Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, huyện thường tín, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU, HUYỆN
THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU, HUYỆN
THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. Nguyễn Thị Thi Thơ


Hà Nội – 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những ngƣời đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ và
hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế dự phòng - cơ quan nơi tôi
công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chƣơng trình học tập cũng nhƣ luận
văn thạc sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thị Thi Thơ và Ths Nguyễn Thị Nga đã
nhiệt tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình trong quá trình tôi học tập và hoàn
thành luận văn thạc sỹ.
Tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp tôi thêm nhiều
kinh nghiệm, kiến thức và nghị lực để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô và học sinh Trƣờng THPT Tô Hiệu, huyện Thƣờng
Tín, các điều tra viên đã tham gia nhiệt tình giúp tôi thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Cho phép tôi thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bố mẹ tôi đã luôn khuyến
khích, động viên tôi trong học tập giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn, để hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2017


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……….. ................................................................................................... …1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................... 4

1.1. Khái niệm và phân loại bạo lực ............................................................................. 4
1.2. Bạo lực học đƣờng ................................................................................................. 5
1.3. Bạo lực gia đình ..................................................................................................... 6
1.4. Thực trạng bạo lực học đƣờng trên thế giới và Việt Nam ..................................... 7
1.5. Một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ở học sinh ..................................... 10
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 19
KHUNG LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 21
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 22
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................ 22
2.5. Phƣơng pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................................... 24
2.6. Biến số và chủ đề nghiên cứu ................................................................................. 25
2.7. Các bƣớc tiến hành thu thập số liệu ........................................................................ 26
2.8. Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................ 27
2.9. Quản lý, phân tích số liệu ....................................................................................... 28
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục .............................................................................. 29
2.11. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................................. 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 31
Chƣơng 4: BÀN LUẬN..................................................................................................... 61
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 74


iii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 76
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU .............................. 82
PHỤ LỤC 2: Q1 - BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG

TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................. 83
PHỤ LỤC 3: Q2a - HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU BAN GIÁM HIỆU ................. 95
PHỤ LỤC 4: Q2b - HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ĐẠI DIỆN BCH ĐOÀN
TRƢỜNG .......................................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 5: Q3a - HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM HỌC SINH ......................... 97
PHỤ LỤC 6: Q3b - HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 98
PHỤ LỤC 7: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU............................................................................ 99
PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU .................................................................... 103
PHỤC LỤC 9: KINH PHÍ ............................................................................................... 104


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCH
BLHĐ
CDC
GVCN
HS
NVVP
PVS

Ban chấp hành
Bạo lực học đƣờng
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch
Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Nhân viên văn phòng
Phỏng vấn sâu


TĐHV

Trình độ học vấn

THPT

Trung học phổ thông

TLN

Thảo luận nhóm

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2. 1: Đối tƣợng và cỡ mẫu nghiên cứu định tính ..................................................... 24
Bảng 3. 1: Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 31
Bảng 3. 2: Đặc điểm về gia đình của đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 31
Bảng 3. 3: Đặc điểm về gia đình và bạn bè của đối tƣợng nghiên cứu ............................. 33
Bảng 3. 4: Tỷ lệ học sinh thƣờng xem phim và chơi trò chơi theo giới tính .................... 34
Bảng 3. 5: Tỷ lệ hành vi nguy cơ của học sinh theo giới .................................................. 34
Bảng 3. 6: Phân bố tỷ lệ học sinh có hành vi BLHĐ trong 6 tháng qua, .......................... 35
Bảng 3. 7: Phân bố tỷ lệ học sinh có hành vi BLHĐ (theo 4 nhóm hình thức và nói
chung) trong 6 tháng qua theo giới tính và khối học. ....................................................... 37

Bảng 3. 8: Sự tham gia của ngƣời khác trong các cuộc BLHĐ ....................................... 38
Bảng 3. 9: Đối tƣợng bị học sinh thực hiện hành vi bạo lực ............................................. 38
Bảng 3. 10: Tỷ lệ học sinh là nạn nhân của BLHĐ trong 6 tháng qua phân loại theo từng
hình thức bị bạo lực ........................................................................................................... 40
Bảng 3. 11: Phân bố tỷ lệ học sinh bị BLHĐ trong 6 tháng qua ....................................... 41
Bảng 3. 12: Thái độ của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ gần đây nhất ............... 43
Bảng 3. 13: Phản ứng của bố/mẹ, giáo viên đối với hành vi BLHĐ ................................. 44
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa hành vi BLHĐ và đặc điểm cá nhân của học sinh ................ 46
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa hành vi BLHĐ và một số đặc điểm của gia đình ........... 47
Bảng 3. 16: Mối liên quan giữa hành vi BLHĐ và một số đặc điểm ................................ 49
Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa hành vi BLHĐ và thói quen xem phim, chơi trò chơi của
học sinh .............................................................................................................................. 50
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa hành vi BLHĐ và một số hành vi nguy cơ ..................... 50
Bảng 3. 19: Mô hình hồi quy Logistic dự đoán một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo
lực học đƣờng .................................................................................................................... 51


vi

Bảng 3. 20: Mối liên quan giữa tình trạng là nạn nhân BLHĐ và đặc điểm chung của học
sinh..................................................................................................................................... 54
Bảng 3. 21: Mối liên quan giữa tình trạng là nạn nhân BLHĐ và một số......................... 55
Bảng 3. 22: Mối liên quan giữa tình trạng là nạn nhân BLHĐ và một số
đặc điểm về
trƣờng học và bạn bè ......................................................................................................... 56
Bảng 3. 23: Mối liên quan giữa tình trạng là nạn nhân BLHĐ và một số......................... 57
Bảng 3. 24: Mô hình hồi quy Logistic dự đoán một số yếu tố liên quan tới tình trạng là
nạn nhân bạo lực học đƣờng .............................................................................................. 58
Biểu đồ 3. 1: Địa điểm thƣờng xảy ra BLHĐ ................................................................... 39
Biểu đồ 3. 2: Đối tƣợng thực hiện hành vi BLHĐ ............................................................ 42

Biểu đồ 3. 3: Phân loại BLHĐ của đối tƣợng nghiên cứu................................................. 42
Biểu đồ 3. 4: Nguyên nhân dẫn đến hành vi BLHĐ của học sinh..................................... 45
Biểu đồ 3. 5: Nguyên nhân học sinh bị BLHĐ trong lần gần đây nhất ............................. 53


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
BLHĐ không chỉ gây hậu quả tới những ngƣời bị bắt nạt mà còn có tác động xấu
tới cả những ngƣời tham gia gây bạo lực, tác động xấu tới gia đình, trƣờng học và cả xã
hội. Nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đƣờng và một số yếu tố liên quan của học sinh
trƣờng THPT Tô Hiệu, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội năm 2017” đƣợc thực hiện tại trƣờng
trung học phổ thông Tô Hiệu trong thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017 với 2
mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng bạo lực học đƣờng của học sinh trƣờng trung học phổ
thông Tô Hiệu, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội năm 2017; (2) Xác định một số yếu tố liên
quan đến bạo lực học đƣờng của học sinh trƣờng trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện
Thƣờng Tín, Hà Nội năm 2017.
Nghiên cứu đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích với sự kết
hợp phƣơng pháp thu thập thông tin định tính và định lƣợng. Áp dụng công thức tính cỡ
mẫu một tỷ lệ và phƣơng pháp chọn mẫu cụm, nhiều giai đoạn, nghiên cứu đã thực hiện
với 841 học sinh trƣờng THPT Tô Hiệu, năm học 2016 – 2017. Trên thực tế, số phiếu thu
về hợp lệ, sử dụng cho nghiên cứu là 836. Thông tin thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp
phát vấn cho học sinh với bộ câu hỏi tự điền. Nghiên cứu cũng đã thực hiện đƣợc 02 cuộc
phỏng với Ban giám hiệu nhà trƣờng và đại diện ban chấp hành đoàn; 01 cuộc thảo luận
nhóm với giáo viên chủ nhiệm và 03 cuộc với học sinh 3 khối. Thông tin định tính thu
thập đƣợc để bổ sung cho nghiên cứu định lƣợng về thực trạng và nguyên nhân gây ra
BLHĐ từ quan điểm từ phía nhà trƣờng, thầy cô bạn bè. Sử dụng phần mềm SPSS 18.0,
số liệu định lƣợng đƣợc phân tích đơn biến và đa biến với mô hình hồi quy logistic nhằm
xác định mối tƣơng quan giữa BLHĐ và các yếu tố nguy cơ, có xét đến sự tƣơng tác giữa
các yếu tố trong mô hình. Thông tin định tính đƣợc phân tích theo chủ đề.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong vòng 6 tháng trƣớc thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ
học sinh đã từng tham gia hành vi bạo lực học đƣờng chiếm 12,3%. Trong đó tỷ lệ học
sinh có hành vi bạo lực thể chất là 1,7%, bạo lực lời nói 11,0%; bạo lực mối quan hệ xã
hội 1,6%; bạo lực điện tử 0,6%. Lý do chính của các hành vi bạo lực học đƣờng là trêu


viii

chọc hoặc nói xấu nhau (48,5%). Đa số các vụ bạo lực học đƣờng thƣờng do 1 học sinh
thực hiện (55,3%) và thực hiện với bạn cùng lớp (66%), hoặc với bạn cùng khối nhƣng
khác lớp (23,3%). Nơi thƣờng xảy ra các vụ bạo lực học đƣờng phần lớn là trong lớp học
(46%).
Tỷ lệ học sinh từng bị bạo lực là 10,6%. Trong đó tỷ lệ học sinh bị bạo lực dạng
thể chất là 1,8%; dạng lời nói 8,4%; dạng mối quan hệ xã hội 1,9% và bị bạo lực điện tử
là 0,1%. Lý do chính học sinh bị các hành vi này là do trêu chọc nói xấu nhau (59,6%).
Ngƣời thực hiện các hành vi với các nạn nhân chủ yếu là các bạn cùng lớp (73,0%).
Các yếu tố đƣợc xác định có liên quan đến hành vi bạo lực học đƣờng bao gồm:
giới tính, hạnh kiểm và nghĩ đến việc tự tử. Cụ thể, nhóm học sinh nam có khả năng thực
hiện hành vi cao hơn so với học sinh nữ với OR = 2,0 (95%CI: 1,1 – 3,5). Học sinh có
hạnh kiểm khá trở xuống có khả năng thực hiện hành vi bạo lực cao hơn nhóm có hạnh
kiểm tốt với OR = 1,8 (95%CI: 1,1 – 3,2). Học sinh đã từng nghĩ đến việc tự tử có khả
năng thực hiện hành vi bạo lực cao hơn nhóm chƣa từng nghĩ đến, OR = 1,8 (95%CI: 1,1
– 3,2). Tình trạng bị bất kỳ hành vi bạo lực học đƣờng nào trong vòng 6 tháng trƣớc thời
điểm nghiên cứu đƣợc xác định có mối liên quan với: giới tính và nghĩ đến việc tự tử. Cụ
thể: nhóm học sinh nam có nguy cơ bị bạo lực cao hơn so với học sinh nữ với OR = 2,7
(95%CI: 1,1 – 6,3). Học sinh đã từng nghĩ đến việc tự tử có nguy cơ bị bạo lực cao hơn
nhóm chƣa từng nghĩ đến, OR = 3,0 (95%CI: 1,2 – 7,2).


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: Bạo lực là hành vi cố tình sử
dụng sức mạnh hoặc quyền lực, đe dọa hoặc làm thật, chống lại một ngƣời hoặc một
nhóm ngƣời dẫn đến tổn thƣơng về tâm lý, thể chất, thƣơng tật hoặc tử vong [74].
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC), bạo lực học
đƣờng (BLHĐ) là một phần trong nhóm bạo lực ở thanh thiếu niên xảy ra ở những
ngƣời trong độ tuổi từ 10 – 24 tuổi. Các hành vi bạo lực bao gồm một loạt các hành
động nhƣ bắt nạt, tát, đấm và sử dụng vũ khí [19]. Có thể chia BLHĐ thành 4
nhóm: bạo lực về thể chất, bạo lực bằng lời nói, bạo lực xã hội, bạo lực điện tử [19].
Xã hội hiện đại ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của nạn bạo lực, đặc biệt trong
môi trƣờng học đƣờng. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong năm 2014, tại Mĩ có khảng 486400 nạn nhân bị bạo lực
ở trƣờng học trên các học sinh (HS) từ 12-18 tuổi [19]. Một nghiên cứu đƣợc thực
hiện trên đối tƣợng học sinh trung học cơ sở tại Iran đã chỉ ra rằng, có 5,4% HS có
hành vi bạo lực, 22,1% chỉ là nạn nhân của bạo lực và 11% số HS tham gia nghiên
cứu vừa là ngƣời bạo lực vừa là nạn nhân[43].
Tại Việt Nam, BLHĐ là vấn nạn, thậm chí ngƣời có hành vi bạo lực cũng đã
từng là nạn nhân của các vụ BLHĐ. Trong năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã thống kê trên toàn quốc đã xảy ra gần 1.600 vụ việc HS đánh nhau, tình
trạng đánh nhau có sự tham gia tổ chức thành các nhóm có hung khí ngày càng phổ
biến hơn [1]. Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe HS 13 – 17 tuổi ở Việt Nam năm
2013 của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ HS đã từng bị đánh trong vòng 1 năm là 21,0%;
16,5% đã từng tham gia các cuộc đánh nhau[72].
BLHĐ có thể xảy ra ở bất cứ giới tính, độ tuổi nào và gây hậu quả cho cả
nạn nhân và ngƣời gây ra bạo lực. BLHĐ làm ảnh hƣởng đến kết quả học tập, gây
đau khổ cho các nạn nhân, không chỉ về thể xác mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến sức khỏe tinh thần. Không chỉ gây ra tác hại trên nạn nhân, ngƣời có hành vi
bạo lực có thể sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách, mất dần
nhân tính, là mầm mống của tội phạm, tội ác; là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của

xã hội, của lƣơng tri con ngƣời[4].


2

Nghiên cứu về BLHĐ tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời
gian gần đây đã phần nào mô tả đƣợc thực trạng BLHĐ cũng nhƣ một số yếu tố liên
quan tới vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu thƣờng tập trung nhiều ở khu vực
nội thành, mà ít chú trọng nhiều đến khu vực ngoại thành – nơi mà HS còn gặp
nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, ít nhận đƣợc quan tâm, đầu tƣ hơn của bố mẹ.
Trong khi đó, hiện nay thành phố Hà Nội có 206 trƣờng Trung học phổ thông
(THPT), với gần 190 nghìn HS, số HS ngoại thành chiếm trên 60% tổng số HS.
Tình hình BLHĐ ở khu vực ngoại thành hiện nay nhƣ thế nào vẫn là một câu hỏi
chƣa đƣợc giải đáp. Thƣờng Tín là huyện nằm ở phía nam Hà Nội, với những đặc
điểm chung đại diện cho khu vực ngoại thành nhƣ: địa lý, cơ cấu kinh tế cũng nhƣ
về giáo dục - y tế [2]. Vì thế, nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường và một
số yếu tố liên quan của học sinh trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà
Nội năm 2017” đƣợc tiến hành nhằm cung cấp thêm số liệu về thực trạng cũng nhƣ
yếu tố liên quan đến tình hình bạo lực ở HS khu vực ngoại thành. Qua đây, tôi
mong muốn góp một phần trong nỗ lực chung tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu ngăn
chặn BLHĐ.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả thực trạng bạo lực học đƣờng của học sinh trƣờng trung học phổ thông
Tô Hiệu, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội năm 2017.


2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến bạo lực học đƣờng của học sinh trƣờng
trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội năm 2017.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1.

Khái niệm và phân loại bạo lực

1.1.1. Khái niệm bạo lực
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, bạo lực là hành vi cố tình sử
dụng sức mạnh hoặc quyền lực, đe dọa hoặc làm thật, chống lại một ngƣời hoặc một
nhóm ngƣời dẫn đến tổn thƣơng về tâm lý, thể chất, thƣơng tật hoặc tử vong [74].
1.1.2. Phân loại bạo lực:
Theo cách phân loại của WHO, bạo lực chia làm 2 nhóm:
-

Bạo lực tự thân bao gồm các hành vi tự tử và các hành vi tự làm đau, ngƣợc
đãi bản thân. Hành vi tự tử thể hiện ở mức độ suy nghĩ về việc tự tử, lên kế
hoạch tự tử thành công và chƣa thành công [22, 74].

-

Bạo lực giữa các cá nhân đƣợc chia thành 2 nhóm:
o Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục. Trong nhóm này, hành vi bạo lực

xảy ra chủ yếu giữa các thành viên trong gia đình và bạn tình [74].
o Bạo lực cộng đồng - bạo lực giữa cá nhân có liên quan, và những ngƣời có
thể quen biết hoặc không quen biết nhau, thƣờng xảy ra ở các khu vực
ngoài nhà ở. Một số loại bạo lực cộng đồng thƣờng gặp nhƣ là lạm dụng
trẻ em, lạm dụng ngƣời cao tuổi. Sau này, các nghiên cứu đã chỉ ra thêm
rằng bạo lực thanh thiếu niên, hiếp dâm, hay tấn công tình dục với ngƣời
lạ, bạo lực trƣờng học, nơi làm việc, nhà dƣỡng lão cũng đƣợc đƣa vào
nhóm bạo lực cộng đồng [74, 75].
Theo một cách phân loại khác của Newfoundland Labrador thì bạo lực/lạm
dụng được chia thành 8 nhóm [50]:

-

Bạo lực thể chất: bạo lực xảy ra khi có ai đó sử dụng một phần cơ thể của họ
để điều khiển hành động của ngƣời khác một cách có chủ đích.

-

Bạo lực tình dục: bạo lực xảy ra khi một ngƣời không sẵn sàng tham gia vào
hành vi tình dục, bị ép buộc thực hiện hành vi tình dục.

-

Bạo lực cảm xúc: xảy ra khi ngƣời khác nói hay làm việc gì đó làm ngƣời
khác cảm thấy bản thân xấu hổ.


5

-


Bạo lực tâm lý: xảy ra khi ai đó sử dụng các mối đe dọa và gây ra nỗi sợ hãi
đối với một cá nhân để kiểm soát ngƣời khác.

-

Bạo lực tôn giáo: xảy ra khi ai đó sử dụng tín ngƣỡng tinh thần của một
ngƣời để thống trị hoặc kiểm soát ngƣời đó.

-

Bạo lực văn hóa: xảy ra khi một cá nhân bị tổn hại, bị tổn thƣơng nhƣ là một
phần của văn hóa hay truyền thống ở nơi họ sinh sống.

-

Bạo lực bằng lời nói: xảy ra khi một ngƣời nào đó sử dụng ngôn ngữ, nói ra
hoặc viết tay, gây thiệt hại cho ngƣời khác.

-

Bạo lực tài chính: xảy ra khi một ngƣời kiểm soát nguồn tài chính cá nhân
mà không cần sự đồng ý của ngƣời đó hoặc lợi dụng nguồn tài chính của
ngƣời khác.

1.2.

Bạo lực học đƣờng

1.2.1. Khái niệm

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC), BLHĐ
là một phần trong nhóm bạo lực ở thanh thiếu niên xảy ra ở những ngƣời trong độ
tuổi từ 10 – 24 tuổi. Các hành vi bạo lực bao gồm một loạt các hành động nhƣ bắt
nạt, tát, đấm và sử dụng vũ khí. Nạn nhân có thể bị chấn thƣơng nghiêm trọng về
thể chất hoặc tinh thân, thậm chí có thể gây tử vong [19].
Theo định nghĩa của Trung tâm phòng chống BLHĐ Bắc Carolina, BLHĐ có
thể thể hiện ở nhiều hình thức nhƣ là bắt nạt, hăm dọa, hoạt động theo băng đảng,
sử dụng vũ khí tấn công. BLHĐ là hành vi bất kỳ vi phạm hoặc gây nguy hiểm cho
ngƣời khác trong khu vực trƣờng học, chống lại thầy cô hoặc chiếm đoạt tài sản, sử
dụng vũ khí để đe dọa thầy cô, HS khác [23].
Ngoài các khái niệm về BLHĐ, nghiên cứu cũng làm rõ, phân biệt với bắt
nạt học đƣờng. Bắt nạt học đƣờng theo định nghĩa của tác giả Dan Olweus: “Bắt nạt
học đƣờng là hành vi gây ra giữa các HS với nhau. Ngƣời bắt nạt sử dụng quyền lực
của mình để ép buộc ngƣời khác nghe theo hoặc ép buộc ngƣời khác làm việc mình
không mong muốn. Hành vi này thực hiện liên tục xảy ra trong khoảng thời gian
dài. Các hành vi bắt nạt có thể bao gồm: vật chất, thể chất (đánh, đá, nhổ nƣớc bọt,
đẩy), lời nói (chế nhạo, trêu, đe dọa), hoặc tâm lý (lan truyền tin đồn, tống tiền...)”


6

[19]. Hay theo tác giả Besag định nghĩa: ”Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại
một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thƣơng về tinh thần hoặc thể xác cho ngƣời
khác. Bắt nạt là đặc trung của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt
đƣợc quyền lực trên ngƣời khác” [18].
Nhƣ vậy, có thể thấy, bắt nạt học đƣờng là một phần của BLHĐ. Trong
khuôn khổ nghiên cứu này, khái niệm BLHĐ đƣợc hiểu là bạo lực giữa các HS hay
nhóm HS, hành vi bạo lực thực hiện trong khu vực trƣờng học, trên đƣờng tới
trƣờng hoặc từ trƣờng về nhà, hoặc trong các hoạt động ngoại khóa mà nhà trƣờng
tổ chức.

1.2.2. Phân loại
Bạo lực có thể chia thành nhiều nhóm, theo các nhóm phân loại khác nhau.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, BLHĐ đƣợc phân loại dựa trên tài liệu Phòng
chống bạo lực của CDC [19]. Trong đó, có thể chia BLHĐ thành 4 nhóm sau:
-

Bạo lực về thể chất: bao gồm các hành vi nhƣ đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt
tóc, kéo tai, xé quần áo, trấn lột, cƣớp đồ vật của một/một nhóm HS khác;

-

Bạo lực bằng lời nói: bao gồm các hành vi nhƣ gán/gọi biệt danh (mang ý
nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thƣơng nhau, sỉ nhục, dùng lời nói đe dọa/ép
buộc một/một nhóm HS khác làm theo ý mình;

-

Bạo lực xã hội: Bao gồm các hành vi nhƣ phân biệt biệt đối xử, cô lập, tẩy
chay, tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm HS khác;

-

Bạo lực điện tử: Bao gồm các hành vi nhƣ nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe
dọa/ép buộc một/một nhóm HS khác làm theo ý mình, lập/tham gia các hội
trên mạng để cô lập/tẩy chay một/một nhóm HS khác.

1.3.

Bạo lực gia đình
Theo Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007: ”Bạo lực gia đình là một


dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình”[3].
Phân loại bạo lực gia đình:


7

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngƣợc đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm
tổn thƣơng tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thƣơng tới
danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành
viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cƣỡng ép trong các
quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cƣỡng ép sinh con.
1.4.

Thực trạng bạo lực học đƣờng trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Trên thế giới
BLHĐ không chỉ gây hậu quả tới những ngƣời bị bắt nạt mà còn có tác động
xấu tới cả những ngƣời tham gia gây bạo lực, tác động xấu tới gia đình, trƣờng học
và cả xã hội. Ngoài ra, BLHĐ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn
nhƣ là ảnh hƣởng tới hành vi, tâm lý của nạn nhân thậm chí gây tự tử.
Theo thống kê của WHO, trên thế giới mỗi ngày có từ 20-40 nạn nhân phải
nhập viện vì chấn thƣơng do bạo lực trong giới trẻ, có khoảng 565 trẻ em và thanh
thiếu niên từ 10-29 tuổi tử vong bởi nguyên nhân liên quan đến bạo lực. Vũ khí phổ
biến đƣợc sử dụng trong các vụ bạo lực gây tử vong là súng, súng ngắn. Ngoài ra

những vũ khí khác nhƣ dao, gậy, dùi cui cũng đƣợc sử dụng trong các vụ bạo lực[74].
Tại Mỹ, Theo nghiên cứu thực hiện từ năm 1993 đến năm 1995 đã cho kết
quả 9/10 ca tử vong xảy ra là do các HS nam tham gia các cuộc bạo lực hoặc là nạn
nhân của bạo lực [28]. Tỷ lệ tử vong do bạo lực tại Quốc gia này rất đáng báo động.
Mỗi ngày có gần 13 trẻ em bị chết do bị bắn ở châu Mỹ [61]. Cứ 4 tiếng lại có một
trẻ vị thành niên bị bắt vì các tội danh có liên quan đến bạo lực [73]. Trong một
nghiên cứu khác năm 2001 trên 15.686 HS từ lớp 6 đến lớp 10 tại các trƣờng trong
toàn nƣớc Mỹ cho thấy, tỷ lệ tham gia thƣờng xuyên bắt nạt tại trƣờng học là 29,9%
[46]. Trong năm học 2005-2006, có tới 23% HS tham gia các băng đảng trong
trƣờng và có khoảng 38% số trƣờng công lập có ít nhất một vụ BLHĐ cần tới sự
can thiệp của cảnh sát [47]. Nghiên cứu của Jing Wang và cộng sự tiến hành trên
7182 HS từ lớp 6 đến lớp 10 trên toàn nƣớc Mỹ cho thấy 13,3% HS báo cáo rằng đã


8

thực hiện bạo lực dạng thể chất, 37,4% bằng lời nói, 27,2% về mặt xã hội, và 8,3%
về điện tử. Tỷ lệ HS là nạn nhân tƣơng ứng với các loại bạo lực nhƣ sau: 12,8% bị
bạo lực về thể chất, 36,5% về lời nói, 41,0% bị bạo lực mối quan hệ xã hội, và 9.8%
đối với các hình thức bạo lực điện tử [68]. BLHĐ dẫn tới tăng tỷ lệ phạm tội và bạo
lực trong cộng đồng. Nghiên cứu ở 4 trƣờng trung học tại Nam Mĩ củaVusumzi
Nelson Ncontsa Nam chỉ ra có tới 91% số HS cho biết bạo lực ngoài cộng đồng chủ
yếu là do BLHĐ. Điều này dẫn tới việc bạo lực trở nên phổ biến, HS đi học mang
theo vũ khí ngày càng tăng [49]. Theo CDC: năm 2013, 12% HS từ 12-18 tuổi đã
báo cáo rằng có sự xuất hiện của các băng nhóm trong trƣờng; năm 2014, có khảng
486400 nạn nhân bị bạo lực ở trƣờng học trên các HS từ 12-18 tuổi. Hệ quả của bạo
lực cũng đƣợc chỉ ra rằng, số HS nghỉ học, trốn học ngày càng tăng vì lo sợ BLHĐ
và cảm thấy trƣờng học là không an toàn [64]. . . Trong năm 2015, theo một nghiên
cứu đƣợc thực hiện trên mẫu đại diện với nhóm HS lớp 9 đến lớp 12, có 5,6% HS
trả lời rằng họ không dám đi học vì cảm thấy không an toàn ở trƣờng hoặc trên

đƣờng đến trƣờng [19]. Theo một nghiên cứu đƣợc thực hiện trên mẫu đại diện vào
năm 2015 với nhóm HS lớp 9 đến lớp 12, có 7,8% số HS xảy ra bạo lực thể chất
trong trƣờng; 4,1% HS báo cáo có mang vũ khí (súng, dao hoặc vật khác) đến
trƣờng [19]. Cũng tại nƣớc Mỹ, theo báo cáo của Trung tâm Thống kê Giáo dục
Quốc gia, trong năm học 2014-2015, tỷ lệ bị bạo lực trong trƣờng học ở nhóm HS
từ 12-18 tuổi là 20,8% trong tổng số. Trong đó, tỉ lệ bị bạo lực bằng cách đƣa ra làm
trò cƣời, gọi tên chiếm 13,3%. Bị làm chủ đề bàn tán chiếm 12,2%... tỉ lệ HS nữ bị
bắt nạt cao hơn ở HS nam lần lƣợt là 22,8% và 18,8% [48].
Tại Nga, trong 100.000 ngƣời tuổi từ 10-29 tuổi, có 16 ngƣời đã bị giết hại
mỗi năm do bạo lực ở HS trong vòng từ năm 2004 đến năm 2007. Albania và
Kazakhstan xếp hạng thứ hai và thứ ba, tỷ lệ tƣơng ứng 11,2 và 10,7 trên 100.000
ca tử vong ở lứa tuổi HS [71].
Theo kết quả điều tra nghiên cứu năm 2005, trên 692 HS từ 5 trƣờng THPT
thuộc Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, toàn bộ HS đều từng là nạn nhân của BLHĐ ít
nhất 1 lần, trong vòng 1 năm trƣớc nghiên cứu. Các hình thức bạo lực chủ yếu là


9

bạo lực thể chất (35,5%), bạo lực tinh thần (28,3%), bạo lực lời nói (33,5%) và bạo
lực tình dục (19,6%) [34].
Tại Iran, một nghiên cứu đƣợc thực hiện trên đối tƣợng HS trung học cơ sở
đã chỉ ra rằng, có 5,4% HS chỉ là ngƣời bắt nạt, 22,1% chỉ là nạn nhân bị bắt nạt và
11% số HS tham gia nghiên cứu vừa là ngƣời bắt nạt vừa bị bắt nạt. Trong đó, tỉ lệ
HS nam tham gia bắt nạt cao hơn so với các HS nữ [43].
Tại Nhật, theo báo cáo thống kê của Bộ giáo dục vào năm 2007, số ca BLHĐ
xảy ra trong và ngoài trƣờng là 52.756, tăng hơn 8000 ca so với thống kê năm 2006.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, độ tuổi xảy ra BLHĐ ngày cảng giảm. Số liệu chỉ ra có
5111 HS tiểu học sử dụng bạo lực, tăng 37% so với năm 2006 [31].
Tại Hàn Quốc, một nghiên cứu khác với mẫu 1756 HS trung học tại Hàn

Quốc cho thấy, có tới 40% HS tham gia vào các cuộc bắt nạt. Trong đó, tỉ lệ HS là
nạn nhân chiếm 14%, vừa là nạn nhân vừa là ngƣời bắt nạt chiếm 9% [35].
Nhƣ vậy, tình hình BLHĐ đã và đang diễn ra tại rất nhiều các Quốc gia ở các
Châu lục khác nhau, số lƣợng các vụ việc có chiều hƣớng gia tăng, đặc biệt là
những vụ việc nghiêm trọng ảnh hƣởng đến tính mạng con ngƣời.
1.4.2. Việt Nam
BLHĐ đang gia tăng và là mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ HS và
toàn xã hội. Nó không chỉ tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của HS
và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo mà nó còn là biểu hiện xuống cấp của những
hành vi đạo đức lệch chuẩn trong môi trƣờng giáo dục với con ngƣời[13]. Trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng thƣờng xuyên xuất hiện tin bài, clip vềnạn bạo lực
học đƣờng, không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn, không chỉ
xảy ra ở HS nam mà còn cả HS nữ. Điều này cũng cho thấy nhiều vụ bạo lực đƣợc
tổ chức công phu, có số lƣợng ngƣời tham gia đông với các loại hung khí nhƣ dao,
côn, ống, kiếm, gậy gộc…
Các nghiên cứu gần đây đã phản ánh phần nào thực trạng BLHĐ của HS
THPT. Đề tài nghiên cứu của Hoàng Thị Thỏa thực hiện trong năm học 2007-2008,
cho thấy thực trạng BLHĐ hiện nay tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngày càng gia
tăng. Tổng số vụ đánh nhau xảy ra trong địa bàn thành phố là 269 vụ, với số HS bị


10

kỷ luật là 445 em. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, một số nguyên nhân khiến tỷ lệ
BLHĐ gia tăng là do sự ảnh hƣởng của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, HS
đƣợc tiếp xúc nhiều với các phim bạo lực, trò chơi bạo lực. Ngoài ra, sự lôi kéo từ
phía bạn bè cũng tác động đến hành vi của HS [9].
Trong Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên Việt Nam năm 2009
(SAVY 2) đã cho kết quả có tới 2,8% tỷ lệ HS từng mang hung khí trong khi tỷ lệ
này chỉ là 2,6% ở SAVY 1 [7].

Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Hoài Thƣ về thực trạng BLHĐ ở trƣờng
Trung học Phổ thông tỉnh Thái Nguyên cho thấy, BLHĐ không chỉ xảy ra ở HS
nam, mà tỷ lệ này ở HS nữ cũng chiếm tới 60% số vụ BLHĐ. Mức độ thƣờng
xuyên của BLHĐ xảy ra ở 2 trƣờng tham gia nghiên cứu là 20%. Kết quả khảo sát
cũng chỉ ra rằng các vật dụng HS chủ yếu sử dụng để đánh nhau chủ yếu bao gồm
giầy, dép, gạch đá, gậy. Ngoài ra, HS còn sử dụng điện thoại di động để quay phim
rồi đƣa lên mạng internet [10].
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y học – Xã hội học phối hợp với tổ chức từ
thiện Plan thực hiện tại 30 trƣờng THCS và THPT tại Hà Nội cho thấy, 71% HS
cho biết đã bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua, trong đó bạo lực tinh thần chiếm
73%, bạo lực thể chất chiếm 41% [15]. Trong nghiên cứu "Thực trạng BLHĐ và
một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ở HS trƣờng THPT Trần Phú, Hà Nội
năm 2013” cho thấy, 16,8% số HS thực hiện hành vi bạo lực. Trong số HS tại
trƣờng, 30,1% HS vừa thực hiện hành vi bạo lực vừa là nạn nhân, 12,2% là nạn
nhân của các vụ bạo lực trong vòng 6 tháng trƣớc thời điểm nghiên cứu. Bạo lực
dạng lời nói là hành vi phổ biến nhất: 41,7%, tiếp theo là bạo lực mối quan hệ xã
hội (25,3%); thể chất (17,1%), bạo lực điện tử (13%) [12].
Nhƣ vậy, tình hình BLHĐ ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp. Số vụ
bạo lực ngày càng tăng nhanh, mức độ và tính chất nguy hiểm của các vụ bạo lực
ngày càng nghiêm trọng.
1.5.

Một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ở học sinh
Phần này sẽ tập trung cung cấp các thông tin bằng chứng từ các nghiên cứu,

báo cáo trong và ngoài nƣớc về các yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực. Các nhóm


11


yếu tố này đƣợc sắp xếp theo lý thuyết “Các yếu tố quyết định của hành vi sức
khỏe”, bao gồm: yếu tố tiền đề, yếu tố tăng cƣờng, yếu tố tạo điều kiện thuận lợi.
1.5.1. Yếu tố tiền đề
Yếu tố tiền đề là một yếu tố thuộc về cá nhân, liên quan đến niềm tin, thái
độ. Yếu tố tiền đề quyết định cách ứng xử, cho ta những suy nghĩ, cảm xúc với thế
giới xung quanh. Một số yếu tố tác động tới hành vi nguy cơ dẫn đến bạo lực ở HS,
từ góc độ cá nhân bao gồm: Tuổi, giới tính, điểm số học tập, kỹ năng sống, sức
khỏe tâm thần, rƣợu, bia, chất gây nghiện và tình trạng đem/sử dụng vũ khí...
Tuổi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa tuổi và hành vi BLHĐ.
Nghiên cứu hành vi bạo lực của thanh thiếu niên tại Mỹ của Nansel và các cộng sự
tỷ lệ tham gia vào các cuộc BLHĐ ở HS lớp 6 đến HS lớp 8 cao hơn so với HS lớp
9 đến HS lớp 10 [46].
HS ở lớp cao hơn có nguy cơ trở thành nạn nhân của BLHĐ cao hơn so với
những HS lớp dƣới trong nghiên cứu đƣợc thực hiện năm 1992-1993 và năm học
1993-1994. HS lớp 9 đến lớp 12 có một sự liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ tử vong liên
quan đến bạo lực, tỷ lệ này gấp 13 lần so với HS lớp 8 trở xuống [33].
Trong nghiên cứu của Arunachalam và Nguyễn Diệp Vy (2015), có sự khác
nhau về hành vi sử dụng bạo lực đối với hành vi bạo lực giữa các nhóm HS lớp 10
và HS lớp 11, lớp 12. Nhóm HS lớp 10 sử dụng bạo lực nhƣ một cách để thể hiện
với các bạn cùng trang lứa, để giải quyết xung đột. Điều này khác biệt với nhóm HS
lớp 11 đặc biệt là nhóm HS sử dụng bạo lực lớp 12, nhóm này cẩn trọng hơn khi đề
cập tới vấn đề BLHĐ. HS lớp 12 cho rằng, bạo lực là một giải pháp khó tránh khỏi
mặc dù họ không muốn nhƣ vậy. Và đối với HS học lớp 12 thì việc bạo lực thể hiện
quyền lực và sự nam tính của các em. Trong nghiên cứu này, có 33,8% số HS lớp
11 trả lời rằng đã tham gia vào BLHĐ trong năm học trƣớc đó, tỉ lệ này ở nhóm HS
lớp 12 chỉ chiếm 28,6% [24].
Giới tính
HS nam có khả năng là mục tiêu của bạo lực và là ngƣời tham gia vào các
cuộc bạo lực cao hơn so với HS nữ. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu giáo dục



12

quốc gia thực hiện năm 1998 cho thấy, tỷ lệ HS nam tham gia bắt nạt cao hơn ở HS
nữ, với vai trò là nạn nhân và ngƣời bắt nạt [40]. Điều này cũng đƣợc thể hiện trong
nghiên cứu của Nansel thực hiện vào năm 2001 [46]. Nghiên cứu của Giáo sƣ
Olweus đã lƣu ý rằng, giới tính tác động lớn đến hành vi bạo lực. Trong đó, nam
giới có tỷ lệ tham gia vào hành vi bắt nạt liên quan đến thể chất cao hơn HS nữ từ 34 lần [52]. Trong nghiên cứu của Fuchs thực hiện năm 2008 về tác động của những
yếu tố trong trƣờng học tác động đến hành vi bạo lực tại trƣờng học chỉ ra rằng, yếu
tố giới tính là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới hành vi bạo lực của HS. Kết quả
phân tích cho thấy những HS nam có xu hƣớng bạo lực hơn so với HS nữ (p<0,001)
[27].
Nghiên cứu của Rezapour thực hiện năm 2014 cũng cho thấy, BLHĐ phổ
biến hơn ở các HS nam. Tỷ lệ này có sự thay đổi giữa các Quốc gia, ví dụ nhƣ ở
nam giới tỷ lệ này dao động từ 8,6% đến 45,2%. Ở nữ giới tỷ lệ này chiếm từ 4,8%
đến 35,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [43].
Trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện trên mẫu 3 trƣờng trung học tại Hà
Nội, cho thấy tỷ lệ HS nam tham gia vào các cuộc bạo lực cao gần gấp 3 lần HS nữ
(tỷ lệ ở 2 nhóm lần lƣợt là 50% và 16,1%). Nữ giới thƣờng có xu hƣớng tránh đối
mặt với các xung đột cùng các bạn đồng trang lứa. Khi xung đột với các bạn nữ
khác, các HS nữ thƣờng có xu hƣớng tránh mặt, hay chia nhóm nói xấu ngƣời khác.
Phản ứng với các xung đột của HS nam không giống nhƣ vậy, các em cho rằng bạo
lực sẽ giúp các em giải quyết xung đột [24].
Điểm số học tập, hạnh kiểm
Có mối liên quan giữa điểm số học tập và hạnh kiểm HS với hành vi BLHĐ
[4, 24]. Trong một nghiên cứu trên 3 trƣờng trung học tại Hà Nội, nhóm HS có
điểm tổng kết ở mức trung bình có tỷ lệ tham gia BLHĐ là lớn nhất. Có mối liên
quan giữa điểm số của HS và tỷ lệ tham gia vào BLHĐ, tỷ lệ HS tham gia vào
BLHĐ ở nhóm có điểm ở mức khá là 60,4%; nhóm có điểm số ở mức tốt là 31,4%

và nhóm xuất sắc là 17,6% [24]. Nhóm HS có hạnh kiểm tốt có tỷ lệ thực hiện hành
vi bạo lực thấp hơn nhóm HS có hạnh kiểm từ khá trở xuống [12].


13

Ý định tự tử và hành vi nguy cơ (sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy và tình
trạng mang vũ khí)
Một số yếu tố về sức khỏe tâm thần và trầm cảm cũng đƣợc các nghiên cứu
chỉ ra có ảnh hƣởng làm tăng hành vi bạo lực ở HS, bao gồm việc từng có ý định tự
tử [12, 30]. Trong nghiên cứu của Devries và cộng sự đã cho thấy rằng có mối liên
quan giữa hành vi bạo lực và việc bị BLHĐ ở đối tƣợng HS. Đặc biệt vấn đề sức
khỏe tâm thần là yếu tố tăng tƣờng tác động đến hành vi bạo lực đối với HS nam [36].
Việc sử dụng rƣợu bia, thuốc lá và chất gây nghiện cũng đƣợc một số nghiên
cứu chứng minh là một trong những yếu tố có mối liên quan với hành vi bạo lực ở
HS [12, 26, 41]. Trong nghiên cứu đƣợc thực hiện trên các bệnh nhân nghiện rƣợu
cho thấy, những ngƣời nghiện rƣợu có xu hƣớng sử dụng bạo lực cao hơn so với
những ngƣời khác. Ngoài ra, những ngƣời đã từng bị bạo lực trong thời ấu thơ, khi
trƣởng thành có xu hƣớng sử dụng bạo lực cao hơn so với những ngƣời không có trải
nghiệm về bạo lực khi còn nhỏ [41]. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất gây nghiện
(thuốc lá, ma túy) cũng làm trầm trọng thêm hành vi bạo lực ở lứa tuổi vị thành viên và
thanh niên, làm tăng thêm tình trạng mang vũ khí và tính bốc đồng của giới trẻ [12].
Việc đem theo vũ khí cũng là một hành vi nguy cơ có ảnh hƣởng tới BLHĐ ở
HS nam. Ở Cape Town, Nam Phi, có 9,8% HS nam và 1,3% HS nữ ở trƣờng trung
học cơ sở mang theo dao đến khu vực trƣờng học trong vòng 4 tuần trƣớc đó [26].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố thuộc nhóm yếu tố tiền đề liên
quan tới tình trạng BLHĐ của HS bao gồm: Tuổi, giới tính, điểm số học tập, hạnh
kiểm, ý định tự tử, các hành vi nguy cơ: hút thuốc lá, uống rƣợu bia, sử dụng chất
gây nghiện, tình trạng mang vũ khí.
1.5.2. Yếu tố tăng cường

Yếu tố tăng cƣờng là những tác động/ảnh hƣởng từ ngƣời thân, bạn bè, thầy
cô,... khiến cho HS có xu hƣớng nghe và làm theo những gì mà những ngƣời có uy
tín, quan trọng đối với HS đã làm. Một số yếu tố tác động tới hành vi nguy cơ dẫn
đến bạo lực ở HS ở góc độ này bao gồm:
1.5.2.1.

Môi trường gia đình:


14

Ảnh hƣởng từ bố mẹ và môi trƣờng gia đình là yếu tố trung tâm tác động đến
các hành vi bạo lực ở giới trẻ. Các yếu tố thuộc về gia đình đƣợc coi là yếu tố tác
động đến hành vi BLHĐ bao gồm:

Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ:
Mối quan hệ của bố mẹ và HS cũng có mối liên quan đến hành vi của các
em. Trong nghiên cứu tác động của sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình,
trƣờng học, ảnh hƣởng của bạn bè trên mẫu đại diện tại Hà Nội đã cho thấy 90,9%
các em cho biết cảm thấy buồn khi họ làm bố mẹ thất vọng, 71,4% cảm thấy thoải
mái khi ở với bố mẹ. Hầu hết các em không thƣờng xuyên chia sẻ, nói chuyện, tâm
sự với bố mẹ. Tỷ lệ HS thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ có tỷ lệ tham gia bạo
lực cao hơn các HS khác (với tỷ lệ mỗi nhóm lần lƣợt là 79,4% và 64,9%) [8].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, sự quan tâm, chăm sóc của
bố mẹ có tác động lớn đến sự phát triển về hành vi của các em. Những gia đình
thƣờng xuyên xảy ra xung đột, cãi vã sẽ tác động khiến HS có tâm lý chống đối lại
ngƣời khác, chống đối lại xung quanh. Việc thiếu sự tƣơng tác giữa con cái và bố
mẹ trở thành một yếu tố nguy cơ trong việc hình thành hành vi bạo lực của trẻ.
Nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng, những gia đình có bố mẹ thƣờng thể hiện
những hành vi tiêu cực sẽ tác động đến con cái hình thành các hành vi tiêu cực [37].

Tác giả Crowford Brown chỉ ra trong nghiên cứu của mình những gia đình thiếu sự
giao tiếp giữa bố mẹ và con cái hay có xung đột sẽ tác động xấu đến con cái, con cái
có xu hƣớng giải quyết vấn đề bằng các hành vi bạo lực hơn [21].
Sự kiểm soát và định hướng của bố, mẹ
Việc kiểm soát và định hƣớng theo dõi con cái chƣa chặt chẽ của bố mẹ, báo
hiệu các hành vi về bạo lực giới trẻ. Trong nghiên cứu của tác giả McCord ở Mĩ
thực hiện trên 250 trẻ cho thấy, nếu trẻ 10 tuổi thiếu sự giám sát của bố mẹ làm tăng
nguy cơ bị kết án do tham gia bạo lực cho đến năm 45 tuổi [44]. Một nghiên cứu
khác của Thornberry thực hiện năm 1995 cũng cho thấy rằng có mối liên quan giữa
sự kiểm soát và định hƣớng của bố mẹ tới hành vi bạo lực của trẻ. Kết quả này cũng


15

tƣơng ứng với nghiên cứu về nguyên nhân mối liên quan đối với hành vi bạo lực ở
nam thanh niên của tác giả Farrington [38, 61, 65].
Trình độ học vấn (TĐHV), nghề nghiệp của bố, mẹ
Trong nghiên cứu của Fuchs và cộng sự, ông đã chứng minh rằng, những HS
có ít nhất bố hoặc mẹ thất nghiệp có tỷ lệ tham gia bạo lực cao hơn so với các HS
khác. Tỷ lệ HS có bố hoặc mẹ thất nghiệp tham gia vào các cuộc bạo lực nghiêm
trọng chiếm 4%, gấp đôi so với các nhóm khác (p<0,05) [27]. Nghiên cứu cũng cho
thấy tác động tiêu cực của việc gia đình có ít nhất bố hoặc mẹ thất nghiệp. Tác động
của việc thất nghiệp từ phía bố mẹ HS đến hành vi bạo lực của HS là rất lớn. Tỷ lệ
bố, mẹ HS thất nghiệp càng cao, tỷ lệ BLHĐ xảy ra tại trƣờng học càng tăng [27].
Bố mẹ có kiến thức hạn chế, nhất là về văn hóa, xã hội, kinh tế, pháp luật,
không đủ hiểu biết để định hƣớng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái cũng
là những yếu tố dễ dẫn đến hành vi bạo lực ở giới trẻ [1, 69].
Bạo lực gia đình
Một số phụ huynh do thiếu hiểu biết về tâm lý trẻ em nên đôi khi không giữ
đƣợc bình tĩnh khi đối mặt với các hành vi ngỗ ngƣợc của trẻ. Vấn đề đặc biệt

nghiêm trọng khi trƣớc tình huống đó, một số phụ huynh lại chọn giải pháp là dùng
bạo lực. Bạo lực khiến cho trẻ ở giai đoạn này càng trở nên lầm lỳ, vô cảm và đẩy
các em đến suy nghĩ rằng bạo lực và sự hung hăng là cách ứng xử bình thƣờng
trong cuộc sống. Các em ở hoàn cảnh này thƣờng có những hành vi không kiềm chế
đƣợc bản thân, hoặc có xu hƣớng thờ ơ trƣớc cảnh bạo lực, thích thú với việc gây
đau đớn cho ngƣời khác [5]. Trong nghiên cứu của Musitu y Garcia cho kết quả
những trẻ chứng kiến hành vi bạo lực trong gia đình, sẽ có xu hƣớng và hành vi bạo
lực nhiều hơn những đứa trẻ khác [45]. Kết quả này cũng tƣơng tự với kết quả của
tác giả Weiss và Schwarz, những trẻ bị chịu bạo lực gia đình, hay chứng kiến bạo
lực dễ dẫn đến trầm cảm và có xu hƣớng thể hiện hành vi bạo lực nhiều hơn những
trẻ khác [29].
Cấu trúc gia đình
Cấu trúc gia đình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hành vi bạo
lực HS. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em lớn lên trong các gia đình chỉ


×