử mang tính chất mô phạm, phù
hợp với các đối tượng giao tiếp như sinh viên, đồng nghiệp, thế giới
nghề nghiệp và các lực lượng xã hội khác;
3. Đáp ứng và tuân thủ tuyệt đối các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
trong lĩnh vực đang giảng dạy;
4. Có hiểu biết về các yêu cầu giao tiếp, ứng xử trong lĩnh vực đang giảng
dạy và vận dụng trong bối cảnh phù hợp;
5. Có hiểu biết và tôn trọng về sự khác biệt về giới; có kỹ năng giao tiếp
phù hợp với các giới;
6. Có hiểu biết và tôn trọng văn hóa quốc tế; ứng xử phù hợp trong quan
hệ với đối tác nước ngoài;

Tiêu chuẩn 2. Năng lực dạy học
Tiêu chí 1. Am hiểu người học và hỗ trợ phát triển năng lực người học
1. Có kiến thức về giáo dục học, đặc biệt là giáo dục học đại học; kiến
thức tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học giáo dục và tâm lý học lứa
tuổi thanh niên và người trưởng thành;
2. Quan tâm tìm hiểu đặc điểm sinh viên ; kịp thời động viên và hỗ trợ
sinh viên trong học tâp và phát triển cá nhân;
3. Tư vấn, hướng dẫn sinh viên xác định mục đích học tập, xây dựng
kế hoạch học tập cá nhân, vận dụng các phương pháp học tập trong

chương trình đào tạo ;
4. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và các hoạt động phát triển cá
nhân cho sinh viên, giúp sinh viên tự khám phá và phát huy những
tiềm năng của bản thân; Hỗ trợ sinh viên phát triển các mối quan hệ
với thế giới nghề nghiệp;


5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng
mềm và thái độ nghề nghiệp; các hoạt động xã hội và phục vụ cộng
đồng cho sinh viên;
Tiêu chí 2. Xây dựng mục tiêu, kế họach dạy học, tài liệu dạy học
1. Nắm vững triết lý đào tạo, các đặc điểm của quá trình dạy học trong
chương trình đào tạo ;
2. Xác định mục tiêu của môn học/module đảm bảo bám sát mục tiêu
đào tạo của chương trình và đáp ứng nhu cầu của thế giới nghề
nghiệp;
3. Xây dựng đề cương chi tiết môn học/module, thiết kế bài giảng cho
các module dạy lý thuyết, module thực tập nghề nghiệp và module đồ
án bám sát triết lý và mục tiêu đào tạo của chương trình ; phù hợp đặc
thù môn học, đặc điểm người học và môi trường đào tạo;
4. Xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn tự học cho
sinh

viên. Thường xuyên cập nhật, làm phong phú hệ thống bài

giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn tự học cho
sinh viên;
Tiêu chí 3. Sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học
1. Có hiểu biết về các phương pháp dạy học đại học nói chung và
phương pháp, kỹ thuật dạy học theo phong cách riêng;

2. Sử dụng thành thạo và có hiệu quả các phương pháp dạy học, đặc
biệt là giảng dạy kỹ năng thực hành và thực tập nghề nghiệp cho
sinh viên, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học theo định
hướng nghề nghiệp ứng dụng, đặc điểm người học và môi trường
đào tạo;
3. Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu,
nội dung,

và phương pháp dạy học. Thường xuyên cập nhật và sử

dụng các phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy
học;


Tiêu chí 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
1. Nắm vững quy chế đào tạo, hiểu biết về các loại hình, phương pháp,
kỹ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp
cận dựa vào năng lực;
2. Thực hiện đánh giá quá trình; Theo dõi, giám sát quá trình học tập
của sinh viên trong các hình thức tổ chức dạy học khác nhau;
3. Thiết kế, sử dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá theo tiếp cận
dựa vào năng lực, đặc biệt chú ý đánh giá kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp;
4. Hướng dẫn sinh viên thực hiện tự đánh giá trong quá trình học tập
(bao gồm cả sinh viên tự đánh giá bản thân và sinh viên đánh giá
lẫn nhau); Giám sát quá trình tự đánh giá của sinh viên để đảm bảo
chính xác, công bằng, khách quan;
5. Phối hợp với thế giới nghề nghiệp trong đánh giá kết quả học tập
của sinh viên bao gồm: phối hợp thiết kế đề bài cho các dự án, đồ
án học tập; thường xuyên liên lạc với thế giới nghề nghiệp nơi sinh

viên thực tập/ thực hành để đảm bảo giám sát quá trình học tập của
sinh viên; phối hợp trong đánh giá kết quả thực hành/ thực tập của
sinh viên
6.

Hướng dẫn thế giới nghề nghiệp thực hiện đánh giá kết quả học
tập của sinh viên, bao gồm : xây dựng hướng dẫn kết học tập của
sinh viên trong phạm vi môn học/module mình phụ trách; Tư vấn
phương pháp và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của sinh viên
theo tiếp cận dựa vào năng lực ;

7.

Sử dụng kết quả đánh giá sinh viên, ý kiến phản hồi của sinh viên
và thế giới nghề nghiệp để điều chỉnh, cải tiến hoạt động dạy học;

8.

Tham gia thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo

Tiêu chí 5. Xây dựng môi trường học tập


1. Có khả năng thiết kế, tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học trong
các môi trường dạy học khác nhau: trong lớp (giảng đường, phòng
thí nghiệm) và ngoài lớp (thực địa, địa điểm thực hành, thế giới
nghề nghiệp…);
2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở, khuyến khích tính
tích cực, sự sáng tạo và tình thần hợp tác của sinh viên;


Tiêu chuẩn 3. Năng lực phát triển và hướng dẫn sử dụng chương trình
đào tạo
Tiêu chí 1. Phát triển chương trình đào tạo
1.Hiểu biết về quy trình và các phương pháp, kỹ thuật phát triển
chương trình đào tạo

để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và

nghề nghiệp;
2.Tham gia/tổ chức khảo sát, sử dụng ý kiến các bên có liên quan
(người sử dụng lao động, cựu sinh viên, chuyên gia...) để phân tích nhu
cầu đào tạo và xác định yêu cầu đào tạo; phục vụ việc xây dựng hoặc
điều chỉnh, cập nhật Hồ sơ nghề nghiệp, Hồ sơ năng lực, chương trình
đào tạo;
3.Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo trên cơ
sở Hồ sơ năng lực, Hồ sơ nghề nghiệp;
4.Thiết kế và sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá chương trình đào
tạo;
Tiêu chí 2. Thực hiện chương trình đào tạo
1. Thực hiện và hướng dẫn triển khai chương trình đào tạo theo đúng
quy định và định hướng nghề nghiệp ứng dụng;
2. Nghiên cứu, phổ biến, chuyển giao cách tiếp cận

cho giảng viên

và cán bộ quản lý giáo dục thuộc các ngành đào tạo khác ở trong và
ngoài Trường;


Tiêu chuẩn 4. Năng lực quan hệ với thế giới nghề nghiệp và năng lực

phát triển nghề nghiệp
Tiêu chí 1. Năng lực quan hệ với thế giới nghề nghiệp
1. Có kinh nghiệm làm việc trong thế giới nghề nghiệp hoặc cộng tác
với thế giới nghề nghiệp;
2. Am hiểu về văn hóa và tổ chức, hoạt động của thế giới nghề nghiệp
trong lĩnh vực chuyên môn;
3. Lập kế hoạch, tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ với thế giới
nghề nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề chuyên môn;
4. Thường xuyên duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc giữa
trường đại học và thế giới nghề nghiệp; thu thập thông tin phản hồi
từ thế giới nghề nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác
giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp;
5.

Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động hợp
tác giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp; đặc biệt trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học và công nghệ; thực hành, thực tập của
sinh viên;

Tiêu chí 2. Năng lực phát triển nghề nghiệp
1. Có khả năng tự đánh giá và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế
hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
2. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong
lĩnh vực chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học và nghiên
cứu khoa học;
3. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề
nghiệp: đọc hiểu tài liệu
4. nước ngoài; trao đổi chuyên môn và làm việc trực tiếp với các
chuyên gia/ học giả nước ngoài trong lĩnh vực chuyên ngành ; tìm



kiếm các cơ hội hợp tác; duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc
với thế giới nghề nghiệp;
5. Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phát triển nghề
nghiệp: khai thác thông tin và các nguồn tài nguyên học tập ,

tài

liệu nghiên cứu khoa học trên mạng Internet; tìm kiếm cơ hội hợp
tác; duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc với thế giới nghề
nghiệp;
6. Sử dụng thành thạo các phần mềm trong lĩnh vực chuyên môn và
phần mềm phục vụ dạy học, nghiên cứu khoa học;
7. Tích cực tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề
nghiệp;

Tiêu chuẩn 5. Năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng
Tiêu chí 1. Thực hiện nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao
kết quả nghiên cứu
1. Phát hiện các vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn thế giới nghề nghiệp;
2. Thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học ứng
dụng, phát triển công nghệ;
3. Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng chương trình
đào tạo và nâng cao chất lượng dạy học;
4. Viết bài báo xuất bản trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước;
viết chuyên đề, báo cáo khoa học, tham luận tại các hội nghị, hội
thảo khoa học;
5. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các seminar, hội thảo chuyên đề trong
lĩnh vực chuyên môn;
6. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học

và công nghệ;
7. Nắm vững các quy định về sở hữu trí tuệ và thương mại hóa kết quả
nghiên cứu; Thực hiện chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên
cứu khoa học và công nghệ.


Tiêu chí 2. Hướng dẫn sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học ứng
dụng
1. Hướng dẫn sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học ứng dụng: xây
dựng đề cương, thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các dự án/
bài tập lớn, đồ án học tập, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu
khoa học ứng dụng;
2. Thực hiện đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên.
4/ Kết luận
Qua những phân tích trên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã
đưa ra nhiều yêu cầu đối với chuyên môn của người giảng viên đại học tùy
theo tình hình phát triển và điều kiện của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, người giảng viên đại học cần có 5 tiêu
chuẩn sau :

1) Năng lực chuyên môn; 2) Năng lực dạy học; 3) Năng lực

phát triển và hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo; 4) Năng lực quan
hệ với thế giới nghiệp và năng lực phát triển nghề nghiệp ; 5) Năng lực
nghiên cứu khoa học ứng dụng

5/ Tài liệu tham khảo
Tài liệu trong nước
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục đại học định hướng
nghề nghiệp ứng dụng ở Việt nam giai đoạn 2, 2014

Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, NXB
Quốc gia, Hà Nội
Bùi Hiển (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa
Trần Bá Hoành (2002), Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng thường xuyên,
Tạp chí giáo dục
Trần Kiểm ( 2016), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội


Kỷ yếu hội thảo Trường ĐHKHXH&NV - Đại học quốc gia Tp.HCM
(2014), Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục
Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (2015) Trường ĐHKHXH&NV Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia, Phát triển bền
vững giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long,
NXB Đại học quốc gia Tp.HCM
Hoàng Phê ( 1992 ), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ,
Hà Nội
Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản của khoa học quản lý,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Phạm Viết Vượng (2003), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành
giáo dục và đào tạo, NXB Đại học sự phạm, Hà Nội
Lý Quang Diệu, Hồi ký Lý Quang Diệu , NXB trẻ, 2017
Tài liệu nước ngoài
Thomas Corcoran (2000), Teacher professtional development
Glatthorn A (1995), Teacher development, Pergamon Press, London
De Rijdt, C., Stess, A.,(2013), Influencing variables and moderators of
transfer of learning to the workplace within the area of staff development in
higher education, Educational Research Review,8,48
New Jersey City University - College of Education (2010), The
Reflective Urban Practitioner (RUP)

Tài liệu tham khảo báo điện tử
http:/dangcongsan.vn
http:/chinhphu.vn
http:/hcmussh.edu.vn



×