Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thực trạng cơ sở vật chất và kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong thực hiện phòng ngừa chuẩn tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ðẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
=====

=====

BÙI THỊ XUYẾN

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ðỘ, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TRONG THỰC HIỆN PHÒNG NGỪA CHUẨN TẠI
BỆNH VIỆN ðA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ðẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
=====

=====

BÙI THỊ XUYẾN



THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ðỘ, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TRONG THỰC HIỆN PHÒNG NGỪA CHUẨN TẠI
BỆNH VIỆN ðA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 8720701

Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái
2. PGS.TS. Vũ Phong Túc

THÁI BÌNH - 2019


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các
thầy giáo, cô giáo, các anh chị và các bạn ñồng nghiệp.
Lời ñầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ðảng ủy, Ban Giám hiệu,
Phòng quản lý ñào tạo sau ñại học, Khoa Y tế Công cộng, Trường ðại học Y
Dược Thái Bình cùng các thầy, cô giáo ñã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
ðặc biệt với tình cảm chân thành và kính trọng tôi xin ñược bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái và PGS.TS. Vũ Phong Túc
những người ñã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp ñỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu ñể tôi hoàn thành bản luận văn này
một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin trận trọng cảm ơn Ban Giám ñốc Bệnh viện, các phòng
ban của Bệnh viện ða khoa tỉnh Thái Bình ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong

quá trình học tập và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, ñồng nghiệp và bạn
bè thân thiết - những người ñã luôn ñộng viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thị Xuyến


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Bình, tháng 6 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thị Xuyến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

HBV

Hepatitis B virus (Virus viêm gan B)


HCV

Hepatitis C virus (Virus viêm gan C)

HIV

Human immunodeficiency virus
(Virus suy giảm miễn dịch ở người)

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

PHCN

Phòng hộ cá nhân

PNC


Phòng ngừa chuẩn

PTPH

Phương tiện phòng hộ

VST

Vệ sinh tay

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ðẶT VẤN ðỀ................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..........................................................................3
1.1. Khái niệm về phòng ngừa chuẩn..............................................................3
1.1.1. Khái niệm, vai trò, các biện pháp của phòng ngừa chuẩn......................3
1.1.2. Thực trạng của thực hiện phòng ngừa chuẩn.........................................5
1.2. Sơ lược về vệ sinh tay..............................................................................7
1.2.1. Cơ sở khoa học của vệ sinh tay ............................................................7
1.2.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay .......................................................... 10
1.2.2.1. Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh.............................................. 10
1.2.2.2. Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay .................... 11
1.2.2.3. Nội dung thực hành vệ sinh tay....................................................... 12
1.3. Sơ lược về sử dụng phương tiện phòng hộ trong phòng ngừa chuẩn. ..... 14
1.4. Các nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân viên y tế ñối

với phòng ngừa chuẩn trên thế giới, tại Việt Nam......................................... 16
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 16
1.4.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 18
1.4.3. Các yếu tố liên quan kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân viên y tế
trong phòng ngừa chuẩn trên thế giới và Việt Nam....................................... 19
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 22
2.1. ðối tượng và ñịa bàn nghiên cứu ........................................................... 22
2.1.1. ðịa bàn nghiên cứu. ............................................................................ 22
2.1.2. ðối tượng nghiên cứu ......................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................... 24
2.2.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu............................................................ 25
2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu............................................ 27


2.2.5. Xử lý số liệu ....................................................................................... 29
2.2.6. Các loại sai số và cách khắc phục ....................................................... 30
2.2.7. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu........................................................ 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
3.1. Thực trạng cơ sở vật chất cho công tác phòng ngừa chuẩn..................... 32
3.2. Kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân viên y tế trong thực hiện phòng
ngừa chuẩn ................................................................................................... 37
3.3 Một số yếu tố liên quan ñối với kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân
viên y tế trong phòng ngừa chuẩn. ................................................................ 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 58
4.1 Thực trạng cơ sở vật chất trong phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện ða khoa
tỉnh Thái Bình năm 2018. ............................................................................. 58
4.2. Kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân viên y tế trong công tác phòng

ngừa chuẩn. .................................................................................................. 62
4.2.1. Kiến thức của nhân viên y tế trong phòng ngừa chuẩn. ....................... 62
4.2.2. Thái ñộ của nhân viên y tế trong phòng ngừa chuẩn ........................... 69
4.2.3. Thực hành của nhân viên y tế trong phòng ngừa chuẩn. ......................... 70
4.2.4. Một số yếu tố liên quan ñối với kiến thức, thái ñộ và thực hành của
nhân viên y tế trong phòng ngừa chuẩn. ....................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................. 76
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng bồn rửa tay tại các khoa.................................................. 32
Bảng 3.2. Nguồn nước và loại vòi nước tại các bồn rửa tay .......................... 32
Bảng 3.3. Chất tẩy rửa tại khu vực vệ sinh tay.............................................. 33
Bảng 3.4. Tình trạng khăn lau tay và poster hướng dẫn tại các khoa............. 33
Bảng 3.5 Trang bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại các khoa ..................... 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ các khoa trên xe tiêm có ñủ trang thiết bị thu gom chất thải34
Bảng 3.7. Tỷ lệ các khoa có ñiểm thu gom chất thải theo ñúng quy ñịnh...... 36
Bảng 3.8. Tỷ lệ các khoa có sẵn phương tiện phòng hộ ................................ 36
Bảng 3.9. ðặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu theo giới tính........................ 37
Bảng 3.10. Tỷ lệ ñối tượng ñã tham gia tập huấn về PNC............................. 38
Bảng 3.11. Các nội dung ñối tượng ñã tham gia tập huấn về PNC, kiểm soát
nhiễm khuẩn ................................................................................................ 39
Bảng 3.12. Tỷ lệ NVYT sắp xếp ñúng thứ tự các bước trong quy trình VST 40
Bảng 3.13. Kiến thức của NVYT về VST trong PNC ................................... 40
Bảng 3.14. Kiến thức của NVYT về thời gian thích hợp cho một lần VST...41
Bảng 3.15. Kiến thức của NVYT về dung dịch VST phù hợp nhất ............... 42
Bảng 3.16. Tỷ lệ NVYT có kiến thức ñúng về sử dụng găng trong PNC ...... 44

Bảng 3.17. Tỷ lệ NVYT có kiến thức ñúng về sử dụng PTPH ..................... 45
Bảng 3.18. Tỷ lệ NVYT có kiến thức ñúng về quy trình sử dụng PTPH ....... 46
Bảng 3.19. Thái ñộ của NVYT trong phòng ngừa chuẩn .............................. 48
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhân viên y tế thực hành ñúng vệ sinh tay ......................... 50
Bảng 3.21. Tỷ lệ NVYT thực hành ñúng sử dụng phương tiện phòng hộ...... 51
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức về VST với một số yếu tố của
NVYT .......................................................................................................... 53


Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức về PHCN với nhóm tuổi và giới tính
của nhân viên y tế ......................................................................................... 54
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thái ñộ về PNC với nhóm tuổi và giới tính của
NVYT .......................................................................................................... 55
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thực hành về PNC với trình ñộ chuyên môn và
thâm niên công tác của NVYT...................................................................... 56
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức về PNC với thái ñộ về PNC của
NVYT .......................................................................................................... 57
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thái ñộ về PNC với thực hành về................. 57


DANH MỤC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 3.1. Số lượng ñiểm thu gom chất thải tại các khoa.......................... 35
Biểu ñồ 3.2. Tỷ lệ NVYT ñạt kiến thức chung về vệ sinh tay theo trình ñộ và
theo hệ.......................................................................................................... 43
Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ NVYT ñạt kiến thức chung về phòng hộ cá nhân theo trình
ñộ, theo hệ .................................................................................................... 47
Biểu ñồ 3.4. Tỷ lệ NVYT ñạt thái ñộ ñúng về phòng ngừa chuẩn theo trình
ñộ, theo hệ .................................................................................................... 49
Biểu ñồ 3.5. Tỷ lệ NVYT ñạt thực hành về PNC theo trình ñộ, theo hệ ....... 52



1

ÐẶT VẤN ÐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành
khám bệnh, chữa bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện góp phần làm gia tăng tỷ
lệ mắc bệnh, tăng sử dụng thuốc kháng sinh, kéo dài ngày nằm viện cho
người bệnh, gia tăng chi phí ñiều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Thực hiện các
biện pháp của phòng ngừa chuẩn ñóng góp quan trọng vào việc giảm tỷ lệ
mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Từ ñó hạn chế sự lây truyền bệnh cho nhân
viên y tế và người bệnh cũng như từ người bệnh sang môi trường, ñảm
bảo an toàn người bệnh, góp phần làm tăng chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện [5] [32].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, mỗi ngày có 247 người
chết tại Mỹ là kết quả của một bệnh nhiễm trùng liên quan ñến y tế. Trên thế
giới, có ít nhất 1 trong 4 bệnh nhân chăm sóc ñặc biệt bị nhiễm trùng trong
thời gian ở bệnh viện, ở các nước ñang phát triển, ước tính này có thể ñược
tăng lên gấp ñôi [56]. Theo báo cáo của WHO năm 2011 về gánh nặng chăm
sóc sức khỏe do nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn cầu thì tại Châu Âu các
bệnh nhiễm trùng gây ra do chăm sóc sức khỏe làm tăng thêm 16 triệu ngày
ñiều trị và 37 nghìn trường hợp tử vong, chi phí xấp xỉ 7 tỷ USD hàng năm.
Còn tại Mỹ, khoảng 99 nghìn trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện
năm 2002, chi phí khoảng 6,5 tỷ USD vào năm 2004 [45],[57].
Ở nước ta, công tác phòng ngừa chuẩn vẫn còn ñối ñầu rất nhiều trở ngại
như nguồn ngân sách còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phần lớn nhân
viên y tế và các nhà quản lý chưa nhận thức tầm quan trọng của công tác này.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện có rất nhiều như từ thiết bị kỹ thuật,
quy trình chuyên môn, vi khuẩn kháng thuốc [4], [34]. Tuy nhiên, một trong
những nguyên nhân quan trọng nhiễm khuẩn bệnh viện là kiến thức, thái ñộ



2

của nhân viên y tế về phòng ngừa chuẩn chưa cao. Nghiên cứu của tác giả
Trương Anh Thư cùng cộng sự tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012 kết quả
nghiên cứu cho biết tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức ñạt là 76,3% và thái ñộ ñạt
là 54,5% [55]. Hay nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Việt Hùng và cộng sự
năm 2010 cho thấy 79,1% nhân viên y tế có kiến thức ñạt và 70% nhân viên y
tế có thái ñộ ñạt về kiểm soát nhiễm khuẩn [12].
Tuy nhiên các nghiên cứu trước ñây phần lớn chỉ tìm hiểu về kiến thức,
thái ñộ tuân thủ một số quy ñịnh về phòng ngừa chuẩn, do vậy chưa khai thác
ñầy ñủ các khía cạnh khác của tuân thủ phòng ngừa chuẩn trong nhân viên y tế
như là kiến thức, thái ñộ và một số yếu tố liên quan phòng ngừa chuẩn.
Bệnh viện ða khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện hạng I, là cơ sở khám
chữa bệnh tuyến cao nhất của tỉnh Thái Bình, với quy mô 1200 giường bệnh
gồm 45 khoa/phòng và 1 trung tâm, gần 1400 nhân viên y tế trong ñó có 295
bác sỹ, còn lại là ñiều dưỡng và nhân viên y tế khác. Mỗi ngày có khoảng 900
bác sỹ và ñiều dưỡng bệnh viện trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, với khoảng
1300 lượt người bệnh ñến khám và ñiều trị mỗi ngày, bên cạnh ñó bệnh viện
là cơ sở thực hiện nhiều chuyên khoa sâu nên vấn ñề phòng ngừa chuẩn ñang
ngày càng trở nên cấp thiết ñối với bệnh viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài:
“Thực trạng cơ sở vật chất và kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân
viên y tế trong thực hiện phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện ða khoa tỉnh
Thái Bình năm 2018” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất trong phòng ngừa chuẩn
tại Bệnh viện ða khoa tỉnh Thái Bình năm 2018.
2. ðánh giá kiến thức, thái ñộ, thực hành của nhân viên y tế trong thực
hiện một số biện pháp phòng ngừa chuẩn tại ñịa bàn nghiên cứu.



3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về phòng ngừa chuẩn
1.1.1. Khái niệm, vai trò, các biện pháp của phòng ngừa chuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ñã trở thành một thách thức y tế của
toàn cầu. Tại các nước phát triển tỷ lệ mắc NKBV là từ 5-10% tổng số người
bệnh (NB) nhập viện, trong khi ñó tỷ lệ này ở các nước ñang phát triển là trên
25% [34], [36]. NKBV làm tăng thời gian viện, tăng chi phí ñiều trị, tăng tỷ lệ
mắc bệnh và ñặc biệt làm tăng tỷ lệ tử vong. Nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ tăng
ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tình
vô khuẩn trong chăm sóc NB và ở những nơi kiến thức và thái ñộ về kiểm
soát nhiễm khuẩn (KSNK) còn hạn chế [4], [46], [48].
Năm 1970, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kì
(CDC) ñưa ra khái niệm về cách ly phòng ngừa lần ñầu tiên với 7 phương
pháp cách ly theo mã màu khác nhau bao gồm: phòng ngừa tuyệt ñối, phòng
ngừa bảo vệ, phòng ngừa lây truyền qua hô hấp, ñường ruột, vết thương,
chất thải và máu. Năm 1985 CDC ban hành hướng dẫn phòng ngừa mới gọi
là phòng ngừa phổ cập (Universal Precautions) nhằm ñối phó với ñại dịch
HIV/AIDS. Trong ñó, máu ñược xem như là nguồn lây truyền quan trọng
nhất và dự phòng những phơi nhiễm qua ñường máu là cần thiết. Năm 1995,
khái niệm phòng ngừa phổ cập ñược chuyển thành phòng ngừa chuẩn (PNC)
(Standard Precautions) là tổng hợp của hai biện pháp phòng ngừa phổ cập và
cách ly với chất tiết của cơ thể [4], [35].
Theo hướng dẫn về PNC của Bộ Y tế, PNC là tập hợp các biện pháp
phòng ngừa cơ bản áp dụng cho tất cả NB trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất bài tiết (trừ mồ hôi) ñều có

nguy cơ lây truyền bệnh [2].


4

Nhằm hướng dẫn thực hành PNC cho nhân viên y tế (NVYT), các tổ
chức y tế uy tín như WHO và CDC ñã tiến hành nghiên cứu và ñề xuất các
biện pháp rất cụ thể. Tuy nhiên khi xem xét các khuyến cáo này có thể thấy,
bên cạnh các giải pháp tương ñối thống nhất, thì cũng có những giải pháp thể
hiện quan ñiểm của từng tổ chức.
Với các bằng chứng rõ ràng và có ñộ tin cậy cao về tác dụng của vệ
sinh bàn tay, cả WHO và CDC ñều cho rằng, NVYT cần phải tuân thủ tốt các
thời ñiểm vệ sinh bàn tay. Bên cạnh ñó, mỗi cơ sở y tế và nhân viên cũng cần
phải chuẩn bị, cung cấp và thực hiện các yêu cầu trong cung cấp dụng cụ và
ñồ vải ñạt tiêu chuẩn. Nhận thấy vai trò quan trọng của môi trường chăm sóc,
khuyến cáo về vệ sinh và khử khuẩn môi trường cũng ñược hai tổ chức này
coi là một biện pháp quan trọng [28],[43],[49].
Với các bằng chứng về việc lây lan nhiễm khuẩn do chưa tuân thủ việc
tự bảo vệ hoặc không có ñủ trang thiết bị tự bảo vệ, WHO khuyến cáo rằng
các NVYT cần phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: khẩu trang, kính
bảo hộ, găng tay và áo choàng thích hợp. Tương tự, CDC ñã tóm gọn các giải
pháp trên trong một khuyến cáo chung là cần phải có các phương tiện phòng
hộ cá nhân yêu cầu của mỗi lần tiếp xúc với các nguy cơ lây nhiễm [43],[52].
Tại Việt Nam, các giải pháp thực hiện PNC ñược xây dựng trên sự
thống nhất với WHO, CDC về các nội dung: vệ sinh bàn tay; vệ sinh khi ho
và hô hấp; làm sạch và khử khuẩn môi trường; khử khuẩn/tiệt khuẩn dụng cụ;
xử lí ñồ vải; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; tiêm an toàn và phòng
ngừa tổn thương do vật sắc nhọn. Bộ Y tế cũng ñồng nhất với quan ñiểm của
WHO về tầm quan trọng của các biện pháp xử lí chất thải y tế nhằm hạn chế
tác nhân lây truyền bệnh, quan ñiểm của CDC về vai trò của biện pháp sắp

xếp người bệnh hợp lí nhằm hạn chế sự lây truyền chéo giữa người bệnh, tạo
ñiều kiện quản lí NB dễ dàng hơn. Tháng 9/2012 Cục quản lí khám, chữa


5

bệnh, Bộ Y tế ñã ban hành hướng dẫn về phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở
khám, chữa bệnh với 9 nội dung như trên [5].
Việc tuân thủ các biện pháp của PNC ñóng vai trò:
- Ngăn ngừa sự lây nhiễm trong bệnh viện từ ñó giảm tỷ lệ tử vong, giảm
thời gian nằm viện, rút ngắn chi phí ñiều trị cho NB.
- Là một nội dung chủ yếu trong chương trình KSNK bệnh viện.
Thực hiện các biện pháp PNC nhằm mục ñích hạn chế sự lây truyền
cho NVYT và NB cũng như từ NB sang môi trường nhằm bảo ñảm an toàn và
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Các biện pháp PNC bao gồm [5]:
- Vệ sinh tay.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý máu, dịch tiết, chất

tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết.
- Tuân thủ quy tắc vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho.
- Làm sạch môi trường trong chăm sóc người bệnh.
- Khử, tiệt khuẩn ñúng quy ñịnh các dụng cụ chăm sóc người bệnh.
- Xếp chỗ cho người bệnh thích hợp.
- Quản lý ñồ vải phòng lây nhiễm.
- Thực hiện tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn.
- Xử lý chất thải ñúng quy ñịnh.

1.1.2. Thực trạng của thực hiện phòng ngừa chuẩn.
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và Lê Bá Nguyên năm 2008 tại các

bệnh viện khu vực phía Bắc chỉ ra rằng tỷ lệ tuân thủ ñúng thực hành PNC ở
NVYT chưa cao, chỉ có ít hơn 20% số NVYT ñược quan sát thực hành tốt các
yêu cầu về PNC khi thực hành nghề nghiệp [11].
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà và
cộng sự năm 2012 tại bệnh viên Nhi ðồng 1 là 62% tổng số cơ hội quan sát


6

ñược, ñối tượng tuân thủ rửa tay cao nhất là kỹ thuật viên với tỷ lệ trên 70%,
bác sỹ và sinh viên là ñối tượng tuân thủ VST kém nhất, chỉ chiếm 41%-43%
tổng số bác sỹ và sinh viên tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư năm 2010 tại bệnh viên Chợ Rẫy cho
thấy, từ tháng 2/2000- tháng 6/2009, tổng số NVYT bị tai nạn nghề nghiệp do
phơi nhiễm với các tác nhân ñường máu trong khi thao tác là 327 trường hợp,
trong ñó phơi nhiễm trên bệnh nhân HIV dương tính là 65 trường hợp. ðiều
dưỡng là ñối tượng thường gặp nhất các tai nạn nghề nghiệp với 116 trường
hợp chiếm 35.5%, tiếp ñó là ñối tượng học viên/sinh viên với 48 trường hợp
chiếm14.7%. Do còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các thủ thuật thăm
khám và các thủ thuật chăm sóc vậy nên sinh viên là ñối tượng có nguy cơ
cao phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh [14].
Theo nghiên cứu của Huson Amin Ghalya và Youssreya Ibrahim chỉ ra
rằng có sự thiếu kiến thức và tuân thủ về thực hành PNC của NVYT và sinh
viên y [15]. Trong khi ñó sự tuân thủ thực hành PNC lại có vai trò ñáng kể
trong việc giảm tỷ lệ NKBV [27]. Nghiên cứu của tác giả Arinze-Onyia tại
Bệnh viện giảng dạy ðại học Nigeria, ItukuOzalla về kiến thức PNC của các
bác sĩ và các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm có nguy cơ bị nhiễm từ
mầm bệnh truyền máu trong lâm sàng là không ñầy ñủ. 67,6% các bác sỹ lâm
sàng có kiến thức ñúng về PNC trong ñó các bác sỹ trong phòng thí nghiệm là
76,2%. 35% các bác sỹ lâm sàng sàng sử dụng PHCN trong khi các bác sỹ

trong phòng thí nghiệm là 100% [44].


7

1.2. Sơ lược về vệ sinh tay
1.2.1. Cơ sở khoa học của vệ sinh tay
Trong thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại
bệnh viện ñã tử vong do sốt hậu sản. Năm 1843, bác sỹ Oliver Wendell
Holmes (người Mỹ) yêu cầu một bác sỹ khoa sản nơi ông làm việc nghỉ
việc một tháng sau 2 ca bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan ñến vấn
ñề vệ sinh tay (VST) của bác sỹ ñó, ý kiến của ông ñã bị nhiều bác sỹ
cùng thời phản ñối [47].
Vào cuối những năm 1840, bác sỹ Ignaz Semmelweis (1818-1865)
công tác tại BVðK Vienne (nước Áo) tìm ra sự khác biệt về tỷ lệ tử vong của
các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện. Năm 1846, ông
nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản bệnh viện, cùng tực hiện một số kỹ
thuật VST, nhưng tại khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa,
nơi mà chỉ có bác sỹ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu
sản là 13,1%, tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với khoa thứ hai là khoa hướng dẫn
thực hành cho nữ hộ sinh có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2,03%. Ông
quan sát và thấy rằng các bác sỹ và sinh viên y khoa thường không VST sau
khi thăm khám mỗi bệnh nhân, thậm chí là sau khi mổ tử thi. Ông cho rằng
nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không ñược vệ sinh của bác sỹ và sinh
viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh. Ông ñã ñề xuất sử dụng dung dịch nước
vôi trong (chứa cholorine) ñể VST vào thời ñiểm chuyển tiếp sau mổ tử thi
sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ sau ñó giảm từ 12,4%
xuống 2,38%. Tuy vậy tại thời ñiểm ñó nhiều người cho rằng khuyến cáo
VST giữa các lần tiếp xúc bệnh nhân của ông là quá nhiều và không bác sỹ
nào chấp nhận ñôi bàn tay của họ chính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản.

Một số người khác cho rằng kết quả nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng
khoa học. Năm 1849, ông bị xa thải khỏi bệnh viện Vienne rồi tới làm việc ở


8

khoa sản phụ bệnh viện Pests St. Rochus ở Hungari (1851-1857). Ngày nay ở
Hungari, người ta lập nên bảo tàng Semminweis, bệnh viện Semminweis. Tại
Áo người ta thành lập, bệnh viện Semminweis và ông ñã ñược ghi nhận là
người mở ñường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về NKBV [47].
Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Pari, bác sĩ Louis Pasteur ñã
nói: “Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản chính
là các bác sỹ ñã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồi khám các bà mẹ
khỏe mạnh.” Sau ñó ông ñã ñưa ra lý thuyết về “mầm bệnh và phương pháp
tiệt khuẩn Pasteur” ñược sử dụng ñến ngày nay. Trong những năm ñó khuyến
cáo VST ñã gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu phương tiện VST, thiếu nước, sự
gia tăng ñề kháng kháng sinh của vi khuẩn, trong khi ñó, NVYT rất thiếu kiến
thức về vệ sinh bệnh viện. ðiều ñó ñã giải thích cho sự phản ứng của các bác
sỹ trước khuyến cáo VST giữa những lần tiếp xúc với bệnh nhân khác nhau,
họ cho rằng VST như thế là quá nhiều [47].
Năm 1910, bác sỹ Rosephine Baker (Mỹ) ñã tổ chức khóa tập huấn ñầu
tiên giảng dạy về VST cho NVYT chăm sóc bệnh nhi. Năm 1992, một báo
cáo khoa học của New England công bố kết quả nghiên cứu về VST tại khoa
Hồi sức cấp cứu. Báo cáo cho thấy, mặc dù ñã áp dụng những hình thức giáo
dục và giám sát ñặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT chỉ ñạt khoảng
30% và tỷ lệ cao nhất chỉ ñạt 48%. Cũng năm ñó trung tâm phòng ngừa kiểm
soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ NKBV dao ñộng từ 5 ñến 15% tại các
bệnh viện, ñiều này dẫn ñến nguy cơ nhiễm khuẩn trên NVYT và năm 1993
ñã có 11 NVYT mắc bệnh viêm gan A do không VST sau khi tiếp xúc với
một trong 2 bệnh nhân viêm gan A [47].

Năm 1961, tại các cơ sở y tế của Mỹ, nhân viên y tế ñược khuyến cáo
vệ sinh tay bằng xà phòng thường trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Khử khuẩn tay bằng cồn ñược coi là biện pháp ít có hiệu quả và chỉ áp dụng


9

trong trường hợp khẩn cấp, khi không ñủ thời gian vệ sinh tay hoặc ở nơi
không có bồn vệ sinh tay [31], [47].
Trong những năm 1975 và 1985, CDC ñã xuất bản hướng dẫn chính
thức về thực hành VST trong các bệnh viện. Nhân viên y tế ñược khuyến cáo
VST bằng xà phòng trung tính giữa các lần tiếp xúc với NB và rửa tay bằng
xà phòng khử khuẩn trước và sau khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn hoặc khi
chăm sóc NB ở khu vực có nguy cơ cao mắc NKBV. Khử khuẩn bằng cồn
ñược áp dụng ở những nơi không có bồn VST [47].
Năm 1988 và 1995, Hiệp hội chống nhiễm khuẩn Mỹ (APIC) xuất bản
các hướng dẫn về VST và khử khuẩn bàn tay. Chỉ ñịnh về VST trong các
hướng dẫn này tương tự như trong hướng dẫn CDC. Lần ñầu tiên tại Mỹ, biện
pháp VST bằng cồn ñược khuyến khích áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế [47].
Năm 2002, CDC yêu cầu các bệnh viện trên toàn nước Mỹ khuyến
khích nhân viên y tế khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn
trong mọi thao tác chăm sóc, ñiều trị cho người bệnh [47].
Tại Việt Nam, ngành y tế ñã quan tâm, chú trọng ñến vấn ñề VST. Năm
2006, Bộ Y tế bắt ñầu thực hiện dự án tăng cường vệ sinh bệnh viện, trong ñó
VST thường quy với nước và xà phòng ñược coi là một trong những biện
pháp chiến lược. Dự án ñã phát ñộng “ Tuần lễ vệ sinh tay” tại 21 bệnh viện
với khoảng 7000 người tham gia.
Năm 2009, tuân thủ VST ñược ñưa vào nội dung Thông tư
18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn thực
hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh [3].

Năm 2017, Bộ Y tế ban hành Quyết ñịnh 3619 ngày 28 tháng 8 năm
2017 về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
khám chữa bệnh. Quyết ñịnh ban hành kèm theo hướng dẫn thực hành VST
trong các cơ sở khám chữa bệnh [8].


10

1.2.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay
1.2.2.1. Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh
Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi
khuẩn vãng lai và vi khuẩn ñịnh cư [7].
+ Vi khuẩn ñịnh cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S.epidermidis,
aurers, S. hominis, v.v. Các vi khuẩn gram (-) thường chiếm tỷ lệ cao ở tay
NVYT thuộc ñơn vị hồi sức cấp cứu, ñặc biệt ở những người VST dưới 8
lần/ngày. Phổ vi khuẩn ñịnh cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST
thường quy không loại bỏ ñược các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST
thường xuyên có thể làm giảm mức ñộ ñịnh cư của vi khuẩn trên tay. ðể loại
bỏ các vi khuẩn này trên da tay trong VST ngoại khoa, các thành viên kíp
phẫu thuật cần VST bằng dung dịch VST chứa cồn hoặc dung dịch xà phòng
chứa chlorhexidine 4% trong thời gian tối thiểu 3 phút [7], [30].
+ Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn trên da người
bệnh hoặc trên các bề mặt môi trường bệnh viện (chăn, ga giường, dụng cụ
phương tiện phục vụ người bệnh) và làm ô nhiễm bàn tay trong quá trình chăm
sóc và ñiều trị. Mức ñộ ô nhiễm bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn,
thời gian thực hiện thao tác và tần suất vệ sinh tay của nhân viên y tế [7].
- Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, tuy nhiên phổ vi

khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST thường quy (rửa tay với nước và
xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian

20 giây-30 giây). Do vậy, vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với mỗi người
bệnh là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV. Vệ sinh tay
trước phẫu thuật cần loại bỏ cả hai phổ vi khuẩn vãng lai và ñịnh cư, do vậy
cần áp dụng quy trình vệ sinh tay ngoại khoa [7].


11

1.2.2.2. Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay
Hằng này NVYT dùng bàn tay là công cụ ñể khám chữa bệnh và chăm
sóc NB, do ñó bàn tay của NVYT thường tiếp xúc với da, máu, dịch tiết, sinh
học, dịch tiết của NB. Các vi khuẩn gây bệnh từ bệnh nhân truyền qua tay của
NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứa các vi khuẩn gây bệnh [7].
05 bước bàn tay gây phát tán mầm bệnh:
- Mầm bệnh ñịnh cư trên trên da NB và bề mặt các ñồ vật
- Mầm bệnh bám vào da tay của NVYT
- Mầm bệnh sống trên da tay
- VST ít dẫn ñến da tay nhiễm khuẩn
- Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh, ñồ vật
Trong một nghiên cứu ñược thực hiện trên 77 bàn tay của NVYT tại
bệnh viện Chợ Rẫy- Thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả, trung bình có
267,378 vi khuẩn/cm2 trong ñó: Bàn tay bác sỹ có chứa 275,110 vi khuẩn/cm2
bàn tay ñiều dưỡng chứa 126,875 vi khuẩn/cm2 .
Trong môi trường bệnh viện, mọi nơi bàn tay ñụng chạm vào ñều có vi
khuẩn trên ñó. Các tác nhân NKBV không chỉ có ở các vết thương nhiễm
khuẩn, ở chất thải và dịch tiết của người bệnh mà thường xuyên có trên da
lành của người bệnh. Lượng vi khuẩn (ví dụ: S. epiderminis, Proteus
mirabilis, Klebsiella spp. và Acinetobacter spp.) có ở 1 cm2 da lành của NB
thay ñổi từ 102 ñến 106 vi khuẩn, nhiều nhất là ở vùng bẹn, vùng hố nách,
vùng nếp khuỷu tay, bàn tay. Có 25% da người bình thường mang S. Aureus,

da người mắc bệnh tiểu ñường, người bệnh lọc máu chu kỳ và người viêm da
mãn tính có S. aureus ñịnh cư cao hơn. Các tác nhân gây bệnh này, ñặc biệt là
các chủng tụ cầu hoặc cầu khuẩn ñường ruột có khả năng sống sót cao trong
ñiều kiện môi trường khô, làm ô nhiễm quần áo, ga giường, ñồ dùng cá nhân
và bề mặt các phương tiện khác trong buồng bệnh [7].


12

Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bàn tay NVYT thường xuyên bị ô
nhiễm VSV có ở trên da NB cũng như ở bề mặt môi trường bệnh viện. Theo
Lê Thị Anh Thư và cộng sự (Bệnh viện Chợ Rẫy), lượng vi khuẩn trung bình
có ở bàn tay NVYT là 5,4 log, cao nhất ở Kỹ thuật viên, kế ñến là bác sỹ và
thấp nhất là ñiều dưỡng. Pittet D và cộng sự (1999) ñánh giá mức ñộ ô nhiễm
bàn tay NVYT trực tiếp chăm sóc NB, số lượng vi khuẩn có ở các ñầu ngón
tay thay ñổi từ 0 ñến 300 ñơn vị khuẩn lạc, trong ñó trực khuẩn gram (-)
chiếm 15% và tụ cầu vàng chiếm 11% các chủng vi khuẩn phân lập ñược.
Thời gian thao tác càng dài thì mức ñộ ô nhiễm bàn tay càng lớn [7].
Không VST trước khi chăm sóc NB là nguyên nhân quan trọng làm lan
truyền NKBV. Các vi sinh vật có ở bàn tay ô nhiễm lan truyền trực tiếp sang
NB thông qua các thực hành chăm sóc hoặc gián tiếp do bàn tay làm ô nhiễm
các dụng cụ chăm sóc. Tại bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Việt Hùng và cộng
sự ñã nghiên cứu thấy bàn tay NVYT bị ô nhiễm trung bình: 1,65 log khuẩn
lạc. Một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp gồm: A. baumannii, K.
pneumoniae và S. aureus. ðáng chú ý, NVYT không thực hiện bất kỳ thực
hành chăm sóc nào trong buồng bệnh có mức ô nhiễm bàn tay cao nhất (2,1
log). Nghiên cứu này càng khẳng ñịnh sự cần thiết phải VST thường xuyên,
ñặc biệt là VST trước khi vào buồng bệnh. Bàn tay NVYT là phương tiện lan
truyền bệnh quan trọng trong các vụ dịch NKBV [7].
1.2.2.3. Nội dung thực hành

Thời ñiểm VST thường quy:
Mọi ñối tượng trực tiếp chăm sóc NB cần rửa tay bằng nước và xà phòng
thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn vào những thời ñiểm sau:
+ Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn.
+ Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể.


13

+ Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Sau tiếp xúc với bề mặt ñồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh.
Kỹ thuật VST thường quy:
Dù VST bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa
cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước:
+ Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào
các kẽ ngón.
+ Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại
(mu tay ñể khum khớp với lòng bàn tay).
+ Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và
ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái)
+ Bước 6: Chà các ñầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
Theo tác giả Sharma và các cộng sự năm 2011, tiến hành nghiên cứu cắt
ngang ở các ñơn vị chăm sóc tích cực (Phổi, Nội khoa và ðột quỵ) của một
bệnh viện hạng III. ðối tượng gồm bác sỹ và ñiều dưỡng trong quá trình chăm
sóc bệnh nhân ở mỗi ñơn vị chăm sóc tích cực (ICU) và ghi nhận việc tuân
thủ VST của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST trung bình là
43,2%. Trong ñó, tỷ lệ tuân thủ của bác sỹ ñiều trị chính là 68,9% (31/45),

của bác sỹ học việc là 56,3% (18/32), của bác sỹ nội trú là 40,0% (28/70) và
của ñiều dưỡng là 41,3% (301/728). Việc tuân thủ VST tương quan nghịch
với mức ñộ hoạt ñộng. Tỷ lệ tuân thủ cao, trung bình và thấp thì nguy cơ
nhiễm khuẩn chéo tương ứng là 38,8% (67/170), 43,8% (175/401) và 44,7%
(152/340). Kết quả chỉ ra rằng NVYT có kiến thức ít là nguyên nhân thiếu
ñộng cơ thúc ñẩy hành vi tuân thủ VST, khối lượng công việc nhiều ñược coi
là một số yếu tố ảnh hướng tới việc tuân thủ VST [51].


14

Bên cạnh ñó, tại một số bệnh viện NVYT nhận thức tầm quan trọng ở
các thời ñiểm VST nên tỷ lệ VST chiếm khá cao như nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thúy Ly năm 2008 tại Viện Lão khoa Quốc gia cho thấy kiến thức
VST trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân ñạt 92%. Họ cho rằng VST trước và
sau khi tiếp xúc bệnh nhân là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống
NKBV [15].
Hay nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Hà (2004) tại phòng hồi sức bệnh
viện Việt ðức, trên ñối tượng là bác sỹ, ñiều dưỡng, hộ lý. Kết quả cho thấy
tỷ lệ NVYT vệ sinh tay trước và sau khi làm thủ thuật lần lượt là 56% và 9%.
Nhưng theo kiến thức của họ thì 100% ñều hiểu rằng VST sau khi thực hành
chăm sóc, làm thủ thuật là biện pháp tốt nhất ñể phòng tránh NKBV, rửa tay
ñể bảo vệ chính mình khi làm việc.
1.3. Sơ lược về sử dụng phương tiện phòng hộ trong phòng ngừa chuẩn.
Phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm: găng tay, khẩu trang, áo
choàng, tạp dề, mũ, mắt kính/mặt nạ và ủng hoặc bao giày [5], [4], [42].
Mục ñích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là ñể bảo vệ NVYT,
NB, người nhà NB, người thăm bệnh khỏi nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát
tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài [5].
Một cuộc khảo sát của tác giả Montagna và cộng sự năm 2003 tại 11

thành phố của nước Ý ñược tiến hành trên ñối tượng là các nhân viên nha
khoa về tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn. Kết quả cho thấy tỷ lệ ñeo găng tay
(95,5%), mặt nạ (90,1%), kính (91,2%), mũ (23,9%) và áo khoác (54,9%). Họ
sử dụng tiệt trùng hơi nước (92,9%) và ñịnh kỳ kiểm tra tính hiệu quả
(80,6%). Về bảo vệ cá nhân có 20,5% không ñược chủng ngừa HBV và chỉ có
55,2% số người ñược chủng ngừa trước ñó ñã ñược kiểm tra khả năng miễn
dịch của họ. Hơn nữa, phần lớn các ñối tượng ñã ñánh giá thấp nguy cơ lây
nhiễm ñặc biệt là ñối với các bệnh lây truyền qua không khí [42].


15

Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là phải tùy thuộc
mục ñích sử dụng. Mang phương tiện phòng hộ khi dự kiến sẽ làm thao tác có
dính máu, dịch tiết vào cơ thể [5].
Loại phương tiện và trình tự mang tùy thuộc mục ñích và tình huống sử
dụng. Trước khi rời buồng bệnh, cần tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
và VST. Khi tháo bỏ cần chú ý tháo phương tiện bẩn nhất ra trước [5].
Sử dụng găng
Nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế có thể dễ dàng lây truyền trực tiếp qua
bàn tay của NVYT hoặc qua vật dụng khác như thiết bị y tế…
Sử dụng găng trong các trường hợp sau:
+ Mang găng khi chạm vào máu, dịch cơ thể, chất tiết, chất thải,
màng nhầy.
+ Thay ñổi những hoạt ñộng chăm sóc trên cùng một NB, sau khi tiếp
xúc với vật dụng xung quanh NB có khả năng lây nhiễm.
+ Hủy bỏ găng sau khi sử dụng, trước khi chạm các vật không bị ô
nhiễm, các bề mặt và trước khi chuyển sang NB khác.
+ Thực hiện VST ngay lập tức sau khi loại bỏ găng.
+ Mang găng vô khuẩn trong quá trình làm thủ thuật vô khuẩn, phẫu thuật.

+ Mang găng sạch trong các thao tác chăm sóc, ñiều trị không ñòi hỏi
vô khuẩn và dự kiến tay NVYT có thể tiếp xúc với máu chất tiết, chất bài tiết,
các màng niêm mạc và da không nguyên vẹn của NB hoặc khi da tay NVYT
bị bệnh hoặc trầy xước.
Mang găng khi NVYT làm vệ sinh, thu gom chất thải, ñồ vải, xử lý
dụng cụ y tế và các dụng cụ chăm sóc NB.
Tuân thủ ñúng quy trình mang găng và tháo găng [5],[6].
Sử dụng khẩu trang
Mang khẩu trang y tế khi:


×