Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hôn nhân và gia đình của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang, nước CHDCND Lào (19862016) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHANHTHASONE SIHALAD

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ
Ở HUYỆN NGOI TỈNH LUANGPRABANG,
NƯỚC CHDCND LÀO (1986 - 2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên, năm 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHANHTHASONE SIHALAD

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ
Ở HUYỆN NGOI TỈNH LUANGPRABANG,
NƯỚC CHDCND LÀO (1986 - 2016)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh



Thái Nguyên, năm 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài Hôn nhân và gia đình của người Khơ Mú ở
huyện Ngoi tỉnh Luangprabang nước CHDCND Lào (1986-2016) là công
trình nghiên cứu của tôi, các số và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết
quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa
học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Chanhthsone SIHALAD

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và chân thành tới TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh, người đã chỉ bảo và hướng dẫn
cũng như giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian nghiên cứu đề tài. Cùng các thầy
cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tới Phòng Thông tin và Văn hoá, Phòng Kế
hoạch huyện Ngoi, Hội đồng bản Bản Huối phang, Mộc lep, Pac chim, Đôn,
Phôn xay đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tư liệu để hoàn
thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin
chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Học viên
Chanhthasone SIHALAD

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................ v
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN ........................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 5
6. Bố cục luận văn ............................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGOI VÀ NGƯỜI KHƠ MÚ
HUYỆN NGOI TỈNH LUANGPRABANG NƯỚC CHDCND LÀO ........... 7
1.1. Khái quát về huyện Ngoi tỉnh Luangprabang .............................................. 7
1.1.1. Lịch sử huyện Ngoi tỉnh Luangprabang .................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ...................................................................... 8
1.1.4. Dân số và thành phần dân cư ..................................................................... 9
1.2. Người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang ..................................... 10
1.2.1. Tên gọi và lịch sử của tộc người Khơ Mú ............................................... 10
1.2.2. Tộc người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang .......................... 13
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở HUYỆN NGOI
TỈNH LUANGPRA BANG NƯỚC CHDCND LÀO TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 2016 ............................................................................................... 29
2.1. Hôn nhân của người Khơ Mú ..................................................................... 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1.1. Khái niệm về hôn nhân ........................................................................... 29
2.1.2. Quan niệm truyền thống về hôn nhân của người Khơ Mú ...................... 30
2.2. Tiêu chuẩn trong hôn nhân ......................................................................... 31
2.3. Các nguyên tắc hôn nhân và hình thức hôn nhân ....................................... 33
2.3.1. Các nguyên tắc trong hôn nhân ............................................................... 33
2.3.2. Hình thức hôn nhân ................................................................................. 34
2.4. Các nghi lễ trong cưới xin truyền thống của người Khơ Mú ở huyện
Ngoi tỉnh Luanprabang ...................................................................................... 35
2.4.1. Trai, gái tìm hiểu nhau............................................................................. 35
2.4.2. Chọn người làm mối ................................................................................ 36

2.5. Những biến đổi trong hôn nhân người Khơ Mú ........................................ 42
Tiểu kế chương 2 ............................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở HUYỆN NGOI
TỈNH LUANGPRA BANG NƯỚC CHDCND LÀO TỪ NĂM 1986-2016... 51
3.1. Gia đình truyền thống người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang ..... 51
3.1.1. Khái niệm về gia đình.............................................................................. 51
3.1.2. Phân loại gia đình của người Khơ Mú..................................................... 52
3.2. Chức năng của gia đình .............................................................................. 53
3.3. Quan hệ trong gia đình ............................................................................... 57
3.4. Tập quán - nghi lễ trong gia đình ............................................................... 60
3.4.1. Tập quán sinh đẻ của người Khơ Mú ...................................................... 60
3.4.2. Nghi lễ trong ma chay ............................................................................. 62
3.4.3. Lễ thờ cúng trong gia đình ...................................................................... 66
3.5. Biến đổi trong gia đình người Khơ Mú ở huyện Ngoi, tỉnh Luangprabang... 67
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 72
KẾT LUẬN....................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 77
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC......................................................... 80
TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 80
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết là

Đọc là


CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thông kế các dân tộc ở huyện Ngoi năm 2016 ................................... 9
Bảng 1.2: Các bản ở huyện Ngoi có người Khơ Mú sinh sống ........................ 15
Bảng 2.1: Độ tuổi kết hôn của đồng bào Khơ Mú huyện Ngoi năm 2016 ........ 43
Bảng 2.2: Cơ hội lựa chọn bạn đời hôn nhân của người Khơ Mú ................... 44
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời hôn nhân của người Khơ Mú ............. 45
Bảng 2.4: Quyền quyết định trong hôn nhân của đồng bào Khơ Mú................ 46
Bảng 2.5: Hình thức tìm hiểu trước hôn nhân của người Khơ Mú ở huyện
Ngoi hiện nay .................................................................................... 47
Bảng 3.1: Quy mô gia đình của đồng bào Khơ Mú ở huyện Ngoi năm 2016... 68
Bảng 3.2: Người quyết định công việc trong gia đình của người Khơ Mú....... 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
STT

Họ và tên

Chỗ ở

Tuổi

1

Bà Toui

60

Bản Pác chìm

2

Ông Khoun

65

Bản Pác chìm

3


Ông Thongkhoun

40

Phòng Thông tin và Văn hóa huyện Ngoi

4

Ông Xay

60

Trưởng bản Mộc lep

5

Ông Bounthan

55

Bản Huối Phang

6

Ông Souk

68

Bản Phôn Xay


7

Ông Thongđy

70

Bản Đôn

8

Ông Chanhtha

58

Trưởng bản Đôn

9

Ông Somkhien

62

Trưởng bản Phôn Xay

10

Ông Sommany

60


Trưởng bản Pác chìm

11

Ông Bountam

55

Trưởng bản Huối Phang

12

Chị Phone

30

Bản Huối phang

13

Ông Khounpheng

75

Bản Phôn xay

14

Chị Khern


35

Bản Mộc lep

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đa dân tộc. Theo
số liệu thống kê năm 2015, Lào có 49 dân tộc anh em, cùng sinh sống và mỗi
dân tộc lại có một sắc thái riêng biệt, độc đáo, có những dân tộc gồm nhiều
nhánh tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái
(Tày), nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn
ngữ Hán-Tây Tạng (TiBệt). Nền văn hóa phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc
dân tộc. Một trong những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc đó là
cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian và ngôn ngữ.
Quá trình dựng nước và giữ nước lâu đời đã hợp nhất, đoàn kết các tộc người
lại với nhau góp phần tạo nên văn hóa của Lào.
Khơ Mú là một dân tộc có số dân đông thứ 2, có nguồn gốc lịch sử rất
lâu đời. Người Khơ Mú cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ miền Bắc đến
miền Trung của Lào: BoKeo, Luangnamtha, Uđomxay, Luangprabang, Vieng
chan, Bolikhamxay.... Người Khơ Mú có phong tục tập quán, văn hóa đặc
trưng, riêng biệt của dân tộc mình. Điều đó thể hiện rõ trong ngôn ngữ nói,
cách ăn mặc, phong tục tập quán và tín ngưỡng. Góp phần vào việc làm phong
phú và đa dạng hơn cho văn hóa Lào. Hiện nay trong xu thế hội nhập mở cửa,
quốc tế hóa và sự du nhập của nhiều dòng văn hóa ngoại lai, nhân dân ta đã có

nhưng tiếp thu chọn lọc.
Dưới góc độ văn hóa lịch sử nghiên cứu về đời sống xã hội sẽ góp phần
làm sáng tỏ thêm những nét đặc sắc của địa phương và các mối quan hệ liên
quan. Từ đó, có thêm những tư liệu khoa học làm cơ sở vững chắc cho việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.
Hôn nhân và gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn. Việc nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




của người Khơ Mú có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học; một mặt, góp phần sáng
tỏ quá trình tộc người với các hình thức tiến triển của các loại hình hôn nhân và
gia đình ở các thời kỳ lịch sử khác nhau. Bởi vì, hôn nhân và gia đình thể hiện
mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ giữa văn hóa và các quan hệ xã hội của các
cộng đồng, các nhóm xã hội, tộc người. Do người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh
Luangprabang sống với nhóm nhân tộc khác như: Mông, Lào… tạo điều kiện
giao tiếp, trao đổi văn hóa giữa người Khơ Mú và các tộc người một cách tự
nhiên qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong quá khứ và hiện tại. Đặc biệt là
trong xu thế toàn cầu hóa, văn hóa hôn nhân và gia đình của người Khơ Mú đã
chịu nhiều tác động.
Với tinh thần trên việc nghiên cứu, giữ gìn phát huy di sản văn hoá dân
tộc Khơ Mú ở tỉnh Luangprabang, có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, vừa có ý nghĩa thúc đẩy mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá với
các vùng miền khác.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình về người Khơ Mú được công bố
nhưng mà vì nhiều lý do khác nhau mà vấn đề hôn nhân và gia đình của người
Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang nước CHDCND Lào chưa được nêu
một cách hệ thống, chi tiết. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Hôn nhân và

gia đình của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang, nước
CHDCND Lào (1986 - 2016)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có những tài liệu viết về dân tộc Khơ Mú do tác giả người
Lào và Việt Nam đề cập. Dưới đây, tác giả sẽ thống kê những công trình
nghiên cứu có liên quan về dân tộc Khơ Mú ở Lào nói chung và ở tỉnh
Luangprabang nói riêng theo thời gian công bố:
Năm 1963, công trình “Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt
Nam” của tác giả Vương Hoàng Tuyên. Trong công trình này, tác giả đã khái
quát về nguồn gốc tộc người Khơ Mú và khẳng định đây là tộc người có nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




gốc, văn hóa, địa bàn cư trú mang đặc trưng riêng.
Năm 1972, công trình “Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây
Bắc Việt Nam” của nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình,
Nguyễn Văn Huy, Thanh Thiên. Trong phần nghiên cứu về người Khơ Mú, tác
giả Đặng Nghiêm Vạn đã khái quát lịch sử tộc người, phương thức sản xuất,
phong tục tập quán, hôn nhân, gia đình, dòng họ.
Năm 1984, trong cuốn sách “Cuộc sống sinh hoạt của người Khơ Mú”
của tác giả Souksavang Simana, Viện nghiên cứu văn hóa Lào, đã đề cập đến
kinh tế, văn hóa của người Khơ Mú sinh sống ở Lào.
Năm 1995, trong công trình “ Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách
mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An” do tập thể tác giả của Viện Dân tộc học
biên soạn. Trong đó, Phạm Quang Hoan và Moong Văn Nghệ có tư liệu khảo
sát khá kỹ lưỡng về cấu trúc, loại hình và quan hệ trong gia đình của tộc người
Khơ Mú.
Năm 2005, trong cuốn “Các dân tộc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân

dân Lào” của tác giả Sinxay Kheomany, Cục Dân tộc học đã đề cập đến các
dân tộc sinh sống ở Lào, trong đó có dân tộc Khơ Mú.
Năm 2010, trong sách “Luật tục tập quán của dân tộc Khơ Mú” của tác
giả Khamhak Kheobounhoan, Viện nghiên cứu luật pháp và quan hệ quốc tế,
đã đề cập đến phong tục tập quán của người Khơ Mú ở Lào.
Năm 2013, Luận án tiến sĩ “ Định canh định cư ở người Khơ Mú và
người Hmông huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An” đã đề cập đến phong tục canh tác
của người Khơ Mú.
Năm 2017, Luận ăn thạc sĩ “Hôn nhân và gia đình của người Khơ Mú ở
huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975 - 2015” của học
viên Sonphet Amphon, Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tổng quát về hôn nhân
và gia đinh của người Khơ Mú ở huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND
Lào) từ năm 1975 - 2015.
Như vậy, điểm qua một số tác phẩm lớn ta thấy các hầu hết tác phẩm trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đây đều có nội dung đề cập đến đồng bào Khơ Mú ở các góc độ khác và các
nhà nghiên cứu người Lào, người Việt đã đạt được nhiều thành tựu trong việc
nghiên cứu về dân tộc Khơ Mú nhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên
cứu về hôn nhân và gia đình của người Khơ Mú ở tỉnh Luangprabang (Lào). Tuy
nhiên, tất cả những công trình kể trên đều là những nguồn tư liệu quý giá, có ý
nghĩa với tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hôn nhân và gia đình của người
Khơ Mú tại huyện Ngoi tỉnh Luangprabang (CHDCND Lào). Trong đó bao
gồm những quan niệm của hôn nhân, các nghi lễ trong hôn nhân, các loại hình

gia đình và những nghi lễ trong gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang nước
CHDCND Lào.
- Tìm hiểu về hôn nhân của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luang
prabang nước CHDCND Lào từ năm 1986 - 2016.
- Tìm hiểu về gia đình của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luang
prabang nước CHDCND Lào từ năm 1986 - 2016.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các làng bản người Khơ Mú ở huyện Ngoy, tỉnh
Luangprabang, CHDCND Lào, trong đó, người Khơ Mú tập trung làm ăn sinh
sống ở 5 bản (Bản Huối phang, Mộc lep, Pac chim, Đôn, Phôn xay).
- Về thời gian: Tập trung vào thời gian từ năm 1986 - 2016 (Năm 1986,
Lào đã thực hành đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Tài liệu điền dã tại các bản người Khơ Mú đang làm ăn, sinh sống ở
huyện Ngoi tỉnh Luangprabang.
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí của các tác giả người Việt
và tác giả người Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Đồng thời, để làm rõ hôn nhân và
gia đình của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang từ năm 1986 đến
năm 2016, phương pháp điền dã được tác giả chú ý vận dụng. Ngoài ra, Luận

văn còn vận dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu,
phương pháp điều tra, hệ thống hóa bằng bảng biểu, sơ đồ để Luận văn có cái
nhìn tổng quát hơn.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người
Khơ Mú, tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào, với các loại hình hôn nhân
và gia đình ở các thời kỳ lịch sử khác nhau; Giữ gìn phát huy di sản văn hoá
dân tộc Khơ Mú ở tỉnh Luangprabang, vừa có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, vừa có ý nghĩa thúc đẩy mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn
hoá với các vùng miền khác.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên
cứu về dân tộc và học tập các môn Dân tộc học, Văn học Dân gian.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Ngoi và người Khơ Mú ở huyện Ngoi
tỉnh Luangprabang nước CHDCND Lào.
Chương 2: Hôn nhân của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangpra
bang nước CHDCND Lào từ năm 1986-2016.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 3: Gia đình của người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangpra
bang nước CHDCND Lào từ năm 1986-2016.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGOI VÀ NGƯỜI KHƠ MÚ HUYỆN NGOI
TỈNH LUANGPRABANG NƯỚC CHDCND LÀO
1.1. Khái quát về huyện Ngoi tỉnh Luangprabang
1.1.1. Lịch sử huyện Ngoi tỉnh Luangprabang
Huyện Ngoi là một huyện nằm trong 12 Huyện của tỉnh Luangprabang
nước CHDCND Lào. Huyện Ngoi là một huyện du lịch thứ hai của tỉnh
Luangpra bang, với những tiềm năng tự nhiên, văn hóa - xã hội.
Trong lịch sử giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, huyện Ngoi là
huyện có vị trí chiến lược quan trọng. Nhân dân huyện Ngoi đã kề vai sát cánh
anh dũng chiến đấu với các anh em chiến sĩ trong phạm vi toàn quốc. Chính
quyền tỉnh lúc đó đã thành lập Bộ chỉ huy bộ đội tỉnh tại Kiu kan (Kiu Kan là
một xã trong huyện Ngoi) và đã đặt lại lực lượng nhiều chỗ từ Kiu kan đến
Phôn xay (Kiu kan và Phôn xay là địa phương hiểm trở ở phía Bắc của huyện)
và khu vực Hat khip Hat phang (Hat khip Hat phang là địa phương ven sông
Ou ở phía Nam của huyện).
Năm 1950, Pháp đã tăng cường sự xâm lược và bóc lột nặng nề, nhưng
quân đội Lào vẫn tiếp tục tấn công kẻ thù để tiêu hao lực lượng của chúng. Năm
1953 - 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quân đội Lào và bộ đội tình nguyện
Việt Nam đã cùng nhau đánh đuổi giặc từ Điện Biên Phủ xuống đến huyện Ngoi
theo đường làng Mốc ka choc, làng Pheech, làng Chom nhinh. Với sự giúp đỡ chỉ huy của chuyên gia chính trị Việt Nam, chính quyền tỉnh Luangprabang đã
tuyên bố chính thức thành lập huyện Ngoi vào ngày 6/6/1958. Tháng 4/1978, thị
trấn được chuyển từ làng Ngoi sang Noong Khiêu đến hiện nay [27].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Ngoi là huyện miền núi ở Đông Bắc của tỉnh Luangprabang, cách
thành phố Luangprabang 142 km theo con đường quốc lộ số 13 từ Bắc đến Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Huyện Ngoi giáp với các huyện khác như Phía Bắc giáp huyện Khoa tỉnh
Phongsaly. Phía Đông giáp huyện Viengkham, huyện Phonthong. Phía Tây giáp
huyện Nambac. Phía Nam giáp huyện Pakou, huyện Pakxeng.
Huyện Ngoi có diện tích 199.091,16 ha, 90% là vùng đồi núi cao và rừng,
10% là đồng bằng và trung du. Huyện Ngoi là vùng có địa hình phức tạp, phần
lớn sông ngòi có hướng Bắc và Đông Bắc, chảy trên độ dốc lớn.Vùng này có
mạng lưới sông suối dày đặc, lượng nước thay đổi theo mùa như sông Ou, sông
Ngoi và sông Nga cùng các con suối lớn nhỏ.
Huyện Ngoi có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú như mỏ sát,
mỏ vàng, mỏ chì, nước khoáng phục vụ tiêu dùng.
Huyện Ngoi nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc
của gió Đông Bắc, Tây Nam trong một năm: gió mùa phía Bắc lạnh và khô còn
gió mùa phía Nam nóng và ẩm. Các yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực
mạnh, hình thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (nóng và ẩm) diễn ra từ tháng 5 đến
tháng 10 dương lịch, lượng mưa nhiều nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 9;
mùa khô hầu như rất ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch. Nửa
đầu mùa khô là thời tiết khô rét, độ ẩm thấp, có sương mù và nửa sau mùa khô
rất oi ả. Nhiệt độ trung bình trong năm là 260C, nhiệt độ cao nhất khoảng 380C
và nhiệt độ thấp nhất khoảng 110C. Lượng mưa trung bình từ 2.200mm/năm,
độ ẩm trung bình 75%. Ánh sáng chiếu một ngày 8 tiếng đồng hồ.
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên như vậy, huyện Ngoi có điều kiện
phát triển kinh tế phong phú, đa dạng, phục vụ cho nhu cầu của đời sống của
người dân.
1.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Từ ngày thành lập 6/6/1958, Đảng ủy và chính quyền huyện đặc biệt
quan tâm đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện nghị quyết
Đại hội lần thứ VIII của Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Đại hội lần thứ X

của Đảng ủy huyện, cùng với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhân dân các dân tộc, kinh tế của huyện phát triển khá nhanh. Theo số liệu
thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư đối với việc tổ chức thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Ngoi năm 2010- 2015, trong quá trình
thực hiện chiến lược 5 năm vừa qua, cho thấy, tình hình kinh tế của Huyện vẫn
tiếp tục tăng, số liệu bình quân là 14,7% nhưng chiến lược đến 5 năm vượt chỉ
tiêu là 8,26%. Riêng giá trị sản phẩm trong năm 2015 -2016 đạt được 341 tỷ
506 triệu kíp, bình quân/người là 10.989.746 kíp/người/ năm, bình quân 1,293
USD/người/năm. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ là 33,64 %, lĩnh
vực công nghiệp chiếm tỷ lệ là 7,12 %, lĩnh vực dịch vụ chiếm 59,24 %.
Vừa qua chiến lược 5 năm, năm 2016 kinh tế huyện Ngoi tăng lên như
khu vực nông nghiệp tăng lên là 13,65%, Khu vực công nghiệp tăng lên là 9, 3
%, khu vực dịch vụ tăng lên là 22,53%.
Từ năm 2010 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội huyện Ngoi được thực hiện
trong điều kiện nhiều chủ trương, chính sách mới ra đời, khuyến khích nhân dân
lao động sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của huyện phát triển.
Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực
bên ngoài đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Kinh tế của huyện đạt mức tăng
trưởng cao và liên tục, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống
nhân dân được nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
1.1.4. Dân số và thành phần dân cư
Năm 2016 Huyện Ngoi bao gồm 11 xã với 76 bản, có 5.728 hộ gia đình,
toàn huyện có 31.150 người, nữ 15.443 người.
Bảng 1.1 Thông kế các dân tộc ở huyện Ngoi năm 2016
Dân tộc


Số người

Tỉ lệ ( % )

Khơ Mú

20.621

66,20

Lào

6.791

21,80

Hmông

3.663

11,76

Dân tộc khác

75

0,24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


Ghi chú




Tổng cộng

31.150

100

[Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Ngoi]
Kết quả điều tra dân số toàn huyện có hơn 3 dân tộc lớn. Người Lào với
6.791 người, nữ chiếm 3.092; dân tộc Khơ Mú với 20.621 người, nữ 10.205
người; dân tộc Mông với 3.663 người, trong đó nữ là 1.828 người; dân tộc khác
75 người. Mật độ dân số năm 2016 là 45 người /km2.
Như vậy, qua bảng thống kê cho thấy, người Khơ Mú chiếm tỉ lệ đông
dân nhất so với các dân tộc khác trong huyện.
1.2. Người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang
1.2.1. Tên gọi và lịch sử của tộc người Khơ Mú
Năm 1979, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã công bố danh mục các
thành phần dân tộc Việt Nam, tron đó có dân tộc Khơ Mú. Trước khi có tên gọi
là Khơ Mú, dân tộc này có nhiều tên gọi khác nhau. Đó là các tên tự gọi, tên do
các dân tộc khác gọi họ ở các vùng, các thời kỳ khác nhau.
Người Khơ Mú ở Tây Bắc và Nghệ An của Việt Nam tự gọi mình là Kha
mụ, Kưm Mụ, Cư Mụ (đều có nghĩa là người hay cộng đồng người). Về nguồn
gốc tên gọi Cư Mụ người Khơ Mú ở Nghệ An giải thích rằng: “Theo truyền
thuyết kể lại, hai vợ chồng sinh ra “Quả bầu mẹ” là dân tộc Cư Mụ và quả bầu
mẹ lại sinh ra loài người lần thứ hai trên hành tinh này với vô số dân tộc khác

nhau. Nhưng người đầu tiên ra đời trong quả bầu đó có tiếng nói đúng với
tiếng nói của hai vợ chồng nên được họ đặt tên cho người đó là ông Chương và
đặt tên dân tộc là Cư Mụ” [16, tr.25]
Ở Lào, người Khơ Mú gọi tên của dân tộc mình là “Kăm Mú hoặc Kơm
Mú” dịch nghĩa là con người. Trước đây, người Lào gọi người Khơ Mú là
“người Khóm” đây là tên gọi chung của các dân tộc nói ngôn ngữ Môn Khơme. Thế kỷ XIV, thời vua Fa Ngum, người Khơ Mú được gọi là Khả cầu,
Tay têng, Lào kang, Lao thêng…[24, tr.4]. Nhưng trong Hội thảo Nghiên cứu
sắp xếp tên gọi các dân tộc ở nước Lào ngày 27 - 28 /12/ 2001, Các nhà dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




học đã thống nhất gọi tên là “Kưm Mụ” [30, tr.48 ].
Khơ Mú là dân tộc có dân số khá đông, cả nước Lào có hơn 500.000
người Khơ Mú đang sinh sống và làm ăn cùng với các dân tộc khác (ở vùng
Trung Lào và Bắc Lào). Nghiên cứu về nguồn gốc của người Khơ Mú ở Lào là
vấn đề khoa học rất phức tạp, đến nay vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng: các dân tộc thuộc nhóm ngôn
ngữ Môn - Khơme nói chung và người Khơ Mú nói riêng là một dân tộc cổ
sinh trên địa bàn đất nước Lào. Trên vùng đất này đã có các dân tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme cư trú từ rất sớm, trước khi người Lào có mặt.
Dân tộc Khơ Mú có lịch sử truyền thống từ lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn
lịch sử. Các nhà dân tộc học của Lào chia người Khơ Mú ở Lào thành 2 nhóm:
Khơ Mú U (định cư ở Phongsaly, Uđomxay, Luangpra bang Huaphan,
Viengchan và Bolikhanxay) và Khơ Mú roc (Xayyabouly, Luangnamtha,
Bokeo…) [21,tr.1-2].
Từ trước đến nay, chưa có chuyên khảo nào viết về sự ra đời của người
Khơ Mú. Tuy nhiên, trong kho tàng văn hóa dân gian người Khơ Mú có lưu
truyền truyện thần thoại “Ômpêc ôm ngen” nghĩa là quả bầu để giải thích sự ra

đời của nhân loại và của dân tộc mình. Người Khơ Mú còn lưu truyền truyền
thuyết kể về chuyện vua Khơ Mú tổ chức nhân dân đẽo đá để xây dựng mường
tại Phu Hông (Mường Xiengngeun), đồng thời lưu truyền huyền thoại về Khún
Chương cổ. Mặc dù huyền thoại và truyền thuyết trên đây mang tính dã sử,
nhưng thông qua đó có thể giả thuyết rằng, người Khơ Mú có quá trình sinh
sống trên đất nước Lào từ thời kỳ cổ xưa.
Xã hội của người Khơ Mú phát triển đến thời kỳ Khún Chương trải rộng
trên nhiều lãnh thổ của đất nước Lào và khu vực Đông Nam Á từ hàng nghìn
năm trước. Cho đế thời kỳ Khún Chương, xã hội của người Khơ Mú đã phát
triển với hình thức “mường cổ”. Người Khơ Mú tập trung sinh sống theo nhóm
và theo dòng họ, mỗi nhóm đều có một thủ lĩnh là người cai quản của từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mường như: mường Pakăn (Xiengkhoang), mường Xoa (Luangprabang), Xiêng
Xen, Xiêng Hùng… Trong thời kỳ đó, kinh tế - xã hội và kỹ thuật đã được
phát triển một cách đáng kể, có thể sản xuất công cụ lao động bằng kim loại.
Trong xã hội bắt đầu hình thành cơ cấu tổ chức với hệ thống là “Khún”, có
nghĩa là thủ lĩnh và “Con” có nghĩa là con dân.
Vì vậy, các Chẩu Khún mới có sự tranh chấp lãnh thổ của nhau dẫn đến
sự kiện gây ra các cuộc chiến tranh giữa mường với mường, giữa tộc người này
với tộc người khác. Sự đấu tranh diễn ra rất quyết liệt khắp địa bàn. Do đó
người Khơ Mú tin rằng Ông Chương không chỉ là chỉ huy đội quân nổi tiếng
mà ông còn là tổ tiên, là người đặt ra các phong tục tập quán, các phương thức
sản xuất làm ăn cho người Khơ Mú [31,tr.34].
Công trình nghiên cứu của Phạm Đức Thanh, viện nghiên cứu Đông Nam
Á đã xếp người Khơ Mú vào các nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme, song cũng có
những nghi vấn, vì ngôn ngữ của Khơ Mú chưa được rõ ràng. Sau ngày thành

lập đất nước Lào (2/12/1975), Souksavang Simana đã viết một bài về nguồn gốc
lịch sử của người Khơ Mú và chứng minh người Khơ Mú có nguồn gốc là Môn Khơme. Quá trình vận động để hình thành quốc gia của Lào là một quá trình lâu
dài và hết sức phức tạp. Thời kỳ này bao gồm quá trình phân bố lại diện mạo tộc
người, là thời kỳ đấu tranh và hòa hợp giữa các cư dân Môn - Khơme với các
dân cư Lào - Tay để tiến tới hình thành được một bức tranh tộc người, làm nền
cho các sự vận động của các giai đoạn lịch sử. Đứng về mặt xã hội, có thể nói
đây là thời kỳ mà các cư dân Môn - Khơme nói chung và các cư dân Khơ Mú
miền núi nói riêng đang tìm kiếm vị trí và điều kiện thuận lợi để hình thành Nhà
nước tập trung, đồng thời đây cũng là quá trình các dân cư Lào từ Nam Trung
Quốc chuyển dịch xuống vùng này, đem theo kỹ thuật làm ruộng nước khá thành
thục và một hệ thống xã hội năng động của hai hệ thống bản - mường, liên
mường. “Dưới sự lãnh đạo của vua Fa Ngum, quá trình tập trung lại tiếp tục,
kết quả của giai đoạn mới này là hình thành một nhà nước mang tên là Lào Lạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Xạng, bước đầu thống nhất trên toàn đất nước” [34,Tr2].
Những tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy về mặt cuộc sống, sinh hoạt
và văn hóa, về quan hệ dòng họ, tộc danh và ngôn ngữ của người Khơ Mú có
nhiều nét gần gũi với các dân tộc khác thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở
miền Nam của Lào, chúng tôi cho rằng việc xếp Khơ Mú bên cạnh các dân tộc
ngôn ngữ Môn Khơme là hợp lý hơn cả.
1.2.2. Tộc người Khơ Mú ở huyện Ngoi tỉnh Luangprabang
1.2.2.1. Dân số và đặc điểm dân cư
Huyện Ngoi có nhiều dân tộc sinh sống và làm ăn từ lâu đời như dân tộc
Lào, Mông, Khơ Mú... Trong đó người Khơ Mú chiếm tỷ lệ dân số đông nhất,
tiếp theo là người Lào. Theo tài liệu điều tra của Ủy viên nhân dân huyện Ngoi
năm 2016, cả huyện Ngoi có 20.621 người Khơ Mú trong đó có 10.205 nữ [27].

Người Khơ Mú là một trong những cộng đồng xa xưa nhất sinh sống
trên mảnh đất miền Bắc Lào. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, họ từng sinh
sống và có quê hương rải rác ở các tỉnh Bắc Lào như Phongsaly, Houaphan,
Oudomxai, Xiengkhouang và Luangprabang, trong đó là huyện Ngoi. Địa
hình cư trú người Khơ Mú ở huyện Ngoi chủ yếu là vùng núi cao, đất dốc,
ven suối, ít có nơi phù hợp để khai phá làm ruộng nước. Theo tập quán,
người Khơ Mú thường dựng bản ở lưng chừng núi, ven suối, họ thường định
cư trong các ngôi làng nhỏ, mỗi bản chỉ vài chục nóc nhà gồm mấy dòng họ
cùng chung sống đoàn kết. Theo phong tục cổ truyền, mỗi dòng họ của dân
tộc này đều mang tên một loài vật hoặc cỏ cây. Có dòng họ coi thú, chim
hoặc lấy một loại cây là tổ tiên ban đầu của mình, nên họ kiêng giết thịt và
ăn thịt các loại động, thực vật này. Nông nghiệp làm rẫy là hoạt động kinh tế
quan trọng nhất mang lại thu nhập cho họ, là hoạt động kinh tế chính mang
lại nguồn sống cho người dân, tiếp đến là khai thác lâm thổ sản từ rừng, hoặc
đi làm thuê. Sản phẩm trồng trọt có lúa nương, ngô, khoai, sắn, bầu bí. Săn
bắn, hái lượm chiếm vai trò quan trọng trong đời sống. Nghề phụ gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




được phát triển nhất là đan lát. Một số nơi còn duy trì nghề dệt vải thủ công.
Nghề đan lát phát triển, họ đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực.
Ngày nay, người Khơ Mú đã tiếp thu canh tác ruộng lúa nước, làm đất bằng
cày bừa, biết làm thủy lợi, bón phân cho cây trồng. Đồng bào chăn nuôi trâu
bò để làm sức kéo, nuôi gia cầm chủ yếu dùng trong lễ nghi, tiếp khách và
đã trở thành hàng hóa để mua bán, trao đổi. Tỉnh Luangprabang là nơi có
người Khơ Mú cư trú đông nhất, tập trung ở các huyện như: Luangprabang,
Chomphet, Pakou, Nambak, Ngoi, Nan, Phoukhoun, Phonxai, Xieng Ngeun,
Pakxeng, Viengkham và Phonthong. Họ sống xen kẽ, hòa thuận với các dân

tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc sắc của mình. Dân số
người Khơ Mú không ổn định qua từng năm; có lúc tăng lên và giảm đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 1.2: Các bản ở huyện Ngoi có người Khơ Mú sinh sống
Tên bản
Huối lệch
Huối nà
Đôn
Phôn sa văn
Phôn khăm
Phôn
Huối ngôn
Huối thoong
Kiu kán
Kạ tàng xiềng
Huối khâng
Phu luông
Lóng khăm
Huối phung
Huối ló thâng
Văng ngu
Chéng kang
Mộc lep
Phôn xa na
Hat chắn

Mộc đu
Huối làn
Hat hoàn
Huối hàng
Mộc lặc
Huối kèn
Tup nay
Huối phang
Phu sùng
May
Lăng pha
Huối lè

Tổng số dân
Số lượng người
(người)
Khơ Mú (người)
547
547
364
364
407
407
294
294
315
315
322
322
361

361
335
335
330
330
287
287
475
475
378
378
671
671
313
313
325
325
312
312
135
135
302
302
424
424
310
310
585
585
218

218
403
403
365
365
527
527
295
295
396
396
355
355
565
565
524
524
296
296
390
390
[Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Ngoi]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Tỉ lệ (%)
100
100
100
100

100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100





Trên bảng thống kê trên cho thấy với 76 làng bản của huyện Ngoi, có
32 là bản thuần một dân tộc (bản người Khơ Mú không có dân tộc khác cùng
sinh sống), chiếm 42,1% tỉ lệ các làng bản trong huyện, đặc điểm của tất cả
các làng bản này là ở lưng chừng núi, ven suối, đất đai phù hợp cho canh tác,
nương rẫy, tài nguyên thiên nhiên phong phú, họ có thể vào rừng sắn bắt, hái
lượm để cung cấp đồ ăn trong các bữa ăn, nhưng những bản thuần một dân
tộc có xu hướng giảm ít do mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng xích lại
gần nhau. Ngoài ra, có 22 bản người Khơ Mú đang sống gần gũi, xen kẽ với
các dân tộc khác, các làng bản kiểu này có xu hướng tăng lên, nhưng những
bản thuần một dân tộc có xu hướng giảm ít, do trình độ phát triển của kinh
tế, xã hội, văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau làm cho mối quan hệ giữa các
dân tộc ngày càng xích lại gần nhau.
1.2.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
 Về đặc điểm kinh tế
Huyện Ngoi là một huyện vùng cao, nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa. Khí hậu của huyện rất thuận lợi cho phát triển và sản xuất nông, lâm
nghiệp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là nhân tố rất quan trọng tác động đến hoạt
động kinh tế của các dân tộc trong huyện.
Nương rẫy
Nương rẫy có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của người Khơ
Mú. Do địa hình từng vùng đất đai hẹp thung lũng mật độ dân cư đông cho nên
nương rẫy đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế của họ. Từ thế mạnh của
rừng, người Khơ Mú ở huyện Ngoi đã làm nương. Nương rẫy trong đời sống
kinh tế cổ truyền của các cư dân thung lũng trước hết là nguồn lương thực
chính cho con người và cung cấp thức ăn cho gia súc như lúa nương, ngô,
khoai, sắn. Các cây cho thức ăn có dầu là vừng, cây cho thức ăn có đạm như
đậu, các loại rau xanh, các cây gia vị (hành, tỏi...) đều được trồng theo đất rẫy.
Vì vậy, nương rẫy không chỉ là mảnh đất trồng trọt đơn thuần, mà là mảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×