Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

“Vai trò của hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích những hạn chế, sai sót doanh nghiệp thường gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.73 KB, 25 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ─ PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ, SAI
SÓT
DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG THỰC TẾ TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

(Tiểu luận môn “Luật kinh tế”)
Giảng viên: ThS LÊ THỊ TOÀN
SV thực hiện: NGUYỄN MỸ DUYÊN – Đ16NL4
NGUYỄN THỊ THU MY – Đ16NL2
Khoa: Quản Lý Nguồn Nhân Lực
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ─ PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ, SAI
SÓT
DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG THỰC TẾ TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

(Tiểu luận môn “Luật kinh tế”)


Giảng viên: ThS LÊ THỊ TOÀN
SV thực hiện: NGUYỄN MỸ DUYÊN – Đ16NL4
NGUYỄN THỊ THU MY – Đ16NL2
Khoa: Quản Lý Nguồn Nhân Lực
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
...............................................................................................................


...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

Điểm số

Chữ kí giảng viên

MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
Xã hội ngày nay càng phát triển, điều này đòi hỏi con người càng lúc hiện
đại. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang tìm cho

mình một lối đi để có thể “nâng tầm” nền kinh tế lên một nấc thang mới. Một
trong những lối đi quan trọng hàng đầu, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân lẫn đất
nước mình chính là việc hình thành nhiều doanh nghiệp với các loại hình đa dạng
và kinh doanh nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau, góp phần phát triển kinh tế
đất nước.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề nóng và gây nhiều tranh chấp giữa các cá nhân, tổ
chức với các doanh nghiệp là vấn đề hợp đồng trong kinh doanh. Tầm quan trọng
của hợp đồng ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín và thương hiệu mà doanh nghiệp đã
tạo ra trong nhiều năm, có thể làm phá sản hay giải thể doanh nghiệp. Căn nguyên
sâu xa của sự việc này là do sự bất cẩn trong việc soạn thảo hợp đồng và chưa thật
sự tìm hiểu kĩ về hợp đồng dẫn đến mắc phải những lỗi lầm đáng tiếc.
Ở Việt Nam, vấn đề hợp đồng trong kinh doanh vẫn chưa thật sự được xem
trọng. Các doanh nghiệp khi kí một bảng hợp đồng nào đó sẽ lên internet xem và
tải bản mẫu về nhưng thực tế hợp đồng không có một chuẩn mực nào cho mọi mối
quan hệ kinh doanh. Tùy thuộc vào từng giao dịch, chúng ta sẽ có những điều
khoản thích hợp. Tuy nhiên có những điều khoản mẫu cần hiện hữu trong hợp
đồng để giảm thiểu rủi ro tranh chấp pháp lý và hiểu lầm đáng tiếc có thể bảo vệ
các quyền lợi pháp lý cho doanh nghiệp.
Hợp đồng có vai trò rất quan trọng để phát triển doanh nghiệp góp phần vận
hành nền kinh tế. Vì vậy, nhóm xin trình bày đề tài “Vai trò của hợp đồng trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích những hạn chế, sai sót
doanh nghiệp thường gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, nguyên nhân và giải pháp khắc phục” để chỉ ra vai trò quan trọng cũng
như những hạn chế, thiếu sót trong soạn thảo hợp đồng của doanh nghiệp để từ đó
trình bày những giải pháp khắc phục hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh được sai
sót và nền kinh tế càng ngày phát triển hơn.

1



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết
1. Hợp đồng
1.1 Khái niệm
Hợp đồng là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và là một trong những chế
định quan trọng của pháp luật Dân sự
Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định
khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả những quan hệ về đầu
tư, lao động, kinh doanh thương mại, bảo hiểm…. Nếu trong khái niệm về hợp
đồng từ “dân sự” được đặt đằng sau hai từ “hợp đồng” và sau hai từ nghĩa vụ thì
thực tiễn thi hành pháp luật có cách hiểu rằng những quy định của Bộ luật Dân sự
hiện hành chỉ liên quan đến hợp đồng dân sự. Điều này sẽ làm hạn chế phạm vi
điều chỉnh của Bộ luật Dân sự đối với tất cả các loại hợp đồng, bao gồm cả hợp
đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, các nhà làm luật đã có những chỉnh sửa liên quan
đến khái niệm “hợp đồng” để khắc phục bất cập trên. Điều 385 Bộ luật Dân sự
năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
So với Bộ luật Dân sự hiện hành thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ cụm từ
“dân sự” sau hai từ “hợp đồng”. Quy định mới về khái niệm hợp đồng tại Điều
385 của Bộ luật Dân sự năm 2015 là điểm mới quan trọng, đáng chú ý không
những về mặt kỹ thuật lập pháp và còn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực
tiễn áp dụng

1.2 Phân loại hợp đồng
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức
thực hiện các giao kết đã thỏa thuận nhằm đạt được các lợi ích trong cuộc sống và
trong hoạt động kinh doanh. Vì thế trong thực tế, có rất nhiều loại hợp đồng với

nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác nhau


Theo nội dung của hợp đồng:
2



-

Hợp đồng giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ;
Hợp đồng không giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ.
Theo các lĩnh vực đời sống xã hội:
Hợp đồng dân sự;
Hợp đồng lao động;
Hợp đồng trong hoạt động thương mại;
Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Hợp đồng liên doanh;
Các loại hợp đồng khác.

 Theo nghĩa vụ của hợp đồng:
-

Hợp đồng song vụ;
Hợp đồng đơn vụ.

 Theo hình thức của hợp đồng:
-

Hợp đồng bằng văn bản (kể cả dưới hình thức thông điệp dữ liệu);

Hợp đồng bằng lời nói;
Hợp đồng bằng hành vi cụ thể;
Hợp đồng có công chứng, chứng thực, hợp đồng phải đăng ký, xin phép.

 Theo sự phụ thuộc nhau về hiệu lực của hợp đồng:

-

Hợp đồng chính (Khoản 3 Điều 406 Bộ Luật Dân sự);
Hợp đồng phụ (Khoản 4 Điều 406 Bộ Luật Dân sự).
Theo đối tượng của hợp đồng:
Hợp đồng có đối tượng là tài sản bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp

đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng
thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản;
- Hợp đồng có đối tượng là dịch vụ: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo
hiểm, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ.
 Theo tính chất đặc thù của hợp đồng:
sự);
-

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Khoản 5 Điều 406 Bộ Luật Dân
Hợp đồng có điều kiện (Khoản 6 Điều 406 Bộ Luật Dân sự);
Các hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất;
Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả (Điều 743 Bộ Luật

Dân sự);
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

1.3 Nội dung của hợp đồng


3


Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham
gia giao kết hợp đồng đã thoả thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và
nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng
Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau
đây.
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)

Đối tượng của hợp đồng;
Số lượng, chất lượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phạt vi phạm hợp đồng;
Các nội dung khác.
Có thể phân định các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba

loại sau đây:
 Điều khoản cơ bản của hợp đồng:

Là các điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng nên không thể
thiếu đối với từng loại hợp đồng, nếu các bên không thỏa thuận được các điều
khoản này thì không thể xác lập được hợp đồng. Chẳng hạn, điều khoản về giá là
điều khoản cơ bản của họp đồng mua bán.
 Điều khoản thông thường:
Là các điều khoản đã được pháp luật quy định nên khi giao kết hợp đồng, nếu
các bên không thỏa thuận về những điều khoản này thì mặc nhiên thực hiện theo
quy định của pháp luật. Chẳng hạn, điều khoản về địa điểm giao tài sản là động
sản trong hợp đồng mua bán có thể do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa
thuận thì địa điểm giao tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.


Điều khoản tùy nghi:

Là các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tùy ý lựa chọn và
thỏa thuận với nhau để xác định quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau cũng như lựa
chọn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.
Nếu các bên dựa vào quy phạm tùy nghi để xác định các điều khoản thì được
gọi là tùy nghi theo pháp luật. Nếu các bên xác định các điều khoản tùy nghi về

4


những vấn đề chưa được pháp luật quy định thì được gọi là tùy nghi ngoài pháp
luật

2. Hợp đồng kinh doanh – thương mại
2.1 Khái niệm
Theo ThS Lê Thị Toàn thì hợp đồng được ký kết nhằm thực hiện các hoạt
động kinh doanh – thương mại, là sự thỏa thuận giữa các bên về quyền, nghĩa vụ

và trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh – thương mại
Luật Thương mại (2005) được hiểu là luật chuyên ngành không đưa ra định
nghĩa về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, song có thể xác định bản chất
pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại trên cơ sở quy định của Bộ
luật Dân sự về hợp đồng. Do vậy, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là một
dạng cụ thể của hợp đồng dân sự

2.2 Phân loại
Theo luatdansu.net hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có thể chia thành
những nhóm chủ yếu như sau:

Hợp đồng mua bán
hàng hóa

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng đầu tư
thương mại

- Hợp đồng mua bán

- Hợp đồng cung ứng

hàng hóa không có yếu tố

dịch vụ liên quan trực tiếp

quốc tế
- Hợp đồng mua bán


đến mua bán hàng hóa
(hợp đồng trong các hoạt

- Hợp đồng giao

hàng hóa quốc tế (Xuất

động xúc tiến thương mại,

nhận thầu xây lắp
- Hợp đồng chuyển

khẩu, nhập khẩu, tạm nhập trung gian thương mại,
tái xuất, tạm xuất tái nhập, các hoạt động thương mại

nhượng dự án khu đô thị
mới, khu nhà ở, dự án hạ

chuyển khẩu)
- Hợp đồng mua bán

cụ thể khác)
- Các hợp đồng cung

hàng hóa qua Sở giao dịch

ứng dịch vụ chuyên ngành nghiệp...)

hàng hóa (hợp đồng kỳ


(hợp đồng dịch vụ tài

hạn, hợp đồng quyền

chính, ngân hàng, bảo

chọn)

hiểm, đào tạo, du lịch...)

tầng kỹ thuật khu công

Một cách khác về phân loại hợp đồng đã chỉ ra rằng: hợp đồng được chia
thành các loại như sau:
5


Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng trao đổi tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản

Điều 428 Bộ Luật Dân sự
Khoản 1 Điều 463 Bộ Luật Dân sự
Điều 465 Bộ Luật Dân sự
Điều 471 Bộ Luật Dân sự

Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng thuê tài sản

Điều 480 Bộ Luật Dân sự


Hợp đồng mượn tài sản

Điều 512 Bộ Luật Dân sự

Hợp đồng dịch vụ

Điều 518 Bộ Luật Dân sự

Hợp đồng vận chuyển

Gồm Hợp đồng vận chuyển hành khách (Điều 527
Bộ Luật Dân sự) và Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng gia công

(Điều 535 Bộ Luật Dân sự)
Điều 547 Bộ Luật Dân sự

Hợp đồng gửi giữ tài sản

Điều 559 Bộ Luật Dân sự

Hợp đồng bảo hiểm

Điều 567 Bộ Luật Dân sự

Hợp đồng ủy quyền

Điều 581 Bộ Luật Dân sự


2.3 Đặc điểm và nội dung của hợp đồng kinh doanh thương mại
 Về chủ thể
Chủ thể của hợp đồng kinh doanh thương mại có ít nhất một bên là thương
nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 “thương nhân bao gồm
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Đây là một điểm đặc trưng của
hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự. . Chủ thể hợp đồng có thể
trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng hoặc thông qua người đại diện. Có hai trường
hợp đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Trong giao kết hợp đồng kinh doanh – thương mại, đại diện theo pháp luật
thường xảy ra khi chủ thể hợp đồng là các doanh nghiệp. Khi đó giám đốc doanh
nghiệp hoặc người mà theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp là đại diện hợp
pháp của doanh nghiệp đó sẽ giao kết hợp đồng.
Đại diện theo ủy quyền xảy ra khi chủ thể hợp đồng hoặc người đại diện
theo pháp luật ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện giao kết hợp đồng.
Người được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại nếu được người ủy quyền đồng ý
hoặc pháp luật có quy định cho phép ủy quyền lại.
6


Những phân tích trên chứng tỏ chủ thể của hợp đồng chưa chắc đã là chủ thể
giao kết hợp đồng trong thực tế. Do đó không thể đồng nhất hai loại chủ thể này
trong quan hệ hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ phát sinh với chủ
thể hợp đồng mà không phát sinh với chủ thể giao kết hợp đồng
 Về hình thức
Hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có
thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên
giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng
văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa,

hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại… theo
điều 24 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối
với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”. Luật thương mại năm
2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và
các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
 Về mục đích
Mục đích của hợp đồng kinh doanh - thương mại là sinh lợi. Vì vậy xuất phát
từ mục đích đó các chủ thể khi giao kết hợp đồng đều muốn tìm kiếm lợi nhuận về
cho bản thân. Ngoài ra, còn có thể có được lợi ích về kinh tế, góp phần làm tăng
trưởng hoặc phát triển công ty. Vì vậy khi kí kết hợp đồng, chỉ khi một bên giữa
hai chủ thể hoặc cả hai chủ thể đạt được mục đích về lợi nhuận thì hợp đồng mới
trở thành hợp đồng kinh doanh - thương mại. Ngược lại, nếu cả hai bên chủ thể kí
kết hợp đồng không có lợi nhuận thì đó chỉ là hợp đồng dân sự thông thường.
Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005 “đối với những hợp đồng
giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục
đích sinh lợi, việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng
này hay không là do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định”

2.4 Nội dung của hợp đồng kinh doanh – thương mại
Nội dung của hợp đồng thương mại thể hiện quyền và nghĩa vụ của các nhờ
vào các điều khoản trong hợp đồng quy định. Vì vậy các bên chủ thể kí kết hợp
7


đồng thỏa thuận càng chi tiết và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành thì cảng
giảm bớt rủi ro về tranh chấp có thể xảy ra. Ngoài ra còn có thể giảm bớt vấn đề về
thời gian và kí kết hợp đồng thuận lợi.

Điều 402 bộ luật Dân sự 2005 quy định “ Tùy theo từng loại hợp đồng, các
bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :
1) Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)

được làm .
Số lượng, chất lượng
Giá, phương thức thanh toán
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Quyền , nghĩa vụ của các bên
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng
Các nội dung khác”

Luật thương mại năm 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận
những nội dung cụ thể nào nhưng có những điều khoản quan trọng cần phải chú ý
là: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm
giao nhận hàng.
Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp
đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, nhưng nội dung của phụ lục
không được trái với hợp đồng. Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung
của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác
Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản

trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi
Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp vả tuân theo quy định của
pháp luật hiện hành được quy định tại bộ luật Dân sự 2005. Không được kinh
doanh hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa bị cấm lưu thông, cấm xuất
nhập khẩu, những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều
kiện thì phải có đủ điều kiện

8


CHƯƠNG II: Vai trò và hạn chế của hợp đồng trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp
1. Vai trò của hợp đồng kinh doanh – thương mại
Tại Ford, bên cạnh hàng nghìn các hợp đồng mua bán xe hơi mỗi ngày, hãng
còn tham gia vào rất nhiều giao dịch kinh doanh khác như đầu tư, phân phối, mua
nguyên vật liệu,… Jonh Mene – một cố vấn pháp luật của Ford cho biết: “trung
bình mỗi ngày, tại Ford, các giám đốc, trưởng phòng ban phải ký hết gần 3000 hợp
đồng khác nhau. Do vậy, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn được

thực hiện rất chặt chẽ, có nhiều chữ ký nháy của các nhân viên tham gia vào
việc soạn thảo hợp đồng”.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi trọng vấn đề ký kết hợp
đồng. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận được đặt ra mà không biết
rằng việc xem trọng và xem kĩ bản hợp đồng mình vừa kí có thể giúp doanh
nghiệp của họ tránh khỏi những tranh chấp phát sinh và bảo vệ quyền lợi chính
đáng của doanh nghiệp. Bởi thực tế, trong hợp đồng có những điều khoản mẫu cần
hiện hữu trong mọi bản hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro tranh chấp pháp lý
cũng như những hiểu nhầm đáng tiếc đồng thời đảm bảo các quyền pháp lý cần
thiết cho doanh nghiệp. Chúng còn được gọi là lớp áo giáp chống đạn cho mọi hợp

đồng, hay điều khoản “áo giáp”.
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau
và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra,
9


một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi
riêng cho mình. Nếu một hợp đồng được soạn thảo không chặt chẽ sẽ làm nảy sinh
nhiều nguy cơ rủi ro mà hậu quả không lường trước được. Bởi vì chi phí để giải
quyết tranh chấp bằng con đường tòa án thì rất tốn kém. Không chỉ thiệt hại về
kinh tế mà cả uy tín kinh doanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở một số nước trên thế giới, pháp luật của họ coi sự vi phạm về hình thức là vi
phạm lợi ích công cộng nên hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối. Ngoài ra khi đối tác kí
kết hợp đồng của bạn chưa có giấy phép đăng kí kinh doanh mà trong quá trình kí
kết hợp đồng xảy ra tranh chấp thì bản hợp đồng ấy bị vô hiệu hoàn toàn. Nó sẽ
đem đến những bất lợi gây khó khăn cho công ty cũng như mất nhiều thời gian
quý báo cho cả đôi bên.
Như vậy, hợp đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức cũng như các nhân. Vai trò của hợp đồng được thể hiện ở những
điểm cơ bản sau:
 Hợp đồng là sự thỏa thuận, là những quy định mang tính pháp lý, là sự ràng
buộc giữa các bên tham gia về quyền và nghĩa vụ.
 Hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính chất pháp lý, là căn cứ, là cơ sở để
giải quyết những tranh chấp liên quan đến những vấn đề mà 2 bên đã thỏa thuận
và thống nhất.
 Các hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay bằng
miệng, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các
hoạt động kinh doanh khác của cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp cũng như các
cá nhân
 Một hợp đồng sẽ hình thành các yếu tố liên quan từ đó thiết lập các quan hệ

kinh doanh giữa các đối tác như: các quyền tài sản nhân lực, khách hàng, nhà thầu,
chi phí, quyền lợi và trách nhiệm,…
 Hợp đồng là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
của mình trong hoạt động kinh doanh
 Hợp đồng là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị
trường dịch vụ nước ngoài.
 Hợp đồng là một trong những văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc đăng ký
các giao dịch khác nhau trong hoạt động kinh tế, trong hoạt động sàn xuất kinh
doanh hay trong giao dich nhân sự.
10


 Ngoài ra khi xây dựng được một bản hợp đồng trước thời hạn trong quá
trình lên kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo cho công ty sớm nhận diện và xử lý kịp
thời các vấn đề thiết yếu có thể bị bỏ qua

2. Hạn chế của hợp đồng kinh doanh – thương mại
Hợp đồng có nhiều vai trò quan trọng là “bước đệm” để đưa công ty phát triển.
Nhưng ngoài những vai trò ấy, nó còn có nhiều hạn chế, thiếu sót mà các nhà kinh
tế vẫn đang “đau đầu” để cải thiện và sửa chữa nó. Dưới đây, nhóm xin đưa ra một
số hạn chế nổi bật của hợp đồng
 Rủi ro về tư cách chủ thể tham gia giao dịch
Không phải ai cũng có thể ký kết hợp đồng và thẩm quyền, hạn mức ký kết
cũng khác nhau đối với từng người khác. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ
đối tác của mình để biết chủ thể nào mới là người có đủ năng lực kí kết hợp đồng.
Một số trường hợp đối tác không có khả năng kí kết


Đối tác không có năng lực hành vi dân sự thực hiện hợp đồng;




Đối tác không có tư cách pháp nhân;



Người đại diện của đối tác không có thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng;



Người ký hợp đồng vượt quá phạm vi được ủy quyền;



Chủ thể không có tư cách, đủ điều kiện thực hiện đối tượng của hợp đồng
Căn cứ vào các Điều 17, 18 và 19 của Bộ luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi

trở lên là người thành niên và người thanh niên là người có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ
Trong trường hợp người đã đủ 18 tuổi nhưng lại mắc bệnh như bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác gây ra tình trạng mất năng lực hành vi thì cũng không
được tự mình giao kết hợp đồng mà phải có đại diện pháp luật.
Tương tự như vậy, đối với những người từ 6 tuổi đến duới 18 tuổi khi giao kết
hợp đồng cũng phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Do đó, cá nhân khi
tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự, trường hợp khác thì
phải có ngừơi đại diện theo pháp luật đồng ý. Đại diện theo pháp nhân/tổ chức
hoặc ủy quyền theo quy định tại khoản 5 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 thì người
đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

11



Đối với doanh nghiệp hay pháp nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự
được tính kể từ thời điểm doanh nghiệp đó được thành lập về mặt pháp lý/thừa
nhận sự tồn tại về mặt pháp lý. Đối với năng lực dân sự của pháp nhân: Theo quy
định của Bộ luật dân sự thì năng lực dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm
pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân
Ví dụ: kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phép thành lập
hoặc ngày mà pháp luật quy định phải khai trương hoặc phải đăng ký thì mới được
coi là đã thành lập. Và chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc pháp nhân được coi
là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
 Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài bằng nhiều hình
thức khác nhau như: lời nói, hành vi, văn bản. Hình thức của hợp đồng có vai trò
quan trọng trong việc tố tụng. nó sẽ là bằng chứng xác đáng để đòi lại quyền lợi
của doanh nghiệp. Một số rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng mà các doanh
nghiệp hay gặp phải
-

Hai bên xác lập hợp đồng không lập thành văn bản đối với những hợp đồng

bắt buộc phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Khoản 2, Điều
401, BLDS 2005 quy định: " Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng
phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký
hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.". Vì vậy hợp đồng sẽ không bị vô hiệu. Nó chỉ bị tuyên bố vô hiệu khi một
trong các bên hoặc người thứ ba yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu do
không tuân theo quy định về hình thức của hợp đồng.
- Ví dụ: từ ngày 08/08/2010 việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

thương mại chưa hình thành từ một cá nhân thì bắt buộc phải lập thành văn bản và
công chứng (theo điểm a, khoản 1 điều 20 thông tư 16/2010/TT-BXD ngày
01/09/2010 về quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị
định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 cùa Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở). Do đó, khi việc chuyển nhượng này không
được lập thành văn bản và/hoặc không được tiến hành công chứng thì coi như vô
12


hiệu => các Tổ chức tín dụng nhận đảm bảo bởi hợp đồng mua bán này sẽ coi như
mất trắng tài sản đảm bảo.
-

Hợp đồng không được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng

có thẩm quyền thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực. Khi thực hiện công
chứng, chứng thực hợp đồng không được phép công chứng, doanh nghiệp trái
với Nghị định 79/2007/NĐ-CP sẽ vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của
pháp luật. Việc thực hiện công chứng được xem là một trong những điều kiện để
hợp đồng có hiệu lực, điều này có nghĩa là nếu các bên không thực hiện công
chứng theo quy định thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức dẫn đến có thể
các bên phải chấm dứt hợp đồng, và bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên
còn lại theo quy định pháp luật về dân sự. Đây cũng chính là điểm khác biệt nổi
bật so với quy định của thủ tục chứng thực.
Mặc dù luật có hướng mở cho hình thức của hợp đồng, tuy nhiên khả năng hợp
đồng bị vô hiệu hoặc vi phạm quy định của pháp luật do pháp luật có quy định
khác hoặc các bên hoặc người thứ ba yêu cầu tuyên bố vô hiệu là rất cao. Do đó,
việc chú trọng hình thức hợp đồng để hạn chế rủi ro là cần thiết.
 Rủi ro về nội dung thỏa thuận trong hợp đồng
Về phần nội dung của hợp đồng, doanh nghiệp thường hay mắc phải những sai

sót đáng tiếc.
- Một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề này là do các doanh nghiệp
không tự soạn thảo bảng hợp đồng của mình rồi nhờ luật sư hoàn thiện nó mà lại
thuê luật sư soạn thảo toàn bộ hợp đồng của công ty mình. Điều này làm cho các
Doanh nghiệp bị động trong đàm phán, không nắm rõ được các điều khoản dẫn
đến không đưa ra được các điều khoản có lợi cho mình. Mặc khác khi tự soạn hợp
đồng, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong việc thuê luật
sư. Tuy nhiên muốn làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình độ
và hiểu biết về luật
- Ngoài ra khi soạn thảo, đàm phán, kí kết hợp đồng, các doanh nghiệp
thường hay mắc phải lối “suy diễn”. Ở đây, thay vì phải quy định rõ ràng tất cả các
nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng thì lại tự suy diễn
Chẳng hạn bạn mua của đối tác một lô hàng nào đó, thì hãy quy định rõ ràng về
thời gian giao nhận hàng ở một địa điểm cụ thể và phí vận chuyển được chia như
13


thế nào. Ngoài ra khi kí kết, đàm phán hợp đồng nếu còn vấn đề gì chưa hiểu hãy
hỏi đối tác và ngược lại, giải thích để đôi bên cùng rõ ràng
 Vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng
Hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định từ việc một hoặc nhiều bên đã có sự
lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi
thế tuyệt đối cho mình.
 Rủi ro về điều khoản thanh toán
- Các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và
không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một số
doanh nghiệp hiện nay vẫn còn “bỏ quên” vấn đề này. Những quy định về số tiền
đượcc nợ, những công thức rõ ràng để xác định số nợ và đưa ra các điều khoản
quy định không rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào

- Ngoài ra có nhiều trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên
đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa, thực hiện dịch vụ nhưng bên đối tác còn lại
không thực hiện thanh toán tiền theo thỏa thuận, từ đó dẫn đến việc vi phạm hợp
đồng trong nghĩa vụ thanh toán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng nợ khó đòi xảy ra, một rủi ro pháp lý đáng lo ngại cho cá nhân,
doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần lưu ý tới vấn đề điều khoản thanh toán
rõ ràng để tránh được tranh chấp
- Ví dụ: Nếu trong hợp đồng có điều khoản thanh toán quy định cụ thể số
tiền, ngày trả và lãi suất phạt chậm trả trong trường hợp chậm trả nhưng lại bỏ sót
thời hạn chậm trả tối đa sẽ dẫn đến sự chây ì trong thanh toán và gây bất lợi cho
doanh nghiệp khi tranh chấp xảy ra.
 Một trong hai bên gặp tình huống trở ngại, khách quan
- Theo Khoản 1 Điều 161 Bộ Luật Dân sự 2005: “Sự kiện bất khả kháng là
sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể
khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”
trong trường hợp này theo khoản 2 Điều 302 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định:
“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do
sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
- Ví dụ: Thiên tai, hỏa hoạn, thay đổi chính sách của pháp luật
14


- Ngoài ra trong bối cảnh trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các vụ tranh chấp
tăng cả về số lượng lẫn quy mô và tình trạng phá vỡ hợp đồng xảy ra ngày càng
nhiều. Trong đầu tư xây dựng, các nhà thầu thoái thác nghĩa vụ và thường rút vốn
để “cắt lỗ” khi không được nhà đầu tư chấp nhận.. Lý do chính được viện dẫn để
vô hiệu hóa hợp đồng là người ký kết hợp đồng không có thẩm quyền, doanh
nghiệp không có chức năng thực hiện giao dịch…
 Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định khác

- Một số trường hợp hợp đồng thương mại, dịch vụ vô hiệu do sử dụng đồng
ngoại tệ (thường là USD). Thực tế, các giao dịch thương mại nội địa có tham chiếu
USD dường như là tập quán thương mại phổ biến, nên khi có tranh chấp, thỏa
thuận tương tự xem như vi phạm điều cấm của pháp luật (Điều 9, Pháp lệnh Quản
lý ngoại hối năm 2005).
- Đối với hợp đồng giao dịch bất động sản, hợp đồng vô hiệu thường là thời
điểm huy động vốn trái với Điều 39, Luật Nhà ở hoặc bên giao vốn không có
chức năng đầu tư cung cấp khoản vay… Với các lý do đó, hợp đồng bị xem như
vô hiệu toàn bộ.

15


CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TRÁNH NHỮNG
HẠN CHẾ, SAI SÓT TRONG HỢP ĐỒNG MÀ CÁC DOANH
NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG
1. Nguyên nhân
Sau khi phân tích những hạn chế, sai sót của hợp đồng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ta có thể thấy được phần nào nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này. Từ đó nhóm xin đưa ra các nguyên nhân sau:
-

Doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp

đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng;
- Xác định không đúng căn cứ pháp luật áp dụng để ký kết hợp đồng kinh tế:
Dễ dẫn đến việc áp dụng sai căn cứ pháp luật cụ thể đối với từng điều khoản của
loại hợp đồng cụ thể và dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu hoặc không được
pháp luật bảo vệ.
- Chưa xác định tên của loại hợp đồng kinh tế cụ thể;

- Doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức và
nội dung của hợp đồng về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, dẫn đến rủi ro vô
hiệu hơp đồng (về hình thức và nội dung);
- Xác định không đúng người đại diện của đơn vị kinh tế có thẩm quyền ký
kết hợp đồng;
- Sử dụng biện pháp chế tài "hủy bỏ hợp đồng" không chính xác;
- Các điều khoản hợp đồng chưa được soạn thảo chặt chẽ, đầy đủ nội dung
cơ bản và ngôn ngữ chưa chính xác;
- Các điều khoản thẩm quyền giải quyết tranh chấp chưa được chú trọng khi
soạn thảo hợp đồng;
- Một số nội dung của hợp đồng không quy định chặt chẽ;
- Thỏa thuận mức phạt vượt quá quy định đối với loại hợp đồng và một số
thỏa thuận phương tiện thanh toán trái pháp luật;
- Thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết không đúng luật.

2. Giải pháp
16


Sau khi tìm hiểu một số nguyên nhân, nhóm xin đưa ra một số giải pháp cụ thể
nhằm tránh những hạn chế, sai sót trong hợp đồng mà các doanh nghiệp thường
hay mắc phải trong thực tế hoạt động
- Xác định rõ văn bản pháp lí quy định về hợp đồng.
Đây là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải dựa
trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì văn
bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp đó.
Khi các doanh nghiệp đăng kí kinh doanh thì bộ Luật thương mại 2005 và Luật
dân sự 2005 sẽ điều chỉnh hợp đồng đó. Ngoài ra còn có các luật chuyên ngành
điều chỉnh từng loại hợp đồng cụ thể có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh
doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm

- Xác định rõ nội dung và hình thức của hợp đồng
Hợp đồng được giao kết bằng lời nói, hành vi và văn bản cụ thể nếu pháp luật
không bắt buộc hợp đồng phải giao kết bằng một hình thức nào. Tuy nhiên, với
một số hợp đồng cụ thể phải có các hình thức giao kết cụ thể: Đối với hợp đồng
với thương nhân nước ngoài thì bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản. Hình thức
của các hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao
kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm
quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với
quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng
được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.
Về nội dung: Không có quy định hợp đồng bắt buộc phải có những nội dung
gì mà tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung
sau đây: đối tượng của hợp đồng, các bên tham gia kí kết, quyền và nghĩa vụ của
các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng, các
bên nên lưu ý các điều khoản quan trọng sau đây nhằm hạn chế tối đa những tranh
chấp có thể xảy ra: – Điều khoản định nghĩa; Điều khoản đối tượng hợp đồng;
Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng; Điều khoản về giải quyết tranh chấp
- Kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác
Có nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản nhưng bề ngoài vẫn thể hiện
doanh nghiệp của mình làm ăn rất phát đạt, có thể ký kết và thực hiện được những
hợp đồng rất lớn. Do vậy, trong quá trình thương lượng, đàm phán các doanh
17


nghiệp này tỏ ra rất rộng rãi và dễ dàng chấp nhận những yêu cầu của đối tác. Do
vậy, khi giao kết hợp đồng, các bên phải chắc chắn về khả năng kinh tế của đối tác
trước khi giao kết
- Khi xem xét tranh chấp hợp đồng, cần tôn trọng ưu tiên các thỏa thuận của
các bên trong hợp đồng, có hướng dẫn cụ thể, khả thi hơn để làm căn cứ xác định
lỗi bồi thường thiệt hại, nếu một bên gây ra cho bên còn lại. Quy định làm căn cứ

vô hiệu hóa hợp đồng được cài cắm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, mà
thông thường, các đối tác khi ký kết hợp đồng không thể lường hết được cho đến
khi bị cơ quan tài phán tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc về hình thức hoặc về nội
dung do vi phạm “điều cấm” của pháp luật. Do vậy, khi xem xét tranh chấp hợp
đồng, cần tôn trọng ưu tiên các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Đồng thời,
cần có hướng dẫn cụ thể, khả thi hơn để làm căn cứ xác định lỗi bồi thường thiệt
hại, nếu một bên gây ra cho bên còn lại.
- Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của bộ phận phụ
trách về hợp đồng.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, giảm thiểu sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa
các quy định và phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời
đảm bảo sự chặt chẽ trong các quy định, tránh tình trạng lách luật, lừa đảo
- Kiểm tra tư cách người giao kết hợp đồng.
Trong một doanh nghiệp thì việc ký hợp đồng sẽ được giao cho người đại diện
thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì có hai loại đại diện : đại diện đương
nhiên theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế thường do nhân viên cấp dưới ký hợp đồng nhưng lại
không hề có giấy ủy quyền. Nếu giữa hai bên giao kết hợp đồng thuận lợi thì
không nói làm gì. Nhưng chẳng may có tranh chấp xảy ra thì chính việc giao cho
người không đúng thẩm quyền ký kết lại khiến cho hợp đồng có thể bị vô hiệu.
- Xác định hiệu lực hợp đồng:
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên
sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời
điểm khác; Ngoại trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng,
chứng thực theo quy định của pháp luật, như: hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng
chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên
phải hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách
nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
18



- Thành lập bộ phận pháp lý riêng để xem xét đánh giá và tư vấn về hợp đồng
cho doanh nghiệp. Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn
với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là
ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh
chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Mà
những tranh chấp đều có nguyên nhân sâu xa là do việc soạn thảo hợp đồng không
chặt chẽ. Vì thế, ngày này nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức
bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết
các hợp đồng.

KẾT LUẬN
19


Hợp đồng là “hòn đá tảng” quan trọng giúp các doanh nghiệp tìm kiếm lợi
nhuận và bảo vệ quyền lợi của mình. Thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp có
thể đàm phán để giao kết những thỏa thuận trong kinh doanh. Trên thực tế có rất
nhiều loại hợp đồng, tuy nhiên trong kinh doanh chỉ sử dụng một số hợp đồng phổ
biến như: hợp đồng mua bán, cho vay, thuê tài sản, vận chuyển,…. Ngoài ra hợp
đồng chịu sự điều chỉnh của Luật Dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 với
nhiều đặc điểm và hình thức trình bày khác nhau. Song vẫn phải đảm bảo không vi
phạm những quy định của pháp luật về hợp đồng
Hợp đồng có nhiều vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp: sinh lợi, có được
lợi ích về kinh tế, tăng trưởng và phát triển. Với các nước đang phát triễn, hợp
đồng chính là “chìa khóa” để giúp đất nước đi lên. Việt Nam là một nước đang
phát triển nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng hợp đồng. Vì vậy thường hay mắc
phải những sai sót trong việc soạn thào, kí kết và giao kèo hợp đồng. Tuy nhiên
vai trò nhiều như vậy nhưng hạn chế của những bản hợp đồng vẫn chưa được cải
thiện nhiều. Đó là một trong những bất cập của hợp đồng không chỉ ở Việt Nam

mà còn trên toàn thế giới
Nguyên nhân gây nên những hạn chế của hợp đồng là do những thiếu sót trong
quá trình soạn thảo, các doanh nghiệp chưa thực am hiểu luật,..Từ đó các doanh
nghiệp vẫn chưa tìm được cho mình những bảng hợp đồng phù hợp với từng hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức
tới công việc kinh doanh của công ty mà quan trọng là các bảng dự thào hợp đồng
sắp được kí kết. Muốn được như vậy, các doanh nghiệp cần phải bồi dưỡng kiến
thức để có được một tầm nhìn sâu rộng, đủ hiểu biết để soạn ra một bảng hợp đồng
phù hợp, đem lại lợi ích về cho công ty. Ngoài ra khi đàm phán để kí kết cần phải
xem xét kĩ các điều khoản trong hợp đồng, hiểu và phân tích rõ những lợi ích và
tác hại của nó tránh những tranh chấp sau này ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Nhóm tác giả Đại học Lao động – Xã hội (CSII) (2014) “Giáo trình Luật
kinh tế”
2. Nhóm tác giả Đại học kinh tế Tp.HCM (4/2013) “Vai trò của hợp đồng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích những hạn chế,
sai sót doanh nghiệp thường gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nguyên nhân và giải pháp khắc phục” được down load tại
địa chỉ />3. ThS Hà Công Anh Bảo (8/10/2013) “Hợp đồng thương mại dịch vù và vai
trò của nó đối với doanh nghiệp” được xem tại địa chỉ
/>4. Luật Dân Sự 2005 được xem tại địa chỉ
/>itemid=18147
5. Luật Thương Mại 2005 được xem tại địa chỉ
/>itemid=18140

6. Sưu tầm (5/8/2014) “Vai trò của hợp đồng trong hoạt động kinh doanh”
được download tại địa chỉ
/>7. Nguyễn Văn Linh (20/06/2016) “Ưu điểm và hạn chế của pháp luật về hợp
đồng thương mại” được xem tại địa chỉ
/>8. ANT Lawyers (22/7/2015) “Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng thương
mại” được xem tại địa chỉ
/>
21


×