Tải bản đầy đủ (.doc) (260 trang)

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.82 MB, 260 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THỦY

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - Năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THỦY

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS TS. Nguyễn Thị Tính


2. TS. Trần Thị Minh Huế

Thái Nguyên - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Thị Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các nhà khoa học đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS TS. Nguyễn Thị Tính và TS.
Trần Thị Minh Huế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Đào tạo (Sau đại học) – Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên
Khoa Tâm lý Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên
Khoa Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, giáo viên và trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi các Trường Mầm non khu vực miền núi phía Bắc đã cộng tác, cung
cấp thông tin cho việc nghiên cứu thực tiễn của luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, giáo viên và trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Nà Pheo - xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai - tỉnh
Thái Nguyên đã cộng tác và tạo điều kiện cho tác giả tổ chức thực nghiệm kiểm
chứng tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công
việc nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án
Vũ Thị Thủy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼix
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3

5. Giả thuyết khoa học...........................................................................................3
6. Phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu..................................3
7. Luận điểm bảo vệ...............................................................................................5
8. Đóng góp mới của luận án.................................................................................6
9. Cấu trúc luận án.................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ
CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON.................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.........................................................................7
1.1.1. Trên thế giới..............................................................................................7
1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................13
1.2. Khái niệm công cụ........................................................................................19
1.2.1. Kĩ năng giao tiếp.....................................................................................19
1.2.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...........................................24
1.2.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.............................24
1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề.................................................................25
1.2.5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề.................................................................................25
1.3. Những vấn đề cơ bản của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non........................................................................................26
1.3.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.........................................26


iv
1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức giáo
dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi................................................29
1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi......................................................................................................41
1.4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non..............................................................43

1.4.1. Ưu thế của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...........................................................................43
1.4.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.....................................46
1.4.3. Nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.....................................47
1.4.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề...................................................................48
1.4.5. Đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề.................................................................................50
1.4.6. Yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện giáo dục kĩ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề......................54
1.4.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.................................54
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG
VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC................................................................................60
2.1. Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát........................................60
2.1.1. Vài nét về khu vực miền núi phía Bắc và đặc điểm của trẻ mầm non ở
khu vực miền núi phía Bắc................................................................................60
2.1.2. Tổ chức khảo sát.....................................................................................62
2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề....................................................66
2.3. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng
vai theo chủ đề.....................................................................................................67
2.3.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề theo đánh giá của giáo viên............................................68



v
2.3.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề theo kết quả quan sát......................................................72
2.3.3. So sánh thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả sử dụng phương pháp điều
tra và phương pháp quan sát............................................................................81
2.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề......................................................................83
2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề...................................83
2.4.2. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề...........................................92
2.4.3. Thực trạng quy trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.................................................93
2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên............94
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề........97
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng........................................................................100

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO
TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU
VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC....................................................................103
3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất quy trình, biện pháp...........................103
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................103
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên
với việc phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình
giáo dục kĩ năng giao tiếp...............................................................................104
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...........................................................104

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.........................................................104
3.2. Xây dựng quy trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề..........................................................105
3.2.1. Mục tiêu đề xuất quy trình....................................................................105
3.2.2. Nội dung của quy trình..........................................................................105
3.3. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề................................................................112


vi
3.3.1. Xây dựng hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ đề giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................................................................112
3.3.2. Phát triển hoạt động chơi theo hướng mở nhằm tăng cường giáo dục
kĩ năng giao tiếp..............................................................................................119
3.3.3. Phát triển môi trường nhóm, lớp kích thích trẻ tích cực tham gia trải
nghiệm rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua trò chơi đóng vai theo chủ đề...........125
3.3.4. Thiết kế tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.................................128
3.3.5. Phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trong giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.............131
3.3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................133
3.4. Thực nghiệm sư phạm.................................................................................135
3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm......................................................135
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm..............................................................139
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................161
1. Kết luận.......................................................................................................... 161
2. Khuyến nghị...................................................................................................162
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................164



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khách thể khảo sát là giáo viên và cán bộ quản lý...................................63
Bảng 2.2. Khách thể khảo sát là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.............................................63
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ
đề ở trường mầm non...............................................................................67
Bảng 2.4. Thực trạng kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ
đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo đánh giá của giáo viên.........................68
Bảng 2.5. Thực trạng kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo đánh giá của giáo viên.............................70
Bảng 2.6. Thực trạng kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo đánh giá của giáo viên..........71
Bảng 2.7. Thực trạng kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ
đề của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo kết quả quan sát..................................73
Bảng 2.8. Thực trạng kĩ năng biểu đạt lời nói của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả quan sát......................................76
Bảng 2.9. Thực trạng kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề theo kết quả quan sát................79
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề..........................84
Bảng 2.10.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng nghe hiểu lời nói
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề..........................................................85
Bảng 2.10.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng biểu đạt lời nói
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề..........................................................87
Bảng 2.10.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng thực hiện quy tắc
giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề...........................................90
Bảng 2.11. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề..................................92
Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức

trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực
miền núi phía Bắc của giáo viên..............................................................95
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề..........97


viii
Bảng 3.3. Bảng chọn mẫu thực nghiệm..................................................................136
Bảng 3.4. Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhóm ĐC và TN trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề trước thực nghiệm........................................139
Bảng 3.5. Bảng kiểm định T-Test cho nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi
tổ chức thực nghiệm...............................................................................141
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề sau khi thực nghiệm lần 1.......................144
Bảng 3.7. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề sau thực nghiệm lần 2.............................149
Bảng 3.8. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề sau khi thực nghiệm lần 3.......................153
Bảng 3.9. Mức độ thực hiện các kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề sau các lần khi thực nghiệm..............................157


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.................81
Hình 2.2. Kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề....................82
Hình 2.3. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề......................................................................................................82
Hình 3.1. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề...............147

Hình 3.2. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề....................................................................................................147
Hình 3.3. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề....................................................................................................148
Hình 3.4. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề...............151
Hình 3.5. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề.....................................................................................................151
Hình 3.6. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề....................................................................................................152
Hình 3.7. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề...............155
Hình 3.8. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
...............................................................................................................155
Hình 3.9. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề....................................................................................................156
Hình 3.10. Kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
............................................................................................................... 158
Hình 3.11. Kĩ năng biểu đạt lời nói để giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
...............................................................................................................158
Hình 3.12. Kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề....................................................................................................159


x


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của trẻ em nói riêng và con người nói

chung, là công cụ chủ yếu để con người trao đổi thông tin, cảm xúc, ảnh hưởng tác
động lẫn nhau. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, nhu cầu giao tiếp được hình thành
ngay từ khi trẻ có sự cảm nhận về thế giới xung quanh, bắt đầu là người mẹ trong
hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp; Tiếp tục được hình thành và phát triển trong
mối quan hệ với bạn, cô giáo, người lớn ở hoạt động với đồ vật và sau này phát
triển trong nhiều hoạt động khác của trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi ở lứa tuổi
mẫu giáo mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề.
1.2. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ hình thành những yếu tố nền tảng của nhân
cách con người: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp 1” [66]. Hình thành, phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục
mầm non.
1.3. Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng thì công tác giáo dục ở trường mầm non cần
thiết kế và tổ chức đa dạng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong nhiều hoạt
động giáo dục, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Tổ chức
hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là con đường chiếm ưu
thế trong giáo dục trẻ mầm non, thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tạo ra môi
trường trải nghiệm mang tính giả định giúp trẻ hình thành nhân cách nói chung,
phát triển kĩ năng giao tiếp nói riêng. Khi tham gia trò chơi, trẻ được thâm nhập vào
các mảng của cuộc sống trong xã hội bằng việc đóng vai một nhân vật nào đó để
thực hiện chức năng xã hội theo từng vị trí khác nhau. Chính trong quá trình đó, trẻ
nhận thức, trải nghiệm và thể hiện hành vi, cảm xúc, hình thành và phát triển các kĩ
năng xã hội, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp.
1.4. Các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đã quan tâm
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để đảm bảo mục tiêu giáo dục ở


2


bậc mầm non. Tuy nhiên quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt giáo viên chưa khai thác được thế mạnh
của hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng để giáo
dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Bên cạnh đó, trong hoạt động
nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về giáo dục kĩ
năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc nhằm làm rõ các vấn đề: Trò chơi đóng vai
theo chủ đề có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi? Làm thế nào để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực
miền núi phía Bắc đạt hiệu quả?
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu và đánh
giá hiện trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt
động vui chơi, xây dựng các biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc,
chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, luận án đề xuất quy
trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề với giáo dục
kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non để xác lập quy trình và


3

các biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi các ở trường mầm non khu vực miền núi
phía Bắc.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là nhiệm vụ quan trọng
trong chương trình giáo dục ở trường mầm non để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống
và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Thực tiễn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc qua tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề còn nhiều hạn chế do điều kiện khó khăn về môi trường hoạt
động, về đặc điểm của trẻ phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, về năng
lực thiết kế và tổ chức hoạt động của giáo viên. Nếu xác lập được quy trình và biện
pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi hợp lý để áp dụng trong thực tiễn sẽ nâng cao được chất lượng
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc
hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực
miền núi phía Bắc Việt Nam.
5.3. Đề xuất quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực
miền núi phía Bắc Việt Nam.

5.4. Thực nghiệm kiểm chứng quy trình và các biện pháp giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.
6. Phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
- Quan điểm hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề gắn với mục tiêu, nội
dung giáo dục trẻ trong chương trình giáo dục mầm non.


4

- Quan điểm thực tiễn: Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề gắn với đặc điểm phát triển của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và điều kiện thực tiễn của các trường mầm non khu vực miền
núi phía Bắc.
- Quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách: Nghiên cứu giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo
tiếp cận hoạt động - nhân cách và quá trình hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
- Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề được thực hiện dựa trên quan điểm tiếp cận Chuẩn
phát triển trẻ em năm tuổi. Dựa trên Chuẩn phát triển trẻ năm tuổi về ngôn ngữ, kĩ
năng giao tiếp để xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức và
tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Nghiên cứu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề tiếp cận quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
6.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để quan sát hoạt động của trẻ trong trò chơi đóng
vai theo chủ đề ở trường mầm non nhằm phát hiện thực trạng kĩ năng giao tiếp của
trẻ, thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp của giáo viên.
b. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 314 giáo viên và cán bộ quản lý
và điều tra bằng phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Từ đó đề xuất quy trình và biện pháp
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.


5

c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá tính khoa học và khả thi của quy trình
và các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc.
6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
thu được từ các phương pháp điều tra.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
6.3.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các kĩ năng giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ tiếng
Việt cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ

đề ở trường mầm non dựa trên Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, bao gồm: Kĩ năng
nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, kĩ năng biểu đạt lời nói để
giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
6.3.2. Về địa bàn nghiên cứu và khách thể khảo sát
i) Địa bàn nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu thực trạng được triển khai tại 14
trường mầm non khu vực nông thôn miền núi phía Bắc thuộc 06 tỉnh, gồm: Thái
Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
ii) Khách thể khảo sát: 314 giáo viên và cán bộ quản lý, 193 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
7. Luận điểm bảo vệ
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng
vai theo chủ đề là con đường cơ bản hình thành phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo.
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc đã đạt
được những kết quả nhất định tuy nhiên còn tồn tại một số điểm bất cập về quy
trình tổ chức thực hiện, các biện pháp và điều kiện thực hiện.
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng
vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc cần được tiến
hành theo quy trình xác lập và các biện pháp đảm bảo điều kiện thực hiện sẽ đem lại
hiệu quả cao góp phần hình thành phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.


6

8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
Góp phần phát triển hệ thống lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mầm non ở Việt Nam; Phát triển lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi dựa trên cách tiếp cận chủ yếu về nhân
cách – hoạt động và giáo dục kĩ năng sống; Làm rõ tính ưu thế của trò chơi đóng vai

theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
8.2. Về thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề và thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía
Bắc Việt Nam.
- Thiết lập được hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ đề chiếm ưu thế trong giáo dục
kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Xác lập được quy trình và biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
nhằm giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non khu
vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
- Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về giáo dục học
mầm non; về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt
động vui chơi ở trường mầm non.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận án được trình bày trong 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Chương 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc
Chương 3. Quy trình và biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC

TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về giao tiếp
Nhà triết học Đức Phơ Bách (Ludwig Andreas Feuerbach 1804 - 1872) nghiên
cứu về giao tiếp trong mối quan hệ giữa con người với con người. Ông cho rằng:
“Bản chất con người chỉ thể hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa tính hiện
thực và sự khác biệt giữa tôi và bạn” [102].
I.P.Paplop (1849 - 1936) nghiên cứu về giao với cách tiếp cận nghiên cứu công
cụ của giao tiếp, tác giả đã chỉ rõ công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ: “Từ ngữ đối
với con người cũng là một kích thích có điều kiện có thực như tất cả các kích thích
khác chung cho cả người và động vật, nhưng đồng thời nó là một kích thích súc tích
hơn bất cứ các kích thích nào khác. Về phương diện này, các kích thích có điều kiện
của động vật không so sánh được với nó cả về số lượng lẫn chất lượng” [85].
I.P.Paplop đã cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa con người và động vật đó chính
là ngôn ngữ. Theo nghiên cứu của ông, ngôn ngữ và giao tiếp chỉ có ở loài người.
Các Mác (Karl Max -1884) đã bàn về nhu cầu xã hội giữa con người với con
người, tác giả cho rằng trong hoạt động xã hội con người phải giao tiếp thực sự với
nhau. Ông viết: “Cảm giác và sự hưởng thụ của người khác cũng trở thành sở hữu
của bản thân tôi”. Theo ông, giao tiếp giúp con người chia sẻ kinh nghiệm và tình
cảm với người khác đồng thời tự nhận thức và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
Ông coi giao tiếp là khí quan xã hội [68].
Kế thừa quan điểm trên khi nghiên cứu về giao tiếp, V.I.Lê Nin cũng cho rằng:
“Khi giao tiếp con người đã tham gia vào nhiều hình thái xã hội phức tạp” [63, Tập
1]. Ông đã khẳng định rằng bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua
hoạt động và giao lưu, được cá nhân hóa bằng quan hệ liên nhân cách, mối quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng.


8


Gmít (1863 – 1931), nhà tâm lý học, triết học Mĩ, nghiên cứu về vai trò của
giao tiếp trong xã hội và sự phát triển nhân cách con người. Ông cho rằng: “Nếu
mỗi người muốn có một cái riêng của mình thì phải có “cái tôi” khác”. “Cái tôi” mà
ông nói đến ở đây chính là quá trình giao tiếp giữa con người với con người, thông
qua mối quan hệ ấy con người mới phát triển; Các tác giả J.Macsen (1869-1973),
J.P.Sactơrơ (1905-1961) và Manie (1905-1950) đã nghiên cứu về nguồn gốc và vai
trò của giao tiếp, những kĩ năng giao tiếp cơ bản của trẻ cần có [110].
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên có chung quan điểm: Giao tiếp
chỉ tồn tại khi có sự tương tác giữa con người với con người, giao tiếp rất quan
trọng đối với sự phát triển của con người. Để phát triển toàn diện, con người cần có
kĩ năng giao tiếp.
Như vậy, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về giao tiếp, vai trò của giao
tiếp đối với xã hội và sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, đồng thời làm rõ
nguồn gốc của giao tiếp và tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp, sự cần thiết phải
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho người học. Chúng tôi dựa trên những luận điểm cơ
bản này để nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các mối
quan hệ liên nhân cách để định hướng quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ
năng giao tiếp
K.D.Usinxki (1950) chỉ ra rằng: “Nắm được ngôn ngữ là một chỉ số đáng tin
cậy về việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông. Lĩnh hội tiếng mẹ đẻ theo
chương trình ở thời kì mẫu giáo, tích lũy vốn từ, nắm được cách phát âm đúng và
các hình thức văn phạm của ngôn ngữ, giáo dục kĩ năng nghe và trình bày có mạch
lạc ý nghĩ của mình…”. Tác giả nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng
nghe, kĩ năng nói cho trẻ thông qua thể hiện ngôn ngữ mạch lạc [78, tr 497].
Những năm 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu và đưa ra cảnh báo với “Cú sốc của
tương lai” của A. Toffler, “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” của J.Delors và thử
nghiệm giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục dân số, giáo dục môi trường, trong đó
có đề cập đến tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp đối với sự thành đạt của con

người trong xã hội …
Vấn đề giao tiếp trong lĩnh vực giáo dục mầm non đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm từ thập niên 70 của thế kỉ XX.


9

A.V.Zapôrôzet - M.I.Lixina nghiên cứu về “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ mầm
non” (1974), đã chỉ ra những kĩ năng giao tiếp cơ bản của trẻ mầm non [77].
A.G.Ruzxkaia nghiên cứu về “Hành vi của trẻ mầm non trong điều kiện tác
động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người lớn”. Trong nghiên cứu này tác giả đã
phân tích được các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, phương pháp và hình
thức để giao tiếp với trẻ và sự cần thiết phải phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ [79].
Lev Vygotsky (1960) đã nghiên cứu về phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ em
trong công trình “Sự phát triển các chức năng tâm lý cao cấp”. Tác giả đã chỉ ra đặc
điểm cơ bản của kĩ năng giao tiếp và quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ
em [80].
Nhà tâm lý học hiện đại B.Ph. Lomov (1981) đã đưa ra phạm trù giao tiếp và
khẳng định giao tiếp là một vấn đề cơ bản trong tâm lý học. Ông nhấn mạnh rằng,
để hình thành kĩ năng giao tiếp, trẻ phải trải qua một quá trình từ khâu lĩnh hội đến
thực hành thường xuyên [81].
Tác giả Kak - Hai - Nowdich (1990) người Đức nghiên cứu về tầm quan trọng
của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khẳng định phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
một quá trình phải tiến hành qua nhiều giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, nhiệm vụ
của người lớn là giúp trẻ thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ phong phú và đa dạng,
dẫn dắt trẻ từ những âm thanh “gừ...gừ” ở tuổi sơ sinh đến khi sử dụng, nắm vững
ngôn ngữ thành thạo [73].
Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Maget đã nghiên cứu về
những kĩ năng giao tiếp xã hội của trẻ, những khó khăn tâm lý của trẻ trong quá
trình giao tiếp và vai trò của cha mẹ trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ [71].

Diễn đàn giáo dục cho mọi người tại Darka (Senegal, 2000) đã xác định rõ kĩ
năng sống là một trong sáu mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. “Mỗi quốc gia phải
đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống” trong đó
có kĩ năng giao tiếp.
V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành một pha giao tiếp, ông cho
rằng để có năng lực giao tiếp, cần các kĩ năng sau:
- Kĩ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp;


10

- Kĩ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp;
- Kĩ năng nghe và biết lắng nghe;
- Kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi;
- Kĩ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp;
- Kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc;
- Linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp;
- Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp.
Ông đã nghiên cứu và xây dựng thành công trắc nghiệm thăm dò các kĩ năng giao
tiếp nhằm phát hiện những khả năng về giao tiếp của mỗi người [Dẫn theo 52].
Chương trình giáo dục High – Scope của Mỹ (2004) được biết đến hiện nay
theo cách tiếp cận “học tập có sự tham gia tích cực của trẻ”. Mục tiêu của chương
trình hướng đến sự phát triển về mọi mặt của trẻ trong đó có kĩ năng giao tiếp.
Chương trình đánh giá sự phát triển của trẻ qua 58 chỉ số (KDis) trong đó có các chỉ
số đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, đọc viết và giao tiếp của trẻ. Điều này cho thấy,
những người xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục High-Scope đã đặt mục
tiêu giáo dục kĩ năng giao tiếp là mục tiêu quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non
hiện nay [98].
Từ những vấn đề nêu trên đặt ra nhiệm vụ, nội dung cần thiết phải tiến hành giáo
dục, phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong nhà trường.

Nhận xét chung: Các công trình trên thế giới từ những năm 50 đến nay đã
nghiên cứu về tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong cấu trúc năng lực của con
người, vai trò của kĩ năng giao tiếp trong học tập, rèn luyện, phát triển nghề nghiệp;
xác định các kĩ năng giao tiếp cần phát triển cho con người nói chung và trẻ em nói
riêng. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho người học đã và đang được quan tâm như là
một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong chương trình giáo dục ở nhà trường tại các
nước tiên tiến. Những vấn đề này, có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu và
triển khai vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho người học nói chung và cho trẻ
mầm non nói riêng ở các cơ sở giáo dục tại Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề


11

Vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động
chơi được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm.
Ph. Phơ Bách (1782 – 1852) – Nhà giáo dục nổi tiếng của nền giáo dục cổ điển
đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Ông
chỉ rõ con người có bốn bản năng đó là bản năng hoạt động, nhận thức, văn học và tôn
giáo, ông đưa ra các nguyên tắc giáo dục tự do, yêu cầu nhà giáo dục phải đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong hoạt động và giao tiếp [109].
Các nhà tâm lý - giáo dục học Xô viết như: Đ.B. Encônin [70], A.N.Leonchiev
[82], Lev Vygotsky [80] đã khẳng định: Trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo
chủ đề có vai trò quan trọng trong hình thành hành vi của trẻ mẫu giáo, trong đó có
kĩ năng giao tiếp từ đó đề xuất những vấn đề cần quan tâm trong giáo dục kĩ năng
cho trẻ trong đó có kĩ năng giao tiếp trong tổ chức hoạt động chơi.
A.P.Uxova (1977) nghiên cứu về vai trò của trò chơi đã khẳng định: “…Trò
chơi là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ, là phương tiện hình thành “xã hội trẻ
em”. Ông đã chỉ rõ hai loại quan hệ trong quá trình chơi đó là quan hệ thực và quan

hệ chơi. Các kết quả nghiên cứu của A.P.Uxova đã chỉ ra vai trò của trò chơi đối với
việc hình thành, phát triển năng lực xã hội cho trẻ nói chung và kĩ năng giao tiếp nói
riêng, từ đó ông đề xuất những kiến nghị về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ [74].
A.V.Zaporojet và M.I.Lixana (1975) với tác phẩm “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ
em mầm non” đề cập đến nhu cầu giao tiếp của trẻ và sự cần thiết phải giáo dục kĩ
năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động nhóm, thông qua tổ chức trò chơi [76].
Dr. Miriam Stopard (1993) người Anh bằng các nghiên cứu của mình đã chỉ ra
rằng “Từ 1 đến 4 tuổi, các đồ chơi, trò chơi, các câu chuyện, các bài hát, sự quan
tâm của cha mẹ làm phong phú tinh thần và trí tuệ của trẻ; Từ 4 đến 6 tuổi, trẻ cần
phải có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội với các bạn cùng trang lứa,
chơi chung các trò chơi cộng đồng, kết bạn”. Ông khuyến nghị người lớn cần mở
rộng quan hệ cho trẻ, giúp trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh, phát
triển môi trường giao tiếp cho trẻ, tăng cường tổ chức trò chơi và thu hút trẻ tham
gia [86, tr 32].


12

Tara Winterton (1997) khi nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ đã chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ như: môi trường, cộng đồng, hoàn
cảnh, trạng thái cơ thể, đặc điểm cơ quan phát âm, … Theo ông, để rèn luyện kĩ năng
giao tiếp cho trẻ cần phải tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu tố trên một cách hiệu
quả, tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động chơi [77].
A. N. Pere Klerman khi nghiên cứu về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ em đã
khẳng định rằng: “Các quá trình tác động xã hội qua lại có vai trò quan trọng trong
sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trí tuệ của trẻ phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào
học vấn và môi trường văn hóa của trẻ. Trẻ sẽ phát triển tốt nếu được hoạt động
cùng nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên”. Các nghiên cứu của ông đã chỉ ra vai
trò của giao tiếp, kĩ năng giao tiếp của trẻ đối với sự phát triển nhân cách nói chung
và sự phát triển trí tuệ nói riêng, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng giao

tiếp cho trẻ [111].
Tác giả Diana Courson và Claissa Wallase (2010) khi nghiên cứu về kế hoạch
phát triển chương trình giáo dục phù hợp cho trẻ em đã khẳng định vai trò quan
trọng của việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tác giả cũng
đặc biệt ghi nhận hiệu quả của trò chơi và hoạt động trải nghiệm trong việc phát
triển kĩ năng cho trẻ [87].
Trong cuốn chương trình giáo dục mầm non được triển khai tại Bắc Irlen –
Anh (1997) các tác giả đã khẳng định vai trò của trò chơi đối với trẻ, thông qua chơi
sẽ phát triển các kĩ năng cơ bản cho trẻ trong đó có kĩ năng giao tiếp [90].
Chương trình giáo dục mầm non của bang California – Mỹ (2010) cũng khẳng
định, chơi là tâm điểm của trẻ nhỏ, thông qua chơi trẻ lĩnh hội các kiến thức và phát
triển kĩ năng của bản thân, trong đó có kĩ năng giao tiếp. Từ đó, họ xây dựng nên
chương trình giáo dục trẻ thông qua hoạt động chơi. Họ khẳng định rằng trong suốt
quá trình tham gia trò chơi trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, học hỏi nhiều điều
từ môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển kĩ năng sống trong đó có kĩ năng
giao tiếp cho trẻ [102].
Nhận xét: Các công trình nghiên cứu trên thế giới về giáo dục kĩ năng giao
tiếp đã tập trung nghiên cứu về vai trò của giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách


13

của trẻ, đề xuất các kĩ năng và nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua
hoạt động và giao lưu, đặc biệt là tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Giáo dục kĩ
năng giao tiếp qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đã và đang được quan tâm
như là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Các nước phát triển đã đưa nội dung giáo
dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức hoạt động vui chơi vào chương trình giáo dục ở
nhà trường. Những vấn đề trên, có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu và
triển khai vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức hoạt động vui chơi nói
chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng cho trẻ mầm non ở các cơ sở giáo

dục tại Việt Nam.
1.1.2. Ở Việt Nam
Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về giao tiếp
Ở nước ta, từ những năm 1970 trở lại đây đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về giao tiếp như:
Các tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh (1991) nghiên cứu về giao tiếp sư
phạm [49]; Nguyễn Văn Lê (1999) nghiên cứu về sự giao tiếp xưa và nay, những
vấn đề lý luận về giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ, mạng giao tiếp, sự giao tiếp
phi ngôn ngữ,… [33]; Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh (2006) nghiên cứu về khái
niệm giao tiếp, phương tiện giao tiếp, quy tắc giao tiếp [57]; Nguyễn Bá Minh
(2012) nghiên cứu về khoa học giao tiếp từ đó đưa ra khái niệm giao tiếp, phương
tiện giao tiếp và các quy tắc giao tiếp xã hội [37].
Các tác giả trên có chung quan điểm về tầm quan trọng của giao tiếp đối với
sự phát triển nhân cách của con người nói chung, phát triển năng lực nghiệp vụ sư
phạm cho giáo sinh sư phạm nói riêng và khẳng định sự cần thiết phải phát triển kĩ
năng giao tiếp cho người học.
Tác giả Trần Văn Phòng và Ngô Thị Nụ (2015) nghiên cứu quan điểm của Trần
Đức Thảo về mối quan hệ cá nhân và xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người
với con người thông qua giao tiếp, từ đó đề xuất những vấn đề cơ bản về phát triển môi
trường giao tiếp cho con người [45].
Tác giả Hà Thế Ngữ (2001) đã nghiên cứu về hai mặt hoạt động và giao lưu
của quá trình giáo dục. Ông cho rằng: “Hoạt động và giao lưu (rộng hơn là quan hệ
xã hội) là hai mặt cơ bản mang tính thống nhất quá trình sống của con người, là điều


×