Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên Microsoft Excel 2010 cho Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh may Sông Công 1, Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

HOÀNG THANH NHẬT

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HẠCH TOÁN
NGHIỆP VỤ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
TRÊN MICROSOFT EXCEL 2010 CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG CHI
NHÁNH MAY SÔNG CÔNG 1, THÁI NGUYÊN.

THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Đề tài:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ
CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRÊN MICROSOFT
EXCEL 2010 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH MAY SÔNG CÔNG 1,
THÁI NGUYÊN.



Sinh viên thực hiện : HOÀNG THANH NHẬT
Lớp : TH KẾ TOÁN – K12A

Hệ: Chính quy

Giáo viên hướng dẫn 1: Th.S ĐỖ NĂNG THẮNG
Giáo viên hướng dẫn 2: G.V LÝ THU TRANG

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
BHYT
CP
CPTC
DT
DTT
GTCL/NG
GTGT
GVHB

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cổ phần
Chi phí tài chính
Doanh thu
Doanh thu thuần
Giá trị còn lại/Nguyên giá

Giá trị gia tăng
Giá vốn hàng bán

K/C
PS
SXKD

Kết chuyển
Phát sinh
Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của đất nước là sự xuất hiện ngày càng nhiều các
doanh nghiệp. Nhưng để tồn tại, đứng vững và gặt hái được những thành công tốt
đẹp trên thị trường là vấn đề doanh nghiệp cần phải giải quyết. Chính vì thế, mà bất
kì doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động tốt và có
hiệu quả; trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán.Kế toán được coi
là ngôn ngữ kinh doanh, là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối
tượng có quan hệ. Kế toán ghi chép kịp thời chính xác những nghiệp vụ phát sinh,
từ đó cung cấp những thông tin nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động chặt chẽ, xác
thực. Với việc chuyển biến của đất nước theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá
đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và sự tồn tại Nợ- Có trong
kinh doanh là điều tất yếu, nhưng doanh nghiệp phải biết sử dụng đồng vốn của

mình như thế nào để phát huy thế mạnh cho công ty. Xét trên khả năng thanh toán
và tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ nét về chất lượng công tác
quản lý tài chính nói chung, công tác hoạt động và sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tại Công ty Cổ phần đầu tư
và thương mại TNG, em đã chọn viết đề tài: “Xây dựng chương trình hạch toán
nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên Microsoft Excel 2010 cho Công ty Cổ
phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh may Sông Công 1, Thái Nguyên” để
làm báo cáo thực tập chuyên ngành.
2. Mục tiêu:


Tìm hiểu công tác hạch toán kế toán các khoản nợ phải trả của Công ty Cổ phần đầu



tư và thương mại TNG Chi nhánh may Sông Công 1, Thái Nguyên.
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán, giúp

công ty giảm thiểu chi phí và có công cụ để việc quản lý hạch toán nghiệp vụ các
khoản phải trả người bán được nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
3. Đối tượng:
− Các thông tin, sổ sách, chứng từ liên quan tới các khoản phải trả người bán, giúp
cho Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG Chi nhánh may Sông Công 1, Thái
Nguyên.
Cũng như các thông tin nhà cung cấp, mặt hàng của công ty.
4


Công cụ Microsoft Excel để phục vụ cho việc xây dựng nên chương trình
hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán.

4. Phạm vi nghiên cứu
Tại công ty, hằng ngày các nghiệp vụ kinh tế nói chung và nghiệp vụ các
khoản phải trả người bán nói riêng phát sinh rất nhiều và phức tạp. Tuy nhiên, do
giới hạn về thời gian và trình độ của bản thân cũng như quy mô đề tài này em chỉ
tập trung nghiên cứu nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên dữ liệu thu thập
được.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
− Đề tài sẽ đưa ra các chức năng cơ bản của phân hệ hạch toán nghiệp vụ các khoản
phải trả người bán tại Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG Chi nhánh may
Sông Công 1, Thái Nguyên hiện nay. Từ đó ứng dụng để đưa vào các doanh nghiệp
có sự quản lý về hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán. Nhằm mang lại
sự thuận tiện trong quá trình quản lý, giúp quá trình quản lý, giúp người lãnh đạo
đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng kịp thời hơn.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1.Tổng quan về hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán.
Chương 2.Phân tích thiết kế chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản
phải trả người bán cho Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ tổng hợp Thành Nam.
Chương 3.Chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán.

5


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI
TRẢ NGƯỜI BÁN.
1.1.

Nội dung cơ bản về nghiệp vụ các khoản nợ phải trả người bán.


1.1.1. Khái niệm

Nghiệp vụ các khoản nợ phải trả cho người bán dùng để phản ánh tình hình thanh
toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá,
người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được
dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận
thầu xây lắp chính, phụ.
1.1.2. Chứng từ hạch toán
- Phiếu thu, phiếu chi
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Phiếu đặt hàng
- Hóa đơn bán hàng của bên bán
- Hợp đồng kinh tế
1.1.3. Kết cấu tài khoản 331 phải trả cho người bán
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận
thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành
bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theo hợp
đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho
doanh nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người
nhận thầu xây lắp;
6



- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng
hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã
ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi
tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết
của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên
“Nguồn vốn”.
1.1.4. Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản
Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, hàng hóa, cho người nhận thầu
xây dựng cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả, theo từng nội
dung phải trả và theo từng lần thanh toán. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài
khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được
sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, khối lượng sản phẩm bàn giao.
Những vật tư, hàng hóa đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa
đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận
được hóa đơn.
1.2.

Phương pháp kế toán.

1.2.1. Kế toán chi tiết.

Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :

- Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào
sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết TK 331 đã

được bộtài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy định chung, đối
với tất cả các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo
từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
- Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán.
Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331.
7


1.3. Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh
may Sông Công 1, Thái nguyên.
1.3.1. Giới thiệu chung


Tên doanh nghiệp:

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu
công nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo. Có
thể khái quát một số thông tin chung về công ty như sau:
- Tên tiếng Anh: TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt : TNG


Địa chỉ trụ sở : 160 Minh Cầu – Thành phố Thái Nguyên

Điện thoại : 0280 854 462 Fax : 0280 852 060
Website: www.tng.vn Email :
Mã số thuế : 4600305723



Giấy chứng nhận ĐKKD số 1703000036 (đăng ký thay đổi lần thứ 06) do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 08 tháng 10 năm 2007.
• Logo biểu tượng của công ty:
Ý nghĩa logo TNG : TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao
dịch của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây. Trong chiến lược
phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group hay TN
Group. Còn biểu tượng chữ TNG mầu đỏ, nằm trong quả cầu mầu xanh, ý muốn nói
đến thương hiệu TNG lớn mạnh mang tầm quốc tế.


Slogan - triết lý kinh doanh của công ty:
“ KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI TRẢ LƯƠNG CHO CHÚNG TA”

1.2.2. Thời điểm thành lập và quá trình phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May
Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND
tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí
nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí
nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh. Từ
8


ngày 01/01/2003 công ty được cổ phần hóa có vốn điều lệ 100% là của các cổ đông.
Đến ngày 22/11/2007, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội, với số lượng là 5,430 triệu cổ phiếu.
Trên chặng đường 34 năm xây dựng và phát triển, công ty TNG có một số dấu mốc
quan trọng như sau:
Ngày 2/1/2003: Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, 100% là
vốn của các cổ đông; từ đó công ty TNG trở thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh

thuộc sở hữu tư nhân.
Ngày 22-11-2007: Cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Hà Nội.
Ghi nhận những thành tựu đó, năm 2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho công ty và cho cá nhân đồng chí
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời Huân chương lao động hạng Ba.
Qui mô Công ty: Đến nay TNG có 11 nhà máy may với 181 chuyền may, 2 nhà
máy phụ trợ nhà máy thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà
máy sản xuất bông, chần bông. Tổng số lao động là 10600 người. TNG hiện đang sở
hữu khối tài sản gần 1.000 tỉ đồng, mỗi năm doanh thu trên 1200 tỉ đồng, được xếp
hạng “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất
nghành dệt may Việt Nam”.
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất và mua bán hàng may mặc
- Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ
liệu hàng may mặc.
- Đào tạo nghề may công nghiệp
- Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
- Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi
- Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh
- Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và khu
dân cư.
9


1.3.2.2. Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu
sau:

- Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bông,
hàng Jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục.
- Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts,
quần trượt tuyết, váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may hiện nay, phần lớn sản
phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn hàng đặt trước.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng
của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản
xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy định liên quan khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là:
Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.
Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan
quyền lực cao nhất của Công ty, các quyết định được thông qua bằng cách biểu quyết
của tất cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông.
Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty,
hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể.
Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân
viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
của cấp trên giao cho.
Mô hình tổ chức của Công ty hoạt động theo kiểu trực tuyến chức năng, hệ
thống này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc
tổ chức các bộ phận chức năng.

10


(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG


1.4. Đôi nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
năm 2013
11


1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm:
Doanh thu lũy kế đạt


1,186 tỷ đồng.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ và Bắc Mỹ chiếm khoảng 79%, sản phẩm

chủ lực được khách hàng Bắc Mỹ rất ưa chuộng. Các nhà nhập khẩu lớn như JC
Penney, Wal-mart, GAP đều biết đến TNG là nhà xuất khẩu lớn sản phẩm may mặc
của Việt Nam.


Hàng SX của TNG vẫn định hướng là FOB là chủ yếu, bên cạnh đó vẫn đa

dạng các khách hàng về CMT và trong tương lai sẽ tiến tới hàng ODM. Công ty
cũng khai thác được đáng kể nguồn cung trong nước để góp phần sản phẩm có xuất
xứ tại Việt Nam lớn và tạo đà, điểm nhấn khi chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa
Kỳ ký hiệp định TPP+ sẽ đem lại một vị thế vô cùng lớn cho ngành dệt may và
TNG.


Duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong khi nền kinh tế trong nước và thế giới


gặp khủng khoảng.


Áp dụng triệt để việc đưa các phần mềm trong công tác quản lý.



Tập trung phát triển các thương hiệu nội địa, từng bước thâm nhập thị trường

nội địa để đưa người tiêu dùng trong nước đến với các SP của TNG.


Minh bạch hóa các thông tin về đơn hàng để các bộ phận cùng giám sát thực

hiện đơn hàng.


Phân chia trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, bộ phận.



Tập trung vào hàng bán FOB



Phân quyền sâu cho các giám đốc chi nhánh may để có toàn quyên quyết

định hoạt động SX kinh doanh.



Phân cấp sâu, có sự giám sát các bộ phận.

Tình hình thực hiện so với kế hoạch: Doanh thu lũy kế đạt 1,186 tỷ đồng đạt 98%
so với năm 2012. Trong khi nền kinh tế khó khăn, các ngành hàng khác đang sụt
giảm mạnh thì TNG với lợi thế xuất khẩu vẫn duy trì là do kiểm soát chặt chẽ chi
phí đầu vào, giao quyền sâu cho các bộ phận để chủ động thực hiện kế hoạch được
giao.
1.4.2. Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4.2.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua
12


các năm 2012, năm 2013 và 9 tháng năm 2014
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
ST
T
1

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

9 tháng năm 2014

Doanh thu thuần

1.209.220


1.180.295

1.029.689

2
3
4
5
6

Lợi nhuận từ HĐKD
2 23.391
15.390
48.367
Lợi nhuận khác
73
1.801
776
Lợi nhuận trước thuế
23.464
17.191
49.143
Lợi nhuận sau thuế
5 21.882
14.057
40.094
Tỷ lệ LN trả cổ tức (%)
98,43%
95,76%

(Nguồn: BCTC năm 2012, 2013 và Quý III/2014 của TNG)
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, các ngành hàng khác đang sụt giảm mạnh

thì TNG với lợi thế xuất khẩu vẫn duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh,
Công ty vẫn duy trì tỉ lệ lợi nhuận trả cổ tức cao, đáp ứng được kì vọng của các cổ
đông. Tuy nhiên sang năm 2013, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút,
cụ thể: doanh thu thuần năm 2013 đạt 1.180 tỷ đồng bằng 98% doanh thu thuần
năm 2012, lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 35,8% so với năm 2012. Năm 2013,
hoạt động SXKD giảm sút là do Công ty đổi mới cách quản trị công ty nên có độ trễ
nhất định để vận hành theo cách quản trị công ty mới.
Cuối năm 2013, đầu năm 2014, Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu
vào, giao quyền sâu cho các bộ phận để chủ động thực hiện kế hoạch được giao.
Chính vì thế 9 tháng đầu năm 2014, quy mô sản xuất của TNG được mở rộng, các
đơn hàng cũng gia tăng đáng kể và mang lại lợi nhuận cao, cụ thể: lợi nhuận sau
thuế 9 tháng đầu năm 2014 đạt 40 tỷ đồng bằng 183,2% lợi nhuận sau thuế năm
2012 và 285,2% lợi nhuận sau thuế năm 2013.
1.4.3. Kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu giá trị của công ty trong năm 20122013
Bảng 1.2. Kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu giá trị của công ty trong năm
2012- 2013
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013
MẪU SỐ B 02-DN
13


Đơn vị: VND

Chương 2.
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ
PHẢI THU

2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG THÁI NGUYÊN.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
14


2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

Phó phòng kế toán

Kế toán thanh
Kếtoán
toán vật tư, thủ
Kếquỹ
toán tiền lương
Kế toán tiêu thụ
Kế toán
& XKchi phí giá Kế
thành
toán TSCĐ

Ghi chú:

Thông tin chỉ đạo
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty


Mô hình bộ máy kế toán tại Công ty được bố trí theo kiểu tập trung, kế toán
trên Công ty sẽ thực hiện việc hạch toán tổng hợp toàn bộ công tác kế toán cho các
chi nhánh trực thuộc Công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán
-

Kế toán trưởng: Là người có trách nhiệm cao nhất của phòng, chịu

trách nhiệm giúp Tổng giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, thống kê, tài chính của Công ty, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế
hoạch SXKD, quản lý vật tư,… Tổ chức thực hiện các báo cáo kế toán gửi cho các
cơ quan liên quan. Phân công công việc của từng nhân viên, quản lý hồ sơ, tài liệu,
chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của bảo mật kế toán. Quan hệ mật thiết với
phòng ban nghiệp vụ để thống nhất về số liệu, giải quyết tốt các vấn đề về chuyên
môn nghiệp vụ như: tham gia thanh lý TSCĐ, vật tư tồn đọng.
-

Phó phòng kế toán: Thực hiện chỉ đạo các nhân viên trong phòng kế

toán, đồng thời thường xuyên báo cáo các thông tin cần thiết cho KTT.

15


-

Kế toán tiền lương: Hạch toán các khoản chi trả lương cho cán bộ

CNV, cùng phòng Tổ chức lao động tiền lương duyệt quy chế tiền lương của Công
ty, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản cho công nhân viên trong Công ty.

-

Kế toán vật tư, thủ quỹ

+/ Kế toán theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình nhập, xuất, tồn kho
nguyên vật liệu, kho thành phẩm. Lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu,
thành phẩm hàng tháng, quý, năm.
+/ Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm tra nội dung trên phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề
nghị tạm ứng, Phiếu hoàn tiền tạm ứng…. chính xác về thông tin.Nếu phát sinh thu
chi nhiều thì phải báo cáo Quỹ hàng ngày. Định kỳ kiểm kê quỹ phục vụ cho công
tác kiểm kê theo quy định.
-

Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động của tài sản trong Công

ty, trích khấu hao TSCĐ hàng năm theo quy định. Tham gia kiểm kê và lập báo cáo
kiểm kê chi tiết vật tư, TSCĐ. Lập bảng phân bổ vật liệu và phân bổ khấu hao
TSCĐ cung cấp cho Kế toán tổng hợp.
-

Kế toán tiêu thụ và xuất nhập khẩu: Phản ánh kịp thời, đầy đủ số hiện

có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong kỳ, kiểm tra quá trình nhập
- xuất - tồn thành phẩm, xác định các khoản giảm giá, các khoản chiết khấu, phân
tích tình hình tiêu thụ để có biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ.
-

Kế toán thanh toán: Theo dõi các nghiệp vụ thu chi và các khoản

thanh toán với khách hàng.

-

Kế toán chi phí, giá thành: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí

và đối tượng tính giá thành. Vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí
phát sinh tại phân xưởng theo từng công đoạn để tính giá thành sản phẩm và giá
thành đơn vị sản phẩm.

2.2. Tổ chức kế toán tại công ty
2.2.1. Hình thức kế toán áp dụng.
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán : Chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ kế toán được ghi theo trình tự sau:
16


Chứng từ kế toán
Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loạiSổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


(Nguồn: phòng kế toán)
Hình 2.2. Quy trình chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ:
- Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra được ghi vào chứng từ ghi sổ. Trường
hợp dùng bảng tổng hợp chứng từ gốc thì chứng từ cùng loại được lập vào bảng
tổng hợp chứng từ gốc, từ bảng này sẽ vào chứng từ ghi sổ.
- Chứng từ gốc sau khi vào chứng từ ghi sổ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
thì chuyển đến kế toán chi tiết để ghi vào sổ kế toán chi tiết.
- Chứng từ thu chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ rồi chuyển cho
phòng kế toán.

17


- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
sau đó vào sổ cái cái tài khoản.
- Cuối tháng căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi
tiết, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết,
giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu
từ ngày 01/01và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán là: Quý, năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc
chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thông báo của ngân hàng ngoại thương tại
thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

-Kê thai thuế: GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng tháng nộp tại chi cục
thuế thành phố Thái Nguyên, công ty kê khai thuế TNDN, các loại thuế, phí, lệ phí
khác theo quy định hiện hành.
-Hình thức kế toán áp dụng: căn cứ vào bộ máy kế toán công ty và căn cứ
vào bộ máy kế toán và căn cứ vào đặc điểm quy mô hoạt động kinh doanh của công
ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán “chứng từ ghi sổ”.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên.
+ Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân cả kỳ dự
trữ.
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường
thẳng.
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: phương pháp giá gốc.
2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ
Chứng từ kế toán
Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính của công ty
Phần mềm kế toán
18 chứng từ kế toán cùng loại
Bảng tổng hợp

(Máy vi tính)

Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính



Hình 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính của công ty
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,
tài khoản ghi Có để nhập vào máy tính theo phiếu kế toán đã được thiết kế sẵn trên
phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự
động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ chi tiết.
Cuối quý kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin được nhập trong kỳ. Người làm kế
toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính sau khi in
ra giấy. Cuối năm tài chính sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định ghi sổ bằng
tay.
Công ty xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo quý, cuối mỗi quý Công
ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo mẫu báo cáo tài chính giữa năm do Bộ tài
chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng BTC. Đến cuối năm tài chính Công ty tiến hành lập báo cáo tài chính năm
bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (B01 - DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (B02 - DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03 - DN)
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (B04 - DN)

19



* Sổ sách công ty đang sử dụng là: Sổ chi tiết vật tư, Bảng tổng hợp nhập xuất
tồn, sổ cái TK 152, Thẻ kho…
2.2.2.1. Quy trình hạch toán các khoản phải trả người bán
Hạch toán tổng hợp.
Trường hợp mua chịu :
Mua vật tư, TSCĐ : Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn, biên bản giao nhận… kế toán
ghi :
Nợ TK 152, 153,156 : Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập (phương pháp
KKTX)
Nợ TK 611 : Mua hàng ( phương pháp KKĐK)
Nợ TK 211, 213 : TSCĐ đã đưa vào sử dụng
Nợ TK 133 : Thuế VAT (VAT ) được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay :
Nợ TK 627, 641, 642, 241, 142…
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111 : Trả bằng tiền mặt
Có TK 112 : Trả bằng tiền gửi Ngân hàng
Có TK 311, 341 : Trả bằng tiền vay
Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ
với doanh nghiệp, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX
Có TK 611 : Phương pháp KKĐK
Có TK 711 : số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng

Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xoá nợ hoặc ghi nhận nợ với
doanh nghiệp, kế toán ghi :
20


Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX
Có TK 611 : Phương pháp KKĐK
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Trường hợp ứng trước tiền mua hàng
Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111, 112
Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước :
Nợ TK 152, 153, 156…nhập hàng theo phương pháp KKTX
Nợ TK 611 : nhập hàng theo phương pháp KKĐK
Nợ TK 211, 213 : mua TSCĐ
Nợ TK 133 : VAT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước :
+ Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền còn thiếu :
Nợ TK 331 : trả nợ nhà cung cấp số thiếu
Có TK 111, 112
+ Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập bất
thường.
Nợ TK 331 : kết chuyển xoá nợ vắng chủ.
Có TK 721 : thu nhập bất thường.

Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử dụng TK133VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hoá mua vào và giá trị hàng
mua trả lại là giá bao gồm cả VAT .
Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ :
Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế :
21


Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ
phát sinh.
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 : phải trả cho người bán
- Khi thanh toán :
+ Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK111, 112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.
+ Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Có TK 111,112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái.
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007
- Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán :
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 635 :nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK 331 : phải trả cho người bán
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái
Khi thanh toán :
Nợ TK 331 : tỷ giá hạch toán
Có TK 111, 112… số tiền phải trả cho người bán
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007

Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì phải tiến
hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi vào TK 515, nếu lỗ
ghi vào TK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược lại xoá số dư trên TK 635 và
TK 515 :
- Nếu tỷ giá tăng :
Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK 331 : phải trả người bán
- Nếu tỷ giá giảm :
22


Nợ TK 331 : phải trả người bán
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái
Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại.
Trường hợp bù trừ công nợ :
Khi một tổ chức, cá nhân (VD : công ty X) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp
của doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ.
Căn cứ vào các chứng từ mua hàng và bán hàng cho Công ty X và sổ chi tiết phải
thu khách hàng - Công ty X, phải trả người bán- Công ty X để xác định số tiền phải
thu, phải trả.
- Trường hợp số phải thu > số phải trả
Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo sốphải trả
Có TK 131- công ty X
- Trường hợp số phải thu < số phải trả
Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo số phải thu
Có TK 131- công ty X
Trường hợp Y là nhà cung cấp, Z là khách hàng của doanh nghiệp nếu như Y và Z
đồng ý, doanh nghiệp có thể tiến hành bù trừ công nợ. Trong trường hợp này cần
phải có biên bản xác nhận về việc bù trừ công nợ, có chữ ký của các bên tham gia.
Căn cứ vào biên bản, kế toán ghi :

Nợ TK 331- Y
Có TK 131- Z

23


Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán :

Hình 2.4. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán
2.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại
TNG Thái Nguyên.
-

Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.

-

Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty là theo quý.

-

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.

-

Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế.

-

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường


-

Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song

xuyên.
song.
24


-

Phương pháp tính giá thành phẩm XK: Phương pháp bình quân gia

quyền cả kỳ dự trữ.
2.3. 2.3. Quy trình lưu đồ hạch toán các khoản phải trả người bán

Báo cáo, thống kê

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình lưu đồ hạch toán các khoản phải trả người bán

HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
(Liên 2: giao cho người mua)
Ngày 05 tháng 12 năm 2012
Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt may Hà Nội.
Mã số thuế:
Địa chỉ: Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Số tài khoản: 0101000286.
Điện thoại:


25

Mẫu số 01 GTKT – 3LL
Ký hiệu: BB2012 /TT
Số: 0001036

Tại:
Fax :


×