Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THỰC TRẠNG về KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT, TĂNG HUYẾT áp ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 tại BỆNHVIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.86 KB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
--------------------

TÀO THỊ MINH THÚY

THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT,
TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
--------------------

TÀO THỊ MINH THÚY
THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT,
TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Nội – Nội tiết
Mã số
: CK 62 72 20 15
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN KHOA DIỆU VÂN


HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ type 2
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................


5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nổi
trội nhất của thế kỷ 21, một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và là
một trong ba bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế
giới, làm suy giảm sự phát triển kinh tế toàn cầu [1], [2]. Bệnh được đặc trưng
bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết Insulin, tác dụng
của insulin hoặc cả hai [3].
Theo thống kê mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF 2017), hiện có hơn 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, 4 triệu người tử
vong do bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh gây nên trên toàn
cầu. Vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một trong những vùng có
nguy cơ phải đối mặt với sự bùng nổ, gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất
trong vòng 26 năm tới [1].
Tại châu Á, gánh nặng bệnh tật của bệnh đái tháo đường đã cướp đi
sinh mạng 1,1 triệu người. Tỉ lệ đái tháo đường và biến chứng của nó ngày

càng gia tăng. Ở Việt Nam, đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong,
trung bình có khoảng 80 ca tử vong liên quan đến bệnh đái tháo đường xảy ra
mỗi ngày. Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng
đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Trong đó, tăng huyết
áp là bệnh lý rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (chiếm tỷ lệ cao
tới 50-70%), và thường có sẵn cùng với các yếu tố nguy cơ tim mạch chuyển
hóa khác. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành, đột
quỵ và biến chứng mạch máu nhỏ gây ra những hậu quả nặng nề… [4].


6

Chi phí y tế toàn cầu dành cho bệnh đái tháo đường và các biến chứng
liên quan ước tính 727 tỉ USD. Ở Việt Nam, con số này là 765,6 triệu USD
với 3,53 triệu người mắc bệnh [1], [4].
Thực tế tại Việt Nam, điều trị đái tháo đường gặp rất nhiều khó khăn.
Một mặt do lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh ngày
càng gia tăng, người bệnh nhận thức về bệnh còn hạn chế, kém tuân thủ điều trị.
Mặt khác, chế độ bảo hiểm y tế thường không có đầy đủ các thuốc để bác sĩ có
thể lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân, công tác quản lý các bệnh mạn
tính chưa được tốt trong đó có bệnh đái tháo đường… Theo điều tra STEPSwise
do Bộ Y Tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi 18 - 69, tỷ lệ bệnh đái tháo đường
chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 68,9%, trong đó, có tới 71,1% chưa
được quản lý, có tới 50% chưa đạt được mục tiêu điều trị [5] [6].
Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, công tác khám chữa bệnh cho
đối tượng bảo hiểm y tế ban đầu mới được triển khai hơn 2 năm. Tuy số lượng
người bệnh còn hạn chế, nhưng trong đó có một tỷ đáng kể người bệnh bị đái
tháo đường; Công tác quản lý người bệnh đái tháo đường bước đầu được triển
khai chưa có quy trình rõ ràng, cần được hệ thống để có kế hoạch điều trị toàn
diện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng về kiểm soát

đường huyết, tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh
viện Châm cứu Trung ương” nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý với mục tiêu
sau:
1. Thực trạng về kiểm soát đường huyết, tăng huyết áp ở bệnh nhân
đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung
ương từ tháng 10/2019 đến tháng 8/2020.
2. Các yếu tố liên quan đến tình hình kiểm soát đường huyết và tăng
huyết áp của các đối tượng trên.

Chương 1


7

TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm bệnh đái tháo đường
Là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng
glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc
cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan
khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [4].
1.2. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường
Mỹ - ADA 2016) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126
mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có
thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói
qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung

nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200
mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose,
hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó
bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện
ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.


8

d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc
mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn
đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời
gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản
và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc
đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét
nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [4].
1.3. Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2
* Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây đái tháo đường type 2, bao gồm:
- Tiền sử gia đình có đái tháo đường
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Tiền sử sinh con to, có đa ối, thai lưu, sinh non; Buồng trứng đa nang.
- Tuổi cao
- Dân tộc

- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
- Hạn chế hoạt động thể lực
- Thừa cân
- Tăng huyết áp
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn
bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.


9

1.4. Điều trị đái tháo đường
1.4.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường
- Giảm các triệu chứng lâm sàng, đạt cân nặng lý tưởng, chậm xuất
hiện các biến chứng cấp và mãn, giúp người bệnh có cuộc sống gần bình
thường, đưa đường huyết về mức gần bình thường nhất.
Mục tiêu điều trị cần đạt được:
- Ở người trưởng thành không có thai
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị ĐTĐ cần đạt được ở người trưởng thành không có
thai
Mục tiêu
HbA1C
Glucose huyết tương
mao mạch lúc đói,
trước ăn
ĐMMM sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp

Lipid máu


Chỉ số
< 7%
Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn:
80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)
< 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trương < 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: HA < 130/85-80
mmHg
LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu
chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <
70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch.
Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam
và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.


10

- Ở người già [4]
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ cần đạt được ở người già

Tình trạng
sức khỏe

Cơ sở để
chọn lựa

Mạnh khỏe

Còn sống

lâu
Kỳ vọng
sống
trung bình

Phức tạp/
sức khỏe
trung bình
Rất phức
tạp/ sức
khỏe kém

Không còn
sống lâu

HbA1C
(%)

Glucose
huyết lúc
đói
hoặc trước
ăn (mg/dL)

Glucose
lúc
đi ngủ
(mg/dL)

Huyết áp

mmHg

< 7.5%

90-130

90-150

< 140/90

< 8.0%

90-150

100-180

< 140/90

< 8.5%

100-180

110-200

< 150/90


11

1.4.2. Điều trị cụ thể

1.4.2.1. Thay đổi lối sống
- Luyện tập
- Dinh dưỡng

1.4.2.2. Lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường
Sơ đồ 1.1. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ type 2
Giảm cân nếu thừa cân + dinh dưỡng + luyện tập +/- Metformin

Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1C

Luyện
tập,
dinh
dưỡng
theo
khuyến

Metformin nếu chưa dùng, hoặc Metformin + thuốc nhóm khác
(thuốc viên hoặc insulin, đồng vận thụ thể GLP-1)
Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1C

Metformin + 2 thuốc khác

cáo
Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1C

Thuốc viên + Insulin tiêm nhiều lần +/- thuốc không phải Insulin


12


Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là: Metformin, thuốc ức chế kênh
đồng vận chuyển natri-glucose (SGLT2i), Sulfonylurea, Glinides, Pioglitazon,
Ức chế enzym alpha glucosidase, Ức chế enzym DPP- 4, Đồng vận thụ thể
GLP-1, Insulin.


13

1.5. Các nghiên cứu y học trong lĩnh vực đái tháo đường
- Trong một phân tích gộp 102 nghiên cứu hồi cứu ở 698.782 BN cho
thấy THA có ở hơn 50% bệnh nhân bị ĐTĐ và ảnh hưởng đáng kể đến những
bệnh mạch máu lớn và vi mạch. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 4 lần ở
BN mắc cả THA và ĐTĐ so với những BN không mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ làm
tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và tử vong so với các
nguyên nhân mắc bệnh tim mạch gồm suy tim, rối loạn nhịp tim, đột tử, THA và
phình động mạch chủ. Phụ nữ bị suy giảm dung nạp glucose và bị ĐTĐ có tỷ lệ
mắc THA cao hơn so với nam giới. Đáng báo động là phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ có
nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với nam giới mắc bệnh ĐTĐ [8].
- Nghiên cứu EPIDIAM: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên
525 bệnh nhân đái tháo đường type 2 ở ba vùng của Ma-rốc cho kết quả: Tỷ
lệ THA là 70,4%, THA có liên quan đồng biến với tuổi tác, BMI và thời gian
mắc bệnh đái tháo đường [9].
- Nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược trên 214 bệnh
nhân bị tăng huyết áp và tiểu đường type 2: nhóm thử nghiệm nhận được
amlodipine / benazepril 5/10 mg (kết hợp) hoặc enalapril 10 mg (thông
thường) một lần mỗi ngày trong 4 tuần, nhóm chứng là 5/20 mg / ngày hoặc
20 mg / ngày , tương ứng tại thời điểm nghiên cứu, nếu mục tiêu huyết áp
mục tiêukhông đạt được. Hydrochlorothiazide (HCTZ) 12,5 mg / ngày đã
được thêm vào trong 4 tuần cuối cùng, nếu huyết áp mục tiêu vẫn không đạt

được. Phân tích dữ liệu trong 3 tháng so sánh tỷ lệ kiểm soát huyết áp giữa
nhóm phối hợp liều cố định (không có HCTZ) với nhóm thông thường (nhận
HCTZ). Kết luận chỉ ra rằng điều trị ban đầu với sự kết hợp liều cố định có
thể hiệu quả hơn so với các phương pháp đơn trị liệu thông thường để đạt
được mục tiêu huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường [10].


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám Bệnh Đa Khoa
- Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2019 đến tháng 8/2020.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh từ 45 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Châm cứu Trung ương.
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: Thuận tiện
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên:
- Được chẩn đoán xác định bị bệnh ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn chẩn
đoán xác định do Bộ Y Tế ban hành: Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày
19/7/2017 về việc "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2".
BN có ít nhất một trong 4 tiêu chí sau:
+ Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L).
+ Glucose huyết tương 2h ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong nghiệm
pháp dung nạp Glucose.

+ HbA1C ≥ 6,5%.
+ Glucose huyết tương ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) [4], [11].
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.


15

* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có:
- Đái tháo đường type 1.
- Đái tháo đường thứ phát (do nguyên nhân xác định).
- Đái tháo đường trong thai kỳ.
- Mắc bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose: Cường giáp, suy giáp,
Cushing, U tủy thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang…
- Mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính và các bệnh cấp tính khác: lao phổi…
- Đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose:
Corticoid, , thuốc chẹn giao cảm, lợi tiểu nhóm thiazide…
- BN không hợp tác
- BN mất hoặc giảm trí nhớ ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin
chính xác.
2.2.3. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
BN được đưa vào nghiên cứu từ 45 tuổi trở lên, được đánh giá toàn
diện qua thăm khám, hỏi bệnh, xét nghiệm, tư vấn về lối sống (dinh dưỡng,
luyện tập) và điều trị, hẹn tái khám...
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế chung
Mô tả cắt ngang.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và công cụ
Mỗi đối tượng sẽ được thăm khám, hỏi bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán
xác định, có một bảng kiểm điền đầy đủ thông tin để đánh giá toàn diện, đưa

ra mục tiêu điều trị phù hợp và theo dõi hẹn tái khám.
- Bảng kiểm
- Cân: đo cân nặng.


16

- Thước đo chiều cao.
- Máy đo huyết áp cơ của ALKA
- Máy xét nghiệm huyết học.
- Máy xét nghiệm sinh hóa
- Máy xét nghiệm nước tiểu
2.3.2.1. Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng
- Tuổi: tính theo năm, theo tuổi thực tế.
- Giới: nam, nữ.
- Nghề nghiệp:
+ Nhóm nghề nghiệp tĩnh tại: Bao gồm giáo viên, bác sỹ, luật sư, kế
toán, nhà văn, cán bộ hành chính sự nghiệp…
+ Nhóm nghề nghiệp khác: Bao gồm công nhân, nông dân, vận động
viên thể thao, nội trợ…
- Trình độ học vấn: cấp 1, 2, 3, trung cấp/ cao đẳng, đại học/ sau đại
học, mù chữ.
- Cân nặng: Tính theo kg với một số lẻ (0,0 kg), đo tại thời điểm nghiên cứu.
- Chiều cao: Kết quả được ghi theo đơn vị cm với một số lẻ (0,0 cm),
đo tại thời điểm nghiên cứu, dùng thước đo chiều cao gắn với cân có độ chính
xác cao. Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay bỏ thõng hai
bên mình, không đi giày, dép; (Coi là đứng thẳng khi 4 điểm chẩm, mỏm vai,
mông và gót chân tiếp giáp chạm tường).
- Vòng eo:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): tính theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao2 (m2)
- Đánh giá thừa cân béo phì
+ Phân loại BMI


17

Bảng 2.1. Phân loại BMI theo WHO [12]
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu năng lượng trường diễn
Bình thường
Thừa cân
Tiền béo phì
Béo phì độ I
Béo phì độ II
Béo phì độ III

Chỉ số BMI (kg/m2)
BMI < 18,5
18,5 ≤ BMI < 25
BMI ≥ 25
25 ≤ BMI < 30
30 ≤ BMI < 35
35 ≤ BMI < 40
BMI ≥ 40

+ Tỷ số vòng eo/ vòng mông (WHR)
Kết quả đo ghi theo đơn vị cm. Vòng bụng được đo qua rốn, thước đo ở
trên mặt phẳng nằm ngang. Vòng thắt lưng là vòng bé nhất ở bụng đi qua
điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu trên mặt phẳng nằm ngang.

Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông.
Phân loại:
+ Tăng tỷ số WHR khi ở nữ ≥ 0,80; nam ≥ 0,90.
+ Béo trung tâm: khi BN có vòng bụng lớn ở nữ ≥ 80 cm, nam ≥ 90
cm.
- Thời gian mắc bệnh: tính theo năm, tháng, mới mắc
- Cân nặng các con lúc sinh (đối với phụ nữ).
- Thói quen ăn uống:
+ Không quan tâm đến chế độ ăn.
+ Có chú ý đến chế độ ăn hạn chế đồ ngọt, thực phẩm có chỉ số đường
huyết cao, mỡ chứa axit béo no, ăn nhạt muối.
+ Có kiến thức và áp dụng chế độ ăn cho người bị ĐTĐ.
- Thói quen luyện tập thể lực:
+ Không luyện tập thể lực.
+ Luyện tập không thường xuyên.


18

+ Luyện tập thường xuyên 150 phút/ tuần, 30 phút mỗi ngày.
- Tiền sử sử dụng thuốc lá kéo dài trên 12 tháng: theo thang điểm
FAGERSTROM thu gọn:
+ Không nghiện, Nghiện nhẹ: 0-2 đ.
+ Nghiện trung bình:3-4 đ.
+ Nghiện nặng: 5-6 đ [13]
- Tiền sử uống rượu, bia: sử dụng ở mức an toàn và không an toàn [14].
- Rà soát lại các phác đồ điều trị trước và đáp ứng điều trị (dựa vào các
số liệu HbA1c)
- Các bệnh kèm theo.
- Đánh giá các hành vi tuân thủ điều trị: khám định kỳ và sử dụng thuốc.

- Tiền sử tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và điều trị.
- Đối với phụ nữ chưa mãn kinh: hỏi bệnh có dùng phương pháp nào để
ngừa thai.
- Đo huyết áp: BN được nghỉ ngơi trên 5 phút, ở tư thế ngồi, chân để
dưới sàn, tay ngang ngực, đo 3 lần cách nhau 1-2 phút, đo thêm lần nữa nếu
HA hai lần đầu chênh nhau 10 mmHg. Trị số HA của BN là HA trung bình
của hai trị số sau cùng.
Bảng 2.2. Phân loại THA theo mức HA đo được tại phòng khám (mmHg)* [15].

Tối ưu
Bình thường**
Bình thường cao**
THA độ 1
THA độ 2
THA độ 3
THA tâm thu đơn độc

HA tâm thu
(mmHg)
< 120
120 - 129
130 - 139
140 - 159
160 - 179
≥ 180
≥ 140


và/ hoặc
và/ hoặc

và/ hoặc
và/ hoặc



HA tâm trương
(mmHg)
< 80
80 - 84
85 - 89
90 - 99
100 - 109
< 90
< 90


19

2.3.2.2. Cận lâm sàng
- Glucose lúc đói (sau nhịn ăn 8h).
- HbA1C.
- Cholesterol, triglyceride, HDL-cho, LDL-cho.
2.3.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu
Bảng 2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu


20

T Tên biến
STT

số
1

Loại
biến

Chỉ số/ Định nghĩa bổ
sung/ Phân loại

Phương
pháp thu
thập

Tính theo năm, tuổi thực

Hỏi

Nam/Nữ

Hỏi

Vận động/ Tĩnh tại

Hỏi

Công cụ

3

3 Nghề

nghiệp

Định
lượng
Định
tính
Định
tính

4

1 Trình
độ
học vấn

Định
tính

Mù chữ/Cấp 1/2/3/ trung
cấp, cao đẳng/ Đại học,
sau đại học

Hỏi

Bộ câu hỏi
phỏng vấn

1

Chiều cao


Định
lượng

cm

Đo

Thước dây

Cân nặng

Định
lượng

kg

Đo

Cân

Thiếu NL/Bình thường/
Thừa cân béo phì

Đo

Công
tính

Không tăng/ Tăng


Đo

Thước dây

1
1
2

5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
10
2
11
2
12
2
13
2
14
2
15

2
16

Tuổi
Giới

BMI
Vòng eo
WHR
(vòng
eo/mông)
Thời gian
mắc bệnh
Sinh con to
> 4 kg
Thói quen
ăn uống
Thói quen
luyện tập
thể lực
TS sử dụng
thuốc lá
TS sử dụng
rượu/bia
TS
dùng
thuốc


Định

lượng
Định
lượng
Định
lượng
Định
lượng
Định
lượng
Định
tính
Định
tính
Định
tính
Định
tính
Định
tính

Không tăng/ Tăng

Đo

Mới mắc/ dưới 5 năm/ 510 năm/ trên 10 năm

Hỏi

Có/ Không


Hỏi

Không/ Ít/ Tuân thủ chế
độ ăn hợp lý
Có / không thường
xuyên/ Thường xuyên
luyện tập
Không/ Nghiện nhẹ/
Nghiện TB/ Nghiện nặng
Sử dụng mức an toàn/
không an toàn
- Có / không
- Thuốc cụ thể

Hỏi
Hỏi
Hỏi
Hỏi
Hỏi

Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn

thức

Thước dây,

công thức
tính
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn


21

đáp
ứng
điều trị
2 Bệnh kèm
17
theo
2 Tuân
thủ
18
điều trị

2
TS THA
19
2 TS RL lipid
20
máu
2
HA hiện tại
21
2 Glucose lúc
22
đói
2
HbA1C
23
2 Đạt
mục
24
tiêu ĐT

Định
tính
Định
lượng
Định
tính
Định
tính
Định
lượng

Định
lượng
Định
lượng
Định
tính

- Có / không
- Bệnh cụ thể
Không/ Không thường
xuyên/ Thường xuyên

Hỏi
Hỏi

Có/ Không

Hỏi

Có/ Không

Hỏi

HA BT/ Tiền THA/ THA
độ 1,2,3.

Đo

mmol/l


Xét nghiệm

%

Xét nghiệm

Có/ Không

Xét nghiệm

Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
Máy đo HA
Máy
XN
sinh hóa
Máy
XN
sinh hóa
Máy
XN
sinh hóa



22

2.4. Phân tích và Xử lý số liệu
Các số liệu được nhập vào máy tính bằng phần mềm EPI data, sử dụng
thuật toán thống kê y học chương trình SPSS 16.0.
2.5. Khía cạnh đạo đức
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự đồng ý của Ban Giám
Đốc, lãnh đạo Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp
đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến bệnh nhân
được đảm bảo giữ bí mật.
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm cụ thể của từng BN để cụ thể hóa người
bệnh trong dự phòng, điều trị và theo dõi ngăn ngừa các biến chứng, mang lại
chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm gánh nặng cho cộng đồng.
2.6. Sơ đồ nghiên cứu


23

BN ĐTĐ type 2
thỏa mãn yêu cầu lựa chọn
 

Khám lâm sàng,
cận lâm sàng

Kiểm soát Các yếu tố liên quan đến KS đường huyết, THA
đường huyết

Kiểm soát Tăng HA


Kết luận cho
mục tiêu 1

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Kết luận cho
mục tiêu 2


24

Phân bố
Nhóm tuổi
45 - 54
55  64
65  74
≥ 75
Tổng

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Nhận xét:

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét:
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Phân bố
Nghề nghiệp
Tĩnh tại
Vận động
Tổng

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)


25

Nhận xét:
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn
Phân bố
Trình độ học vấn

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Mù chữ

Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung cấp/cao đẳng
Đại học và sau ĐH
Tổng
Nhận xét:

3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Phân bố
Thời

Tần số (n)

gian mắc bệnh
Mới mắc
< 5 năm
5 - 10 năm
> 10
Tổng

Tỉ lệ (%)


×