Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

“ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.38 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI THAM LUẬN
“ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY”
Người thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
Lớp: D16NL4
I)

Đặt vấn đề

Lênin đã từng nói về sự học rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói luôn có giá trị ở
mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi
hỏi mọi người phải vận động để bắt kịp đà phát triển của xã hội hiện đại. Để đáp ứng
được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi sinh viên cần phải tìm cho mình phương pháp
học tập phù hợp. Trong đó, điều quan trọng hơn hết là chọn lựa phương pháp tự học. Vậy
hiểu như thế nào tự học?
Tự học là tự giác và chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học
không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi
nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan
trọng trên con đường học vấn của mỗi người nhất là trong hệ thống giáo dục tín chỉ như
hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngoài những cố gắng học
tập của sinh viên thì đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực của nhiều bộ môn khoa học khác nhau
bổ trợ và là nền tảng, trong đó, triết học – môn khoa học của các môn khoa học, đóng vai
trò đặc biệt quan trọng. Dạy học triết học Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong việc
hình thành thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp luận biện chứng - cơ sở để
phát triển năng lực tự học ở sinh viên. Vì vậy, vấn đề phát triển năng lực tự học cho sinh
viên trong việc ứng dụng dạy học triết học Mác - Lênin ở trường đại học là hết sức cần
thiết nhằm đào tạo sinh viên thành những người trí thức có phẩm chất và năng lực trong
tương lai đáp ứng nhu cầu của xã hội đặt ra.
II)



Thực trạng của vấn đề
1


Việt nam là một nước có nền văn hiến lâu đời với truyền thống hiếu học quý báu, vì
vậy từ xa xưa cha ông cha ta đã chú trọng vào việc học. Sau khi văn miếu Quốc Tử Giám
ra đời vào thời Lý – Trần (1070), vua Lý Thánh Tông đã đưa giáo dục Việt Nam sang giai
đoạn mới. Kể từ đó, truyền thống giáo dục ở nước ta đã được duy trì và có những bước
tiến mạnh mẽ. Cho tới ngày nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tích to lớn trong sự nghiệp xây dựng nguồn nhân lực tương lai và phát triển đất nước.
Nắm vững những nguyên lý cơ bản của triết học, áp dụng chính xác các quy luật, các cặp
phạm trù cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là
quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo
khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục
tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên và phát triển năng lực tư
duy, khả năng tự học của sinh viên. Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bộ
giáo dục đào tạo đã đưa ra nhiều mô hình giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, sinh
viên có thể tự học ở nhà (hệ thống đào tạo tín chỉ). Do vậy, tốc độ tăng của giáo dục và
đào tạo tăng nhanh. Lực lượng giảng viên không ngừng nâng cao về chất lượng và quy
mô, số lượng sinh viên tăng đáng kể (tăng khoảng 15 lần so với 20 năm trước). Những
điều đó đã làm trình độ dân trí tăng lên rõ rệt góp phần đưa đất nước phát triển hơn
Tuy nhiên mặc dù có truyền thống hiếu học lâu đời và nhiều hệ thống giáo dục khoa
học, xong, hệ thống giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa theo kịp so với sự đổi mới của thế
giới. Hiện nay, nhiều trường đại học đang đào tạo sinh viên theo hướng “hàn lâm”. Chỉ
đào tạo chuyên sâu về mặt lý thuyết nhưng kinh nghiệm thực tế thì chưa có. Những môn
học đại cương và có ảnh hưởng sâu rộng tới việc học tập và làm việc của sinh viên như
triết học vẫn chưa được phát triển và ứng dụng thực tế cho sinh viên nắm vững. Ngoài ra,
cách diễn đạt và trình bày bài giảng của giảng viên có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ
tiếp thu bài của sinh viên. Hơn hết qua nhiều năm, chất lượng giáo dục đang dần bị

buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều
đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng,
đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống. Bởi
lẽ, các nhà giáo dục chưa thực sự hiểu về môn “khoa học của các khoa học”. Năm 1968,
khi làm việc với Ban Tuyên huấn Trung Ương về việc xuất bản sách, Hồ Chí Minh đã có
câu nói nổi tiếng: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin để sống với nhau có tình có nghĩa”. Vì
2


vậy, từ câu nói của Bác ta thấy được giáo dục kiến thức còn phải đi đôi với giáo dục đạo
đức tu dưỡng con người. Có như vậy, nền giáo dục mới phát triển và người Việt Nam mới
có thể sánh ngang với các bạn bè quốc tế.
Nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn những hạn chế một phần là ở ý thức học
tập của sinh viên hiện nay. Theo hệ thống đào tạo giáo dục tính chỉ, khả năng tự học của
sinh viên được chú trọng hơn. Nhưng nếu ý thức tự học của sinh viên chưa cao thì sẽ ảnh
hưởng tới nền giáo dục rất lớn. Hiện nay, sinh viên vẫn chưa nắm được phương pháp tự
học và cách học ở bậc đại học, nhất là bước chuẩn bị nội dung ở nhà cho lần lên lớp kế
tiếp. Ngoài ra họ chỉ học những gì giáo viên nêu ở lớp, nếu giáo viên tóm tắt vấn đề thì
sinh viên mới nắm được, đây là kiểu học ở bậc phổ thông, mang tính từ chương. Một bộ
phận sinh viên vẫn đang chạy theo lối sống xô bồ và thực dụng trong thời đại công nghệ
số. Họ vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc học và tự học. Một số sinh viên còn
chưa xem trọng những môn học Đại cương như Triết học. Họ vẫn chưa thực sự hiểu được
tầm ảnh hưởng của Triết học đến năng lực tự học của chính mình. Học triết học Mác Lênin để hình thành tư tưởng và nhận thức vấn đề một cách khoa học, xem xét và xử lý
tình huống trên mọi mặt của vấn đề nhằm phát triển năng lực tự học ở sinh viên. Việc học
tập, nghiên cứu triết học để nắm vững và vận dụng nó vào cuộc sống là điều kiện hàng
đầu để rèn luyện và phát triển năng lực tự học đối với con người nói chung và sinh viên
nói riêng. Trong thời buổi hội nhập quốc tế, sinh viên Việt Nam vẫn còn thụ động trong
cách học, khả năng tự học còn gò bó. Việc này góp phần làm cho giáo dục Việt Nam vẫn
chưa thực sự phát triển như thế giới. Bởi sinh viên chưa áp dụng được kiến thức về
nguyên lý của triết học (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển)

vào vấn đề tự học vì “nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” giúp ta có cái nhìn sâu rộng vào
mọi mặt của vấn đề còn “nguyên lý về sự phát triển” là cơ sở lý luận khoa học để định
hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận
thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, "... Lôgích biện
chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động"..., trong sự biển
đổi của nó". Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định
kiến, đối lập với sự phát triển
III)

Kiến nghị và giải pháp
3


Mục tiêu giáo dục của ta hiện nay là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Theo công bố của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) năm 1993
về chỉ tiêu quy mô phát triển giáo dục, nước ta so với quốc tế đều thấp hơn về chỉ tiêu
phát triển giáo dục ở các bậc học. Về giáo dục phổ thông, chúng ta chưa đạt mức trung
bình. Về cao đẳng và đại học, chúng ta còn thấp hơn nước phát triển chậm. Vì vậy, muốn
thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra chúng ta cần tích cực thực hiện các biện pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục:
1) Kiến nghị về phương pháp giảng dạy đối với các môn học liên quan đến Triết Học

Các môn học về Triết học sẽ rất khô khan nếu chỉ có những bài giảng trong giáo trình.
Giảng viên nên kết hợp các phương pháp dạy và học hợp lý. Trong quá trình học, người
dạy có thể áp dụng một số cách thức để sinh viên hiểu bài hơn, qua đó có thể tạo cảm
hứng cho sinh viên học tập. Giảng viên có thể sử dụng phương pháp “Học theo dự án” để
tạo sự tương tác giữa giảng viên và giáo viên. Phương pháp này áp dụng theo “quan
điểm toàn diện” của triết học yêu cầu các hoạt động học tập phải được thiết kế một cách
cẩn thận, mang tính lâu dài và liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật. Đây là mô hình
lấy người học làm trung tâm, người học có thời gian tự học nhiều hơn và hòa nhập với

những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Sinh viên có thể học nhiều hơn về một chủ
đề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa
ra. Phương pháp này yêu cầu sinh viên cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảng
thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã
làm trước giảng viên và các học viên khác. Phương pháp cũng đòi hỏi các sinh viên phải
đặt câu hỏi, đồng thời tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn
đề. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ làm thay đổi môi trường học của sinh
viên từ chỗ nghe giảng viên nói sang môi trường làm việc, tư duy và nâng cao khả năng
tự học.
Phương pháp học theo dự án mang đến cho sinh viên rất nhiều lợi ích, nó tạo cho sinh
viên khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành để
giải quyết vấn đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp này tạo cho sinh
viên khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học.

4


Thông qua các hoạt động thực tế trên lớp, phương pháp này tạo cho sinh viên sự thích
thú, hứng thú với việc học.
Vai trò của giáo viên trong phương pháp học theo dự án có rất nhiều thay đổi so với
phương pháp truyền thống. Giáo viên không đóng vai trò là người điều khiển tư duy sinh
viên mà là người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học. Giảng
viên phải tập trung vào việc hướng dẫn cho sinh viên, tạo cơ hội để học viên phát huy hết
khả năng học tập và sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần đồng đội làm việc theo nhóm của các
sinh viên. Có như vậy, cả giáo viên lẫn sinh viên mới có thể học tập được tốt được Triết
học.
2) Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức về Triết học và tư tưởng tự học

Ở bất cứ thời đại nào nguồn lực con người luôn là vị trí trung tâm, là động lực của sự
phát triển xã hội. Trong đó thế giới quan khoa học và năng lực tư duy của con người là

yếu tố cơ bản của sự nghiệp giáo dục. Ph.Ăng ghen nhận định: “Một dân tộc muốn đứng
vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Điều đó cho
thấy tầm quan trọng hàng đầu trong sự giáo dục và đào tạo sinh viên về các mặt chính trị,
tư tưởng, đạo đức lối sống và phát triển năng lực tư duy lý luận ở nước ta hiện nay. Với
tư cách là thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học, triết học Mác – Lênin có
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xác lập các phẩm chất đó cũng như lý
tưởng sống của mỗi sinh viên. Vì vậy, để có thể học và tự học một cách hiệu quả Triết
học và các môn liên quan đến triết học, sinh viên cần có nhận thức một cách đúng đắn về
môn học để có thể sắp xếp thời gian tự học một cách hợp lý. Hiện nay, sinh viên vẫn chưa
hiểu được Triết học có tác dụng gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống vật chất và
tinh thần của chúng ta. Bước vào môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lê nin”, đầu tiên chúng ta cần có một sự khái quát chung, trả lời câu hỏi: Học cái gì?
Học như thế nào? Học để làm gì? Trước khi bàn tới học như thế nào? Chúng ta cần biết
nội dung của môn học, bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, nhưng trong đó có
ba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất với nhau, đó là: triết học Mác –
Lênin (được gọi là Nguyên lý I), Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội
khoa học (được gọi là Nguyên lý II). Riêng đối tượng của triết học Mác – Lênin nghiên
cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây
5


dựng thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng. Là cơ sở để hình thành niềm tin khoa học và những phẩm chất cao quý của người
cách mạng. Trang bị cho các ngành khoa học khác thế giới quan và phương pháp luận
khoa học đi sâu khám phá bản chất và quy luật của sự vật và hiện tượng. Là cơ sở khoa
học chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, hệ tư tưởng tư sản xuyên tạc những phát
minh khoa học. Bản chất của Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà vấn đề ở chỗ
là cải tạo thế giới, các kết luận của triết học không chỉ đơn thuần là lời giải đáp lý luận về
các sự vật, hiện tượng, sự kiện nào đó mà nó là cơ sở lý luận có giá trị định hướng cho
việc xác định, giải quyết những vấn đề ở mọi lĩnh vực khác nhau. Khi nắm vững được nó

sinh viên có thể áp dụng vào việc tự học của mình. Nâng cao trình độ tư duy và học tập
tốt hơn.
3) Giải pháp 2: Hướng tới phương pháp tự học tiến bộ đi đôi với Triết học

Khi đã hiểu được những lợi ích mà Triết học đem lại, sinh viên có thể đề ra các
phương pháp để tự học hiệu quả.
Đầu tiên, sinh viên cần xác định đúng đắn và rõ ràng động cơ học tập, nghĩa là xác
lập cho được sự hài hoà giữa nhu cầu của bản thân với mục đích, yêu cầu của xã hội.
Động cơ học tập đúng đắn lúc này là: học cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Học
để lập thân, lập nghiệp, có khả năng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
đất nước.
Ngoài ra, tinh thần thái độ học tập phải lạc quan và tích cực. Đầu tiên phải tự tin trong
việc tự học. Vì khi tự học, con người dễ sinh ra cảm giác chán nản, lười biếng. Sau đó,
chúng ta phải tự học để hiểu kiến thức mới bởi “con đường giáo dục là tập tự sử dụng
những khả năng của mình, tự sử dụng cái đầu của mình” (Kant). Thầy và bạn (dù quan
trọng tới đâu) cũng chỉ dừng ở mức tạo điều kiện cho mình học tập mà thôi. Muốn vậy,
sinh viên cần tự học để nghiên cứu vầ triết học, phải rèn óc hoài nghi khoa học, lật đi lật
lại vấn đề. Cố gắng học phong cách tư duy của Marx: “K.Marx là con người mà sự sửa
chữa đến nhanh hơn sự hình thành. Chưa kịp hình thành đã sửa chữa, bổ sung”. Quan
trọng nhất để tự học thành công sinh viên cần phải chịu khó. Khổng Tử dạy: “Học nhi bất
yếm, hối nhân bất quyện” (học không biết chán, dạy người không mỏi). Điều này tưởng
chừng đơn giản song khi hành động mới thấy không dễ dàng chút nào.
6


Cuối cùng chính là phương châm học tập, bởi nếu không có phương châm đúng thì tất
cả quá trình tự học của chúng ta sẽ hoàn toàn sụp đổ. Đối với Triết học, phương châm
Học đi đôi với Hành áp dụng cho mọi môn học, một phương châm khác cực kỳ quan
trọng trong việc học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin là: Lý luận liên hệ với
Thực tiễn. “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những

tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí Minh toàn tập –
tập 7- NXB Sự Thật- Hà Nội - 1987 - tr 789). Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật
chất có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Chính vì
vậy, Bác Hồ đã dạy “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin.Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Sinh viên cần áp dụng
những lý luận vào thực tiễn và ngược lại để có cái nhìn tổng quát vào cuộc sống và đề ra
các phương pháp tự học hiệu quả hơn.
4) Giải pháp 3: Nâng cao tầm quan trọng và sự phổ biến của Triết học trong môi

trường Đại học, cao đẳng
Hiện nay, các môn học về Triết học vẫn chưa thực sự phổ biến và quan trọng ở các
trường Đại học, Cao đẳng. Mặc dù là môn đại cương nhưng vẫn bị nhiều sinh viên bỏ
qua. Chính vì vậy, Nhà trường cần có các chủ trương để nâng cao nhận thức không chỉ
của sinh viên mà còn của cả mọi người biết sâu rộng hơn về môn học. Vì những nguyên
lý của chủ nghĩa Mác – Lênin có liên quan với nhiều môn khoa học khác. Mặt khác, ngay
chính môn học này đã bao gồm nhiều môn khoa học Mác - Lênin, sự quan hệ giữa chúng
càng chặt chẽ. Học tốt Triết học sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong những môn học sau,
ngoài ra còn nâng cao khả năng tư duy để tự học hiệu quả. Muốn vậy nhà trường cần xây
dựng đội ngủ giảng viên giỏi có kinh nghiệm lâu năm, tạo động lực cho sinh viên.
Khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên có thể học tập tốt hơn, xây dựng các cơ sở vật
chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu tự học của sinh viên. Ngoài ra, cần có các điều kiện đầy đủ,
thái độ hướng dẫn sinh viên của các bộ phận chuyên trách và các chính sách hổ trợ hợp lý
tạo môi trường học tập tốt nhất để cả giảng viên và sinh viên cùng phấn đấu dạy và học.
IV) Kinh nghiệm của bản thân

7


Mỗi người trong chúng ta đều có những cách học riêng, học như thế nào và cách học

ra sao là một điều vô cùng quan trọng. Phương pháp đúng sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quả
cao trong quá trình học tập. Là một thành viên trong đội tuyển ôn thi “Tầm nhìn xuyên
thế kỷ”, bản thân xin chia sẻ một số phương pháp học của mình.
Trong quá trình học trên giảng đường và học tập ở đội tuyển, khi thầy cô giảng bài em
sẽ chú ý lắng nghe kĩ. Có thể dùng bút đánh dấu những chổ chưa hiểu lại sao đó hỏi lại
giảng viên ngay tại lúc ấy hoặc cuối giờ. Đối với các môn học như Triết học, đầu tiên sẽ
tạo hứng thú cho viêc học bằng cách liên hệ vào thực tế, tìm các ví dụ để nhanh hiểu bài
hơn. Ngoài ra, để giờ học hiệu quả hơn, chúng ta sẽ phát biểu ý kiến xây dựng bài giúp
cho buổi học thêm sinh động và khi chính mình nói ra ý kiến, điều này sẽ nhớ bài lâu
hơn.
Tuy nhiên, nghe giảng và học trên lớp không phải là điều quan trọng nhất. Bản thân tự
học mới là quan trọng nhất khiến mình thành công và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do được
rèn luyện từ nhỏ, bản thân đã ý thức cho mình khả năng tự học để học tâp có hiệu quả.
Ngoài giờ lên lớp, em sẽ về nhà để tự học, khi tự học là lúc tập trung nhất để tìm cách
giải quyết vấn đề. Em cũng vận dụng những gì đã học từ Triết học để học và tự học tốt
hơn. Trong học tập, chúng ta sẽ tích lũy về lượng (tri thức) để biến đổi về chất (kết quả
học tập). Đọc giáo trình và tài liệu tham khảo có liên quan là một hoạt động không thể
thiếu trong việc tự học nhưng biết ứng dụng điều đang tìm hiểu vào cuộc sống thường
ngày mới là mục tiêu chính của quá trình học không chỉ riêng Triết học mà còn ở các
môn học khác.
Trên đây là những ý kiến của cá nhân về cách học hiệu quả, rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn!
V)

Kết luận

Những điều trên đã cho ta thấy rõ tầm quan trọng của Triết học đối với vấn đề học tập
đặc biệt là tự học của sinh viên ngày nay. Qua bài tham luận này, mọi người sẽ hiểu hơn
những lợi ích của việc học triết học và có cách tự học nó một cách hiệu quả hơn bởi lẽ
Triết học là “môn khoa học của những khoa học". Từ việc hiểu rõ về Triết học, mỗi sinh

viên sẽ xây dựng cho mình ý thức tự học và có ý chí khắc phục khó khăn trong quá trình
tự học. Nhờ đó, nâng cao khả năng học tập, phát triển nguồn lực con người và giúp đất
8


nước phát triển với nguồn nhân lực chất lượng cao. Người Việt Nam sẽ vươn xa, sánh vai
với bạn bè quốc tế và tự hào rằng: “Tôi là người Việt Nam”
VI)
Tài liệu tham khảo
1) TS Nguyễn Đức Luận - Phó trưởng Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền (25/9/2013) “Học giỏi môn triết học sẽ dễ dàng học tốt các môn học khác”
được download tại địa chỉ />2) TS Trần Đình Phụng (10/4/2017) “Quy trình dạy học triết học nhằm phát triển

năng lực tư duy lý luận cho sinh viên” được download tại địa chỉ
/>3) Sưu tầm Kênh sinh viên (5/8/2015) “Phương pháp học tốt những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lê nin” được download tại địa chỉ
/>4) Th.S Trần Thị Bình – Bộ môn lý luận chính trị (2013) “Những biện pháp cơ bản

nâng cao chất lượng học tập học phần triết học Mác – Lê nin (nguyên lý I)” được
download tại địa chỉ />5) Sưu tầm Luận văn (3/2015) “Thực trạng chất lượng Việt Nam hiện nay” được

download tại địa chỉ
/>
9



×