Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Đánh giá kiến thức lâm sàng, dịch tễ và phòng bệnh liên cầu lợn của nhân viên y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.83 KB, 65 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Streptococcus suis hay liên cầu lợn là cầu khuẩn bắt màu gram dương,
thường cư trú ở đường hô hấp trên, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn[1].
Chúng gây bệnh truyền nhiễm cho lợn, các động vật máu nóng và có khả
năng lây bệnh từ lợn sang người qua tiếp xúc trực tiếp với lợn hay các loại
chế phẩm từ lợn nhiễm S. suis. Do vậy bệnh do liên cầu lợn gây ra được xếp
vào nhóm bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người.
Nhiễm khuẩn do S. suis đang ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề rất
được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới bởi các thiệt hại do vi khuẩn
này gây ra rất lớn đối với cả kinh tế và con người. Trường hợp nhiễm bệnh do
S. suis ở người đầu tiên được báo cáo tại Đan Mạch năm 1968[2], cho đến nay
đã có hàng nghìn ca bệnh do S. suis được thông báo trên toàn thế giới với các
bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,
viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm nội nhãn... Khi bị bệnh người bệnh có thể
tử vong do độc tố của vi khuẩn có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng,
nhiễm khuẩn huyết…hoặc khỏi nhưng có thể để lại các di chứng sau đó.
Tại Châu Âu, các trường hợp bệnh được báo cáo ở hầu khắp các nước
như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan…người ta cũng đã chứng minh được sự liên
quan giữa nghề nghiệp có tiếp xúc với lợn và bệnh liên cầu lợn[3],[4].
Trong những năm gần đây, số ca bệnh ngày càng tăng lên ở các nước
Châu Á. Tại Hồng Kong S. suis là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây viêm màng não[5],[6],[7] và là nguyên nhân hay gặp của viêm màng não
và nhiễm khuẩn huyết tại Thái Lan[8],[9],[10]. Tại Trung Quốc đã xảy ra 2 vụ
dịch lớn tại tỉnh Giang Tô (1998) và tỉnh Tứ Xuyên (2005) với số người tử
vong lên đến 38 người[11].


2
Ở Việt Nam, kể từ khi phát hiện ra ca bệnh đầu tiên năm 1996 thì cho


đến nay số ca mắc S. suis ngày càng ra tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây
viêm màng não tại nước ta[12]. Năm 2010, miền Bắc có 55 ca bệnh và có 7
trường hợp tử vong[13].
Việt nam là một nước nông nghiệp, trong đó lợn là loài gia súc được
chăn nuôi nhiều với quy mô chủ yếu là nhỏ lẻ, nuôi gần con người. Hơn nữa,
thịt lợn là một thực phẩm chính của người Việt Nam cùng với các thói quen
ăn các món ăn như: lòng lợn, tiết canh, thịt tái… nên nguy cơ nhiễm S. suis ở
Việt Nam là rất cao[14]. Vấn đề nhiễm khuẩn do S. suis dù không còn là vấn
đề mới ở Việt Nam nhưng hiểu biết của cộng đồng trong đó có nhân viên y tế
có thể còn hạn chế hoặc không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng
ngừa có thể gây nhiễm bệnh. Trong khi đó, nếu có những hiểu biết đầy đủ,
thái độ đúng đắn, nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ góp
phần không nhỏ trong việc hạn chế số trường hợp mắc bệnh và hạn chế sự
nguy hại của nó. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kiến
thức lâm sàng, dịch tễ và phòng bệnh liên cầu lợn của nhân viên y tế” với
mục tiêu:

- Đánh giá kiến thức lâm sàng, dịch tễ và phòng bệnh liên cầu lợn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Đại cương
1.1.1 Đặc điểm vi khuẩn học.
a. Cấu trúc, tính chất, yếu tố độc lực.
Streptococcus suis hay liên cầu khuẩn lợn là vi khuẩn gram dương,
đường kính khoảng 0,6 - 0,8 μm, có hình cầu hoặc bầu dục, đứng riêng lẽ hay
xếp thành đôi, chuỗi ngắn. Liên cầu không có lông, không di động, không

sinh nha bào[1].
S. suis mọc được trong điều kiện kỵ khí lẫn hiếu khí nhưng không thể
mọc trong dung dịch có chứa 6,5% NaCl.
S. suis được phân chia thành 35 type huyết thanh khác nhau ở thành phần
polysaccharides tạo thành kháng nguyên ở vách tế bào. Các type huyết thanh
này được đánh số thứ tự từ 1 đến 34 và type ½ . Trong số đó, type 2 được ghi
nhận là type huyết thanh thường gây bệnh cho lợn và người[15],[16].

S.Suis trong nhuộm Gram[12].

S. Suis qua kính hiển vi điện tử[12].

Hình 1.1: Hình ảnh S. suis qua nhuộm gram và kính hiển vi điện tử.


4
b. Sức đề kháng.
S. suis là vi khuẩn có sức đề kháng kém, bị diệt dễ dàng dưới tác dụng
của chất sát khuẩn và tẩy rửa thông thường như chloramin, nước Javel, nước
vôi hoặc vôi bột.
Tuy nhiên, ở nhiệt độ 250C chúng sống được 24 giờ trong bụi và vài
ngày trong phân, với nhiệt độ 50 0C sống khoảng 2 giờ, nhiệt độ 60 0C sống
được trong vòng 10 phút, và sống trong xác súc vật đến 6 tuần ở 10 0C. Dưới
nhiệt độ là 00C, S. suis sống trong bụi 1 tháng và trong phân – hơn 3
tháng[17].
1.1.2 Khả năng gây bệnh.
• Nguồn bệnh:
Lợn mang trùng là nguồn lây nhiễm chính. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn
ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao
hơn ở lợn trưởng thành. Bình thường vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp trên,

đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Theo một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mang
S. suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60 - 100%[18]. Nhưng
khi phát sinh các điều kiện thuận lợi như: chuồng trại chật chội, kém thông
gió, nhiễm phân, rác…hay khi lợn bị suy giảm đề kháng do nhiễm vi khuẩn,
vi rút khác như mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) là
điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch bệnh[19].
Phân, chất thải, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể
trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật có khả năng truyền bệnh bao gồm
ruồi, chuột…
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy vi khuẩn S. suis ở lợn rừng, chó, mèo,
ngựa, dê, nai hoang, chim….[20],[21].


5
• Gây bệnh trên lợn:
S. suis có thể gây ra viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm họng, viêm
phổi, viêm khớp, ban xuất huyết ở da và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Lợn bị bệnh thường có sốt cao 400C – 41,50C, lợn trở nên ủ rũ, biếng ăn,
có các biểu hiện thần kinh như run rẩy, đứng không vững, liệt và có thể chết
đột ngột. Ngoài ra, người ta cũng nhận biết lợn bị bệnh liên cầu thông qua các
dấu hiệu như: da đỏ, khi mổ nội tạng của lợn cũng rất đỏ[22].
• Gây bệnh ở người:
Streptococcus suis là tác nhân gây bệnh quan trọng từ động vật lây sang
người, bệnh mang nhiều tính chất nghề nghiệp tiếp xúc với yếu tố nguy cơ là
lợn và các sản phẩm từ lợn. Tuy nhiên, hiện nay số người bị bệnh mà không
có tiền sử tiếp xúc với lợn chiếm tỉ lệ không nhỏ[23]. Theo Lê Thị Song
Hương và cộng sự thì số ca bệnh mà không rõ tiếp xúc với nguồn lây chiếm
28%[24]. Điều đó chứng tỏ khả năng lây lan của bệnh càng gia tăng.
S. suis gây ra các bệnh cảnh lâm sàng đa dạng như viêm màng não, viêm
phổi, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm dạ dày ruột, viêm nội nhãn, nhiễm khuẩn

huyết….và người bệnh có thể tử vong do độc tố của vi khuẩn gây sốc nhiễm
khuẩn, suy đa phủ tạng…Tỷ lệ tử vong lên đến 7%[25].
1.2 Đường lây nhiễm.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo một trong các cách sau:
1.2.1 Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc.
Những người có các vết thương, xây xát ở da nhưng lại tiếp xúc với
máu, dịch tiết… của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ lợn, vận
chuyển thịt, máu lợn bệnh hoặc tiếp xúc với con lợn bệnh trong các hoạt động
chăm sóc, giết mổ, chế biến mà bị xây xước chân tay đều có thể bị nhiễm.


6
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người hành
nghề giết mổ, buôn bán thịt có tiếp xúc trực tiếp với lợn khi đang có tổn
thương trên da, niêm mạc[12],[14],[18],[24].
Ngoài những người tiếp xúc trực tiếp với lợn, chăn nuôi, giết mổ thì
những người vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm của lợn, những
người nội trợ chế biến thịt lợn hàng ngày đều là những người có nguy cơ cao
dễ bị lây nhiễm S. suis.
1.2.2 Từ đường ăn uống.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn mà chưa được nấu chín kĩ như tiết canh, nem
chua, nem chạo, thịt tái….vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Tại Việt Nam, do thói quen tiêu thụ tiết canh rộng rãi và đặc biệt phổ
biến ở nam giới trong độ tuổi lao động, sinh sống tại nông thôn[14]. Do vậy,
tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam do con đường ăn uống chiếm tỷ lệ cao mà chủ yếu
là do ăn tiết canh. Theo Lê Thị Song Hương và cộng sự có đến 60% số bệnh
nhân nhiễm S. suis tại Hải Phòng từ 2010 – 2012 tiếp xúc với nguồn lây qua
con đường ăn uống[24].
Ngoài ra, những món như lòng lợn, cháo lòng…nếu không được nấu
chín kĩ cũng sẽ là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao.

Một số trường hợp đã ghi nhận, có thể lây truyền qua đường hô hấp
nhưng sự lây truyền giữa người với người chưa được ghi nhận[1].
1.3 Các thể bệnh lâm sàng và di chứng.
Biểu hiện lâm sàng của các trường hợp bệnh nhiễm S. suis rất đa dạng
bao gồm các bệnh cảnh như: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, viêm
nội tâm mạc, viêm phổi, viêm nội nhãn, viêm ruột… Trong đó, bệnh thường
gặp là viêm màng não mủ, kế đến là nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ này tương tự
nhau ở cả Châu Âu và Châu Á[26].


7
1.3.1 Viêm màng não mủ do S. suis
Các bệnh nhân nhiễm S. suis gây VMN thường có thời gian ủ bệnh ngắn.
Bệnh khởi phát với các biểu hiện rầm rộ như: sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, rối
loạn ý thức, nôn, gáy cứng, kernig (+), brudzinski (+), tiêu chảy... Cận lâm
sàng có bạch cầu tăng cao, tiểu cầu giảm, dịch não tủy đặc trưng của một
viêm màng não mủ[26].
Viêm màng não mủ do S. suis chiếm tỉ lệ 84,6% trong các bệnh cảnh
nhiễm S. suis ở Châu Âu và 75,2% tại Châu Á[26]. Tại Việt Nam nghiên cứu
thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM từ 1996 – 2005 của Nguyễn
Thị Hồng Lan và cộng sự cho thấy viêm màng não do S. suis là tác nhân gây
bệnh hàng đầu (38,6%) sau đó mới là phế cầu (18,4%)[12].
VMN do S. suis có nguy cơ để lại di chứng cho bệnh nhân như giảm
thính lực hoặc điếc không hồi phục ở 1 hoặc cả 2 bên tai, rối loạn tiền đình, ù
tai, chóng mặt, đi không vững, run đầu chi, liệt thần kinh sọ và có thể suy
thận nhẹ… [27],[28],[29]. Theo Nguyễn Thị Hoàng Mai và cộng sự nghiên
cứu viêm màng não do S. suis tại Việt Nam năm 2008 thì có 93/140 bệnh
nhân có giảm hoặc mất hẳn thính lực chiếm 66,4%. Trên thế giới thì tỷ lệ này
là 50,5% ở Châu Âu, ở châu Á là 51,9%[28].
1.3.2 Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp thứ 2 sau viêm màng
não do S. suis với tỉ lệ 15,4% ở Châu Âu và 28,6% ở Châu Á[26]. Các biểu
hiện gồm: sốt, ớn lạnh, đau cơ toàn thân, triệu chứng dạ dày - ruột, ban xuất
huyết hoại tử, hôn mê, suy gan, suy thận, ARDS, nặng hơn là rối loạn đông
máu và đông máu nội quản rải rác, trụy mạch và tử vong nếu không điều trị
đúng cách và kịp thời. Hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu (STSS) có thể gặp ở
các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Tại vụ dịch ở Tứ Xuyên, Trung Quốc


8
(2005) đã có 38 người tử vong chiếm tỷ lệ 18,5% mà nguyên nhân chủ yếu là
do sốc nhiễm độc liên cầu[30].

Hình 1.2: Ban xuất huyết hoại tử trong nhiễm khuẩn huyết do S. suis
(Theo Wertheim H.F)
1.3.3 Các bệnh cảnh khác.
Viêm nội tâm mạc
Chiếm tỉ lệ 2,2% ở Châu Âu và 7,8% ở Châu Á[26]. Biểu hiện lâm sàng
với các triệu chứng sốt, suy tim sung huyết, đau ngực, siêu âm tim thấy có cục
sùi ở van tim, rối loạn nhịp tim và cấy máu phát hiện được S. suis.
Viêm nội nhãn
Viêm nội nhãn do S. suis ít gặp, chiếm tỉ lệ thấp 2,2% ở Châu Âu và
0,8% ở Châu Á[26]. Các biểu hiện lâm sàng gồm có giảm thị lực, đau mắt,
viêm sưng kết mạc mắt. Khám mắt thấy có viêm mủ nội nhãn. Cấy dịch kính
phát hiện được S. suis.


9
Ngoài ra, các bệnh cảnh lâm sàng khác có thể gặp ở nhiễm khuẩn do S.
suis bao gồm viêm dạ dày - ruột, viêm khớp, viêm phổi, viêm phúc mạc…

[26].
1.4 Biện pháp phòng bệnh
Trong hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn do Bộ Y
Tế[31] khuyến cáo đã nêu đầy đủ các biện pháp phòng bệnh. Để đảm bảo
thực hiện phòng bệnh hiệu quả cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau :
 Tuyên truyền rộng rãi cho người dân về bệnh liên cầu lợn để chủ động
áp dụng các biện pháp phòng chống, tập trung vào nhóm có nguy cơ
mắc bệnh cao như người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ lợn, bán thịt
lợn tươi, sống và những người nội trợ trực tiếp chế biến sản phẩm tươi,
sống từ lợn ...
 Không giết mổ hay tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết. Thực hiện vệ sinh
ăn uống, không ăn thịt hoặc phủ tạng lợn chưa nấu kỹ; không ăn tiết
canh lợn và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn không
đảm bảo an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã
được cơ quan thú y kiểm dịch.
 Sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, ủng, kính bảo vệ
mắt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế
biến thịt lợn, đặc biệt khi phải xử lý lợn mắc bệnh hoặc lợn chết.
 Khi có vết thương hở, hoặc có các vùng da bị tổn thương không nên giết
mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn tươi sống; hoặc nếu có thì cần băng kín vết
thương trước khi tiếp xúc và dùng chất khử trùng sau khi làm việc.
 Dùng xà phòng sạch rửa sạch sẽ các đồ dùng chăm sóc, giết mổ hay
dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng.


10
 Thực hiện tốt vệ sinh thú y, đảm bảo môi trường khu vực chăn nuôi lợn
và các loại gia súc sạch sẽ, thoáng khí, ủ phân để diệt mầm bệnh; không
mua bán, vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ các khu vực có lưu hành bệnh
tới khu vực khác.

 Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và
có tiền sử chăm sóc, giết mổ lợn mắc bệnh, chết hoặc ăn sản phẩm từ
lợn không đảm bảo vệ sinh cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế
để được khám, điều trị và xử lý kịp thời.
 Vi khuẩn S. suis có thể phát triển và gây bệnh cho lợn tại các ổ dịch lợn
tai xanh, do đó người dân cần báo cho cơ quan thú y ngay khi phát hiện
tình trạng lợn ốm, chết, lợn sẩy thai bất thường để xác định nguồn bệnh
và có biện pháp xử lý tiêu hủy đúng quy định của ngành thú y.
 Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi lợn và
gia súc, đảm bảo vệ sinh khu vực giết, mổ, buôn bán lợn đặc biệt là các
chợ đầu mối, chợ khu vực, các cơ sở giết mổ lợn tập trung. Tổ chức
việc phun định kỳ dung dịch cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử
trùng tiêu độc khác.
1.5 Dịch tễ học
1.5.1 Tình hình nhiễm S. suis trên thế giới.
Trường hợp nhiễm S. suis đầu tiên ở người được mô tả trên thế giới tại
Đan Mạch năm 1968[2]. Từ đó số lượng các trường hợp bệnh được báo cáo
trên toàn thế giới tăng lên rất nhiều ở các nước bao gồm: Hà Lan, Bỉ, Đan
Mạch, Anh Quốc, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hồng Kong, Thái Lan, Trung
Quốc….
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở người là do type 2, một số ít do các
type khác như type 4, type 14, type 1…


11
Từ 1968-1998: 175 trường hợp được báo cáo trên thế giới, trong đó chủ
yếu ở Châu Á với 3/4 trường hợp ghi nhận.
Đến năm 2007 trên thế giới đã có hơn 400 trường hợp mắc bệnh do S. suis
được báo cáo trong đó chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Hà
Lan.

Những năm gần đây các bệnh do S. suis gây ở người được ghi nhận
ngày càng nhiều trên thế giới, nhất là ở các nước Châu Á như Việt Nam, Thái
Lan, Trung Quốc…[32].
Tại Trung Quốc đã xẩy ra 2 vụ dịch lớn ở Giang Tô năm 1998 và ở Tứ
Xuyên năm 2005. Trong đó tại Tứ Xuyên đã có 204 trường hợp mắc và 38
trường hợp tử vong[11]. Hầu hết các trường hợp mắc đều có tiền sử tiếp xúc
với lợn bệnh.
Tại Thái Lan, trường hợp đầu tiên được mô tả năm 1987[33], các năm
sau đó số trường hợp nhiễm tăng dần. Từ 1997 đến năm 2010 tổng cộng có
692 ca nhiễm S. suis trên khắp Thái Lan[10]. Với các bệnh cảnh lâm sàng chủ
yếu là NKH, VMN và viêm nội tâm mạc[29].
Đến cuối năm 2012, có tổng cộng 1.584 trường hợp đã được báo cáo
trong y văn (bao gồm 189 trường hợp có thể xảy ra trong 3 dịch), chủ yếu từ
Thái Lan (36%),Việt Nam (30%) và Trung Quốc (22%). Hơn một nửa (53%)
là ở khu vực Tây Thái Bình Dương; 36% ở khu vực Đông Nam Á; 10,5% ở
khu vực Châu Âu và 0,5% ở Châu Mỹ. Tỷ lệ nhiễm tích lũy cao nhất là ở
Thái Lan (8,21 ca/triệu dân), tiếp theo là Việt Nam (5,40) và Hà Lan (2,52)
[34].


12

Hình 1.3: Tỷ lệ tích lũy toàn cầu nhiễm Streptococcus suis năm 2012[34].
1.5.2 Tình hình nhiễm S. suis tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm S. suis đầu tiên được báo cáo năm 1996
và cho đến hết năm 2010, bệnh liên cầu lợn chưa phải là bệnh truyền nhiễm
thuộc diện bắt buộc phải báo cáo. Do đó, hệ thống giám sát chỉ ghi nhận được
những trường hợp bệnh nhân điều trị tại các viện lớn[24]. Tuy nhiên, theo các
báo cáo kết quả đều cho thấy số trường hợp nhiễm bệnh do S. suis ngày càng
gia tăng. Báo cáo từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM về số ca bệnh trong

các năm như sau:
Từ 1996 – 1998 trung bình mỗi năm chỉ ghi nhận 1 – 3 bệnh nhân.
Từ 1999 – 2003 trung bình mỗi năm có 13 trường hợp.
Năm 2004 có 19 trường hợp bệnh.
Từ 2005 – 2007 số bệnh nhân vào viện khoảng 230 trường hợp.


13
Năm 2010, miền Bắc ghi nhận 55 trường hợp mắc trên 15 tỉnh thành, nơi
mắc nhiều nhất là Hải Phòng và Ninh Bình. Trong số đó có 7 trường hợp tử
vong và đều ở Ninh Bình[13].
Riêng từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2014 đã có 40 trường hợp nhiễm S. suis
vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Theo nghiên cứu của Hồ Đặng Trung Nghĩa về các yếu tố nguy cơ nhiễm
trùng S. suis ở Việt Nam thì bệnh liên cầu lợn là bệnh không có mùa ở miền
Nam và có xu hướng tăng cao vào mùa hè ở miền Bắc[35].

Hình 1.4: Dịch tễ học bệnh liên cầu lợn tại miền Bắc Việt Nam
( nguồn theo Wertheim H. F [36])
1.6 Các nghiên cứu về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh liên cầu
lợn.
Theo công trình nghiên cứu của bác sĩ Trần Như Dương và các cộng sự
nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh liên cầu lợn ở người tại miền


14
Bắc Việt Nam năm 2010 đã cho thấy: năm 2010 toàn miền Bắc có 55 trường
hợp nhiễm liên cầu lợn tại 15 tỉnh, thành và có 7 người tử vong. Trong đó, các
bệnh nhân đa số là nam giới với tỷ lệ 96,4%; nữ giới chiếm 3,6%. Độ tuổi chủ
yếu là 40 – 59 tuổi chiếm 79,63% và đa số các bệnh nhân đều có tiền sử hoặc

nghề nghiệp tiếp xúc với lợn. Tỷ lệ bệnh nhân làm nông nghiệp và có chăn
nuôi là 34,88%; giết mổ lợn là 20,93%; buôn bán lợn và thịt lợn là 11,63%.
Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ liên cầu lợn tại Hải Phòng từ năm 2010
đến năm 2012 của bác sĩ Lê Thị Song Hương và cộng sự cho thấy nhóm tuổi
mắc chủ yếu là từ 40 – 59 tuổi ( 37,5%), người cao tuổi nhất mắc là 71 tuổi, trẻ
nhất là 30 tuổi. Trong đó, nam giới chiếm chủ yếu là 83,3%; nữ giới chiếm 16,7%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tiền sử tiếp xúc với nguồn lây thông qua ăn uống chiếm
60%, qua tiếp xúc chăn nuôi là 8%, qua giết mổ là 4% và tỷ lệ không xác định
được tiền sử tiếp xúc với lợn và các chế phẩm từ lợn chiếm 28%.
Công trình nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan, Trần Tịnh Hiền
(2007) sơ bộ khảo sát về các đặc điểm lâm sàng của nhiễm bệnh do S. suis
nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM trong 2 năm 2005 – 2006 đã
cho thấy: qua 47 trường hợp viêm màng não mủ do S. suis thì bệnh nhân thường
ở độ tuổi lao động 21 – 60 tuổi, nam giới chiếm 83%. Bệnh thường gặp khoảng
tháng 3 đến tháng 8 hàng năm và có 53,2% các trường hợp bệnh có tiếp xúc với
lợn như: chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn. 29,8% bệnh nhân có yếu tố nguy
cơ như tiểu đường, nghiện rượu, bị cắt lách. Ngoài ra, 12,8% bệnh nhân có vết
trầy xước trên da gợi ý đây là ngõ xâm nhập của vi trùng.
Công trình nghiên cứu của Trịnh Thị Minh Liên, Nguyễn Nguyên Huyền
(2008) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị của bệnh


15
nhân nhiễm S. suis tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho thấy
trong 68 đối tượng bị nhiễm S. suis được nghiên cứu thì tỉ lệ nam chiếm
88,24% và độ tuổi có tỉ lệ mắc cao là từ 41 – 60 tuổi. Những bệnh nhân mắc
chủ yếu là ở nông thôn và có tiền sử tiếp xúc với lợn, sản phẩm từ lợn lên đến
60,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ không có tiền sử tiếp xúc với lợn và sản phẩm của lợn
trong vòng 1 tuần trước bị bệnh là 39,7%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Mai và cộng sự về tình hình mắc

VMN ở Việt Nam do S. suis (2008) cho thấy VMN do S. suis chiếm tỷ lệ
33,6% trong số các trường hợp gây VMN trên khắp Việt Nam. Thời gian ủ
bệnh trung bình là 4 ngày ( 1- 25 ngày), các triệu chứng lâm sàng của VMN
do S. suis cũng giống như VMN do vi khuẩn với biểu hiện sốt cao, đau đầu,
nôn, cứng gáy, DNT tăng bạch cầu. Ngoài VMN một số bệnh nhân còn có
biểu hiện lâm sàng khác như: 9 bệnh nhân có ban xuất huyêt trên da, 4 bệnh
nhân có hoại tử đầu ngón, 2 bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn.
Nghiên cứu của Wertheim H. F và cộng sự (2009) về 50 ca mắc VMN do
S. suis ở miền Bắc Việt Nam năm 2007 cho thấy bệnh tăng cao vào mùa hè từ
tháng 5 đến tháng 7. Nam giới chiếm 88%, tuổi trung bình mắc là 48 tuổi. Các
triệu chứng lâm sàng gồm: sốt (100%), đau đầu (92%), cứng gáy (88%), dấu
hiệu kernig (84%), rối loạn ý thức (46%), ban xuất huyết trên da (14%), sốc
nhiễm khuẩn (12%). Cận lâm sàng có CRP và bạch cầu tăng cao.
Vũ Thị Lan Hương và cộng sự nghiên cứu thống kê các đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị do nhiễm S. suis ở người (2014) được tiến
hành với các dữ liệu của 177 ấn phẩm từ tháng 12 năm 2012 với số bệnh nhân
khắp các nơi như Châu Âu, Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Châu Mỹ.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nam giới mắc là 83,2% với tuổi trung bình là 49,4 tuổi.


16
Tiền sử của bệnh nhân làm nghề nghiệp có liên quan đến lợn là 58,6%, tiếp
xúc trực tiếp với lợn là 15,5%, có tổn thương da chiếm 19,5% và ăn thực
phẩm có nguy cơ cao chiếm 19,5%. Các thể bệnh lâm sàng gặp là VMN
(68%), NKH (25%), viêm khớp (12,9%), viêm nội tâm mạc (12,4%), viêm
nội nhãn (4,6%) và sốc nhiễm khuẩn (2,9%).
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, với chăn nuôi quy mô chủ yếu là
nhỏ, lẻ và điều kiện vệ sinh, khử trùng, phòng bệnh cho gia súc còn chưa
được chú ý nhiều nên nguy cơ bùng phát các dịch bệnh ở vật nuôi cao điều đó
là điều kiện để bùng phát dịch S. suis ở lợn dẫn đến lây nhiễm cho con người.

Hơn nữa, thịt lợn cũng là sản phẩm được sử dụng chủ yếu ở nước ta. Cùng
với các thói quen ăn uống các thực phẩm từ lợn có nguy cơ cao như: tiết canh,
nem chua, thịt tái…phổ biến trong các đám cỗ, bữa nhậu, lễ tết…Do đó, nguy
cơ bệnh liên cầu lợn ở Việt Nam là rất cao.


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1

Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội.
2.1.2

Thời gian nghiên cứu

Trong 05 tháng từ ngày 01/12/2014 đến ngày 30/04/2015.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
- Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội - những nhân viên y tế trong tương lai.
2.2.1

Tiêu chuẩn chọn đối tượng

- Nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung
ương đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Y Hà Nội đồng ý tham gia
nghiên cứu.


18
2.2.2

Tiêu chuẩn loại trừ

- Đối tượng không trả lời đầy đủ bộ câu hỏi phỏng vấn.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
- Chọn mẫu, cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện, tất cả các nhân viên y tế đủ tiêu
chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu đều được đưa vào nghiên cứu, không
phân biệt tuổi, trình độ chuyên môn, thời gian công tác và khoa phòng làm
việc. Tổng số đối tượng khảo sát là 105 người.
2.3.2 Phương tiện nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Đối tượng là
sinh viên và nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và
Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ câu hỏi gồm 2 phần: phần đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
và phần chuyên môn.
• Phần đặc điểm chung bao gồm các câu hỏi điều tra về các thông tin:
tuổi, giới. Những thông tin này sẽ được sử dụng trong phần mô tả các
đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
• Phần chuyên môn gồm một số câu hỏi, chia thành 3 mảng lớn: kiến
thức lâm sàng, dịch tễ, thái độ đối với bệnh và thực hành phòng bệnh
liên cầu lợn.
 Phần 1: kiến thức về bệnh gồm 7 câu hỏi, các câu hỏi tập trung về:

1.Các thể bệnh lâm sàng.
2.Triệu chứng của các bệnh do nhiễm S. suis.


19
3.Di chứng, biến chứng.
4.Ổ chứa tự nhiên của S. suis.
5.Đường lây, đối tượng nguy cơ cao và biện pháp phòng.
 Phần 2: thái độ đối với bệnh gồm 2 câu hỏi về thái độ của đối tượng đối
với các bệnh do nhiễm S. suis và thái độ tích cực muốn tìm hiểu rõ hơn
về bệnh do S. suis gây ra.
 Phần 3: các hành vi có liên quan đến bệnh gồm 4 câu hỏi về các thói
quen ăn uống, sinh hoạt có nguy cơ và phòng tránh bệnh liên cầu lợn.
2.3.3 Các chỉ số và biến số nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung đánh giá kiến thức lâm sàng,
dịch tễ và thực hành phòng chống về các bệnh do nhiễm S. suis.

a. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
• Tuổi
• Giới
b. Kiến thức của đối tượng về bệnh do nhiễm S. suis.
• Kiến thức về các thể bệnh do nhiễm S. suis
• Kiến thức về triệu chứng bệnh
• Kiến thức về các biến chứng, di chứng của bệnh
• Kiến thức về ổ chứa tự nhiên
• Kiến thức về nguy cơ lây nhiễm và đường lây nhiễm S. suis
• Kiến thức về các biện pháp phòng chống
c. Thái độ của đối tượng về bệnh do nhiễm S. suis
• Thái độ của về mức độ nguy hiểm của bệnh.



20
• Thái độ tích cực mong muốn tìm hiểu về bệnh.
d. Thực hành của các đối tượng trong sinh hoạt, vệ sinh.
• Thực hành về phòng chống lây nhiễm S. suis
2.3.4 Các sai số và cách khắc phục
a. Các sai số.
- Sai số do thu thập thông tin: các từ ngữ khó hiểu, đối tượng lo lắng không trả
lời đúng, cố tình giấu thông tin.
b. Cách khắc phục.
- Phiếu điều tra được thử nghiệm để đảm bảo phù hợp, dễ hiểu.
- Giải thích rõ ràng cho các đối tượng về mục đích của nghiên cứu, sự đảm bảo
bí mật các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm để họ trả lời thành thật và
chính xác các câu hỏi.
2.3.5 Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá
a. Đánh giá kiến thức
Dựa vào kết quả trả lời các câu hỏi phỏng vấn của đối tượng nghiên
cứu, với mỗi câu hỏi sẽ được đánh giá 3 mức độ kiến thức:
 Tốt: chọn đúng ≥ 2/3 số đáp án đúng
 Trung bình: chọn đúng từ 1/3 đến < 2/3 số đáp án đúng
 Thấp: chọn đúng < 1/3 số đáp án đúng
b. Đánh giá thái độ
Dựa vào kết quả trả lời các câu hỏi phỏng vấn của đối tượng nghiên
cứu, phân tích tỷ lệ các đáp án lựa chọn.
c. Đánh giá thực hành
Dựa vào kết quả trả lời đề đánh giá mức độ, tần suất thực hiện sử dụng
các thực phẩm có nguy cơ cao và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.


21

2.3.6 Xử lý số liệu:
Số liệu thống kê và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.4 Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả làm việc của đối
tượng và bệnh viện.
- Đối tượng đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu, thông tin cá nhân được giữ
bí mật theo yêu cầu.
- Mọi thông tin thu thập được do sự hợp tác của người tham gia và người làm
đề tài.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm đánh giá kiến thức và thực hành phòng chống về
bệnh liên cầu lợn, không nhằm mục đích nào khác.


22

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1Đặc điểm chung
- Giới
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo giới
Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu là
nam giới là 33,1% thấp hơn nữ giới là 66,9%.
- Tuổi
Bảng 3.1 Phân bố tuổi của đối tượng.
Đối tượng

Trung bình Lớn nhất

Nhỏ nhất


n

Sinh viên

22,3

25

21

66

Nhân viên

30,9

47

22

39

Tổng

25,6

47

21


105

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu có tuổi
trung bình là 25,6. Người nhiều tuổi nhất là 47 tuổi, ít nhất là 21 tuổi.
3.2Kiến thức về bệnh do nhiễm S. suis
3.2.1 Kiến thức về các thể bệnh, triệu chứng lâm sàng và biến chứng
của bệnh do nhiễm S. suis
- Các thể bệnh lâm sàng:
Bảng 3.2: Số đối tượng không biết về các thể bệnh lâm sàng và số biết


23
từ một thể bệnh lâm sàng trở lên.
Có biết
n
%
61
92,4
39
100
100
95,2

Đối tượng
Nhóm Sinh Viên
Nhóm Nhân viên
Tổng

Không biết
n

%
5
7,6
0
0,0
5
4,8

n

p

66
39
105

> 0,05

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy số người biết từ một thể bệnh lâm sàng trở
lên là 95,2%; số không biết về bất cứ thể bệnh nào là 4,8%.
Bảng 3.3: Kiến thức về các thể bệnh do nhiễm S. suis
Đối tượng
Thể bệnh
NKH
VMN
NKH kết hợp VMN
Viêm nội tâm mạc
Viêm nội nhãn

Sinh viên

Tần số
%
42
46
42
23
16

63,6
69,7
63,6
34,9
24,2

Nhân viên
Tần số
%
37
25
30
17
16

94,9
64,1
76,9
43,6
41,0

Tổng

Tần số
%
79
71
72
40
32

75,2
67,6
68,6
38,1
30,5

p
<0,05
>0,05

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy về tổng thể các đối tượng biết nhiều về các
thể lâm sàng như NKH, VMN và thể kết hợp cả NKH và VMN nhiều hơn với
tỷ lệ là 75,2%; 67,6% và 68,6%. Viêm nội tâm mạc và viêm nội nhãn tỷ lệ
biết đến thấp hơn.
Biểu đồ 3.2 Mức độ kiến thức về các thể lâm sàng của S. suis
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ kiến thức của các đối tượng
ở mức tốt chiếm tỷ lệ 30,8%; mức trung bình 41,3%; mức thấp 42,1%.
- Triệu chứng
Bảng 3.4: Kiến thức về triệu chứng lâm sàng
Đối tượng
Triệu chứng
Sốt cao, ớn lạnh


Sinh viên
Tần
%
số
65
98,5

Nhân viên
Tần
%
số
36
92,3

Tổng
Tần
%
số
101
96,2

p


24
Rối loạn ý thức
Đau đầu
Ban hoại tử
Nôn, buồn nôn

Sốc nhiễm khuẩn
Khác( đau cơ,
tiêu chảy…)

55
62
52
55
58
51

83,3
93,9
78,8
83,3
87,9
77,3

37
34
37
31
38
30

94,9
87,2
94,9
79,5
97,4

76,9

92
96
89
86
96
81

87,6
91,4
84,8
81,9
91,4
77,1

> 0,05

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy các triệu chứng lâm sàng như sốt, rối loạn
ý thức, đau đầu, ban hoại tử…đều được biết đến nhiều với tỷ lệ cao.

Biểu đồ 3.3: Mức độ kiến thức về triệu chứng lâm sàng
Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt về các
triệu chứng lâm sàng do nhiễm S. suis là 89,5%.
- Biến chứng, di chứng
Bảng 3.5: Số đối tượng không biết về di chứng và biết từ một di chứng
trở lên của bệnh theo từng nhóm.
Đối tượng
Nhóm Sinh Viên
Nhóm Nhân viên

Tổng

Có biết
n
%
58
87,9
36
92,3
94
86,7

Không biết
n
%
8
12,1
3
7,7
11
13,3

n

p

66
39
105


>0,05

Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy số người biết trên một di chứng mà bệnh
liên cầu lợn gây ra là 86,7%; số người không biết về các di chứng có thể xảy
ra sau nhiễm bệnh là 13,3%.


25

Bảng 3.6: Kiến thức về di chứng
Đối tượng
Di chứng
Giảm thính lực
Mất thính lực
RL tiền đình
Suy thận mạn
Liệt nửa người


Sinh viên
Tần số
%
47
38
47
36
39
27

71,2

57,6
71,2
54,5
59,1
40,9

Nhân viên
Tần số
%
31
30
26
27
21
19

79,5
76,9
66,7
69,2
53,9
48,7

Tổng
Tần số
%
78
68
73
63

60
46

p

74,3
64,8
>0,05
69,5
60,0
57,1
43,8

Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy các di chứng đều được biết đến với tỷ lệ
tương đối cao, được biết đến nhiều nhất là giảm thính lực và rối loạn tiền đình
với tỷ lệ 74,3% và 69,5%.

Biểu đồ 3.4: Mức độ kiến thức về di chứng
Nhận xét: Biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức về di chứng
ở mức tốt là 39,1%; mức trung bình là 45,7%; mức thấp là 15,2%.


×