Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NGHIÊN CỨU RAU TIỀN ĐẠO TRÊN SẢN PHỤ ĐẾN ĐẺ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.93 KB, 32 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản đang là một trong
những mục tiêu được ngành y tế và toàn xã hội quan tâm. Chăm sóc sức khỏe
sinh sản tốt sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, trong đó việc quản lý
theo dõi thai sản nhằm phát hiện thai nghén có nguy cơ cao là một việc làm
hết sức cần thiết. Thai nghén có nguy cơ cao là tình trạng bệnh lý không
những gây nguy hại cho thai nhi như suy dinh dưỡng, đẻ non, chết trước,
trong hay sau đẻ mà còn gây nguy hiểm cho người mẹ như tử vong hay di
chứng nặng nề.
Rau tiền đạo (RTĐ): là những trường hợp rau bám một phần hay toàn bộ
vào đoạn dưới tử cung. Thai trước 28 tuần diện rau bám còn rộng, nên không
chẩn đoán RTĐ ở thời kỳ này [8]. RTĐ là một trong những tình trạng thai
nghén có nguy cơ cao, một cấp cứu sản khoa bởi đây là bệnh lý của bánh rau
về vị trí bám gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong
chuyển dạ và sau đẻ. Hậu quả là RTĐ có thể gây các biến cố nguy hiểm cho
mẹ và con.
Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về RTĐ. Tỉ lệ RTĐ khác nhau
tùy theo quần thể nghiên cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán, nhưng nhìn chung tỉ lệ
này trong những năm gần đây xấp xỉ là 1,8%. Tỉ lệ RTĐ phụ thuộc vào tuổi
của mẹ, số lần mang thai, số lần đẻ, tiền sử nạo hút thai, tiền sử RTĐ cũ…[5]
[9] [12].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Can tại Bệnh Viện Phụ sản
Trung Ương (BVPSTW) năm 1962 thì tỷ lệ tử vong mẹ là 2,81% [4]. Ngày
nay, nhờ việc chăm sóc, quản lý thai nghén tốt hơn, việc sử dụng các thuốc
giảm co tử cung, mở rộng phẫu thuật mổ lấy thai, kỹ thuật hồi sức cấp cứu đã


2


có nhiều tiến bộ, nên tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm đáng kể. Theo nhưng nghiên
cứu gần đây tại BVPSTW từ tháng 06/1997 đến tháng 12/2003 không có
trường hợp tử vong mẹ nào [4] [12]. Tuy vậy, biến chứng của RTĐ như chảy
máu nhiều phải mổ lấy thai, cắt tử cung, trẻ đẻ non, nhẹ cân…còn phổ biến.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phát hiện những yếu tố nguy cơ gây ra RTĐ giúp
cho việc chẩn đoán sớm bệnh này, có kế hoạch quản lý thai nghén hợp lý, từ
đó có những biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế được biến cố xảy ra cho sản
phụ và thai nhi.
Trong nghiên cứu này, mục tiêu của chúng tôi là:
1. Xác định tỷ lệ rau tiền đạo trên sản phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ
sản Trung Ương năm 2013.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sản phụ bị rau tiền đạo.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI RAU TIỀN ĐẠO.
1.1.1. Định nghĩa rau tiền đạo.
RTĐ là một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung gây
chảy máu trong khi có thai, trong và sau cuộc đẻ.
Tỷ lệ RTĐ ít thay đổi trong gần 3 thập kỷ qua. Từ 1966 – 1974 tỷ lệ RTĐ
là 0,36% và từ 1975 – 1984 tỷ lệ này là 0,37% nhưng đến giai đoạn 1985 –
1995 các tác giả đều thấy RTĐ chiếm 0,5% ở 3 tháng cuối [6] [16] [17] [19]
[23]. Tỷ lệ rau tiền đạo khác nhau tùy theo quần thể nghiên cứu, phương
pháp, chẩn đoán, định nghĩa RTĐ. Netter nhận xét rằng RTĐ dường như gặp
nhiều hơn ở phụ nữ da trắng [22] nhưng trong một nghiên cứu về RTĐ ở các
phụ nữ định cư ở Mỹ, Taylor lại nhận thấy phụ nữ châu Á có nguy cơ RTĐ
nhiều gấp 1,86 lần so với phụ nữ da trắng [20]. Theo nghiên cứu của Trần

Ngọc Can tỷ lệ này cao hơn một chút, chiếm 1,15% tổng số đẻ và mổ [3] còn
theo báo cáo của Cao Thị Liên tỷ lệ RTĐ năm 1966 – 1967 là 1,9%. Ở người
con rạ tỷ lệ này có thể cao hơn tới 5%, ở người con so tỷ lệ này thấp (0,2%),
tỷ lệ tái phát RTĐ 4 – 8% [17].
1.1.2. Phân loại rau tiền đạo.
1.1.2.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu.
- Rau bám thấp: Khi một phần bánh rau bám ở đoạn dưới nhưng mép rau
chưa lan đến lỗ trong cổ tử cung. Trên lâm sàng trường hợp này dễ bị bỏ qua
vì gây chảy máu nhẹ hoặc không chảy máu. Nó thường là nguyên nhân gây ối
vỡ non, ối vỡ sớm. Người ta chỉ có thể chẩn đoán xác định được sau đẻ, bằng
cách đo từ mép bánh rau tới lỗ màng rau để thai chui ra là dưới 10cm.


4

- Rau tiền đạo bám mép: Khi mép bánh rau nằm sát mép lỗ trong cổ tử
cung. Loại này có thể chẩn đoán được trong chuyển dạ, khi cổ tử cung mở
hết, thăm trong sờ thấy bánh rau sát mép cổ tử cung.
- Rau tiền đạo bán trung tâm hay rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn:
Khi bánh rau che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung.
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Khi bánh rau che kín hết lỗ trong cổ
tử cung, thăm âm đạo chỉ sờ thấy tổ chức rau chứ không sờ thấy màng rau.
1.1.2.2. Phân loại theo thể lâm sàng.
- Loại rau tiền đạo chảy máu ít: thường gặp trong rau tiền đạo bám thấp
và bám mép. Có khả năng đẻ được đường dưới nếu chảy máu ít, tiên lượng
cho mẹ và con tốt, chiếm 75% các loại RTĐ có chảy máu [14].
- Loại rau tiền đạo chảy máu nhiều: Gặp trong rau tiền đạo trung tâm
hoàn toàn và không hoàn toàn. Loại này không có khả năng đẻ đường dưới.
Rất nguy hiểm cho mẹ và con vì mẹ chảy máu nhiều và con thường non
tháng, chiếm 25% tổng số các loại RTĐ có chảy máu [14]. Trước khi chưa có

siêu âm, phân loại rau tiền đạo cổ điển thường dựa vào các dấu hiệu lâm sang.
Theo Trần Ngọc Can tỷ lệ rau tiền đạo trung tâm và bán trung tâm là 56,3%,
các loại bám mép bám thấp chiếm 43,7% [3]. Nhưng theo Cunningham chỉ có
20% là RTĐ trung tâm hoàn toàn. Phân loại cổ điển này chỉ áp dụng được cho
những bệnh nhân đã chuyển dạ, khi cổ tử cung đã mở [15].
1.1.2.3. Phân loại theo hình ảnh siêu âm.
Laura M.R đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:
- RTĐ hoàn toàn: Khi bánh rau che phủ hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.
- Rau bám thấp: Khi rìa bánh rau cách lỗ trong cổ tử cung khoảng 2cm [16].


5

Phan Trường Duyệt cũng dựa vào siêu âm đo rìa dưới của bánh rau và lỗ
trong cổ tử cung để chẩn đoán phân loại RTĐ. Tuy nhiên khoảng cách này có
thể thay đổi tùy theo mức độ nước tiểu làm bàng quang căng vì khi bàng quang
căng đầy đoạn dưới tử cung sẽ dài ra. Hơn nữa RTĐ bám mép và bán trung tâm
chỉ xác định được ở gần giai đoạn chuyển dạ hoặc chuyển dạ [9]. Theo Trần
Hán Chúc dựa vào siêu âm hình ảnh có thể tiên lượng được cuộc đẻ:
- Nếu bánh rau lan qua lỗ trong cổ tử cung là RTĐ trung tâm nên chủ
động mổ lấy thai ở tuần 38 để tránh chảy máu khi chuyển dạ.
- Nếu đo từ mép bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung dưới 20mm thì khó có
khả năng đẻ đường dưới, thường phải mổ lấy thai.
- Nếu đo từ mép bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung trên 20mm thì có thể
đẻ được đường dưới [6].
1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU BÁNH RAU TRONG THAI NGHÉN BÌNH
THƯỜNG VÀ RAU TIỀN ĐẠO.
1.2.1. Giải phẫu bánh rau trong thai nghén bình thường.
Bình thường bánh rau giống như một cái đĩa tròn úp vào mặt trong buồng
tử cung. Đường kính trung bình là 15cm. Chỗ dày nhất ở giữa từ 2 -3cm. Chỗ

mỏng nhất ở xung quanh dày khoảng 0,5cm [2]. Chiều dày của bánh rau có
liên quan với chức năng rau, chiều dày tăng dần theo tuổi thai. Thai 15 tuần
có bánh rau đo trên siêu âm dày 2,2 ±0,3cm, thai 37 tuần có bánh rau dày 3,45
± 0,6cm, có trường hợp đạt tối đa là 4,5cm. Sau 37 tuần chiều dày của bánh
rau không tăng lên mà có xu hướng hơi giảm [7] [9]. Bánh rau có 2 mặt. Mặt
phía buồng ối thì nhẵn, được bao phủ bởi nội sản mạc, mặt này có cuống rốn
bám, qua nội sản mạc thấy các nhánh động mạch rốn, tĩnh mạch rốn. Mặt đối
diện bám vào tử cung, khi bánh rau sổ ra ngoài mặt này đỏ như thịt tươi, chia
thành nhiều múi nhỏ, khoảng 15 – 20 múi, các mũi cách nhau bởi các rãnh


6

nhỏ. Bình thường rau bám ở đáy lan ra mặt trước hoặc mặt sau, phải hoặc trái
nhưng rìa bánh rau không bám tới đoạn dưới tử cung.
1.2.2. Giải phẫu bánh rau trong rau tiền đạo.
Bánh rau của RTĐ có hình thể không tròn đều. Khác với đáy và phần
trên thân tử cung ở đoạn dưới tử cung niêm mạc tử cung mỏng, tuần hoàn
máu giảm nên diện bám của rau rất rộng, chiều dày bánh rau mỏng thường
dưới 2cm. Vì vậy các gai rau thường ăn sâu vào lớp cơ tử cung gây rau bám
chặt (Placenta acreta) hoặc rau cài răng lược (Placenta increta) hoặc đôi khi
gai rau xuyên thủng tới lớp thanh mạc tử cung (Placenta percreta). Theo
Nguyễn Đức Hinh tỷ lệ rau cài răng lược chiếm 5,3% số trường hợp rau tiền
đạo [10]. Miller nhận thấy rau bám chặt chiếm tỷ lệ 9,3% trong số phụ nữ bị
rau tiền đạo [18].
Màng rau trong rau tiền đạo dày, độ chun giãn kém nên ở 3 tháng cuối
của thời kỳ thai nghén eo tử cung giãn dần hình thành đoạn dưới khi chuyển
dạ gây co kéo vào bánh rau làm đứt mạch máu gây chảy máu. 90% bệnh
nhân rau tiền đạo có chảy máu trong quý 2 hoặc quý 3 của thai nghén, chỉ có
10% thai phát triển đến 38 tuần mà không chảy máu [17].

Dây rau của bánh rau tiền đạo thường không cắm ở giữa bánh rau mà nó
cắm ở rìa bánh rau phía gần cổ tử cung như hình cái vợt nên khi ối vỡ dễ bị sa
dây rau hoặc dây rau bị chèn ép giữa ngôi và đoạn dưới gây suy thai.
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG BỊ RAU TIỀN ĐẠO.
1.3.1. Tuổi sản phụ.
Về sinh lý, khi người mẹ nhiều tuổi chất collagen dần dần thay thế lớp cơ
bình thường ở thành động mạch tử cung, làm xơ hóa, giảm tính đàn hồi của
thành mạch. Zang J. [24] đã nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ các tổn thương xơ hóa
ở động mạch tử cung tăng dần theo lứa tuổi: từ 11% khi 17 – 19 tuổi đến 37%
ở độ tuổi 20 – 29, 61% ở độ tuổi 30 – 39 và 83% nếu từ 40 tuổi trở lên.


7

Những tổn thương này làm giảm khả năng thích nghi của hệ mạch tử cung khi
có thai, giảm lưu lượng máu đến bánh rau. Hơn nữa, những thay đổi loạn
dưỡng ở người nhiều tuổi cũng gây thiếu hụt số lượng mạch máu đến màng
rụng. Sự giảm tưới máu và thiếu hụt mạch máu đến màng rụng được coi là
đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra rau tiền đạo.
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phương [13] thấy tỷ lệ bị rau tiền đạo tăng
cao ở các nhóm tuổi 35 – 39 (3,4%), ≥ 40 (5,5%) so với các nhóm tuổi ≤ 24
(1,0%), 25 – 29 (1,4%), 30 – 34 (3,1%) và tác giả cho biết rằng 2 nhóm tuổi
trên đều tăng khả năng bị rau tiền đạo tương ứng là 2,41 lần, 3,88 lần so với các
nhóm tuổi trẻ hơn. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Huyền [11] cũng thấy sản
phụ ≥ 35 tuổi có khả năng bị rau tiền đạo gấp 3,87 lần so với sản phụ dưới 35
tuổi (OR = 3,87; 95%CI: 1,65 – 9,18). Như vậy, những bà mẹ lớn tuổi có tỷ lệ
và khả năng bị rau tiền đạo tăng một cách rõ rệt so với những bà mẹ trẻ tuổi.
1.3.2. Số lần đẻ.
Khi phân tích tìm hiểu về yếu tố sinh con rạ có làm nguy cơ bị rau tiền
đạo tăng lên so với sản phụ sinh con so không, Đặng Trần Anh (2010) [1]

nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng thấy thấy đa số sản phụ trong
nghiên cứu là những sản phụ sinh con rạ (77%) và yếu tố sinh con rạ đã làm
khả năng bị rau tiền đạo tăng lên 4,35 lần so với sản phụ sinh con so (OR =
4,35; 95%CI: 2,16 – 7,51). Nguyễn Hồng Phương [13] cũng thấy có 1,2% sản
phụ con so bị rau tiền đạo và tỷ lệ này tăng lên 3 lần ở sản phụ con rạ (3,6%),
tác giả cũng cho biết: đẻ lần 2 có khả năng bị rau tiền đạo tăng gấp 2,81 lần so
với người sinh con so, đẻ lần 3 trở lên khả năng bị rau tiền đạo tăng gấp 4,92
lần so với người sinh con so.
1.3.3. Tiền sử nạo hút thai.
Tỷ lệ bị rau tiền đạo ở những sản phụ có tiền sử nạo hút thai thường tăng
cao. Sau mỗi lần nạo hút, tại vị trí thai làm tổ niêm mạc sẽ bị tổn thương và


8

làm giảm khả năng thích hợp cho trứng làm tổ ở những lần thai nghén sau, do
đó sự làm tổ của trứng có xu hướng tiến về đoạn dưới tử cung. Lavery [17]
xem xét những dữ liệu ở Đông Âu cho thấy từ khi có luật tự do nạo thai giữa
những năm 1960 thì tỷ lệ rau tiền đạo tăng gấp 2 – 3 lần. Laura [16] nhận xét
rằng ở những người có tiền sử nạo hút thai, tỷ lệ rau tiền đạo là 2,9%, còn ở
người không có tiền sử này thì tỷ lệ rau tiền đạo là 0,3%. Tác giả cho rằng các
mạch máu ở vùng rau bám trước đó trải qua những thay đổi và làm giàm cấp
máu đến niêm mạc tử cung và những lần thai nghén sau vùng rau bám sẽ rộng
ra để đảm bảo nuôi dưỡng thai đồng thời làm tăng nguy cơ bị rau tiền đạo.
1.3.4. Tiền sử phẫu thuật ở tử cung.
Tiền sử phẫu thuật ở tử cung cũng là yếu tố nguy cơ gây ra rau tiền đạo.
Nghiên cứu của Laura [16] năm 1997 có nhận xét rằng tỷ lệ rau tiền đạo tăng
song song với tiền sử phẫu thuật ở tử cung và chấn thương tử cung, theo ông
thì lý do gây nguy cơ bị rau tiền đạo ở những sản phụ này là: thứ nhất là do
tình trạng làm tổ bất thường của rau, thứ hai sẹo mổ tử cung cũng là yếu tố

ngăn cản không cho bánh rau di chuyển về phía đáy tử cung – một hiện tượng
thường gặp trong những tháng cuối của thai kỳ, mặt khác chính sẹo mổ này
cũng làm cho đoạn dưới tử cung phát triển không đầy đủ. Nghiên cứu của Lê
Thị Thanh Huyền [11] thấy sản phụ có tiền sử mổ đẻ thì nguy cơ bị rau tiền
đạo là 1,62 lần (OR = 1,62; 95%CI: 0,77 – 3,45). Như vậy, tiền sử phẫu thuật
ở tử cung là yếu tố nguy cơ gây ra rau tiền đạo, đặc biệt là khi sản phụ bị rau
tiền đạo này thường có nguy cơ rau bám chặt, rau cài răng lược, một trong
những bệnh lý nặng nề của sản khoa mà khả năng bảo tồn tử cung là không
còn và tính mạng của sản phụ cũng bị đe dọa. Nguy cơ rau bám chặt ở RTĐ là
2% ở phụ nữ dưới 35 tuổi không có tiền sử mổ, tỷ lệ này tăng đến 39% ở phụ
nữ có hai hoặc nhiều lần mổ đẻ [18]. Laura M.R. cũng nhận thấy tỷ lệ rau
bám chặt có liên quan tới rau tiền đạo và tăng qua các năm: năm 1952: 0,2%


9

rau tiền đạo có rau bám chặt. 1975 – 1979: 4,09%, 1985: 10,1% [16]. To –
WW cho biết nguy cơ rau bám chặt ở bệnh nhân có sẹo mổ cũ lớn gấp 35 lần
so với rau tiền đạo không có sẹo mổ cũ [21].
1.3.5. Tiền sử đã bị rau tiền đạo.
Nguyên nhân gây nay nhưng sản phụ có tiền sử bị rau tiền đạo thì tử cung
của những sản phụ này đã tiềm tàng khả năng nuôi dưỡng thai kém hơn tử cung
bình thường và nguy cơ bị tái phát rau tiền đạo ở những lần sinh sau là rất cao.
Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Trần Anh (2010) [1] thấy có 5 sản phụ có
tiền sử đã bị rau tiền đạo tương ứng với tỷ lệ 1,4% và tác giả thấy những sản
phụ có tiền sử bị rau tiền đạo có khả năng bị rau tiền đạo lại gấp 3,36 lần so với
sản phụ không có tiền sử này (OR = 3,36; 95%CI: 1,59 – 7,64).


10


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Là những sản phụ vào sinh con từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 12 năm
2013 tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
- Tất cả các sản phụ có tuổi thai từ tuần thứ 28 trở lên được chẩn đoán
sau khi kết thúc thai nghén là rau tiền đạo.
- Các bệnh án phải thỏa mãn các biến số nghiên cứu.
- Nhóm chứng là các sản phụ vào mổ hoặc đẻ tại bệnh viện có tuổi thai
từ 28 tuần trở lên không bị rau tiền đạo.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
- Sản phụ được chẩn đoán là rau tiền đạo có nằm viện điều trị nhưng
cuộc đẻ không kết thúc ở bệnh viện.
- Những trường hợp tuổi thai dưới 28 tuần.
- Những trường hợp được chẩn đoán trước mổ, đẻ là rau tiền đạo mà sau
mổ, đẻ không phải là rau tiền đạo.
- Trong số các bệnh án của sản phụ không bị rau tiền đạo thì loại trừ các
trường hợp bệnh lý như: tiền sản giật, bệnh tim với thai nghén, song thai…
- Hồ sơ bệnh án ghi chép không đầy đủ, không rõ ràng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.


11

Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có nhóm so sánh.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.

Số sản phụ rau tiền đạo được đưa vào nghiên cứu dựa vào công thức tính
cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ là:
n = Z2(α,β)

p1(1 – p1) + p2(1 – p2)
(p1 - p2)

Trong đó:
n là số sản phụ rau tiền đạo.
Z2(α,β): tra trong bảng giá trị của Z2(α,β) với giá trị α được chọn là 0,05 và
giá trị β được chọn là 0,1. Như vậy, Z2(α,β) = 10,5.
p1: tỷ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai trong nhóm bị rau tiền đạo. Trong
nghiên cứu của tác giả Đặng Trần Anh (2010) thì p1 = 0,476.
p2: tỷ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai trong nhóm không bị rau tiền đạo.
Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Trần Anh (2010) thì p2 = 0,274.
Thay vào công thức, ta có n = 116 sản phụ.
Chúng tôi chọn nhóm chứng với tỷ lệ RTĐ/chứng là 1/2. Số lượng nhóm
chứng dự kiến thu thập là 232 sản phụ.
2.2.3. Chọn mẫu.
(+) Chọn nhóm nghiên cứu.
Chúng tôi gọi nhóm những sản phụ bị rau tiền đạo là nhóm nghiên cứu.
Những sản phụ vào đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong thời gian từ
tháng 01 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 được trực tiếp hỏi, khám bệnh,


12

theo dõi đến khi kết thúc thai nghén và đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, loại
trừ thì đưa vào nhóm nghiên cứu cho đến khi lấy đủ cỡ mẫu.
(+) Chọn nhóm chứng.

Chúng tôi gọi nhóm những sản phụ không bị rau tiền đạo là nhóm chứng.
Cách chọn nhóm chứng như sau: cứ 1 bệnh nhân bị RTĐ thì chúng tôi lấy 1
bệnh nhân không bị RTĐ ở ngay trước và ngay sau bệnh nhân bị RTĐ đó, nếu
đạt tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ thì đưa vào nhóm chứng, nếu
không đạt thì tiếp tục chọn bệnh nhân tiếp theo đến khi có đủ 2 bệnh nhân
nhóm chứng cho 1 bệnh nhân rau tiền đạo.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu.
Các thông tin của bệnh nhân được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất,
xem xét các diễn biến của đối tượng nghiên cứu từ khi vào viện, quá trình
điều trị và tình hình sản phụ và thai nhi sau kết thúc thai nghén
2.2.5. Biến số, chỉ số trong nghiên cứu.
Mục
tiêu

Phương pháp
thu thập
- Số sản phụ bị
- Dựa vào kết
RTĐ.
luận sau kết
thúc thai nghén.
- Tổng số sinh.
- Tỷ lệ RTĐ trên tổng số - Thu từ phòng
sinh.
KHTH.
Tên biến

Chỉ số/ĐN/Phân loại

Mục - Loại RTĐ theo vị - Tỷ lệ RTĐ theo vị trí giải - Qua khám lâm

phẫu.
sàng.
tiêu trí giải phẫu.
1
- Tuổi sản phụ.
- Tỷ lệ RTĐ theo nhóm tuổi. - Hỏi sản phụ.
- Lần sinh.
- Tỷ lệ RTĐ theo lần sinh.
- Hỏi sản phụ.
- Vùng sinh sống.
- Tỷ lệ RTĐ theo vùng sinh - Hỏi sản phụ.
(Biến số của nhóm sống.
nghiên cứu)


13

Mục
tiêu

Tên biến

Chỉ số/ĐN/Phân loại

Phương pháp
thu thập

- Tuổi sản phụ.

- Tỷ suất chênh về RTĐ của - Hỏi sản phụ.

sản phụ ≥ 35 tuổi so với sản
phụ < 35 tuổi.

- Số lần sinh.

- Tỷ suất chênh về RTĐ của - Hỏi sản phụ.
sản phụ sinh ≥ 3 lần so với
sản phụ sinh < 3 lần.

- Tiền sử mắc bệnh - Tỷ suất chênh về RTĐ của - Hỏi sản phụ.
nội khoa.
sản phụ mắc bệnh nội khoa
so với sản phụ không mắc
bệnh nội khoa.
Mục
tiêu - Tiền sử can thiệp - Tỷ suất chênh về RTĐ của - Hỏi sản phụ.
buồng TC.
sản phụ có tiền sử can thiệp
2
buồng so với sản phụ không
có tiền sử này.
- Tiền sử phẫu thuật - Tỷ suất chênh về RTĐ của - Hỏi sản phụ.
ở TC.
sản phụ có tiền sử phẫu
thuật ở TC so với sản phụ
không có tiền sử này.
- Tiền sử đã bị RTĐ.
(Biến số của nhóm
nghiên cứu và nhóm
chứng)


- Tỷ suất chênh về RTĐ của - Hỏi sản phụ.
sản phụ có tiền sử đã bị
RTĐ so với sản phụ không
có tiền sử này.

2.2.6. Các tiêu chuẩn, phân loại liên quan đến biến số nghiên cứu.
- Phân loại rau tiền đạo theo vị trí giải phẫu: gồm 4 loại.
+ Rau tiền đạo bám thấp: khi mép dưới bánh rau bám ở đoạn dưới tử
cung nhưng chưa lan đến lỗ trong cổ tử cung.
+ Rau tiền đạo bám mép: khi mép dưới bánh rau bám ở đoạn dưới tử
cung, lan đến lỗ trong cổ tử cung.


14

+ Rau tiền đạo bán trung tâm: khi mép dưới bánh rau bám ở đoạn dưới tử
cung, che một phần lỗ trong cổ tử cung.
+ Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: khi mép dưới bánh rau che hoàn
toàn lỗ trong cổ tử cung.
- Phân loại nhóm tuổi sản phụ: gồm 3 nhóm (≤ 20 tuổi, 21 – 34 tuổi và ≥
35 tuổi).
- Phân loại lần sinh của sản phụ: gồm 3 nhóm (sinh lần 1, lần 2 và ≥ 3 lần).
- Phân loại vùng sinh sống của sản phụ: gồm 2 nhóm (vùng nông thôn và
thành thị).
- Tiền sử mắc bệnh nội khoa, các bệnh nội khoa bao gồm: bệnh tim, bệnh
về đường hô hấp, bệnh về máu…
- Tiền sử can thiệp buồng tử cung, các can thiệp buồng tử cung là: nạo
hút thai, nội soi gỡ dính buồng tử cung…
- Tiền sử phẫu thuật ở tử cung, các phẫu thuật ở tử cung là: mổ lấy thai,

bóc u xơ tử cung.
2.2.7. Kỹ thuật khống chế sai số.
- Sản phụ trong nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều phải đảm bảo đủ
tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
- Người tiến hành nghiên cứu là các bác sỹ sản khoa, đã có kinh nghiệm
trong chẩn đoán rau tiền đạo.
- Trực tiếp hỏi, khám sản phụ trước sinh. Sau khi sản phụ sinh, người tiến
hành nghiên cứu trực tiếp xem bánh rau của sản phụ.


15

2.2.8. Kế hoạch nghiên cứu.
STT
1

2

Công việc

4
5
6

7
8

Nhân lực/Người
chịu trách nhiệm
Thầy hướng dẫn


Hoàn thiện đề cương nghiên

Từ: 01/10/2012

cứu
Hoàn tất thủ tục hành chính

Đến: 31/10/2012 Học viên

với BV (xin phép triển khai
nghiên cứu)

3

Thời gian

Thu thập số liệu
Mời chuyên gia hướng dẫn
làm sạch và xử lý số liệu
Làm sạch và xử lý số liệu
Phân tích số liệu đã xử lý,
viết nháp báo cáo
Thảo luận và hoàn thiện báo
cáo khoa học
Báo cáo

Từ: 01/11/2012

Thầy hướng dẫn


Đến: 15/11/2012

Học viên

Từ: 01/01/2013

Học viên
Đến: 31/12/2013
Từ: 01/01/2014 Chuyên gia
Đến: 15/01/2014 Học viên
Từ: 16/01/2014 Thầy hướng dẫn
Đến: 31/01/2014 Học viên
Từ: 01/02/2014
Học viên
Đến: 01/03/2014
Chuyên gia
Từ: 02/03/2014
Thầy hướng dẫn
Đến: 31/03/2014
Học viên
09/04/2014
Học viên

2.2.9. Xử lý số liệu.
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học bằng máy
vi tính với chương trình xử lý là SPSS 15.0
Các thuật toán được xử dụng là:
- Phương pháp thống kê tần suất và tính tỷ lệ phần trăm (%).
- Kiểm định χ2 để xác định mức độ khác nhau giữa hai tỷ lệ và sự khác

nhau này có ý nghĩa khi p < 0,05.
- Tính tỷ suất chênh OR với 95%CI.


16

2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực.
- Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
sơ sinh và sức khỏe cộng đồng mà không nhằm mục đích gì khác.
- Các đôi tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết
về nghiên cứu và họ tự quyết định việc tham gia vào nghiên cứu. Các thông
tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo bí mật.

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


17

3.1 TỶ LỆ RAU TIỀN ĐẠO.
3.1.1. Tỷ lệ rau tiền đạo trên tổng số sinh.
Bảng 3.1. Tỷ lệ rau tiền đạo trên tổng số sinh.
01/2013 – 12/2013
Thời gian
n

%


RTĐ
Không RTĐ
Tổng số sinh
Nhận xét:
3.1.2. Tỷ lệ rau tiền đạo theo vị trí giải phẫu.
Bảng 3.2 Tỷ lệ rau tiền đạo theo vị trí giải phẫu.
Loại RTĐ

RBT

RBM

RTĐBTT

RTĐTT

Tổng

n
%
Nhận xét:

3.1.3. Tỷ lệ rau tiền đạo theo nhóm tuổi sản phụ.
Bảng 3.3 Tỷ lệ rau tiền đạo theo nhóm tuổi sản phụ.
Tuổi sản
phụ

RTĐ

Không RTĐ


Tổng số sinh

p
n

%

n

%


18

≤ 20
21 - 34
≥ 35
Tổng
Nhận xét:
3.1.4. Tỷ lệ rau tiền đạo theo lần sinh.
Bảng 3.4 Tỷ lệ rau tiền đạo theo số lần đẻ của sản phụ.
RTĐ
Số lần đẻ

Không RTĐ

Tổng số sinh

p

n

%

n

%

Lần 1
Lần 2
≥ 3 lần
Tổng
Nhận xét:
3.1.5. Tỷ lệ rau tiền đạo theo vùng.
Bảng 3.5 Tỷ lệ rau tiền đạo theo vùng.
Vùng

Tổng số sinh

RTĐ
n

Không RTĐ
%

n

%

p



19

Thành thị
Nông thôn
Tổng
Nhận xét:
3.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHỤ BỊ RAU TIỀN ĐẠO.
3.2.1. Tuổi sản phụ từ 35 trở lên.
Bảng 3.6 Tuổi của mẹ liên quan với rau tiền đạo.
Nhóm

Nhóm NC

Nhóm chứng

OR
p

Tuổi mẹ
≥ 35
< 35
Tổng
Nhận xét:

n

%


n

%

(95%CI)


20

3.2.2. Sinh con từ lần 3 trở lên.
Bảng 3.7 Liên quan giữa số lần đẻ với rau tiền đạo.
Nhóm

Nhóm NC

Nhóm chứng

OR
p

n

Số lần đẻ

%

n

%


(95%CI)

≥ 3 lần
< 3 lần
Tổng
Nhận xét:
3.2.3. Tiền sử mắc bệnh nội khoa.
Bảng 3.8 Liên quan giữa tiền sử mắc bệnh nội khoa với rau tiền đạo.
Nhóm

Nhóm NC Nhóm chứng

OR
p

TS bệnh nội khoa

Không
Tổng
Nhận xét:

n

%

n

%

(95%CI)



21

3.2.4. Tiền sử can thiệp buồng tử cung.
Bảng 3.9 Liên quan giữa tiền sử can thiệp buồng tử cung với rau tiền đạo.
TS can thiệp
buồng tử cung

Nhóm NC

Nhóm chứng

OR
p

n

%

n

%

(95%CI)


Không
Tổng
Nhận xét:

3.2.5. Tiền sử phẫu thuật ở tử cung.
Bảng 3.10 Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật ở tử cung với rau tiền đạo.
Tiền sử phẫu
thuật ở tử cung

Không
Tổng
Nhận xét:

Nhóm NC

Nhóm chứng

OR
p

n

%

n

%

(95%CI)


22

3.2.6. Tiền sử đã bị rau tiền đạo.

Bảng 3.11 Liên quan giữa tiền sử đã bị rau tiền đạo với bị rau tiền đạo lại.
Nhóm NC

Nhóm chứng

OR

TS đã bị RTĐ

p
n


Không
Tổng
Nhận xét:

%

n

%

(95%CI)


23

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN


4.1 TỶ LỆ RAU TIỀN ĐẠO.
4.1.1 Tỷ lệ rau tiền đạo trên tổng số sinh.
4.1.2 Tỷ lệ rau tiền đạo theo vị trí giải phẫu.
4.1.3 Tỷ lệ rau tiền đạo theo nhóm tuổi sản phụ.
4.1.4 Tỷ lệ rau tiền đạo theo lần sinh.
4.1.5 Tỷ lệ rau tiền đạo theo vùng.
4.2 YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHỤ BỊ RAU TIỀN ĐẠO.
4.2.1 Tuổi sản phụ từ 35 trở lên.
4.2.2 Sinh con từ lần 3 trở lên.
4.2.3 Tiền sử mắc bệnh nội khoa.
4.2.4 Tiền sử can thiệp buồng tử cung.
4.2.5 Tiền sử phẫu thuật ở tử cung.
4.2.6 Tiền sử đã bị rau tiền đạo.


24

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu này, chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ rau tiền đạo trên sản phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương năm 2013.

2. Một số yếu tố liên quan đến sản phụ bị rau tiền đạo.


25

KIẾN NGHỊ



×