Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

KIẾN THỨC và THỰC HÀNH về PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG của KHÁCH HÀNG tại PHÒNG TIÊM CHỦNG đại học y hà nội và một số yếu tố LIÊN QUAN năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.85 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUY

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG ĐẠI HỌC Y
HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 – 2018

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

NGUYỄN HUY
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG ĐẠI HỌC Y
HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2017
Ngành đào tạo


: Cử nhân Y tế công cộng

Mã ngành

: 52720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 – 2018

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. LÊ THỊ THANH XUÂN
ThS. NGUYỄN THANH THẢO

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và cố gắng học tập, làm việc, em
đã hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những
người đã giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y
Hà Nội, các thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên môn,
tạo điều kiện cho em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Đào tạo Y học Dự phòng và
Y tế Công cộng luôn sát cánh, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Lê Thị
Thanh Xuân, ThS. Nguyễn Thanh Thảo - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo cũng như động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp

Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý
kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, anh chị công tác tại Phòng tiêm
chủng – Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập và
phân tích số liệu.
Con xin cảm ơn ông bà, bố mẹ luôn tạo điều kiện giúp con trong quá
trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mình xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Y tế Công cộng khóa 2014-2018
đã giúp đỡ, chia sẻ cùng mình những khó khăn, kiến thức cũng như kinh
nghiệm trong 4 năm học vừa qua.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Nguyễn Huy


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội;
Phòng Đào Tạo – Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế, Viện Đào tạo Y học
Dự Phòng và Y tế Công cộng cùng hội đồng chấm Khóa luận.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện
và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Lê Thị Thanh Xuân và ThS
Nguyễn Thanh Thảo. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có chú thích nguồn.
Nếu phát hiện ra bất kỳ sự gian lận nào tôi xin cam đoan chịu hoàn toàn
trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường Đại học Y Hà Nội
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong

quá trình thực hiện (nếu có).
Đây là nghiên cứu do GS.TS. Lê Thị Hương làm chủ nhiệm, tôi được
tham gia và được phép sử dụng làm khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Lê Thị Thanh Xuân và ThS Nguyễn Thanh Thảo.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018

Nguyễn Huy


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Một số khái niệm....................................................................................3
1.1.1. Vắc xin............................................................................................3
1.1.2. Tiêm chủng......................................................................................3
1.1.3. Phản ứng sau tiêm...........................................................................4
1.2. Tình hình tiêm chủng trên Thế giới và tại Việt Nam..............................6
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................6
1.2.2. Tại Việt Nam...................................................................................7
1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phản ứng sau tiêm chủng. 8
1.3.1. Trên thế giới.....................................................................................8
1.3.2. Tại Việt Nam...................................................................................9
1.4. Khái quát về tình hình tiêm chủng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội. 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................13
2.4. Cỡ mẫu.................................................................................................13
2.5. Phương pháp chọn mẫu........................................................................14
2.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................14

2.5.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................14
2.6. Biến số và chỉ số...................................................................................15
2.7. Công cụ thu thập số liệu.......................................................................19
2.8. Quy trình thu thập số liệu.....................................................................19
2.9. Sai số và cách khắc phục......................................................................19
2.9.1. Những sai số có thể gặp................................................................19
2.9.2. Cách khắc phục.............................................................................19


2.10. Quản lý và phân tích số liệu...............................................................20
2.11. Đạo đức nghiên cứu............................................................................20
Chương 3: KẾT QUẢ...................................................................................22
3.1. Kiến thức và thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại
Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017.........................................23
3.1.1. Kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại Phòng
tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017................................................23
3.1.2. Thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại Phòng
tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017................................................28
3.2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về phản ứng sau tiêm
chủng của khách hàng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017.......32
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................39
4.1. Kiến thức và thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại
Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017.........................................40
4.1.1. Kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại Phòng
tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017................................................40
4.1.2. Thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại Phòng
tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017................................................43
4.2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về phản ứng sau tiêm
chủng của khách hàng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017.......45
4.2.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng

của khách hàng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017......45
4.2.2. Một số yếu tố liên quan tới thực hành về phản ứng sau tiêm chủng
của khách hàng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017......46
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu:.................................................47
KẾT LUẬN....................................................................................................49
KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCG
BYT
CBYT
CSYT
DPT
ĐTNC
GAVI
Hib
OPV
PƯST
TCMR
TCYTTG
(WHO)
VGB

Bacillus Calmette-Gúerin (vắc xin phòng lao)
Bộ Y tế
Cán bộ y tế
Cơ sở y tế

Diphtheria – Tetanus – Pertussis (Bạch hầu – Ho gà –
Uốn ván)
Đối tượng nghiên cứu
The Global Alliance for Vaccines and Immunizations
(Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng)
Haemophilus Influenza type B (vi khuẩn Haemophilus
Influenza loại B)
Oral Polio Vaccine (vắc xin bại liệt đường uống)
Phản ứng sau tiêm
Tiêm chủng mở rộng
Tổ chức y tế thế giới
(World Health Ognization)
Viêm gan B


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Một số phản ứng sau tiêm vắc xin ...............................................5

Bảng 2.1.

Đặc trưng chung của trẻ, người chăm sóc trẻ.............................15

Bảng 2.2.

Bảng biến số mục tiêu 1..............................................................15

Bảng 2.3.


Thang điểm đánh giá kiến thức bà mẹ .......................................17

Bảng 2.4.

Thang điểm đánh giá thực hành bà mẹ ......................................18

Bảng 3.1.

Thông tin chung về người chăm sóc trẻ......................................22

Bảng 3.2.

Thông tin chung về trẻ đi tiêm chủng.........................................23

Bảng 3.3.

Kiến thức của người chăm sóc trẻ về lợi ích của tiêm chủng.....24

Bảng 3.4.

Điểm trung bình về kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng của
người chăm sóc trẻ......................................................................24

Bảng 3.5.

Kiến thức của người chăm sóc trẻ về phản ứng thông thường sau
tiêm chủng...................................................................................25

Bảng 3.6.


Kiến thức của người chăm sóc trẻ về phản ứng bất thường sau
tiêm chủng...................................................................................25

Bảng 3.7.

Kiến thức của người chăm sóc trẻ về hậu quả của phản ứng nặng
sau tiêm chủng............................................................................26

Bảng 3.8.

Kiến thức của người chăm sóc trẻ về các dấu hiệu cần đưa trẻ đến
CSYT...........................................................................................27

Bảng 3.9.

Kênh thông tin của người chăm sóc trẻ về phản ứng nặng sau
tiêm chủng...................................................................................28

Bảng 3.10. Thực hành giữ sổ tiêm chủng/phiếu tiêm chủng của trẻ.............28
Bảng 3.11. Thực hành theo dõi trẻ sau tiêm chủng.......................................29
Bảng 3.12. Lý do không theo dõi tại nhà đủ 24h sau tiêm chủng (n=7).......29
Bảng 3.13. Tỷ lệ trẻ có phản ứng sau tiêm chủng.........................................30
Bảng 3.14. Các phản ứng sau tiêm chủng trẻ đã từng bị...............................31
Bảng 3.15. Thực hành của người chăm sóc trẻ khi có phản ứng sau tiêm....31


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và kiến thức về PƯST của người
chăm sóc trẻ................................................................................32
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về PƯST của người
chăm sóc trẻ................................................................................32

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số con và kiến thức về PƯST của người chăm
sóc trẻ..........................................................................................33
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin và kiến thức về PƯST của
người chăm sóc trẻ......................................................................33
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và kiến thức về PƯST của
người chăm sóc trẻ......................................................................34
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tiền sử phản ứng sau tiêm và kiến thức về
PƯST của người chăm sóc trẻ.....................................................35
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuổi mẹ và thực hành về PƯST của người
chăm sóc trẻ................................................................................35
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành về PƯST của
người chăm sóc trẻ......................................................................36
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa số con và thực hành về PƯST của người
chăm sóc trẻ................................................................................36
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa truyền thông và thực hành về PƯST của
người chăm sóc trẻ......................................................................36
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa phương thức truyền thông và thực hành về
PƯST của người chăm sóc trẻ.....................................................37
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về PƯST của người
chăm sóc trẻ................................................................................38


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội......11
Hình 3.1. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về phản ứng sau tiêm chủng.....23
Hình 3.2. Thông tin của người chăm sóc trẻ cung cấp cho CBYT.................30


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm
1981 do Bộ Y tế khởi xướng. Mục tiêu ban đầu của chương trình là cung cấp
dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi 6 bệnh truyền
nhiễm có nguy cơ gây tử vong cao. Sự bao phủ của chương tình TCMR đã đạt
100% tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh năm 1985, tuyến huyện năm 1989 và tuyến
xã năm 1994. Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm trong công tác chủng
ngừa bệnh tật, là đối tượng ưu tiên chương trình tiêm chủng mở rộng [1]. Mặc
dù vắc xin tương đối an toàn nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ
sau tiêm với các biểu hiện rất khác nhau, từ phản ứng thông thường, phản ứng
nhẹ đến những phản ứng nặng, hiếm gặp, có thể xuất hiện tại vị trí tiêm hoặc
toàn thân thậm chí có nguy cơ đe dọa đến tính mạng [2]. Nếu không được giải
thích, điều tra kịp thời các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là phản ứng nặng sẽ
không chỉ gây nên hậu quả trước mắt về sức khỏe, mà còn làm suy giảm niềm
tin của cộng đồng dẫn đến giảm tỷ lệ tiêm chủng [3], ảnh hưởng lâu dài đến
sức khỏe và duy trì giống nòi.
Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về sự an toàn của vắc xin trên thế giới,
tuy nhiên vẫn có những trường hợp hiếm hoi xảy ra các phản ứng nặng sau
tiêm chủng thậm chí tử vong. Sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra sau tiêm chủng
với nguy cơ là nhỏ hơn 2 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin tiêm cho trẻ em
[4]. Tuy nhiên, có thể phòng sốc phản vệ nhanh chóng bằng cách sử dụng
ephinephrine, corticosteroid và beta-agonist. Một nghiên cứu trong 10 năm
của Chương trình tiêm chủng Quốc gia Mỹ ghi nhận 5 trường hợp tử vong do
sốc phản vệ sau khi tiêm [5]. Sốc phản vệ xảy ra khác nhau ở mỗi người sau
tiêm chủng vì vậy không phải lúc nào cũng có thể dự đoán và phòng ngừa
trước được. Một số nước trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp phản
ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem như: tại Siri Lanka năm 2008 đã có trẻ tử
vong, giảm trương lực cơ - giảm đáp ứng; Ấn Độ ghi nhận 83 trường hợp
phản ứng sau tiêm từ giữa năm 2012 đến năm 2013 [6], [7].



2

Các phản ứng sau tiêm có thể do thuộc tính của vắc xin hoặc không liên
quan đến vắc xin, thường xảy ra sớm, trong vòng 24 giờ sau khi tiêm. Do vậy,
việc đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu của quá trình tiêm chủng là vô
cùng quan trọng, trong đó phải kể đến vai trò của người chăm sóc trẻ trong
việc theo dõi sau tiêm. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ hiểu các
phản ứng phụ sau tiêm còn thấp, chỉ 7,3% số người được hỏi trả lời đúng và
đầy đủ các phản ứng sau tiêm. Bên cạnh đó, nghề nghiệp và trình độ học vấn
của người được phỏng vấn cũng ảnh hưởng nhiều đến kiến thức và thực hành
cho trẻ đi tiêm chủng[8]. Vì vậy, để hạn chế tối đa tác dụng không mong
muốn của các phản ứng sau tiêm chủng, không những phải kiểm soát chất
lượng vắc xin, quy trình tiêm chủng, kiến thức, thực hành tư vấn về phản ứng
sau tiêm chủng của CBYT mà còn phải quan tâm đến sự phối hợp của người
chăm sóc trẻ.
Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy
phép là cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng ngày 16/06/2015. Qua hơn 2 năm hoạt
động, hiện tại phòng tiêm đang cung cấp dịch vụ cho đối tượng là trẻ sơ sinh,
trẻ trong độ tuổi tiêm chủng và người lớn có nhu cầu tiêm phòng bệnh. Hiện
nay, chưa có bất cứ nghiên cứu nào thực hiện tại phòng tiêm này về kiến thức
và thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ. Bên cạnh
đó, việc nghiên cứu vấn đề này hầu hết còn rất ít và hạn chế ở Việt Nam nói
chung cũng như thành phố Hà Nội nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Kiến thức và thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của
khách hàng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên
quan năm 2017” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và thực hành về phản ứng sau tiêm chủng của
khách hàng tại Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về phản

ứng sau tiêm chủng của khách hàng tại phòng tiêm chủng Đại học
Y Hà Nội năm 2017


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là các kháng nguyên có
nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất
khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào trong cơ thể để kích thích
cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh [9].
1.1.2. Tiêm chủng
Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin,
sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích kích thích cơ thể tạo ra
miễn dịch chủ động để phòng bệnh [10]. Bản chất của tiêm chủng là sử dụng
vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống
lại bệnh truyền nhiễm [11]
Tiêm chủng là hình thức gây miễn dịch chủ động nhờ vắc xin. Mũi
tiêm chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên
thường tạo ra kháng thể loại IgM. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và thời
gian tiêm, mũi thứ hai sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, cao hơn và
thường là kháng thể loại IgG. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ
duy trì ở mức độ cao trong thời gian dài và cho dù lượng kháng thể giảm
xuống nhưng do cơ chế trí nhớ miễn dịch nên đa số trường hợp vẫn có khả

năng kích thích cơ thể đáp ứng nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh [12].
Tiêm chủng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa và kiểm soát
được ít nhất 10 bệnh chính sau đây ở nhiều khu vực trên thế giới: đậu mùa,
uốn ván, sốt vàng, các bệnh gây ra bởi Haemophilus influenza type B, bại
liệt, sởi, quai bị và rubella [13]. Tác động của việc tiêm chủng đối với sức
khỏe con người trên toàn thế giới là vô cùng to lớn mà chưa có một phương


4

thức hay một kháng sinh nào có thể làm giảm tỷ lệ chết cho cộng đồng như
vắc xin [14].
1.1.3. Phản ứng sau tiêm
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe toàn
thân hay tại chỗ tiêm xảy ra sau tiêm chủng, bao gồm các phản ứng thông
thường sau tiêm và phản ứng bất thường.
* Phân loại phản ứng sau tiêm
Phản ứng sau tiêm chủng có thể gặp theo nhiều cách khác nhau như
theo tần suất xuất hiện (hay gặp hoặc hiếm gặp), nguyên nhân của phản ứng
(sai sót trong quá trình tiêm chủng hoặc do vắc xin hoặc do sự cố trùng hợp
ngẫu nhiên với các bệnh lý khác), mức độ của phản ứng (nặng, vừa, nhẹ), nơi
xảy ra phản ứng (toàn thân hay tại chỗ)… [15]
Phản ứng tại chỗ: thường gặp nhất là đau, đỏ tại vị trí tiêm. Những phản
ứng này thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau tiêm chủng. Phản ứng tại chỗ là
các phản ứng nhẹ, thường gặp của vắc xin thường xảy ra trong khoảng thời
gian ngắn, tự khỏi và không cần phải can thiệp y khoa.
Phản ứng toàn thân: thường gặp nhất là sốt, quấy khóc sau tiêm chủng.
Sốt là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin bất hoạt, thưởng xảy ra trong
72 giờ sau tiêm chủng. Phản ứng sốt khi tiêm các vắc xin bất hoạt như viêm
não nhật bản có thể xảy ra muộn hơn. Quấy khóc cũng là một phản ứng được

coi là bình thường nếu trẻ khóc trong thời gian ngắn, tiếng khóc bình thường.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý nếu tiếng khóc của trẻ có bất thường như
cường độ âm cao hơn hoặc thời gian khóc kéo dài. Ngoài ra, còn có thể gặp
các phản ứng dị ứng tạo thành một chuỗi phản ứng, trong đó mức độ nặng
nhất là sốc phản vệ. Các hình thức nhẹ hơn có thể phát ban mề đay hoặc các
phản ứng tại đường hô hấp như sưng đường hô hấp trên [16].


5

Bảng 1.1. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin [17].
STT

1

Loại vắc xin

BCG

Phản ứng

Tỷ lệ trên 1
triệu liều

Viêm hạch có mủ

100 – 1000

Viêm xương BCG


1 – 700

Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa

0,19 – 1,56

2

Viêm gan B

Sốc phản vệ

1,1

3

Viêm não nhật bản (bất
hoạt)

Biểu hiện thần kinh (viêm
não, bệnh não, thần kinh
ngoại biên)

1 – 2,3

Co giật có sốt

330

Giảm tiểm cầu


30

Sốc phản vệ

1

Sởi
4

Sởi – quai bị – rubella
Sởi – rubella

Bệnh não
5

6

Bại liệt uống (OPV)

Ho gà

Liên quan đến vắc xin

2–4

Khóc thét dai dẳng > 3 giờ

< 10,000


Co giật

< 10,000

Giảm trương lực cơ, giảm
đáp ứng

1000 –
2000

Sốc phản vệ

20

Bệnh não

0–1

Trong thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí cùng
một lọ vắc xin mà có phản ứng nặng toàn thân, trong khi các trẻ khác vẫn hoàn


6

toàn bình thường thì đó là phản ứng của cơ thể sau tiêm chủng, tùy cơ địa từng
người sẽ có phản ứng khác nhau, không phải do chất lượng vắc xin.
1.2.

Tình hình tiêm chủng trên Thế giới và tại Việt Nam


1.2.1. Trên thế giới
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) khởi xướng từ năm 1974 đến nay đã mở rộng diện triển khai và tăng
tỷ lệ tiêm chủng ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới [18, 19]. Ở các
nước đang phát triển, vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván , bại
liệt, sởi, viêm gan B, viêm màng não do Hib đã được đưa vào chương trình
TCMR. Riêng Quinvaxem (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viên gan B) đã được
đưa vào chương trình TCMR ở hơn 90 quốc gia trên thế giới [19].
Năm 2000, liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) nhằm
hỗ trợ vắc xin cho trẻ em ở 70 quốc gia nghèo nhất thế giới được thành lập đã
giúp cuộc sống của trẻ em và bảo vệ sức khỏe người dân bằng cách tăng khả
năng tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng ở các nước [20]. Tại Việt Nam, GAVI đã
hỗ trợ triển khai tiêm vắc xin viêm gan B trong toàn quốc năm 2003, hỗ trợ
đưa vắc xin mới Quinvaxem vào Việt Nam năm 2010.
Bệnh đậu mùa đã từng giết chết 2 triệu người mỗi năm cho tới cuối
những năm 1960, tuy nhiên, đến năm 1979 đã quét sạch dịch đậu mùa do
những chiến dịch tiêm chủng vắc xin toàn cầu. Bên cạnh đó, số ca mắc bệnh
bại liệt giảm từ trên 300,000 ca/năm giai đoạn 1980 xuống còn 358 trường
hợp năm 2014. Tổ chức y tế thế giới ước tính rằng việc thanh toán bại liệt
giúp chính phủ các quốc gia tiết kiệm được 1,5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí
điều trị và phục hồi chức năng. Việc thanh toán bệnh đậu mùa giúp tiết kiệm
được 275 triệu USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc y tế trực tiếp. [11]


7

1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Chương trình TCMR đã được triển khai từ 1985 đến nay
với việc sử dụng và mở rộng dần các vắc xin cho trẻ em và phụ nữ. Từ tháng
6 năm 2010, vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm

gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib được triển khai trong
Chương trình TCMR, tiêm 3 mũi thay thế cho vắc xin DPT ở trẻ lúc 2, 3 và 4
tháng tuổi [3]. Đến năm 2015 đã có 12 loại vắc xin được sử dụng trong tiêm
chủng mở rộng. Ước tính hàng năm có khoảng hai mươi triệu mũi tiêm đã
được thực hiện tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em và phụ nữ là đối tượng của
chương trình. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phản ứng sau tiêm đến tỷ lệ tiêm
chủng các vắc xin là rất lớn, đây là thách thức đối với chương trình TCMR.
Các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, cùng với những hiệu ứng lan tỏa
trên các phương tiện thông tin đại chúng có những tác động nghiêm trọng đến
tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, trong năm 2007, 2008 sau khi xẩy ra các trường hợp
phản ứng sau tiêm vắc xin VGB đã làm cho tỷ lệ tiêm chủng giảm rõ rệt, tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ năm 2007 là 81,8%. Năm 2013, các trường hợp tử vong
sau tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib, tỷ lệ tiêm đủ 3 liều văc xin DPT-VGB-Hib
đã giảm còn 59,4 %. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là sau sự cố 3 trường hợp tử vong
sau tiêm vắc xin VGB sơ sinh tại bệnh viện huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã
làm tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh trong vòng 24 giờ giảm 19,6 % từ 75,6%
của năm 2012 xuống còn 56% năm 2013. So sánh tỷ lệ bỏ mũi giữa DPT1 và
DPT3 năm 2009 là 1% và của năm 2015 là 4%.
Tại Việt Nam lợi ích của tiêm chủng thực sự vô cùng to lớn. Chương
trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong
những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.
Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho


8

được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến, bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ
và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa [11].

1.3.

Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phản ứng sau tiêm

chủng
1.3.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới về phản ứng sau tiêm chủng không nhiều.
Một số nghiên cứu cho thấy phản ứng sau tiêm chủng chủ yếu là sốc phản vệ
và ngất [21].
Một nghiên cứu của Chương trình tiêm chủng Quốc gia Mỹ thực hiện
từ năm 2000 đến 2010 ghi nhận 5 trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau khi
tiêm chủng [5]. Một nghiên cứu hồi cứu bệnh án công bố năm 2003 cho thấy
sau khi tiêm 7.644.049 liều vắc xin cho trẻ, có 5 trường hợp liên quan đến sốc
phản vệ, tuy nhiên tất cả 5 trường hợp này đều không xảy ra tử vong sau đó.
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên sàng
lọc những bệnh nhi có tiền sử dị ứng trước khi tiêm chủng [22]. Mặc dù vậy,
không phải lúc nào cũng có thể dự đoán và phòng ngừa trước được sốc phản
vệ sau tiêm chủng vì thế các bác sĩ cần chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu cho những
trường hợp bất ngờ xảy ra.
Vắc xin sống giảm độc lực không thể gây ra nhiễm trùng ở những
người có hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, vắc xin sống này
chống chỉ định cho những trẻ đang có hệ miễn dịch suy yếu vì có thể gây
bệnh. 2 trường hợp báo cáo mô tả trẻ bị suy giảm miễn dịch nhưng vẫn được
tiêm vắc xin thuỷ đậu và kết quả là cả 2 trẻ đều nhiễm virus varicella zoster
gây bệnh thủy đậu rồi tử vong [23]. 1 trường hợp khác bị bạch cầu cấp đã
thuyên giảm hoàn toàn, sau khi tiêm vắc xin thuỷ đậu trong thời gian nghỉ 2
tuần sau hoá trị đã tử vong. Có ít nhất 6 báo cáo trường hợp tử vong ở trẻ suy


9


giảm miễn dịch có liên quan đến nhiễm trùng sau tiêm vắc xin sởi [24], trong
đó có 1 trường hợp nhiễm HIV bị viêm phổi sau khi tiêm vắc xin và 1 trường
hợp viêm màng não sau khi tiêm ở trẻ 21 tháng tuổi. CDC khuyến cáo nên
sàng lọc trước khi tiêm chủng để có các biện pháp phòng ngừa bao gồm việc
chẩn đoán hệ thống miễn dịch trước tiêm.
Ngất là bệnh lý cấp tính có thể xảy ra trong vòng 15 phút sau tiêm
chủng. Uỷ ban tư vấn tiêm chủng Mỹ khuyến cáo nên quan sát ít nhất 15 phút
sau tiêm chủng, đặc biệt với trẻ nhỏ [22]. Sau khi tiêm bệnh nhân bị ngất có
thể dẫn đến chấn thương bao gồm chấn thương đầu. Tính đến hiện tại đã có
báo cáo mô tả sự cố tử vong sau chấn thương đầu thứ phát do ngất sau tiêm
chủng vắc xin viêm gan B [25].
Bệnh bại liệt sau khi tiêm vắc xin bại liệt là một phản ứng phụ nặng nề
hiếm xảy ra có thể gặp ở trẻ dùng vắc xin bại liệt đường uống (OPV) [26]. Nó
có thể xảy ra ở cả những người khoẻ mạnh lẫn người có hệ miễn dịch kém.
OPV hiện nay không còn được sử dụng ở Mỹ, thay thế bằng vắc xin bất hoạt
poliovirus nhưng OPV vẫn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Một
nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ bị bại liệt sau uống OPV khoảng 4,7 ca
trong 1 triệu liều vắc xin tiêm với ước tính 498 trường hợp mắc mỗi năm trên
toàn thế giới [27]. Bệnh bại liệt sau tiêm chủng có thể gây tử vong nhưng rất
ít. Tại Mỹ, tính từ năm 1980-1989 đã có 80 trường hợp được báo cáo và 2 trẻ
(3%) tử vong trong vòng 60 ngày khi mắc bệnh.
1.3.2. Tại Việt Nam
Tương tự như thế giới, các nghiên cứu về phản ứng sau tiêm chủng tại
Việt Nam còn hạn chế. Năm 2007 đã xảy ra sự cố liên tiếp 8 trẻ tử vong liên
quan đến tiêm chủng và được coi là năm tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch
sử tiêm chủng mở rộng tại Việt nam. Từ tháng 4/2007 đến 3/2008 có tới hơn
12 trường hợp tử vong. Báo cáo về kết quả tiêm vắc xin thuộc chương trình



10

tiêm chủng mở rộng năm 2011 có 7 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, trong
đó 5 trường hợp tử vong. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ được
tiêm vắc xin Quinvaxem theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
tháng 6/2010. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2013, Quinvaxem đã bị
tạm dừng sử dụng khi phát hiện 43 trường hợp phản ứng sau tiêm. Tỉ lệ tai
biến do Quinvaxem tại Việt Nam là 4,5/1 triệu liều thấp hơn so với khuyến
cáo của WHO là 20/1 triệu liều. Vắc xin Bạch hầu – ho gà – uốn ván là 20/1
triệu liều, viêm gan B là từ 1 – 2/ 1 triệu liều, uốn ván từ 1-6 trường hợp/ 1
triệu liều [28].
Theo nghiên cứu tại Bình Xuyên năm 2007, 61,4% các bà mẹ tham gia
phỏng vấn trả lời có biết thông tin về các phản ứng sau tiêm chủng, 86,8%
cho biết nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là qua tivi. Loại phản ứng sau tiêm
được biết đến nhiều nhất là sốc phản vệ (91,5%). [29]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn làm tại Hà Tĩnh trên đối tượng là
người chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi năm 2013, tỷ lệ bà mẹ hiểu biết được lợi ích của
tiêm chủng là 78,2%. Tuy nhiên tỷ lệ các bà mẹ hiểu đúng các bệnh có thể phòng
được nhờ tiêm chủng hay lịch tiêm chủng các loại vắc xin còn thấp. Đặc biệt số
bà mẹ hiểu đầy đủ các phản ứng sau phụ sau tiêm chỉ đạt 7,3% [8].
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hùng tại Quảng Bình năm 2015,
100% đối tượng không yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc trước tiêm cho
trẻ, chỉ 58,2% đối tượng tham gia yêu cầu nhân viên y tế tư vấn về các phản
ứng sau tiêm [30].
Theo nghiên cứu tại Thanh Hóa năm 2016 trên đối tượng là người chăm
sóc trẻ dưới 1 tuổi, 35,8% người chăm sóc trẻ có kiến thức đạt về phản ứng
sau tiêm chủng. 96,5% người chăm sóc trẻ biết dấu hiệu sốt nhẹ là phản ứng
thông thường sau tiêm chủng, các dấu hiệu như sưng đau tại chỗ, quấy khóc
lần lượt là 20,1% và 46,6%. 85,2% số người chăm sóc trẻ thực hành theo dõi



11

đủ 30 phút tại TYT và ít nhất 24 giờ tại nhà đạt yêu cầu. Lý do không theo dõi
đầy đủ được đưa ra là thấy trẻ không có vấn đề gì bất thường (43,6%) [31].
1.4.

Khái quát về tình hình tiêm chủng tại phòng tiêm chủng Đại học Y

Hà Nội
Phòng tiêm chủng thuộc Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng, Trường Đại học Y Hà Nội được cấp phép hoạt động theo Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng số 439/SYT-GCNĐĐKTC do Giám đốc
Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 16/06/2015.
Tại Phòng tiêm chủng Trường Đại học Y Hà Nội, khách hàng sẽ được
các Bác sỹ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe, khám, tư vấn các loại vắc xin và
các mũi tiêm phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi. Đội ngũ điều dưỡng được đào
tạo chuyên biệt về tiêm chủng cùng với sự chu đáo, nhiệt tình trong công tác
chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Quy trình tiêm chủng: Phòng tiêm chủng áp dụng quy trình tiêm chủng
một chiều theo đúng quy định của Bộ Y tế.

C
gồi
Chỗhỗnngồi
cchờhờtrư
trướcớc
tiê
tiêmm
cchủng

hủng

B
Bànànđđónón
tiế
hám
B
ghi
tiếp,p, B
Bànànkkhám
Bànànghi
hhướng
ướng sàng
sànglọ
Bàntiêm
tiêm cchép,
hép,vào
vào
lọcc Bàn
ddẫn,
ẫn,kkiểm
iểm vvààtư
hủng ssổổtiêm
tiêm
tư vvấnấn cchủng
tra
hiệt trư
tiêm
cchủng
hủng

tra nnhiệt
trướcớctiêm
đđộộ

C
gồi
Chỗhỗnngồi
cchờ,
hờ,theo
theo
ddõiõissauau
tiê
tiêmm

Hình 1.1. Quy trình tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội.
Hiện tại, phòng tiêm chủng đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho các
đối tượng khách hàng:


12

- Trẻ sơ sinh và trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng.
- Phụ nữ trước và trong khi mang thai.
- Người lớn có nhu cầu tư vấn và tiêm chủng phòng ngừa bệnh.


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Khách hàng có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi đến tiêm chủng tại phòng

tiêm chủng Trường Đại học Y Hà Nội trong thời gian thu thập số liệu.
2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng tiêm chủng Trường Đại học Y Hà

Nội từ tháng 09/2017 đến tháng 5/2018, thời gian thu thập số liệu từ 10/2017
đến tháng 12/2017.
2.3.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng.

2.4.

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
: sai lầm loại 1 (chọn = 5%)
: hệ số giới hạn tin cậy ( = 1,96 khi chọn = 5%)
d: độ chính xác tuyệt đối (chọn d = 6%)
p: tỷ lệ đạt về kiến thức* phản ứng sau tiêm chủng. Lấy p = 0,78


theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn năm 2013[8].
Thay số và làm tròn, ta có n = 183 người chăm sóc trẻ. Trên thực tế, nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận 187 người chăm sóc trẻ tham gia nghiên cứu.
* Theo tham khảo các nghiên cứu khác về tiêm chủng, các nghiên cứu đều chỉ
ra rằng tỷ lệ đạt về thực hành đều cao hơn kiến thức. Vì vậy trong nghiên cứu
này lấy P là tỷ lệ đạt về kiến thức phản ứng sau tiêm chủng.
2.5.

Phương pháp chọn mẫu


14

Chọn mẫu thuận tiện, khách hàng đến tiêm chủng tại phòng tiêm chủng
Đại học Y Hà Nội, phỏng vấn bộ câu hỏi khi người chăm sóc trẻ ngồi chờ
theo dõi sau tiêm 30 phút tại phòng theo dõi sau tiêm. Lựa chọn khách hàng
theo tiêu chuẩn lựa chọn cho tới khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại. Khách hàng được
lựa chọn tại phòng tiêm chủng tất cả các ngày trong tuần, cả buổi sáng và
buổi chiều trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017
2.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Trẻ đã từng được tiêm ít nhất một loại vắc xin
- Khách hàng tới tiêm chủng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội
tại thời điểm điều tra. Không phân biệt giữa trẻ đến tiêm tại phòng tiêm lần
đầu hay các lần sau.
- Có khả năng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Trẻ đến tiêm có ngày sinh từ 01/05/2017.
2.5.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ tiêm phòng mũi tiêm đầu tiên kể từ khi sinh ra (ví dụ: Lao)

- Người bị hạn chế khả năng nghe, đọc, trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
- Không có mặt tại phòng tiêm chủng trong thời điểm điều tra.
- Trẻ hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm chủng trong lần đến tiêm chủng.
- Từ chối tham gia nghiên cứu.


15

2.6.

Biến số và chỉ số
Bảng 2.1. Đặc trưng chung của trẻ, người chăm sóc trẻ

STT
Biến số
1
Ngày, tháng, năm sinh
2
Giới tính
3

Quan hệ với trẻ

4

Nghề nghiệp

5

Định nghĩa biến

Ngày, tháng, năm sinh dương lịch của trẻ
Giới tính của trẻ: Nam hay Nữ
Người trả lời phỏng vấn có quan hệ với trẻ
đi tiêm như thế nào (mẹ, bố, ông/bà…)
Nghề nghiệp chủ yếu mang lại thu nhập

chính của người được phỏng vấn
Thu nhập bình quân đầu Thu nhập bình quân đầu người trong gia

6

người/tháng
Thứ tự con

7

Vắc xin đã tiêm

8

Vắc xin tiêm lần này

đình
Trẻ là con thứ mấy trong gia đình
Những vắc xin đã tiêm trước đây (tính đến
trước ngày phỏng vấn)
Vắc xin tiêm trong ngày phỏng vấn

Bảng 2.2. Bảng biến số mục tiêu 1
STT

1

2

3

4

5

Biến số
Định nghĩa biến
Kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng
Liệt kê được những lợi ích của tiêm
Lợi ích của tiêm chủng
chủng
Liệt kê được những biểu hiện của phản
Những biểu hiện của phản
ứng thông thường hay gặp sau tiêm vắc
ứng thông thường
xin
Những biểu hiện của phản Liệt kê được những biểu hiện của phản
ứng nặng
ứng
Những hậu quả nghiêm Liệt kệ được những hậu quả do phản
trọng của phản ứng nặng ứng nặng gây nên
sau tiêm gây nên
Khi nào cần đưa trẻ đến Liệt kê được những biểu hiện của phản
CSYT


ứng sau tiêm cần đưa trẻ đến CSYT


×