Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông đông thụy anh, tỉnh thái bình năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

VŨ THỊ QUYÊN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG THỤY ANH,
TỈNH THÁI BÌNHNĂM2018

LUẬN VĂNTHẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

VŨ THỊ QUYÊN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG THỤY ANH,
TỈNH THÁI BÌNHNĂM2018


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Mã số: 8720701

Hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Đức Thanh
2. GS.TS. Trần Quốc Kham

THÁI BÌNH – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình và hỗ trợ chân thành của các
thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên của gia đình và những người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ban Giám hiệu,
PhòngQuản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng Trường Đại học Y
Dược Thái Bình cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy,hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôixin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS.Nguyễn Đức Thanh, GS.TS. Trần Quốc Kham,những người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉbảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong
suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế Thái Thụy,
Ban giám hiệu Trường Trung học Phổ thông Đông Thụy Anh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thị Quyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Thị Quyên, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sỹ năm
2017-2019, chuyên ngành Y tế Công cộng của Trường Đại học Y Dược Thái
Bình, xin cam đoan:
1.Đây là bản luận văn do bản thân tôi trực tiếp tham gia thực hiện đề
tài“Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số
yếu tố liên quan của học sinh Trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh”
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đức Thanh, GS.TS. Trần
Quốc Kham.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác được
công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin công bố trong nghiên cứu là
hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp
thuận của nơi nghiên cứu.

NGƢỜI CAM ĐOAN

Vũ Thị Quyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPTT

Biện pháp tránh thai


LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD

Quan hệ tình dục

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

SKSS

Sức khỏe sinh sản

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TT-GDSK

Truyền thông – giáo dục sức khỏe

VTN


Vị thành niên

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế Giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Tuổi vị thành niên và sức khỏe sinh sản ................................................ 3
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................. 3
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của tuổi vị thành niên .............................. 5
1.1.3. Các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản ...................................... 7
1.2. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan của vị thành niên về
chăm sóc sức khỏe sinh sản. ......................................................................... 9
1.2.1. Trên Thế giới ................................................................................... 9
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 15
Chƣơng 2:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu ......................................... 22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 27
2.2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu ............................................................ 28
2.2.5. Các biện pháp khống chế sai số .................................................... 30

2.2.6. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 30
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 30


Chƣơng 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 31
3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản vị
thành niên .................................................................................................... 31
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 31
3.1.2. Kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên .......... 32
3.1.3. Thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.. 45
3.2. Mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên ở học sinh. ............................................................... 50
Chƣơng 4:BÀN LUẬN .................................................................................. 55
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản vị
thành niên .................................................................................................... 55
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................. 55
4.1.2. Kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên .......... 56
4.1.3. Thái độ, thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên .... 64
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh
về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên .............................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………...31


Bảng 3.2.

Đặc điểm hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu …………32

Bảng 3.3.

Tỷ lệ học sinh biết về thời điểm dễ có thai nhất trong ............... 33

Bảng 3.4.

Tỷ lệ học sinh biết các dấu hiệu của phụ nữ được cho là có thai .... 34

Bảng 3.5.

Tỷ lệ học sinh biết về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ ..................... 35

Bảng 3.6.

Tỷ lệ học sinh biết các cơ sở nạo phá thai an toàn ..................... 37

Bảng 3.7.

Tỷ lệ học sinh biết về các biện pháp tránh thai .......................... 38

Bảng 3.8.

Quan điểm của học sinh về các biện pháp tránh thai phù hợp nhất
với vị thành niên ......................................................................... 39


Bảng 3.9.

Tỷ lệ học sinh biết về nơi cung cấp bao cao su .......................... 40

Bảng 3.10. Tỷ lệ học sinh biết về các bệnh LTQĐTD ................................. 41
Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh biết về các biểu hiện khi mắc các bệnh LTQĐTD .. 41
Bảng 3.12. Tỷ lệ học sinh biết về các biện pháp phòng tránh bệnh LTQĐTD . 42
Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh biết về đường lây truyền của HIV ...................... 43
Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh biết về cách phòng tránh lây nhiễm HIV ............ 43
Bảng 3.15. Thái độ của học sinh khi nói chuyện/hỏi người thân bạn bè về
lĩnh vực SKSS VTN ................................................................... 45
Bảng 3.16. Mức độ quan tâm đến chăm sóc SKSS VTN của học sinh ........ 45
Bảng 3.17. Thái độ của học sinh với truyền thông về SKSS trường học ..... 47
Bảng 3.18. Cách thức học sinh được tư vấn chăm sóc SKSS ...................... 48
Bảng 3.19. Tỷ lệ học sinh trong năm vừa qua đã đi khám bệnh liên quan tới
SKSS VTN ................................................................................. 48
Bảng 3.20. Các nguồn thông tin học sinh biết về chăm sóc SKSS VTN ..... 50
Bảng 3.21. Tỷ lệ học sinh được truyền thông chăm sóc SKSS tại trường ... 51
Bảng 3.22. Các loại hình truyền thông mà học sinh mong muốn được ....... 51
Bảng 3.23. Các địa điểm thích hợp để khám chữa bệnh về SKSS VTN ...... 52


Bảng 3.24. Mối liên quan giữa việc nghe thông tin về SKSS nam giới theo
giới tính....................................................................................... 53
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa việc ngại nói chuyện với người thân bạn bè
theo khu vực ............................................................................... 53
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thái độ với chăm sóc SKSS VTN theo giới 54
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa việc được tư vấn về chăm sóc SKSS VTN
với giới tính ................................................................................ 54



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu theo khối học .................. 31
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh biết về độ tuổi vị thành niên ............................... 32
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh biết về hậu quả của nạo phá thai ......................... 36
Biểu đồ 3.4. Mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe VTN của học sinh ...... 44
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ học sinh được truyền thông về SKSS qua môn học .......... 46
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ học sinh được tư vấn truyền thông chăm sóc SKSS ......... 47
Biểu đồ 3.7. Địa điểm học sinh đi khám bệnh liên quan đến SKSS .............. 49
Biểu đồ 3.8. Người đi cùng học sinh khi khám bệnh về SKSS ..................... 52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng
thành. Vị thành niên có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm,
thích khám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo. Với những đặc điểm
này, tuổi vị thành niên liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy
cơ. Trong bối cảnh trên, vị thành niên cần được cung cấp thông tin chính xác
và đúng đắn giúp các em hiểu quá trình phát triển bản thân, nguy cơ cho sức
khỏe, điều kiện cần thiết để khỏe mạnh. Vị thành niên cần dịch vụ y tế dự
phòng, điều trị và nâng cao sức khỏe mang tính toàn diện bao gồm các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục [12].
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) tuổi vị thành niên là một vấn đề
thời sự đang rất được quan tâm ở nước ta. Bộ Y tế cũng đã đưa ra “Hướng
dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS” năm 2016 cho lứa tuổi vị thành niên.
Vị thành niên là người trong độ tuổi 10 - 19, được phân làm 3 giai đoạn: Vị
thành niên sớm: từ 10-13 tuổi. Vị thành niên trung bình: từ 14-16 tuổi. Vị
thành niên muộn: từ 17-19 tuổi [6].

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, thì Việt Nam là một trong những
nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Các trường hợp nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên chiếm tới 20%số ca nạophá thai trên cả nước, trong đó có
5% em gái sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20 [40].Lứa tuổi vị
thành niên vẫn có tỷ lệ nhất định mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
đặc biệt là HIV/AIDS. Côngtácgiáo dục giới tínhvà chăm sóc sức khỏe sinh
sản ở Việt Nam tuy đã được triển khai từ rất sớm nhưng vẫn còn nhiều bất
cập do đây là một công việc phức tạp và tế nhị, không chỉ đòi hỏi quan tâm
của ngành y tế mà còn của cả xã hội cùng phối hợp thực hiện.Nhiều thống kê
cho thấy có sự gia tăng rõ rệt các vấn đề như mang thai sớm, mang thai ngoài
ý muốn, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả
HIV/AIDS ở vị thành niên ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.


2

Hiện naytrên địa bàn huyện Thái Thụy có 5 trường THPT, trong đó có
4 trường công lâ ̣p: THPT Đông Thụy Anh, THPT Tây Thụy Anh, THPT Thái
Ninh, THPT Thái Phúc, 1 trường dân lâ ̣p là THPT Dân lâ p̣ Diêm Điềnvà 1
Trung tâmgiáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyê ̣n Thái Thu ̣y.
Các em học sinh theo học tại các trường này đều nằm trong lứa tuổi vị
thànhniên. Cho đến nay tại các trường học nàyvẫn chưa có một nghiên cứu
nào tìm hiểuvấn đề kiến thức, thái độ, thực hànhvề sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên của các em học sinh đang học tại các trường trung học phổ
thông trên địa bàn của huyện nói chung và Trường THPT Đông Thụy Anh nói
riêng.
Vấn đề đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị
thành niên của các em học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Thái
Thụy như thế nào? Sự hiểu biết của các em về các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, các biện pháp tránh thai, thái độ về vấn đề quan hệ tình dục ra sao?

Nhu cầu của các em học sinh về thông tin, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản vị thành niên như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức,
thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vì những lý do trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thành niên của học sinh Trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của các đối tượng tại địa bàn
nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tuổi vị thành niên và sức khỏe sinh sản
1.1.1. Một số khái niệm
Tuổi vị thành niên: Vị thành niên (VTN) là giai đoạn trong quá trình
phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng
để đạt đến sự trưởng thành về cơ thể , sự tić h lũy kiế n thức , kinh nghiê ̣m xã
hô ̣i và đinh
̣ hin
̀ h nhân cách để có thể lãnh trách nhiệm đầy đủ trong cuộc sống
sau này. Giai đoa ̣n này đươ ̣c hiể u mô ̣t cách đơn giản là giai đoa ̣n : "sau trẻ con
và trước người lớn”.
Theo định nghĩa của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) thì VTN là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi.
Đây là giai đoạn phát triển về thể chất, trí tuệ và những thay đổi hành vi, tâm
lý được nhận biết qua việc nâng cao mức độ tự chủ bản thân, nhận thức về cái

“tôi”, lòng tự trọng và tính độc lập [65], [68].
Theo Bộ Y tế thì VTN là nh ững người trong đ ộ tuổi từ 10 đến 18. Độ
tuổ i vi ̣thành niên chia thành 3 giai đoa ̣n: giai đoa ̣n tiề n VTN: 10-13 tuổ i; giai
đoa ̣n trung VTN: 14-16 tuổ i; giai đoa ̣n hâ ̣u VTN: 17-18 tuổ i [6].
Sức khỏe sinh sản
Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cairo năm 1994 định
nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh về thể
lực, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức
năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật
của bộ máy đó” [12], [17].
Sức khỏe sinh sản vị thành niên: là những nội dung nói chung của
SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi VTN.


4

Tại Việt Nam, công tác chăm sóc SKSS cho phụ nữ ở nước ta trong
những thập kỷ qua đã đạt được nhiều tiến bộ đáng khích lệ, đã được Đảng và
Nhà nước đánh giá cao. Mặc dù công tác chăm sóc SKSS cho sản phụ giữ
một vai trò hết sức quan trọng; tuy nhiên, chưa được thực hiện như mong đợi,
nhất là đối với phụ nữ ở các vùng khó khăn, vùng núi cao và dân tộc thiểu số
[8], [13], [22], [23]. Theo tác giả Bùi Thị Thu Hà [11] tập quán của các vùng
dân tộc có ảnh hưởng, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tới việc chăm sóc
người mẹ và trẻ sơ sinh
Bên cạnh đó, năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho người dân
nói chung, vị thành niên nói riêng tại y tế tuyến cơ sở còn hạn chế [25], [33],
[34], [35]. Trình độ kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc y tế
thiếu thốn, lạc hậu cùng với các thói quen và kiến thức hạn chế của các bà mẹ
trong khi mang thai và khi sinh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình sức khỏe bà mẹ [16], [20], [30]. Ngoài ra, một số vấn đề về thực hành

khám thai, sử dụng biểu đồ chuyển dạ và tư vấn sau sinh của các cán bộ y tế,
trong đó có các cán bộ TYT xã còn thấp hơn so với yêu cầu của Hướng dẫn
Quốc gia. Đây cũng là một trong những lý do dẫn tới việc tiếp cận và sử dụng
dịch vụ CSSKSS của người dân còn hạn chế [21], [31], [41], [44].
Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong mẹ là các tai biến sản khoa
trong quá trình thai nghén (thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sau sinh), do can
thiệp sản khoa, chẩn đoán sai, điều trị không đúng. Cụ thể như băng huyết,
nhiễm trùng, tiền sản giật/sản giật, đẻ khó, nạo hút thai không an toàn, chửa
ngoài tử cung, tắc mạch ối và các trường hợp tử vong có liên quan đến gây
mê do mổ lấy thai… trong đó nguyên nhân gây tử vong mẹ nhiều nhất là băng
huyết. Đây là nguyên nhân chính gây ra tử vong mẹ ở các nước đang phát
triển, chiếm hơn 25% tổng số ca tử vong. Nhiễm khuẩn sau đẻ là nguyên nhân
quan trọng xếp thứ 2 của chết mẹ ở các nước đang phát triển, chiếm đến 20%
tổng số ca chết mẹ [19], [20], [42], [43].


5

Người ta nhận thấy, tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ
nữ có liên quan đến các yếu tố như: thu nhập, trình độ học vấn, tiền sử mắc
nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới... Theo Trịnh Hữu Vách (2013), tỷ lệ mắc
bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở nhóm phụ nữ có thu nhập thấp,
trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về bệnh, có tiền sử mắc bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh dục, hành vi tình dục không an toàn, cao hơn so với nhóm
khác [45].
Vai trò của truyền thông trực tiếp trong cung cấp thông tin về chăm sóc
SKSS cho nhóm phụ nữ nói chung, vị thành niên nói riêng, đã được chứng
minh có hiệu quả trong một số tài liệu và nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, phải
kể đến vai trò của truyền thông lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc sức
khỏe khác cũng đã mang lại hiệu quả rất đáng khích lệ [38].

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của tuổi vị thành niên
Thời kỳ vị thành niên là một trong những giai đoạn chuyển đổi quan
trọng cả về thể chất lẫn tâm thần, đặc trưng bởi tốc độ phát triển nhanh chóng
để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể. Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội,
định hình nhân cách. Đây là giai đoạn đặc biệt của cuộc sống, đánh dấu sự
thay đổi về tâm- sinh lý, bước đầu hình thành nhân cách với loạt những biến
đổi: sự chín muồi về thể chất, sự điều chỉnh của tâm lý và các quan hệ xã hội.
Mặt khác, những biến đổi sinh học ở lứa tuổi này đã tạo nên sự mất cân bằng
tạm thời về tâm lý. Lứa tuổi này luôn nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, khuynh
hướng khẳng định cái tôi cá nhân, muốn thoát ra khỏi phạm vi gia đình và
bước đầu gia nhập vào xã hội.
Trong giai đoạn tuổi vị thành niên, có một giai đoạn cực kỳ quan trọng
diễn ra, đó là giai đoạn dậy thì, thường ở lứa tuổi 14-17 tuổi. Bắt đầu từ giai
đoạn này, cả nam và nữ đều có những chuyển biến lớn về thể chất, tâm-sinh
lý và đặc biệt là các hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản.


6

Những biến đổi về thể chất:
Tuổi dậy thì bắt đầu với những thay đổi của hormone trong cơ thể. Các
hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và bên
ngoài, có sự biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển,
các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt. Ở trẻ trai, mốc
đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu đó là thể tích tinh hoàn tăng trên 4ml. Còn mốc
đánh dấu thời điểm dậy thì hoàn toàn, đó là lần xuất tinh đầu tiên. Ở trẻ gái,
hai buồng trứng bắt đầu hoạt động thể hiện bằng việc sinh giao tử và bài tiết
hormone sinh dục nữ progesteron, trong đó dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh
dấu thiếu nữ đã dậy thì, đó là xuất hiện kinh nguyệt hằng tháng [6].
Sự biến đổi về chiều cao và hình dáng là do sự phát triển nhanh của các

xương dài ở tay, chân. Ở các em nữ bắt đầu có sự tích tụ mỡ ở ngực, chậu
hông và đằng sau vai, ở các em nam có sự phát triển và tích tụ mỡ ở các khối
cơ. Đến cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành những chàng trai, cô gái với
vóc dáng, khả năng thể chất và sức mạnh khác nhau.
Những biến đổi về tâm lý:
Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang tuổi trưởng
thành, là giai đoạn không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn. Ở giai
đoạn này, tâm lý có những biểu hiện thay đổi so với thời niên thiếu như: buồn
vui bất chợt, hay tư lự, mộng mơ, có cảm giác xấu hổ khi đứng gần hoặc giao
tiếp với bạn khác giới cùng lứa tuổi. Các em ý thức được mình không còn là
trẻ con nữa, lúc nào cũng muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều
mới lạ. Các em thường quan tâm đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các
em gái dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể khi so
sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến bạn
bè, xã hội và muốn thoát khỏi sự bảo hộ của gia đình. Cũng trong lứa tuổi
này, các em thường có muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của
mình [6].


7

Sự phát triển tâm lý, tình cảm của tuổi vị thành niên có sự khác nhau
giữa các cá nhân và phụ thuộc không ít vào môi trường sống của vị thành niên
trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói cách sống và ứng xử của các
bậc phụ huynh, thầy cô giáo và đặc biệt là bạn bè cùng lứa có ảnh hưởng
không nhỏ đến sự hình thành và phát triển tâm lý, tình cảm của các em trong
lứa tuổi này.
1.1.3. Các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản
1.1.3.1. Nội dung chính của chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chăm sóc sức khỏe sinh sản chia thành 10 nội dung [6]

- Làm mẹ an toàn.
- Chăm sóc sơ sinh
- Kế hoạch hóa gia đình.
- Phá thai an toàn.
- Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục.
- Nam học
- Một số nội dung khác (khám sức khỏe trẻ em, ngăn chặn bạo hành
phụ nữ, theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tình dục đồng giới).
1.1.3.2. Nội dung chính về giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
- Giáo dục sinh lý kinh nguyệt.
- Giáo dục vệ sinh cho vị thành niên nữ, vệ sinh kinh nguyêt.
- Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh.
- Giáo dục về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn nhằm giảm gánh
nặng dân số, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản kể cả nhiễm HIV/AIDS cũng
như lợi ích của việc sử dụng bao cao su.
- Giáo dục sinh lý thụ thai và các biện pháp tránh thai. Những dấu hiệu
có thai.
- Những nguy cơ do thai nghén sớm. Nguy cơ có thai ngoài ý muốn [12].


8

1.1.3.3. Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe vị thành niên
- Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên.
- Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên.
- Tình dục an toàn và đồng thuận.
- Các biện pháp tranh thai cho vị thành niên và thanh niên.
- Mang thai ở vị thành niên.

- Vị thành niên và thanh niên với vấn đề bạo hành.
- Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của
vị thành niên.
- Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên.
- Thăm khám sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên.
- Sử dụng chất gây nghiện ở vị thành niên và thanh niên.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm vị thành niên/thanh niên yếu thế.
- Tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên [6].
1.1.3.4. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên.
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách
thức, thậm chí có những rủi ro vượt ngoài phạm vi kiểm soát của gia đình. Do
đó, sự quan tâm của xã hội là một đòi hỏi cần thiết trong quá trình chăm sóc
sức khỏe vị thanh niên. Các dịch vụ và hỗ trợ và chăm sóc y tế vị thanh niên
đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu trên.Trong đó, dịch vụ sức khỏe thân
thiện với vị thành niên là một trong những dịch vụ tiêu biểu trong việc hỗ trợ
và chăm sóc sức khỏe vị thành niên một cách hiệu quả.
Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên đáp ứng nhu cầu của
những thanh thiếu niên trong lứa tuổi này một cách tế nhị và có hiệu quả.Dịch
vụ này sử dụng tối đa các nguồn lực y tế nhằm đảm bảo quyền lợi và chăm
sóc sức khỏe vị thành niên một cách hiệu quả nhất.


9

Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên phải là các dịch vụ có thể
tiếp cận được và phù hợp với vị thành niên. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với
vị thành niên cần đảm bảo các tiêu chuẩn như địa điểm, giá cả phù hợp, an
toàn, phục vụ theo những cách thức mà vị thành niên chấp nhận được nhằm
đáp ứng nhu cầu của vị thành niên và khuyến khích các em trở lại cơ sở y tế
khi cần, cũng như giới thiệu dịch vụ với bạn bè [6].

1.1.3.5. Những rào cản khiến vị thành niên khó tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe
sinh sản
- Quan niệm của xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
còn hạn chế.
- Các chính sách, chiến lược về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên còn
ít, chưa cụ thể, chưa có nhiều chính sách động viên vị thành niên.
- Thiếu các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên.
- Thái độ định kiến của thầy cô giáo, cha mẹ, cộng đồng đối với việc
cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Đa số cán bộ cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản còn chưa được huấn
luyện để tiếp xúc và làm việc với vị thành niên [6].
1.2. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan của vị thành niênvề
chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1.2.1. Trên Thế giới
Khoảng 1,2 tỷ người hay 1/6 dân số toàn cầu, thuộc nhóm tuổi vị thành
niên từ 10 đến 19 tuổi. Sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên là một vấn đề được
các nhà chức trách của nhiều nước quan tâm, bởi đây chính là nguồn lực
tương lai của các quốc gia với tiềm năng rất lớn.
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm
2016 đã có 1,1 triệu người ở nhóm tuổi vị thành niên tử vong, tức là hơn 3000
người mỗi ngày, trong đó có các nguyên nhân liên quan đến vấn đề SKSS, cụ


10

thể là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (trong đó có HIV/AIDS), mang
thai và sinh con sớm [63].
Mỗi năm, ước tính có khoảng 21 triệu nữ vị thành niên và 2 triệu trẻ gái
dưới 15 tuổi mang thai ở các nước đang phát triển. Cũng tại các quốc gia này,
có gần 16 triệu nữ vị thành niên và khoảng 2,5 triệu trẻ gái dưới 16 tuổi sinh

con mỗi năm [51], [58], [66]. Tỷ suất sinh ở lứa tuổi vị thành niên dao động
khá lớn giữa các khu vực: 115/1000 phụ nữ ở Tây Phi; 64/1000 phụ nữ ở khu
vực Mỹ Latin, khu vực Đông Nam Á là 45/1000 phụ nữ và Đông Á chỉ là
7/1000 phụ nữ. Sự khác biệt này cho thấy, dù tỷ suất sinh toàn cầu của lứa
tuổi vị thành niên đã giảm (từ 65/1000 phụ nữ năm 1990 xuống còn 47/1000
phụ nữ năm 2015)nhưng đây vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm [47], [48].
Mang thai và sinh con sớm ở lứa tuổi này không chỉ dẫn đến nguy cơ
cho những đứa trẻ mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các nữ vị
thành niên. Các bà mẹ ở lứa tuổi từ 10 đến 19 phải đối diện với nguy cơ tiền
sản giật, viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết cao hơn so với các phụ nữ
ở lứa tuổi từ 20 đến 24. Hơn nữa, nhu cầu về tình cảm, tâm lý và xã hội đối
với các nữ vị thành niên mang thai cũng cao hơn so với phụ nữ ở các lứa tuổi
khác [54], [69].
Bên cạnh vấn đề mang thai sớm, mỗi năm, có khoảng 3,9 triệu nữ giới
trong độ tuổi 15 đến 19 nạo phá thai không an toàn [51]. Nên biết rằng, 8%
nguyên nhân tử vong thai kỳ ở phụ nữ là do nạo phá thai. Đối với vị thành
niên, nguy cơ này càng nguy hiểm hơn vì các em có xu hướng tìm đến các cơ
sơ nạo phá thai không an toàn và khi có các triệu chứng về sức khỏe sau khi
nạo phá thai, các em cũng sợ sệt, trì hoãn việc đến các cơ sở y tế vì lo lắng.
Điều này càng làm tăng nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của
các em sau này [59], [69].


11

Một vấn đề sức khỏe quan trọng khác ở lứa tuổi vị thành niên đó là
HIV/AIDS. Theo thống kê của WHO, năm 2017 có khoảng 1,8 triệu trẻ vị
thành niên mắc HIV trên toàn cầu, chiếm 5% tổng số người nhiễm HIV. Tuy
nhiên, vị thành niên mới nhiễm HIV lại chiếm tới 16% số người trẻ mới mắc
HIV [64], [69].

Từ năm 2010 đến 2015, số trẻ vị thành niên từ 10 đến 14 tuổi tử vong
liên quan đến AIDS đã giảm (còn khoảng 20,000 ca vào năm 2015), nhưng số
vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi chết liên quan đến AIDS lại tăng lên tới
20,800 ca vào năm 2015. Trên thực tế, nhóm tuổi vị thành niên là nhóm duy
nhất có tỷ lệ tử vong liên quan đến AIDS không giảm trong khoảng từ năm
2000 đến 2015, ngược lại, nó còn tăng lên gấp đôi trong khoảng thời gian này
[61], [67].
Việc tìm hiểu về kiến thức, thái độ đối với sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi
vị thành niên có vai trò quan trọng, nó hỗ trợ cho việc đưa ra các giải pháp
can thiệp hiệu quả nhằm giảm thiểu các hậu quả gây nên bởi các vấn đề liên
quan đến sức khỏe sinh sản.
Trong bài báo cáo tổng quan hệ thống về sức khỏe sinh sản vị thành
niên tại Bồ Đào Nha của Mendes và cộng sự, kết quả cho thấy: tỷ lệ quan hệ
tình dục ở tuổi vị thành niên thông qua các nghiên cứu là cao (từ 44% - 95%),
trong khi tuổi lần đầu quan hệ tình dục tăng lên (trung bình là 15,6 tuổi). Biện
pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là bao cao su với 76% - 96% (qua
các nghiên cứu) trong lần quan hệ tình dục đầu tiên và 52% - 69% cho các lần
quan hệ tiếp theo. Trong khi tỷ suất sinh ở nữ vị thành niên vẫn cao
(14,7/1000 nữ vị thành niên từ 15 -19 tuổi), thì chỉ có 1/3 người vị thành niên
Bồ Đào Nha tới các cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng tránh thai, các
bệnh LTQĐTD và dưới 1/2 số vị thành niên đã từng tham gia học các lớp
giáo dục về sức khỏe sinh sản. Kiến thức về Chlammydia ở trẻ vị thành niên
là rất thấp (chỉ có 12,0%) biết về bệnh này [56].


12

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành đối với vấn đề sức khoẻ
sinh sản và tình dục do Nair và cộng sự, tiến hành tại Kerala, Ấn Độ trên đối
tượng vị thành niên và thanh niên (từ 10 đến 24 tuổi) cho thấy: cả nam giới và

nữ giới tại đều có các kiến thức đúng nhất định về sức khỏe sinh sản. Cụ thể,
tỷ lệ nam giới biết cách phòng tránh thai bằng bao cao su cao hơn so với nữ
(chiếm 95,1%) và nữ giới biết về dụng cụ tử cung chiếm tỷ lệ cao hơn
(56,5%). Trên 90% vị thành niên và thanh niên (cả nam và nữ) mong muốn có
các dịch vụ tư vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên [57].
Theo tác giả Yayat Suryati, khi tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở tại các trường tư
thục và công lập tại thành phố Cimahi, Indonesia, kết quả cho thấy: các học
sinh của cả trường công lập và tư thục đều có kiến thức, thái độ và thực hành
khá tốt về SKSS. Thông qua việc thiết kế các câu hỏi để học sinh tự trả lời sau
đó đánh giá bằng tính điểm, nghiên cứu cũng so sánh sự khác biệt của hai
nhóm học sinh tại 2 mô hình trường (công lập và tư thục) đối với các vấn đề
SKSS. Tuy nhiên, các test kiểm định đã chỉ ra, những sự khác biệt về kiến
thức, thái độ, thực hành đối với SKSS của học sinh tại trường công lập và tư
thục là không có ý nghĩa thống kê [70].
Khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành của nữ vị thành niên
liên quan đến SKSS tại các trường trung học cơ sở ở thành phố Riyadh, Ả
Rập Xê Út, Sharifa và cộng sự đã nhận thấy, có tới hơn 2/3 số học sinh nữ
tham gia nghiên cứu có kiến thức về SKSS chưa đúng. Cụ thể, với vấn đề
phòng tránh thai và kế hoạch hóa gia đình, đa số các học sinh có kiến thức
đúng về thuốc tránh thai (87,1%) và 72% biết rằng việc cho con bú cũng là
một biện pháp hỗ trợ cho kế hoạch hóa gia đình; trong khi các em biết rất ít về
hình thức triệt sản ở nam và nữ. Với các bệnh LTQĐTD, tỷ lệ học sinh trả lời
đúng cao nhất là đối với HIV/AIDS, các bệnh khác (lậu, Chlamydia, Herpes
sinh dục) có tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn nhiều [60].


13

Nghiên cứu cũng chỉ ra, có tới 95,4% nữ sinh thực hành vệ sinh đúng

cách trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như có 88,3% học sinh có thái độ tích cực
về vấn đề SKSS. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về SKSS của các nữ sinh
chính là mẹ của các em [60].
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bao cao su trong
lần quan hệ tình dục đầu tiên của vị thành niên tại Việt Nam do Trang Do và
cộng sự tiến hành, dựa trên các số liệu của điều tra SAVY 1 cho thấy: trong
605 vị thành niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có 28,6% có sử dụng
bao cao su trong lần QHTD đầu tiên. Việc sử dụng bao cao su trong lần
QHTD đầu tiên ở nữ giới thấp hơn so với nam giới và không phổ biến ở
những người QHTD do sự xúi giục, tác động của bạn bè. Ngược lại, nếu
người QHTD là bạn/người quen, hoặc là gái mại dâm/người lạ, thì việc sử
dụng bao cao su là phổ biến hơn [62].
Theo Ivanova và cộng sự, khi nghiên cứu về kiến thức, thực hành và
việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe của các nữ vị thành niên độ tuổi từ 13 - 19
tại Uganda cho thấy: có 11,7% không biết cách phòng tránh nhiễm HIV và
15,7% không biết về các bệnh LTQĐTD. Có 13,8% không biết về các biện
pháp tránh thai. Đa phần các thông tin về SKSS được cha mẹ hoặc người
giám hộ chia sẻ với các em, mặc dù vậy, đa phần các em đều có cảm giác ngại
ngùng khi thảo luận về vấn đề này.Có khoảng 30% nữ vị thành niên đã từng
đi khám tại các cơ sở y tế, chủ yếu là xét nghiệm HIV và điều trị các vấn đề
liên quan đến kinh nguyệt [55].
Nghiên cứu về thời điểm quan hệ tình dục lần đầu, vấn đề sử dụng biện
pháp tránh thai và mang thai ở vị thành niên tại Hoa Kỳ do Finer và cộng sự
tiến hành năm 2013 đã sử dụng kết quả cuộc Điều tra Quốc gia về Phát triển
gia đình (NSFG) kéo dài từ năm 2006 đến 2010 của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: có sự khác biệt về tuổi QHTD lần đầu giữa nam và nữ. Tỷ lệ nữ


14


giới có QHTD ở lứa tuổi dưới 15 là rất thấp, sau đó tăng dần ở độ tuổi 15
(19%) và 16 (32%). Có khoảng 26% phụ nữ dưới 20 tuổi chưa có
QHTD.Trong khi đó, tỷ lệ QHTD lần đầu ở nam độ tuổi 13 - 14 là khoảng 5 10%. Tỷ lệ này cũng tăng lên ở độ tuổi 15 (22%) và 16 (35%) [53].
Tỷ lệ vị thành niên nữ sử dụng các biện pháp tránh thai cho lần quan
hệ tình dục đầu tiên khác nhau ở các lứa tuổi. Với vị thành niên nữ độ tuổi
từ 12 - 14, chỉ có khoảng 52% sử dụng các biện pháp tránh thai trong lần
QHTD đầu tiên. Trong khi đó, có 82% nữ giới 16 tuổi sử dụng trong lần
QHTD đầu tiên và con số này ở nữ giới 17 tuổi, đã QHTD là 95%.
Về vấn đề mang thai và nạo phá thai, đa phần ở nữ giới từ 13 tuổi trở
xuống, khi mang thai, họ sẽ lựa chọn giải pháp phá thai. Việc phá thai giảm
dần khi lứa tuổi tăng lên và ở nữ giới trên 17 tuổi, số ca phá thai chỉ bằng 1
nửa so với số trường hợp quyết định sinh con [53].
Một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh
sản ở vị thành niên, đó chính là sự chia sẻ, hướng dẫn và hỗ trợ từ gia đình.
Để tìm hiểu về vấn đề này, Abubakar và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu
cắt ngang trên 790 người trong độ tuổi từ 10 đến 24, tại Ghana. Kết quả thu
được cho thấy: khoảng 82,3% cha mẹ có dành một số khoảng thời gian để
thảo luận với con cái về vấn đề sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ này khá khác biệt ở
người mẹ và người bố. Trong khi có 78,8% đối tượng cho biết rằng mẹ của họ
có trò chuyện với họ về vấn đề này, thì chỉ có 53,5% đối tượng cho biết rằng,
bố của họ cũng chia sẻ với họ về chủ đề SKSS VTN. Đồng thời, các chủ đề
được người mẹ đưa ra cũng đa dạng và bao quát hơn. Đa phần các chủ đề
được nhắc tới là: hạn chế QHTD sớm (73,6%), kinh nguyệt ở nữ giới (63,3%)
và HIV/AIDS (61,5%). Trong khi đó, việc sử dụng bao cao su là 5,2% và sử
dụng các biện pháp tránh thai khác là 9,3%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
phần lớn các cuộc nói chuyện này đều do cha mẹ chủ động với con cái [49].


15


Bên cạnh các nghiên cứu định lượng, một số nghiên cứu định tính về
các vấn đề liên quan đến SKSS cũng đã được tiến hành nhằm tìm hiểu rõ hơn
một số vấn đề như bệnh LTQĐTD, mang thai ngoài ý muốn…
Nghiên cứu tìm hiểu về các rào cản của xét nghiệm các bệnh LTQĐTD
ở 24 sinh viên tại New Zealand cho thấy: có rất nhiều các loại rào cản khác
nhau đang ngăn cản các đối tượng đi xét nghiệm. Có thể là rào cản cá nhân
(không đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của bản thân, cho rằng mắc bệnh
LTQĐTD là không nghiêm trọng, sợ việc xét nghiệm hay quá bận). Một số
nguyên nhân khác khách quan như vấn đề chi phí xét nghiệm, thái độ của
nhân viên tại các cơ sở xét nghiệm hoặc lo sợ bị phân biệt đối xử bởi mọi
người [52].
Một nghiên cứu định tính khác được tiến hành tại Ghana để tìm hiểu về
vấn đề mang thai ngoài ý muốn của vị thành niên cho thấy: bản thân các nữ vị
thành niên khi mang thai ngoài ý muốn đều có tâm lý buồn rầu, lo sợ. Và việc
tiếp tục mang thai, sinh con hay phá thai của các em chịu ảnh hưởng nhiều từ
sự phản ứng của cha mẹ và xã hội [50].
Có thể thấy rằng, lứa tuổi vị thành niên chính là giai đoạn chuyển tiếp
từ trẻ con sang người lớn, do đó, trẻ ở lứa tuổi này phải ở đối mặt với những
thay đổi về tâm sinh lý. Việc trang bị cho trẻ những kiến thức về sức khỏe
sinh sản, nâng cao thái độ về tình dục an toàn sẽ giúp phòng tránh được
những vấn đề sức khỏe như HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá
thai… góp phần nâng cao sức khỏe vị thành niên của cộng đồng.
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, qua 2 cuộc Điều tra quốc gia Vị thành niên và thanh
niên (SAVY) diễn ra vào 2 năm 2003 và 2008, đã cho chúng ta một cái nhìn
tổng thể về các vấn đề ở nhóm tuổi vị thành niên, cũng như một số khía cạnh
liên quan đến SKSS.



×