Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.12 KB, 61 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống, vấn đề này được
coi là yếu tố sống còn của con người nói riêng và toàn nhân loại nói chung, nhờ có
ăn uống mà nhân loại mới có thể sống và tồn tại. Nhưng dinh dưỡng như con dao
hai lưỡi, nhiều vấn đề sức khỏe có thể được cải thiện hoặc ngăn ngừa nếu có một
chế độ ăn uống khỏe mạnh, một chế độ ăn không khoa học thì lại làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh tật. Dù trong hoàn cảnh nào thì việc cung cấp dinh dưỡng cũng rất
cần thiết dù đó là lúc khỏe mạnh, ốm đau hay bệnh tật. Và đặc biệt, việc cung cấp
dinh dưỡng cho đối tượng bệnh nhân là vô cùng quan trọng, điều này sẽ tác động
trực tiếp đến việc điều trị bệnh cho bệnh nhân, khi đó ăn không chỉ để giữ sức khỏe
mà còn là phương tiện để điều trị bệnh, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông ngay từ
thế kỷ mười sáu và mười tám đã coi trọng việc phòng và chữa bệnh bằng ăn uống .
Trong hơn một thập niên qua, việc điều trị bệnh theo mô hình dinh dưỡng cho thấy
được ảnh hưởng tích cực trong tiến trình điều trị các bệnh lý khác nhau như điều trị
các vết thương khó lành, bỏng, bệnh nhân phẫu thuật hay các bệnh mạn tính. Khi
đến khám, điều trị tại các cở sở y tế, ngoài việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
thì việc cung cấp, tư vấn suất ăn hợp lý với tình trạng bệnh của bệnh nhân là việc vô
cùng có ý nghĩa. Đó là thành phần thiết yếu của dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn
diện cho các bệnh nhân với những bệnh lý đa dạng có thể cải thiện tình trạng sức
khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách tiếp cận phương pháp dinh dưỡng
trị liệu .
Bệnh viện ĐHYHN là 1 bệnh viện đa khoa trực thuộc Trường ĐHYHN được
thành lập từ tháng 1 năm 2007 và chính thức mở cửa đón bệnh nhân tháng 8 năm
2008. Bệnh viện luôn hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân, do đó,
dinh dưỡng cũng là 1 mục tiêu quan trọng cần được chăm sóc bên cạnh điều trị lâm
sàng. Khoa dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện chính thức hoạt động từ tháng 9 năm
2014 và chính thức triển khai các hoạt động khám tư vấn dinh dưỡng cũng như đảm
bảo suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân từ cuối năm 2014. Tuy nhiên, đến nay chưa có 1



2
khảo sát hay nghiên cứu nào đánh giá về nhu cầu được cung cấp suất ăn bệnh lý
cũng như khám tư vấn dinh dưỡng cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại Bệnh
viện ĐHYHN.
Chính những yếu tố trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá nhu
cầu khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân tại
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015” để đánh giá thực trạng cũng như nhu cầu
của bệnh nhân liên quan đến dinh dưỡng lâm sàng trong Bệnh viện ĐHYHN nhằm
cung cấp những bằng chứng khoa học giúp cho việc nâng cao chất lượng khám, tư
vấn vấn dinh dưỡng, chất lượng suất ăn bệnh lý của Khoa Dinh dưỡng cũng như của
Bệnh viện ĐHYHN.
Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu:
1.
Đánh giá nhu cầu khám tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn điều trị
2.

cho bệnh nhân tại Bệnh viện ĐHYHN năm 2015.
Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về ăn điều trị của bệnh nhân đang
nằm điều trị tại bệnh viện ĐHYHN năm 2015.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3
1.1.

Khẩu phần ăn
1.1.1. Định nghĩa
Khẩu phần: Là suất ăn của một người trong một ngày nhắm đáp ứng nhu cầu


về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể .
Chế độ ăn: Là chế độ ăn cho mỗi đối tượng được biểu hiện bằng số bữa ăn
trong một ngày. Sự phân phối các bữa ăn trong những giờ nhất định có chú ý đến
khoảng cách giữa các bữa ăn và phân phối cân đối tỉ lệ năng lượng giữa các bữa ăn
trong một ngày .
Chế độ ăn cũng được định nghĩa theo cách khác: là một thuật ngữ để chỉ một
khẩu phần ăn bao gồm các thực phẩm khác nhau, có thể là các thực phẩm hàng ngày
được một cá thể hay một quần thể sử dụng. Cũng có thể là khẩu phần ăn đã được cải
tiến cho mục đích sử dụng đặc biệt như “chế độ ăn kiêng”, “chế độ ăn giảm béo”,
“chế độ ăn điều trị”, “chế độ ăn hạn chế” .
Hướng dẫn chế độ ăn: là lời khuyên đối với cá thể trong cộng đồng với mong
muốn thay đổi hành vi ăn uống và khẩu phần ăn để đạt được mục tiêu sức khỏe cho
cá thể hoặc cộng đồng .
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn bình thường hợp lý
- Đảm bảo đủ năng lượng:
Bảng 1.1: Nhu cầu năng lượng cho trẻ dưới 10 tuổi:
Tuổi
Dưới 6 tháng
6-12 tháng
1-3 tuổi
4-6 tuổi
7-9 tuổi

Năng lượng (Kcal)
620
820
1300
1600
1800


Bảng 1.2: Nhu cầu năng lượng cho trẻ từ 10- 18 tuổi
Tuổi
10-12
13-15
16-19

Nam
2200
2500
2700

Năng lượng (Kcal)
Nữ
2100
2200
2300


4
Bảng 1.3: Nhu cầu năng lượng của người trưởng thành
Giới
Nam (55kg)
Nữ (47kg)

Tuổi

Năng lượng (Kcal)
Lao động nhẹ


Lao động vừa

Lao động nặng

2300
2200
1900
2200
2100
1800

2700
2700
2200
2300
2200

3300
3200

18 30
30-60
>60
18- 30
30- 60
>60

2600
2500


Phụ nữ có thai (3 tháng cuối): nhu cầu năng lượng cần bổ sung hơn mức bình
thường là 350kcal.
Phụ nữ cho con bú (6 tháng đầu): nhu cầu năng lượng bổ sung hơn mức bình
thường là 550kcal.
- Đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:
Lượng protid: Chiếm 12-14% tổng nhu cầu năng lượng
Lượng lipid: Chiếm 18-25% tổng nhu cầu năng lượng
Lượng glucid: Chiếm 60-70% nhu cầu năng lượng
Vitamin và khoáng chất: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là thành phần không thể thiếu
- Các chất dinh dưỡng cần có tỷ lệ cân đối
- Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương:
Lựa chọn phù hợp với điều kiện của từng đối tượng, phù hợp với điều kiện
cung cấp, thời tiết, phong tục tập quán, khẩu vị. Tuy nhiêu các thành phần và giá trị
dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi , , .
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh
- Chế độ ăn điều trị không kéo dài, chỉ thực hiện trong giai đoạn điều trị.
- Trong khẩu phần ăn bệnh lý, tỷ lệ P:L:G thay đổi tùy theo bệnh không như
bình thường.
- Chế biến thức ăn đúng theo yêu cầu của điều trị.
- Thức ăn hợp khẩu vị của người bệnh, hợp vệ sinh.
- Sử dụng các thực phẩm có sẵn tại địa phương, theo mùa và phù hợp với tình
hình kinh tế của người bệnh.
- Động viên, khuyến khích người bệnh ăn đúng chế độ điều trị .
1.2.

Một số chế độ ăn bệnh lý
- Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ


5

Chế độ ăn hạn chế xơ tương đối hoặc tuyệt đối tùy theo tình trạng của người
bệnh: Tương đối như người bệnh tiêu chảy nhẹ, không bị tổn thương niêm mạc ruột,
tuyệt đối như viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, hậu môn nhân tạo,...Sợi, xơ gây kích
thích nhu động ruột nên đối với những người bệnh bị tổn thương niêm mặc ruột,
tiêu chảy cần hạn chế. Những thức ăn nhiều xơ như rau, khoai, củ, thơm, lê, táo, đu
đủ, sắn, đậu, gạo lức,...; thức ăn ít chất xơ như bơ, sữa, trứng, nước trái cây, thịt
động vật...
- Chế độ ăn hạn chế béo
Cần hạn chế chất béo đối với những người bệnh: có bệnh lý tim mạch, bệnh lý
gan, mật (xơ gan, sỏi mật, viêm túi mật, tắc mật) người bệnh béo phì. Những thức
ăn giàu chất béo: mỡ động vật, chocolate, sữa béo, trứng, gạch tôm cua,...và những
thức ăn ít chất béo như gạo, thịt nạc, cá, thịt tôm, cua, nghêu,...
- Chế độ ăn hạn chế đạm
Áp dụng đối với những người bệnh có bệnh lý ở thận (suy thận, viêm cầu thận
cấp...), người bệnh urê huyết cao. Thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu
nành. Thức ăn ít đạm như trái cây, rau,...Chế độ ăn đối với hội chứng thận hư: lượng
đạm ăn vào bằng lượng đạm thải ra cộng với 0.8g/kg/ngày.
- Chế độ ăn tăng đạm
Trong giai đoạn hồi phục, cần cung cấp năng lượng cho cơ thể để bù vào
lượng mất đi ở giai đoạn toàn phát. Áp dụng với bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng,
thiếu máu, người bệnh sau phẫu thuật, chấn thương, vết thương sâu hoặc rộng,
người bị rối loạn chuyển hóa glucid.
- Chế độ ăn hạn chế muối
Đối với các bệnh viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, suy tim nặng, phù cấp tính
do những nguyên nhân khác, các bệnh như suy tim nhẹ, phù nhẹ đang điều trị bằng
corticoid. Thức ăn có nhiều muối như rau muống, trứng; thức ăn không có muối
như gạo, đường, cá nước ngọt, khoai tây.
- Chế độ ăn hạn chế đường
Đường huyết cao có thể gây viêm cầu thận, viêm động mạch đầu chi, xơ vữa
động mạch. Nguyên tắc: đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết 30Kcal/kg/ngày vì



6
vậy cần tăng cung cấp protid, lipid (P: L: G= 1:1.2:2.5); protid: 1- 1.5g/kg/ngày.
Cần hạn chế tối đa glucid với các nhóm thực phẩm như trái cây ngọt hay sấy khô,
gạo, ngũ cốc.
- Chế độ ăn đối với người bệnh có phẫu thuật
Người bệnh phẫu thuật có thể mất nhiều máu, mô, nước, điện giải do đó nhu
cầu năng lượng tăng. Với giai đoạn trước phẫu thuật khoảng 7 ngày người bệnh cần
được tăng cường cung cấp đạm, glucid, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể,
một ngày trước phẫu thuật người bệnh phải nhịn ăn và uống nước với số lượng hạn
chế. Với giai đoạn sau phẫu thuật, sẽ phụ thuộc vào người bệnh đã đánh hơi hay
chưa, nếu chưa đánh hơi và phẫu thật không liên quan đến đường tiêu hóa thì cho
người bệnh nhấp nước đường và nước hoa quả nếu phẫu thuật đường tiêu hóa chỉ
nhấp môi bằng nước, nếu người bệnh đã đánh hơi mà phẫu thuật không liên quan
đến đường tiêu hóa thì cho người bệnh ăn thức ăn loãng đến đặc, tăng dần đạm,
vitamin còn nếu phẫu thuật đường tiêu hóa thì thức ăn sẽ ở dạng lỏng, nhẹ, dễ tiêu,
không dùng sữa. Và giai đoạn phục hồi tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng, năng
lượng 2000 đến 3000 kcal/ngày .
1.3. Công tác dinh dưỡng, tiết chế, cung cấp khẩu phần ăn điều trị trong bệnh
viện
Căn cứ vào Nghị đinh số 188/2007/NĐ- CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ
đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở y tế trong công tác
chuyên môn về dinh dưỡng, tiết chế:
Điều 1: Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho bệnh nhân ngoại trú: cần tổ chức khám,
đánh giá tính trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân ngoại trú. Ghi
chế độ ăn bệnh lý cho ngưới bệnh cần điều trị bằng chế độ ăn vào y bạ hoặc đơn
thuốc điều trị ngoại trú.
Điều 2: Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trong quá trình
điều trị: người bệnh vào viện phải được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ

bệnh án.
Điều 3: Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú: bác sĩ điều trị đánh
giá và ghi nhận xét tình hình dinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện và trong quá


7
trình điều trị. Bác sĩ chỉ đinh chế độ ăn hằng ngày phù hợp với bệnh cử ngưới bệnh,
đồng thời lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc
người cần hỗ trợ dinh dưỡng, bên cạnh đó xây dựng thực đơn và chế độ ăn phù hợp
với bệnh lý và áp dụng chế độ ăn bệnh lý theo qui định.
Điều 4: Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế: người bệnh được bác sĩ chỉ định chế
độ ăn bệnh lý và được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh, tại bệnh viện. Bảo quản,
chế biến, vận chuyển suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều 6: Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế gồm xây dựng tài liệu truyền
thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh,
người nhà người bệnh và nhân viên y tế đồng thời tổ chức giáo dục sức khỏe và
hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an
toàn thực phẩm.
Cũng trong thông tư, tại điều 10, đã nêu rõ nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng,
tiết chế trong đó có những nội dung quan trọng sau: tổ chức thực hiện chế độ ăn
bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo các quy định hiện hành và hỗ trợ dinh
dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong
bệnh viện. Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Giáo
dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối
tượng khác trong bệnh viện đồng thời kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và
an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống
trong bệnh viện bên cạnh đó nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và
nâng cao sức khỏe .
1.4. Cơ cấu tổ chức của khoa Dinh dưỡng và Tiết chế bệnh viện Đại học Y Hà

Nội
Bệnh viện ĐHYHN là 1 bệnh viện đa khoa trực thuộc Trường ĐHYHN được
thành lập từ tháng 1 năm 2007 và chính thức mở cửa đón bệnh nhân tháng 8 năm
2008. Bệnh viện luôn hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân, do đó,
dinh dưỡng cũng là 1 mục tiêu quan trọng cần được chăm sóc bên cạnh điều trị lâm
sàng. Khoa dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện được thành lập từ tháng 12 năm 2013


8
và chính thức triển khai các hoạt động khám tư vấn dinh dưỡng cũng như đảm bảo
suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân từ năm 2011.
Khoa bao gồm ba bộ phận chính là dinh dưỡng điều trị, giám sát VSATTP,
quản lý chế độ ăn và tư vấn dinh dưỡng. Nhiệm vụ của bộ phận dinh dưỡng điều trị
là cung cấp, điều chỉnh chế độ ăn bệnh lý và dinh dưỡng điều trị cho bệnh nhân nội
trú. Trong khi đó bộ phận tư vấn dinh dưỡng thực hiện nhiệm vụ khám và tư vấn
cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú đồng thời tổ chức các buổi truyền thông giáo dục
dinh dưỡng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hàng tuần từ các khoa lâm sàng.
1.4.1. Tổ chức các hoạt động của khoa Dinh dưỡng và Tiết chế
 Tổ chức, quản lý và thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn bệnh lý
- Tổ chức chế biến suất ăn theo bệnh lý
- Tổ chức triển khai chế độ ăn bệnh lý trong bệnh viện. Xây dựng quá trình
báo ăn và cung cấp suất ăn thống nhất trong toàn viện
- Tư vấn dinh dưỡng và hội chẩn cùng các khoa lâm sàng để có chế độ ăn điều
trị dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh
- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện chế độ ăn, uống của bệnh nhân tại các
khoa lâm sàng
 Tổ chức, kiểm soát và quản lý vệ sinh an toàn thực phầm:
- Quy chế bếp ăn một chiều
- Quy chế an toàn vệ sinh thực phẩm khi nhập thực phẩm và thức ăn, khi chế

biến và phân phối thức ăn, lưa mẫu thức ăn.
- Các tiêu chuẩn về vệ sinh cho môi trường xung quanh, cho dụng cụ, phương
tiện chế biến, cho thực phẩm và nước sử dụng, cho người lao động làm việc tại
bếp ăn.
- Bộ phận giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: xây dựng các
quy định giám sát tại nơi chế biến và phân phát suất ăn.
 Tổ chức và quản lý khám, tư vấn và giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an
toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tư vấn dinh dưỡng cho tất cả bệnh nhân trong quá trình nằm viện. Viện tư
vấn cho từng bệnh nhân được thực hiện bởi các cán bộ của Bộ môn Dinh dưỡng.
Trước mắt khi chưa có phòng riêng sẽ tư vấn tại khoa hoặc buồng bệnh


9
- Thực hiện khám- tư vấn dinh dưỡng ngoại trú cho các khách hàng có nhu cầu
tại Phòng khám Dinh dưỡng- Tầng 3- Nhà A5
- Ngoài khám và tư vấn dinh dưỡng cho từng người bệnh, khoa tổ chức định
kỳ các buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng và giáo dục truyền thồng về dinh
dưỡng tại phòng tư vấn.
 Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động đào tạo
- Tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm cho nhân viên trong bệnh viện.
- Tiếp nhận đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng của đơn vị
khác gửi đến bệnh viện.
- Có kế hoạch và tham gia biên soạn và viết bài cho các loại sách, báo, tờ rơi
tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
 Tổ chức, quản lý vấn đề Nghiên cứu khoa học và ứng dụng:
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe con người.
1.5. Thực trạng khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp khẩu phần ăn điều trị

tại Việt Nam và trên thế giới
1.5.1. Trên thế giới
Đã rất nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước đưa ra khái niệm "Khoa học
tiết chế" là khoa học dinh dưỡng nghiên cứu cơ thể con người sử dụng thực phẩm
và chất dinh dưỡng để duy trì và phát triển. Từ thời Hy lạp cổ đại, tiết chế dinh
dưỡng được coi là một nhánh của khoa học y học và coi can thiệp nhằm cải thiện
thói quen dinh dưỡng của người bệnh là một phương pháp điều trị. Từ trước công
nguyên, Hypocrates rất quan tâm đến vấn đề điều trị bằng ăn uống, ông viết “Thức
ăn cho người bệnh phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều trị của
chúng ta phải là các chất dinh dưỡng”. Sidengai, người Anh đã thừa kế những di
chúc của Hypocrates, theo ông “Để nhằm mục đích phòng bệnh cũng như điều trị
trong nhiều bệnh chỉ cần cho những chế độ ăn thích hợp và sống một đời sống có tổ
chức hợp lý” cho nên ông đã yêu cầu thay phòng bào chế thuốc bằng nhà bếp. Các
nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng bắt đầu từ thế kỷ 18, khi nhà hóa học người
Pháp Lavoisier phát hiện ra mối quan hệ trao đổi chất của thực phẩm và quá trình


10
thở. Đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bệnh - như Beri Beri,
còi xương, bệnh còi cọc có nguyên nhân từ chế độ ăn. Từ năm 1912, nhà hóa học
người Ba Lan Casimir Funk đã tìm thấy một chất (vitamin B1) đã dự phòng được
bệnh Beri Beri, và ông đặt tên cho nó là "vitamin". Sau đó các nhà khoa học đã
chứng minh được các bệnh này được gây ra bởi sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng
cụ thể - vitamin B1 (thiamine), vitamin D, vitamin C, và vitamin B3 (niacin).
Trong đầu những năm 1940, Hội đồng nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Hoa
Kỳ đã đưa ra Khẩu phần ăn khuyến nghị (RDAs). Các nhà khoa học tiếp tục nghiên
cứu thêm về cách thức dinh dưỡng của cá nhân có thể giúp ngăn ngừa và điều trị
bệnh. Các Khẩu phần ăn khuyến nghị cũ đã được thay thế bằng chế độ ăn tham
khảo (DRIs), trong đó cho thấy có bao nhiêu chất dinh dưỡng chúng ta cần mỗi
ngày để tối đa hóa sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính (trái ngược với

RDAs, trong đó liệt kê số lượng thiểu cần thiết để ngăn ngừa sự thiếu hụt). Các lĩnh
vực dinh dưỡng lâm sàng hiện nay càng ngày càng được đưa vào điều trị y tế chính
thống.
Vào cuối thế kỷ trước thế giới đã quan tâm đến việc cung cấp dinh dưỡng cho
các bệnh nhân khi vào viện, vào năm 1999 Allison SP đã nói trong báo cáo của
mình về thực trạng bệnh nhân tại bệnh viện, ông đã viết trong bệnh viện có tớ 40%
người lớn và 15 trẻ em trong tình trạng suy dinh dưỡng và nguyên nhân của việc
này là do chế độ ăn của bệnh viện cung cấp, phản ánh sự bất cập trong quá trình
nuôi dưỡng bệnh nhân tại bệnh viện .
Một cuộc khảo sát được thực hiện tại hai bệnh viện của Thụy Sĩ để đánh giá
thói quen ăn uống, mức độ hài lòng với thực đơn và sự lựa chọn của bệnh viện đã
cho biết 86% được hỏi hài lòng với thức ăn của bệnh viện, 78% hài lòng với cách
phục vụ, bên cạnh đó 28% bệnh nhân cho biết họ ăn hết những thức ăn họ được
phục vụ và 22% chỉ ăn 1 phần nhỏ. Các bệnh nhân đều cho thấy rằng nhiệt độ, hình
thức và mùi thơm của thức ăn là đặc biệt quan trọng .
Một nghiên cứu được thực hiện trên hai mươi chín phường trong bốn bệnh
viện điều tra về các rào cản trong việc lựa chọn thực phẩm và chất lượng thực phẩn
của các bệnh nhân trong bệnh viện, kết quả cho thấy 30% bệnh nhân có cảm giác


11
đói, 29% mắc vào rào cản do khâu tổ chức, 24% gặp rắc rối trong việc lựa chọn
thực phẩm và 21% bị ảnh hưởng bởi chất lượng thực phẩm .
Một nghiên cứu được thực hiện tại một bệnh viện trường đại học có 1200
giường bệnh về việc dùng thực đơn của bệnh viện có đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu của các bệnh nhân hay không thì kết quả chi thấy mỗi thực đơn bệnh viện
cung cấp hơn 2000 kcal/ ngày và có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bệnh
nhân, tuy nhiên có hơn 40% thực phẩm bệnh viện bị lãng phí, điều này cần có chính
sách ăn ở bệnh viện phù hợp hơn với nhu cầu của người bệnh .
Một nghiên cứu được thực hiện trong thời gian năm năm để đánh giá chất

lượng của các dịch vụ ăn uống và hiệu quả của quá trình cải tiến, cuộc khảo sát tiến
hành nghiên cứu 572 bữa ăn và phỏng vấn 591 bệnh nhân. Một số lượng những
thiếu sót đã được tìm ra khi có sự thiếu tôn trọng sở thích của bệnh nhân vào các
thời điểm cung cấp các xe đẩy thức ăn. Nhưng trong năm năm nghiên cứu thì mức
độ hài lòng đã thay đổi vì sự thay đổi thực đơn, khẩu phần cũng như chất lượng nấu
đã được cải thiện theo thời gian, ý kiến tích cực đó thay đổi từ 18% vào năm 2002
đến 48.3% vào năm 2006 .
Theo điều tra về nhận thức của bệnh nhân về thực phẩm và các dịch vụ ăn
uống của bệnh viện tại mộtmột quận ở Ohio, đã công bố hơn 65% cho rằng thực
phẩm của bệnh viện có chất lượng tốt, một phần đáng kể (hơn 74%) cho rằng dịch
vụ thực phẩm bệnh viện đáng tin cậy và đồng thời họ hài lòng với thái độ phục vụ.
Hầu như tất cả những đối tượng được hỏi (hơn 95%) coi việc tư vấn dinh dương là
quan trọng trong chăm sóc sức khỏe.
1.5.2. Tại Việt Nam
Trong báo cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2014, thực hiện khảo
sát đánh giá thực trạng tổ chức công tác dinh dưỡng tiết chế đã có thấy: hầu hết các
bệnh viện đã đánh giá tình trạng khi vào viện dinh dưỡng, đã chỉ định chế độ ăn
bệnh lý cho người bệnh như ghi chiều cao, cân nặng và chỉ định chế độ ăn theo mã
số quy định...Đồng thời đa số các bệnh viện đã xây dựng được thực đơn chế độ ăn
bệnh lý và tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh, có phòng tư vấn
dinh dưỡng cho người bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng đã quan tâm cải tạo


12
cơ sở vật chất để tổ chức nấu ăn và có nhà ăn cho người bệnh, lưu mẫu thức ăn hàng
ngày...Nhưng song song với điều đó thì vẫn còn 1 số tồn đọng như tổ chức dinh
dưỡng, tiết chế chưa được hoàn thiện ở nhiều bệnh viện (thiếu bộ phận dinh dưỡng
điều trị hoặc tiết chế,...), một số lãnh đạo, cán bộ có nghề nghiệp chưa phù hợp với
công tác dinh dưỡng, cán bộ làm công tác dinh dưỡng còn thiếu nên chưa thực hiện
đầy đủ công tác tư vấn cho người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý, chưa bàn giao

suất ăn cho người bệnh tại khoa và cơ sở vật chất vẫn còn chưa đầy đủ để phục vụ
nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng .
Trong báo cáo tổng quan ngành Y tế năm 2012 cho thấy cán bộ y tế và người
bệnh chưa coi dinh dưỡng là một trong những phương pháp điều trị. Công tác dinh
dưỡng lâm sáng chưa được coi trọng. Chế độ ăn cho người bệnh chưa được đưa vào
giá dịch vụ vì vậy không thể bắt buộc bệnh viện phục vụ ăn cho toàn thể người
bệnh. Đã có nhiều mô hình cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh thông qua đấu
thầu dịch vụ, bệnh viện tự tổ chức bếp ăn cho người bệnh và nhân viên y tế. Theo
kết quả điều tra năm 2009-2010 tại 742 bệnh viện các tuyến, chỉ cố 71.8% bệnh
viện tuyến tỉnh, 40.8% bệnh viện huyện có khoa dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh
dưỡng . Cần có biện pháp rà soát và thay đổi quan điểm khoa dinh dưỡng chỉ là mơi
làm tăng nguồn thu của bệnh viện mà phải coi khoa dinh dưỡng là bắt buộc tối thiểu
bảo đảm chất lượng dịch vụ bệnh viện . Một nghiên cứu khác trên tổng số 852 bệnh
viện cho thấy số bệnh viện thành lập khoa dinh dưỡng là 276 và 331 bệnh viện
thành lập Tổ dinh dưỡng chiếm 71.2% và 245 bệnh viện chưa thành lập khoa (tổ)
dinh dưỡng bẳng 28.8% .
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, mô tả
thực hành nuôi dưỡng và thực hành tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân đái tháo đường tại
Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân ăn tại bệnh viện là 94.3%,
có 69% bệnh nhân hài lòng về suất ăn ở bệnh viện. Bệnh nhân được tư vấn dinh
dưỡng chiếm 75.7%. Trong đó, bệnh nhân được tư vấn rất kỹ và hiểu được nội dung
tư vấn chiếm tỷ 97.2%. Hình thức tư vấn dinh dưỡng chủ yếu là tư vấn theo nhóm
chiếm 84.0%, nội dung tư vấn cho bệnh nhân tập trung vào vai trò của chế độ ăn,
những thức ăn người bệnh nên dùng và chế độ tập luyện .


13
Trong báo cáo của Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng bệnh viện Bạch
Mai về tình trạng cung cấp suất ăn bệnh lý tại bệnh viện như sau: bệnh nhân nằm
điều trị nội trú được chỉ định ăn bệnh lý theo chế độ ăn của bệnh viện với hướng

dẫn của Bộ Y tế, trong đó trung tâm đã xây dựng và đang áp dụng gần 100 chế độ
ăn (trên 60 chế độ ăn cho người lớn, 32 chế độ ăn cho trẻ em). Tổng số suất ăn lớn
hơn 1000 bệnh nhân/ ngày được phục vụ ngay tại giường bệnh và mỗi bệnh nhân
được cung cấp 2 phích nước sôi. Bên cạnh đó là hoạt động truyền thông dinh dưỡng
tại trung tâm: số buổi truyền thông được thực hiện tại khoa Thận, Dị ứng là 24
buổi/năm (2 lần/tháng), tại khoa Tiêu hóa số buổi giáo dục truyền thông dinh dưỡng
là 10 buổi/năm (1 lần/1 tháng), số lượng bệnh nhân tham gia cho mỗi buổi truyền
thông là từ 40-50 người .
Trong nghiên cứu về thực trạng công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện
của Cục quản lý Khám chữa bệnh đã đưa ra những con số về tình hình xây dựng chế
độ ăn bệnh lý, cung cấp suất ăn chỉ định cũng như công tác khám, tư vấn và điều trị
bằng chế độ dinh dưỡng. Với tiêu chí có xây dựng chế độ ăn và thực đơn phù hợp
với bệnh lý thì tỷ lệ thực hiện đúng tại các bệnh viện trung ương là cao nhất
(94.3%), bệnh viện tuyến huyện là 68.2%, và thực hiện kém nhất là bệnh viện
trường đại học chỉ chiếm 20%. Tương tự như vậy, với tiêu chí cung cấp suất ăn
đúng thực đơn thì tỷ lệ này thực hiện chung cho các bệnh viện là 60%, trong đó
bệnh viện Trung ương là 88.6%, bệnh viện tỉnh là 72.7%, bệnh viện huyện là 49%,
bệnh viện trường đại học là 50% và bệnh viện ngành là 88.2%. Với công tác khám,
tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng thì chỉ có 74.3% bệnh viện trung ương,
63.9% bệnh viện tỉnh và 59.3% bệnh viện huyện thực hiện, tỷ lệ chung đạt tiêu chí
này của các bệnh viện là 62.6% .
Trong một báo cáo tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, mỗi ngày có hơn 2000
bệnh nhân ăn suất ăn bệnh viện tương đương với 6000-7000 suất ăn mỗi ngày. Các
loại chế độ ăn được chỉ định bằng mã số trong gồm ăn thông thường (gồm 3
bữa/ngày) và ăn bệnh lý. Tỷ lệ ăn bệnh lý của bệnh viện tăng theo từng năm từ dưới
50% (trước năm 2011) lên 65% (2011) và đến giai đoạn 2012-2013 là 75%. Cũng
trong báo cáo cho biết 81.7% (450/551) ăn suất ăn BV,6% (33/551) bệnh nhân chưa


14

có chỉ định cho ăn vì chờ làm thủ thuật, chuẩn bị phẫu thuật hay nguyên nhân bệnh
lý, 3.8% (21/551) không ăn được vì bác sĩ chỉ định không hợp thói quen như ăn
chay lại cho ăn mặn, hay không quen ăn cá (thực đơn đều có thể đáp ứng), 6.2%
(34/551) không hợp khẩu vị và nguyên nhân khác 2.3% .
Trong một báo cáo hội nghị của trường Đại học KTYT Hải Dương cho thấy
việc sử dụng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng bệnh nhân trong bệnh viện còn thấp: tỷ
lệ bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng trong thời gian nằm viện là rất thấp (26.5%),
người tư vấn chủ yếu là bác sỹ (86.3%), nội dung tư vấn rất chung chung, chưa
mang tính thực hành. Tỷ lệ mua thức ăn của căng tin bệnh viện chỉ đạt 10.9%. Đồng
thời nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh
viện lại rất cao: có tới 90.7% thấy sự cần thiết của khoa dinh dưỡng trong bệnh
viện. Nếu được lựa chọn, có tới 40.4% lựa chọn nơi cung cấp thức ăn cho bệnh
nhân từ khoa dinh dưỡng trong bệnh viện . Cũng trong một báo cáo của viện Bỏng
Quốc Gia Lê Hữu Trác về hoạt động dinh dưỡng tiết chế cho biết 100% bệnh nhân
vào viện được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ bệnh án, đồng thời người
bệnh mà bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh,
100% với các bệnh nhân bỏng >50% DTCT với người lớn, >30% DTCT với trẻ em,
bệnh nhân nặng thì được nhân viên khoa dinh dưỡng chuyển chế độ ăn đến tận khoa
bằng các chế độ theo tình trạng bệnh lý như: cháo, súp, sữa cơm trung bình 200 suất
ăn/ngày, bệnh nhân nhẹ hơn theo chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng, nhân viên của
khoa đặt và giám sát trực tiếp chế độ ăn, dinh dưỡng dưới khu phục vụ dinh dưỡng
tập trung của viện .
Trong một nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân nội trú về tình hình
cung cấp thức ăn tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương vào năm 2008 cho biết có
88.3% bệnh nhân ăn suất ăn dinh dưỡng hài lòng về nhân viện, và 99.8% bệnh nhân
ăn suất ăn dinh dưỡng hài lòng về thời gian, có 52.2% bệnh nhân nhận xét với khẩu
phần ăn cung cấp đó thì vừa đủ no, và 25.8% bệnh nhân nhận xét thiếu khẩu phần ăn, có
81.8% bệnh nhân nhận xét suất ăn dinh dưỡng có dụng cụ đựng sạch sẽ, số còn lại cho là
tạm được . Cũng khảo sát về sự hài lòng của bệnh nhân nhưng tại bệnh viện Nhi Đồng II,
Phạm Thị Mãnh và CS đã cho biết hơn 98% bệnh nhân hài lòng về chế độ ăn cháo, về

chế độ cơm người nhà sử dụng nhiều hơn bệnh nhân và đa số cả bệnh nhân và người nhà


15
đều hài lòng với chế độ ăn của khoa dinh dưỡng .


16

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện ĐHYHN, số 1, đường Tôn Thất
Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
2.2.Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 đến 5/2015
2.3.Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân điều trị nội trú của Bệnh viện ĐHYHN

2.3.1.Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng được lựa chọn vào nghiên cứu là những bệnh nhân nhân có mặt tại
bệnh viện trong thời gian nghiên cứu. Các đối tượng này có khả năng nghe, hiểu.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có thời gian nừm viện trên 3 ngày.

2.3.2.Tiêu chuẩn loại trừ
- Những đối tượng không phải là bệnh nhân, người không nắm rõ tình trạng
sức khỏe của bản thân, những bệnh nhân không có khả năng tiếp xúc với người
ngoài, người không có khả năng nghe, hiểu, người rối loạn trí nhớ.
- Những đối tương không tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi đã giải thích

rõ về mục đích của nghiên cứu
- Các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu nhưng không hợp tác trong quá
trính nghiên cứu
2.4.Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang (Cross- Sectional study)

2.4.2.Cỡ mẫu
Áp dụng công tính tính cỡ mẫu theo tỷ lệ:


17

n = Z2(1- α/2)

p(1  p)
( p. ) 2

trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu
Z: độ tin cậy mong muốn tương đương với độ chính xác α= 0.05 nên Z= 1.96
P: theo nghiên cứu thử nghiệm trước khi tiến hành nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân sử
dụng suất ăn bệnh lý là 30% nên p=0.3
ε : chọn ε= 0.2
Thay các giá trị tương ứng vào công thức, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 224 làm tròn
số dự phòng các trường hợp bỏ cuộc khi nghiên cứu thì cỡ mẫu cuối cùng là 250.

2.4.3.Chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tầng. Mỗi tầng là mỗi khoa

trong viện, khi đó cỡ mẫu của mỗi tầng được tính theo công thức:
ni = n
Trong đó:
ni: cỡ mẫu của tầng i
n: Cỡ mẫu của tất cả các tầng
Ni: Dân số của tầng i
N: Dân số của quần thể
Mẫu tại mỗi tầng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên
đơn, dựa trên danh sách số bệnh nhân nằm tại khoa và đủ điều kiện nằm viện lớn
hơn hoặc bằng 3 ngày.


18
2.4.4.Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến số nghiên cứu

Biến số/ chỉ số

Thông tin chung của đối Tuổi
Giới
tượng
Nghề nghiệp

Phương pháp thu
thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi để
phỏng vấn

Mục tiêu 1: Đánh giá nhu cầu cung cấp suất ăn điều trị và khám tư vấn dinh dưỡng
cho bệnh nhân tại Bệnh viện ĐHYHN năm 2014

Nhu cầu khám, tư vấn dinh Tỷ lệ bệnh nhân được khám Phỏng vấn sử dụng bộ
dưỡng cho bệnh nhân

và tư vấn dinh dưỡng
câu hỏi
Lý do bệnh nhân không được
khám và tư vấn dinh dưỡng
Mức độ hài lòng của bệnh
nhân về việc khám và tư vấn
dinh dưỡng
Tần suất bệnh nhân được
khám và tư vấn dinh dưỡng
Tần suất tư vấn dinh dưỡng

Nhu cầu cung cấp suất ăn

mà bệnh nhân mong muốn
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng suất

điều trị tại bệnh viện

ăn tại bệnh viện
Lý do bệnh nhân không sử
dụng suất ăn tại bệnh viện
Số lượng bữa ăn điều trị mà
bệnh nhân dùng trong 1 ngày
Sự hài lòng của bệnh nhân về
suất ăn điều trị



19
Nơi cung cấp bữa ăn khi điều
trị tại bệnh viện.
3.

Mục tiêu 2: Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân về tầm quang
trọng của suất ăn điều
trị và khám tư vấn dinh dưỡng
KAP

Phần trăm bệnh nhân đồng ý nên Sử dụng bộ câu hỏi
ăn theo suất ăn bệnh viện
phỏng vấn
Lý do bệnh nhân đưa ra nên ăn
theo suất ăn bệnh viện
Lý do bệnh nhân đưa ra không
nên ăn theo suất ăn bệnh viện
Phần trăm bệnh nhân đồng ý việc
nên khám và tư vấn dinh dưỡng
Lý do nên khám và tư vấn dinh
dưỡng
Lý do không nên khám tư vấn
dinh dưỡng
Phần trăm bệnh nhân thực hành
đúng những điều được tư vấn về
dinh dưỡng

2.5.Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập và làm sạch, sẽ được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và sau đó được phân tích bằng mềm thống kê Stata 11

2.6.Sai số và khống chế sai số
- Sai số nhớ lại: thiết kế bộ câu hỏi chuẩn và giám sát hoạt động trong suốt quá
trình điều tra phiếu.
- Sai số thu thập thông tin: phỏng vấn thử và hoàn thiện bộ câu hỏi trước khi
tiến hành nghiên cứu.
- Sai số không trả lời: hướng dẫn cho người được phỏng vấn mục đích nghiên
cứu, động viên đối tượng hợp tác nghiên cứu.
2.7.Đạo đức nghiên cứu


20

- Mọi đối tượng đều có quyền được từ chối không tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện của đối tượng nghiên cứu,
không gây tác động làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công việc cũng như quá trình
điều trị bệnh của đối tượng.
- Nghiên cứu được thực hiện đúng qui định đạo đức nghiên cứu của Bộ Y Tế
- Tất cả những thông tin đối tượng cung cấp sẽ được giữ bảo mật, tất cả thông tin
sẽ chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu này và không có bên thứ 3 được biết.
- Sau khi phỏng vấn, đối tượng sẽ được cung cấp thêm kiến thức về dinh
dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm


21

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thông tin chung của đối tượng
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng (bệnh nhân) theo giới:

Nhận xét:

Tỷ lệ giữa nam và nữ tham gia vào nghiên cứu lần lượt là 53.2% nam và 46.8% nữ.
Bảng 3.1: Bảng phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi:
Độ tuổi
<40
40-59
>=60
Tổng

N
57
119
74
250

%
22.80
47.60
29.60
100

Nhận xét:
Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu: 51.54± 15.63, tuổi thấp nhất: 14,
tuổi cao nhất: 90.


22
Nhóm tuổi trong nghiên cứu: nhóm dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 22.8%, nhóm tuổi
từ 40 đến 59 chiếm tỷ lệ 47.6% và nhóm trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 29.6%.
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp:
Nghề nghiệp

Nhân viên nhà nước, ngoài nhà

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

51

20.40

54
53
15
77
250

21.60
21.20
6.00
30.80
100

nước
Nông nghiệp
Nghỉ hưu
Sinh viên
Tự do
Tổng
Nhận xét:


Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu tương đối đồng đều giữa nhóm công
nhân viên chức (CNVC), nhóm làm nông nghiệp (NN) và nhóm nghỉ hưu (NH) tỷ
lệ là 20.4% với nhóm nhà nước và 21.6% với nhóm nông nghiệp và 21.2% với
nhóm nghỉ hưu. Đối tượng làm nghề tự do chiếm tỷ lệ lớn nhất là 30.8% và đối
tượng sinh viên chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có 6%.
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo khoa điều trị
Khoa
Ngoại
Nội
Tim mạch
Ung bướu
Tai mũi họng
Răng
Cấp cứu
Tổng

Tần số (n)
81
55
20
67
15
7
5
250

Tỷ lệ (%)
32.40
22.00
8.00

26.80
6.00
2.80
2.00
100

Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo từng khoa được tính toán dựa trên công thức
tính mẫu của mẫu phân tầng, sau khi tính phần trăm số lượng bệnh nhân nằm điều
trị tại từng khoa thì ta được kết quả như trên.


23
Với 32.4% bệnh nhân khoa Ngoại, 22% bệnh nhân khoa Nội, 8% bệnh nhân
khoa Tim mạch, 26.8% bệnh nhân Ung Bướu, 6% bệnh nhân Tai mũi họng, 2%
bệnh nhân Cấp cứu
3.2.Nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn bệnh lý cho bệnh
nhân

3.2.1.Thực trạng khám và tư vấn dinh dưỡng
 Tình hình khám và tư vấn dinh dưỡng:
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ (%) người bệnh được khám, tư vấn dinh dưỡng

Nhận xét:
60.4% bệnh nhân tham gia nghiên cứu được tư vấn dinh dưỡng ít nhất một lần
từ khi nhập viện đến thời điểm nghiên cứu bởi cán bộ y tế (tại khoa dinh dưỡng
cũng như bác sĩ điều trị)
39.6% bệnh nhân còn lại không được tư vấn dinh dưỡng từ khi nhập viện đến thời
điểm nghiên cứu


 Lý do bệnh nhân không được khám, tư vấn dinh dưỡng:
Có 135 người trong 151 người không được khám, tư vấn dinh dưỡng chiếm
89.04% nói rằng không có nhân viên đến khám, tư vấn dinh dưỡng và 16 người còn
lại chiếm 10.6% không trả lời lý do.


24
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện tác dụng của việc khám, tư vấn dinh dưỡng đối
với bệnh nhân(cột)

-

Nhận xét:
61 bệnh nhân trong tổng số 99 bệnh nhân được khám, tư vấn dinh dưỡng chiếm

-

61.61% cảm thấy việc tư vấn đó rất có ích cho bản thân.
Trong đó, 28 bệnh nhân (28.28%) cảm thấy việc tư vấn đó giúp ích bình thường

-

cho bản thân.
6 bệnh nhân (6%) cho rằng, việc tư vấn dinh dưỡng không có ích cho bản thân.
4 bệnh nhân (4%) từ chối trả lời câu hỏi.


25
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của bệnh nhân về việc khám, tư
vấn dinh dưỡng


-

Nhận xét:
41 bệnh nhân trong tổng số 99 bệnh nhân được khám, tư vấn dinh dưỡng chiếm

-

41.41% rất hài lòng về việc khám và tư vấn dinh dưỡng.
54 bệnh nhân (54.54%) ở mức hài lòng.
4 (4%) bệnh nhân không hài lòng với việc khám, tư vấn dinh dưỡng.


×