Tải bản đầy đủ (.doc) (269 trang)

Tai lieu tap huan ve KNS cho HS tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.92 KB, 269 trang )

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
VỀ

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG
CỦA TẦM NHÌN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Nhóm biên soạn
PGS.TS: Nguyễn Thanh Bình
TS: Lưu Thu Thủy


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

LỜI CẢM ƠN
Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (lứa tuổi từ 06 -11) được biên
soạn cho các Chương Trình Phát triển vùng của tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt
Nam. Mục đích tài liệu tập huấn nhằm hỗ trợ các kiến thức và phương pháp cho
những tập huấn viên của chương trình để có những kỹ năng cần thiết đảm nhiệm
được việc tập huấn viên nguồn về giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ em từ 06 -11
tuổi.
Cuốn tài liệu này cũng có thể được sử dụng cho đội ngũ giáo viên đang công tác tại
các trường Tiểu học để tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhằm trang bị cho các em những giá trị sống, kỹ năng sống cốt lõi
để vận dụng vào ứng phó với các tình huống gặp phải trong cuộc sống, và trở thành
những công dân có ích, hiệu quả cho bản thân và đất nước.Đồng thời, tài liệu có thể
sử dụng là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác xã hội làm việc trực tiếp
với trẻ em và vì trẻ em để họ có thể hỗ trợ các em tránh được những rủi ro trong cuộc
sống.


Do nguồn tài liệu tham khảo để biên soạn cuốn tài liệu này còn hạn chế nên chắc
chắn sẽ còn thiếu sót trong lần xuất bản đầu tiên này. Chúng tôi rất mong muốn đọc
giả đóng góp thêm ý kiến để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng
góp xin gửi về:
Ban Phát Triển và Chất Lượng Chương Trình
Văn phòng Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam
14-16 Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (04) 3943 9920
Fax: (04) 3943 9921
Thay mặt Ban Phát Triển Chương Trình, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Tư vấn
Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng, đặc biệt tới phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh
Bình và tiến sĩ Lưu Thu Thủy đã biên soạn cuốn tài liệu tập huấn này, chị Phạm Thị
Hương đã hỗ trợ hoàn thiện tài liệu và chị Nguyễn Thị Yên Hà, Điều phối viên quốc
gia về giáo dục, Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam đã đóng góp ý kiến cho cuốn tài liệu.

Giám đốc Ban Phát Triển và Chất Lượng Chương trình
Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam

2


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN I:HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

PHẦN II: NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ

6

13

CHỦ ĐỀ SỐ 01:KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC

13

CHỦ ĐỀ SỐ 02:KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ 20
CHỦ ĐỀ SỐ 03:KN ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG

28

CHỦ ĐỀ SỐ 04:KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH TRƯỚC ÉP BUỘC CỦA NGƯỜI KHÁC
CHỦ ĐỀ SỐ 05:KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU

39

47

CHỦ ĐỀ SỐ 06:KỸ NĂNG THỂ HIỆN LÒNG TỰ TRỌNG
CHỦ ĐỀ SỐ 07:KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN

60

CHỦ ĐỀ SỐ 08:KỸ NĂNG QUẢN LÝ TIỀN BẠC

70


53

CHỦ ĐỀ SỐ 09:KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC 79
CHỦ ĐỀ SỐ 10:KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

86

CHỦ ĐỀ SỐ 11:KỸ NĂNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG 95
CHỦ ĐỀ SỐ 12:KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN 103
CHỦ ĐỀ SỐ 13:KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHỦ ĐỀ SỐ 14:KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN

112

125

CHỦ ĐỀ SỐ 15:KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN 132
CHỦ ĐỀ SỐ 16:GIÁ TRỊ TÔN TRỌNG VÀ KHOAN DUNG
CHỦ ĐỀ SỐ 17:GIÁ TRỊ ĐOÀN KẾT VÀ HỢP TÁC

140

149

CHỦ ĐỀ SỐ 18:GIÁ TRỊ TRUNG THỰC 158
CHỦ ĐỀ SỐ 19:KỸ NĂNG CẢM THÔNG CHIA SẺ

168


CHỦ ĐỀ SỐ 20:KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

175

CHỦ ĐỀ SỐ 21:KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG 185
CHỦ ĐỀ SỐ 22:KỸ NĂNG ĐẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM
CHỦ ĐỀ SỐ 23:KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

193

200

CHỦ ĐỀ SỐ 24:KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀỨNG PHÓ VỚI
THIÊN TAI 210
3


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

CHỦ ĐỀ SỐ 25:KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN

221

CHỦ ĐỀ SỐ 26:KỸ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ

237

Tài liệu tham khảo 243

4



Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

GV

Giảng viên

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

HV

Học viên

KT

Kỹ thuật

KNS

Kỹ năng sống

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TDPP

Tư duy phê phán

TDST

Tư duy sáng tạo

5


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

PHẦN I:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
I.

MỤC ĐÍCH

Đây làtài liệu tập huấn gồm 26 chủ đề về giá trị sống và kỹ năng sống (KNS) phù hợp
lứa tuổi từ 06 -11. Được biên soạn với mục đích hỗ trợ các kiến thức và phương pháp
cho những giảng viên chương trình để có những kỹ năng cần thiết đảm nhiệm được
việc tập huấn giảng viên nguồn về giá trị sống và KNS cho trẻ em từ 06 -11 tuổi tại

các Chương Trình Phát triển vùng của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam.
Cuốn tài liệu này cũng có thể được sử dụng cho đội ngũ giáo viên đang công tác tại
các trường Tiểu học để tổ chức giáo dục KNS cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm trang bị cho các em những Giá trị sống, KN sống cốt lõi để vận dụng
vào ứng phó với các tình huống gặp phải trong cuộc sống, và trở thành những công
dân có ích, hiệu quả cho bản thân và đất nước.
Đồng thời, tài liệu còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác xã
hội làm việc trực tiếp với trẻ em và vì trẻ em để họ có thể hỗ trợ các em tránh được
những rủi ro trong cuộc sống.
II.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Đối tượng sử dụng cuốn tài liệu “Tài liệu tập huấn về Kỹ năng sống cho học sinh” là
các tập huấn viên tập huấn về Kỹ năng sống cho trẻ em.
Đặc biệt, đối tượng sử dụng tài liệu này còn là đông đảo đội ngũ giáo viên đang công
tác tại các trường Tiểu học, vì hiện nay Bộ GD-ĐT chỉ đạo giáo viên giáo dục Kỹ năng
sống thông qua con đường lồng ghép, tích hợp trong quá trình dạy học và tổ chức
các chủ đề trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng thiếu những chủ đề giáo dục
KNS được biên soạn một cách chuyên biệt, do đó tác động còn hạn chế.
Ngoài ra, cuốn tài liệu này còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người làm
việc với trẻ em và vì trẻ em.
III. TÀI LIỆU NÀY ĐƯỢC BIÊN SOẠN NHƯ THẾ NÀO
III.1 Các chủ đề giáo dục Giá trị sống và Kĩ năng sống được sắp xếp theo thứ tự

như sau:
1)Tự nhận thức; 2) Xác định giá trị; 3)Ứng phó với căng thẳng;4) Kiên định trước ép
buộc của người khác;5) Đặt mục tiêu;6)Thể hiện lòng tự trọng;7) Quản lý thời gian;8)
Quản lý tiền bạc;9) Lắng nghe tích cực; 10) Giao tiếp hiệu quả; 11) Trình bày suy
6



Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

nghĩ, ý trưởng;12) Tìm kiếm và xử lý thông tin;13) Ra quyết định và giải quyết vấn
đề;14)Tư duy phê phán;15) Giải quyết mâu thuẫn;16) Giá trị tôn trọng và khoan
dung;17) Đoàn kết và hợp tác;18) Giá trị trung thực;19)Cảm thông chia sẻ;20) Phòng
tránh tai nạn, thương tích;21)Kỹ năng thương lượng;22) Đảm nhận trách nhiệm;23)
Bảo vệ môi trường;24) Thích ứng với biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai;25) Tư
bảo vệ bản thân;26) Tìm kiếm sự hỗ trợ.
III.2 Trong mỗi chủ đề của cuốn tài liệu này được cấu trúc theo logic sau:
Ngoài mục tiêu cần đạt được và phương tiện, học liệu cần thiết để tổ chức các hoạt
động trong chủ đề, phần quan trọng nhất là “Gợi ý tổ chức hoạt động”. Ở mục này,
bao gồm các bước: 1)Ôn bài cũ; 2) Dẫn đắt và Giới thiệu bài mới; 3) Phát triển bài
mới; 4) Liên hệ thực tế của học viên;5) Tổng kết bài và 6) Đánh giá buổi học.
Ở mỗi bước nội dung học tập đều được thiết kế dưới dạng các hoạt động
để người học được tham gia, trải nghiệm và phát triển năng lực nhận thức,
năng lực hành động.
III.3

Trong từng hoạt động lại xác định: a) Mục tiêu mà hoạt động hướng tới; b) Gợi ý cụ
thể cách tiến hành hoạt động, trong đó GV tổ chức hoạt động như thế nào, nhiệm vụ
của HV là gì, và c) kết luận của GV nhằm hệ thống lại ý chính mà HV cần nắm vững
sau mỗi hoạt động.
Sử dụng đa dạng các phương pháp tổ chức hoạt động để tránh nhàm chán cũng
được quan tâm khi thiết kế từng chủ đề. Nhìn chung, ở chủ đề nào cũng sử dụng đa
dạng các phương pháp trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm
vai xử lý tình huống, và vẽ tranh...
Thời gian dự kiến cho từng hoạt động được xác định dựa trên: nội dung, phương
pháp sử dụng trong hoạt động cùng với tầm quan trọng của hoạt động, do đó thời

lượng cho từng hoạt động là đa dạng. GV có thể linh hoạt lựa chọn hoạt động phù
hợp với điều kiện thời gian cho phép, nhưng phải đảm bảo những hoạt động có nội
dung cơ bản.
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHI SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU

IV.

1.

GV cần nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp tổ
chức. Những câu hỏi :
-

Chủ đề này cần hướng tới mục tiêu gì?

-

Để đạt được được mục tiêu đó chủ đề bao gồm những nội dung gì?

-

Trong từng hoạt động cũng cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mục tiêu của hoạt
động, nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động và những kết luận rút ra.

7


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

2.


Khi tập huấn, trong các bước tiến hành GV đều cần chú ý khai thác trải nghiệm và
sự tham gia, tương tác của người học, GV cần tôn trọng ý kiến của HV và sử
dụng những ý kiến hợp lý của HV làm cơ sở rút ra những kết luận về nội dung
hoạt động, tránh áp đặt những kết luận không có kết nối với những ý kiến phù
hợp mà HV đã tham gia. Có như vậy mới làm cho HV có niềm vui học tập thấy
như mình là người tìm ra, xây dựng lên những tri thức nằm trong nội dung kết
luận.

3.

Đặc biệt trong bước liên hệ thực tế, khuyến khích HV chia sẻ những điều mà họ
biết trong thực tế cuộc sống (nếu vấn đề nhạy cảm) hoặc những trải nghiệm của
chính họ (nếu vấn đề không nhạy cảm) để củng cố thêm nhận thức, hành vi đã
được tiếp nhận trong bước phát triển bài mới.

4.

Trong bước tổng kết, để phát huy tính tích cực của người học và để khắc sâu
những điều đã học được GV cần tạo cơ hội để HV nói lên những điều đã thu
hoạch được qua chủ đề cả về phương diện nhận thức lẫn kĩ năng sống. GV chỉ
bổ sung những ý mà HV nêu còn thiếu.

5.

Điều đáng lưu ý là những bước và cách tổ chức hoạt động được thiết kế, cùng
các tình huống trong đó chỉ mang tính định hướng và gợi ý mà không bắt buộc
phải tuân thủ. GV có thể ghép các bước như giới thiệu bài mới với phát triển bài
mới nếu sử dụng tình huống, câu chuyện có thể thực hiện được cả chức năng
giới thiệu bài mới và một phần nội dung của chủ đề, cũng như GV có thể thay thế

những tình huống trong tài liệu bằng những tình huống “đắt hơn”, phù hợp hơn
với đối tượng ở vùng, miền .
Đặc biệt, đối với phương tiện tổ chức hoạt động cần linh hoạt sử dụng những
phương tiện sẵn có, rẻ tiền, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện thực tế.
Tuy nhiên, những nội dung hoạt động trong từng chủ đề thì cần phải đảm bảo và
tuân thủ nguyên tắc tập huấn khuyến khích sự tham gia dựa trên trải nghiệm và
tương tác thì mới đạt được mục tiêu mong muốn.

6. Môòt sôì phýõng pháp tập huấn cõ bản
Các phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong tập huấn có sự tham gia giúp
HV học tập chủ động là:
6.1 Thảo luận nhóm

a. Mục tiêu
Thảo luận nhóm là một phương pháp được sử dụng nhiều trong tập huấn cùng tham
gia giúp cho tất cả tham dự viên tham gia học tập chủ động nhằm tạo cơ hội và điều
kiện cho họ cùng chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, đóng góp ý kiến để giải quyết một
vấn đề cụ thể hoặc sáng tạo ý tưởng mới có liên quan đến nội dung bài học.
b. Cách thực hiện
8


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Giao nhiệm vụ và chia nhóm:
-

Nêu vấn đề cần thảo luận.

-


Quy định thời gian, phân công vị trí thảo luận cho các nhóm.

-

Chia nhóm thảo luận:
+

Chia nhóm ngẫu nhiên như: đếm số thứ tự, theo vị trí ngồi, theo tên của 4
nhóm quyền, theo sở thích, tên các loại hoa quả, vật nuôi, trò chơi kết bạn,
theo màu sắc, theo mùa trong năm, theo biểu tượng…

+

Chia nhóm có chủ định: theo độ tuổi, giới tính, vùng địa lý, vị trí công tác, tính
chất công việc…

-

Giao phương tiện, công cụ.

Điều hành nhóm làm việc:
-

-

Luôn quan sát, theo dõi và sẵn sàng hỗ trợ nhóm thảo luận để:
+

Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia tích cực;


+

Giải đáp kịp thời các băn khoăn, thắc mắc;

+

Các nhóm thực hiện đúng yêu cầu của bài tập.
Không can thiệp sâu vào quá trình làm việc của nhóm (đóng góp ý kiến như
một thành viên của nhóm)

Điều hành báo cáo kết quả làm việc của các nhóm: có thể trình bày kết quả thảo luận
theo các cách sau:
-

Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung;

-

Các nhóm lần lượt báo cáo;

-

Hội chợ mua bán thông tin;

-

Biểu diễn kết quả thông qua các hình thức sáng tạo như: vẽ tranh, diễn kịch,
sáng tác biểu tượng…


-

Hùng biện để bảo vệ quan điểm của nhóm;

Tổng hợp, phân tích ý kiến và kết luận.
c. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
Không lạc đề mọi người đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình; Ý kiến của mọi người
đều được tôn trọng; Đúng thời gian;
6.2 Động não
a. Mục tiêu

9


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Giúp tham dự viên tập trung tư duy vào một vấn đề/chủ đề nhất định, qua đó thu thập
được nhiều ý kiến của cá nhân. Đồng thời giúp tham dự viên phát triển kỹ năng giao
tiếp và đưa ra các quyết định.
b. Cách thực hiện
-

Nêu vấn đề cần thảo luận một cách rõ ràng, cụ thể, dể hiểu, gần gũi với hiểu biết
thực tế của tham dự viên.

-

Dành thời gian thích hợp để tham dự viên động não.

-


Lắng nghe tích cực và tôn trọng mọi ý kiến của tham dự viên.

-

Ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ các ý kiến của tham dự viên lên bảng hoặc giấy A0.

-

Tổng hợp, phân tích các ý kiến và kết luận.

c. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
-

Tập huấn viên lựa chọn vấn đề sát với nội dung bài giảng.

-

Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu (từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ
đến khó).

-

Cần chuẩn bị sẵn một vài ý kiến để khuyến khích tham dự viên động não khi
cần.

-

Lường trước các vấn đề tham dự viên có thể đặt ra.


-

Nhắc nhở tham dự viên luôn bám sát mục tiêu và nội dung câu hỏi, tránh lan
man hoặc lạc đề.

-

Tích cực khuyến khích, gợi ý, cởi mỡ để tham dự viên không ngại khi phát biểu
ý kiến.

6.3 Sắm vai
a. Mục tiêu
Giúp tái hiện sâu sắc một tình huống thực tế nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc của tham
dự viên về một vấn đề hay một đối tượng nào đó.
b. Cách sử dụng
-

Nêu mục tiêu, xác định nội dung chủ đề của các vai một cách rõ ràng.

-

Quy định thời gian cho hoạt động sắm vai và thời gian diễn vai.

-

Chọn người sắm vai.

-

Hướng dẫn tình huống cho ngýời diễn trýớc khi sắm vai.


-

Diễn vai.

-

Phân tích thảo luận.
10


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

-

Kết luận rút ra từ vai diễn.

c. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
-

Tập huấn viên phải chuẩn bị chủ đề sắm vai phù hợp với nội dung bài học, đặc
điểm của tham dự viên, điều kiện và hoàn cảnh của lớp học.

-

Tình huống sắm vai nên mở, không cho trước “kịch bản” hoặc lời thoại.

-

Dành thời gian phù hợp cho các nhóm thảo luận và sắm vai.


-

Tránh lạc đề khi thực hành sắm vai.

-

Nên khuyến khích tất cả tham dự viên tham gia.

-

Có thể chuẩn bị các đạo cụ đơn giản, hoặc hoá trang nhằm tăng tính hấp dẫn
của vai diễn.

6.4 Trò chơi
a. Mục tiêu
Giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô
khan nhàm chán nhằm lôi cuốn tham dự viên tham gia vào quá trình học tập một cách
tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm. Đồng thời xua tan được những mệt
mỏi, căng thẳng trong học tập.
b. Cách tiến hành
-

Lựa chọn trò chơi phù hợp.

-

Chuẩn bị phương tiện (nếu có).

-


Lựa chọn không gian phù hợp.

-

Huy động sự tham gia của người chơi.

-

Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi (nếu có).

-

Hướng dẫn trò chơi.

-

Chơi thử.

-

Tổ chức chơi.

-

Xử lý theo luật chơi.

-

Nhận xét, nêu ý nghĩa trò chơi (nếu trò chơi sử dụng cho mục đích học tập).


c. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
-

Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, đảm bảo mọi người đều được tham gia.

-

Phải phù hợp với đặc điểm, trình độ của tham dự viên, hoàn cảnh thực tế của
lớp học, phù hợp với chủ đề (nếu trò chơi đó phục vụ cho nội dung học tập nào
đó).
11


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

-

Tập huấn viên phải kiểm tra lại để đảm bảo tham dự viên đã hiểu được mục
đích, yêu cầu của trò chơi.

-

Phải quy định rõ thời gian và địa điểm chơi.

-

Chú ý phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của tham dự viên, tạo điều kiện
cho tham dự viên tự tổ chức, điều khiển trò chơi.


-

Trò chơi phải được thay đổi để tránh nhàm chán.

-

Tổ chức cho tham dự viên rút ra ý nghĩa của trò chơi (trò chơi học tập)

6.5 Bài tập tình huống
a. Mục tiêu
Giúp tham dự viên biết cách phân tích và xử lý tình huống sát với thực tiễn.
b. Cách tiến hành
-

Tập huấn viên phát tình huống cho tham dự viên và nêu yêu cầu cần khai thác
từ bài tập tình huống.

-

Giới hạn thời gian nghiên cứu và thảo luận tình huống.

-

Tham dự viên nghiên cứu tình huống (theo nhóm hoặc cá nhân).

-

Tham dự viên động não và thảo luận về yêu cầu của bài tập tình huống.

-


Trình bày kết quả thảo luận (theo nhóm hoặc cá nhân).

-

Chia sẽ, tổng hợp ý kiến giữa các nhóm.

-

Kết luận.

c. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
-

Chọn lựa tình huống phù hợp với yêu cầu của bài học và ngữ cảnh.

-

Tình huống có thể dài hoặc ngắn tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề.

-

Cách giải quyết tình huống của vấn đề đang thảo luận phải được sử dụng để
giải quyết tình huống có tính khái quát hơn.

6.6 Vẽ tranh
a. Mục tiêu
Giúp trực quan hoá một nội dung hay một vấn đề nào đó bằng hình ảnh nhằm thay
đổi thái độ, cách nhìn nhận của tham dự viên về một vấn đề nào đó.
b. Cách tiến hành

-

Nêu nội dung, chủ đề cần vẽ.

-

Chia nhóm, giới hạn thời gian, giao phương tiện, công cụ.
12


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

-

Các nhóm thực hiện hoạt động.

-

Quan sát, hỗ trợ nhóm vẽ đúng chủ đề.

-

Trình bày kết quả, ý tưởng.

-

Phân tích, chia sẽ và tổng hợp ý kiến.

-


Kết luận.

c. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
-

Chuẩn bị kỹ ý tưởng, nội dung và các dụng cụ cần thiết cho hoạt động vẽ tranh.

-

Viết sẵn nội dung bài tập vẽ tranh lên giấy A0 hoặc phim đèn chiếu.

-

Yêu cầu vẽ tranh có thể mô tả hiện trạng hoặc tương lai mong muốn.

13


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

PHẦN II: NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ SỐ 01:
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC
(Thời gian: 105 phút)
I.

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HV có khả năng:
-


Nêu được kỹ năng tự nhận thức là nhận biết được ưu điểm, tồn tại, sở thích,
điều không thích của bản thân và tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức.

-

Trên cơ sở đó tự tin với những điều mình có và có hướng khắc phục những
điểm yếu/ tồn tại của bản thân.

-

Biết tiếp nhận ý kiến của người khác về mình một cách tích cực

II.

III.

Biết tôn trọng những đặc điểm riêng của người khác.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

-

Giấy A0, bút viết giấy, băng dính, kéo.

-

Giấy A4 và bút màu để vẽ.

-


Kéo và giấy màu.

-

Một quả bóng/quả cầu giấy hoặc chiếc khăn quấn tròn.

GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ôn bài cũ: (không có)
2. Giới thiệu bài mới (15 phút)
Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Soi gương”
a. Mục tiêu
Để người học nhận thức được rằng muốn nhận thấy vẻ bề ngoài của bản thân thì rất
dễ bằng cách soi gương, nhưng để nhận biết được thế giới bên trong mình thì cần có
kĩ năng tự nhận thức bản thân.
b. Cách tiến hành
GV yêu cầu HV đứng thành vòng tròn xung quanh mình.
GV phổ biến luật chơi trò chơi “Soi gương”:
-

Cử 1 người quản trò và 2 người quan sát phát hiện người làm không đúng
Luật chơi.
14


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

-

Người quản trò đứng giữa vòng tròn làm động tác nào thì những người xung

quanh (tạo thành vòng tròn) phải làm theo, nhưng làm ngược chiều với người
quản trò (vì khi soi gương ta nhận được hình ảnh đối lập)

-

Nếu ai làm theo mà động tác cùng chiều với quản trò thì sẽ được “thưởng”.

GV cho chơi thử:
-

GV làm động tác giơ tay trái chải tóc, tay phải cầm gương.

-

Người quan sát phát hiện xem người tham gia chơi có làm ngược chiều với
người quản trò không: nghĩa là tay phải chải tóc, tay trái cầm gương hay
không? Nếu không đúng thì mời người đó đứng ra ngoài vòng tròn.

-

GV làm thêm một động tác nữa. Sau đó mời quản trò tổ chức trò chơi.

Tiến hành chơi thật:
-

Quản trò có thể đổi động tác từ 3 đến 5 lượt để có thể tìm ra số người chơi
không đúng luật chơi từ 5 đến 7 người.

-


Tìm ra một hình thức vui vẻ để “thưởng” cho những người đã bị loại ra khỏi
cuộc chơi.

GV đặt câu hỏi sau khi trò chơi kết thúc:
1. Để nhận ra mình về hình thức/ vẻ bề ngoài chúng ta làm gì?
2. Soi gương có giúp chúng ta nhận ra những đặc điểm bên trong mình không?

GV ghi nhận tất cả ý kiến của HV, rồi kết luận.
c. Kết luận
Soi gương có thể nhận biết được vẻ ngoài của mình, nhưng không giúp nhìn thấy các
đặc điểm bên trong của mình.
3. Phát triển bài mới
Hoạt động 2: Mình là người như thế nào? (20 phút)
a. Mục tiêu
HV trải nghiệm kĩ năng tự nhận thức thông qua tự nhìn nhận những ưu điểm, tồn tại,
điều yêu thích, không thích của bản thân.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV phát cho mỗi HV 1 tờ giấy, yêu cầu mỗi người chuẩn bị (trong 5 phút) về những
nội dung sau:
1. Ba điều mà bạn ưa thích.
15


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

2. Ba điều mà bạn không thích.
3. Ba điểm mạnh/ có thể làm của bạn.

4. Ba điểm yếu, hoặc cần cố gắng.

(Gợi ý: khuyến khích HV nào có khả năng, thích vẽ nên vẽ để giới thiệu về mình)
Bước 2: Chia sẻ theo từng cặp
GV yêu cầu các bạn chia sẻ những đặc điểm về bản thân với bạn ngồi cạnh.
Bước 3: Làm việc chung toàn lớp
-

GV lấy tinh thần xung phong của một vài HV chia sẻ những điều đã nhận thức
được về đặc điểm của bạn cùng cặp với mình. Trong khi nói về bạn nên so
sánh điểm chung và điểm khác mình.

-

GV hỏi người cùng cặp xem những điều mà bạn vừa trình bày đã phản ánh đủ
những điều mình đã chia sẻ chưa? (để kiểm tra kĩ năng lắng nghe tích cực của
bạn cùng cặp).

(Lưu ý: Không sử dụng những tờ giấy mà bạn mình viết về bản thân để giới thiệu với
lớp, yêu cầu phải hiểu và kể lại được những điều mà bạn đã giới thiệu)
1. Mỗi người có những điểm khác biệt với những người khác không? Cần tôn
trọng những điểm riêng đó không?
Sau khi hết ý kiến tham gia, GV phân tích, tổng hợp và kết luận.
c. Kết luận
- Biết những điểm mạnh, điểm yếu, điều mình thích, không thích … chính là tự nhận

thức về mình.
- Mỗi người đều có những điểm giống và khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng sự khác
biệt, đặc biệt là cá tính của người khác.
Hoạt động 3: Mình là người như thế nào trong con mắt mọi người? (15 phút)
a. Mục tiêu
HV có thái độ tích cực đối với những nhận xét, đánh giá của người khác đối với mình

để củng cố kĩ năng tự nhận thức về bản thân.
b. Cách tiến hành
- Phát cho HV 1 tờ giấy, 1 cái bút và 1 mẩu băng dính để mỗi người tự ghi tên mình

vào góc trên của tờ giấy, hoặc vẽ 1 biểu tượng nào đó tượng trưng cho mình vào
giữa tờ giấy, rồi dán vào sau lưng mình (chuẩn bị trong 2 phút).
- Khi GV hô “bắt đầu”, thì HV di chuyển nhanh đến sát những HV khác để ghi lên tờ
giấy sau lưng họ những lời nhận xét của mình về bạn.
16


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- GV hô “hết giờ” thì các HV kết thúc trò chơi và về vị trí của mình.

- HV gỡ tờ giấy sau lưng mình để xem người khác nhận xét về mình như thế nào.
- GV lấy tinh thần xung phong xem ai muốn chia sẻ những nhận xét đó cho cả lớp
nghe.
- GV hỏi những HV đó về cảm xúc/ suy nghĩ của mình về những lời nhận xét đó.

Nếu họ thấy buồn hay bi quan trước những nhận xét về nhược điểm, hay nhận xét
chưa chính xác về mình, thì GV gợi ý cần suy nghĩ tích cực như: mình sẽ cố gắng
để mình hoàn thiện hơn, hay chẳng lẽ mình lại như thế ư? mình sẽ tự tin và khẳng
định rằng mình không phải như bạn nghĩ đâu...
- GV tổng hợp các ý kiến và kết luận.
c. Kết luận
- Khi nghe ý kiến của những người khác nhận xét, đánh giá về mình, chúng ta cần

bình tĩnh, sáng suốt tiếp nhận những ý kiến khách quan, chân thực.
- Bất kể ai cũng đều có ưu điểm và nhược điểm, nhận thức được nó để có định

hướng hoàn thiện, không nên tự ti hoặc tự kiêu.
- Muốn tự nhận thức về bản thân đúng cần so sánh những nhận thức về bản thân

với những nhận xét khách quan của người khác, đặc biệt là tự nhận thức bản thân
qua cách ứng xử, giải quyết những tình huống trong cuộc sống.
Hoạt động 4: Làm thế nào để tự nhận thức khách quan, chính xác
a.Mục tiêu
HV nhận thức được những phương pháp cần vận dụng để có thể tự nhận thức
khách quan, chính xác về bản thân.
b.Cách tiến hành
- Làm việc nhóm:
GV phát cho các nhóm những tấm thẻ trong đó có ghi những việc làm có thể giúp
nhận thức bản thân khách quan và những việc làm không có tác dụng giúp tự nhận
thức khách quan ( Phụ lục ). Yêu cầu các nhóm thảo luận, lựa chọn những việc làm
nào sẽ giúp tự nhận thức bản thân khách quan và giải thích vì sao?
- Làm việc chung
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các thành viên trong
lớp có thể đặt câu hỏi cho từng nhóm
- GV tổng hợp, bổ sung, giải thích và chốt lại những biện pháp để tự nhận thức bản
thân chính xác và khách quan
c. Kết luận:
17


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Để tự nhận thức khách quan và chính xác cần phải:
-

Tự nhìn mình bằng đôi mắt được tách ra khỏi mình


-

Tự đối chiếu mình với những yêu cầu, chuẩn mực được quy định

-

Tự đánh giá khả năng của mình thông qua kết quả, sản phẩm sau mỗi hoạt
động, công việc

-

Lắng nghe tích cực những ý kiến nhận xét, đánh giá của người khác

Hoạt động 5: Ý nghĩa của kĩ năng tự nhận thức (10 phút)
a. Mục tiêu
HV thấy được tầm quan trọng của kĩ năng tự nhận thức từ đó thấy tất yếu phải rèn kĩ
năng tự nhận thức cho bản thân.
2. Cách tiến hành
Sử dụng phương pháp động não, GV yêu cầu mọi người suy nghĩ về ý nghĩa của kĩ
năng tự nhận thức/ có thể gợi ý cụ thể bằng các câu hỏi sau:
1. Tự nhận thức được điểm mạnh, và những thói quen tốt của bản thân có tác

dụng gì?
2. Tự nhận thức được điểm yếu, và những thói quen chưa tốt của bản thân có tác
dụng gì?
3. Biết được sở thích, mong muốn của mình có tác dụng gì?
...........
GV yêu cầu từng người đưa ra ý kiến (không trùng lặp) của mình về nội dung các
câu hỏi trên.

GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng, tổng hợp ý kiến, bổ sung và kết luận.
c. Kết luận:
Kĩ năng nhận thức bản thân rất cần thiết vì:
Kỹ năng tự nhận thức giúp hiểu rõ về bản thân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen,
nhu cầu… các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản
thân. Trên cơ sở đó có thể tự tin với những điểm mạnh của mình và cố gắng khắc
phục những điểm yếu.
Tự nhận thức giúp ta nhận biết được cả hai mặt ưu và nhước điểm của mình. Cần có
suy nghĩ tích cực về những điều còn hạn chế của bản thân vì trong xã hội không có ai
là hoàn thiện/hoàn hảo. Quan trọng là biết những hạn chế để cố gắng tự hoàn thiện.

18


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân biết điểm yếu và của mình và những điều
mình thích/ không thích để có thể kiên định, tự tránh những mạo hiểm, tránh bị lợi
dụng.
Nhận thức rõ những khả năng của mình, những điều mình thích/ không thích giúp
kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả.
Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực
tế.
4. Liên hệ thực tế
Hoạt động 6:Hãy kể cho nhau nghe (15 phút)
a. Mục tiêu
HV nhận ra sự cần thiết phải khám phá bản thân, đặc biệt qua các tình huống thực
trong cuộc sống.
b. Cách tiến hành
GV đặt câu hỏi cho cả lớp:

1. Hãy nhớ lại những việc mà bản thân và những người xung quanh nghĩ là bạn

không làm được, nhưng thực tế bạn đã làm được.
2. Hãy nhớ lại những việc mà bản thân và những người xung quanh nghĩ là bạn có

thể làm được, nhưng bạn lại không làm được. Vì sao vậy?
3.Bạn có bị người khác nói là tự kiêu, hay tự ti không?
HV suy nghĩ và chia sẻ theo nhóm đôi.
GV mời 1 vài HV chia sẻ trước lớp.
c. Kết luận
Đôi khi chúng ta làm được những điều tưởng như mình không thể làm được
hoặckhông làm được những điều tưởng như mình có thể làm được, một phần do
khách quan, nhưng cả do chưa hiểu, chưa đánh giá đúng khả năng của bản thân.
Đôi khi con người cũng có những thể hiện không phù hợp vì chưa đánh giá đúng bản
thân, hoặc quá tự ti, hoặc tự đại.
5.

Tổng kết (15 phút)

GV yêu cầu HV nói lên những thu hoạch của bản thân về nhận thức, kĩ năng sau khi
học chủ đề này (chỉ nêu những ý kiến không trùng lặp với người đã nói trước).
GV chỉ bổ sung thêm sau khi HV đã hết ý kiến.

19


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Tự nhận thức là một KNS cơ bản, giúp con người biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản
thân mình(tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...) .

Tuy nhiên không phải ai cũng biết tự nhận thức về mình một cách chính xác. Muốn tự nhận
thức/ đánh giá về mình đúng cần:
Luôn tự suy nghĩ/ tự phân tích bản thân mình, tự đánh giá mình qua kết quả của hoạt
động/ hành động, từng tình huống ứng xử.
So sánh những nhận xét/ đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh
giá của bản thân.
Tự nhận thức rất cần thiết, nó giúp con người:
Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy.
Nhận ra điểm yếu để khắc phục.
Đồng thời để ứng xử, hành động phù hợp trong giao tiếp.

20


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

6. Đánh giá (15 phút)
6.1 Bạn Trung luôn cho rằng mình là người trung thực. Hôm qua Trung đánh vỡ bát
nhưng không dám nhận sợ mẹ mắng, nên đã đổ lỗi cho con mèo. Theo bạn, bạn
Trung đã nhận thức đúng về mình chưa?
6.2. Bạn Hà luôn nghĩ mình không có khả năng gì cả. Nhưng hôm nay khi cô giáo đưa
ra một bàì toán đố có nội dung là “có một đàn chim 20 con đang đậu trên cây, có
người chĩa súng vào 1 con chim và bắn, vậy trên cây con bao nhiêu con chim” cả lớp
nghĩ rằng sẽ còn 19 con, chỉ riêng Hà nghĩ ra đáp án đúng là chẳng còn con chim
nào. Theo bạn, bạn Hà đã nhận thức đúng về mình chưa?
6.3 Bạn còn chưa biết điều gì về bản thân mình? Điều gì bạn còn chưa hiểu rõ/ chắc
chắn về bản thân? Và điều gì bạn đã hiểu mình một cách chắc chắn?
PHỤ LỤC

I.Những tấm thẻ dành cho hoạt động 4

1.Luôn phân tích, đánh giá bản thân
2. Nghe thầy cô đánh giá về mình
3. Nghe bạn bè nhận xét về mình
4. Nghe ông bà, cha mẹ nhận xét về mình
5. Nghe anh chị em nhận xét về mình
6. Nghe những người hàng xóm nhận xét về mình
7.Khi tự nhận xét về mình cố gắng nhìn mình bằng con mắt của người khác
8. Đối chiếu, so sánh hành vi, việc làm của mình với những yêu cầu, quy định chung
9. Tự đánh giá khả năng của mình thông qua kết quả, sản phẩm sau mỗi hoạt động,
công việc
10.Mình tự nghĩ mình là người như thế nào thì đúng là như vậy

II.Đáp án cho phần đánh giá HV:
1.

Trung đã chưa thật hiểu rõ mình, trong tình huống đó chứng tỏ Trung chưa hoàn
toàn là người trung thực.

2. Hà đã chưa thật hiểu rõ, đánh giá hết khả năng của mình. Hà có dấu hiệu của
người tự ti.
3. Ngoài ra, có người dễ nhận ra điểm mạnh, nhưng khó nhận ra tồn tại thường là

người tự đánh giá cao về mình, có thể là người tự cao. Còn người khó nhận ra
21


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

điểm mạnh, nhưng dễ nhận ra tồn tại thì thường là người tự ti. Cần rèn luyện kĩ
năng tự nhận thức sao cho hài hòa giữa khả năng nhận thức điểm mạnh, tồn tại,

nói cách khác đánh giá khách quan được bản thân thì mới giúp con người thành
công trong cuộc sống.
Ví dụ bạn đã chắc chắn hiểu được sở thích của mình, nhưng chưa thấy hết những
tồn tại, nhược điểm…

22


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

CHỦ ĐỀ SỐ 02:
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
(Thời gian: 125 phút)

I. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, HV có khả năng:
-

Nêu được thế nào là giá trị, kĩ năng xác định giá trị.

- Nêu được ý nghĩa của kĩ năng xác định giá trị đối với mỗi con người.
- Biết cách xác định các giá trị của bản thân.

- Tôn trọng các giá trị mà người khác lựa chọn.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Giấy A0, bút dạ.
- 1 quả bóng hoặc quả cầu giấy.
- Câu chuyện “Cái Rìu vàng” (Dành cho hoạt động 1).

- Mẫu “Phù điêu của tôi” (Dành cho hoạt động 3).

- Phiếu xác định giá trị (Dành cho hoạt động đánh giá).
- Một số tình huống khác.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ôn bài (15 phút)
- GV đặt một câu hỏi: Kĩ năng tự nhận thức là gì? và yêu cầu một thành viên trong

lớp trả lời (có thể lấy tinh thần xung phong).
- Sau khi trả lời xong, thành viên thứ nhất tiếp tục đặt câu hỏi khác về chủ đề kĩ

năng tự nhận thức, ví dụ: Để nhận thức bản thân được khách quan chúng ta cần
làm gì? Và yêu cầu thành viên thứ 2 trả lời (trước hết là đề nghị tinh thần xung
phong, nếu không có ai xung phong thh́ chỉ định).
- Học viên thứ 2 sau khi trả lời xong lại đặt câu hỏi tiếp, ví dụ Kĩ năng tự nhận

thức có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?

23


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- Cứ như vậy quá trình hỏi – trả lời tiếp tục cho đến khi các nội dung cơ bản của

bài cũ đã được ôn lại thì GV sẽ quyết định dừng hoạt động này lại.
2.

Phát triển bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Giá trị (15 phút)
a. Mục tiêu

HV bước đầu hiểu được giá trị là điều quan trọng, giá trị chi phối sự lựa chọn/hành
động của con người.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 bạn có giọng đọc diễn cảm đọc truyện "Cái rìu vàng" (Phần phụ lục).
- GV hỏi HV đã nghe rõ và hiểu câu chuyện chưa? (nếu cần có thể mời 1 HV
khác đọc lại câu chuyện lần thứ 2).
- GV yêu cầu HV suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao anh nông dân lại không nhận rìu vàng và rìu bạc? Ðối với anh ðiều gì

còn quan trọng, quý giá hõn cả vàng bạc?
2. Câu chuyện ðã ðề cập ðến giá trị nào của anh tiều phu?
3. Qua câu chuyện trên, bạn hiểu giá trị là gì? Giá trị có quan hệ nhý thế nào ðối

với hành ðộng của con ngýời?
- GV ghi nhận những ý kiến không trùng lặp về nội dung trả lời 3 câu hỏi trên đến
khi hết ý kiến.
- Sau đó GV phân tích, khái quát hóa, bổ sung và kết luận.
c. Kết luận
Anh tiều phu không nhận rìu vàng và bạc vì ðối với anh sự trung thực là rất quan
trọng, là rất quý giá. Trung thực là một giá trị của anh.
Giá trị đối với từng cá nhân là:
- Là phẩm chất mà ta có.
- Là điều có ý nghĩa, quan trọng đối với bản thân.
- Là điều mà mình quý giá, tin tưởng, bảo vệ, giữ gìn, tôn trọng và theo đuổi.
- Hành động của con người dựa trên niềm tin về điều quan trọng, có ý nghĩa đối

với người đó. Nói cách khác giá trị định hướng cho suy nghĩ, hành động, hành vi
của con người.
- Giá trị có thể là giá trị vật chất, có thể là giá trị tinh thần; có thể thuộc các lĩnh


vực: kinh tế, đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, khoa học,...

24


Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- Giá trị của cá nhân có thể phù hợp hoặc không phù hợp với giá trị của xã hội.

Khi giá trị của một cá nhân không phù hợp với giá trị của xã hội thì cuộc sống
của người đó trong xã hội sẽ khó khăn hơn.
Hoạt động 2:Giá trị đối với tôi (20 phút)
a. Mục tiêu
HV hiểu thế nào là kĩ năng xác định giá trị, đồng thời xác định được những giá trị
quan trọng nhất đối với cuộc sống của bản thân.
b.
-

Cách tiến hành
Yêu cầu từng cá nhân xác định và điền những nội dung sau vào mục thích hợp:
1. Người quan trọng nhất với bạn là ai?
2. Bạn luôn giữ gìn không vi phạm điều gì?
3. Điều mong muốn lớn nhất mà bạn muốn đạt được trong cuộc đời là gì?
4. Bốn từ bạn muốn người khác nói về mình là gì?

-

HV thảo luận từng đôi một, so sánh suy nghĩ, niềm tin của mình với người khác.

-


GV yêu cầu một vài cặp xung phong chia sẻ trước lớp.

-

GV phân tích và giải thích việc mỗi người tự xác địnhNgười quan trọng nhất,
điều luôn giữ gìn không vi phạm, Điều mong muốn lớn nhất …thực chất
làthực hiện kĩ năng xác định giá trị đối với bản thân.

-

Hỏi: Vậy thế nào là KN xác định giá trị?

c. Kết luận
Kĩ năng xác định giá trị là khả năng xác định được đúng những điều quan trọng, có ý
nghĩa đối với bản thân, mà nó định hướng, chi phối mọi suy nghĩ, hành vi, hành động
của bản thân trong cuộc sống.
Hoạt động 3: Giá trị đối với tôi, giá trị đối với bạn (20 phút)
a. Mục tiêu
HV hiểu sự khác nhau trong lựa chọn giá trị của từng người, trên cơ sở đó hình
thành thái độ tôn trọng sự đa dạng về giá trị của mọi người.
HV thấy được ý nghĩa của kỹ năng xác định giá trị.
b. Cách tiến hành
GV đưa ra tình huống:
Bạn được mừng tuổi nhân dịp năm mới nên có một số tiền. Bạn dự định sử dụng số
tiền đó vào những việc gì? Lựa chọn từ 3 điều mà bạn muốn làm.
25



×