Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ đại TRỰC TRÀNG tái PHÁT DI căn BẰNG hóa CHẤT PHÁC đồ FOLFIRI tại BỆNH VIỆN UNG bướu hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ CÔNG ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
ĐẠI TRỰC TRÀNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG
HÓA CHẤT PHÁC ĐỒ FOLFIRI TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ CÔNG ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
ĐẠI TRỰC TRÀNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG
HÓA CHẤT PHÁC ĐỒ FOLFIRI TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
Chuyên ngành : Ung thư


Mã số

: 60720149

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRỊNH LÊ HUY

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ, Bác sỹ Trịnh Lê Huy,
người thầy, người anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiếu,
Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập từ giai đoạn
bảo vệ đề cương cho tới nay. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ
Lê Văn Quảng, Chủ nhiệm Bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội,
trưởng khoa Ung Bướu và Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
người thầy đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại Bộ môn và hoàn
thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trọng
Hiếu, Trưởng Khoa Nội II- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã luôn động viên,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công việc chuyên môn
cũng như trong quá trình chuẩn bị bảo vệ luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám Đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn những đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và hỗ trợ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm sâu
sắc nhất tới bố mẹ, vợ, con và những người thân trong gia đình đã luôn bên

cạnh cùng sẻ những khó khăn, là nguồn động viên tinh thần để tôi vững tâm
bước tiếp trên con đường sự nghiệp.

Lê Công Định


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Công Định, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành ung
thư, Trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS.Trịnh Lê Huy.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019
Người viết cam đoan

Lê Công Định


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3
................................................................................................................................... 3
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ, Bác sỹ Trịnh Lê Huy, người
thầy, người anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiếu, Nguyên Chủ

nhiệm bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập từ giai đoạn bảo vệ đề
cương cho tới nay. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn
Quảng, Chủ nhiệm Bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội, trưởng khoa
Ung Bướu và Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người thầy đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại Bộ môn và hoàn thành luận án
này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trọng Hiếu, Trưởng
Khoa Nội II- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công việc chuyên môn cũng như trong
quá trình chuẩn bị bảo vệ luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc,
Phòng Kế hoạch Tổng hợp- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn
những đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và hỗ trợ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm sâu sắc nhất tới
bố mẹ, vợ, con và những người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh cùng sẻ
những khó khăn, là nguồn động viên tinh thần để tôi vững tâm bước tiếp trên
con đường sự nghiệp................................................................................................3
Lê Công Định..........................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................4
Tôi là Lê Công Định, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành ung thư,
Trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin cam đoan:.......................................................4
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS.Trịnh Lê Huy......................................................................................................4
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam...............................................................................................4
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.......4


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này......4

Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019.......................................................................4
Người viết cam đoan................................................................................................4
Lê Công Định...........................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................14
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................16
................................................................................................................................. 16
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................17
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................18
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1.................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN..........................................................................................................3
1.1. Dịch tễ học ung thư đại trực tràng.............................................................................................3
1.1.1. Tỉ lệ mắc và tử vong.............................................................................................................3
1.1.2.Tuổi, giới, địa lý.....................................................................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ.............................................................................................4
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và mô học của đại tràng, trực tràng..............................................4
1.2.1. Giải phẫu..............................................................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm mô học.................................................................................................................5
1.3. Triệu chứng và chẩn đoán ung thư đại trực tràng.....................................................................5
1.3.1. Triệu chứng..........................................................................................................................5
1.3.2. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng....................................................................................10
1.4. Một số đặc điểm của ung thư đại trực tràng tái phát di căn..................................................12
1.4.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm tái phát di căn của UTĐTT............................................12
Nghiên cứu của Bohm và cộng sự trên 487 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị
triệt căn bằng phẫu thuật. Sau thời gian theo dõi 10 năm, tỉ lệ tái phát chung là
30.5%, chỉ tái phát tại chỗ/tại vùng là 30.9%, chỉ có di căn xa chiếm 51% và tỉ lệ có cả
tái phát tại chỗ/tại vùng và di căn xa chiếm 18.1%. Khi phân tích mối liên quan giữa vị
trí tái phát, di căn với các yếu tố khác, tác giả nhận thấy rằng, tỉ tái phát tại chỗ/tại
vùng của ung thư trực tràng cao hơn so với đại tràng (p< 0.05), tỉ lệ di căn chiếm cao
nhất sau đó là di căn phổi và giai đoạn ở chẩn đoán ban đầu càng muộn thì thời gian

xuất hiện tái phát di căn càng sớm và tỉ lệ tái phát di căn càng cao [2]........................12
Thử nghiệm FACS (follow-up after colorectal cancer surgery) là một nghiên cứu hồi cứu trên
1202 bệnh nhân UTĐTT giai đoạn I-III được điều trị phẫu thuật triệt căn và điều trị bổ


trợ (nếu có chỉ định), nhằm đánh giá đặc điểm tái phát và sống thêm của các bệnh
nhân này sau tái phát. Sau thời gian theo dõi trung bình là 4.4 năm, tỉ lệ tái phát
chung là 17%, tỉ lệ chỉ tái phát di căn ở một cơ quan là 65.6% (gan: 26.5%, phổi:
17.5%, tái phát tại chỗ/tại vùng: 21.6%) và tỉ lệ có tái phát di căn từ 02 vị trí trở lên là
34.4%. Khi đánh giá liên quan giữa vị trí tái phát di căn và vị trí u nguyên phát, tác giả
nhận thấy tỉ lệ chỉ có di căn phổi cao hơn ở ung thư trực tràng so với vị trí còn lại
(p<0.0001) và những trường hợp có di căn vị trí khác ngoài phổi, gan hay những
trường hợp tái phát di căn từ 02 vị trí trở lên thường gặp nhiều hơn ở ung thư đại
tràng phải (p=0.018). Về liên quan với giai đoạn, bệnh nhân có giai đoạn bệnh càng
muộn thì tỉ lệ tái phát di căn càng cao [20]....................................................................13
1.4.2. Một số đặc điểm lâm sàng của ung thư đại trực tràng tái phát di căn............................13
1.5. Các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng tái phát di căn...........................................14
1.5.1. Vai trò của phẫu thuật.......................................................................................................14
1.5.2. Vai trò của tia xạ................................................................................................................15
1.5.3. Vai trò của các phương pháp điều trị toàn thân...............................................................15

Chương 2................................................................................................................ 21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................22
2.2.2. Thu thập thông tin.............................................................................................................22
2.3. Các bước và phương pháp tiến hành.......................................................................................23

2.3.1. Thu thập thông tin trước điều trị......................................................................................23
Các thông tin về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng trước điều trị trong hồ sơ bệnh án được điền vào Mẫu bệnh án nghiên cứu đã
thiết kế sẵn (mục tiêu 1).................................................................................................23
2.3.2. Phác đồ hóa chất điều trị trong nghiên cứu.....................................................................23
2.3.3. Các tiêu chuẩn, chỉ số áp dụng trong nghiên cứu............................................................24
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................26
2.4. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................................27

Chương 3................................................................................................................ 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................28


3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đại trực tràng tái phát di căn không
còn chỉ định điều trị triệt căn.................................................................................................29
Trong thời gian 04 năm từ 8/2013 đến 8/2017 có 52 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn được
đưa vào nghiên cứu................................................................................................................29
3.1.1. Đặc điểm phân bố về giới..................................................................................................29
3.1.2. Đặc điểm phân bố về tuổi.................................................................................................29
3.1.3. Chỉ số toàn trạng trước điều trị........................................................................................29
3.1.4. Lý do vào viện....................................................................................................................30
3.1.5. Triệu chứng toàn thân trước điều trị................................................................................30
3.1.6. Vị trí u nguyên phát...........................................................................................................31
3.1.7. Phân bố vị trí tái phát di căn.............................................................................................31
3.1.8. Phân bố số vị trí trí di căn..................................................................................................32
3.1.9. Phân bố thể mô bệnh học.................................................................................................32
Nhận xét:......................................................................................................................................33
UTBM tuyến biệt hóa vừa chiếm tỉ lệ cao nhất, trên 55%, UTBM tuyến kém biệt hóa chiếm
21.2%, còn lại là UTBM biệt hóa cao và UTBM tuyến nhầy chiếm tỉ lệ ngang nhau
(11.5%)............................................................................................................................33

3.1.10. Độ mô học........................................................................................................................33
3.1.11. Đặc điểm CEA trước điều trị...........................................................................................33
3.2. Kết quả điều trị.........................................................................................................................34
3.2.1. Số bệnh nhân điều trị hết 03 chu kỳ, 06 chu kỳ................................................................34
3.2.2. Liều điều trị trung bình ở mỗi chu kỳ hóa trị....................................................................34
3.2.3. Đáp ứng điều trị.................................................................................................................35
3.2.4. Đánh giá một số yếu tố liên quan tới đáp ứng.................................................................35
3.2.5. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển.....................................................................37
3.2.6. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và vị trí u nguyên phát................................37
3.2.7. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và số vị trí (cơ quan bị di căn)....................38
3.2.8. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và tình trạng di căn phúc mạc....................38
Nhận xét:......................................................................................................................................39
Bệnh nhân có di căn phúc mạc có thời gian sống thêm không bệnh tiến triển thấp hơn so với
nhóm bệnh nhân không có di căn phúc mạc (p=0.001)................................................39


3.2.9. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và độ mô học..............................................39
3.3. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ FOLFIRI......................................39
3.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết................................................................................................39

Chương 4................................................................................................................ 43
BÀN LUẬN............................................................................................................43
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đại trực tràng tái phát di căn không
còn chỉ định điều trị triệt căn.................................................................................................43
4.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng................................................................................................43
4.1.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................................46
4.2. Kết quả điều trị của phác đồ FOLFIRI trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát di căn
.................................................................................................................................................49
4.2.1. Tỉ lệ đáp ứng......................................................................................................................49
4.2.2. Đánh giá mối liên quan giữa tỉ lệ đáp ứng với một số yếu tố khác.....................................51

Mối liên quan giữa tỉ lệ đáp ứng với vị trí u nguyên phát..............................................................51
Đại tràng phải, đại tràng trái và trực tràng có nhiều đặc điểm khác nhau về phôi thai học, theo
đó đại tràng phải có nguồn gốc từ đoạn ruột giữa, đại tràng trái và 2/3 trên ống hậu môntrực tràng nguồn gốc từ đoạn ruột sau (ruột giữa và ruột sau có nguồn gốc từ nội bì) và
1/3 dưới ống hậu môn-trực tràng có nguồn từ ngoại bì [46], từ đó dẫn đến nhiều đặc
điểm khác nhau về giải phẫu, sinh lý, mô học và đặc điểm sinh học phân tử và ung thư ở
các vị trí tương ứng cũng khác nhau về dịch tễ, đặc điểm bệnh học, tiến triển, tiên lượng
và phương pháp điều trị, theo đó đại tràng trái có tiên lượng tốt hơn đại tràng phải và tỉ lệ
tái phát tại chỗ, tại vùng của ung thư trực tràng cao hơn đại tràng [47]. Tuy nhiên hiện nay
chưa có bằng chứng về sự khác nhau giữa đại tràng phải, đại tràng trái và trực tràng về tỉ
lệ đáp ứng với phác đồ FOLFIRI khi bệnh tái phát di căn. Trong nghiên cứu này chúng tôi
nhận thấy sự khác biệt về tỉ lệ đáp ứng giữa 03 nhóm vị trí u nguyên phát là không có ý
nghĩa thống kê với p= 0.096...................................................................................................51
Mối liên quan giữa tỉ lệ đáp ứng với số vị trí cơ quan di căn.........................................................51
Số lượng vị trí di căn càng nhiều thì tiên lượng càng xấu. Trong nghiên cứu này chúng tôi chia số
lượng vị trí cơ quan bị di căn thành 03 nhóm và đánh giá mối liên quan với tỉ lệ đáp ứng,
theo đó nhóm chỉ di căn 01 cơ quan có tỉ lệ đáp ứng cao nhất sau đó đến nhóm có 02 cơ
quan di căn và cuối cùng là nhóm có ≥ 03 vị trí cơ quan bị di căn, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p= 0.002...................................................................................................51
Mối liên quan giữa tỉ lệ đáp ứng với phần trăm liều tối đa............................................................52
Liều lượng thuốc tối đa được tính theo diện tích da của từng người bệnh, các nghiên cứu cho
thấy liều thuốc đưa vào người bệnh càng cao (sát liều tối đa) thì hiệu quả càng cao và
giảm tỉ lệ kháng thuốc của tế bào ung thư [48]. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng không
phải lúc nào thầy thuốc cũng có thể sử dụng liều tối đa trên người bệnh mà có thể phải


giảm bớt tùy theo thể trạng, bệnh lý phối hợp và độc tính của thuốc. Mối liên quan giữa
phần trăm liều điều trị của Irinotecan với tỉ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm của bệnh
nhân ung thư đại trực tràng di căn khi điều trị bằng phác đồ FOLFIRI đã được tác giả Goro
Nakayama và cộng sự công bố năm 2014, theo đó về tỉ lệ đáp ứng, bệnh nhân dùng liều ≥
80% liều tối đa có tỉ lệ đáp ứng chung là 65%, cao hơn so với bệnh nhân dùng liều < 80%

có tỉ lệ đáp ứng chung chỉ đạt 6% với p< 0.001; tỉ lệ kiểm soát bệnh tương ứng là 100% và
59% (p< 0.01). Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển trung bình của hai nhóm tương
ứng là: 9.9 tháng so với 5.6 tháng (p< 0.01)..........................................................................52
Từ kết quả của nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc chia liều điều trị thành 02 mức: ≥
80% liều tối đa và < 80% liều tối đa tạo ra sự “chênh lệch” khá lớn về hiệu quả điều trị, vì
vậy nên chúng tôi quyết định chia tỉ lệ phần trăm liều tối đa thành 02 mức: < 90% liều tối
đa và ≥ 90 liều tối đa. Khi phân tích mối liên quan giữa 02 mức liều này với tỉ lệ đáp ứng,
chung tôi nhận thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ đáp ứng giữa 02 nhóm liều, p= 0.147..52
4.2.3. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển - Progression Free Survival (PFS)................53
Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển được tính từ thời điểm bắt đầu điều trị theo phác
đồ nghiên cứu cho tới khi bệnh tiến triển. Tron gung thư giai đoạn muộn nói chung và ung
thư đại trực tràng tái phát di căn nói riệng, PFS là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá
kết quả điều trị bởi nó không những phản ánh được hiệu quả về sống thêm mà còn thể
hiện được hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của bệnh. PFS trong nghiên cứu của
chúng tôi là 5.1 ± 1.341 tháng. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò của phác
đồ FOLFIRI trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát di căn đã điều trị trước đó với
phác đồ có Oxaliplatin, nghiên cứu của Trần Xuân Vĩnh (2014) trên 48 bệnh nhân tại bệnh
viện K cho thấy PFS trung bình là 4.7 tháng [5]. PFS trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
khá tương đồng với kết quả nghiện cứu tại các trung tâm lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc và một số nước Châu Âu khác với PFS dao động từ 4.7 -7.1 tháng [5],[36],[40],
[44],[45] (Bảng 4.1).................................................................................................................53
4.2.4. Mối liên quan giữa thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và một số yếu tố..............54
Liên quan giữa thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và vị trí u nguyên phát.....................54
Liên quan giữa thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và số vị trí (cơ quan) di căn..............54
Số vị trí di căn càng nhiều sẽ liên quan tới tiên lượng xấu, không những tỉ lệ đáp tỉ lệ đáp ứng
thấp mà còn tỉ lệ nghịch với PFS. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng di căn 01 vị trí,
02 vị trí và di căn ≥ 03 vị trí có PFS lần lượt là 6.7, 4.7 và 3.7 tháng, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p=0.001....................................................................................................54
Liên quan giữa thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và độ mô học....................................55
Độ mô học cao liên quan tới tiên lượng xấu do độ ác tính cao và thời gian tiến triển nhanh. Tuy

nhiên khi phân tích mối liên quan của độ mô học với PFS chúng tôi không nhận thấy sự
khác nhau về PFS giữa các độ mô học khác nhau với p=1.000, có lẽ do cỡ mẫu của chúng
tôi nhỏm chưa đủ để phản ánh mối liên hệ đó.....................................................................55
4.3. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ FOLFIRI trên bệnh nhân ung thư đại trực
tràng tái phát di căn................................................................................................................55


4.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết................................................................................................55
Hạ bạch cầu trung tính....................................................................................................................55
Hạ tiểu cầu.......................................................................................................................................56
Tỉ lệ hạ tiểu cầu trung bình ở tất cả các độ là 16.9%, trong đó chủ yếu là độ 1, chiếm 8.9%, độ 2
là 6.5%, độ 3 rất ít gặp, chiếm 1.5% và không ghi nhận trường hợp nào hạ tiểu cầu độ 4.
Theo nghiên cứu của Trần Xuân Vĩnh (2014), tỉ lệ hạ tiểu cầu nói chung là 6.5% và chỉ gặp
độ 1 [30]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như của Recchia
nghiên cứu trên 35 bệnh nhân tại Italia thì tỉ lệ hạ tiểu cầu nói chung là 18%, hạ độ 3 là
9%, không có bệnh nhân hạ hộ 4 [5], nghiên cứu của Jae Hyun Kim tại Hàn Quốc, tỉ lệ hạ
tiểu cầu trung bình ở các mức độ là 53.7%, trong đó hạ độ 3 là 13% [5], cao hơn nghiên
cứu của chúng tôi, điều này có thể giải thích tương tự như với hạ bạch cầu trung tính đã
nói ở trên, có lẽ do các bệnh nhân trong các nghiên cứu trên được điều trị bằng phác đồ
FOLFIRI sau khi đã tiến triển với phác đồ có Oxaliplatin, một loại thuốc mà độc tính hạ tiểu
cầu khá thường gặp................................................................................................................56
Thiếu máu........................................................................................................................................56
Thiếu máu là vấn đề khá thường gặp trên bệnh nhân ung thư nói chung, nhất là trên bệnh nhân
ở giai đoạn tái phát di căn điều trị hóa chất. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ có thiếu
máu nói chung ở các mức độ lên tới trên 60%, tuy nhiên chủ yếu gặp độ 1, 2 chiếm 55.1%,
độ 3,4 chiếm 4.2%. Tỉ lệ thiếu máu trung bình ở các mức độ cũng khá cao theo các nghiên
cứu nước ngoài [5],[36],[44],[45]. Tuy nhiên tỉ lệ thiếu máu độ 3,4 trong nghiên cứu của
chúng tôi lại thấp hơn, như trong nghiên cứu của Jae Hyun Kim khi mà tỉ lệ thiếu máu độ
3,4 lên tới 18.5% [5] và của Recchia là 9% [36] Thiếu máu tuy không gây nguy hiểm tính
mạng nhưng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân mệt mỏi, thiếu máu gặp phải trong quá

trình điều trị hóa chất ngoài nguyên nhân do độc tính của thuốc hóa chất trên tủy xương
còn do bản thân bệnh ung thư đại trực tràng tái phát di căn gây ra bởi theo ghi nhận của
chúng tôi, tỉ lệ có thiếu máu nói chung trước khi điều trị lên tới 46.1%..............................56
Như vậy có sự khác nhau về độc tính trên hệ tạo huyết của phác đồ FOLFIRI giữa các nghiên cứu
bởi đối tượng bệnh nhân không không nhau, thể trạng khác nhau giữa những khu vựa địa
lý khác nhau, phần trăm liều tối đa khác nhau. Độc tính trên hệ tạo huyết trong nghiên
cứu của chúng tôi nhìn chung là cao hơn so với nghiên cứu cứu của Trần Xuân Vĩnh nhưng
thấp hơn so với các nghiên cứu nước ngoài..........................................................................57
4.3.2. Độc tính trên gan, thận......................................................................................................57
Độc tính trên gan.............................................................................................................................57
Irinotecan được chuyển hóa sang chất có hoạt tính kháng u là SN-38 qua xúc tác của enzyme
Carboxylesterase, quá trình này diễn ra chủ yếu ở gan [50] và 80% 5-Fluorouracil sau khi
vào tuần hoàn cũng được chuyển hóa tại gan [20] do vậy có thể gây độc tính trên tế bào
gan, viêm gan, thường biểu hiện qua xét nghiệm có tăng men gan và/hoặc tăng billirubine.
.................................................................................................................................................57
Tỉ lệ bệnh nhân có tăng AST, ALT nói chung là 20.7%, trong đó chủ yếu gặp độ 1 (17.6%), độ 2 chỉ
chiếm 2.3%, có 02 bệnh nhận độ 3, chiếm 0.8%, không gặp bệnh nhân có tăng độ 4. Khi so


sánh với một số nghiên cứu gần tương tự khác trên phác đồ FOLFIRI, chúng tôi thấy tỉ lệ
này tương đồng với nghiên cứu của Recchia với tỉ lệ tăng AST, ALT trung bình là 18% [36]
nhưng thấp hơn của Trần Xuân Vĩnh với tỉ lệ tăng men gan nói chung là 40.9% [30]. Ngoài
vấn đề độc tính của thuốc hóa chất, tăng AST/ALT, billirubine còn do các nguyên nhân khác
như: nhiễm viêm gan virus, khối di căn gan lớn, …Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu
của chúng tôi đều có xét nghiệm sàng lọc viêm gan virus B, C trước điều trị và những
trường hợp có HbSAg (+) hoặc anti-HCV (+) sẽ được khám chuyên khoa Viêm gan, dùng
thuốc kháng virus trước điều trị và theo dõi sát bằng xét nghiệm AST, ALT cũng như chức
năng gan trước mỗi đợt truyền hóa chất..............................................................................58
Độc tính trên thận............................................................................................................................58
Chỉ có 1.5% có tăng creatinine trong quá trình điều trị và đều là tăng độ 1 và điều hồi phục hoàn

toàn sau đó. Tỉ lệ này khá tương đồng với các nghiên cứu tương tự khác trên phác đồ
FOLFIRI [36],[30].....................................................................................................................58
4.3.3. Độc tính khác.....................................................................................................................58
Buồn nôn, nôn.................................................................................................................................58

KẾT LUẬN............................................................................................................60
- UTBM tuyến biệt hóa vừa chiếm tỉ lệ cao nhất 55.8%, UTBM tuyến kém biệt hóa chiếm 21.2%,
còn lại là UTBM tuyến kém biệt hóa và UTBM tuyến nhầy đều chiếm 11.5%. Độ mô học
thấp chiếm 67.3%, độ mô học cao chiếm 32.7%...................................................................61
- Nồng độ CEA : 76.9% bệnh nhân có tăng CEA trước điều trị.......................................................61
2. Kết quả điều trị và độc tính của phác đồ....................................................................................61
a. Kết quả điều trị:...........................................................................................................................61
Đáp ứng............................................................................................................................................61
- Tỉ lệ đáp ứng chung: 15.4%, bệnh giữ nguyên: 51.9%, bệnh tiến triển chiếm 32.7%, tỉ lệ kiểm
soát bệnh đạt: 67.3%..............................................................................................................61
- Tỉ lệ đáp ứng có liên quan với số vị trí bị di căn. Không tìm thấy mối liên quan giữa tỉ lệ đáp
ứng với các yếu tố: tuổi, thể trạng trước điều trị, vị trí u, thể giải phẫu bệnh, độ mô học và
tỉ lệ phần trăm liều điều trị tối đa..........................................................................................61
Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển....................................................................................61
- Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển trung bình là 5.1 tháng...........................................61
- Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển có liên quan tới vị trí u và số lượng cơ quan di căn
nhưng. Chưa có bằng chứng về mối liên quan thời gian sống thêm không bệnh tiến triển
với độ mô học.........................................................................................................................61
b. Độc tính........................................................................................................................................61
- Tỉ lệ trung bình có tăng AST, ALT nói chung là 20.7%, trong đó chủ yếu gặp độ 1 (17.6%). Suy
thận không thường gặp, chỉ 1.5% có suy thận (độ I), sau đó hồi phục hoàn toàn...............62


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
5-FU

: 5-Fluorouracil

AJCC

: Hiệp hội ung thư Mỹ (American Joint Commitee on Cancer)

ASCO

: Hiệp hội lâm sàng ung thư quốc gia Mỹ
(American Society of Clinical Oncology)

BN

: Bệnh nhân

CEA

: Kháng nguyên biểu mô phôi (Carcinoembryonic Antigen)

CS

: Cộng sự

CT Scanner

: Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography)


DFS

: Sống thêm không bệnh (Disease Free Survival)

EGFR

: Yếu tố phát triển biểu mô

EORTC

: Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu
(European Organisation for Research and Treatment of Cancer)

FAP

: Hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình
(Familial Adenomatous Polyposis)

FOLFIRI

: Phác đồ hóa chất gồm 5-FU, acid folinic và irinotecan

FOLFOX4

: Phác đồ hóa chất gồm 5-FU, acid folinic và oxaliplatin

FOLFOXIRI

: Phác đồ hóa chất gồm 5-FU, acid folinic, oxaliplatin và irinotecan


FUFA

: Phác đồ hóa chất gồm 5-FU và acid folinic

G-CSF

: Yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt
(Granulocyte - Colony Stimulating Factor)

IARC

: Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế

MBH

: Mô bệnh học

LVEF

: Phân suất tống máu thất trái
(Left Ventricular Ejection Fraction)

OS

: Thời gian sống thêm toàn bộ (Overall Survival)


PFS


: Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển
(Progression Free Survival)

PS

: Thể trạng chung (Performance Status)

RECIST

: Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng khối u đặc
(Response Evaluation Criteria in Solid Tumours)

TB

: Trung bình

UTBM

: Ung thư biểu mô

UTĐTT

: Ung thư đại trực tràng

UTĐT/UTTT : Ung thư đại tràng/ Ung thư trực tràng
VEGF

: Yếu tố phát triển mạch máu
(Vascular endothelial growth factor)


WHO

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại độ mô học UTĐTT (theo WHO-2000)...................................8
Bảng 1.2: Mô tả chi tiết T, N, M theo phiên bản thứ 8 (AJCC 2017)..................10
Bảng 1.3: Phân loại giai đoạn theo TNM phiên bản thứ 8 (AJCC 2017)............11
Bảng 2.1: Đánh giá toàn trạng theo WHO (PS)...................................................24
Bảng 2.2: Phân độ tác dụng phụ theo tiêu chuẩn của WHO..............................24
Bảng 2.3: Đánh giá đáp ứng theo RECIST 1.1.....................................................26
Bảng 3.1: Triệu chứng toàn thân trước điều trị..................................................31
Bảng 3.2: Liều điều trị trung bình của mỗi chu kỳ hóa trị..................................35
Bảng 3.3: Kết quả đáp ứng điều trị sau 03 chu kỳ và sau 06 chu kỳ..................35
Bảng 3.4: Đáp ứng và một số yếu tố liên quan...................................................35
Bảng 3.5: Hạ bạch cầu trung tính theo chu kỳ hóa trị........................................39
Bảng 3.6: Hạ tiểu cầu theo chu kỳ hóa trị...........................................................40
Bảng 3.7: Thiếu máu theo chu kỳ hóa trị............................................................40
Bảng 3.8: Độc tính trên gan theo chu kỳ hóa trị.................................................41
Bảng 3.9: Độc tính trên thận theo chu kỳ hóa trị...............................................41
Bảng 3.10: Nôn theo chu kỳ hóa trị....................................................................41
Bảng 3.11: Tiêu chảy theo chu kỳ hóa trị............................................................42
Bảng 4.1: Tỉ lệ đáp ứng và PFS của tác giả và một số nghiên cứu tương tự......53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phân bố về giới...........................................................29

Biểu đồ 3.2: Đặc điểm phân bố về tuổi (năm)................................................29
Biểu đồ 3.3: Phân bố chỉ số toàn trạng trước điều trị......................................30
Biểu đồ 3.4: Phân bố lý do vào viện...............................................................30
Biểu đồ 3.5: Phân bố vị trí u nguyên phát.......................................................31
Biểu đồ 3.6: Phân bố vị trí di căn....................................................................32
Biểu đồ 3.7: Phân bố số vị trí di căn...............................................................32
Biểu đồ 3.8: Phân bố thể giải phẫu bệnh.........................................................33
Biểu đồ 3.9: Phân bố độ mô học.....................................................................33
Biểu đồ 3.10: Phân bố CEA trước điều trị.......................................................34
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ chỉ điều trị hết 03 chu kỳ, điều trị hết 06 chu kỳ..............34
Biểu đồ 3.12: Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển (PFS)....................37
Biểu đồ 3.13: PFS và vị trí u nguyên phát......................................................38
Biểu đồ 3.14: PFS và số lượng vị trí (cơ quan) di căn....................................38
Biểu đồ 3.15: Thời gian sống thêm bệnh tiến triển (tháng).............................39
Biểu đồ 3.16: PFS và độ mô học.....................................................................39


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Giải phẫu đại-trực tràng....................................................................5
Hình 1.2: Xâm lấn u qua các lớp giải phẫu đại-trực tràng và phân loại TNM 11


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh lý ung thư thường gặp. Theo
báo cáo về gánh nặng ung thư toàn cầu năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới,
UTĐTT là ung thư có tỉ lệ mắc cao thứ ba thế giới (chỉ sau ung thư phổi và
ung thư vú) với 1.65 triệu ca mắc mới mỗi năm [1]. UTĐTT cũng đứng hàng

thứ tư về tỉ lệ tử vong do ung thư ở cả hai giới (chỉ sau ung thư phổi, gan và
dạ dày) với 835.000 ca tử vong mỗi năm [1]. Tuy là bệnh có khả năng điều trị
khỏi khi phát hiện sớm ở giai đoạn còn chỉ định phẫu thuật triệt căn nhưng tỉ
lệ tái phát của UTĐTT sau phẫu thuật và điều trị bổ trợ (hóa chất, xạ trị) còn
khá cao, khoảng 30-50%, bao gồm tái phát tại chỗ, tại vùng và/hoặc di căn xa.
Điều trị UTĐTT khi bệnh tái phát di căn hiện nay vẫn đang là một thách thức
lớn, các phương pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật hay xạ trị có vai trò hạn
chế, chủ yếu nhằm giải quyết triệu chứng gây ra do biến chứng của bệnh như:
tắc ruột, viêm phúc mạc do thủng, hay các triệu chứng do u chèn ép cơ quan
lân cận gây ra, vv... Lúc này điều trị toàn thân bằng thuốc hóa chất, thuốc sinh
học có vai trò chủ đạo, giúp cải thiện thời gian sống thêm và giảm nhẹ triệu
chứng. Hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, đã có nhiều loại thuốc điều
trị sinh học mới ra đời và đã chứng minh được vai trò của mình trong trong
điều trị UTĐTT tái phát di căn như: bevacizumab (Avastin), cetuximab
(Erbitux), panitumumab (Vectibix), pembrolizumab (Keytruda), vv... Tuy
nhiên thực tế hiện nay tại Việt Nam, việc phối hợp sử dụng hóa trị với các
thuốc điều trị sinh học kể trên với đa số người bệnh còn gặp nhiều hạn chế,
chủ yếu do giá thành của các thuốc điều trị sinh học trên còn quá cao so với
thu nhập thực tế của đa số người bệnh, vì vậy hiện nay tại nước ta hóa trị vẫn
là vũ khí chủ đạo trong điều trị UTĐTT tái phát di căn không còn chỉ định
điều trị triệt căn. Các phác đồ hóa chất chủ yếu là sự phối hợp của 5-FU với


2
oxaliplatin và/hoặc irinotecan trong các phác đồ: FOLFOX, FOLFIRI,
XELOX, XELIRI, FOLFOXIRI, …Việc lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp
trong giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng người bệnh và phác đồ
hóa chất bổ trợ đã sử dụng trước đó. Irinotecan (Campto®) phối hợp với 5-FU
trong phác đồ FOLFIRI đã được sử dụng trong điều trị UTĐTT tái phát di căn
từ những năm 1990 tới nay và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị

UTĐTT tái phát di căn khi đã điều trị bổ trợ trước đó với phác đồ có
oxaliplatin do có hiệu quả giúp kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện chất
lượng cuộc sống đã được chứng minh qua các nghiên cứu lớn ở nhiều trung
tâm khác nhau trên thế giới ,,,,,. Tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, phác đồ
FOLFIRI được sử dụng rất rộng rãi từ nhiều năm nay, tuy nhiên hiện nay
chưa có nghiên cứu nào đánh giá về kết quả điều trị phác đồ này tại bệnh
viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị ung
thư đại trực tràng tái phát di căn bằng hóa chất phác đồ FOLFIRI tại
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội" với hai mục tiêu sau:
1.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân
UTĐTT tái phát di căn tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ 8/2013 -

2.

08/2017.
Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác
đồ FOLFIRI trong điều trị UTĐTT tái phát di căn tại Bệnh viện Ung
Bướu Hà Nội từ 8/2013 - 08/2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học ung thư đại trực tràng
1.1.1. Tỉ lệ mắc và tử vong
- UTĐTT là bệnh lý phổ biến nhất trong các ung thư đường tiêu hóa và
là ung thư phổ biến đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư ở nam (chỉ sau

ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến), đứng thứ hai trong các ung thư ở nữ
(chỉ sau ung thư vú) về tỉ lệ mắc với số ca mới mắc năm 2015 lên tới 1.65
triệu người.
- UTĐTT đứng hàng thứ tư về tỉ lệ tử vong do ung thư trên thế giới, chỉ
sau ung thư phổi, gan và dạ dày với số ca tử vong do UTĐTT năm 2015
khoảng 835,000 người . Tuy không phải là khu vực có tỉ lệ mắc UTĐTT cao
so với các nước phát triển nhưng có đến 52% số người tử vong do UTĐTT lại
thuộc về các nước kém phát triển, điều này nói lên thời gian sống thêm của
bệnh nhân UTĐTT ở các nước này còn rất hạn chế.
- Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2014,
UTĐTT đứng thứ tư ở nam giới về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong (sau ung thư
phổi, gan, dạ dày). Ở nữ giới, UTĐTT đứng thứ sáu về tỉ lệ mắc (sau ung thư
vú, phổi, gan, cổ tử cung, dạ dày) và thứ năm về tỉ lệ tử vong (sau ung thư vú,
phổi, gan, dạ dày).
1.1.2. Tuổi, giới, địa lý
- Tỉ lệ mắc UTĐTT ở nam cao hơn ở nữ.
- Bệnh ít gặp ở tuổi dưới 40, tỉ lệ mắc và tỉ lệ mắc cao hơn rõ rệt từ 4050 tuổi và tăng dần trong các thập kỷ tiếp theo, tuổi mắc trung bình dao động
trong khoảng 50-70 tuổi. Thời gian trung bình từ lúc xuất hiện tổn thương tiền
ung thư tới khi thành ung thư thực sự mất từ 10-20 năm.


4
- Tỉ lệ người trẻ mắc UTĐTT đang có xu hướng tăng. Theo kết quả
thống kê năm 2017 tại Hoa Kỳ thì từ những năm 1980 tới nay, trong khi tỉ lệ
mắc sau tuổi 55 có xu hướng giảm thì tỉ lệ người trẻ mắc có xu hướng tăng:
người mắc trong độ tuổi 20-39 tăng hàng năm từ 1.0 -2.4% kể từ giữa những
năm 1980, người mắc trong độ tuổi 40-54 tăng hàng năm từ 0.5 - 1.3% từ
giữa những năm 1990. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ béo phì tăng lên ở
người trẻ.
- Người da đen có tỉ lệ mắc UTĐTT cao hơn người da trắng ở cả nam và

nữ .
- Tỉ lệ mắc UT ĐTT không đều nhau giữa các khu vực trên thế giới. Khu
vực có tỉ lệ mắc cao nhất là: Australia, New Zealand, Châu Âu và Bắc Mỹ;
vùng có tỉ lệ mắc thấp nhất là Châu Phi, khu vực Nam-Trung Á.
1.1.3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ
Hiện nay chưa có tác nhân cụ thể nào được chứng minh là nguyên nhân
của UTĐTT. Người ta thấy rằng UTĐTT là kết quả của một quá trình có sự
tham gia của nhiều yếu tố, trong đó có 3 nhóm yếu tố chính: yếu tố di truyền,
các bệnh lý viêm mãn tính của đại-trực tràng và yếu tố môi trường.
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và mô học của đại tràng, trực tràng
1.2.1. Giải phẫu
- Đại tràng (ĐT) là phần hình chữ U ngược của ruột già (bao gồm cả
manh tràng, ruột thừa), chia thành 5 phần: ĐT lên, ĐT góc gan, ĐT ngang,
ĐT góc lách, ĐT xuống, ĐT xích ma. Trong khi ĐT ngang, ĐT xích- ma được
phúc mạc phủ toàn bộ (trong phúc mạc) thì ĐT lên, ĐT xuống chỉ được phúc
mạc phủ mặt trước (nằm sau phúc mạc).
- Trực tràng là đoạn ruột già nối giữa ĐT xích-ma hậu môn, dài khoảng
15-18 cm, chia thành 3 đoạn:1/3 dưới (cách rìa hậu môn 0-6cm), 1/3 giữa
(cách rìa hậu môn 7-12 cm) và 1/3 trên (các rìa hậu môn 13-18 cm). Trong đó
đoạn 1/3 trên nằm trong phúc mạc, 1/3 giữa nằm sau phúc mạc và đoạn 1/3
dưới không được phủ bởi phúc mạc (nằm dưới phúc mạc).


5
1.2.2. Đặc điểm mô học
Thành đại-trực tràng cấu tạo bởi 4 lớp từ trong ra ngoài gồm: lớp niêm
mạc (gồm: lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm), lớp dưới niêm mạc (có mô
liên kết và các cấu trúc tuyến), lớp cơ (cơ vòng, cơ dọc) và lớp thanh mạc. U
xuất phát từ đoạn đại-trực tràng không được phủ phúc mạc sẽ xâm lấn trực
tiếp qua cấu trúc lân cận mà không cần vượt qua lớp thanh mạc.


Hình 1.1: Giải phẫu đại-trực tràng
1.3. Triệu chứng và chẩn đoán ung thư đại trực tràng
1.3.1. Triệu chứng
1.3.1.1. Lâm sàng
Cơ năng
- Rối loạn phân, thay đổi khuân: phân nhỏ, dẹt, hình lòng máng hoặc hội
chứng lị: đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài phân nhầy mũi lẫn máu. Các triệu
chứng này hay gặp u ở đoạn thấp: ĐT xích-ma, trực tràng.
- Hội chứng táo bón, tắc ruột, bán tắc ruột. Hay gặp khối u nằm ở ĐT trái.


6
- Đi ngoài phân lỏng hoặc hội chứng bán tắc ruột kiểu Koenig: đau bụng
cơn, nôn, buồn nôn, nếu đánh hơi hoặc đi ngoài được thì hết đau. Hay gặp do
khối u ở ĐT phải.
Triệu chứng thực thể
- Thăm trực tràng: Có thể phát hiện u ở ống hậu môn, trực tràng. Tổn
thương ung thư thường là dạng ổ loét thành cao, đáy cứng hoặc dạng u sùi,
nhiều múi, dễ chảy máu khi chạm.
- Khám bụng: Một số trường hợp có thể sờ thấy khối u qua thành bụng.
- Các triệu chứng: gan to, dịch cổ trướng, hạch thượng đòn, ...có thể gặp
khi bệnh đã ở giai đoạn lan tràn.
- Các triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, gầy sút cân, thiếu máu.
1.3.1.2. Cận lâm sàng
 Chụp khung đại-trực tràng có cản quang
Hình ảnh hay gặp trong UTĐT trái là hình khuyết, hình nham nhở giống
“lõi táo”, trong UTĐT phải thường là hình chít hẹp hoặc hình khối trong lòng
ĐT. Thành ruột quanh nơi có tổn thương thường cứng, mất vẻ mềm mại và các
nếp niêm mạc bình thường. Những hình ảnh này thường là biểu hiện khi tổn

thương đã xấm lấn rộng. Ngày nay nội soi ống mềm và các phương tiện chẩn
đoán khác được sử dụng rộng rãi nên chụp khung ĐT rất ít được sử dụng.
 Nội soi đại-trực tràng :
- Vai trò của nội soi toàn bộ khung đại tràng.
+ Đánh giá tổn thương đại thể: vị trí, số lượng tổn thương (một hay
nhiều vị trí - synchronous), đặc điểm bề mặt tổn thương, mức độ chít hẹp.
+ Sinh thiết tổn thương nghi ngờ làm xét nghiệm giải phẫu bệnh giúp
chẩn đoán xác định.
+ Cắt polyp qua nội soi. Với những tổn thương đã cắt hoàn toàn qua nội
soi: cắt polyp, cắt niêm mạc hay dưới niêm mạc; sau khi cắt cần đánh dấu khu
vực tổn thương (tattoo) để đề phòng trường hợp cần can thiệp lần 2 khi kết
quả GPB sau cắt qua nội soi là ung thư hoặc ung thư đã xâm lấn.


7
 Siêu âm nội trực tràng: Đánh giá sự xâm lấn của khối u ra tổ chức
xung quanh, tình trạng di căn hạch,.
 Chụp cắt lớp vi tính và MRI: Cho phép xác định chính xác kích thước,
vị trí khối u và mức độ xâm lấn vào thành đại trực tràng và tổ chức xung
quanh, thậm chí còn có thể phát hiện được hạch di căn.
 PET - CT: Đây là phương pháp thăm dò chức năng các cơ quan ở
trạng thái động, thông qua việc sử dụng kháng thể đơn dòng có gắn
đồng vị phóng xạ, có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, các ổ di căn
xa còn rất nhỏ.
 Chất chỉ điểm u: Là những chất do mô ung thư sản xuất hoặc do các
tế bào khác của cơ thể sản xuất ra khi đáp ứng với sự có mặt của ung
thư. Chất chỉ điểm khối u giúp hỗ trợ cho chẩn đoán, tiên lượng bệnh,
đánh giá đáp ứng với điều trị và theo dõi sau điều trị. Hiện nay có
khoảng 20 loại chất chỉ điểm khối u được sử dụng. Trong UTĐTT, có
2 loại marker có giá trị nhất là CEA và CA19-9.

- CEA (carcino-embryonic antigen): giá trị bình thường < 5ng/ml, 75%
bệnh nhân UT ĐTT tái phát sau điều trị có tăng CEA trước khi có triệu chứng
bệnh, CEA có độ nhạy cao nhất trong trường hợp có di căn gan, u ở đoạn ĐT
nằm sau phúc mạc; độ nhạy thấp hơn khi bệnh còn khu trú hoặc có di căn
phổi, phúc mạc. Tuy nhiên CEA không có giá trị trong sàng lọc phát hiện sớm
bệnh và có thể tăng nhẹ trong một số bệnh lành tính: bệnh viêm ruột, viêm
tụy, xơ gan, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Kháng nguyên ung thư CA19-9 (Cancer Antigen 19-9): giá trị bình
thường < 37 U/ml. CA19-9 có độ nhạy cao hơn trong ung thư tụy (80%), ung
thư đường mật, ít có giá bằng CEA trong UT ĐTT.
- Các phương pháp khác: Siêu âm ổ bụng, X quang phổi để đánh giá
sự lan tràn của bệnh.
- Giải phẫu bệnh


×