Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Nghiên cứu về cây artiso và sản phẩmtrà atiso duy tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn
sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu trường Đại học Duy Tân và khoa Dược đã tạo điều
kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và cơ sở kiến thức để vận dụng trong bài báo cáo
này. Nhóm cũng xin cảm ơn tập thể Lớp PHM396L đã đóng góp ý kiến cho bài
báo cáo. Đặc biệt, nhóm xin cảm ơn Thầy Phạm Tiến Dũng – Giảng viên bộ
môn Tranh tài Giải pháp PBL đã trang bị những kiến thức bổ ích về môn học và
nhiệt tình hướng dẫn để nhóm chúng tôi hoàn thành bài báo cáo một cách tốt
nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................2
1.1 Cây Atiso:...............................................................................................................2
1.1.1

Mô tả đặc điểm chung....................................................................................2

1.1.2

Đặc điểm sinh trưởng:....................................................................................3

1.1.3 Đặc điểm phân bố:...........................................................................................3
1.2

Thành phần hóa học:.........................................................................................3

1.3



Tác dụng và công dụng, bài thuốc cổ truyền:..................................................6

2.

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ:.......................................................................7

2.1

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................7

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................7

2.1.2

Địa điểm thu hái.............................................................................................7

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
2.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT..................................................8
2.2.1 Nghiên cứu về thực vật....................................................................................8
2.2.1.1 Đặc điểm lá cây Atiso......................................................................................8
2.2.1.2 Đặc điểm hoa cây Atiso...................................................................................8
2.2.1.1 Đặc điểm quả cây Atiso...................................................................................9
2.2.1.1 Đặc điểm rễ cây Atiso.....................................................................................9
2.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học.................................................................9
3.DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ.................................................................................10
3.1


Bào chế sản phẩm Trà Atiso Duy Tân............................................................10

3.1.1 Tên sản phẩm...................................................................................................10
3.1.2 Quy trình bào chế............................................................................................10
3.2 Cách dùng, công năng........................................................................................14
3.2.1 Công năng........................................................................................................14
3.2.1 Liều lượng, cách dùng....................................................................................14
4. DỰ KIẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI............................................................................15
5. MARKETING SẢN PHẨM..................................................................................16


5.1 Phân tích cơ hội thị trường...............................................................................16
5.2 Chân dung khách hàng.....................................................................................17
5.3 Chiến lược Marketing Mix (4P)........................................................................18
5.3.1 Chính sách sản phẩm (Product).......................................................................18
5.3.3 Chính sách phân phối (Place)...........................................................................24
5.3.4 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion).................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trà artiso DT

Trà artiso Duy Tân

4P

Chiến lược marketing mix



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1

Atiso

Hình 2.1

Lá Atiso

Hình 2.2

Hoa Atiso

Hình 2.3

Quả Atiso

Hình 2.4

Rễ Atiso

Hình 3.1

Nguyên liệu cho sản phẩm trà Atiso


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Sơ đồ 3.1
Hình 5.1

Các thành phần trong cây artiso
Quy trình chế biến sản phẩm trà artiso Duy Tân
Mô hình chiến lược Marketing Mix (4P)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Điều kiện
khí hậu này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho cây cối sinh trưởng. Chính vì thế,
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng to lớn về cây dược liệu với
sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật thì có
tới gần 4.000 loại cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước,
một trong những dược liệu đó chính là cây Atiso.
 Atiso từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì loại cây này không những
thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Cây Atiso dễ tìm mua ở Việt Nam, được
trồng chủ yếu ở các tỉnh thành như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang, Sơn La, Tam Đảo.
Loại cây này có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng như cung cấp vitamin
cho cơ thể.
 Atiso có nhiều công dụng y học và gần như ít có tác dụng phụ, vì vậy
hôm nay nhóm mình muốn giới thiệu cho các bạn biết và hiểu nhiều hơn về loại
cây này.
 Chúng tôi sẽ “Nghiên cứu về cây artiso và sản phẩm Trà Atiso Duy Tân”
với các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và tác dụng dược lý
của cây Atiso.
- Nghiên cứu sản phẩm “Trà Atiso Duy Tân”: dạng bào chế, quy trình đóng
gói.
- Chính sách Marketing sản phẩm “Trà Atiso Duy Tân”.


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Cây Atiso:
- Tên khoa học : Cynarae scolymus L.
- Giới

: Plantae

- Bộ

: Asterales

- Họ

: Cúc (Asteraceae)

- Chi

: Cynara

- Loài

: C. Scolymus

- Cây Atiso là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu
(quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa
làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.


Hình 1.1 Cây Atiso
1.1.1

Mô tả đặc điểm chung

Atisô là cây thảo lớn, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và
cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ
thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống
lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt,
lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ,
mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng. Vị
hơi mặn chát và hơi đắng .

2


- Bộ phận dùng :
. Lá ( Folium Cynarae scolymi)
. Hoa(Flos Cynarae scolymi )
-Rễ(Radix Cynarae scolymi)
-Thân
1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng:
Gieo hạt tháng 10-11, đem ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy
lá, bẻ sống.
Lá Atiso thu hái vào năm thứ nhất của thời kì sinh trưởng hoặc vào cuối
mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy thường hái lá
trước khi cây ra hoa.
1.1.3 Đặc điểm phân bố:
Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực

vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như
Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay Atisô được
phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát
triển tốt.
Atiso được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, SaPa,....
1.2
Thành phần hóa học:
Trong cây Atiso chứa chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin
(Acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ
rất cao), Ca, Mg, Natri.

 Lá atiso: có chứa các acid hữu cơ như acid Phenol, acid Alcol, acid
Succinic.

Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm Cynarozid

( Luteolin – 7 – D Glucpyranozid) và Scolymozid (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’
– Glucozid).

3


Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: Polyphenol, Clorogenic, hợp chất
Flavonoid (đặc biệt là Rutin).

Dẫn

chất

Cyptoclorogenic


Caffeic
acid,

như

Clonogenic

Cynarin.

acid,

Sesquiterpen

Neoclorogenic
lacton:

acid,

Cynarpicrin,

Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol
Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.
 Hoa Atiso chứa Inulin, Protein, dầu béo, Carbohydrate, chất vô cơ, Ca, P,
Fe ,Caroten.

Inulin
Nó cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và
protein. rất giàu vitamin và chất khoáng như potassium, phosphorus, calcium,


4


sodium, sulphor và magnesium.Hoa đặc biệt thích hợp cho người bị đái tháo
đường do có rất ít đường
 Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na (hàm
lượng Kali rất cao).
 Rễ: Hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic
acid và Sesquiterpen lacton.
Thành phần hóa học của nụ hoa Tam Thất:
Trong nụ hoa Tam Thất có chứa nhiều hoạt chất của nhân sâm như Rb1 và
Rb2 vì vậy rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, còn có hoạt chất saponin ginsenoic
nhóm Rb có công dụng ức chế khu thần kinh trung ương, làm tăng tuần hoàn
máu và an thần.
Tác dụng của nụ hoa tam thất :
Chữa mất ngủ, mất ngủ kinh niên.
Giảm mỡ máu.
Hỗ trợ điều trị bện tiểu đường.
Giảm huyết áp.
Điều trị các bệnh về gan.
Thanh nhiệt.
Tốt cho phụ nữ sau sinh.
Lợi sữa.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư.
Giảm stress.
Làm đẹp.
Tăng cường sức khỏe.
Cải thiện chức năng não.


1.3

Tác dụng và công dụng, bài thuốc cổ truyền:

5


Các nhà khoa học Pháp ,Liên Xô cũ,Nhật và Thụy Sỹ đã chứng minh các
tác dụng của Atiso:
 Tiêm tĩnh mạch dung dịch Atiso sau 2-3 giờ lượng mật bài tiết gấp 4 lần.
 Cho uống hoặc tiêm dung dịch Atiso làm hạ cholesterol và urê trong
máu. Tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê trong nước tiểu.
 Hoa Atiso có tác dụng giảm viêm ,hạ cholesterol trong máu.
 Atiso không độc.
 Kỹ thuật sơ chế Atiso: Trong lá,hoa và thân ,rễ của cây Atiso chứa nhiều
enzym(men)oxy hóa. Sau khi hái, các enzym sẽ hoạt động mạnh,phá hủy các
dược chất chứa trong dược liệu. Vì vậy phải nhanh chóng diệt men để ổn định
hoạt chất bằng các phương pháp sau:
+ 5 phút trong hơ cồn sôi rồi phơi hoặc sây khô ngay .
+ Ngâm trong dung dịch NaCl 5% (muối ăn) rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
Nếu không nhanh chóng diệt men mà chỉ phơi sấy khô dược liệu theo
phương pháp thông thường thì 80-90% hoạt chất có trong Atiso bị phá hủy.
- Công năng : Chống lão hóa , giải độc ,hạ mỡ máu , mát gan , lợi tiểu
- Công dụng : Thông tiểu ,thông mật ,dùng cho người yếu gan ,thận ,làm hạ
cholesterol, phòng bệnh sơ vữa động mạch
Hoa và cụm lá bắc Atiso dùng làm rau ăn ,rất bổ thích hợp với bệnh nhân
đái tháo ,ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan ,nhuận tràng ,lợi tiểu ,giải độc .
Bài thuốc cổ truyền:
Điều trị tiểu đường:
Lá atiso và hoa atiso luộc, ăn như rau thường ngày.

Tác dụng: Hạ đường huyết( hoa atiso phơi hoặc sấy khô, tán bột, pha như
trà

uống hằng ngày).
Bồi bổ sức khỏe: ( Lá atiso 100g, ý dĩ 50g, gan lợn 100g) hãm 3 loại này

làm thức ăn bồi dưỡng, sử dụng khoàng 3 lần/ngày.
Lá Atiso( và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng ,cao đặc ,cao
khô Actiso) có tác dụng lợi tiểu ,tăng tiết mật , thông mật ,hạ cholesterol máu.
- Cách dùng , liều lượng : Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè
thuốc , cao mềm ,dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác .Trên thị trường
có chế phẩm cao atiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc
- Chế biến : lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc
vào cuối mùa hoa , đem phơi sấy khô ở 50-60độ C . Lá cần được ổn định trước
6


rồi mới bào chế thành dạng thuốc .Có thể dùng hơi nước sôi có áp suất cao để
xử lý nhanh thân , lá, .Sau đó phơi hoặc sấy khô.
2.
2.1
2.1.1

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ:
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và tác dụng

dược lý của toàn cây Atiso.
2.1.2 Địa điểm thu hái

- Địa điểm: Trồng nhiều nhất ở SaPa,Đà Lạt ,Tam Đảo và một số nơi ở
đồng bằng cũng được trồng ( Nghệ An ,Hà Tĩnh ,Hải Dương )
- Lá Actiso thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào
cuối năm mùa hoa .Ở Đà lạt ,người dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch.
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu về thực vật
- Atiso tên khoa học Cynarae scolymus
- Bộ phận dùng : toàn cây Atiso
 Nghiên cứu thành phần hóa học:
- Hoạt chất chính là: Cynarrin,ngoài racofn có nhiều hoạt chất khác nhau ;
Trong actiso chứa 1 chất đằng có phản ứng acid gọi là Cynarin còn có
inulin,tanin,các muối kim loại K.
- Lá Actiso chứa :Acid hữu cơ , acid phenol ,acid alcol,acid suocinic .
- Hợp chất Flavonoid :Cynvozid
- Thân và lá còn chưa muối hữu cơ của các kim loại : K, Ca, Mg, Na…
- Hoa rất tốt cho sức khỏe : 93% carbohydrat,15% chất xơ,chất béo và
protein.
- Rễ :Hầu như không có dược chất của cafeic acid ,bao gồm cả clorogenic
acid và sesquitespen lacton.Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tiết
mật.
2.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1 Nghiên cứu về thực vật
2.2.1.1 Đặc điểm lá cây Atiso
Atisô là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và
cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ
thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống
lá to và ngắn.

7



Hình 2.1 Lá cây Atiso
2.2.1.2 Đặc điểm hoa cây Atiso
Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn,
màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài
của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm
hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa
hình ống.

Hình 2.2 Hoa cây Atiso
2.2.1.1 Đặc điểm quả cây Atiso
Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.

Hình 2.3 Quả cây Atiso
2.2.1.1 Đặc điểm rễ cây Atiso
- Thái mỏng, phơi khô

8


Hình 2.4 Rễ cây Atiso
2.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học
Thành phần hoạt chất có trong Atiso bao gồm cynarine, inulin, inulinaza,
tanin và muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri là những hoạt
chất có lợi

Thành phần
Protein
Lipid
Glucid

Nước
Vitamin A
Vitamin B2
Vitamin B1
Vitamin C

Hàm lượng
3,15%
0.1-0.3%
11-15.5%
82%
300 UI
30 gama
120 gama
10 gama

Bảng 2.1 Các thành phần trong cây Atiso

9


3.DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ
3.1

Bào chế sản phẩm Trà Atiso Duy Tân

3.1.1 Tên sản phẩm
Trà Atiso Duy Tân
3.1.2 Quy trình bào chế


Hình 3.1 Nguyên liệu cho sản phẩm trà Atiso DT

10


 Quy trình sản xuất:

A ti s o tư ơ i
Làm héo

Lê n m e n
S ấy k h ô
P h â n lo ạ i - Đ ó n g g ó i
D á n te m , vỏ , h ộ p -> Lư u k h o , b ả o q u ả n
Sơ đồ 3.1 Quy trình chế biến sản phẩm trà Atiso DT

Thuyết minh về quy trình đóng gói:
Bước 1: Thu hoạch toàn cây atiso tại vườn.
Bước 2: Lựa chon phân loại: chọn những cây không bị sâu và hư.

11


Bước 3: Rửa: tiến hành rửa sơ bộ để loại bỏ chất bẩn đất, cát dính vào trong
nguyên liệu nhờ đó mà loại bỏ phần lớn vi sinh vật bám trên nguyên liệu. Qúa
trình rửa được thực hiện bằng thủ công hoặc bằng máy.
Bước 4: Làm héo
Atisô nguyên liệu sau khi thu hái về có chứa nhiều nước. Nếu đem tiến
hành vò ngay thì Atisô sẽ bị nát, nước thoát ra mang theo một số chất hòa tan
làm ảnh hưởng đến chất lượng trà thành phẩm. Do đó, làm héo để cho lượng

nước trong Atisô nguyên liệu bay hơi bớt, nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai
hơn. Ngoài ra, do lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất khô trong nguyên liệu
trở nên đậm đặc hơn, do đó tăng cường khả năng hoạt động của các Enzyme có
trong nguyên liệu.
Bước 5: Vò và lên men Atisô
Vò để làm dập các tổ chức tế bào, các mô làm cho thành phần trong nguyên
liệu thoát ra bề mặt, để sau khi sấy các dịch bào sẽ bám lên bề mặt nguyên liệu
làm cho cánh trà óng ánh hơn và dễ dàng hòa tan vào nước pha, tạo ra hương vị
đặc trưng.
Hơn nữa, do dịch bào thoát ra ngoài nên tannin và các hợp chất hữu cơ
khác có điều kiện tiếp xúc với oxi không khí, xảy ra quá trình oxi hóa tạo ra
mùi, vị, hương và màu sắc của sản phẩm.
Vò làm cho lá bị cuộn lại, tạo hình dáng đẹp, giảm thể tích, dễ dàng cho
việc vận chuyển và bảo quản.
Đồng thời quá trình lên men xảy ra làm cho Atisô mất đi màu xanh và vị
hăng, có mùi thơm dịu, không còn vị chat.
Bước 6: Sấy khô
Khi Atisô đã được lên men đúng mức trong quá trình vò, phải cần đình chỉ
hoạt động của các Enzyme để chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, thường thì
người ta sử dụng nhiệt độ để sấy khô bán thành phẩm.
Đồng thời quá trình sấy khô làm giảm độ ẩm của Atisô lên men để thuận
lợi cho việc bảo quản trà Atisô thành phẩm. Từ đó làm cho Atisô xoắn kết và
đen bóng.
Bước 7: Phân loại, đóng gói.
Sau khi sấy xong Atisô được phân loại để thành những sản phẩm có phẩm
chất tốt, xấu khác nhau, chủ yếu là về kích thước, hình dáng. Ngoài ra phân loại
còn nhằm mục đích loại trừ các tạp chất lẫn vào trong quá trình chế biến.
12



Sauk hi phân loại, người ta tiến hành đấu trộn những phần đã phân loại ra theo
một tỉ lệ nhất định theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo tiêu chí của nhà máy.
Công thức phối chế: Nguyên liệu
+ 40g thân Atiso
+ 20g Rễ Atiso
+ 20g Bông Atiso
+ 40g Hoa Atiso
+ 15 g Nụ hoa Tam Thất
Thường chỉ đấu trộn trà cánh với trà mảnh, còn trà vụn thì đem sản xuất
thành trà hòa tan.
Để bảo quản thành phẩm, trà Atisô được đóng vào túi lọc hoặc vào hộp,
thường bằng carton hoặc kim loại.
3.2 Cách dùng, công năng
3.2.1 Công năng
-Chữa mất ngủ, mất ngủ kinh niên.
– Kích thích sự điều tiết và lưu thông tuyến mật.
– Giúp gan đào thải chất độc.
– Giảm chứng buồn nôn.
– Đánh tan cholesterol xấu.
– Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
– Chống lại quá trình oxy hóa.
– Cải tạo và làm đẹp da.
– Bổ sung chất xơ cho cơ thể.
– Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
– Ngăn ngừa sự hình thành khối u ung thư.
3.2.1 Liều lượng, cách dùng
+ Để chữa chứng ợ hơi, bạn có thể dùng 320-640 mg chiết xuất từ lá atiso
ba lần mỗi ngày.
+Để làm giảm lượng cholesterol, bạn nên dùng 1.800-19.320 mg chiết
xuất atiso từ 2-3 lần/ngày. Một số sản phẩm từ atiso được bào chế để chỉ giữ lại

chất cynarin. + Nếu dùng sản phẩm cynarin, bạn nên dùng từ 60-1.500 mg mỗi
ngày.
+ Liều dùng của atiso có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác
nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần
quan tâm khác. Atiso có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác
sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
 Lưu ý:

13


- Không nên dùng atiso cho những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị
ứng với atiso.
- Nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối sắt, không nên dùng atiso vì
atiso có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt.
- Những người bị bệnh gan hoặc thận cũng nên cẩn thận khi dùng atiso.
4. DỰ KIẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI

14


SẢN PHẨM ĐI KÈM:

Quy cách đóng gói:
1 túi * 100g
1 thùng 100 túi/ thùng
5. MARKETING SẢN PHẨM
Trên thị trường hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói
chung và các sản phẩm về trà Atiso nói riêng đang được bày bán với sự đa dạng
về chủng loại, chất lượng, giá cả và cách thức bán hàng. Việc cạnh tranh với các

sản phẩm đã bày bán này là điều không hề dễ. Để cạnh tranh được, việc có một
sản phẩm tốt là chưa đủ. Mọi yếu tố lien quan từ đầu vào đến đầu ra của sản
phẩm đều phải được phát triển đồng bộ. Trong đó, nhóm chúng tôi xác định,
cách thức Marketing sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Chú
trọng Marketing sản phẩm một cách bài bản sẽ giúp sản phẩm tạo được lợi ích
cho khách hàng, qua đó có chỗ đứng trên thị trường và tạo lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Ở phần dưới đây, nhóm chúng tôi sẽ trình bày phương pháp marketing
mà nhóm muốn thực hiện cho sản phẩm Trà Atiso Duy Tân.
5.1 Phân tích cơ hội thị trường
 Xu hướng chung của thị trường:
Như chúng ta đã biết, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển
ổn định, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao. Từ đó, nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Xu hướng chung của thị trường:
+ hướng đến các sản phẩm tự nhiên hơn là hóa tổng hợp.
+ ưa chuộng các sản phẩm trà thảo mộc thiên nhiên.

15


+ thói quen uống trà trong văn hóa Á Đông: không chỉ giải khát mà
còn để phòng bệnh.
 sản phẩm Trà Atiso Duy Tân bắt kịp được xu hướng chung. Ngoài trà
này, Công ty Duy Tân còn kinh doanh các sản phẩm trà thảo mộc khác nhau như
trà hoa cúc, trà tâm sen, trà atiso, trà gừng, trà nụ hoa tam thất… ở dạng trà khô.
 Đối thủ cạnh tranh chính là các công ty sản xuất trà Atiso sấy khô.
 Điều tra thị trường và thị hiếu khách hàng:
Lập bảng Questionaire điều tra mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối
với sản phẩm trà Atiso Duy Tân có vị tam thất như sau:
+ Phương pháp đánh giá: trả lời câu hỏi trong bảng Questionaire và
đánh giá cảm quan qua việc dùng thử sản phẩm qua phiếu đánh giá.

+ Qui mô đánh giá: mời 100 khách hàng tuổi từ 40 trở lên bất kì
dùng thử sản phẩm tại các siêu thị lớn tại Đà Nẵng.
+ Thang điểm đánh giá:
1
Cực

2
Rất

kì không không
thích

thích

3
Khô
ng thích

4
Bình
thường

5
Tươ
ng

đối thích

6
Rất


7
Cực
kì Thích

thích

 Kết quả nghiên cứu: sản phẩm trà Atiso Duy Tân vị tam thất được người
tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao thông qua tổng điểm hài lòng cao.
5.2 Chân dung khách hàng
Sản phẩm Trà Atiso sẽ đánh vào phân khúc khách hàng:
- có độ tuổi trung niên trở lên (khoảng > 40 tuổi): có thói quen sử dụng trà
thảo dược
- có thu nhập thấp - trung và cao cấp. Đây là phân khúc mà đối tượng
khách hàng cá nhân có thu nhập từ 10 triệu VND/tháng trở lên hoặc các doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩm làm quà tặng.
Ở phân khúc này, khách hàng có khả năng tài chính, khả năng nhận thức
về sản phẩm cao hơn. Ngoài ra, đối tượng khách hàng này có thể trở thành một
kênh truyền thông cho sản phẩm hiệu quả thông qua các mối quan hệ xã hội.
Những đối tượng nên sử dụng trà Atiso là vấn đề được nhóm quan tâm
nhất. Là sản phẩm có tác dụng tốt với sức khỏe, trà Atiso thích hợp cho nhiều
đối tượng

16


tuy nhiên công năng của nó chỉ thực sự phát huy hết khi áp dụng với một số
đối tượng sau đây:
- Người mắc bệnh gan thận
- Đánh tan cholesterol xấu ở phụ nữ và nam giới.

- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa mọi lứa tuổi.
5.3 Chiến lược Marketing Mix (4P)

Product

Promotion

4p

Place

Price
Hình 5.1. Mô hình Chiến lược Marketing Mix (4P)
5.3.1 Chính sách sản phẩm (Product)
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ bông atiso
như: trà atiso, cao atiso, thuốc đóng ống actisamin,... đều có tác dụng trị bệnh vì
atiso là một đặc sản Đà Lạt được rất nhiều người ưa chuộng. Tại sao nhóm chọn
2 nguyên liệu chính là Atiso và nụ hoa Tam thất để tạo ra một sản phẩm trà thảo
dược mới ?
Brand key của sản phẩm trà Atiso Duy Tân vị tam thất:

17


1.

thế mạnh cốt lõi: nguồn vốn tự chủ, nguyên liệu dễ tìm, chi phí

vận hành thấp, quy trình sản xuất đơn giản
2.

Môi trường cạnh tranh: thị trường trà thảo mộc sấy khô
3.
Người tiêu dùng mục tiêu: độ tuổi trung niên trở lên
4.
Nhu cầu: cải thiện được mùi vị mà vẫn giữ nguyên công dụng, thỏa
mãn thói quen uống trà
5.
Lợi ích quan trọng: là thức uống tốt cho gan và ổn định đường
huyết.
+ đáp ứng thói quen uống trà, giải khát, nhâm nhi trò chuyện
+ cải thiện mùi vị từ 100% nguyên liệu tự nhiên từ hoa, lá thân, rễ atiso
vẫn giữ nguyên vẹn tính thanh, ngọt, dễ chịu.
+ giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, giảm Cholesterol và
bệnh tim, ổn định đường huyết. Thích hợp với người yếu gan, thận.
+ giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, xoa dịu thần kinh
6.
Giá trị của sản phẩm: tốt cho sức khỏe, phòng và điều trị bệnh
gan, tiểu đường….
7.

Lý do người tiêu dùng tin vào sản phẩm: hai nguyên liệu này đối

với khách hàng không hề xa lạ về mùi vị và công dụng.
+ atiso là loại thảo dược rất thông dụng nhưng cũng có không ít người
không thích vì cho rằng vị của trà lợ lợ, lạt lạt nên không thích  họ muốn sản
phẩm có vị rõ ràng hơn như ngọt 1 chút hoặc đắng 1 chút.
+ tam thất là một loại nhân sâm quý, có giá trị kinh tế,vị ngọt.

18



+ dựa vào khảo sát ý kiến người tiêu dùng, công ty quyết định kết hợp 2
nguyên liệu này để cải thiện được mùi vị của trà dễ uống hơn và đồng thời nâng
cáo công dụng của nó.
8. Sự khác biệt: sản phẩm là sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu từ tự nhiên là
Atiso và Tam thất: không chất bảo quản, tốt cho sức khỏe, bổ sung vị ngọt cho
nhau giúp cho sản phẩm có vị ngọt thanh dễ uống và ít sinh năng lượng  sản
phẩm vừa lạ vừa quen
9. Rút kết: sản phẩm 100% thiên nhiên đem đến những lợi ích cho sức
khỏe người tiêu dùng.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới: do
+ sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu
+ cạnh tranh trên thị trường
+ sản phẩm cải tiến về: thành phần bào chế, công dụng mới - sản phẩm
mới hoàn toàn
5.3.2 Chính sách giá (Price)
- Mục tiêu của chính sách giá: tối đa hóa lợi nhuận, bảo vệ khu vực thị trường
đã chiếm lĩnh, công cụ cho sản phẩm thâm nhập thị trường

19


×