Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học lịch sử môn khoa học xã hội lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.31 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ
MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 7
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
- Mô hình trường học mới được Bộ giáo dục và đạo tạo thực hiện từ năm 2015
-2016 đối với bậc trung học cơ sở dựa trên mô hình giáo dục của Côlômbia.
- Đặc điểm của mô hình trường học mới có một số điểm nổi bật như: Hoạt
động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên với
vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến
thức của học sinh. Việc đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập
nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả – phương pháp học
tập là một yêu cầu quan trọng. Phải xây dựng môi trường học tập cởi mở, thân
thiện, hiệu quả. Sách giáo khoa này gọi là tài liệu hướng dẫn học được thiết kế cho
học sinh hoạt động, tự học, học nhóm; sách biên soạn cho 3 trong 1, nghĩa là sách
dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Hoạt động học tập của
học sinh không đóng khung trong bốn bức tường lớp học, mà phải giúp học sinh
“vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài. Đây là các hoạt động giao cho học
sinh thực hiện ở ngoài lớp học, giáo viên không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp.
- Về phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập
mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Học sinh khá giỏi được
phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp
đỡ kịp thời ngay tại lớp.
- Đối với môn Khoa học xã hội lớp 7 gồm hai phân môn: Lịch sử và Địa lý
tổng là 140 tiết. Trong đó Địa lý 60 tiết, Lịch sử 60 còn lại 20 tiết ôn tập, kiểm tra
và dự phòng .
- Đặc biệt dạy phân môn Lịch sử theo mô hình trường học mới hiện nay vấn đề
tiến hành tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm là yếu tố quyết định


đến chất lượng, hiệu quả của tiết dạy. Vậy làm thế nào để tạo được một tiết dạy
Lịch sử theo mô hình trường học mới đạt hiệu quả cao nhất?
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-1-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm:
‘‘Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn Khoa học xã hội lớp
7’’.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi
hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để
giúp học sinh tiếp thu kiến thức là chính, thì nay phương pháp này không hợp lý
đối với môn Khoa học xã hội lớp 7 theo mô hình trường học mới.
- Trong lớp học thường có học sinh giỏi - khá - trung bình - yếu. Trong nội
dung bài học có mục tiêu có nội dung dễ nhận biết, nhưng có mục tiêu có nội dung
trừu tượng… khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học sinh thì giáo viên
là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên tự giải thích,
thuyết trình kiến thức cho các em. Để làm được việc này thì nên cho các em cùng
nhau trong một tổ, nhóm đọc sách giáo khoa cùng bàn bạc - phân tích - mổ xẻ - so
sánh để đưa ra kết luận nội dung bài học.
- Với tình huống diễn ra trong nhóm các em sẽ tự giải quyết được vấn đề, các
em sẽ tự tin từ đó yêu mến bộ môn Khoa học xã hội và ham học hỏi nhiều hơn.
- Các em còn có được sự đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học
tập theo hướng tích cực.
- Giáo viên hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang tính áp đặt

kiến thức.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong chương trình môn Khoa học xã hội lớp 7, phân môn Lịch sử một năm
các em phải học là 60 tiết trong tổng số 12 bài. Tuy nhiên trong sáng kiến kinh
nghiệm này tôi không nêu phương pháp sử cho từng bài cụ thể, mà chỉ minh họa
cho một số bài. Qua những bài minh họa của tôi trong thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả từ phía học sinh cũng như giáo viên. Từ những bài minh họa dưới
đây, quý thầy cô tham khảo để áp dụng giảng dạy cho từng bài của phân môn Lịch
sử trong môn Khoa học xã hội lớp 7.
4. Đối tượng nghiên cứu:

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-2-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

Đối tượng là học sinh học môn Khoa học xã hội lớp 7A1 tại trường THCS Lý
Thường Kiệt, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
5. Tính mới của đề tài:
Nội dung các hoạt động, phương pháp học tập chỉ là những yêu cầu, định
hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn
thành... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng kiến
thức – kỹ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích, sở
trường của mình trong nhà trường và bên ngoài xã hội.
B. NỘI DUNG:
1. Thực trạng của vấn đề:
- Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học đề

cao vai trò của sự hợp tác thông qua trao đổi giữa các thành viên trong nhóm trong
các hoạt động tập thể, đề cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp của cá
nhân đối với tập thể để đạt mục tiêu chung.
- Phương pháp thảo luận nhóm trong môn Khoa học xã hội lớp 7 rất đa dạng:
+ Thảo luận một vấn đề học tập.
+ Tìm hiểu, trao đổi xung quanh một hoạt động.
+ Tranh luận về một nội dung học tập.
+ Tổng kết kiến thức sau một hoạt động, cả bài học.
+ Đưa ra ý kiến cho các hoạt động của bài học.
+ Thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ học tập với bản đồ, tranh ảnh, hiện vật,
sự kiện lịch sử…
- Nội dung các hoạt động này trong tài liệu hướng dẫn học chỉ là những yêu
cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải
hoàn thành... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận
dụng kiến thức – kỹ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở
thích, sở trường, hứng thú của mình. Còn giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng
thường xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn,
tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học
sinh, với cộng đồng.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-3-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

- Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi
thời gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ

dùng và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm, tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã quen
với hoạt động này thì mới có kết quả tốt.
2. Các biện pháp chính:
a. Tiến hành các bước trong quá trình thảo luận nhóm:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Giáo viên phải chọn những nội dung phù hợp với hình thức học nhóm và
chuẩn bị phương án chia nhóm ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cần thiết để học sinh
có thể viết, đọc, tra cứu, thực hành, quan sát, làm việc bằng tay,… phù hợp nội
dung học tập.
+ Nhiệm vụ học tập cần có độ khó nhất định để những học sinh có lực học
trung bình khá vẫn không thể tự giải quyết được, cần phải cố gắng và phải có sự
giúp đỡ của bạn hoặc của giáo viên mới có thể hoàn thành; nếu quá dễ, học sinh
không có cơ hội cộng tác; nếu quá khó, học sinh sẽ bế tắc và chán nản.
+ Câu hỏi, bài tập ở mức độ kiến thức nâng cao nếu ở dạng “mở”, có nhiều
cách thực hiện, nhiều câu trả lời khác nhau thì càng tốt.
- Chia nhóm:
+ Tùy theo tính chất của nội dung học hoặc tùy theo đặc điểm của lớp, giáo
viên có thể chia nhóm học sinh theo các cách như sau:
Nhóm ngẫu nhiên, ví dụ: cho học sinh đếm số từ 1 đến 6, đếm cho hết số học
sinh của lớp, những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm; hoặc
giáo viên chuẩn bị các biểu tượng có số lượng bằng nhau và phát ngẫu nhiên cho
học sinh; những học sinh có cùng biểu tượng thì được xếp vào một nhóm.
Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do giáo viên lựa chọn; nhóm chọn bạn
(học sinh có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm); nhóm cố định (do giáo viên
chọn những em ngồi gần nhau để thành lập một nhóm).
Lưu ý: Số lượng thành viên trong mỗi nhóm nên có từ 4 - 6 em. Nếu nhóm có
quá nhiều thành viên, thì ưu điểm là sẽ có những học sinh năng lực khác nhau
nhưng việc điều hành để các học sinh đều tích cực tham gia thảo luận sẽ gặp khó
khăn.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai


-4-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

+ Với số lượng thành viên hợp lý và các thành viên trong nhóm có năng lực
khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi
trường sống, nghĩa là thành phần nhóm gần giống với các thành phần xã hội thì tính
hợp tác, chia sẻ được phát huy tốt hơn.
+ Để hình thành kỹ năng hoạt động học nhóm, giai đoạn đầu giáo viên nên bắt
đầu từ nhóm đôi. Khi học sinh đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức
nhóm với số lượng nhiều hơn. Cũng nên cân nhắc đến việc cần có thời gian để từng
học sinh thích ứng với các hoạt động nhóm.
- Phân công trách nhiệm trong nhóm:
+ Mỗi học sinh đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc phân công
trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đề xuất và thống
nhất.
+ Thông thường trong mỗi nhóm có các thành phần sau: trưởng nhóm: điều
hành nhóm hoạt động; thư kí: tự ghi lại kết quả học cá nhân và sửa chữa bổ sung
khi được các thành viên trong nhóm góp ý, thống nhất để làm tư liệu của nhóm.
- Giao – nhận nhiệm vụ nhóm:
+ Dựa vào nội dung học tập nêu trong sách giáo khoa, nhiệm vụ của các nhóm
có thể giống nhau hoặc khác nhau, phụ thuộc vào mục đích dạy học, nhưng việc
giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đều phải rõ ràng, ngắn gọn bằng hình thức dùng lời,
viết lên bảng chính, bảng phụ các câu hỏi, bài tập, phiếu học tập.
+ Hướng dẫn cách thức thực hiện, chuẩn bị các điều kiện, công cụ học tập
(phiếu học cá nhân, vở ghi, vở nháp, bảng phấn, thước, bút, sách giáo khoa, tư liệu
tham khảo, vật quan sát... ) đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của

nhóm mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu.
+ Nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm… trong
sách giáo khoa, kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ
được giao hay chưa.
- Báo cáo, trao đổi trong lớp:
+ Giáo viên quy định thời lượng cho các báo cáo và thời lượng cả lớp thảo
luận, góp ý hoàn thiện sản phẩm học, thời lượng để tất cả học sinh hoàn thiện phần
ghi chép cá nhân.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-5-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

+ Tuỳ theo nội dung và điều kiện thời gian, giáo viên chọn đại diện của một
nhóm, đại diện của một số nhóm hoặc đại diện của tất cả các nhóm lần lượt sử dụng
tư liệu (kết quả học) của nhóm để lên trình bày, các học sinh khác lắng nghe, tranh
luận, phản hồi (nêu ý kiến khác, điều chỉnh ý kiến, hỏi thêm, bổ sung ý kiến, mở
rộng ý kiến,…). Từ đó tự điều chỉnh, hoàn thành thêm nhiệm vụ học tập cá nhân.
+ Giáo viên có thể tham gia cùng với học sinh trong vai người chia sẻ, khơi
gợi, định hướng,… Cuối cùng, nếu cần thiết, giáo viên chia sẻ ý kiến, chuẩn hóa
kiến thức, kĩ năng, kết luận, củng cố,… Cho học sinh tiếp thu.
b. Một số ví dụ dẫn chứng minh họa:
* Ví dụ 1: Khi dạy bài 12: CHÂU ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI.
Hoạt động khởi động: Tìm hiểu về những cuộc phát kiến địa lí.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Quan sát lược đồ trình bày cuộc phát kiến của Đi-a-xơ.
+ Nhóm 2: Quan sát lược đồ trình bày cuộc phát kiến của Va-xco-đơ-ga-ma.

+ Nhóm 3: Quan sát lược đồ trình bày cuộc phát kiến của Co-lôm-bô.
+ Nhóm 4: Quan sát lược đồ trình bày cuộc phát kiến của Ma-gien-lan.
- Các nhóm thảo luận ghi vào bảng phụ, đại diện nhóm trưởng lên báo cáo.
- Giáo viên nhận xét chốt kiến thức.

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI
* Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-6-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

Phần 1: Tìm hiểu một số triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng trang 96 để trao đổi thao luận nhóm:
+ Mỗi nhóm tìm hiểu một triều đại.
+ Thư ký nhóm ghi nội dung, nhóm nào xong, treo nội dụng lên bảng.
+ Các nhóm nhận xét với nhau.
- Giáo viên nhận xét chốt kiến thức.
* Ví dụ 3: Khi dạy bài 14: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á.
Sau khi dạy hết phần 1 đến phần 2: Khám phá về Vương quốc Cam-pu-chia.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm như sau:
+ Nhóm 1 + 2: Quan sát hình trả lời những câu hỏi: Nhận xét về công trình
kiến trúc của người Cam-pu-chia.

Hình: Quần thể đền Ăng-co Vát nhìn từ trên cao.
+ Nhóm 3 + 4: Nêu các giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia thời cổ - trung
đại.

- Giáo viên cho chủ tịch hội đồng tự quản của lớp lên nhận xét sau đó giáo
viên chốt kiến thức.
* Ví dụ 4: Khi dạy bài 15: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN
LÊ ( Thế kỉ X). Phần 1.1: Tình hình nước ta thời nhà Đinh.
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận theo nội dung kiến thức sách giáo khoa.
- Mỗi nhóm cử một thành viên đóng vai Đinh Bộ Lĩnh, dùng lời và cử chỉ nêu
lại nội dung đánh các sứ quân.
- Từng nhóm lên trình bày; nhóm khác nhận xét; Giáo viên nhận xét.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-7-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

* Ví dụ 5: Khi dạy bài 16: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCỦA NHÀ
NƯỚC PHONG KIẾN LÝ, TRẦN, HỒ (TK X- ĐẦU TK XV). Phần 2: Tìm hiểu
về pháp luật, quân đội, đối nội, đối ngoại nhà Lý.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình: Lý Thái Tổ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo cặp với những câu hỏi sau:
+ Pháp luật và quân đội thời Lý có đặc điểm gì? Tác dụng như thế nào?
+ Thế nào là chính sách ‘‘Ngụ binh ư nông’’?
+ Chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc? Tại sao nhà Lý lại làm
như vậy?
- Các nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung nhận xét, giáo viên chốt kiến thức.
d. Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm:
- Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong
nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài.
- Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung

bình – yếu – kém, hiếu đông – trầm lặng…). Nên để học sinh luân phiên nhau làm
nhóm trưởng, thư ký. Qui mô nhóm không nên quá đông.
- Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống
xảy ra cùng các phương án xử lý .
- Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm
vụ.
- Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm, có sự
giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc.
- Trong mỗi nhóm cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề
cao vai trò hợp tác.
- Cần tạo không khí thi đua giữa các nhóm để khuyến khích học tập.
- Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp
thời động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các
nhóm làm việc chưa tốt.
3. Kết qua:
- Trong năm học 2017 - 2018, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
giảng dạy vào bộ môn Khoa học xã hội lớp 7, theo mô hình trường học mới ở
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-8-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

trường THCS Lý Thường Kiệt, tôi nhận thấy học sinh không còn tình trạng chán
học giờ Lịch sử nữa, các em hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài học qua các
buổi làm việc thảo luận nhóm.
- Các em có sự thi đua giữa các tổ, nhóm nhờ vậy mà các em tiếp thu bài
nhanh chóng hơn trước, giờ học Lịch sử không còn nặng nề, áp lực như trước.

- Kết quả cụ thê: Qua kiểm tra giữa học kì I; kiểm tra học kì I; điểm TBM học
kì I năm học 2017 – 2018 đạt kết quả như sau:
+ Điểm kiểm tra giữa học kì I:
Lớp

TS

Lớp

TS

7A1

34

Giỏi
SL
8

%
7A1
34
23,5
2
+ Điểm kiểm tra học kì I:

Khá
SL
16


Giỏi
SL
20

%
58,8
2

%
47,0
5

TB
SL
10

Khá
SL
6

%
17,64

%
29,41

TB
SL
8


%
23,5
2

Yếu - kém
SL
%

Yếu - kém
SL
%

+ Điểm TBM học kì I:
Lớp

TS

Giỏi
SL
29

Khá

TB

Yếu - kém
SL
%

%

SL
%
SL
%
7A1
34
85,2
4
11,76
1
2,94
9
* Phân tích, so sánh, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy từ kết quả đạt được tôi nhận thấy:
- Về phía giáo viên:
+ Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung
trọng tâm, có tính tư duy học một phần học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
+ Giáo viên nên cho học sinh về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu lại toàn bài
học mới, nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2, 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3
nhóm chuẩn bị một nội dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá hoặc ít
nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

-9-


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7


+ Giáo viên chuẩn bị kế hoach dạy học một cách chu đáo, logic được nội dung
kiến thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi và dàn ý tối ưu trong phần
thảo luận.
+ Thời gian trong một tiết giảng 45 phút giáo viên không phải làm việc nhiều
chủ yếu hướng dẫn học sinh chủ động bàn bạc thảo luận phát huy tính tự lập, khai
thác và hoàn thành kiến thức trong bài.
- Về phía học sinh :
+ Học sinh: Khoảng 80% học sinh trung bình đã biết cách thảo luận, mạnh dạn
đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện
tập ở nhà. Một số học sinh khá giỏi thuộc bài ngay tại lớp.
+ Học sinh có thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước
khi đến lớp.
+ Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp
phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học,
tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.
- Những kinh nghiệm rút ra khi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm:
+ Sáng kiến không những sử dụng trong bộ môn Khoa học xẫ hội lớp 7 mà
còn phổ biến rộng ra ở các bộ môn khác.
+ Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các tiết dạy.
+ Các tiết dạy áp dụng đề tài sáng kiến thời gian đầu thường không kịp giờ (Vì
kĩ năng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh cũng như phương pháp thảo luận chưa
khoa học). Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa học,
thời gian đảm bảo.
+ Giáo viên cần phải cố gắn quản lí thật tốt khi cho các em thảo luận và
khuyến khích đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó.
+ Một số học sinh chưa có ý thức cao vẫn còn lợi dung thời gian thảo luận để
làm việc riêng gây ảnh hưởng đến các học sinh khác và một số em khác còn nhút
nhát, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.
C. KẾT LUẬN:


Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

- 10 -


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

- Học nhóm theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tự học,
sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp
dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.
- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cải cách
sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đạo tạo trong thời gian tới.
- Các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích
cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng,
tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động
học tập.
- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời
sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh,
của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các em kĩ năng
giải quyết các vấn đề, khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết
học.
- Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải
không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện.
- Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy
học.
- Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy
học.

- Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
- Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
- Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của học sinh.
- Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối
lớp ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt là mô hình trường học mới.
Vĩnh Hưng A, ngày 15 tháng 03 năm 2018
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Hai
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

- 11 -


Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy học Lịch sử môn
Khoa học xã hội lớp 7

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hai

- 12 -



×