Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của THUỐC NGÂM HB TRONG điều TRỊ TĂNG TIẾT mồ hôi TAY CHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.83 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC NGÂM HB
TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY CHÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 – 2016

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC NGÂM HB
TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY CHÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


ThS. NGUYỄN THỊ THANH TÚ

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng
đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội, các Thầy Cô trong Khoa Y học cổ
truyền đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô, anh chị điều dưỡng viên tại Khoa Y học
cổ truyền- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Thạc sỹ. Nguyễn Thị Thanh Tú – Giảng viên khoa YHCT Trường
Đại học Y Hà Nội, là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự tận tâm và
kiến thức của Thầy Cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình và bạn bè –
những người đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Bùi Thị Hoa



DANH MỤC VIẾT TẮT


BN

: Bệnh nhân

TDMP

: Tràn dịch màng phổi

TKMP

: Tràn khí màng phổi

TTMHTC

: Tăng tiết mồ hôi tay chân

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại



1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Chứng tăng tiết mồ hôi tay, chân (TTMHTC) là tình trạng ra mồ
hôi quá mức ở tay, chân, có thể kết hợp với nhiều nơi khác trên cơ thể mà
không liên quan đến bệnh lý cường giao cảm đã được xác định khác [1],[2],
[3].
Theo một khảo sát dịch tễ rộng lớn mới đây bao gồm 1500000 hộ gia
đình tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ tăng tiết mồ hôi khu trú gặp ở 2,8% dân số
chung [4]. Bệnh thường gặp ở người trẻ, tuy không trực tiếp nguy hiểm đến
tính mạng nhưng ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, giao tiếp xã hội, học tập,
lao động của người bệnh [4],[5],[6],[7].
Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều phương pháp điều trị chứng
TTMHTC. Điều trị tại chỗ bằng muối clorua nhôm 20 - 25%, phương pháp
này chỉ có hiệu quả tạm thời khi bôi. Điều trị thuốc toàn thân như dùng
Cholinergics nhưng gây khô miệng, ảnh hưởng đến cơ quan thị giác như tập
trung măt bị rối loạn [2],[4],[8]. Tiêm chất gây hủy hạch giao cảm ngực bằng
nước sôi, cồn, tiêm botox, phương pháp này không được tốt vì có thể không
chọc đúng hạch hoặc có thể có những tai biến do kĩ thuật chọc như chảy máu,
tràn khí màng phổi [8],[9],[10]. Điều trị ngoại khoa (mổ mở, nội soi) có kết
quả rất đáng khích lệ.Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp và có nhiều
biến chứng như tràn khí màng phổi (TKMP), tràn dịch màng phổi (TDMP), ra
mồ hôi bù trừ và bàn tay quá khô [2],[6],[11].
Y học cổ truyền (YHCT) TTMHTC thuộc phạm vi chứng “Hãn”. Cũng
đã có nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc uống trong và dùng ngoài.
Thuốc ngâm HB được bào chế từ các vị thuốc phèn phi, ngũ bội tử, xích thạch
chi. Đây là những vị thuốc thông dụng của YHCT. Trên lâm sàng thuốc ngâm
HB có hiệu quả khả quan trong điều trị chứng TTMHTC. Tuy nhiên, để có cơ
sở khoa học về tác dụng của bài thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này với 2 mục tiêu sau:
Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ngâm HB trong điều trị
TTMHTC.



2

Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc ngâm HB trên lâm
sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

Tình hình mắc chứng tăng tiết mồ hôi ở trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
Ra mồ hôi tay, chân là một bệnh thường gặp. Theo Raphael Adar tại
Iserel cho thấy tỉ lệ ra mồ hôi tay ở thanh niên là 0,6 - 1% [12]. Theo Aamir
Haider và Nowel Solish tại Hoa Kỳ tỉ lệ mắc chứng TTMHTC là 2,8% [4].
Theo Lin Chih Lung, tăng tiết mồ hôi tay nguyên phát gặp thường xuyên ở
các nước châu Á. Ở Đài Loan, tỷ lệ người trẻ mắc chứng bệnh này vào
khoảng 0,3% [13]. Đàn ông và phụ nữ có tỉ lệ mắc bằng nhau và những người
thuộc nhóm tuổi 25 - 64 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất: Tuổi khởi phát trung bình
là dưới 25 tuổi nhưng chủ yếu còn tùy thuộc vào vùng cơ thể bị bệnh. Tăng
tiết mồ hôi tay và nách có tuổi khởi phát trung bình nhỏ nhất, lần lượt là 13 và
19 tuổi [13]. Có đến 82% số bệnh nhân (BN) bị tăng tiết mồ hôi bàn tay cho
biết bệnh khởi phát từ lúc ấu thơ [4]. Tăng tiết mồ hôi khu trú có vẻ khởi phát
từ lúc còn nhỏ nhưng người ta chỉ điều trị khi bắt đầu ở tuổi trưởng thành [3],
[4]. Số BN bị ở nách là 51%, bàn chân 29%, lòng bàn tay 25% và mặt 20%
[4]. Không có một nghiên cứu nào ghi nhận diễn biến tự nhiên của bệnh khi
tuổi tăng dần, nhưng theo kinh nghiệm, mức độ trầm trọng của việc ra mồ hôi

dường như giảm đi khi bệnh nhân trên 50 tuổi [3],[8]. Tăng tiết mồ hôi tay
chân thường gặp ở người trẻ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh
hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp xã hội, học tập và lao động của người bệnh [4],
[14],[15].
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu điều trị chứng TTMHTC nhưng
nghiên cứu dịch tễ học một cách toàn diện thì chưa có. Theo báo cáo của tác
giả Nguyễn Thường Xuân tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 5 năm 1977 đến
tháng 1 năm 1989 đã điều trị cho 600 trường hợp bằng cách tiêm nước nóng
đun sôi vào hạch giao cảm ngực trên [9]. Tại bệnh viện Bình Dân từ năm
1996 đến 2004 có 1298 trường hợp tăng tiết mồ hôi được điều trị bằng phẫu


4

thuật cắt thần kinh giao cảm ngực qua nội soi [16]. Như vậy, chứng ra mồ hôi
tay nói riêng, và ra mồ hôi nói chung gặp khá nhiều ở các nước cũng như ở
Việt Nam [16].
1.2. Quan niệm của YHHĐ về chứng tăng tiết mồ hôi
1.2.1. Đại cương về tuyến mồ hôi
1.2.2. Đại cương về chứng tăng tiết mồ hôi
Mồ hôi là điều cần thiết cho sự sống con người và phục vụ như chất làm mát
cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi bị quá nóng. Ở một số người, khi cơ chế tự làm mát
của cơ thể hoạt động quá mức thì họ có thể đổ mồ hôi nhiều hơn trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp xã hội, học tập, lao động [16],[20].
Chứng tăng tiết mồ hôi có thể chia làm 2 loại:
Tăng tiết mồ hôi toàn thân thường là một phần trong biểu hiện của một số
bệnh lý căn nguyên khác như bệnh nhiễm khuẩn, bệnh ác tính hoặc một rối
loạn nội tiết khác…
Tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát [3],[21].

1.2.3. Nguyên nhân gây ra chứng tăng tiết mồ hôi
1.2.3.1. Tăng tiết mồ hôi toàn thân [3],[8],[13],[21].
Đây là một loại mồ hôi quá nhiều do một bệnh lý khác hay là một tác
dụng phụ của thuốc.
Nội tiết: Cường giáp, cường năng tuyến yên, tiểu đường, mãn kinh, u tế
bào ưa crôm, hội chứng carcinoid, bệnh to cực.
Thần kinh: Bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu
não.
Bệnh ác tính: Bệnh lý tăng sinh tủy, bệnh Hodgkin.
Nhiễm khuẩn.
Tim mạch: Sốc, suy tim.
Suy hô hấp.


5

Dược phẩm: Fluoxetin, Venlafaxin, Doxepin.
Ngộ độc: nghiện rượu, lạm dụng thuốc…
1.2.3.2. Tăng tiết mồ hôi khu trú [3],[13],[21].
Tăng tiết mồ hôi vô căn tiên phát.
Ra mồ hôi vị giác.
Nguyên nhân thần kinh: Bệnh lý thần kinh, chấn thương tủy sống.
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng tăng tiết mồ hôi tay chân
Bệnh nhân mắc chứng TTMHTC đến khám đa số ở lứa tuổi 20 - 30 tuổi
mặc dù đã có tiền sử bệnh khá dài [2],[4]. Biểu hiện lâm sàng thường là tăng
tiết mồ hôi đối xứng cả hai bên cơ thể, chủ yếu là hai lòng bàn tay và hai lòng
bàn chân:
Lòng bàn tay, lòng bàn chân ẩm, ướt khó chịu.
Màu sắc da thay đổi thậm chí trắng bệch, vữa mũn do bị ướt thường
xuyên có thể đưa đến nhiễm trùng vi khuẩn, nấm.

Tổn thương tâm lý xã hội: xấu hổ vì lòng bàn tay, lòng bàn chân đẫm
nước; tránh bắt tay nếu được; phải thay đổi loại hình giải trí ưa thích trước
đây; phải thay đổi việc làm; trầm cảm, thiếu tự tin.
Những yếu tố kích thích do thời tiết nóng, ẩm hoặc xúc động sẽ làm
tăng tiết mồ hôi trên cơ thể. Ngoài ra có những yếu tố khác như khi làm
những động tác tinh vi, hay nghĩ đến bệnh ra mồ hôi của mình thì mồ hôi
cũng chảy nhiều hơn [2]. Chứng tăng tiết mồ hôi có thể kéo dài hằng chục
năm mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe [21],[22],[23].
1.2.5. Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi tay chân
Tăng tiết mồ hôi tay, chân khu trú nguyên phát không cần đến thăm
khám labo. Tiêu chí chẩn đoán tăng tiết mồ hôi vô căn nguyên phát là tăng tiết
mồ hôi khu trú, thấy rõ, quá mức trong thời gian ít nhất 6 tháng không có
nguyên nhân rõ ràng kèm theo ít nhất hai trong số các đặc điểm sau [4]:
Ra mồ hôi hai bên và tương đối đối xứng.


6

Tần suất ít nhất là một cơn một tuần.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Tuổi khởi phát dưới 25 tuổi.
Có tiền sử gia đình.
Ngưng ra mồ hôi trong lúc ngủ [3],[4],[21].
1.2.6. Điều trị
1.2.6.1. Điều trị tại chỗ [2],[3],[12],[21]
Các muối nhôm (phèn chua) là thành phần phổ biến nhất trong các chế
phẩm chống ra mồ hôi được bán tự do. Cơ chế tác dụng của chúng được thừa
nhận là gây tắc nghẽn cơ học các ống bài xuất của tuyến mồ hôi ngoại tiết,
hoặc làm teo các tế bào chế tiết. Nồng độ của muối nhôm trong đa số các chất
chống ra mồ hôi được bán trên thị trường có nồng độ 20% - 25%. Thường cần

phải thoa nhiều lần mỗi 24 - 48 giờ. Có thể thấy cải thiện trong vòng 3 tuần
điều trị ở những trường hợp nhẹ. Hạn chế của các chế phẩm muối nhôm này
là cảm giác nóng rát, kim châm và kích thích tại chỗ. Để giảm thiểu kích ứng,
những chế phẩm này có thể được thoa lên vùng bị bệnh trước khi đi ngủ và
rửa sạch sau 6 - 8 giờ. Clorua nhôm 20% có thể làm giảm tăng tiết mồ hôi
trong 48 giờ sau khi thoa, nhưng hiệu quả giảm dần trong vòng 48 giờ sau khi
chấm dứt điều trị. Clorua nhôm 20% tan trong cồn có thể có hiệu quả đến
98% trong các trường hợp tăng tiết mồ hôi nách nhẹ.
Các chất aldehyd thoa tại chỗ, như fomandehyd và grataraldehyd, ít
được sử dụng trong tăng tiết mồ hôi khu trú vì các chất này có thể gây mẫn
cảm dị ứng và kích thích da tại chỗ.
1.2.6.2. Điện di ion [2],[3],[21],[24]
Điện di ion được định nghĩa là sự đưa ion vào da qua trung gian một
dòng điện. Thủ thuật buộc phải ngâm bàn tay hoặc bàn chân trong một chậu
nước nông chứa đầy nước, rồi cho một dòng điện chạy xuyên qua đó. Điện di
ion chủ yếu dùng cho tăng tiết mồ hôi tay, chân khu trú, vì chúng là bộ phận
dễ ngâm dưới nước. Trong những thử nghiệm ngẫu nhiên không đối chứng
cho thấy hiệu quả đến 80% - 100%. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu về


7

liệu pháp duy trì dài hạn. Hạn chế của phương pháp này là gây kích ứng da,
khô da và bong da. Nó còn mất thời gian, vì có thể cần từ 30 - 40 phút cho
một vị trí trị liệu mỗi ngày trong ít nhất 4 ngày mỗi tuần. Thường đạt được
việc ra mồ hôi bình thường trở lại sau 6 - 10 lần điều trị. Nói chung, điện di
ion là một trị liệu thứ yếu đối với tăng tiết mồ hôi tay, chân và chống chỉ định
ở những bệnh nhân có thai hoặc đang đặt máy tạo nhịp.
1.2.6.3. Độc tố butilinum A[2],[21]
Cho đến nay, độc tố butilinum A là cách điều trị tăng tiết mồ hôi khu trú

được nghiên cứu hoàn hảo nhất. Đó là một độc tố thần kinh được sản xuất bởi
vi khuẩn yếm khí Clostridium botilinum. Độc tố có 7 typ huyết thanh trong đó
typ A có độc lực mạnh nhất. Thuốc được tiêm trong da, có tác dụng ức chế sự
giải phóng acetylcholine tại điểm tiếp hợp thần kinh - cơ và từ các sợi thần
kinh giao cảm chi phối các tuyến mồ hôi ngoại tiết, kết quả là mồ hôi không
tiết ra nữa. Độc tố được lượng giá như một điều trị tăng tiết mồ hôi nách trong
hai nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng cỡ mẫu lớn. Sau một tuần có đến
95% bệnh nhân đạt cải thiện đáng kể và khoảng thời gian có hiệu quả là 7
tháng. Đối với tăng tiết mồ hôi tay, tỉ lệ đáp ứng đạt trên 90%, thời khoảng có
hiệu quả từ 4 - 6 tháng. Hạn chế chủ yếu của phương pháp điều trị này là mũi
tiêm gây đau và cần gây tê bằng phong bế thần kinh. Các phương pháp làm
giảm đau khi tiêm gồm các dụng cụ gây rung cường độ cao, các túi làm lạnh
và xịt nitơ lỏng, tất cả đều có những kết quả không hằng định. Chống chỉ định
đối với liệu pháp độc tố butilinum gồm các rối loạn thần kinh cơ như bệnh
nhược cơ nặng, thai kỳ và cho con bú, những dược phẩm ngăn dẫn truyền
thần kinh cơ. Đối với phương pháp điều trị này, bệnh nhân được chuyển đến
các bác sỹ chuyên về tiêm độc tố butilinum. Tuy nhiên, giá thuốc là một hạn
chế đối với việc sử dụng phổ biến cho nhiều bệnh nhân.
1.2.6.4. Điều trị ngoại khoa [3],[13],[21],[24]
Điều trị ngoại khoa bằng cắt hạch giao cảm qua nội soi, trong đó hạch
giao cảm được phá hủy bằng cách cắt ngang, kẹp, lấy trọn hoặc hủy hạch
bằng đốt điện hoặc laser. Nhiều nghiên cứu hồi cứu và các thử nghiệm lâm
sàng không đối chứng đã chứng minh cắt hạch giao cảm qua nội soi có hiệu
quả trong việc loại trừ tăng tiết mồ hôi nách, bàn tay và mặt trong 68% 100% các trường hợp. Tăng tiết mồ hôi chân trong 58% - 85% số bệnh nhân.


8

Điều trị tăng tiết mồ hôi khu trú bằng phẫu thuật có hiệu quả cao, nhưng nên
dành cho những bệnh nhân mà các phương pháp điều trị khác tỏ ra không

hiệu quả và người bệnh ý thức được các nguy cơ đi kèm theo thủ thuật và
những biến chứng có thể có.
1.2.6.5. Điều trị toàn thân [3],[4],[15],[21]
Những thuốc chính được sử dụng đường toàn thân trong điều trị tăng
tiết mồ hôi khu trú là những thuốc kháng cholinergic. Bằng cách ức chế
acetylcholine tại xinap, chúng cản trở tín hiệu thần kinh tuyến. Hạn chế chủ
yếu của những loại thuốc này là liều cần dùng để đạt được việc giảm tiết mồ
hôi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các tác dụng có hại như khô miệng,
nhìn mờ, bí tiểu, táo bón và tim đập nhanh. Glycopyrrolat, một thuốc kháng
cholinergic, với liều khởi đầu 1mg, ngày 2 lần, có thể cải thiện tình trạng tăng
tiết mồ hôi nhưng với liều lượng cần đến về sau thường gây ra những tác
dụng phụ không chấp nhận được. Những thuốc dùng đường toàn thân khác
gồm Amitriptylin, Clonazepam, chẹn beta (như Propanolol) và chẹn kênh
calci (như Ditilazem), Gabapentin và Indomethacin. Tuy nhiên những thuốc
này phần lớn dùng cho các bệnh nhân tăng tiết mồ hôi toàn thân; vai trò của
chúng trong điều trị tăng tiết mồ hôi khu trú còn cần được chứng minh.
1.3. Quan niệm của YHCT về chứng tăng tiết mồ hôi
1.3.1. Bệnh danh
Trong YHCT không có bệnh danh về bệnh tăng tiết mồ hôi mà đối chiếu
với các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng mà có tính tương đồng thì tăng tiết
mồ hôi thuộc phạm vi chứng Hãn chứng [25],[26]. Hãn chứng là toàn thân hoặc
một bộ phận cơ thể có sự bài xuất mồ hôi không bình thường. Trong đó mồ hôi
ra thường xuyên, khi vận động ra nhiều hơn gọi là tự hãn. Trong lúc ngủ ra mồ
hôi, khi tỉnh dậy thì hết gọi là đạo hãn. Mồ hôi bài xuất ra, sắc vàng dính vào
quần áo, thì đó là hoàng hãn. Mồ hôi ra không ngừng thành giọt như dầu, tay
chân lạnh đó là tuyệt hãn. Trong bệnh ngoại cảm ôn nhiệt diễn biến cấp, bỗng
nhiên thấy sợ lạnh, sau đó mồ hôi ra nhiều gọi là chiến hãn [25],[26]. Theo
Đông y chứng tự ra mồ hôi là chỉ cơ thể không do mệt nhọc, không do trời nắng
mặc áo dày quá nóng, cũng không do uống thuốc phát tán mà tự ra mồ hôi [26].



9

Theo Thương hàn minh lý luận, chân tay ra mồ hôi là chứng thuộc Dương
minh: Tỳ Vị khí hư do đói no, mệt nhọc thất thường làm tân dịch ứ đọng dồn
ra tay chân, lâu ngày sinh dương hư khiến chân tay lạnh kèm mệt mỏi yếu
sức. Điều trị nên bổ ích Tỳ khí chọn dùng phương Sâm linh bạch truật tán. Tỳ
Vị âm hư do ăn cay nóng, nồng hậu tích nhiệt thương âm, nhiệt từ trong sinh
ra thúc đẩy tân dịch truyền ra tứ chi làm ra mồ hôi kèm theo miệng ráo họng
khô,mệt mỏi. Điều trị nên tư dưỡng Vị âm chọn dùng phương Sa sâm mạch
đông thang [26].
1.3.2. Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân
Ngoại nhân: Người bệnh cảm thụ thấp tà xâm phạm vào Tỳ Vị dẫn dến
thấp nghẽn, Tỳ Vị uất lại mà hóa nhiệt, thấp và nhiệt hun đốt tân dịch trong Vị
đạt ra tay chân cho nên tay chân ra mồ hôi. Như sách “Thương hàn minh lý
luận” có viết: “Chân tay ra mồ hôi là nhiệt tụ ở Vị là tân dịch đạt ra bốn phía”.
Nội nhân: Do mệt nhọc làm tổn thương Tỳ, làm Tỳ mất chức năng kiện vận.
Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống nhiều đồ cay nóng, nồng hậu tích nhiệt hại
âm, âm hư thì nhiệt ở trong sinh ra khuấy động âm dịch thúc đẩy tân dịch tiết ra tứ
chi làm cho chân tay ra mồ hôi. Hoặc là đói no, mệt nhọc tổn hại khí của Tỳ Vị
dẫn đến mất chức năng chuyển vận tân dịch dồn ra tay chân gây nên [26].
1.3.3. Các thể lâm sàng ra mồ hôi tay chân
1.3.3.1. Chứng tay chân ra mồ hôi do Tỳ Vị thấp nhiệt
Triệu chứng lâm sàng: Chân tay ra mồ hôi, ngực bụng đầy chướng,
biếng ăn, thân thể nặng nề, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác
hoặc nhu hoạt.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt táo thấp, hòa trung.
Phương dược: Vị linh thang gia giảm.
1.3.3.2. Chứng tay chân ra mồ hôi do Tỳ Vị khí hư
Triệu chứng lâm sàng: Chân tay ra mồ hôi, mệt mỏi yếu sức, đoản tiếng

biếng nói, chân tay không ấm, kém ăn, đại tiện không thành khuôn, lưỡi nhợt,
rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.


10

Pháp điều trị: Bổ ích Tỳ khí.
Phương dược: Sâm linh bạch truật tán gia giảm.
1.3.3.3. Chứng tay chân ra mồ hôi do Tỳ Vị âm hư
Triệu chứng lâm sàng: Chân tay ra mồ hôi, họng ráo, miệng khô, sau
khi ngủ dậy triệu chứng càng rõ rệt, đói mà không muốn ăn hoặc nôn khan và
nấc, đại tiện không đều, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Pháp điều trị: Tư dưỡng Vị âm.
Phương dược: Sa sâm mạch đông thang gia giảm [26].
1.4. Tổng quan về thuốc ngâm HB
1.-4.1. Xuất xứ thuốc ngâm HB
Thuốc ngâm HB là bài thuốc kinh nghiệm của Bác sỹ. Tống Trần Luân.
Bài thuốc này đã được sử dụng nhiều năm trên lâm sàng điều trị chứng tăng
tiết mồ hôi tay chân.
1.4.2. Cấu tạo bài thuốc
Thành phần bài thuốc:
Ngũ bội tử 10g
Phèn phi 10g
Xích thạch chi 10g
Bào chế: Các vị thuốc được tán thành dạng bột mịn trộn đều với nhau, đóng
túi 30g.
Cách dùng: Hòa 01 gói vào 02 lít nước ấm, ngâm chân tay, thời gian ngâm 30
phút/ lần/ ngày.
Thuốc ngâm HB đã được thử độc tính trên da tại Viện kiểm nghiệm Trung
ương kết qủa cho thấy thuốc ngâm HB không gây kích ứng da trên thỏ thực

nghiệm (Phụ lục 1).


11

1.4.3. Tác dụng của từng vị thuốc
1.4.3.1. Ngũ bội tử [27],[28],[29],[30],[31]
Tên khoa học: Galla sinensis.
Tên khác: bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái).
Thành phần hóa học: Độ ẩm 13,47%, chất tan vào nước gồm có tanin
43,20%, không tanin 13,2%, chất không tan 30,13%. Tanin ngũ bội tử còn gọi
là axit galotanic.
Tác dụng dược lý: Chủ yếu do chất tanin. Tanin có tính chất làm tủa
protit, tổ chức của da, niêm mạc, vết loét tiếp xúc với tanin sẽ bị tủa và đông
lại, tạo thành một lớp cứng làm máu đọng lại, ngừng chảy, do đó có tác dụng
cầm máu, tế bào của các hạch phân tiết cũng bị đông và làm giảm sự bài tiết
các dịch, niêm mạc được khô ráo. Đầu dây thần kinh cũng bị cứng lại, do đó
hơi có tác dụng gây tê. Tanin còn có tác dụng tủa với các chất ancaloit, làm
giảm sự hấp thu, do đó có thể dùng làm thuốc giải độc.
Công dụng, liều lượng: Ngũ bội tử vị sáp, toan, tính hàn (có tài liệu ghi
tính bình) quy kinh Phế, Thận, Đại trường. Có tác dụng liễm phế, giáng hỏa,
liễm hãn, sáp trường, thu thấp liễm thương. Dùng chữa chứng nhiều mồ hôi,
phế hư lâu ngày sinh ho, lỵ lâu ngày gây sa trực tràng, mụn nhọt. Tự hãn, đạo
hãn có thể dùng độc vị nghiền bột, hoặc cùng với kiều mạch làm bánh; hoặc
nghiền thành bột hòa với nước rồi xoa vào vùng bụng quanh rốn. Đối với vết
loét ướt chảy nước có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng bạch phàn tán bột
bôi ngoài. Liều 3- 9g. Dung dịch 5 - 10% dùng súc miệng để điều trị các vết
loét ở trong miệng.
1.4.3.2. Phèn phi [27],[28],[29],[31]
Tên khoa học: Alumen.

Tên khác: minh phàn, bạch phàn, khô phàn.
Thành phần hóa học: Là muối kép nhôm sunfat và kali, công thức là
K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O.


12

Công dụng, liều lượng: Phèn phi vị toan, sáp, tính lạnh , không độc,
quy kinh Phế, Tỳ, Can, Đại trường. Dùng ngoài có tác dụng giải độc sát trùng,
thu thấp chỉ ngứa; uống trong chỉ huyết, chỉ tả, khu trừ phong viêm. Phèn phi
tính táo, toan, sáp chủ về thu thấp chỉ ngứa, dùng ngoài trị miệng vết loét ướt
rữa hoặc vết ngứa, dùng độc vị hoặc có thể kết hợp với lưu hoàng, hùng
hoàng, băng phiến. Liều uống trong 0,3 - 1g khô phàn, có thể tới 2 - 4g; dùng
ngoài không kể liều lượng.
1.4.3.3. Xích thạch chi [28],[31]
Tên khoa học: Hematite.
Tên khác: Đại giả thạch…
Thành phần hóa học: Al4(Si4O10)(OH)8.
Công dụng, liều lượng: Vị cam, toan, sáp, tính ôn quy kinh Đại trường,
Vị. Có công dụng là sáp trường, chỉ huyết, sinh cơ, liễm thương. Trị ỉa chảy,
kiết lỵ lâu ngày không khỏi; cầm máu thích hợp điều trị băng huyết ở phụ nữ,
đại tiện ra máu. Vết lở loét lâu ngày rữa ra không liễm có thể dùng cùng long
cốt, nhũ hương, một dược, huyết kiệt phối hợp tất cả tán bột bôi lên vết
thương, dùng ngoài độc vị cũng có thể trị vết loét thấp chảy nước, ngoại
thương xuất huyết. Liều uống trong 10 - 20g, trường hợp dùng ngoài da nên
dùng ở lượng vừa phải, có thể nghiền thành dạng bột đắp lên chỗ đau.


13


Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Thuốc ngâm HB
Thành phần bài thuốc
Ngũ bội tử 10g
Phèn phi 10g
Xích thạch chi 10g
Bào chế
Các vị thuốc được tán thành bột mịn, trộn đều, đóng thành túi trọng lượng
30g.
Liều lượng, cách dùng
Hòa 01 gói vào 02 lít nước ấm, ngâm chân tay ngày 01 lần, thời gian mỗi lần
ngâm 30 phút.
Thuốc ngâm HB đã được thử độc tính trên da tại Viện kiểm nghiệm Trung
ương kết qủa cho thấy thuốc ngâm HB không gây kích ứng da trên thỏ thực
nghiệm (Phụ lục 1).
2.2. Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Khoa YHCT, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Thời gian: Tháng 11/2015 đến tháng 5/2016.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
30 bệnh nhân được chẩn đoán là TTMHTC.


14

2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc TTMHTC khu trú nguyên phát trong
thời gian ít nhất 6 tháng không có nguyên nhân rõ ràng kèm theo ít nhất 2

trong số các đặc điểm sau [4]:
Ra mồ hôi 2 bên và tương đối đối xứng.
Tần suất là ít nhất một cơn một tuần.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Tuổi khởi phát dưới 25 tuổi.
Có tiền sử gia đình.
Ngưng ra mồ hôi trong lúc ngủ.
Không phân biệt giới, nghề nghiệp.
Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tuân thủ đúng các yêu cầu của nghiên cứu.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được chẩn đoán là TTMHTC nhưng tìm thấy do nguyên
nhân bệnh lý khác.
Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
Bệnh nhân đang có những thương tổn hở, nhiễm trùng ở lòng bàn tay,
bàn chân chưa điều trị ổn định.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lâm sàng theo chiều dọc, so sánh trước và sau điều trị với
liệu trình 01 tháng. Quy trình nghiên cứu:
Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng đánh giá một số đặc điểm chung của
bệnh nhân trước điều trị:
Tuổi


15

Giới
Thời điểm mắc bệnh
Thăm khám các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên bệnh nhân trước điều
trị.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của TTMHTC đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân trước điều trị.
Áp dụng phương pháp điều trị thuốc HB cho bệnh nhân trong vòng 01 tháng.
Đánh giá tần suất, mức độ ra mồ hôi tay chân và mức độ ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị.
Theo dõi diễn biến bệnh, các tác dụng không mong muốn gặp phải trên bệnh
nhân sau điều trị.
2.5. Chỉ tiêu theo dõi
2.5.1. Chỉ tiêu theo dõi hiệu quả điều trị của thuốc ngâm HB
Tần suất ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Mức độ ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Mức độ hài lòng của bệnh nhân về kết quả điều trị của thuốc HB.
2.5.2. Chỉ tiêu theo dõi các tác dụng không mong muốn
của thuốc ngâm HB
Mẩn ngứa
Nổi phỏng nước
Đau, rát
Khô da
Ra mồ hôi bù trừ
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả


16

Đánh giá tần suất ra mồ hôi tay chân:
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn

Đánh giá mức độ ra mồ hôi tay, chân theo Mark, Krasna [3]:
Độ 1: Không hoặc thấm ướt rất nhẹ.
Độ 2: Luôn ẩm, thấm ướt.
Độ 3: Luôn ẩm, ướt đẫm.
Độ 4: Ướt sũng, khi nắm tay hoặc rủ bàn tay xuống thì mồ hôi nhỏ
thành giọt.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống [3],[32]:
1 điểm: Mồ hôi của tôi không bao giờ chú ý, không can thiệp vào hoạt
động hằng ngày.
2 điểm: Mồ hôi của tôi chấp nhận được, nhưng đôi khi gây trở ngại cho
hoạt động hằng ngày.
3 điểm: Mồ hôi của tôi hầu như không thể chịu được, thường xuyên can
thiệp vào hoạt động hằng ngày.
4 điểm: Mồ hôi của tôi không thể chấp nhận được, luôn luôn cản trở
hoạt động hằng ngày.
Phiên giải kết quả:
Cải thiện 1 điểm tương đương với đã giảm được 50% triệu chứng bệnh.
Cải thiện 2 điểm tương đương với đã giảm được 80% triệu chứng bệnh.
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân: rất hài lòng, hài lòng, không
hài lòng.


17

Thống kê các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình
điều trị.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê theo thuật toán thống kê SPSS 18.0. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
2.8. Đạo đức nghiên cứu

Các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được giải thích rõ về mục đích
nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu nếu bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện các tác
dụng không mong muốn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp phù
hợp.
Các thông tin liên quan đến bệnh nhân được giữ kín.


18

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi
Dưới 12 tuổi
12 đến 17 tuổi
18 đến 24 tuổi
25 tuổi
Tổng
Độ tuổi trung bình
(min;max)
Nhận xét:

n
1
1
25

3
30

%
3,3
3,3
83,4
10
100
21,7  3,6
(7;28)

Tỉ lệ bệnh nhân từ 18 tuổi đến 24 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất 83,4%.
Bệnh nhân dưới 12 tuổi là 1 bệnh nhân chiếm 3,3%.
Bệnh nhân từ 25 tuổi trở lên là 3 bệnh nhân chiếm 10%.
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 21,7  3,6 tuổi.
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 7 tuổi, lớn tuổi nhất là 28 tuổi.


19

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi khởi phát bệnh:
23

25
20
15

Column1


10

5
2

5
0
Dưới 12 tuổi

12 đến 17 tuổi

Trên 18 tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi khởi phát bệnh
Nhận xét:
Bệnh nhân mắc bệnh từ nhỏ chiếm cao nhất (66,7%).
Bệnh nhân mắc bệnh trong độ tuổi 12 đến 17 tuổi chiếm 16,7%, và từ 18 tuổi
trở lên chiếm 6,6%.
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo giới

46.67%
53.33%

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét:
Có 16 bệnh nhân là nam giới chiếm 53,3%.

Nam
Nữ



×