Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

giao an lop 5 TUẦN 2 (xong)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.01 KB, 36 trang )

TUẦN 2 (03/9/2018 – 07/9/2018)
Thứ hai, ngày 03 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU
Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia
thập phân. (bài 1, 2, 3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS chữa bài tập ở bảng lớp
- GV đọc :
+ Bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn
+ Một phần triệu
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
8
64
64 : 8
=
=
800
800 : 8 100
- Gv nhận xét ghi
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập
các bài toán về phân số thập phân và tìm giá trị phân số
của một số cho trước.
b) Hướng dẫn luyện tập:


Bài 1: Y/c Hs trao đổi cặp
- GV nêu Y/c bài tập và ghi bảng,vẽ tia số .Y/c HS vẽ
vào vở và làm bài
0
1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 10 10 10 10 10 10 10 10

số. Biết chuyển một phân số thành phân số

Hoạt động của HS
- HS hát
- 2 HS thực hiện

- HS nhận xét

- HS lặp lại

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận
- 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở
- HS nhận xét

- GV nhận xét và Y/c HS đọc các phân số thập phân trên
tia số.
Bài 2 : HS làm việc cá nhân
- GV ghi bài tập lên bảng:

11 15 31
; ;
2 4 5


- Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- GV gọi HS giải thích cách làm bài của mình.
- Y/c HS làm bài
- Gc nhận xét.

- 1HS đọc
- HS trả lời
- 3HS làm bảng –lớp làm vở
- HS nhận xét
1


Bài 3:
- GV ghi đề bài lên bảng
- Hỏi : Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- Y/C HS làm bài
- GV nhận xét.
4/ Củng cố-dặn dò:
- Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta
làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng thực hiện bài tập :

- 1HS đọc
- HS nêu
- 1HS làm bảng, lớp làm vào vở
- HS nhận xét
- HS nêu

17

- HS thực hiện theo Y/c của GV
Viết phân số
25

sau thành phân số thập phân.
- GV nhận xét – tuyên dương
- Dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập còn lại SGK - HS theo dõi giáo viên nhận xét chung tiết
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh học và hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau.
chuẩn bị bài tiết sau : Ôn tập : Phép cộng và phép trừ hai
phân số.
---------------------------------------Tiết 2: TẬP ĐỌC

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu
hỏi trong SGK).
* Kĩ năng sống: lắng nghe tích cực; tư duy phê phán; tự nhận thức.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh ảnh minh họa
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn bảng thống kê
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu
hỏi:
+ Em thích chi tiết nào nhất trong đoạn văn em vừa đọc? - HS trả lời

Vì sao?
+ Những chi tiết nào làm cho bức tranh quê thêm đẹp và
sinh động?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- 1HS nêu
- Gv nhận xét.
- HS nhận xét
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu :
- Treo tranh và Y/c HS quan sát - hỏi:
- HS quan sát
2


+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Em biết gì về di tích lịch sử này?
- GV nhận xét và giới thiệu : Đây là ảnh chụp Khuê Văn
Các trong Văn Miếu Quốc Tử Giám – một di tích lịch sử
nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên
ở nước ta. Một chứng tích về nền văn hiến của đất nước.
Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: Nghìn năm văn hiến
- GV ghi tên bài lên bảng
b) Hướng dẫn luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài văn
- Y/c Hs nối tiếp nhau đọc bài – GV sửa chưã cách phát
âm, cách ngắt giọng cho HS
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Có thể chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu...........như sau.
+ Đoạn 2: Bảng thống kê

+ Đoạn 3: phần còn lại
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS khá- giỏi đọc toàn bài
c) Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì
điều gì?
+ Đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì?
- GV nhận xét ghi ý 1 lên bảng
- Y/c HS đọc thầm bảng thống kê để tìm xem:
+ Triều đình nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đình nào có nhiều tiến sĩ nhất?
- GV nhận xét và kết luận: Văn Miếu vừa là nơi thờ
Khổng Tử và các bậc hiền triết nổi tiếng về đạo nho của
Trung Quốc, là nơi dạy các thái tử học. Đến năm 1075 đời
Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử giám. Năm 1076 được
xem là mốc khởi đầu của giáo dục đại học chính qui của
nước ta. Đến năm 1253 đời vua Trần Nhân Tông tuyển
lựa những HS ưu tú trong cả nước về đây học tập. Triều
đại Lê, việc học được đề cao nên đã tổ chức nhiều khoa
thi nhất (104 khoa) ; lấy đổ 1780 tiến sĩ và 27 trạng
nguyên. Triều đại này có nhiều nhân tài của đất nước
như : Ngô sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô
Thời nhậm, Phan Huy Ích.
- Hỏi: bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn
hóa Việt Nam?
- Gv nhận xét và ghi nội dung ý lên bảng
- Y/c HS đọc lại toàn bài
- Bài Nghìn năm văn hiến nói lên điều gì?
- GV nhận xét – ghi nội dung chính lên bảng


- HS trả lời câu hỏi

- HS lặp lại
- HS đọc thầm
- HS đọc nối tiếp
- 1HS đọc

- HS luyện đọc
- HS khá, giỏi đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi

- HS đọc thầm
- HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi
- HS đọc lại bài

3


d) Đọc diễn cảm:
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ cố ghi nội dung đoạn chọn hướng dẫn
luyện đọc – tổ chức cho HS luyện đọc
- GV đọc mẫu –Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét – tuyên dương
4/ Củng cố-dặn dò :
- Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

- Em hày nêu lại nội dung chính của bài.
Giáo dục : Tinh thần ham học tập của HS
- Về nhà đọc lại bài
- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Sắc màu em yêu

- HS đọc nối tiếp

- Hs thi đọc diễn cảm

- HS trả lời câu hỏi
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 3: KHOA HỌC

NAM HAY NỮ (tt)
I/ MỤC TIÊU
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
* KNS: phân tích, đối chiếu ; trình bày suy nghĩ ; nhận thức và xác định giá trị.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình SGK trang 9
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi Hs lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
- HS nêu

- Em hãy nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt
sinh học?
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giơi thiệu : Tiết học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu bài - HS nhắc lại
“Nam hay nữ”
b) Hoạt động 3 : Vai trò của nữ giới
* Mục tiêu : Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác
giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ
* Cách tiến hành :
- Y/c HS quan sát H4 trang 9 SGK và nêu câu hỏi:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV nhận xét và nêu : Như vậy không chỉ nam, mà nữ cũng
có thể chơi đá bóng.
- Mỗi HS nêu 1 ví dụ
4


+ Nữ còn làm được những gì khác?
+ Em hãy nêu vai trò của nữ trong lớp, trong trường, trong - HS trao đổi cặp và trả lời câu hỏi.
địa phương hay ở những nơi khác mà em biết.
+ Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
- GV kết luận ghi bảng : Vai trò của nam và nữ ở gia đình,
xã hội có thể thay đổi.Trong gia đình, trước kia mọi người
cho rằng phụ nữ phải làm tất cả các công việc nội trợ. Ngày
nay, ở nhiều gia đình, nam giới cũng chia sẽ với nữ giới
trong việc chăm sóc gia đình (nấu ăn, trông con....)
Ngoài XH, ngày càng có nhiều người nữ tham gia công

tác XH và giữ các chức vụ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
các ngành các cấp.
c) Hoạt động 4: Thảo luận:
* Mục tiêu: Nhận ra một số quan niệm XH về nam và nữ –
sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.
* Cách tiến hành :
- Y/c HS hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
+ Công việc nội trợ là của phụ nữ ?
+ Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
+ Đàn ông là trụ cột gia đình, mọi hoạt động phải nghe theo
đàn ông.
+ Con gái nên học nữ công giai chánh. Con trai nên học kĩ
thuật.
+ Trong gia đình nhất định phải có con trai
+ Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét – khen ngợi.
d) Hoạt động 5: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết phải thay đổi quan
niệm.
* Cách tiến hành :
- Hướng dẫn HS liên hệ thực tế : Các em hãy liên hệ cuộc
sống xung quanh. Các em có phân biệt cách đối xử giữa
nam và nữ không? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác
nhau đó có hợp lý không?
- Gọi Hs trình bày ý kiến
- GV gợi ý HS lấy ví dụ trong lớp, trong gia đình, hay
những gia đình mà em biết
- Gv nhận xét – kết luận : Quan niệm XH về nam và nữ có
thể thay đổi.Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi

này bắng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động
ngay từ trong gia đình, trong lớp học.
4/ Củng cố-dặn dò
- Hỏi:
+ Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt

- Gọi nhiều HS lặp lại

- Nhóm 4

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày;
các nhóm khác nhận xét bổ sung

- 2HS ngồi cùng bàn thảo luận và nêu
ý kiến
- HS nối tiếp nhau trình bày
- HS theo dõi

- HS trả lời câu hỏi
5


sinh học?
+ Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- GV nhận xét – tuyên dương
- HS nhận xét
- Về nhà xem lại bài, học thuộc mục “bạn cần biết’
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh - HS theo dõi
chuẩn bị bài tiết sau.
---------------------------------------Tiết 4: ĐẠO ĐỨC


EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường,
học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
* KNS: tự nhận thức ; xác định giá trị ; ra quyết định.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các bài hát chủ đề trường em
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c 2 HS trả lời câu hỏi
+ Là HS lớp 5 em cần phải làm gì?
+ Em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân khi em là HS lớp 5
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu: Giờ đạo đức hôm nay lớp ta học tiếp bài:
Em là học sinh lớp 5
b) Hoạt động 1: Thảo luận kế hoạch phấn đấu
* Mục tiêu :
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu
- Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt
để xứng đáng là HS lớp 5
* Cách tiến hành :
- Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong

nhóm nhỏ
- Nhóm trao đổi, góp ý kiến
- Y/c một vài HS trình bày trước lớp
- HS lớp trao đổi, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.

cần pảhi gương mẫu cho các em lớp dưới

Hoạt động của HS
- HS hát
- 2 HS lên thực hành
- HS nhận xét
- HS nhắc lại

- HS chia thành nhóm để trình bày và
trao đổi ý kiến
- 3 HS trình bày
- HS nhận xét
6


Để xứng đáng là học sinh lớp 5, chúng ta cần phải quyết
tâm, phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
c) Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương học sinh
lớp 5 gương mẫu.
* Mục tiêu : Học sinh biết thừa nhận và học tập theo các
tấm gương tốt.
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu học sinh kể về các học sinh lớp 5 gương mẫu
(trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo, đài).

- Yêu cầu cả lớp thảo luận về những điều có thể học tập
từ các tấm gương đó.
- Cả lớp – giáo viên nhận xét.
- GV có thể giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
- Giáo viên kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm
gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ .
d) Hoạt động 3 : Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ
về chủ đề Trường em.
* Mục tiêu : Giáo dục học sinh tình yêu và trách nhiệm
đối với trường lớp.
* Cách tiến hành :
- Học sinh tự giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương các tranh vẽ đẹp và có ý
nghĩa hay.
- Tổ chức học sinh múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường
em.
- Cả lớp – giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
Chúng ta rất vui và tự hào khi là học sinh lớp 5: rất yêu
quí và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời chúng
ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để
xứng đáng là học sinh lớp 5 ; xây dựng lớp ta trở thành
lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Là học sinh lớp 5 chúng ta cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học : Tuyên dương cá nhân, nhóm học tốt ;
nhắc nhở cá nhân, nhóm chưa tốt.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : “Có trách nhiệm về
việc làm của nình” SGK19


- HS kể
- Thảo luận cặp đôi và nêu ý kiến
- HS nghe và thảo luận

- HS giới thiệu bức tranh vẽ và nêu ý
nghĩa của tranh
- HS xung phong thực hiện

- HS trả lời
- HS nghe.

---------------------------------------Thứ ba, ngày 04 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
7


I/ MỤC TIÊU :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô
hình, theo yêu cầu (BT3).
* Kĩ năng sống: lắng nghe tích cực; làm chủ thời gian.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ ngữ sau:
- 3 HS thực hiện
+ ghê gớm ; gồ ghề ; kiên quyết ; cái kéo ; cây cọ ; kì lạ
- Gọi HS phát biểu qui tăc viết chính tả đối với: c/k ;
g/gh ; ng/ngh
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu: giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết bài - HS lặp lại
Lương Ngọc Quyến và làm bài tập về cấu tạo vần
b) Hướng dẫn nghe- viết :
* Tìm hiểu nội dung bài :
- Gv đọc mẫu lần 1
- Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?
- HS trả lời
- GV nhận xét kết luận : Lương Ngọc Quyến là nhà nhà
yêu nước.Ông tham gia chống thực dân Pháp bị giặc bắt
và khoét bàn chân, luồn dây thép buộc vào xích sắt.
- Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?
- GV kết luận: Ông được giải thoát vào ngày 30/08/1917
khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo
bùng nổ.
- Y/c HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- 3 HS nêu
- GV ghi bảng : Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can,
lực lượng, khoét, xích sắt, mưu, giải thoát
- Y/c HS đọc, viết các từ vừa tìm được
- 3HS lên bảng, lớp viết vào bảng con
* Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết
- HS viết chính tả

* Soát lỗi và chấm bài:
- Gv đọc cho HS soát lỗi
- HS đổi tập soát lỗi chính tả
- Thu và chấm 5-7 bài
- GV nhận xét bài của HS
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- 1 HS đọc
- Y/c HS làm bài tập
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- GV nhậ xét và kết luận đúng :
- trạng : ang ; nguyên: uyên ; nguyễn: uyên; Hiền: iên;
8


Khoa : oa; Thi :…
- làng : ang; Mộ : ô ; Trạch : ach ; huyện : uyên; Bình :
inh ; Giang : ang
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- Hỏi: Dựa vào mô hình của bài tập 1 em hãy nêu mô
hình cấu tạo của tiếng
- Đưa mô hình cấu tạo vần và hỏi: vần gồm có những bộ
phận nào?
- Y/c HS chép vần của tiếng ở bài tập1 vào mô hình cấu
tạo vần.
- Gv nhận xét kết luận: Phần vần của tất cả đều có âm
chính, một số còn có thêm âm cuối và âm đệm. Âm đệm
được ghi bằng các chữ cái o, u, có những tiếng có đủ

âm đệm, âm chính, âm cuối. Trong tiếng bộ phận không
thể thiếu đó là âm chính và dấu thanh
Ví dụ: A! Mẹ đã về ; U về rồi!
4/ Củng cố-dặn dò :
- Gọi Hs lên bảng viết các từ các em vừa viết sai.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài tiết sau : Thư gửi các học sinh.

- 1HS đọc
- HS nêu

- HS làm bài
- HS theo dõi

- 1HS lên bảng
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 2: TẬP ĐỌC

SẮC MÀU EM YÊU
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con
người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ
em thích).
* HS khá, giỏi học thuộc lòng toàn bộ bài thơ.
* Kĩ năng sống: tư duy phê phán; xác định giá trị; lắng nghe tích cực.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK
- Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi Hs đọc theo đoạn và trả lời câu hỏi:
- 2HS thực hiện
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều
gì?
+ Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục
9


sau:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu :
- Y/c HS quan sát tranh SGK32 và mô tả lại những gì vẽ
trong tranh
- Giới thiệu : Mỗi sắc màu của quê hương ta đều gợi lên
những gì thân thương và bình dị.Tiết học hôm nay nói lên
tình yêu của bạn nhỏ đối với màu sắc quê hương, các em sẽ
được rõ hơn qua bài : Sắc màu em yêu
b) Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ - sửa cách phát âm, ngắt giọng
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài thơ :

+ Toàn bài thơ đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, âm
lường vừa phải, tha thiết ở khổ thơ cuối cùng.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ:Màu đỏ, máu co tim, màu
xanh, cá tôm, cao vợi, màu vàng, chín rộ, rực rỡ, màu trắng,
màu đen, ong ánh, màu tím, nét mực, màu nâu, sờn bạc, cần
cù, bát ngát, dành cho, tất cả, sắc màu....
c) Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc thầm toàn bài thơ và trả lời các câu hỏi
+ Bạn nhỏ yêu thương sắc màu nào?
+ Mỗi sắc màu gợi lên những hình ảnh nào?
- GV nhận xét – tuyên dương
- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với
quê hương đất nước?
- GV nhận xét và ghi nội dung lên bảng
d) Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc diễn cảm nối tiếp bài thơ
- Y/c HS dựa vào nội dung bài thơ tìm giọng đọc phù hợp
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn 2 khổ thơ cần luyện đọc (2
khổ cuối)
- Để đọc bài được hay ta nên nhấn giọng ở những từ ngữ
nào?
- GV nhận xét, bổ sung
- Gv đọc mẫu lần 2
- Y/c HS luyện đọc diễn cảm
- Y/c HS thi đọc
- GV nhận xét –tuyên dương
- Y/c HS nhẩm học thộc lòng
- Tổ chức cho HS thi HTL.
4/ Củng cố-dặn dò :


- HS quan sát tranh

- HS nhắc lại
- HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp
- HS theo dõi

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS trả lời câu hỏi
- Nhiều HS đọc nối tiếp
- 1HS nêu giọng đọc

- HS nêu
- HS theo dõi
- HS đọc diễn cảm theo nhóm
- 3HS thi đọc
- HS nhẩm HTL khổ thơ mà mình
thích
- HS đọc khổ thơ mình thích
10


- Tại sao bạn nhỏ lại nói rằng : Em yêu tất cả sắc màu Việt - HS trả lời
nam?
- Y/c HS nêu lại nội dung chính của bài.
* Giáo dục : Từ những sắc màu bình thường, gần gủi trong
cuộc sống đã làm cho các em thêm yêu quê hương, làng
xóm
- Về nhà học thuộc lòng khổ thơ em thích

- HS theo dõi
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Lòng dân
---------------------------------------Tiết 3: TOÁN

ÔN TẬP : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I/ MỤC TIÊU
- Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số. (Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập
- HS thực hiện
- Viết phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100
18
18 : 2
9
=
=
200 200 : 2 100

- Điền dấu thích hợp
>
<
=


- HS nhận xét

8
29
>
10 100

- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học hôm nay, chúng ta ôn tập về: “Phép - HS lặp lại
cộng, phép trừ hai phân số”
b) Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số
- 2HS thực hiện
- Gv ghi bảng ví dụ 1 ; 2 và nêu Y/c
- GV hướng dẫn để HS nhớ lại cách cộng trừ hai phân số có
cùng mẫu số
Ví dụ1:
Ví dụ2:

3 5
3+5
8
+ =
=
7 7
7
7
10 3
10 − 3

7

=
=
15 15
15
15

- GV Y/c HS nêu cách làm

- 1HS nêu
11


- GV nhận xét – tuyên dương
- Khi muốn cộng hoặc trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm như - HS trả lời
thế nào?
- GV nhận xét - ghi bảng
- GV ghi 2 phép tính lên bảng và gợi ý HS nhớ lại cách cộng - 2HS làm bảng, lớp làm vở
trừ hai phân số khác mẫu số.
7 3
+
;
9 10

7 7

8 9

- Y/c HS nêu cách tính

- GV nhận xét
- Khi muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta phải làm
như thế nào?
- GV nhận xét – ghi bảng
c) Luyện tập:
Bài :
- GV ghi bảng bài tập
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- GV nhận xét
a/

6 5
+
7 8

;

b/

3 3
+
5 8

; c/

1 5
+
4 6

- Gv nhận xét.

Bài 2:(a, c)
- Y/c HS thảo luận cặp
- GV ghi bài tập lên bảng - nêu Y/c bài tập – nhắc HS nhớ lại:
+ Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số mẫu số là1, sau đó
qui đồng mẫu số để tính.
+ Viết 1 thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau
a/ 3 +

2
5

; b/ 4 −

- HS nêu
- HS nêu

- HS đọc
- HS nêu
- 3HS làm bảng, lớp làm vào vở
- HS nhận xét

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo
luận
- 2HS làm bảng, lớp làm vào vở
- HS nhận xét

5
7

- GV nhận xét.

Bài 3:
- 1HS đọc
- GV ghi bài toán lên bảng và Y/c HS làm bài
- HS thực hiện theo Y/c của GV
- Khi HS chữa bài GV cho HS trao đổi ý kiến :
+ Số bóng đỏ và số bóng xanh chiếm bao nhiêu phần trong hộp
bóng/
+ Em hiểu

5
hộp bóng nghĩa là thế nào?
6

+ Vậy số bóng vàng chiếm mấy phần?
- HS nhận xét
+ Hãy đọc phân số chỉ số bóng vàng.
- GV nhận xét – tuyên dương
4/ Củng cố-dặn dò :
- Khi muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta làm như
- HS trả lời
thế nào?
2
5

1
3

- Y/c HS làm bài tập : Bài 2c 1 − ( + )

- 1HS thực hiện

12


- GV nhận xét –tuyên dương
- Về nhà xem lại bài và làm bài tập 1d; 2c
- HS theo dõi
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Phép nhân và phép chia hai phân số.
---------------------------------------Thứ tư, ngày 05 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: TOÁN

ÔN TẬP : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I/ MỤC TIÊU
Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số. (Bài 1 (cột 1, 2), bài 2 (a, b,c), bài 3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên chữa bài tập:
- 2HS thực hiện
1d/

4 1

9 6


2
5

1
3

; 2c/ 1 − ( + )

- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập:
- HS lặp lại
phép nhân và phép chia hai phân số
b) Ôn tập cách thực hiện phép nhân – phép chia hai
phân số
* Phép nhân hai phân số:
- GV ghi bảng VD

2 5
x và nêu Y/c
7 9

- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép nhân hai - HS thực hiện theo Y/c của GV
phân số
- HS nêu
2 5 10
- GV Y/c HS lên bảng thực hiện phép tính x =
7 9


63

- GV nhận xét và Y/c HS nêu cách thực hiện phép nhân hai - HS nhận xét, 1HS đọc lại
phân số
- GV nhận xét- ghi bảng
* Phép chia hai phân số:
- GV ghi bảng VD

4 3
:
5 8

- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép chia hai
- 1HS làm bảng, lớp làm vào tập
phân số
- GV Y/c HS lên bảng thực hiện phép tính
- HS nêu
13


- HS nhận xét

4 3
4 8
32
: =
x
=
5 8
5 3

15

- GV Y/c HS nêu cách thực hiện phép chia hai phân số
- GV nhận xét
- Khi thực hiện phép chia một phân số cho một phân số ta
làm như thế nào?
- GV nhận xét – ghi bảng
c) Luyện tập :
Bài 1:(Cột 1, 2)
- GV ghi bài tập lên bảng
- Hỏi: Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét.
Bài2 :(a, b, c) Y/c HS thảo luận cặp
- GV ghi đề bài lên bảng
- Hướng dẫn bài mẫu để HS biết cách thực hiện
- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét.
Bài 3: Y/c HS làm việc cá nhân
- GV ghi bài tập lên bảng và nêu : Để tính được diện tích
của mỗi phần tấm bìa ta phải biết được diện tích của một
tấm bìa, mà tấm bìa là một hình chữ nhật. Vậy để tính được
diện tích tấm bìa ta phải làm như thế nào?
- GV nhận xét và nêu: Có được diện tích một tấm bìa ta sẽ
tính được diện tích mỗi phần
- Y/c HS lên bảng thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung.
4/ Củng cố-dặn dò
- Hỏi:
+ Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?

+ Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào?
- Y/c HS thực hiện bài tập 2d :

17 51
:
13 26

- HS trả lời câu hỏi
- 1HS đọc lại
- HS đọc
- HS nêu
- 2HS làm bảng, lớp làm vào tập
- HS nhận xét
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận
- HS đọc và theo dõi GV
- 2HS làm bảng, lớp làm vào tập
- HS nhận xét
- HS theo dõi

- 1HS thực hiện ở bảng lớp

- 2HS nêu
-1 HS thực hiện

- GV nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh chuẩn - HS theo dõi.
bị bài tiết sau : Hổn số
---------------------------------------Tiết 2: LTVC

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
I/ MỤC TIÊU

- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1); tìm thêm được
một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm đước một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
14


* HS khá, giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập 4.
* Kĩ năng sống: tư duy sáng tạo; tìm kiếm và xử lí thông tin; xác định giá trị.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một vài tranh phô tô từ đồng nghĩa tiếng việt
- Giấy khổ to, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa và đặt câu với từ vừa - 3 HS thực hiện
tìm được.
+ HS1: chỉ màu xanh
- HS dưới lớp trả lời câu hỏi
+ HS2: chỉ màu đỏ
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ HS3: chỉ màu trắng
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Gv nhận xét.
- HS nhận xét
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu: Chúng ta đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. Bài

học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về tổ quốc, tìm từ
đồng nghĩa với từ tổ quốc và rèn luyện kĩ năng đặt câu.
- HS lặp lại
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc Y/c bài tập
- 1HS đọc
- Y/c nửa lớp đọc thầm bài thư gởi các HS một nửa còn lại đọc
thầm bài Việt Nam thân yêu, viết ra giấy nháp các từ đồng
nghĩa với từ tổ quốc.
- GV cho Hs phát biểu
- HS nối tiếp phát biểu
- Gv nhận xét kết luận câu đúng
- HS nhận xét
+ Bài thư gởi các HS:nước, nước nhà,non sông
+ Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
- Hỏi: Em hiểu tổ quốc có nghĩa là gì?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và giải thích :
- HS nhận xét
+ Tổ quốc là đất nước, gắn bó với những người dân của nước
đó.Tổ quốc giông như ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân
sống trong đất nước đó.
Bài 2:
- GV cho HS đọc Y/c bài tập
- 1 HS đọc
- Y/c HS thảo luận theo cặp
- 2 HS cùng thảo luận
- Gọi HS phát biểu ,GV ghi lên bảng
- HS nối tiếp nhau nêu

- GV cùng HS nhận xét – kết luận từ đúng
- HS nhắc lại
- Đồng nghĩa với từ tổ quốc: quê hương, đất nước, quốc gia,
giang sơn, non sông, nước nhà.
Bài 3:
- Gọi HS đọc Y/c bài tập
- 1 HS đọc
- Tổ chức HS làm theo nhóm
- Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm
- phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm
4 HS
15


- Gợi ý HS dùng từ điển để tìm từ cho phong phú,mở rộng vốn
từ cho HS.
- Y/c nhóm xong trước dán kết quả lên bảng
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm tìm được nhiều từ có tiếng
quốc
- GV hỏi HS về nghĩa của một số từ có tiếng quốc và đặt câu
+ Ví dụ: từ quốc doanh, đặt câu với từ quốc doanh
Bài 4
- Gọi Hs đọc Y/c bài tập
- Y/c HS làm bài
- Y/c HS nhận xét
- Y/c HS dưới lớp đọc câu mình đặt
+ Gv cùng cả lớp nhận xét
+ Ví dụ: Em yêu Sóc Trăng quê hương em.
+ Thái Bình là quê mẹ của tôi.
+ Ai đi đâu xa cũng nhớ về quê cha đất tổ của mình.

- Y/c Hs giải nghĩa các từ :quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ.
4/ Củng cố - dặn dò :
- Y/c HS nêu lại các từ đồng nghĩa và đặt câu với các từ vừa
nêu
- Nhận xét chung tiết học
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau:luyện tập từ đồng nghĩa
SGK Tr 2

- Nhóm báo cáo kết quả, nhóm còn
lại nhận xét bổ sung
- HS giải nghĩa từ và đặt câu
- 1 HS đọc Y/c bài tập
- 2Hs lên bảng đặt được 1 trong
những từ nói về Tổ quốc, quê
hương, HS khá - giỏi đặt được câu
với các từ ngữ nói về Tổ quốc ,quê
hương –HS lơp làm vào vở
- HS nhận xét
- HS đọc – HS nhận xét
- 1 HS nêu
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 3: TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU :
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn
văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
* Kĩ năng sống: tư duy sáng tạo; xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, bút dạ
- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c HS đứng tại chỗ đọc dàn ý tả một buổi chiều trong - 2HS thực hiện
ngày
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
16


a) Giới thiệu : Tiết học trước các em đã lập dàn ý cho bài
văn tả cảnh một buổi trong ngày. Chúng ta cùng đọc 2 bài
Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát,
cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của nhà văn,từ đó học
tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình.
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nội dung và Y/c bài tập
- Y/c HS làm việc theo cặp với hướng dẫn :
+ Đọc kĩ bài văn
+ Gạch chân dưới những hình ảnh em thích
+ Giải thích tại sao em lại thích những hình ảnh đó
- Gọi học sinh trình bày theo các câu hỏi gợi ý.
- GV nhận xét ,tuyên dương HS có câu trả lời đúng

Ví dụ:
+ Hình ảnh những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời,
chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất
phơ.tác giả đã quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân
trắng như cây nến.
+ Từ trong biển lá xanh rờn, đã bắt đầu ngả sang màu úa,
ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh
mặt trời. Tác giả quan sát tin tế để thấy lá tràm ngả sang
màu úa giữa đám lá xanh rờn, dưới mặt trời lá tràm thơm
ngát...
Bài tập 2:
- HS đọc Y/c bài tập
- Y/c HS giới thiệu cảnh mình định tả
- Y/c HS làm bài
- GV gợi ý: Sử dụng dàn ý các em đã lập thành đoạn
văn.Em có thể miêu tả theo trình tự thời gian hoặc miêu tả
cảnh vật vào một thời điểm. Đây chỉ là một đoạn trong
phần thân bài nhưng vẫn phải đảm bảo có câu mở đoạn,
kết đoạn
- Y/c 3HS làm bài vào giấy khổ to dán trên bảng
- GV nhận xét.
4/ Củng cố-dặn dò :
- Y/c HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài tiết sau: Quan sát và ghi lại kết quả quan
sát một cơn mưa.

- HS nhắc lại


- 2HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
làm bài tập
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến

- 1HS đọc
- 3-5 HS tiếp nối nhau giới thiệu cảnh
mình định tả.
- 3HS làm vào giấy khổ to, các HS khác
làm vào vở.

- 3HS lần lượt đọc bài trước lớp.
- HS nêu
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 4: LỊCH SỬ

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN
17


CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I/ MỤC TIÊU
Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước
giàu mạnh;
- Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
- Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về
biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
- HS khá, giỏi: Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được

vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên
thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

18


1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ : Bình Tây đại nguyên soái Trương Định
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu những băn khăn,suy nghĩ của Trương Định khi nhận
được lệnh vua
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về Trương Định?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học lịch sử hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu
bài “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước”
b) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
* Cách tiến hành :
- Y/c HS quan sát ảnh Nguyễn Trường Tộ và giải thích :
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 và mất năm 1871.Ông xuất
thân trong một gia đình công giáo ở làng Bùi Chu, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An.từ bé Ông đã nổi tiếng là người thông
minh, học giỏi được nhân dân trong vùng gọi là Trạng Tộ
- Hỏi:

+ Trong cuộc đời của mình.Ông đã được đi đâu và tìm hiểu những
gì?
+ Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy
giờ?
- GV nhận xét
c) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Biết được những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường
Tộ.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS làm việc với SGK.Trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi
sau :
+ Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường
Tộ?
+ Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe và thực
hiện không?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
- GV nhận xét, bổ sung
d) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu : HS hiểu được những đề nghị canh tân đất nước của
Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo
từ đó làm cho đất nước suy yếu và chịu sự đô hộ của thực dân
Pháp.
* Cách tiến hành :
- Y/c HS trả lời câu hỏi :
+ Theo em những đề nghị nêu trên Nguyễn Trường Tộ mong muốn
điều gì?
+ Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời kính trọng?

- HS hát
- 2HS thực hiện


- HS nhận xét
- HS nhắc lại

- HS quan sát – lắng nghe

- HS trả lời

- HS đọc SGK-thảo luận trả lời
câu hỏi
- 2HS trả lời

- HS nêu
- HS nhận xét

- 2HS trả lời
- HS nhận xét
19


- GV nhận xét – kết luận : Với mong muốn canh tân đất nước,
Nguyễn Trường Tộ đã gửi đến nhà v ua và triều đình nhiều bản
điều trần đề nghị cải cách những điều mà các em vừa tìm hiểu.tuy
nhiên những nội dung hết sức tiến bộ đó cảu Ông không được vua
Tự Đức và triều đình chấp thuận vì triều đình quá bảo thủ và lạc
hậu.Chính điều đó đã làm cho đất nước ta thêm suy yếu chịu sự đô
hộ của thực dân Pháp.
- GV ghi bảng phần ghi nhớ
4. Củng cố :
- Nhân dân đánh giá như thế nào về Nguyễn Trường Tộ và những

đề nghị canh tân đất nước của ông?
- GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài tiết sau:Cuộc phản công ở kinh thành Huế

- HS lắng nghe

- HS đọc
- HS trả lời

- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 5: KHOA HỌC

CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I/ MỤC TIÊU
Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
* Kĩ năng sống: xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình SGK trang 10, 11
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi Hs lên bảng trả lời câu hỏi sau:
- HS nêu
+ Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt

sinh học ?
+ Hãy nói về vai trò của phụ nữ.
+ Tại sao không nên phân biệt, đối xử giữa nam và nữ ?
- GV nhận xét.
- HS nhận xét
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu: Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài:
Cơ thể của chúng ta được hình thành như thế nào ?
- HS nhắc lại
b) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : HS nhận biết được sự hình thành cơ thể người
* Cách tiến hành :
- GV nêu câu hỏi :
- HS nối tiếp nahu trả lời
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi
người?
20


+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh
ra?
- GV nhận xét – giảng : Cơ thể người được hình thành từ
một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Qua
trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.hợp tử phát triển thành
phôi rồi thành bào thai. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng
mẹ em bé sẽ được sinh ra đời.
c) Hoạt động 2: Thảo luận cặp

* Mục tiêu: mô tả quá trình thụ tinh
* Cách tiến hành :
- Y/c HS thảo luận cặp cùng quan sát hình minh họa sơ đồ
quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú
thích phù hợp với hình nào.
- Y/c HS trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét – kết luận : Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh
trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh
trùng.Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành
hợp tử. Đó là sự thụ tinh
- GV ghi bảng mục : “Bạn cần biết”
d) Hoạt động 3: Thảo luận
* Mục tiêu: Các giai đoạn phát triển của thai nhi
* Cách tiến hành :
- Y/c HS thảo luận cặp: Quan sát hình 2,3,4,5 trang 11 SGK
để xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng,
khoảng 9 tháng.
- Y/c HS trình bày kết quả
- GV nhận xét – tuyên dương và kết luận : Hợp tử phát triển
thành phôi rồi thành thai. Đến tuần thứ 12 (tháng thứ 3) thai
đã đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể
người. Đến khoảng tuần 20 (tháng thứ 5) bé thường xuyên
cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau
khoảng chín tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
- GV ghi bảng mục “Bạn cần biết”
4/ Củng cố-dặn dò :
- Hỏi :
+ Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu?
+ Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là gì?
- GV nhận xét – tuyên dương

- Về nhà xem lại bài
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Cần làm gìđể cả mẹ và bé đều khỏe ?

- HS lắng nghe

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo
luận.
- HS trình bày
- HS theo dõi

- Nhiều HS đọc lại

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận
và trả lời câu hỏi
- HS trình bày
- HS theo dõi

- HS đọc nhiều lần
- HS nêu

- HS theo dõi

---------------------------------------21


Tiết 6: KĨ THUẬT

ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tt)
I/ MỤC TIÊU :

- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu đính khuy 2 lỗ
- Một số sản phẩm có đính khuy 2 lỗ
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Vải có kích thước 20cm x 30cm
- Chỉ khâu len hoặc sợi; kim khâu, phấn vạch, thước, kéo
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ
- HS nêu
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài:
Tiết trước các em đã học và biết cách đính khuy hai lỗ. Tiết
học hôm nay các em sẽ thực hành về cách đính khuy hai lỗ.
- GV ghi tên bài lên bảng
- HS nhắc lại
* Hoạt đông 3: Học sinh thực hành
- Y/c HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ
- HS nêu
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính
khuy hai lỗ.

- GV kiểm tra kết quả thực hành tiết 1 (Vạch dấu các điểm
đính khuy) và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính
khuy hai lỗ của HS
- GV Y/c HS thực hành theo nhóm để các em trao đổi, học - Chia lớp làm 4 nhóm để HS thực
hỏi và giúp đỡ lẫn nhau
hành
- GV quan sát giúp đỡ HS khi các em làm bài.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm
- HS các nhóm trình bày sản phẩm
- Gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm
- HS nêu
- GV ghi bảng :
- HS theo dõi
+ Đính được hai khuy đúng các điểm vạch dấu
+ Các vòng chỉ quấn quanh khuy chặt
+ Đường khâu khuy chắc chắn
- Y/c đánh giá sản phẩm
- 2-3 HS đánh giá sản phẩm theo yêu
- GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của HS theo 2 cầu đã nêu.
mức : hoàn thành (A). Chưa hoàn thành (B). Những HS
hoàn thành sớm, đúng kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn
22


thành tốt (A+)
4/ Củng cố-dặn dò :
- Y/c HS nêu lại cách đính khuy hai lỗ:
- HS nêu
- Vạch dấu các điểm đính

- Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- Khi đính 2 lỗ cần lên kim qua một lỗ khuy, xuống kim qua
lỗ khuy còn lại 4-5 lần. Sau quấn chỉ quanh chân khuy và
nút chỉ
- Về nhà tập đính khuy hai lỗ cho thành thạo
- HS theo dõi
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài tiết sau : Thêu dấu nhân
---------------------------------------Thứ năm, ngày 06 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: LTVC

LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ MỤC TIÊU
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa
(BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
* Kĩ năng sống: tư duy sáng tạo; tìm kiếm và xử lí thông tin; xác định giá trị.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
- Giấy khổ to, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c 3 HS lên bảng.Mỗi HS đọc một câu trong đó có sử - 3HS lên bảng đặt câu
dụng từ đồng nghĩa với từ tổ quốc
- Gọị HS dưới lớp trả lời câu hỏi Thế nào là từ đồng - HS dưới lớp trả lời
nghĩa?

3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em cùng luyện
tập về từ đồng nghĩa, viết đoạn văn có sử dụng các từ - HS đọc lại
đồng nghĩa
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV treo bảng phụ đã ghi bài tập
- 1HS đọc bài
- Gọi HS đọc Y/c bài tập
- Hs làm bảng, lớp làm bài tập vào vở.
- Y/c HS làm bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Các từ đồng
nghĩa:mẹ,má, u, bầm, bu, mạ
23


Bài tập 2:
- Gọi HS đọc Y/c và nội ding bài tập
- Chia nhóm và Y/c HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn
- Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm
+ Đọc các từ cho sẵn
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ
+ Xếp từ đồng nghĩa với nhau vào cùng nhóm
- Y/c các nhóm báo cáo (nhóm nào xong trước dán lên
bảng)
Các nhóm từ đồng nghĩa
+ Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang
+ Nhóm 2: lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp
lánh

+ Nhóm 3: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu
hắt
- Hỏi: Các từ đông nghĩa ở từng nhóm có nghĩa chung là
gì?
- Nhận xét, khen ngợi HS trả lời đúng
+ Nhóm 1: đều chỉ một không gian rộng lớn
+ Nhóm 2: đều gợi tả vẻ lay động,rung rinh của vật có ánh
sáng phản chiếu vào.
+ Nhóm 3: đều gợi tả sự vắng vẻ, không có người, không
có biểu hiện hoạt động của con người.
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc Y/c và nội dung bài tập.
- Y/c HS làm bài tập
- Gợi ýviết đoạn văn miêu tả trong đó có dùng các từ ở bài
tập 2
- Y/c HS trình bày
- GV nhận xét bài làm của HS
- Y/c HS dưới lớp đọc bài- GV nhận xet.
4/ Củng cố - dặn dò :
- Y/c HS nêu các nhóm từ đồng nghĩa
- Gv nhận xét chung tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau:
Mở rộng vốn từ “Nhân dân” SGK

- 1 HS đọc
- HS chia 4 nhóm và làm việc theo
nhóm

- Hs dán bài làm lên bảng –lớp nhận xét
bổ sung


- 3 HS nối tiếp nhau giải thích
- HS nhận xét

- 1HS đọc thành tiếng
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS dưới lớp
làm vào vở.
- HS dán bài lên bảng-lớp nhận xét bổ
sung

- HS nêu
- HS theo dõi

---------------------------------------Tiết 2: ĐỊA LÍ

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4
diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
24


- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng
bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên,
a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,...
* GDUPVBĐKH:
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên-là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ, đối với môi trường.

- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí
đốt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam Phiếu học tập của học sinh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định :
- HS hát
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi :
- 3HS thực hiện
+ Nước Việt Nam gồm những bộ phân nào?
+ Phần đất liền của nươc ta có đặc điểm gì?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu : Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “Địa
hình và khoáng sản”
- HS nhắc lại
b) Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
* Mục tiêu : HS biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số
đặc điểm chính của địa hình.
* Cách tiến hành :
- Y/c HS đọc mục 1 ; quan sát H 1SGK và đọc phần chú giải để trả - HS quan sát và trả lời câu hỏi
lời các câu hỏi sau :
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ H1.
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí dãy núi chính ở nước ta. Trong - HS trả lời câu hỏi
đó những dãy núi nào có hướng Tây bắc - Đông nam? Những dãy - HS trả lời câu hỏi

núi nào có hình cánh cung?
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí những đồng bằng lớn của nước - HS nêu
ta.
- HS quan sát và thực hiện theo
+ Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta?
Y/c của GV.
- GV treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng và Y/c HS lên chỉ vị
trí dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta.
- GV nhận xét bổ sung – kết luận : Trên phần đất liền của nước ta,
3
diện tích là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, các dãy núi
4

của nước ta chạy theo hai hướng chính là Tây bắc –Đông nam và
hướng vòng cung.

1
diện tích là đồng bằng. Các đồng bằng này
4
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×