Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học NHIỄM HELICOBACTER PYLORI ở TRẺ EM VÙNG tây NGUYÊN, VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ THỌ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM
VÙNG TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số: 62720135

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN BÀNG
TS. HOÀNG THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phùng Đức Cam là những người thầy
ngay từ đầu đã định hướng cho tôi nghiên cứu về H. pylori một lĩnh vực mới
mẻ và thú vị này. Hai thầy đã hướng dẫn cho tôi cách suy nghĩ khoa học để
hướng tới nghiên cứu luận án.
Giáo sư Lê Nam Trà và các thầy trong Hội đồng chấm đề cương tiến
sỹ, đã định hướng cho tôi mục tiêu nghiên cứu và chọn lọc những dân tộc
thích hợp để đưa vào nghiên cứu.


Phó giáo sư Nguyễn Văn Bàng, là người hướng dẫn tôi, với những dẫn
dắt khoa học từ khâu huấn luyện lấy mẫu, cách phân tích, lập luận luôn nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong mọi hoàn cảnh.
Tiến sĩ Hoàng Thị Thu Hà, người hướng dẫn thứ hai của tôi và là người
trực tiếp xét nghiệm huyết thanh học trong 1890 mẫu nghiên cứu, phân tích và
đọc kết quả giúp tôi, có kết quả làm luận án chính xác, đồng thời là người
chia sẻ nên đã giúp tôi tìm được những thông tin quý báu để viết luận án.
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn, Phó giáo sư Hoàng Minh Hằng,
Tiến sĩ Phạm Đức Phúc đã giúp tôi biết cách phân tích số liệu để viết luận án.
Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng và các phòng ban đã tạo điều kiện về mặt thời
gian và một phần kinh phí giúp tôi hoàn thành luận án này.
Sở Y tế tỉnh Đak Lak, Gia Lai, Trung tâm Y tế huyện Cư M ’gar, Trung
tâm Y tế huyện Chư Păh, Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng, trạm Y tế xã Ia
Phí, xã Ia Khươi, xã Ea Tar, xã N ’Thôn Hạ, xã Liên Hiệp, Hiệp An, Ninh
Loan tạo điều kiện giúp đỡ về mặt nhân lực để hoàn thành luận án này.


Nhân viên bệnh viện Nhi Lâm Đồng, mặc dầu mới thành lập nhưng được
sự huấn luyện các kỹ năng phỏng vấn và lấy mẫu, vào số liệu, đã cùng tôi sát
cánh vượt qua mọi khó khăn đến các vùng xa để hoàn thành luận án này.
Ban giám đốc trung tâm Y tế Dự Phòng, phòng xét nghiệm trung tâm Y
tế Dự Phòng tỉnh Lâm Đồng đã giúp tôi tách chọn huyết thanh theo đúng quy
trình chuẩn để chuyển về Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương xét nghiệm.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhi và gia đình của các
em trong 7 xã thuộc 3 tỉnh vùng Tây Nguyên đã dành cho tôi thời gian quý
báu để thực hiện việc nghiên cứu.
Lê Thọ


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố. Tôi xin chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.

Lê Thọ


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu:
(+): Dương tính.
(-): Âm tính.
Σ: Tổng cộng.
%: Tỷ lệ phần trăm.
Tiếng Việt:
- DD-TT
- DSR
- ĐK
- KNKQ
- LL
- LS
- NMDD
- TX
- UTDD
- VDD
Tiếng Anh:
- CagA
- CI
- CLO test

- ELiSA
- Etest
- H.pylori
- Hp
- OR
- PcR
- RAPD
- RUT
- UBT
- VagA

>: Lớn hơn.
<: Nhỏ hơn.
≥: Bằng hoặc lớn hơn.
≤: Bằng hoặc nhỏ hơn.
: Dạ dày-tá tràng.
: Dị sán ruột.
: Đôi khi.
: Khi nhớ khi quên.
: Luôn luôn.
: Loạn sản.
: Niêm mạc dạ dày.
: Thường xuyên.
: Ung thư dạ dày.
: Viêm dạ dày.
: Cy totoxin Associated gene.
: Canfidence intereal.
: Campylobacter like crganrrism test.
: Enzym linhed immanosorbert ASSay.
: Epsilometer test.

: Helicobacter pylori.
: Helicobacter pylori.
: odds ratio.
: Polymerase chain reactium.
: Radam amplified polymorplic DNA.
: Rapid usease test.
: Urea breath test.
: Vaasolating cytotoxin


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................4
1.1. Lịch sử phát hiện Helicobacter pylori....................................................4
1.2. Dịch tễ học..............................................................................................5
1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm (prevalence)..........................................................5
1.2.2. Tần suất nhiễm mới..........................................................................9
1.2.3. Tỷ lệ tái nhiễm................................................................................10
1.2.4. Cơ chế lây truyền H. pylori............................................................12
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori trong thời niên thiếu...........14
1.3.1. Tuổi.................................................................................................14

1.3.2. Giới.................................................................................................15
1.3.3. Thu nhập, nghề nghiệp và học vấn của cha mẹ..............................15
1.3.4. Tình trạng kinh tế xã hội................................................................16
1.3.5. Sống chật chội đông đúc................................................................16
1.3.6. Tình trạng vệ sinh...........................................................................17
1.3.7. Sống chung với người mang H. pylori hoặc bị bệnh do H. pylori. 17
1.3.8. Vai trò sống tập thể.........................................................................18
1.3.9. Địa dư.............................................................................................18
1.3.10. Vấn đề chủng tộc, nhóm máu, giống nòi......................................19
1.3.11. Một số yếu tố khác........................................................................22
1.4. Đặc tính sinh học của H. pylori............................................................26
1.5. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori......................................28


1.5.1. Các phương pháp cần nội soi tiêu hóa............................................28
1.5.2. Các phương pháp không cần nội soi .............................................30
1.6. Một số đặc điểm về địa lý và dân cư học vùng Tây Nguyên................39
1.6.1. Địa lý..............................................................................................39
1.6.2. Khí hậu...........................................................................................39
1.6.3. Dân cư............................................................................................39
1.6.4. Phong tục tập quán:........................................................................40
1.6.5. Mô hình bệnh tật.............................................................................41
1.6.6. Một số đặc điểm về diện tích, dân số.............................................42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........43
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................43
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................43
2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:.......................................................................43
2.1.3. Vùng nghiên cứu:...........................................................................44
2.1.4. Cách chọn mẫu vào nhóm nghiên cứu...........................................44
2.1.5. Cách tổ chức và đội ngũ tham gia nghiên cứu...............................51

2.1.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu............................................................51
2.1.7. Lấy mẫu máu- chẩn đoán huyết thanh học.....................................52
2.1.8. Các yếu tố nhiễu.............................................................................57
2.2. Phân tích và xử lý số liệu......................................................................58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................59
3.1. Đặc điểm chung và tỷ lệ nhiễm H. pylori của quần thể đối tượng nghiên cứu....59
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư...................59
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu là trẻ em theo tuổi và giới..............60
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở quần thể nghiên cứu................................62
3. 2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em dưới 16 tuổi một số dân tộc Tây
Nguyên được nghiên cứu......................................................................62
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo giới........................................62
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo nhóm tuổi..............................64
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo dân tộc...................................65
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo địa dư (tỉnh)..........................66
3.3. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với các nguy cơ biến số
nghiên cứu............................................................................................67


3.3.1. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm
về kinh tế xã hội của quần thể nghiên cứu.....................................67
3.3.2. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về tập
quán, lối sống, vệ sinh môi trường và cá nhân của quần thể nghiên cứu...71
3.3.3. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm
về sức khỏe, bệnh tật, tình trạng nhiễm H. pylori ở các thành viên
hộ gia đình của quần thể nghiên cứu..............................................78
3.3.4. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm
khác của quần thể nghiên cứu........................................................84
3.4. Xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori trên phân tích đa biến.. .86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................87

4.1. Tỷ lệ nam/nữ.........................................................................................88
4.2. Tuổi.......................................................................................................89
4.3. Dân tộc..................................................................................................92
4.4. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về kinh tế xã
hội của quần thể nghiên cứu.................................................................96
4.5. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về tập quán,
lối sống, vệ sinh môi trường và cá nhân của quần thể nghiên cứu.....101
4.6. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về sức khỏe,
bệnh tật, tình trạng nhiễm H. pylori ở các thành viên hộ gia đình của
quần thể nghiên cứu............................................................................108
4.7. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm khác của quần
thể nghiên cứu.....................................................................................113
4.8. Những điểm mạnh và những điểm yếu của luận án............................115
4.8.1. Những điểm mạnh........................................................................115
4.8.2. Những điểm yếu...........................................................................116
KẾT LUẬN..................................................................................................117
KIẾN NGHỊ.................................................................................................118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5
Bảng 1.6.

Bảng 1.7
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2.
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.

Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các nước phát triển......................6
Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các nước đang phát triển.............7
Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori ở các nước phát triển..........................11
Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori ở các nước đang phát triển.................12
Giá trị chẩn đoán của một số Kit ELISA thông dụng ................33
Độ nhậy của ELISA in-house, pyloriset, EIA-GIII, HM-CAP và
Helicoblot 2.1 trong chẩn đoán nhiễm H. Pylori .......................35
Độ nhậy và độ đặc hiệu của thử nghiệm ELISA tại cộng đồng
người Việt Nam so với kit Helicoblot ........................................36
Chỉ số nghiên cứu.......................................................................48
Phân bố đối tượng của các địa điểm nghiên cứu........................60
Tỷ lệ nhiễm H. pylori của các đối tượng nghiên cứu.................62
Tỷ lệ nhiễm H. pylori phân bố theo nhóm tuổi...........................64
Phân bố theo dân tộc...................................................................65

Tỷ lệ nhiễm H. pylori giữa các tỉnh............................................66
Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố, mẹ với tình trạng nhiễm. .67
Mối liên quan giữa học vấn của bố và mẹ với tình trạng nhiễm
H. pylori ở trẻ..............................................................................68
Mối liên quan giữa thu nhập bình quân/tháng/người đến lây
nhiễm H. pylori ở trẻ....................................................................69
Mối liên quan giữa số người sống trong gia đình với tình trạng
nhiễm H. pylori ở trẻ...................................................................70
Mối liên quan giữa rửa tay trước khi ăn ở trẻ với tình trạng
nhiễm H. pylori ở trẻ...................................................................71
Mối liên quan giữa rửa tay sau khi đi vệ sinh với tình trạng
nhiễm H. pylori ở trẻ....................................................................72
Mối liên quan giữa cách làm sạch sau đại tiện của trẻ với nhiễm
H. pylori ở trẻ..............................................................................73
Mối liên quan giữa cách ăn của trẻ với tình trạng nhiễm H.
pylori ở trẻ..................................................................................73


Bảng 3.14. Mối liên quan giữa sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa,
thìa) với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ....................................74
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhai bón thức ăn cho trẻ với tình trạng nhiễm
H. pylori ở trẻ...............................................................................75
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sử dụng nguồn nước với tình trạng nhiễm H.
pylori ở trẻ..................................................................................75
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa sử dụng nhà vệ sinh trong hộ gia đình với
tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ..................................................76
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nuôi động vật trong nhà với tình trạng nhiễm
H. pylori ở trẻ..............................................................................77
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa dùng phân người tươi để bón ruộng/ vườn với
tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ..................................................78

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tiêu hóa của trẻ với tình trạng
nhiễm H. pylori ở trẻ...................................................................79
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa bệnh tiêu hóa hiện nay của trẻ với tình trạng
nhiễm H. pylori ở trẻ...................................................................79
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh dị ứng của trẻ với tình trạng
nhiễm H. pylori ở trẻ...................................................................80
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tiền sử sử dụng kháng sinh trong vòng 12
tháng với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ..................................81
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kết quả ELISA bố mẹ đến sự lây nhiễm H.
pylori ở con.................................................................................82
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nhiễm của trẻ là con đầu và con thứ 2 và tình
trạng nhiễm H. pylori ở các trẻ khác..........................................83
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thời gian bú mẹ lúc nhỏ và tình trạng nhiễm
H. pylori hiện tại của trẻ................................................................84
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian sống tập thể lúc nhỏ và tình trạng
nhiễm H. pylori hiện tại của trẻ..................................................85
Bảng 3.28 Một số yếu tố nguy cơ đến lây nhiễm H. pylori ở trẻ em qua
phân tích đa biến.........................................................................86


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi phân theo nhóm tuổi...........................61
Biểu đồ 3.2 Phân bố giới trẻ < 16 tuổi trong nghiên cứu...............................61
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nhiễm H. pylori phân bố theo giới.....................................63

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................46

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh H. pylori với các lông roi ở đầu.....................................27

Hình 2.1. Quy trình xét nghiệm ELISA........................................................54
Hình 2.2. Pipette lấy máu tách chiết huyết thanh..........................................55
Hình 2.3. Máy rửa.........................................................................................55
Hình 2.4. Máy đọc kết quả............................................................................56
Hình 2.5. Giếng đọc kết quả..........................................................................56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh nhiễm trùng phổ biến trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Viêm dạ dày (VDD) mạn tính chiếm tỷ lệ rất cao trong
các bệnh lý dạ dày - tá tràng (DD-TT) đến khám tại các cơ sở y tế, các chuyên
khoa tiêu hóa.
Nguyên nhân gây bệnh đã được đề cập từ lâu nhưng chỉ tới 1983
Marshall B. J. và Warren J.R [1] mới phát hiện và nuôi cấy thành công vi
khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) đã chứng minh vai trò chính của nó
trong bệnh lý DD-TT. Dần dần hầu hết các nghiên cứu đều công nhận vi
khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của VDD mạn tính, loét DD-TT,
u MALT (Mucosal - Associated Lymphoma tissue) và ung thư dạ dày
(UTDD). Nhiễm H. pylori mạn sẽ gây VDD mạn, dẫn tới viêm teo niêm mạc,
dị sản ruột, loạn sản là những tổn thương tiền ung thư [2].
H. pylori có lẽ là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế
giới, ở các nước công nghiệp phát triển trung bình có khoảng 20 – 30% dân số
bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60. Ở các nước đang
phát triển những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm
cao. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy tình hình nhiễm H. pylori ở 14
nước đang phát triển ở tuổi dưới 15 là 80% [3], [4]. Ở các nước này, nhiễm H.
pylori chủ yếu bị mắc từ tuổi nhỏ và sự khác nhau về tỷ lệ hiện nhiễm được
theo dõi qua các thế hệ nối tiếp đã phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội

và môi trường họ sống. Ở miền Bắc Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn
Văn Bàng và cs [5],[6] trên 824 trẻ tỷ lệ nhiễm H. pylori là 34%.
Một trong những đặc điểm chung quan trọng của sự nhiễm H. pylori
được nhiều nghiên cứu xác nhận là tỷ lệ nhiễm H. pylori khác nhau ở các tộc
người khác nhau. Nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [7] tại Đức thấy rằng


2
có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ mang quốc tịch Đức và trẻ
em quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu của Graham và cs [8] ở Mỹ thấy rằng
tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em da đen cao gần gấp đôi so với trẻ em da trắng.
Tại Thụy Điển nghiên cứu của Tindberg Y và cs [9] nhận thấy có sự khác biệt
về nhiễm H. pylori ở trẻ em các chủng tộc Bắc Âu, Châu Á và Nam Mỹ.
Nghiên cứu về vai trò của di truyền của Malaty HM và cs [10] ở Thụy
Điển cho thấy có vai trò của di truyền trong lây nhiễm H. pylori. Những nhóm các
cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các cặp sinh đôi khác trứng.
Tại Châu Á và Đông Nam Á theo nghiên cứu của Goh và cs [11] tại
Malaysia thấy rằng có sự khác biệt nhiễm H. pylori giữa các chủng tộc, trẻ
mang chủng tộc Malaysia có tỷ lệ nhiễm H. pylori thấp hơn trẻ mang chủng
tộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, Trịnh Xuân Long, Lò Thị Minh và
Nguyễn Văn Bàng (2007) nghiên cứu tại huyện Bát Xát (Lào Cai), tỷ lệ
nhiễm H. pylori chung ở trẻ em < 18 tuổi của tất cả các dân tộc là 29%, cụ thể
cho các dân tộc như sau: H’mong 16,1%, Tày 26,7%, Dao 20,3%, Dáy 38,5%
và Kinh 41,1% [12]. Do trải qua hàng trăm năm sự di cư của loài người đến các
châu lục làm cho nhiễm H. pylori ở các chủng tộc trong quá trình nghiên cứu rất
phức tạp do quá trình tiến hóa và đột biến gien ở các chủng H. pylori [11].
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu các yếu tố liên quan có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến việc nhiễm H. Pylori. Tuy nhiên, đến nay nhiều vấn đề
liên quan đến nhiễm H. pylori cũng như bệnh lý do nhiễm H. pylori vẫn còn
là những câu hỏi mà khoa học chưa thể trả lời chắc chắn, đặc biệt là cách lây

nhiễm, thời điểm bị nhiễm, các yếu tố thuận lợi cho việc lây nhiễm, cũng như
cơ chế gây bệnh, cách phòng bệnh.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, có 54 dân tộc
cùng sinh sống. Hiện tại các nghiên cứu phần lớn tập trung mô tả về tỷ lệ
nhiễm H. pylori trong nhóm biểu hiện bệnh và tác dụng của các phác đồ điều


3
trị diệt H. pylori đối với người lớn và trẻ em. Về mặt sức khỏe cộng đồng việc
nghiên cứu các trường hợp biểu hiện bệnh lý tại bệnh viện chưa cho phép các
nhà quản lý sức khỏe có cơ sở xây dựng một chiến lược phòng chống bệnh
viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày do H. pylori. Tại
các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam có một số nghiên cứu về nhiễm H.
pylori ở trẻ em, những nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá được tỷ lệ nhiễm
H. pylori của trẻ em Việt Nam, nhưng các nghiên cứu trên chưa thể hiện được
tất cả các dân tộc, phong tục tập quán, đặc biệt vùng Tây Nguyên. Nhằm đánh
giá tỷ lệ nhiễm H. pylori của các dân tộc Tây Nguyên và các yếu tố nguy cơ
lây nhiễm H. pylori, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điễm
dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt
Nam” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các dân tộc Tây Nguyên Việt
Nam năm 2010-2011.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori ở trẻ em các
dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010-2011.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử phát hiện Helicobacter pylori
Trong quan niệm kinh điển, dịch dạ dày được coi là vô khuẩn do khả
năng diệt khuẩn mạnh của axit clohydric. Trước khi H. pylori chính thức được
công nhận, đã có một vài thông báo về một loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ
dày người. Năm 1940, Freedberg AS và cs đã công bố về sự tồn tại một loại
vi khuẩn hình xoắn trên niêm mạc dạ dày bị cắt bỏ [13]. Năm 1979, tại bệnh
viện hoàng gia Perth (Australia), Robin Warren một nhà giải phẫu bệnh đã
phát hiện thấy một loại vi khuẩn hình xoắn, thường xuất hiện trong các mảnh
sinh thiết dạ dày ở lớp chất nhầy phủ lên tế bào niêm mạc dạ dày, quan sát
dưới kính hiển vi điện tử, ông thấy chúng rất giống loại vi khuẩn đã tìm được
trong các thông báo trước đó [1]. Năm 1981, Barry Marshall khi đó đang thực
hành tại Khoa Nội tiêu hoá của Bệnh viện Perth rất quan tâm đến quan sát của
Robin Warren, nhân tình cờ một bệnh nhân viêm hang vị dạ dày được điều trị
bằng Tetracycline, sau đó các triệu chứng hoàn toàn biến mất, nội soi và kiểm
tra mô bệnh học thấy sự biến mất của các tế bào viêm cùng các xoắn khuẩn.
Ông đã tìm cách phân lập vi khuẩn này. Sau nhiều lần nuôi cấy không thành
công, đến mẫu nuôi cấy thứ 35 thì được để lại trong tủ ấm 5 ngày do nghỉ Lễ
Phục Sinh, khi dĩa nuôi cấy được kiểm tra thì thấy xuất hiện một loại khuẩn
lạc thuần, đường kính 1mm, kiểm tra trên tiêu bản nhuộm Gram thấy hình vi
khuẩn cong, xoắn nhẹ phù hợp với hình thể trên tiêu bản trực tiếp từ mảnh sinh
thiết. H. pylori đã được phân lập thành công và được Marshall B.J chính thức công
bố [1]. Vi khuẩn này ban đầu được gọi là Campylobacter like organism, do chúng
có hình thái tương tự như một nhóm tác nhân gây bệnh đường ruột được biết là
các Campylobacters. Tại hội thảo quốc tế về nhiễm trùng Campylobacters
(Brussels, 1983), Skirrow đề nghị gọi vi khuẩn mới này là Campylobacters
pyloridis, về sau được đổi lại là Campylobacters pylori cho phù hợp với nguyên


5
tắc đặt tên theo ngôn ngữ Latin. Năm 1988 Goodwin và cs trong khi nghiên cứu về

siêu cấu trúc, thành phần acid béo của tế bào và trình tự chuỗi rRNA 16S của
Campylobacters pylori và Campylobacters mustelae đã nhận thấy, chúng khác
hẳn với giống Campylobacters. Trên cơ sở nghiên cứu đó, Goodwin và cs đề
nghị xếp Campylobacters pylori và Campylobacters mustelae vào một giống
mới, giống Helicobacter (Helicobacter genus). Tháng 6 năm 1989 tạp chí
quốc tế về hệ thống vi khuẩn học (The International Journal of Systematic
Bacteriology) chấp nhận tên giống vi khuẩn mới Helicobacter, từ đó
Campylobacters pylori được gọi là Helicobacter pylori [14]. Bằng việc khám phá
ra vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, Warren B.J và Marshall
J.R đã giành được giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học vào năm 2005.
Từ đó đến nay, có nhiều nghiên cứu lâm sàng làm sáng tỏ dần vai trò
của H. pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng.
1.2. Dịch tễ học
Trên thế giới có hơn 3,5 tỷ người nhiễm H. pylori và trên 700 triệu
người bị bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến nhiễm H. pylori. Cũng như đối
với các bệnh khác, nghiên cứu dịch tễ học nhiễm H. pylori có vai trò quyết
định các biện pháp cơ bản trong chiến lược y tế cộng đồng nhằm khống chế
sự lây nhiễm của vi khuẩn này [15]. Từ thời điểm được phát hiện, công bố
rộng rãi, khẳng định vai trò bệnh lý của vi khuẩn này, hàng loạt các nghiên
cứu dịch tễ học trên thế giới đã cho phép đi đến một số kết luận về phân bố
dịch tễ cũng như các bệnh liên quan đến nhiễm H. pylori [16].
1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm (prevalence)
Tỷ lệ nhiễm H. pylori cao ở các nước đang phát triển và thấp ở các nước
phát triển và tùy theo vào mỗi khu vực, vùng địa lý, thành thị hay nông thôn.


6
1.2.1.1. Tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước phát triển
Bảng 1.1 Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các nước phát triển
Nước

Thụy
[9]

Tác giả/năm

Điển Tindberg Y và
cs/2001

Số trẻ tham
gia nghiên
cứu

Tuổi
(năm)

Phương pháp

Tỷ lệ
nhiễm
(%)

1857

0,6 - 11

ELISA (IgG)

13,6

Ireland [17]


Rowland M và
cs/2006

103

5 – 12

ELISA (IgG)

8,6

Đức [18]

Weyermann M
và cs/2009

834

3

Test thở C13, và
test phát hiện
kháng nguyên
trong phân

2,4

Nhật [19]


Okuda M và
cs/2007

237

6

Test phát hiện
kháng nguyên
trong phân

3,7

Úc [20]

Moujaber T và
cs/2008

151

1–4

ELISA (IgG)

4,0

150

5–9


6,0

301

10 – 14

8,3

300

15 – 19

10,0

Ý [21]

Maria P. Dore
và cs/2012

1741

6 – 15

ELISA (IgG)

13,3

Anh [22]

JM O’Donohoe

và cs/2008

640

4 – 13

ELISA (IgG)

16,7

Mỹ [23]

Lisa-Gaye E và
cs/2002

1024

3 – 14

ELISA (IgG)

12,2

Ý [24]

Magista AM và
52
4,9-18
Test thở C13
12,8

cs/2005
Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em các nước phát triển rất thấp, các bằng chứng huyết

thanh học nhiễm H. pylori rất hiếm khi tìm thấy trước 10 tuổi (chỉ khoảng 3 –


7
5%) nhưng tăng đến 10% ở lứa tuổi 18 đến 30 tuổi và 50% ở những người lớn
hơn 60 tuổi. Theo Malaty HM và cs [25] tỷ lệ nhiễm 1 – 3 tuổi là 8%, 18 – 23
tuổi là 24,5%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người lớn tăng dần theo tuổi và nói chung
nằm trong khoảng 15 – 43% đối với dân bản địa và 45 – 70% ở dân nhập cư.
Theo nghiên cứu của Banatvala N và cs [26] tại Anh và Pháp trên 631
mẫu huyết thanh thu thập năm 1969, 1979 và 1989, xác định nhiễm H. pylori
bằng xét nghiệm miễn dịch thấm (Western blot). Nhận thấy rằng tỷ lệ huyết
thanh H. pylori giảm sau 20 năm, giảm 26% mỗi 10 năm (P=0,08, 95% CI: 8
- 41), các tác giả nhận thấy hầu hết nhiễm H. pylori tuổi 15. Nhìn chung tỷ lệ
nhiễm H. pylori ở trẻ em khoảng 18 – 20%. Tỷ lệ này thay đổi theo từng nước
và trong mỗi nước, tỷ lệ cũng thay đổi theo từng tác giả nghiên cứu, ở những
địa điểm và thời gian khác nhau.
1.2.1.2. Tỷ lệ hiện nhiễm tại các nước đang phát triển
Bảng 1.2 Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các nước đang phát triển
Số trẻ tham
Tuổi
Nước
Tác giả/năm
gia nghiên
Phương pháp
(năm)
cứu
Việt Nam Nguyễn Văn Bàng

824
0,5-15 ELISA (IgG)
[129]
và cs/ 2004
Mexico [28] Nares- Cisneros J
100
5-17 Test phát hiện
và cs/2007
kháng nguyên
trong phân
Ai Cập [29] Frenck RW và
108
2-17
Test thở C13
cs/2006
Brazil [30]
Braga AB và
217
0,3-3 Test thở C13
cs/2007
Ả Rập [31]
Marie MA và
2782
2-17 ELISA (IgG)
cs/2008
Thổ Nhĩ Kỳ Ertem D và cs/
309
2-10 Test phát hiện

Tỷ lệ

nhiễm
(%)
34,0
46,7

33,0
44,0
32,4
26,0


8
[32]
Cameroon
[33]

2003
Ndip và cs/2004

Trung Quốc Zhang
Dong[34]
Hong và cs/ 2009
Iran [35]

Alborzi
cs/2006

A

32

106
38
1036



593

LiBan [36] Naous A và cs/
2007

414

Malaysia [37] Rahim AA và
cs/2010
Pakistan [38] Jafri W và cs/
2010
Nam Phi [39] Pelser HH và
cs/1997

514

Tunisia [40] Siai K và cs/
2008
Việt Nam [4] Hoàng Thu Hà và
cs/2005

kháng nguyên
trong phân
0-3

Test phát hiện
3-6
kháng nguyên
7-10
trong phân
8-15 Test phát hiện
kháng nguyên
trong phân
0,75- Test phát hiện
15
kháng nguyên
trong phân
0-3
Test phát hiện
4-9
kháng nguyên
10-17
trong phân
0,5-17 ELISA (IgG)

37,5
50,0
71,0
31,7

82,0

28,7
34,5
36,8

10,3

1976

0-15

ELISA (IgG)

47,0

104
103
104
101
1055

0,25-2
2-5
5-10
10-15
6-7

ELISA (IgG)

13,5
48,5
67,3
84,2
51,4


30
59
52
83

0-4
5-9
10-14
15-19

ELISA (IgG)

ELISA (IgG)

33,3
49,2
69,2
78,3

Khác với hình ảnh ở các nước phát triển, đặc điểm chung về tỷ lệ
nhiễm H. pylori ở các nước đang phát triển là nhiễm rất sớm từ trước 3 tháng
tuổi, đạt 20 – 40% lúc 2 tuổi, tốc độ nhanh nhất ở tuổi 2 – 4 hoặc 4 – 6 đạt 40


9
– 80% tùy khu vực. Cuối giai đoạn tuổi trẻ (15 – 18 tuổi), tỷ lệ nhiễm H.
pylori ở mức rất cao từ 60 – 85%, so với 80 – 95% ở người lớn [3].
1.2.2. Tần suất nhiễm mới
- Tần suất nhiễm mới ở các nước đang phát triển
Một trong những nghiên cứu tiến cứu đầu tiên được thực hiện tại Peru,

thực hiện bằng test thở C13 trên 56 trẻ từ 6 đến 30 tháng, có 74% trẻ bị nhiễm
H. pylori, nghiên cứu về dịch tễ học chuyển đổi huyết thanh ở trẻ em Peru
thấy tần suất nhiễm mới là 24 – 31%/năm [41]. Tỷ lệ nhiễm cao được ghi
nhận trong một nghiên cứu trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ 1 đến 4 tuổi định cư tại Đức
[7]. Nghiên cứu tại Bangladesh xác định tần suất nhiễm mới lúc mới sinh đến
2 tuổi ở 258 trẻ, các tác giả quan sát thấy rằng tần suất nhiễm mới lúc 6 tháng
tuổi tăng lên 0,9% lúc 2 tuổi [42]. Một nghiên cứu ở Israel nhận thấy tỷ lệ
nhiễm mới và tái nhiễm <1% ở người lớn [43]. Nghiên cứu thuần tập của
Muhsen K và cs [44] ở trẻ em Israel lứa tuổi tiền học đường bằng thử nghiệm
huyết thanh chẩn đoán nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở lứa tuổi tiền học
đường và học đường là 49,7% và 58,9% trong thời gian 4 năm theo dõi có 14
trẻ nhiễm mới trong 70 trẻ không bị nhiễm trước đó (20%), tác giả suy ra tần
suất nhiễm mới là 5%/người/năm.
Nhìn chung tần suất nhiễm mới ở các nước đang phát triển nằm giữa 1
– 5%/người/năm nhưng có thể lên đến 33% như ở Pakistan.
- Tần suất nhiễm mới ở các nước phát triển: thường thấp ở trẻ em. Một
nghiên cứu tại Nhật trên 112 trẻ 6 tuổi, nhận thấy tần suất nhiễm mới là
1,1%/năm [45]. Nghiên cứu tại Newzealand tần suất nhiễm mới là 0,1%/năm
ở trẻ từ 11 đến 21 tuổi. Một nghiên cứu theo dõi dọc, một nhóm trẻ sinh ra từ
1960 trong một cộng đồng con lai tại nước Mỹ, theo dõi trẻ từ 7 – 9 tuổi đến
tuổi trưởng thành các tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm mới là 1,9%/năm [16], tuy


10
nhiên tỷ lệ này cao gấp 4 lần ở người da đen. Mức độ nhiễm mới duy trì
khoảng 1% ở người lớn [46]. Nhìn chung tần suất nhiễm mới ở trẻ em các
nước phát triển nằm trong khoảng 1%/người/năm (0,33 đến 2,1 ở trẻ em da
trắng, 3% ở trẻ da đen).
1.2.3. Tỷ lệ tái nhiễm
Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori sau khi điều trị diệt trừ H. pylori ở các nước

phát triển rất thấp, nhưng thường cao ở các nước đang phát triển. Hầu hết
những trường hợp tái nhiễm ở các nước phát triển thường gặp các chủng H.
pylori tương tự như trước, nhưng ở các nước đang phát triển thì thường gặp
chủng H. pylori mới [43],[47]. Nghiên cứu của Thang – Ngam và cs [48] tại
Thái Lan, trong 4 năm theo dõi bằng test thở

13

C tỷ lệ tái nhiễm chung là

13,5%. Tại Pakistan theo nghiên cứu của Javed Yakoob và cs [49] tỷ lệ tái
nhiễm là 3%. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hà và cs trên trẻ
em 3- 15 tuổi tỷ lệ tái nhiễm sau 1 năm điều trị là 25,2% [50]. Tại các nước
phát triển tỷ lệ tái nhiễm thấp khoảng 1%/người/năm (0,33 – 2,1%), tỷ lệ tự
mất cũng tương tự (tự mất 1,8% ở trẻ em, 1,5% ở người lớn), nhưng tỷ lệ
nhiễm tích lũy vẫn tăng dần, chứng tỏ ngoài hiện tượng hiệu ứng quần thể
theo thế hệ, còn có hiện tượng tái nhiễm rất thay đổi và rất thường xuyên [43].
Tại các nước đang phát triển, có nhiều chứng cớ chứng tỏ hiện tượng
tái nhiễm rất mạnh mẽ. Niv Y và Hazazi [43] ghi nhận tỷ lệ tái nhiễm H.
pylori ở trẻ em các nước đang phát triển là 13%, các tác giả nhận thấy rằng tỷ
lệ tái nhiễm thường gặp sau 1 năm ở trẻ được điều trị.


11
Bảng 1.3. Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori ở các nước phát triển

Tác giả/năm

Tuổi


Kim N và cs/2010 [51]

12

Số
lượng
204

Phương

Tỷ

pháp đánh

lệ

giá

(%)

Nội soi, test

4,1

thở C13
Tadayoshi Okimoto và cs/

12-72

274


2003 [52]

Nội soi, test

16

167

Test thở

2

80

58

Test thở

Nhật
Bản

6

C13
Epplein M và cs/2011 [54]

Hàn
Quốc


thở C13

Fraser AG và cs/2010 [53]

Quốc gia

NewZealand

1

Mỹ

3,7

Anh

C13
Bell GD và cs/1996 [55]

85

1182

Test thở
C13

Feydt-Schmidt
2010 [56]




cs/

9. 714. 9

102

Test thở
C13

Quốc
2,3

Đức


12
Bảng 1.4. Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori ở các nước đang phát triển

Tác giả/năm

Tuổi

Số

Phương pháp

lượng

đánh giá


Tỷ
lệ

Quốc gia
Iran
Việt

Maryam Monajemzadeh

5-17

37

Test thở C13

(%)
14,7

và cs/2010 [57]
Nguyễn Việt Hà và cs/

3-15

136

Test phát hiện

25,2


2012 [50]

kháng nguyên

Leal-Herreza Y và cs/

141

trong phân
Test thở C13,

22,7

Mexico

47

mô bệnh học
Test thở C13,

5

Banglad

105

nội soi DD-TT
Test thở, mô

14


esh
Banglad

64

bệnh học
ELISA (IgG),

2

esh
Ấn Độ

11,5

Mỹ

2003 [58]
Ahmad
MM
cs/2007 [59]
Hidebrand
P




cs/2001 [60]
Bapat MR và cs/2000


10- 60
8-25
10-28
12-26

[61]

test thở, mô

Douglas.

bệnh học
Test thở C13

R



15-65

1463

Nam

cs/2013 [62]
Oona M và cs/2004

5-15


88

Test thở

6,7

Latinh
Estonia

[63]
Javed

18-77

120

Test thở

6,0

Pakistan

yakoob



cs/2013 [49]
1.2.4. Cơ chế lây truyền H. pylori
Đường lây truyền nhiễm H. pylori vẫn chưa được xác định rõ. Tuy
nhiên con đường lây truyền phổ biến nhất được các nghiên cứu dịch tễ học

khẳng định là lây truyền từ người sang người theo đường miệng – miệng, dạ
dày- miệng và phân – miệng [64].
1.2.4.1. Lây truyền theo đường miệng – miệng


13
Một vài nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử như PCR
phát hiện sự có mặt của vi khuẩn trong khoang miệng [65], tiếp xúc miệng –
miệng được xem là yếu tố nguy cơ làm tăng lây nhiễm H. pylori. Sự khác biệt
về văn hóa và xã hội như tật mớm cơm hay dùng chung đũa thường gặp các
nước Châu Phi và Châu Á có thể giải thích cho sự lây truyền miệng – miệng
[66],[67]. Bằng chứng về sự lây truyền này được chứng minh qua con của các
bà mẹ Ấn Độ giáo thường xuyên lau đầu vú bằng nước bọt trước khi cho trẻ
bú và nhai mớm cơm trước khi cho trẻ ăn [68],[69]. Ngoài ra một số nghiên
cứu đã thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn ở người dùng đũa ăn chung
một đĩa so với những người ăn riêng đĩa bát (64,8% và 42,3%) [70].
1.2.4.2. Lây truyền theo đường dạ dày – miệng
Chất nôn cũng được xem là một tác nhân quan trọng lan truyền lây
nhiễm H. pylori bởi vì vi khuẩn đã được phân lập bằng phương pháp nuôi cấy
từ các bệnh phẩm này. Một vài nghiên cứu tại Brazil thấy rằng có sự liên quan
giữa nhiễm H. pylori ở dạ dày và sự hiện diện của H. pylori ở khoang miệng
[68]. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở khoang
miệng bệnh nhân có H. pylori dương tính ở dạ dày cao hơn một cách có ý
nghĩa so với bệnh nhân có H. pylori trong dạ dày âm tính (45% so với 23,9%)
(OR=3,61, P<0,0001) [65]. Thêm vào đó các nghiên cứu này cũng nhận thấy
rằng tỷ lệ tiệt trừ H. pylori từ dạ dày (85,8% cao hơn so với khoang miệng
5,7%) (OR=55,59, P<0,00001), và có sự liên quan H. pylori ở khoang miệng, đây
có thể là nguồn tái nhiễm sau khi điều trị tiệt trừ H. pylori thành công [65].
1.2.4.3. Lây truyền theo đường phân – miệng
H. pylori có thể nuôi cấy dương tính từ dịch của trực tràng và hồi tràng

[71]. Al- sulami và cs ghi nhận H. pylori có trong nước uống (khoảng 2%) ở
Barsa, Irag [72]. Một nghiên cứu khác ở Pakistan, Samra và cs dùng kỹ thuật
PCR đã tìm thấy gien độc lực của H. pylori trong 40% mẫu nước uống [73].


14
Đường lây truyền này thường gặp các nước đang phát triển nơi mà điều kiện
vệ sinh còn hạn chế và trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm
trùng đường tiêu hóa [71],[72].
Ngoài ra một số tác giả còn nhận thấy lây truyền theo đường dạ dày –
dạ dày. Đây là đường truyền bệnh hiếm gặp do thầy thuốc tạo ra qua nội soi
tiêu hóa. Khi nội soi, kiềm sinh thiết bị ô nhiễm vì vậy khử trùng không sạch
có thể lây lan cho người nội soi [45]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori do nội soi chiếm
khoảng 0,4%. Trong khi đó tỷ lệ H. pylori dương tính khi làm thủ thuật nội
soi là 60% [65].
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori trong thời niên thiếu
1.3.1. Tuổi
Tại các nước đang phát triển, nhiễm H. pylori bắt đầu từ rất sớm từ tuổi
sơ sinh và tăng nhanh trong những năm đầu, đặc biệt ở lứa tuổi 2-4 tuổi, sau
đó có hiện tượng tự thoái lui và tái nhiễm nhiều lần và đạt đến 40-80% lúc 4-6
tuồi, và 60-80% cuối tuổi niên thiếu (15-18 tuổi). Tại Libya, tỷ lệ huyết thanh
dương tính ở trẻ em không triệu chứng tuổi từ 1-9 tuổi là 50%, và 84% ở trẻ
10-19 tuổi [74]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori cao và gia tăng nhanh ở Ả Rập Xê Út
và Ấn Độ. Những trẻ em người Ấn Độ sống tại Nam Mỹ hơn 80% có tỷ lệ
huyết thanh dương tính ở 3 tuổi [75]. Tại Hàn Quốc tỷ lệ H. pylori dương tính
ở trẻ 6-8 tuổi là 1,3-1,6% năm 2003, và 4,4-7,9% ở trẻ từ 8-10 tuổi năm 2003
[76]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Peru, Gambia và Trung Quốc cũng khá cao [77].
Một nghiên cứu tại Ai Cập trên 200 bà mẹ có 90% bà mẹ có H. pylori dương
tính, và 15% con của họ bị nhiễm lúc 9 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm H. pylori tăng
lên 25% lúc trẻ được 18 tháng tuổi và 30% lúc 3 tuổi. Tại các nước công

nghiệp một số nghiên cứu thấy bắt đầu nhiễm H. pylori sau 10 tuổi. Ở Pháp
lúc 1 tuổi Raymond thấy tỷ lệ nhiễm là 1,8%. Me’graud và cs thấy nhiễm ở trẻ


×