Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THÁI THANH QUÝ

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀNỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THÁI THANH QUÝ

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Việt Tiến


2. TS. Hồ Đức Phớc

HÀ NỘI - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh

Thái Thanh Quý


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghèo, giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững .................................................................................................... 11
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế ........................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức trong nước .................................... 14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước và
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo, giảm nghèo bền vững ...................... 23

1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò của chính quyền các cấp
đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi ...................................................... 25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG
MIỀN NÚI................................................................................................................ 27
2.1. Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo bền vững vùng miền núi ............... 27
2.1.1. Một số vấn đề về nghèo vùng miền núi ..................................................... 27
2.1.2. Giảm nghèo bền vững vùng miền núi: quan niệm, tiêu chí và vai trò ......... 33
2.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi......................................................................................................................... 38
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối
với giảm nghèo bền vững vùng miền núi............................................................. 38
2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững
vùng miền núi ..................................................................................................... 42
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi ........................................................................... 56
2.3. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững
vùng miền núi của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An ..... 60


iii
2.3.1. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững vùng
miền núi của một số địa phương.......................................................................... 60
2.3.2. Bài học cho tỉnh Nghệ An về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi ........................................................................... 67
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 69
Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI
VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN ............ 70
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình nghèo, giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................................................... 70

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An có ảnh
hưởng đến giảm nghèo bền vững ........................................................................ 70
3.1.2. Tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ........................................... 72
3.1.3. Tình hình giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ................... 75
3.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017 .............................................................. 78
3.2.1. Xác định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững ......................... 78
3.2.2. Các chính sách ban hành về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn .... 82
3.2.3. Tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn ........ 90
3.2.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi
trên địa bàn ....................................................................................................... 100
3.3. Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững
vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................................................................. 104
3.3.1. Những thành tựu ..................................................................................... 104
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................... 107
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 112
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH
QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI
TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................... 113
4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của
chính quyền cấp tỉnh và định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh
Nghệ An thời gian tới ........................................................................................ 113


iv
4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An
thời gian tới....................................................................................................... 113
4.1.2. Định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian
tới. .................................................................................................................... 119

4.2. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................................................... 121
4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................................................... 123
4.3.1. Hoàn thiện về hoạch định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững ... 123
4.3.2. Hoàn thiện các chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi ..... 126
4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững................................................ 134
4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo bền vững ................ 140
4.3.5. Nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức trong bộ máy chính quyền cấp
tỉnh có liên quan đến giảm nghèo bền vững ...................................................... 142
4.3.6. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. ............................................. 143
4.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối
với giảm nghèo bền vững. ................................................................................. 144
4.4. Một số kiến nghị.......................................................................................... 146
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội ........................................................................... 146
4.4.2. Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................... 146
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 152


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH
BHYT
CQCT

:


An sinh xã hội

:

Bảo hiểm y tế

:

Chính quyền cấp tỉnh

DTTS
GN
GNBV

:

Dân tộc thiểu số

:

Giảm nghèo

:

Giảm nghèo bền vững

:
:
:
:

:

Hội đồng nhân dân
Kinh tế - xã hội
Lao động- Thương binh và xã hội
Mục tiêu Quốc gia
Ngân sách địa phương

:

Ngân sách trung ương

:
:
:
:

Ủy ban nhân dân
Ngân hàng thế giới
Xóa đói giảm nghèo
Xã hội chủ nghĩa

HĐND
KT-XH
LĐ-TBXH
MTQG

NSĐP
NSTW
UBND

WB
XĐGN
XHCN


vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1: Tình hình dân số và thu nhập bình quân/ người khu vực miền núi............. 70
Bảng 3.2. Tình trạng nghèo của vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................... 72
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân người nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An năm 2017 73
Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của vùng miền
núi tỉnh Nghệ An năm 2017 ....................................................................................... 75
Bảng 3.5. Kết quả giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................... 76
Bảng 3.6. Tình hình tái nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An....................................... 77
Bảng 3.7. Đánh giá xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững cho vùng miền núi tỉnh
Nghệ An (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý) ................................................................... 81
Bảng 3.8. Cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An................................................ 83
Bảng 3.9. Vốn thực hiện giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................ 83
Bảng 3.10. Giáo dục và đào tạo nghề vùng miền núi tỉnh Nghệ An............................ 85
Bảng 3.11: Kết quả giải quyết việc làm vùng miền núi tỉnh Nghệ An ........................ 86
Bảng 3.12. Kết quả cho hộ nghèo vay vốn từ NHCSXH tại vùng miền núi tỉnh Nghệ
An ............................................................................................................................. 87
Bảng 3.13. Số người nghèo tham gia BHYT và số tiền chi BHYT cho người nghèo tại
vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 89
Bảng 3.14. Hiệu quả của các chính sách giảm nghèo bền vững đã triển khai ở vùng
miền núi tỉnh Nghệ An............................................................................................... 98
Bảng 3.15. Nhận xét về sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong vấn đề giảm
nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .......................................................... 100
Bảng 3.16: Tổng hợp các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo vùng miền núi
Nghệ An .................................................................................................................. 101

Bảng 3.17. Mức độ của hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ................................................. 102
Bảng 4.1. Dự báo về các tiêu chí vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................... 121
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nghèo của vùng miền núi và toàn tỉnh Nghệ An ............................ 73
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giảm nghèo năm sau so với năm trước vùng miền núi và toàn tỉnh 76
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ tái nghèo vùng miền núi và toàn tỉnh Nghệ An .............................. 77
Hình 2.1. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói .................................................................... 28
Hình 2.2. Cấu tạo chỉ số nghèo đa chiều .................................................................... 29
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh tỉnh Nghệ An.............................. 92


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo là một trong những vấn đề KT-XH bức xúc mà nhiều quốc gia trên thế
giới đang phải đối mặt. Nghèo không chỉ tồn tại ở nhiều nước. Đối với những nước
đang phát triển thì nghèo không những là vấn đề xã hội, mà còn là thách thức lớn trong
suốt quá trình phát triển của xã hội. Do vậy, trong những năm gần đây, các quốc gia,
các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để GN, thu hẹp dần
khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã sớm ý thức được nguy cơ của nghèo và tầm
quan trọng của GN, từ đó đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để thực hiện chương trình
GN trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, kết quả GN ở Việt Nam thời gian qua chưa vững chắc và còn nhiều
thách thức. Thực tế đó đòi hỏi nước ta cần phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để tìm ra
giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tốt đối với chương trình GN.
Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo. Thời gian qua, chính quyền tỉnh Nghệ
An đã đạt được khá nhiều thành tựu trong lãnh đạo phát triển KT-XH trên địa bàn, đời
sống của nhân dân được từng bước cải thiện. Cơ cấu các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh

tế dần chuyển dịch tích cực, thích ứng với cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà
nước. Để đạt được kết quả tích cực đó có công sức không nhỏ của toàn bộ hệ thống
chính trị, các sở, ban, ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn bộ người dân trong
tỉnh, trên hết vẫn cần nhấn mạnh tới sự quản lý hiệu quả của Đảng bộ, HĐND, UBND
tỉnh Nghệ An.
Cùng với sự phát triển KT-XH đó, GN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả GN trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, chưa đựng
nhiều nguy cơ, đặc biệt khả năng tái nghèo cao (khoảng 10%), tập trung ở vùng miền núi
tỉnh Nghệ An.
Vùng miền núi tỉnh Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, bao gồm 10
đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thị xã và 220 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 195 xã
miền núi, có 27 xã nằm tiếp giáp với biên giới Việt - Lào). Dân số toàn vùng 1.067.000
người chiếm 36,5% dân số toàn tỉnh, với 41 vạn đồng bào DTTS cùng sinh sống. Vùng
miền núi tỉnh Nghệ An có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, thường
xuyên bị thiên tai, lũ lụt; xuất phát điểm về KT-XH thấp, thuần nông, trình độ canh tác


2

lạc hậu. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ nền kinh tế còn thấp, tình trạng
kém phát triển nên việc huy động nội lực cho phát triển KT-XH, thực hiện đảm bảo
cung cấp các dịch vụ công rất hạn chế, chưa thu hút đầu tư trong và ngoài nước; an ninh
biên giới, vùng dân tộc vẫn còn phức tạp, dễ gây mất ổn định, đời sống của nhân dân,
nhất là đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, thu nhập tính trên đầu người đạt thấp,
bằng 63,3% bình quân chung của cả tỉnh. Các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, đất ở, đất
sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản.
Chính quyền tỉnh Nghệ An luôn xác định vùng miền núi là một trong ba vùng kinh
tế đóng vai trò làm động lực tăng trưởng của tỉnh, và Nghệ An chưa thể giàu mạnh, an
sinh xã hội chưa thể vững chắc, nếu chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của
vùng miền núi. Nhận thức rõ vị trí quan trọng vùng miền núi của tỉnh, trong thời gian

vừa qua cùng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành của Trung ương
và với chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, GN vùng miền núi
của tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An còn ở
mức cao (17%) so với bình quân chung toàn tỉnh (12%) và cả nước (9%). Hộ nghèo
vùng miền núi vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt có 4 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%,
như huyện Kỳ Sơn (56.03%), Tương Dương (36.34 %), Quế Phong (39.45 %), Quỳ
Châu (37.49 %) (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, 2018). Đây là
những huyện thuộc diện huyện 30a. Điều này cũng đặt ra cho chính quyền các cấp
nhiều vấn đề trong việc GN thời gian tới
Một trong những nguyên chính đó là chính quyền cấp tỉnh tỉnh Nghệ An chưa
phát huy hết vai trò của mình về GNBV vùng miền núi. Điều này được thể hiện trong
công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch GN; ban hành chính sách GN; tổ chức thực
hiện GN; kiểm tra, giám sát GN trên địa bàn vùng miền núi của tỉnh.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An” sẽ góp phần làm rõ thêm những vấn đề
lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GN bền vững vùng
miền núi tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp
tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới.


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu với mục đích là đề xuất các
quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV
vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,

từ đó tìm ra “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu;
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV
vùng miền núi;
- Tổng quan kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về vai trò chính quyền cấp
tỉnh đối với GNBV vùng miền núi, từ đó rút ra các bài học cho tỉnh Nghệ An;
- Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin để phục vụ cho việc
phân tích thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi
tỉnh Nghệ An;
- Nghiên cứu, phân tích vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 2014 - 2017. Từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp
tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, luận án đề xuất các quan điểm, giải
pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh
Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với
GNBV vùng miền núi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Luận án nghiên cứu theo hướng thực thi các chức năng của chính quyền cấp tỉnh
đối với GNBV vùng miền núi dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận


4

án tập trung nghiên cứu:
Một là, xác định chiến lược và kế hoạch GNBV vùng miền núi;

Hai là, ban hành các chính sách GNBV vùng miền núi;
Ba là, tổ chức thực hiện GNBV vùng miền núi. Nội dung này luận án chỉ nghiên
cứu:
- Xây dựng bộ máy thực hiện GNBV;
- Thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách
do tỉnh ban hành về GNBV ;
- Phối hợp các tổ chức có liên quan về thực hiện GNBV.
Bốn là, kiểm tra, giám sát thực hiện GNBV vùng miền núi.
3.2.2. Về không gian
Luận án nghiên cứu GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, bao gồm 11 huyện, thị
xã là: Thị xã Thái Hòa, huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Quỳ Châu, huyện
Kỳ Sơn, huyện Nghĩa Đàn, huyện Quế Phong, huyện Quỳ Hợp, huyện Tân Kỳ, huyện
Thanh Chương, huyện Tương Dương.
3.2.3. Về thời gian
Thứ nhất, luận án nghiên cứu vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017. Các số liệu thứ cấp luận án sử dụng để
nghiên cứu chủ yếu cũng trong giai đoạn này. Riêng số liệu về người nghèo, hộ nghèo và
GN luận án chỉ sử dụng số liệu giai đoạn 2015 - 2017, bởi vì :
Một là, từ năm 2011 - 2015, tiêu chí nghèo ở Việt Nam chỉ xét trên góc độ thu
nhập. Tháng 11 năm 2015, Việt Nam đưa ra tiêu chí và mức chuẩn nghèo mới theo
phương pháp tiếp cận đa chiều và tiêu chí mức thu nhập cũng tăng lên ( từ 400.000
đồng/người lên 700.000 đồng/người đối với vùng nông thôn, miền núi).
Hai là, tuy 2016 mới thực hiện tiêu chí và chuẩn nghèo mới, nhưng cuối năm 2015
tỉnh Nghệ An đã điều tra người nghèo, hộ nghèo theo tiêu chí và chuẩn nghèo mới
này. Vì vậy, số liệu công bố về người nghèo, hộ nghèo đầu năm 2016 thực chất là số
liệu của năm 2015 theo tiêu chí và chuẩn nghèo mới. Do đó, số người nghèo, hộ nghèo
năm 2014 ít hơn năm 2015 và giảm nghèo năm 2014 nhiều hơn năm 2015. Dựa số liệu
này sẽ phân tích không chính xác vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An.



5

Thứ hai, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò chính quyền
cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thế nào là GNBV vùng miền núi?
- Vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi thể hiện ở những
nội dung nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến vai trò đó của chính quyền cấp
tỉnh?
- Vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian
2015 - 2017 có những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế?
- Để nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh
Nghệ An cần có những quan điểm và giải pháp nào?
4.2. Khung nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu của luận án
4.2.1. Khung nghiên cứu
Luận án đề xuất khung nghiên cứu theo hướng các chức năng vai trò chính
quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi dưới góc độ Kinh tế chính trị như sau:


6

Sự cần thiết của nghiên cứu

Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh
đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch ;

- Ban hành các chính sách
- Tổ chức thực hiện
- Kiểm tra, giám sát

Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo
bền vững vùng miền núi:
- Chủ trương của NN và của địa phương;
- Hiệu lực của bộ máy
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương
- Năng lực, trình độ cán bộ.
- Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất.

Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với
giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An:
-

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Ban hành các chính sách
Tổ chức thực hiện giảm nghèo.
Kiểm tra, giám sát

Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng
miền núi tỉnh Nghệ An:
- Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch
- Hoàn thiện các chính sách
- Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững .
- Tăng cường thanh tra, giám sát;

- Nâng cao chất lượng công chức trong bộ máy chính quyền về thực hiện giảm nghèo
- Tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
- Tăng cường cơ sở vật chất

4.2.2.Sơ đồ nghiên cứu:
Tìm khoảng trống nghiên cứu và xây dựng phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận
Nội dung vai trò
CQCT đối với giảm
nghèo bền vững
vùng miền núi

Những nhân tố
ảnh hưởng đến
vai trò CQCT đối
với giảm nghèo
bền vững vùng
miền núi

Cơ sở thực tiễn
Kinh
nghiệm
vai trò CQCT
đối với giảm
nghèo bền vững
vùng miền núi

Bài học kinh
nghiệm


Thực trạng vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An
Đánh giá thực trạng vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An

Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi Nghệ An

Nguồn : Tác giả


7

4.3. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu về vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền
núi tỉnh Nghệ An tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận án
lấy quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận.
4.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể và phương pháp thu nhập thông tin
Thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả làm phương pháp
cụ thể để nghiên cứu, luận giải vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Luận án có kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đã có, bên cạnh đó, bổ sung và
phát triển các luận cứ và thực tiễn mới.
Thứ hai, phương pháp thu nhập thông tin.
Một là, các thông tin thứ cấp thu thập được từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục
Thống kê, Sở LĐ-TBXH , Sở Kế hoạch - Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An,
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
Hai là, các thông tin sơ cấp thu thập được thông qua:

.


- Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi
Mục đích chính của điều tra khảo bằng bảng hỏi là thu thập thông tin sơ cấp cần
thiết để phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền
núi tỉnh Nghệ An. Mẫu phiếu điều tra được xây dựng dựa trên bảng hỏi. Các phiếu
điều tra dành cho đối tượng là người nghèo được thực hiện trên phạm vi toàn vùng
miền núi tỉnh Nghệ An là 110 phiếu. Mỗi huyện, thị phát 10 phiếu ở 2 xã nghèo. Ở mỗi
xã đó phiếu điều tra được phát cho 5 hộ nghèo (mẫu phiếu số 01). Luận án chọn mẫu hộ
nghèo để phát phiếu điều tra là : 1 hộ nghèo do nguyên nhân khách quan, 1 hộ nghèo do
nguyên nhân chủ quan, 1 hộ cận thoát nghèo, 1 hộ nghèo, 1 hộ rất nghèo (Những hộ này
đều do giới thiệu của chính quyền địa phương sở tại). Luận án chọn mẫu như vậy sẽ
khái quát được tình hình nghèo của địa phương. Số phiếu thu về là 105 phiếu.
Để kết quả nghiên cứu của luận án được khách quan, khoa học và hợp lý, ngoài
việc điều tra khảo sát đối với hộ nghèo, luận án còn xây dựng bảng hỏi dành cho 2 đối
tượng :
(i) Đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức cấp tỉnh, những người có trách nhiệm
đối với công tác GN vùng miền núi (mẫu phiếu số 02, tổng số 100 phiếu, mỗi đơn vị


8

phát phiếu cho cán bộ, công chức tại Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã
hội, Bảo hiểm xã hội). Số phiếu thu về là 100%. Luận án chọn mẫu phát phiếu gồm
cán bộ, công chức tham mưu và cán bộ công chức trực tiếp thực hiện.
(ii) Đối tượng thứ hai là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có liên
quan đến GN ở tỉnh (mẫu phiếu 03 tổng số 60 phiếu, mỗi đơn vị phát 10 phiếu bao
gồm lãnh đạo các sở và phòng liên quan, 10 phiếu phát ngẫu nhiên ở cán bộ lãnh đạo
cấp tỉnh. Số phiếu thu về là 100%.
Phiếu trả lời sẽ được thu thập và sử dụng công cụ exell và phương pháp thống kê,

mô tả để so sánh, phân tích đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV
vùng miền núi tỉnh Nghệ An.
- Phỏng vấn : Để hiểu rõ hơn tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An,
luận án đã phỏng vấn các chuyên gia và các nhà quản lý về GN ở tỉnh Nghệ An. Luận
án đã chọn mẫu để phỏng vấn.
Trước hết, luận án phỏng vấn cán bộ quản lý chung về nghèo thuộc Sở LĐTBXH. Sở dĩ luận án chọn đối tượng này để phỏng vấn là nhằm thấy được tổng thể về
hộ nghèo vùng miền núi Nghệ An.
Tiếp theo phỏng vấn cán bộ quản lý về lĩnh vực này ở các huyện vùng miền núi.
Luận án chọn mẫu đại diện cho các huyện. Đó là, chọn 1 huyện phát triển đại diện cho
các huyện phát triển, 1 huyện phát triển trung bình đại diện cho các huyện phát triển
trung bình, 1 huyện kém phát triển đại diện cho các huyện kém phát triển. Qua đó sẽ
thấy được tổng thể về nội dung cần phỏng vấn. Cụ thể, luận án lấy huyện Anh Sơn - là
một trong những huyện phát triển nhất, huyện Quỳ Hợp là huyện phát triển trung bình
và huyện Kỳ Sơn - huyện kém phát triển nhất.
5. Đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án xây dựng được quan niệm GNBV vùng miền núi, xác định
những tiêu chí cơ bản để đánh giá GNBV và đã làm rõ mối quan hệ giữa GN, GN đa
chiều và GNBV.
Thứ hai, luận án đã phát triển lý luận về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với
GNBV phù hợp với đặc thù vùng miền núi. Cụ thể :
- Luận án đưa ra quan niệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo
bền vững vùng miền núi. Luận án cho rằng, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với


9

giảm nghèo bền vững vùng miền núi là chính quyền cấp tỉnh sử dụng các biện pháp
hành chính và kinh tế để tác động tới điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tổ chức
kinh tế, xã hội và chính bản thân người nghèo để thực hiện mục đích giảm nghèo bền

vững và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng miền núi.
- Luận án đã phát triển nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi. Đó là, luận án làm rõ việc xác định chiến lược, ban
hành chính sách, tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững phải căn cứ vào đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí thấp vùng miền núi. Luận án cũng đã tìm ra
những nhân tố mới ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo
bền vững vùng miền núi. Đó là: sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến giảm
nghèo bền vững vùng miền núi và cơ sở vật chất để thực hiện giảm nghèo nghèo bền
vững vùng miền núi.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo
sát của luận án
- Luận án đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về vai trò của
chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017.
- Để khắc phục những hạn chế đó, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp nâng
cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV phù hợp với đặc thù vùng miền
núi tỉnh Nghệ An. Trong mỗi giải pháp luận án đều có đề xuất mới. Chẳng hạn, về
chính sách hỗ trợ vốn, Luận án cho rằng, nên chia người nghèo thành : nghèo do
nguyên nhân khách quan và nghèo do nguyên nhân chủ quan. Đối với người nghèo do
nguyên nhân khách quan, bản thân họ có thể vượt nghèo nên tài trợ cho họ các nguồn
lực để họ vượt nghèo; đối với người nghèo do chủ quan, bản thân họ không thể vượt
nghèo nên không nên tài trợ cho họ cả về vật chất ( tài trợ vật chất họ sẽ ỷ lại, không
chịu làm việc) và các nguồn lực. Để GN những đối tượng này, chính quyền địa
phương phải tạo việc làm cho họ, bằng cách tài trợ cho các hộ khá giả, biết làm ăn ở
địa phương và quy định để nhận được tài trợ đó phải nhận những người nghèo vào làm
việc theo giới thiệu của chính quyền địa phương.
Luận án đã kiến nghị với Quốc hội là tăng cường sự giám sát theo đúng tinh
thần Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu GNBV đến năm
2020; đối với Chính phủ là giảm những chính sách hỗ trợ vật chất, tăng các chính sách
hỗ trợ có điều kiện và các chính sách phát triển vùng miền núi.



10

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về vai trò của chính quyền
cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi
Chương 3. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An
Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh
đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An


11

Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghèo, giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế
Đói nghèo được đề cập ở nhiều tác phẩm như lý thuyết “Vòng luẩn quẩn và cú
huých từ bên ngoài’ dành cho các nước đang phát triển của P.A. Samuelson và lý
thuyết “cải cách” của W.Rostow. Kinh tế học của P.A.Samuelson đã đề cập tới mối
quan hệ giữa thu nhập và mức sống thể hiện qua sơ đồ đường cong Lorens. Hay những
đề cập đến kinh tế học phúc lợi trong kinh tế học của Davit Begg hay kinh tế học công

cộng của JorephE. Stiglits .v.v...
Đến những năm 80-90 của thế kỷ XX, các nghiên cứu về đầu tư phát triển của
các tổ chức, của Ngân hàng thế giới (WB), Viện nghiên cứu phát triển xã hội
(UNRID), cơ quan phát triển lương thực (FAO) của Liên hiệp quốc, Ủy ban GN của
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Viện nghiên cứu của Chính phủ
Indonesia (IBIRD), Ủy ban Kế hoạch của Trung Quốc và Ấn Độ, Hiệp hội phát triển
dân số và cộng đồng của Thái Lan (CDA) … đã thực hiện rất nhiều công trình nghiên
cứu về GN.
Tại Hội nghị về chống đói nghèo do Uỷ ban KT-XH khu vực châu Á - Thái
Bình Dương (ESCAP) diến ra tại Băng Cốc Thái Lan ( từ ngày 15-17 tháng 9-1993) đã
đưa ra các định nghĩa, xây dựng hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá đói nghèo và đề xuất
hệ thống các giải pháp giúp GN tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” (1995) của Cơ quan Hợp tác phát triển
quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá tác động của phát
triển KT-XH đến nghèo đói ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa quan
trọng trong xây dựng chiến lược GN ở Việt Nam.
Trong cuốn “Kinh tế học của các nước phát triển”, do Nhà xuất bản Thống kê
xuất bản năm 1998, E.Wayne Nafziger đã phân tích các nhóm nguyên nhân nghèo đói
ở khu vực nông thôn, cũng như đã xác định tình hình nghèo đói theo giới. Tương tự,
Torado trong cuốn “Kinh tế học của thế giới thứ ba” (sách dịch), NXB Thống kê, Hà


12

Nội cũng đã phân tích bản chất, nguyên nhân và các chính sách, biện pháp XĐGN ở
các nước thuộc thế giới thứ ba.
Năm 1999 nhà xã hội học Max Weber có tác phẩm “Phân hoá giàu nghèo
trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản từ 1945 đến nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, đã phân tích tình hình nghèo đói và nguyên nhân phân hóa giàu nghèo giữa các
nhóm xã hội trên cơ sở tín nhiệm. Các nhóm xã hội này được xác nhận không phải bởi

vị trí của họ trong sản xuất mà chính là lối sống của họ. Theo Max Weber, bản thân
người có tư liệu sản xuất chưa hẳn có quyền lực và uy tín, mà có thể do nhiều yếu tố
khác, chẳng hạn như giáo dục, trình độ văn hoá. Trong lý luận của mình, Max Weber
cũng nhấn mạnh đến khả năng thị trường, coi đó là nguyên nhân đầu tiên của phân hóa
giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội hơn là yếu tố tài sản.
Tác giả Khan, Mahmood Hasan, Washington, DC: International monetary fund,
(2001) có cuốn “Rural poverty in developing countries: Implication for public policy”
thì lại đi sâu phân tích về sự nghèo đói ở vùng nông thôn tại các quốc gia đang phát triển.
Tác giả đã phân tích thực trạng về các dạng người nghèo, các vấn đề liên quan đến tài sản
của người nghèo, đã tìm nguyên nhân của nghèo đói, từ đó đề xuất xây dựng các chính
sách giúp XĐGN cũng như đề xuất các yếu tố cần thiết trong chính sách XĐGN.
Dollar, D. và Kraay, A. (2002), trong cuốn “Growth is Good for the Poor” lại
nghiên cứu trên 92 quốc gia qua bốn thập kỷ về thu nhập bình quân của nhóm nghèo
nhất tăng tương ứng với thu nhập trung bình và nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng
trưởng kinh tế với xoá đói GN để cho thấy thu nhập bình quân của nhóm nghèo nhất
tăng tương ứng với thu nhập trung bình ở các quốc gia này được giữ trên khu vực, thời
gian, mức thu nhập, và tỷ lệ tăng trưởng. Tuy các tác giả đã xem xét một số yếu tố
thường không cân đối lợi ích người nghèo nhất trong xã hội, nhưng lại thấy rất ít bằng
chứng tác dụng của chúng.
Trong bài viết “Phân tích các tác động của tài chính vi mô đối với xóa đói giảm
nghèo” (Morduch and Haley, 2002), các tác giả chỉ ra việc GN và nghèo đói đã trở
thành đề tài nóng bỏng, gây chú ý trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế 1990, được cam
kết trong các mục tiêu phát triển quốc tế của OECD, mục tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt,
tài chính vi mô đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả mạnh mẽ để XĐGN, tuy
nhiên lại rất khó thâm nhập vào tầng lớp nghèo trong xã hội. Thông qua nhiều công cụ
giám sát như CGAP, CASHPOR, WEALTH RANKING, các tác giả nhận thấy rằng
tài chính vi mô có tác động tích cực tới GN do nó có liên quan tới 6 trong 7 mục tiêu
Thiên niên kỷ, đặc biệt là tác động tăng thu nhập.



13

Năm 2004, Chen, Martha Alter và các cộng sự với cuốn sách “Lồng ghép việc
làm chính thức và giới tính trong XĐGN: Sổ tay về chính sách - các nhà sản xuất và
các bên liên quan khác" (“Mainstreaming informal employment and gender in poverty
reduction: A handbook for policy - makers and other stakeholders”) đã đề cập đến
chiến lược XĐGN ở khía cạnh công việc, nghề nghiệp của các thành phần lao động tự
do, chủ yếu là những người nghèo. Tác động của sự thay đổi bối cảnh kinh tế đối với
các thành phần lao động tự do. Sự liên quan giữa nghề nghiệp của nghèo đói & giới
tính đối với vấn đề phát triển kinh tế toàn cầu.
Năm 2006, Tara Bedi, Aline Coudouel, Marcus Cox... với nghiên cứu “Ngoài
những con số: Tìm hiểu về các Tổ chức Giám sát chiến lược giảm nghèo”, NXB
Washington, DC: The World Bank, đã phân tích thực tiễn chính sách ở một số nước
Anbani, Bolivia, Guyana và Honduras..., từ đó nghiên cứu xây dựng hệ thống phân
tích và hướng dẫn chi tiết trong chiến lược GN, xác định hệ thống các chính sách và
thực hiện đánh giá ảnh hưởng của nó đến nghèo đói ở các nước nghèo.
Với cuốn “Việt Nam và châu Phi: so sánh các bài học và cơ hội lẫn nhau”
(Vietnam and Africa: Comparative lessons and mutual opportunities/Do Hoai Nam,
Greg Mills, Dianna Games...; B.s.: Do Duc Dinh, Greg Mills, NXB Khoa học xã hội,
2007) đã nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở Việt Nam và
châu Phi. Các tác giả đã phân tích vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn với sử
dụng nguồn vốn viện trợ trong XĐGN.
Báo cáo kinh tế châu Phi năm 2008: Đồng thuận châu Phi và các Monterrey:
Theo dõi Hiệu suất và tiến bộ lục địa của Uỷ ban kinh tế cho châu Phi (Rapport
économique sur l'Afrique 2008: L'Afrique et le Consensus de Monterrey: Performance
et progrès du continent/Commission économique pour l'Afrique) đã đi sâu phân tích
sự phát triển kinh tế châu Phi trong năm 2007 để chỉ ra: mặc dù có sự tiến bộ về kinh
tế nhưng sự phát triển về xã hội và con người ở châu Phi vẫn còn rất khiêm tốn, thúc
đẩy phải có các chiến lược đổi mới kinh tế, để thiết lập một sự phát triển đều khắp,
phát huy đối đa những tác động về XĐGN. Đây cũng là khuyến nghị cho các cuộc

đàm phán hiện hành giữa các chính phủ châu Phi và cộng đồng quốc tế, nhằm đẩy
nhanh tốc độ XĐGN trên toàn lục địa được thực hiện theo Cam kết Monterrey.
Còn Dillinger, William trình bày trong “Báo cáo của WB về phát triển kinh tế
vùng, XĐGN” (“Poverty and regional development in Eastern Europe and central
Asia”, Washington, D.c: The World Bank, 2008, World Bank Working Paper; số. 118)
các nghiên cứu thực tế XĐGN thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, tăng trưởng kinh
tế, giảm tỷ lệ di dân. Phát triển kinh tế vùng khó khăn của các vùng kinh tế mới nổi.


14

Phân tích những yếu tố cân bằng khác nhau giữa mục tiêu môi trường và xã hội trong
phát triển vùng ở các nước Đông Âu và Trung Á.
Trong bài viết “Tầm quan trọng về mặt kinh tế của nông nghiệp đối với XĐGN”
(Cervantes - Godoy and Dewbre, 2015), các tác giả đã cho thấy rằng, khi tuyên bố thiên
niên kỷ được đưa ra vào năm 2015 đã thiết lập mục tiêu giảm một nửa số người sống
trong nghèo đói cùng cực. Những tiến bộ đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển cho
thấy khả năng đạt được mục tiêu này là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, một số quốc
gia, và với khoảng 1 tỷ người vẫn có thể phải sống trong nghèo khổ cùng cực tại thời
điểm tới hạn của mục tiêu này. Các tác giả đã chỉ ra lý do tại sao một số nước lại làm tốt
hơn những nước khác bằng cách tìm kiếm đặc điểm chung của 25 nước đang phát triển
đạt được thành công đáng kể trong việc GN đói cùng cực trong 20 - 25 năm qua. Thông
qua việc so sánh các chỉ số kinh tế vĩ mô, các tác giả đã cho thấy tăng trưởng kinh tế nói
chung và tốc độ tăng trưởng thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp có đóng góp rất quan
trọng trong việc GN ở các quốc gia này.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức trong nước
Trong bài báo “Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải
pháp”, cho thấy đói nghèo ở Việt Nam là một vấn đề KT-XH bức xúc. Việc đặt ra GN
toàn diện, bền vững là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, góp phần phát triển đất
nước theo con đường XHCN đã lựa chọn. Nhờ những thành tựu của công cuộc đổi

mới kinh tế, công cuộc XĐGN đã đạt được những thành tựu đáng kể, giúp nâng cao
mức sống cơ bản của các đối tượng nghèo trong xã hội. Tuy nhiên, việc thực thi các
chính sách XĐGN trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân về
nhận thức, về tính thực tế của chuẩn nghèo, về nguồn lực huy động còn hạn chế, hay
do cơ chế thực hiện, hoặc các hệ thống chính sách hỗ trợ XĐGN còn yếu và thiếu, việc
tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, không đồng đều ở các địa phương… Điều này
dẫn tới tốc độ GN không đều giữa các vùng và có xu hướng giảm lại, kết quả GN
không bền vững, nhất là ở các khu vực miền núi. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm
tỷ lệ nghèo đói quốc gia theo chuẩn mới, cải thiện đời sống người nghèo, tác giả
khuyến nghị cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như:
(i) Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo thì cần dựa trên nền tảng
của tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo việc làm;
(ii) Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các loại hình dịch vụ
phục vụ xã hội và bảo vệ môi trường;
(iii) Xã hội hóa XĐGN;


15

(iv) “Đổi mới công tác tổ chức, đảm bảo tính công khai, minh bạch, làm rõ trách
nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người
dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo,
vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo” trong
quá trình triển khai chương trình XĐGN (Phạm Gia Khiêm, 2006, tr.22-39).
Trong cuốn sách “Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới - Đánh giá giữa kỳ
chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135-II giai đoạn 2006 –
2008” do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Cơ quan Liên Hợp
Quốc tại Việt Nam tiến hành (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan
liên quan, 2009), đã nhận định:
(i) Thiết kế của Chương trình là phù hợp, thể hiện tính liên kết chặt chẽ với những

ưu tiên về GN của quốc gia, các hợp phần của chương trình đã giải quyết các vấn đề
liên quan đến nghèo đói. Tuy nhiên, chương trình không có sự lồng ghép giữa các
chính sách, dự án, các chương trình khác nhau không được khai thác hiệu quả, vì lý do
khách quan, vì vậy, hiệu quả mang lại chưa phải là cao nhất;
(ii) Đánh giá hiệu quả của Chương trình là vấn đề khó khăn, tuy nhiên, nếu dựa
theo chỉ tiêu thu nhập thì cũng có những đối tượng hưởng lợi từ Chương trình không
phải là người nghèo (khoảng 10%), tỷ lệ rò rỉ chấp nhận được của chương trình
khoảng 10%;
(iii) Các chỉ tiêu chung của Chương trình đã đạt được, tuy nhiên mức giải ngân
đạt thấp (dưới 33% - thấp hơn kế hoạch là 60%), số lượng lớn người hưởng lợi với tỷ
lệ bao phủ tăng lên đáng kể trong những năm qua;
(iv) Chương trình MTQG GN đã được quy định một hệ thống các định mức
phân bổ ngân sách và thực hiện chương trình thông qua Thông tư Liên tịch số
102/TTLT/Bộ TC-LĐTTBXH ngày 20/08/07. “Theo lý thuyết, thông tư này đã đưa
ra một hành lang pháp lý chung và thông qua đó thực hiện chương trình MTQG GN.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ tín dụng, y tế, giáo dục được quản lý nằm ngoài
khung chung này, dẫn đến việc lập ngân sách tổng thể, đánh giá chương trình và việc
quản lý theo kết quả trở nên cực kỳ khó khăn. Bản chất lập kế hoạch thực hiện, kế
hoạch ngân sách và thực hiện hiện từ trên xuống và sự bó hẹp các hợp phần của
chương trình ngành dọc đã làm gia tăng khoảng cách giữa việc xây dựng các chỉ tiêu
với việc phân bổ ngân sách. Trên thực tế, mỗi chính sách và dự án đều không có
định mức phân bổ ngân sách rõ ràng và không có sự liên kết với các kết quả mong
đợi, hay nhu cầu của người dân. Không có các tiêu chí rõ ràng, minh bạch dựa


16

theo nhu cầu để thông qua đó phân bổ nguồn lực giữa các tỉnh, huyện và xã. Do
đó, nguồn lực của chương trình MTQG GN đã không được phân bổ đến những nơi
cần thiết nhất” (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên

quan, 2009; tr.22);
(v) Trong nhận thức của đối tượng hưởng lợi, thông qua kết quả điều tra cho thấy,
các chính sách/dự án thuộc Chương trình MTQG GN đã được người nghèo tiếp cận
một cách dễ dàng; nhận thức của những đối tượng được hưởng lợi từ ảnh hưởng và
tác động của các chương trình/dự án thuộc Chương trình là có “tác động tích cực” đối
với việc làm, thu nhập; người dân cảm thấy hài lòng hoặc rất hài lòng với các dịch vụ
được cung cấp (gồm kết cấu hạ tầng và các hợp phần của chương trình 135 giai đoạn
II).
Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra nhiều khuyến nghị ngắn hạn và đề xuất trung hạn
nhằm thực hiện tốt hơn chương trình ở giai đoạn tiếp theo.
Trong nghiên cứu “Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn
vốn sinh kế để GNBV” (Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách, 2009), trong
khuôn khổ thực hiện các dự án nâng cao năng lực phát triển cộng động của Chương
trình chia sẻ - SIDA, nhóm tiến hành nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh Yên Bái, Hà
Giang, Quảng Trị, từ đó chỉ ra:
(i) Đối với nguồn vốn con người, những nhân tố thúc đẩy gồm: lực lượng lao động
tương đối đông, lao động trẻ sự hỗ trợ của dự án Chia sẻ cũng như của Nhà nước và
các tổ chức trong nước, quốc tế ở nhiều mặt; những nhân tố cản trở gồm: công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp không phát triển, sản xuất thuần nông, trình độ văn hóa chuyên
môn còn hạn chế, trẻ em gặp khó khăn trong tiếp cận giáo dục, khoảng cách địa lý
khiến việc tiếp cận y tế gặp khó khăn;
(ii) Đối với nguồn vốn vật chất, những nhân tố thúc đẩy gồm: sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, và hỗ trợ của các chương trình, dự án trong đầu tư kết cấu hạ
tầng, sự hỗ trợ của dự án Chia sẻ, sự tham gia tích cực của người dân vào phát triển
kết cấu hạ tầng, người dân có ý thức cao trong việc phát triển sản xuất, sự công
bằng trong tiếp cận nguồn vốn kết cấu hạ tầng; nhân tố cản trở gồm: kết cấu hạ tầng
yếu kém là cản trở lớn nhất;
(iii) Đối với nguồn vốn tài chính, những nhân tố thúc đẩy gồm: sự đa dạng về nguồn
vốn tín dụng, đóng góp của Ngân hàng Chính sách xã hội trong cho vay ưu đãi, sự hỗ
trợ của các đoàn thể chính trị - xã hội trong bảo lãnh cho vay tín chấp, các hộ được tập

huấn sử dụng vốn có hiệu quả; các nhân tố cản trở gồm: các hộ nông dân thiếu vốn sản


17

xuất và tiêu dùng, trình độ học vấn gây ra hạn chế trong tiếp cận vốn vay;
(iv) Đối với nguồn vốn xã hội, các nhân tố thúc đẩy gồm vai trò tích cực của trưởng
thôn và cán bộ địa phương trong truyền tải thông tin đến người dân, mạng lưới quan hệ
gia đình, dòng họ của người dân địa phương khá mạnh, quan hệ của người dân trong
cộng đồng từ khi có dự án ngày càng tốt hơn, người dân tham gia đông vào các tổ chức
địa phương, giảm thiểu các phong tục tập quán lạc hậu; các nhân tố cản trở gồm: thiếu
thông tin thị trường, mất cân bằng về giới, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
không rõ ràng, hoạt động chồng chéo kém hiệu quả và khiến người dân lúng túng khi
cần được cung cấp thông tin, sự hòa nhập của người dân vào cộng đồng còn hạn chế;
(v) Đối với nguồn vốn tự nhiên, những nhân tố thúc đẩy gồm: diện tích đất có khả
năng khai hoang, phục hóa còn nhiều cùng với sự dồi dào và đa dạng của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác, dự án Chia sẻ trong quá trình triển khai đã quan tâm khá
nhiều đến phát triển bền vững; những nhân tố cản trở gồm: vị trí địa lý không thuận
lợi, khí hậu khắc nghiệt cùng với những khó khăn do thiếu tài nguyên, thị trường đất
đai kém phát triển, tập quán canh tác lạc hậu.
Trong bài viết “Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo”, tác giả (Nguyễn
Thị Kim Ngân, 2011) nhận định năm 2010 là năm bước ngoặt trong XĐGN ở nước ta,
được ghi nhận khi độ sâu nghèo đói đã giảm xuống. Thành tựu GN của Việt Nam
được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong những câu chuyện thành công nhất
trong phát triển kinh tế. Tuy vậy, tác giả cũng thẳng thắn nhìn nhận tỷ lệ hộ nghèo có
giảm nhanh nhưng GN của Việt Nam chưa bền vững, “số hộ đã thoát nghèo nhưng
mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70% - 80%), tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm
so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao (7% - 10%); chênh lệch giàu - nghèo giữa các
vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo
cao”. Vì thế, để đẩy mạnh công tác GN và thực hiện GNBV, định hướng GN thời kỳ

2011 - 2020 bao gồm:
“Thứ nhất, các chính sách GN thường xuyên sẽ được hệ thống lại, trên cơ sở rà soát,
đánh giá lại toàn bộ các chính sách hiện hành do các bộ, ngành được giao trách nhiệm
chủ trì tổ chức thực hiện, hướng vào đối tượng người nghèo, hộ nghèo. Trên cơ sở đó,
Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về định hướng GNBV thời kỳ 2011 - 2020, trong
đó, bao gồm các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, người nghèo; chính sách
đặc thù cho địa bàn khó khăn nhất.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2011 2015, Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách trung ương để đẩy


×