Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

TÌNH HÌNH KINH DOANH và THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG cơ sở vật CHẤT kỹ THUẬT tại KHÁCH sạn ONE OPERA đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 96 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, Em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện cho em có môi trường
học tập tốt trong suốt thời gian 4 năm học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin gởi đến cô Cao Thị Cẩm Hương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Nếu không có những lời hướng
dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của khách sạn One Opera Đà
Nãng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực
tập tại khách sạn
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng nhân sự của khách sạn One Opera Đà
Nãng đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập
tốt nghiệp này.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này
em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy
cô cũng như quý khách sạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày….., tháng….., năm 2018.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Trinh.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của cô Cao Thị Cẩm Hương. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề tốt
nghiệp này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đều có ghi rõ chú thích nguồn gốc.
Người cam đoan



Nguyễn Thị Thùy Trinh.


MỤC LỤC


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
SỐ HIỆU
Sơ đồ 2.1

TÊN SƠ ĐỒ
Cơ cấu tổ chức của khách sạn One Opera Đà Nẵng

TRANG
32

DANH MỤC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
SỐ HIỆU
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10


TÊN HÌNH ẢNH
Phòng Superior tại khách sạn One Opera Đà Nẵng
Nhà hàng Camellia khách sạn One Opera Đà Nẵng
Nhà hàng Desolie khách sạn One Opera Đà Nẵng
Quầy Bar & coffee Piano De Opera khách sạn One Opera Đà Nẵng
Khu vực tiền sảnh và quấy lễ tân khách sạn One Opera Đà Nẵng
Phòng hội nghị Lotus tại tầng 22 của khách sạn
Hồ bơi tại khách sạn One Opera Đà Nẵng
Khu vực Foot massage tại khách sạn One Opera Đà Nẵng
Quầy bán hàng lưu niệm tại khách sạn One Opera Đà Nẵng
Quầy Casino của khách sạn One Opera Đà Nẵng

TRANG
45
49
51
51
54
56
60
60
61
62

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
SỐ HIỆU
Bảng 2.1

TÊN BẢNG
Cơ cấu lao động của khách sạn

Số lượt khách đến của khách sạn One Opera Đà Nẵng giai

Bảng 2.2

TRANG
36
38

đoạn 2015-2017
Tổng khách đến theo mục đích chuyến đi của khách sạn
Bảng 2.3

39
One Opera Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017
Kết quả kinh doanh của khách sạn One Opera Đà Nẵng

Bảng 2.4

41
giai đoạn 2015-2017
Hệ thống buồng phòng của khách sạn One Oprea Đà Nẵng

Bảng 2.5
Bảng 2.6

44
giai đoạn 2015-2017
Hệ thống buồng phòng tại khách sạn One Opera Đà Nẵng
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng của khách


Bảng 2.7

46
48

sạn One Opera Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017
Hệ thống phòng hội nghị tại khách sạn One Opera Đà
Bảng 2.8
Bảng 2.9

57
Nẵng
Công suất sử dụng phòng khách sạn One Opera Đà Nẵng
Mức trang bị tài sản cố định trong bộ phận lưu trú của

Bảng 2.10

63
64

khách sạn One Opera Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017
Lượt khách ăn buffet tại nhà hàng Camellia khách sạn One
Bảng 2.11

65
Opera Đà Nẵng


Bảng doanh thu trên chỗ ngồi của nhà hàng Desolie khách
Bảng 2.12


66
sạn One Opera Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017
Lượt khách đến quầy Bar & coffee Piano De Opera khách

Bảng 2.13

67
sạn One Opera Đà Nẵng
Luotj khách đến khách sạn One Opera Đà Nẵng trong giai

Hình 2.14

68
đoạn 2015-2017
Doanh thu trung bình các dịch vụ bổ sung của khách sạn

Bảng 2.15

70
One Opera Đà Nẵng


7

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay đời sống con người ngày càng nâng cao, đi làm kiếm tiền và hưởng thụ vì vậy
mà nhu cầu nghĩ dưỡng du lịch càng được đẩy mạnh. Nó trở thành một xu thế chung trên
toàn thế giới, không chỉ ở giớ trẻ mà còn ở tầng lớp trung niên và người già. Là một ngành

“ công nghiệp không khói” đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn, đóng góp phần GDP không
hề nhỏ cho nền kinh tế, nhận thấy được tiềm năng và cơ hội phát triển, ngành du lịch
đang được đất nước ta hướng để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, để đáp ứng được
nhu cầu đó hàng loạt khách sạn đã, đang được xây dựng để đưa vào hoạt động với cơ sở
vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, mẫu mã đa dạng phong phú, tiện lợi… điều này là
một cản trở lớn đối với những khách sạn lâu năm như Khách sạn One Opera Đà Nẵng.
Trước sự phát triển mạnh của ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói
riêng đòi hỏi các nhà quản lý trong lĩnh vực phải có các giải pháp hữu hiệu để duy trì khả
năng cạnh tranh. Đối với khách sạn One Opera Đà Nẵng là một khách sạn 5 sao đầu tiên
của thành phố, với vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm, gần các khu vui chơi giải trí tham
quan du lịch, và truyền thống kinh doanh hiệu quả…nhưng việc thành lập lâu năm nên
CSVCKT trong khách sạn có phần sử dụng không được hiệu quả cũng như phần nào
không còn sang trọng so với thời điểm hiện tại, hay việc bố trí các khu vực còn chưa thực
sự hợp lý đề tận dụng được hết các khu vực trong khách sạn. Điều này là một bước cản lớn
ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng và làm giảm lợi thế cạnh tranh đối với khách sạn
trên thị trường hiện nay.
Nhận thức được vần đề này trong thời gian thức tập tại khách sạn, em đã chọn đề
tài :”Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật tại khách sạn One Opera Đà Nẵng”
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình trang CSVCKT của khách sạn One Opera, tìm ra những điểm tốt
điểm xấu của tình trạng CSCVKT trong khách sạn hiện nay.


8

- Xác định hiệu quả sử dụng CSVCKT trong việc phục vụ khách hang của khách sạn.
- Tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ cho
khách sạn.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tình trạng sử dụng CSVCKT

của khách sạn One Opera Đà Nẵng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm tăng doanh
thu cho khách sạn.
- Về không gian: Trong phạm vi khách sạn One Opera Đà Nẵng.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2015- 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp thu thập thông tin, số liệu,quan sát thực tế từ qua trinh thực
tập tại doanh nghiệp. phân tích tình hình khing doanh của khách sạn qua các nawmvaf
keeys hợp nghiên cứu các tài liệu, giáo trình, tham khảo sách, báo tạp chí và các website về
du lịch…
5. Kết cầu đề tài
Phần 1: Mở bài
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh khách sạn và hiệu quả sử dụng cơ sở vật
chất kỹ thuật trong kinh doanh khách sạn
Chương 2: Tình hình thu hút khác và thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách
sạn one opera
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
nhắm nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn one opera
Phần3: Kết luận


9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG KHÁCH SẠN
1.1 Khái quát về khách sạn và kinh doanh khách sạn
1.1.1 Khái niệm khách sạn
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn, một trong những khái niệm đó là:”
Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch Quốc tế và trong nước đáp
ứng nhu câù về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong phạm

vi khách sạn”.
(Trích trong cuốn”Hệ thống các văn bản hiện hành của quản lý du lịch”- Tổng cục du lịch
Việt Nam, 1997)
Trong thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch về hướng
dẫn thữ hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi
rõ: “ Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10
buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết
phục vụ khách du lịch”
Như vậy khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch. Chúng
sản xuất, bán và trao cho khách những dịch vụ, hàng hoá đáp ứng nhu cầu của họ về chỗ
ngủ, nghỉ ngơi ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí... nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu và
nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ và hàng hoá
trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích của hoạt động là thu được lợi nhuận,
tuy nhiên cùng với sự nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hoạt động kinh doanh khách sạn
ngày càng phong phú, đa dạng từ đó làm giàu thêm nội dung của khách sạn.
1.1.2 Phân loại khách sạn:
Trên cơ sở điều kiện về diện tích và dịch vụ tối thiểu trong các cơ sở lưu trú khách sạn
được phân thành các loại sau:


10

1.1.2.1 Căn cứ vào quy mô,khách sạn phân ra ba loại sau
- Khách sạn nhỏ: Mini hotel có quy mô từ 10 đến 49 buồng ngủ,phần lớn chỉ cung cấp
dịch vụ lưu trú cho khách, còn các dịch vụ khác không phục. Loại khách sạn này có mức
giá lưu trú thấp.
- Khách sạn vừa: có quy mô từ 50 buồng đến 100 buồng,cung cấp phần lớn các dịch vụ
cho khách như lưu trú, ăn uống, một số dịch vụ bổ trợ. Loại khách sạn này thường xây
dựng ở các điểm du lịch, ở các thị xã, thị trấn và một số xây dựng ở các khu nghỉ mát. Loại

khách sạn này thường có mức giá trung bình.
- Khách sạn lớn: thường có từ 100 buồng ngủ trở lên,cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho
khách, thường được trang bị các trang thiết bị văn minh,hiện đại và thường xây dựng cao
tầng, loại này thường có mức giá cho thuê buồng cao.
1.1.2.2 Căn cứ vào vị trí địa lý, được phân ra các loại sau
- Khách sạn thành phố ( City centre hotel )
Loại khách sạn này được xây dựng ở trung tâm các thành phố lớn,các khu đô thị đông
dân cư. Đối tượng phục vụ của khách sạn này là đối tượng khách đi công vụ, tham dự hội
nghị, hội thảo, các thương gia, vân động và cổ động viên thể thao, khách đi thăm người
thân. Các khách
sạn này thường có quy mô lớn và cao tầng, trang bị các trang thiết bị đồng bộ, sang trọng
và hiện đại, thường được xếp thứ hạng cao.
- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel)
Loại khách sạn nghỉ dưỡng thường xây dựng ở nơi tài nguyên thiên nhiên như các biển
đảo,rừng núi. Kiến trúc xây dựng các biệt thự thấp tầng. Đối tượng khách đến các khách
sạn này nghỉ ngơi thư giãn, các nhà khoa học nghiên cứu môi trường sinh thái. Các khách
sạn này được trang bị khá đồng bộ các tiện nghi phục vụ sang trọng, cung cấp đồng bộ các
dịch vụ cho khách.
- Khách sạn ven đô (Suburban hotel)


11

Khách sạn ven đô được xây dựng ở ngoại vi thành phố hoặc ở các trung tâm đô thị. Đối
tượng phục vụ của loại khách này thường là khách nghỉ cuối tuần, khách công vụ, khách đi
thăm thân. Những loại khách có khả năng thanh toán chi tiêu trung bình. Do vậy, mức độ
trang thiết bị các tiện nghi phục vụ khách của khách sạn này đầy đủ và tính sang trọng ở
mức độ trung bình, cung cấp các dịch vụ cũng ở mức độ trung bình về chất lượng.
- Khách sạn ven đường (High way hotel) – Motel
Loại khách sạn này được xây dựng ở ven đường giao thông, quốc lộ, cao tốc để phục vụ

khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện ô tô như motel.Loại khách
sạn này chủ yếu cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phương tiện vân
chuyển như sửa chữa, cung cấp nhiên liệu.
- Khách sạn quá cảnh
Khách sạn này được xây dựng ở sân bay, bến cảng, khu vực các cửa khẩu. Đối tượng
phục vụ của khách sạn này là các thương gia, những hành khách của các hãng hàng không
quốc tế và các tàu biển quốc tế dừng chân quá cảnh tại sân bay và cảng biển do lịch trình
bắt buộc hoặc vì lí do đột xuất.
1.1.2.3 Phân loại theo thị trường mục tiêu
Theo tiêu thức phân loại này, các loại khách sạn phổ biến nhất bao gồm:
- Khách sạn thương mại (Trade hotel)
- Khách sạn du lịch (Tourism hotel)
- Khách sạn căn hộ cho thuê
- Khách sạn sòng bạc
1.1.2.4 Phân loại khách sạn theo mức độ cung ứng dịch vụ
Theo tiêu thức phân loại này,hệ thống khách sạn phân ra ba loại:
- Khách sạn cao cấp sang trọng (Luxury hotel)
- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full service hotel)
- Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ hạn chế (Limitted service hotel)


12

- Khách sạn thứ hạng thấp (Bình dân), ( Economy hotel)
1.1.2.5 Phân loại khách sạn theo hình thức sở hữu
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005, khách sạn phân loại theo hình thức sở hữu gồm
các loại sau:
- Khách sạn Nhà nước
- Khách sạn cổ phần
- Khách sạn được thành lập theo công ty TNHH

- Khách sạn tư nhân
- Khách sạn liên doanh
1.1.2.6 Phân loại khách sạn theo mức độ liên kết
Theo tiêu thức phân loại này, các khách sạn phân ra các loại sau:
- Khách sạn độc lập
- Khách sạn tập đoàn
1.1.3 Khái niệm kinh doanh khách sạn
Trong nghiên cứu bản chất của kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội dung của khái
niệm “ kinh doanh khách sạn” là cần thiết và quan trọng. Hiểu rõ nội dung của kinh doanh
khách sạn một mặt sẽ tạo cơ sở để tổ chức kinh doanh khách sạn đúng hướng, mặt khác,
kết hợp yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật với con người hợp lý nhằm đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng ( khách). Muốn hiểu rõ nội dung của khái niệm “ kinh
doanh khách sạn”, cần phải bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển của kinh doanh
khách sạn.
Ban đầu, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ
ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau dó cùng với những đòi hỏi thõa mãn nhiều nhu cầu
hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn nhằm đạp ứng
toàn bộ nhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh
ăn uống phục vụ nhu cầu của khách. Từ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử


13

dụng khái niệm: kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, kinh
doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống
cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinhdoanh khách sạn chỉ đảm bảo viễ phục vụ nhu cầu
ngủ, nghỉ cho khách.
Kinh doanh khách sạn không chỉ có dịch vụ tự mình dảm nhiệm, mà còn bàn cả các sản
phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tết quốc dân như: nông nghiệp, công
nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch

vụ vận chuyển điện nước…Như vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp cho khách
những dịch vụ của mình và đồng thời còn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ ( phân
phối sản phẩm) của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Trong kinh doanh khách sạn, hai quá trình: sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ thường đi
liền với nhau, Đa số các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn phải trả tiền trực tiếp, nhưng
một số dịch vụ không phải trả tiền trực tiếp nhằm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, ;amg vui lòng họ và từ đó tăng khả năng thu hút khách và khả năng cạnh tranh của
mình trên thị trường.
Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:
“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú , ăn uống và các dịch vụ bổ sungcho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải
trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”
(Thạc sĩ Hoàng Thị Lan Hương, tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh,Giáo trình quản trị kinh doanh
khách sạn, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2008)
1.1.4 Đặc điểm kinh doanh khách sạn
1.1.4.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch
Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên
du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào
không có tài nguyên du lịch, nơi đó không thể có khách du lịch lui tới. Đối tượng khách


14

hàng quan trọng nhất của một khách sạn là khách du lịch. Vậy rõ ràng tài nguyên du lịch
có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp
nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của các khách
sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ
hạng của khách sạn. Chính vì vậy, khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên
cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như các nhóm khách hàng mục tiêu và
khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của một

công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế. Khi các điều kiện khách quan tác
động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về
cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc,
quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch
cũng có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tạicác trung
tâm du lịch.
1.1.4.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm
khách sạn: Đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có
chất lượng cao. Tức là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng
với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của trang thiết bị được lắp đặt bên
trong khách sạn chính là một nguyên nhân đầy chi phí đầu tư ban đầu của một công trình
khách sạn tang cao. Ngoài ra, đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác
như: chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công
trình khách sạn rất lớn.
1.1.4.3 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố, mà chúng lại hoạt động theo
một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con
người,...Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc điểm là tài nguyên thiên


15

nhiên, với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm, luôn tạo ra những
thay đổi nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó
gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch. Từ đó tạo ra sự
thay đổi theo mùa trong kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các
điểm du lịch biển hoặc vùng núi.
Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì điều đó cũng gây ra những tác động tiêu
cực và tích cực đối với ngành kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là

phải nghiên cứu kĩ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn để từ đó chủ động
tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát
huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả.Với những
đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao, có
sức hấp dẫn đối với khách du lịch không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động, mà còn
phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý trong việc vận hành và khả năng kết hợp các yếu
tố đó ra sao.
1.1.4.4 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa
được, mà chỉ được thực hiện bới những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác lao
động trong khách sạn mang tính chuyên môn hóa cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào
thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy phải dử dụng một
số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm này, các nhà quản lý
khách sạn phải luôn đối mặt với những khó khan về chi phí lao động trự tiếp cao, khó giảm
thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó
khăn cả trong công việc tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.
Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ,các nhà quản lý khách sạn thường coi việc giảm
thiểu chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức lơn đối với họ.


16

1.2 Khái quát về cơ sở vật chất khách sạn
1.2.1 Khái niệm về cớ sở vật chất trong kinh doanh khách sạn
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch giữu vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Mức độ khai thác các tiềm năng du lịch cũng như mức độ
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch phụ thuộc nhiều vào chúng. Chính như vậy mà sự phát
triển của ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn bao giờ cũng gắn
kiền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm các phương tiện vật chất tham gia vào việc

khai thác các tiềm năng du lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa du lịch (sản
phẩm du lịch) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong suốt cuộc hành trình du lịch.
Như vậy về mặt hiện vật, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm khách sạn, nhà hàng, các thiết
bị phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngành du lịch. Về mặt giá trị, cơ sở vật chất kỹ
thuật là toàn bộ các tài sản cố định và tài sản lưu động được biểu hiện bằng tiền phục vụ
trực tiếp cho quá trình kinh doanh du lịch.
(Thạc Sĩ Hoàng Thị Lan Hương, Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học
kinh tế quốc dân, 2008)
Hay tiếp cận theo quan điểm của kinh tế chính trị học Mác- Leenin, cơ sở vật chất kỹ
thuật của khách sạn là toàn bộ những tư liệu lao động để “sản xuất” và bán các dịch vụ và
hàng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống và các nhu cầu bổ sung khác
của khách. Theo tiếp cận này có thể đưa ra định nghĩa về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách
sạn như sau:
“Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn bao gồm các công trình phục vụ việc lưu trú và
ăn uống của khách. Nó bao gồm các công trình bên trong và bên ngoài khách sạn, tòa nhà,
các trang thiết bị tiện nghi, máy móc, các phương tiện vận chuyển, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống bưu chính liên lạc viễn thông, các vật dụng được sử dụng trong quá trình
hoạt động kinh doanh của khách sạn.”


17

1.2.2 Phân loại cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm nhiều thành phần, nhiều bộ phận khác
nhau, chúng có những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định trong việc tạo ra và thực
hiện các sản phẩm du lịch. Vì vậy để đi sâu tìm hiểu và sử dụng Cơ sở vật chất kỹ thuật có
hiệu quả, chúng ta cần tiến hành phân loại cơ sở vậ chất kỹ thuật theo một số tiêu thức.
1.2.2.1 Căn cứ theo đặc điểm của tài sản
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch được chia làm 2 loại:
Tài sản cố định: Là loại tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài( theo quy định

hiện nay thì những tài sản có giá trị >5.000.000đ và thời gian sử dụng trên 1 năm). Tài sản
cố định tham gia vào quá trình kinh doanh trong một thời gian dài nhưng vẫn giữu nguyên
hình thái vật chất ban đầu, còn giá trị của nó thì giảm dần trong quá trình sử dụng. Giá trị
hao mồn này được chuyển vào giá thành sản phẩm.
Tài sản cố định bao gồm: nhà của, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển…
Tài sản lưu động: Là những tài sản có giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn, trong quá
trình kinh doanh hầu như nó chuyển ngay giá trị vào giá thành sản phẩm. Do đó hình thái
vật chất biến đổi nhanh, tốc độ hoàn vốn nhanh.Như: công cụ lao động nhỏ, bao bì, vật rẻ
tiền mau hỏng…
1.2.2.2 Căn cứ vào vào vai trò đáp ứng nhu cầu của khách
-

Khu vực phục vụ trực tiếp.
Khu vực phục vụ gián tiếp.

Khu vực phục vụ trực tiếp là khu vực mà ở đó các hoạt động diễn ra đều nhằm phục vụ
trực tiếp việc tiêu dùng dịch vụ của khách.
Khu vực gián tiếp là khu vực mà hoạt động ở đó không có sự tham gia trự tiếp của
khách hàng.
1.2.2.3 Căn cứ vào khu vực tạo ra dịch vụ và hàng hóa
a. Khu vực tiền sảnh


18

Khu vực này là nơi tiếp xúc đầu tiên khi đến khách sạn và là nơi khách tiếp xúc
cuối cùng khi rời khách sạn vì vậy khu vực đón tiếp góp phần to lớn vào việc để lại ấn
tượng đầu tiên tốt đẹp mà trong tâm lý học gọi là trạng thái dương tính của du khách khi
bắt đầu vào khách sạn. Do đó nếu khách sạn quan tâm đến hình ảnh, nhãn hiệu của mình
thì khu vực này phải được đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật cho phù hợp với cả

khách du lịch và nhân viên phục vụ. Về vị trí nên thiết kế ở tầng 1 của khách sạn, ở gần
cửa ra vào chính để thuậ lợi cho khách lien hệ và nhân viên lễ tân quan sat được tình hình
của khách. Để thực hiện những hoạt động của bộ phận lễ tân một cách dễ dàng, hệ thống
trang thiết bị của bộ phạn này bao gồm:
-

Quầy lễ tân

-

Sổ đăng ký khách sạn

-

Tủ hồ sơ

-

Két sắt

-

Máy tính

-

Điện thoại, máy fax

-


Máy in, máy photo

b. Khu vực buồng ngủ
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng ngày càng cao các khách sạn luôn phải đổi
mới và thay thế bằng những trang thiết bị tiện nghi và hiện đại. Loại hạng của khách sạn
càng cao thì các trang thiết bị trong phòng của khách sạn phải càng hiện đại và sang trọng.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong buồng ngủ:
- Đồ gỗ: Giường đôi, giường đơn, tủ đầu giường, bàn làm việc, bàn ghế tiếp khách, tủ
đứng có gương hay tủ tường, mắc áo, bàn chải quần áo, giá để vô tuyến, bàn phấn…
- Đồ vải: Ga trải giường, đệm mút vải bọc đệm, vỏ và ruột gối, túi giặt đồ, rèm che cửa…
- Đồ điện: điện thoại, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, đèn làm việc, đèn ngủ, đền chiếu sáng,
quạt điện, thiết bị báo cháy…


19

- Đồ sành sứ tuỷ tinh và các đồ dung khác: Bộ ấm chén, bình đựng nước lọc, cốc uống
nước, đĩa kê, gạt tàn thuốc lá,….
- Các đồ dùng khác như: lọ hoa, tranh trang trí, thảm trải, dép đi trong nhà, bảng giá các
loại đồ uống, danh mục điện thoại, các ấn phẩm quảng cáo,…
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phòng vệ sinh, máy sấy tóc, gương soi, lavabo có đủ
vòi nước nóng lạnh, hộp hay giá để xà phòng, bồn tắm vòi hoa sen, rềm che, vắt khăn và
mắc treo quần áo, hộp để giấy vệ sinh, cốc đanh răng, xà phòng thơm, thuốc đánh răng,
dầu gội đầu, khăn tắm, khăn mặ, áo choàng….
Số lượng và chất lượng những trang thiết bị trong phòng vệ sinh tuỳ thuộc vào loại
phòng, số giường và số khách thực tế ở hàng ngày trong khách sạn.
c. Khu vực ăn uống
- Bộ phận bàn
Trong khách sạn nhà hàng, bộ phận phục vụ bàn giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức
và thực hiện công việc đón tiếp, phục vụ khách ăn uống hàng ngày và các bữa tiệc lớn nhỏ.

Bộ phận phục vụ bàn, thông qua việc phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống của khách, thực
hiện chức năng bán hàng hoá, dịch vụ và tăng doanh thu cho khách sạn. Hệ thống trang
thiết bị: mức độ sang trọng, hiện đại của hệ thống trang thiết bị nội thất thể hiện thứ hạng
của một nhà hàng khách sạn. Trang thiết bị chính trong phòng gồm:
+ Đồ gỗ: bàn ăn, ghế, tủ có nhiều loại
+ Đồ vải: Khăn trải bàn, khăn lót mặt bàn, khăn ăn, khăn phục vụ, khăn lau, rèm cửa..
+ Dụng cụ ăn uống: phải đảm bảo đủ về chủng loại, số lượng, chất lượng, tính thẩm mỹ.
Dụng cụ ăn Á chủ yếu là bằng sứ: bát ăn cơm, thìa sứ, đĩa đựng thức ăn khô, bát
canh,đĩa lót bát, bát con..., đũa gỗ, ấm chén uống trà.. Dụng cụ ăn Âu: đĩa ,muống đựng
thịt cá, đĩa sẵn, đĩa nhỏ, các loại liễn, dụng cụ uống trà, bộ dao dĩa bằng inox, khung nhôm,
bình đựng cà phê, liễn, gạt tàn pha lê, các loại đựng gia vị và tăm.v.v..


20

+ Đồ điện: máy điều hoà, máy hút bụi, tủ lạnh, máy làm đá, máy rửa bát, máy đếm tiền,
lò điện, lẩu điện..
- Bộ phận bar
Bar là nơi phục vụ các loại đồ uống cho khách nhu: Rượu nguyên chất, rượu pha chế,
bia và các đồ uống giải khát cho khách. Bar có nhiều loại hình: Hotel bar, Restanvant BAr,
Night club bar, bar trà, bar cà phê, bar sữa, bar disco,.. Nói chung các quầy bar hoạt động
mang tính đa dạng, quy mô của chúng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng
cơ sở. Các trang thiết bị dụng cụ chuyên dùng tại quầy bar. Tủ lạnh, bình sóc rượu, bình
xay hoa quả, máy vắt cam, phin pha cà phê, dao dĩa ăn, đĩa, bếp điện, cắp gắp đá, xô ướp
rượu, cốc, các loại ly, các loại dao gọt.
- Bộ phận bếp
Nhà bếp là nơi bảo quản và chế biến các món ăn, cơ sở vật chất ở đây phải đảm bảo
điều kiện làm việc của nhân viên, phù hợp với công nghệ phục vụ và tiêu chuẩn vệ sinh.
Đứng trên góc độ tài chính, dịch vụ ăn uống được tổ chức tốt tỷ trọng doanh thu ăn uống
có thể đạt 40-50% cơ cấu doanh thu của khách sạn và làm tăng được hiệu quả kinh doanh.

Trang thiết bị trong nhà bếp gồm có: Hệ thống bảo quản và dự trữ thực phẩm, dụng cụ chế
biến thực phẩm
(dao kéo, nồi, chảo..), dụng cụ chứa thực phẩm (khay, rổ, liễn..), các máy móc và dụng cụ
trang tí món ăn và làm các sản phẩm đặc thù (kem, bán sữa chua..), Các thiết bị đảm bảo
vệ sinh như máy sấy khô thức ăn, hệ thống bếp, thiết bị vận chuyển lương thực, thực phẩm
(xe đẩy bằng tay, xe gắn máy..)
d. Khu vực các dịch vụ bổ sung
Khu vực dịch vụ bổ sung là khu vực nhằm đem lại nguồn thu nhập cho khách sạn ngoài
2 nguồn thu nhập chính là buồng phồng và ăn uống, bằng cách đặp ứng các nhu cầu khác
nhau cho khách hàng như : làm đẹp, thư giãn- massage- sauna- swimming, nhu cầu mua
sắm, quà lưu niệm- quầy bán đồ lưu niệm, nhu cầu giải trí- Karaoke, sân gold, sân tennis,


21

hay dịch vụ giặt là đáp ứng nhu cầu giặt đồ, ủi đồ cho khách trong thời gian lưu trú tại
khách sạn.
e. Các khu vực hành chính
Khu vực hành chính là khu vực để đặt các văn phòng làm việc của các bộ phận trong
khách sạn. các văn phòng phải có sự sắp xếp hợp lí và có sự liên kết giữa các bộ phận
Trong thực tiễn do phụ thuộc vào các yêu tố khác nhau và phụ thuộc vào tình chất đặc
trung của khách sạn, việc định hình và phân bố khu vực hoạt động của khách sạn có thẻ có
một vài thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Tuy nhiên một nguyên tắc vô cùng
quan trọng luôn luôn phải được tuân thủ đó là: việc phân bố các khu vực hoạt động phải
đảm bảo đoạn đường đi tương đói ngắn, sự giao lưu qua lại hợp lý, sự tiết kiệm tối đa sức
lao động, sự tập trong của các khu vức và sự lưu thông tương đối tách biệt giữa khách vơi
nhân viên.
1.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn
1.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là điều kiện vật chất cơ bản giúp thoả mãn nhu

cầu của khách du lịch tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn góp phần
làm tăng giá trị, sức hấp dẫn và khả năng khai thác triệt để và toàn diện tài nguyên du lịch
tại các trung tâm du lịch. Về phần mình, cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn cũng
chịu sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Vì vậy mọi hoạt động xây dựng, cải tạo, hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trong mối
quan hệ với tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch sạn. Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú phụ
thuộc vào tài nguyên du lịch tại nơi khách sạn được xây dựng. Tài nguyên du lịch chi phối
rất lớn tới cơ sở vật chất kỹ thuật trog khách sạn: loại tài nguyên quyết định loại khách sạn,
sức hấp dẫn tài nguyên quyết định sự hấp dẫn của khách sạn, giá trị tài nuyên quy định thứ
hạng của khách sạn, sức 4 chứa tài nguyên quyết định quy mô của khách sạn.


22

1.2.3.2 Tính đồng bộ trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh
khách sạn
Trong kinh doanh khách sạn không được quên yếu tố đồng bộ trong cơ sở vật chất kỹ
thuật. Với một mức giá phòng như nhau nhưng trang thiết bị mỗi phòng khác nhau sẽ làm
cho khách có sự so sánh và cảm thấy mình không được tôn trọng, bị phân biệt đối xử. Các
nhà đầu tư cũng phải tốn một khoản chi phí lớn để đầu tư cho đất đai, lựa chọn nơi có vị trí
đẹp để xây dựng khách sạn có hệ thống phòng đa dạng, nhiều loại thảo mãn nhiều nhu cầu
của khách.
Tính đồng bộ hệ thồng cơ sở vật chất kỹ thuật được thể hiện ở chỗ:
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh phù hợp với thứ hạng của khách
sạn về tất cả các yếu tố dịch vụ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi lại, vui chơi, mua sắm…Trình độ kỹ
thuật trang thiết bị trong các khu dịch vụ phải tương đương nhau không có sự chênh
lệch.Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ đóTính
đồng bộ còn thể hiện ở quy mô, mức độ hiện đại, tiện nghi của các thiết bị và dịch vụ trong
khách sạn.
1.2.3.3 Giá trị của 1 đơn vị công suất sử dụng cao so với các lĩnh vực khác là tương đối

dài
Do cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu cao cấp, để sản xuất ra
các dịch vụ có chất lượng cao thì phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật có giá trị lớn vốn đầu
tư lớn. Tính thời vụ trong du lịch cũng làm cho giá trị đầu tư hoặc giá trị thu hồi cao hơn
(sử dụng ít ngày trong năm và những ngày còn lại vẫn phải chi phí)
Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu đổi mới trong quá trình kinh doanh. việc xây dựng và
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có giá trị lớn dẫn đến phần lớn các bộ phận của
chúng có thể được khai thác sử dụng lâu dài. Khi qui hoạch, thiết kế nhà quản trị cần phải
thận trọng để đảm bảo tính lâu dài và hiệu quả.


23

1.2.3.4 Tính không cân đối trong sử dụng
Do tính thời vụ trong du lịch gây nên vì c cơ sở vật chất kỹ thuật không được thường
xuyên. Công suất sử dụng của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị thay đổi theo tháng, tuần,
ngày trong năm tuỳ theo thời vụ du lịch của nơi du lịch và lĩnh vực của doanh nghiệp.Tính
không cân đối trong sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật là tồn tại khách quan và ảnh hưởng bất
lợi đến hiệu quả sử dụng chúng. Tuy nhiên sự phát triển của csvcktdl có thể hạn chế tính
không cân đối trong sử dụng chúng. Vì vậy để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật nhà quản trị
cần có them những hướng kinh doanh vào khoảng thời gian không cân đối.
1.2.4 Vai trờ của CSVCKT trong kinh doanh khách sạn
Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú trong khách sạn là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và
phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn, bên cạnh đó nó cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sự thu hút khách đến với khách sạn.
Khi nói đến chất lượng của dịch vụ lưu trú có nghĩa là nói đến chất lượng của toàn bộ
hệ thống có sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách lưu trú của khách sạn với trang thiết bị và
cả quá trình phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú có mối quan hệ tích cực tới chất lượng phục vụ dịch vụ
lưu trú. Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn

nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính thể hiện của nó. Tính đa dạng phong phú, hiện
đại, hấp dẫn của có sở vật chất kỹ thuật lưu trú tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn
của dịch vụ lưu trú.
1.2.5 Các yêu cầu đối với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
1.2.5.1 Yêu cầu về số lượng
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn phải đảm bào được số lượng nhât định, bên
cạnh đó phải có một lượng đồ dùng trang thiết bị dự trù khi có phát sinh trong quá trình
phục vụ khách và phòng trường hợp một số cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư, hỏng… để thay
thế ngay khi cần.


24

1.2.5.2 Yêu cầu về chất lượng
Để giàm thiêu một nguồn lớn chi phí bảo dưỡng, sữa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật khi
sử dụng trong thời gian dài thì các nhà quản lý cần chú trọng đầu từ vào chất lượng ban
đầu của cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc này sẽ kéo dài thời gian bảo dưỡng cũng như đảm bảo
quá trình sử dụng, vận hành của cơ sở vật chất kỹ thuật được đảm bảo và lâu dài hơn. Vì
vậy ngay từ ban đầu phải có sự lựa chọn các thương hiệu lớn chất lượng, các trang thiết bị
tiết kiệm điện năng, có độ bện cao và có tình thẩm mĩ.
1.2.5.3 Yếu cầu về thẩm mỹ
Mức độ thẩm mỹ được thể hiện qua sự hài hoà và thiết kế bên trong vầ bên ngoài phòng
khách sạn. Sự hài hoà: với góc những góc độ khác nhau tạo cho khách sạn sự hài hoà đối
với góc nhìn thẩm mỹ của khách. Thiết kế bên ngoài phải phù hợp với không gian màu sắc
bên trong. Màu sắc không chỉ hài hoà mà phải tạo ra một phông màu chủ đạo, tạo ra sự cá
biệt trong hình ảnh mỗi khách sạn. Màu sắc sẽ tạo ấn tượng đọng lại trong trí nhớ của
khách hàng, tạo sự khác biệt giữa khách sạn này với khách sạn kia. Thiết kế bên ngoài:
Phải đạt giá trị thẩm mỹ tốt, hình dáng khách sạn phải đặc trưng và đẹp, để lại ấn tượng
đặc trưng về khách sạn.
1.2.5.4 Yêu cầu về mức độ tiện nghi

Mức độ tiện nghi phản ánh chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật. Thông qua các chỉ
tiêu về số lượng và chỉ tiêu về chất lượng mà khách sạn có thể đánh giá được mứ độ tiện
nghi có thể là các trang thiết bị đổ mới, sử dụng trang thiết bị của những hãng nổi tiếng,
tính năng kỹ thuật hiện đại, sang trọng. Còn đối với khách, mức độ tiệ nghi được đánh giá
bằng sự cảm nhận thông qua sự tiện lợi cho sinh hoạt và cho quá trình làm việc của khách
tại khách sạn. Tuỳ theo môi trường kinh doanh và thị trường mục tiêu của khách sạn mà
mỗi khách sạn có kiểu trang thiết bị tiện nghi riêng cho cơ sở vật chất kỹ thuật.


25

1.2.5.5 Yêu cầu về an toàn
Mức độ an toàn, an ninh Mức độ an toàn, an ninh là một trong những thước đo để đánh
giá cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. Khi xem xét mức độ an toàn phải trả lời câu hỏi:
“Khách sạn có trang thiết bị an toàn tại khu vực lưu trú hay không.”Mức độ an toàn ở đây
là an toàn cho khách và an toàn cho tài sản của họ. Ở mỗi khách sạn có một quy chuẩn
riêng về mức độ an toàn và hầu hết các khách sạnđều có các thiết bị đảm bảo an toàn như
hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống két sắt bảo vệ tài sản,…Các trang thiết bị cũng
phải an toàn trong quá trình khách sử dụng chúng. Không thể để một sơ xuất nào trong 8
khi khách lưu trú tại khách sạn lại xảy ra tình trạng mất an toàn bởi nếu xảy ra sự mất an
toàn về con người hoặc về tài sản của khách thì chúng ta không chỉ mất vị khách đó mà
còn làm ảnh hưởng đến uy tín khách sạn và sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh lâu
dài về sau.
Mức độ an toàn còn thể hiện qua các thiết bị báo động , thiết bị phòng cháy chữa cháy,
khoá cửa an toàn tại các phòng cũng phải được trang bị đầy đủ ở từng mức độ phụ thuộc
từng loại hạng khách sạn. Các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận lưu trú trong
khách sạn: bao gồm các trang thiết bị tại buồng, phòng khách sạn như: phòng ngủ, ti vi,
mini bar, đèn, giường, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, bàn ghế, các loại trang thiết bị khác
1.2.5.6 Yêu cầu về vệ sinh
Ngoài thực hiện vệ sinh khu vực buồng phòng lưu trú thì khách sạn cần chú ý Tải bản

đầy đủ đảm bảo vệ sinh cho hệ thống nước dung trong phòng của khách sạn và đảm bảo
mứ độ vệ sinh cá nhân của nhân viên phục vụ tại khách sạn lưu trú. Đề khách sạn có sự vệ
sinh thì trước hết trong quá trình thiết kế và xây dựng các nhà đầu tư phải tính toán sao cho
các trang thiết bị trong phòng dễ làm sạch, không dễ bắt bẩn. Không sắp xếp những trang
thiết bị khó làm vệ sinh mà không cần thiết trong phòng ở của khách sẽ gây khó khăn cho
nhân viên phục vụ trong quá trình dọn vệ sinh và sẽ gây khó khăn cho nhân viên phục vụ
trong quá trình dọn vệ sinh và khách sẽ không yên tâm về mức độ vệ sinh đảm bảo tại


×