Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

MÔ tả TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG cận lâm SÀNG và một số yếu tố NGUY cơ của NHIỄM KHUẨN sơ SINH sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.35 KB, 54 trang )

1

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA
NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM

Hà nội, tháng 3 năm 2017


SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA
NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM
Chủ nhiệm đề tài:
Ths. BS CKII: Phan Thị Huệ
TS. BS Nguyễn Quỳnh Nga
Thành viên tham gia:
BSCKII Nguyễn Tuấn Anh
BS Nguyễn Văn Thịnh
BS Nguyễn Thị Liên Hương



Hà nội, tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (NKSSS) là vấn đề luôn được các nhà sản khoa
và nhi khoa quan tâm vì hầu hết đều có nguồn gốc mẹ - thai nhi và nó là một
trong những nguyên nhân chính, quan trọng gây bệnh nặng, tử vong cho trẻ.
NKSSS thường diễn biến nặng, tử vong nhanh. Độ nặng của bệnh dẫn
đến tỉ lệ tử vong cao và các di chứng nặng nề. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), hàng năm có 5 triệu trẻ sơ sinh chết vì nhiễm khuẩn, 98% số này là ở
các nước đang phát triển (châu Á: 27-69%, châu Phi: 6-21%) [6] trong đó
phần lớn là trẻ nhẹ cân. Trong nhóm trẻ cân nặng <1500g NKSS, tỉ lệ tử vong
là 37% [6]. Nghiên cứu của Phạm Thanh Mai và cộng sự ở Bệnh viện Phụ sản
Trung ương (2003) thấy có 132 trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, trong
đó có 9 trường hợp tử vong chiếm 6,8%.
NKSSS thường do vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi từ trong tử cung
hoặc trong lúc đẻ. Các biểu hiện lâm sàng về hô hấp, thần kinh, tim mạch...có
thể xuất hiện ngay sau đẻ hoặc tiến triển trong vài ngày đầu của cuộc sống.
Triệu chứng lâm sàng của NKSSS rất đa dạng, không đặc hiệu, cho nên để
chẩn đoán xác định, ngoài dấu hiệu lâm sàng và khai thác tiền sử, còn phải
dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Cấy máu tìm vi khuẩn là xét nghiệm
chẩn đoán xác định, tiêu chuẩn "vàng" của NKSS, nhưng tỉ lệ (+) vẫn còn
thấp và cho kết quả chậm. Các marker khác như C-reactive protein (CRP),
Procalcitonin (PCT), Interleukine (IL), ... là các dấu hiệu gián tiếp nhưng có

kết quả sớm nên có giá trị định hướng chẩn đoán cao.
NKSSS thường diễn biến nặng và tỉ lệ tử vong cao. Chẩn đoán sớm để
điều trị kịp thời giúp làm giảm tỉ lệ bệnh nặng và tỉ lệ tử vong, đồng thời cũng
góp phần làm giảm việc sử dụng kháng sinh có tính chất dự phòng không cần
thiết cho trẻ sơ sinh.


5

NKSSS hầu hết có nguồn gốc mẹ-con. Nhận biết các yếu tố nguy cơ:
mẹ sốt >38oC, mẹ có nhiễm trùng đường tiết niệu, dịch ối bẩn, vỡ ối sớm... là
những chỉ định để điều trị kháng sinh dự phòng cho cả bà mẹ và trẻ mới sinh.
Giảm tỉ lệ NKSSS luôn là mục tiêu hàng đầu trong công tác điều trị tại
bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Các bác sĩ sản khoa và sơ sinh luôn có sự song
hành, kết hợp chặt chẽ trong việc xây dựng phác đồ điều trị dựa trên các yếu
tố nguy cơ, các biểu hiện lâm sàng cận lâm sàng của NKSSS. Để vấn đề này
ngày càng hoàn thiện hơn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài:
"Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ
của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017"
với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại bệnh viện Phụ sản Hà
Nội năm 2017
2. Mô tả các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ
sinh sớm
3. Mô tả một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm


6

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM
Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm là nhiễm khuẩn xảy ra trong 72 giờ đầu của
cuộc đời [45]. Hầu hết NKSSS có nguồn gốc mẹ - thai nhi, vì vậy còn được
gọi là nhiễm khuẩn mẹ - thai nhi (infection materno - foetale).
1.1. Dịch tễ nhiễm khuẩn sơ sinh sớm:
1.1.1. Tỷ lệ mắc NKSSS:
1.1.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh NKSSS:
Rất khó đưa ra một tỷ lệ mắc bệnh chính xác vì trong nghiên cứu nhiễm
khuẩn sơ sinh sớm, một số tác giả lấy tuổi của đối tượng từ 0 đến 48 giờ tuổi,
một số tác giả khác lại lấy tuổi của đối tượng từ 0 đến 6 ngày tuổi, một số tác
giả quan niệm đó là nhiễm khuẩn gặp trong 7 ngày đầu của cuộc sống. Do vậy
việc so sánh và đánh giá những kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh nhiễm
khuẩn mẹ - con nhiều khi gặp khó khăn. Một nguyên nhân nữa làm cho khó
so sánh kết quả là trong các nghiên cứu không chia ra thành 2 nhóm: trẻ sơ
sinh đủ tháng và trẻ đẻ non, thường trộn lẫn 2 nhóm [45].
Tỷ lệ NKSSS dao động từ 1 đến 8 trên 1000 trẻ sơ sinh sống [15].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ NKSSS giảm nhiều nhờ việc điều trị kháng
sinh trong đẻ [39]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn từ 1 đến 3,5 trên 1000 trẻ sơ sinh sống
[39],[3], 2,2%。tại Úc và 3,5 %。tại Tây Ban Nha [55]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn từ
3% đến 3,6% [29], từ 3,8 đến 6,1% [30], [25] tính cả nhiễm khuẩn cấy máu
âm tính tuỳ theo định nghĩa và nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm khuẩn thay đổi tuỳ
theo tuổi thai và cân nặng khi đẻ [45]. Ở trẻ đẻ non, tỷ lệ này cao hơn nhiều,
đặc biệt ở nhóm trẻ cân nặng rất thấp. Tỷ lệ nhiễm khuẩn trong nhóm trẻ cân
nặng < 1500 gam là 1,5% (tuổi thai <25 tuần: 2,4%; 25-28 tuần: 2%; > 29
tuần: 0,8%) [6].
Tại Việt Nam, năm 2005, tác giả Phan Thị Huệ đã đưa ra tỉ lệ NKSSS
chiếm tới 41,9% các trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn và tỉ lệ tử vong do NKSSS


7


là 5,8%.
Theo Nguyễn Thanh Hà năm 2006 tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
thì tỷ lệ NKSS sớm là rất cao 57,6%.
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Ngọc năm 2009 tại Bệnh viện đa khoa TW
Thái Nguyên, trong số trẻ sơ sinh nhập viện vì nhiễm khuẩn, hơn 50% là mắc
NKSSS. Tại TPHCM một nghiên cứu về dịch tễ học nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh của Nguyễn Như Tân và cs ở bệnh viện Nhi Đồng I năm 2008-2009 cho
thấy tỷ lệ NKSS sớm cấy máu dương tính là 14,4%. Các kết quả khác nhau
nhiều có thể do không đồng nhất về thời điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán và cả thiết kế nghiên cứu.
1.1.1.2. Tỷ lệ tử vong:
Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh còn rất cao từ 10 đến 20% đối
với nhiễm khuẩn sơ sinh muộn, lên tới trên 50% đối với các nhiễm khuẩn
nặng trước và trong khi đẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh non yếu [25]. Tại một số
nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh, theo WHO, tỷ lệ
tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm từ 9 đến 84% tử vong sơ sinh, trong
đó tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết chiếm tới 27- 69% [6]. Tỷ lệ tử vong
của nhiễm khuẩn mẹ -con dao động từ 4% đến 20% tuỳ theo cách chẩn đoán
[10],[47] và lên tới 25 đến 30% trẻ đẻ non bị bệnh [14].
Trong những năm gần đây, nhờ các tiến bộ trong chăm sóc sản khoa
(điều trị kháng sinh trong đẻ…), các cải thiện trong hồi sức sơ sinh, nhờ phát
hiện và điều trị nhiễm khuẩn sớm hơn đã dẫn đến giảm số trường hợp nhiễm
khuẩn, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh do nhiễm khuẩn [15]. Tuy nhiên, số tử vong
do nhiễm khuẩn sơ sinh ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây
còn nhiều (khoảng 1,6 triệu trường hợp hàng năm) [43].
Tỷ lệ tử vong trong số nhiễm khuẩn là 50% cách đây 20 năm và giảm
còn 10-15% năm 1999 [52].



8

Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn giảm 21% từ năm 1979 đến năm 1994
[26]. Tỷ lệ tử vong do NKSSS giảm từ 24,9 trên 1000 trẻ sơ sinh sống trong
năm 1985-1991 còn 15,6 trên 1000 trẻ sơ sinh sống trong năm 1995-1998 ở
Hoa kỳ [46].
Tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương, trong hai năm 1992-1993,
trong số 3654 bệnh nhân điều trị tại khoa có 81 trẻ bị nhiễm khuẩn huyết,
trong số đó, tử vong 61 trẻ - tỷ lệ tử vong trong số nhiễm khuẩn huyết là
75,3% [34]. Trong hai năm 2000- 2001, tử vong của trẻ sơ sinh do nhiễm
khuẩn là 22,25% [33].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thành [50] năm 1977 cho biết tỷ lệ tử vong
sơ sinh là 4,12% tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong đó 14,9 % là do
nhiễm khuẩn. Tại khoa Nhi bệnh viện tỉnh Đắc Lắc, trong ba năm 1994-19951996, tỉ lệ tử vong sơ sinh do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng là 28,42% trong
số tử vong chung [35].
Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2003。có 163 trẻ NKSSS trong
số 283 trẻ có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn, tử vong 9 trẻ, chiếm tỷ lệ 5,5% số
trẻ nhiễm khuẩn [19].
1.1.2. Vi khuẩn gây bệnh:
Trong số các vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn mẹ - con thì liên cầu
nhóm B chiếm vị trí hàng đầu (được tìm thấy với tỷ lệ 38 đến 58%), đứng vị
trí thứ hai là E.coli (được tìm thấy với tỷ lệ 16 đến 23% các vi khuẩn gây
bệnh) [44]. Tỷ lệ mắc bệnh do các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) khác nhau
nhiều giữa các nghiên cứu và tuỳ thuộc vào tuổi thai, ở trẻ đủ tháng, vi khuẩn
gây bệnh thường gặp là liên cầu, ở trẻ non tháng là E.coli [40]. Tỷ lệ nhiễm
khuẩn do liên cầu nhóm B là 40,4% và E.coli là 16,5% [3].
Trong một nghiên cứu duy nhất về dịch tễ học của bệnh ở trẻ đẻ rất
non, cân nặng từ 400g đến 1500g [6], ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao này,



9

tỷ lệ mắc bệnh do liên cầu nhóm B và do E.coli ngược lại so với các kết quả
nghiên cứu khác:10.7 % và 44 %. Một số vi khuẩn khác được tìm thấy nhiều
hơn ở nhóm này là Haemophilus influenzae, các vi khuẩn kỵ khí...
Điều trị kháng sinh dự phòng liên cầu nhóm B đã làm giảm đáng kể tỷ
lệ NKSSS do liên cầu nhóm B nhưng không làm tăng tỷ lệ NKSSS do các vi
khuẩn khác [13] Chen và cộng sự thông báo sự giảm tỷ lệ NKSSS do liên cầu
nhóm B từ 2%o (từ 1990 đến 1992 - giai đoạn không điều trị dự phòng),
xuống 1,1%o (từ 1993 đến 1996 - giai đoạn điều trị dựa theo yếu tố nguy cơ)
và còn 0,4%o (từ 1997 đến 2002 - giai đoạn điều trị dựa theo kết quả sàng
lọc). Tỷ lệ NKSSS do các vi khuẩn không phải liên cầu nhóm B không thay
đổi: 1,2%o (từ 1/1992 đến 6/1995 - giai đoạn không điều trị dự phòng) và
1,1%o (từ 10/1995 đến 8/1999 - giai đoạn điều trị dự phòng) [13]. Baltimore
và cộng sự (2001) thông báo tỷ lệ NKSSS ở 174.535 trẻ, do liên cầu nhóm B
và do các vi khuẩn không phải liên cầu nhóm B là 0,23 và 0,67 trên 1000 trẻ
sơ sinh sống [39].
1.1.3. Đường lây nhiễm mẹ-con.
Nơi chứa đựng vi khuẩn liên cầu nhóm B。E.coli là ống tiêu hoá. Trên
98% các trường hợp NKSSS do liên cầu nhóm B là hậu quả của lây truyền
dọc từ đường sinh dục mẹ sang con [15]. Sự có mặt của liên cầu nhóm B
trong âm đạo của mẹ là 10 đến 15% tại các nước bắc Âu, 20 đến 30% ở Mỹ
[38], 32% ở Thổ Nhĩ Kỳ [2]. Trong số các bà mẹ mang liên cầu nhóm B, 50%
[38],[15] hoặc 54,2% [2] sẽ truyền vi khuẩn sang cho con, hoặc con số này
dao động từ 40 đến 73% theo theo một số tác giả khác.
Trong số trẻ sơ sinh mang vi khuẩn, có từ 1 đến 4% sẽ bị nhiễm khuẩn
mẹ - con được khẳng định và 1 đến 4% có thể bị nhiễm khuẩn mẹ - con [38].
Theo Blond 1991 [31], nghiên cứu tại Pháp trên 2.622 trẻ sơ sinh sống, 40,6%
số trẻ này được làm xét nghiệm vi khuẩn dịch ngoại vi thì có 17,6% trường



10

hợp xét nghiệm dương tính。chiếm 7,17% số trẻ sơ sinh sống.
1.2. SINH BỆNH HỌC NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM:
1.2.1. Mối quan hệ giải phẫu và chức năng của thai với môi trường xung
quanh [25],[49], [42]:
Thai nhi được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm khuẩn nhờ hàng rào
giải phẫu và chức năng sau:
- Hàng rào giải phẫu gồm các màng ối, màng rau giúp cho thai nhi
không tiếp xúc trực tiếp với đường sinh dục của người mẹ và rau thai có
nhiệm vụ nuôi dưỡng thai, làm cho máu mẹ không trộn lẫn với máu con.
- Hàng rào chức năng là nước ối, có tác dụng diệt khuẩn nhờ các
lysozym, transferine và các kháng thể dịch thể. Tác dụng diệt khuẩn thay đổi
theo tuổi thai và tăng dần đến khi thai đủ tháng.
1.2.2. Các chủng vi khuẩn tại đường sinh dục bà mẹ có thai [25],[51]
1.2.2.1. Các loại vi khuẩn trong âm đạo của các bà mẹ có thai:
+ Các vi khuẩn cư trú thường xuyên: là chủng vi khuẩn đường sinh
dục: Lactobacilles (chủng Doderlein) với số lượng không quá 107 -108 vi
khuẩn/g chất tiết, với tỷ lệ vi khuẩn kỵ khí/ vi khuẩn hiếu khí là 2-5/ 1。gặp ở
98% các bà mẹ mang thai.
+ Các vi khuẩn thường gặp: là các chủng vi khuẩn đường ruột。gặp ở 280% các bà mẹ mang thai: Streptococcus agalactiae, E.coli, Staphylococcus
coagulase (+) hoặc(-), Gardnerella vaginalis, Mycoplasme....
+ Các vi khuẩn hiếm gặp: là các chủng vi khuẩn đường hầu họng, gặp
ở 0,1-2% các bà mẹ mang thai: Haemophilus influenzae, Pneumococcus..
1.2.2.2. Tình trạng bệnh lý: Do một chủng vi khuẩn tăng sinh một cách
bất thường trong âm đạo, thay thế cho các vi khuẩn nhóm Lactobaccilles, dẫn
đếnviêm buồng trứng, âm đạo do vi khuẩn dính trên bề mặt hoặc xâm nhập
vào


niêm

mạc:

Streptococcus

agalactiae,

Staphylococcus

aureus,


11

Enterobacteries…
Sự tăng sinh không bình thường của các loại vi khuẩn này là nguy cơ
nhiễm khuẩn từ mẹ truyền sang con, cả khi mẹ là người mang vi khuẩn
(không có triệu chứng lâm sàng). Các vi khuẩn này là mối đe doạ đối với
khoang ối, thai và trẻ sơ sinh từ lúc cổ tử cung mở và/hoặc vỡ ối.
1.2.3. Sự cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh:
Trong tử cung, thai nhi sống trong buồng ối vô khuẩn. Bình thường, sự
cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh xảy ra bắt đầu từ khi đẻ, vào thời điểm đứa
trẻ đi qua cổ tử cung, âm đạo của người mẹ và thường được tiếp tục trong 4
ngày sau đẻ. Các vi khuẩn cư trú trên một số bề mặt của trẻ sơ sinh như da,
hốc mũi, miệng, hầu và bề mặt lớp biểu mô ống tiêu hoá.
Hiện tượng bình thường này có thể bị thay đổi hoặc sai lệch tạo nên các
quá trình cư trú không bình thường:
- Bắt đầu trước khi đẻ (cư trú sớm).
- Tới một bề mặt biểu mô được cho là vẫn còn vô khuẩn như khí phế

quản, phế nang, tai giữa, đường tiết niệu (cư trú sai lạc).
- Sự ưu thế rõ rệt của một loại vi khuẩn (cư trú mất cân đối).
l.2.4. Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn thai và sơ sinh:
1.2.4.1. Nhiễm khuẩn trong tử cung (cho đến thì sổ thai):
- Nguồn nhiễm khuẩn:
+ Từ máu của mẹ (khi có vi khuẩn trong máu của mẹ).
+ Từ đường sinh dục của mẹ (vi khuẩn cư trú tự nhiên hay bất thường).
- Đường xâm nhập và lan truyền:
+ Vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường máu:
*

Vi khuẩn từ máu mẹ (vãng khuẩn máu, nhiễm khuẩn máu) trực tiếp

qua lông rau, vào máu con tạo nên các ổ nhiễm khuẩn ở thai nhi.
*

Vi khuẩn gây nên các ổ nhiễm khuẩn ở màng đệm của bánh rau, rồi từ


12

đó tràn vào hai vòng tuần hoàn.
*

Vi khuẩn tạo nên các ổ nhiễm khuẩn ở màng nuôi của bánh rau, sau đó

qua màng ối gây nhiễm trùng nước ối.
*

Sự lan truyền củavi khuẩn qua tĩnh mạch rốn: Triệu chứng sốt của bà


mẹ là dấu hiệu đầu tiên. Đứa trẻ sẽ có biểu hiện viêm dây rốn, tổn thương gan,
lách。não - màng não. Nhưng nhiều khi lúc đầu đứa trẻ không có triệu chứng,
các dấu hiệu xuất hiện muộn. Nếu là trẻ sinh đôi thì cả hai đứa trẻ đều bị
nhiễm khuẩn.
+ Vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường đi lên qua màng ối:
Nhiễm khuẩn cổ tử cung, âm đạo lan tới màng ối gây viêm ối nếu cổ tử
cung mở sớm (vỡ ối không bắt buộc trong viêm ối). Nhiễm khuẩn ối dẫn đến
tăng hoạt động cùa các cytokin gây cơn co tử cung, mở cổ tử cung, vỡ ối non
và gây đẻ non [17]. Đứa trẻ hít phải nước ối, nuốt phải nước ối nhiễm khuẩn,
da tiếp xúc với nước ối nhiễm khuẩn gây nhiễm khuẩn phổi, đường tiêu hoá,
viêm mắt. Từ nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, vi khuẩn lan tràn
gây nhiễm khuẩn máu. Nếu là trẻ sinh đôi, trẻ nào nằm gần cổ tử cung nhất
thì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nhiều hơn.
1.2.4.2. Nhiễm khuẩn trong khi đẻ (trong quá trình sổ thai):
- Nguồn nhiễm khuẩn: các vi khuẩn trong cổ tử cung và âm đạo người
mẹ, đôi khi là các vi khuẩn ở trong phân.
- Đường xâm nhập và lan truyền: Đứa trẻ có thể hít phải các vi khuẩn
này trong lần thở sâu thứ nhất tới tận phế quản, phế nang gây viêm phổi. Đứa
trẻ có thể nuốt phải các chất tiết có vi khuẩn gây ỉa chảy hoặc da tiếp xúc với
các vi khuẩn gây viêm da, viêm mắt.
1.2.4.3. Nhiễm khuẩn sớm trong thời kì sau sinh (nhiễm khuẩn sớm trong 3
ngày đầu sau sinh):
- Nguồn nhiễm khuẩn: các chủng vi khuẩn từ đường sinh dục mẹ hoặc
các chủng vi khuẩn từ nhân viên y tế, dụng cụ y tế hoặc từ người chăm sóc


13

trẻ, đồ dùng.

Vi khuẩn thường gặp trong nhóm này là liên cầu nhóm B. Sau đó là các
vi khuẩn khác: E.coli, Listeria monocytogenes, Mycoplasme ...
- Đường xâm nhập và lan truyền:
Sự xâm nhập có thể theo các đường tự nhiên như hít, nuốt hoặc các
đường nhân tạo như ống nội khí quản, catheter, sonde, truyền dịch, truyền
máu...mà các thủ thuật can thiệp không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng.
Nhiễm khuẩn sơ sinh xảy ra do sự cư trú sai lạc và/hoặc cư trú mất cân đối
của vi khuẩn.
1.2.4.4. Nhiễm khuẩn muộn sau sinh (sau 3 ngày đầu sau sinh):
- Nguồn nhiễm khuẩn: thường từ các nhân viên y tế (gây lây truyền các
chủng vi khuẩn có trong bệnh viện, khả năng lây bệnh cao) hoặc từ mẹ, người
chăm sóc trẻ, đồ dùng...
Vi khuẩn thường gặp trong giai đoạn này phần lớn là trực khuẩn:
E.coli, Klebsiellas, Proteus, Pseudomonas... và tụ cầu: S.coagulase négative,
S.aureus.
- Đường xâm nhập và lan truyền: Đường hô hấp (hút dịch, ống nội khí
quản…)。đường tiêu hoá (nuốt), đường da (tiêm, truyền tĩnh mạch, lấy máu
xét nghiệm …)。đường tiết niệu (đặt sonde bàng quang...). Vi khuẩn tới gây
bệnh tại cơ quan nào phụ thuộc vào tính chất sinh học của vi khuẩn, độ nặng
của nhiễm khuẩn, tiềm năng kháng thể thụ động từ mẹ và đường xâm nhập
của vi khuẩn là yếu tố quyết định quan trọng nhất.
1.3. Khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn của trẻ sơ sinh [27],[10],[20],[11].
Sự non nớt của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh làm cho đứa trẻ dễ bị
nhiễm khuẩn. Ở trẻ đẻ non, tuổi thai càng thấp, sự đáp ứng của hệ thống miễn
dịch càng yếu nên trẻ đẻ non càng dê bị nhiêm khuẩn.
-Da trẻ sơ sinh đáp ứng với các phản ứng viêm kém, không có khả


14


năng khu trú ổ viêm. Niêm mạc do không có các IgA tiết nên dễ bị nhiễm
khuẩn, đặc biệt là đường tiêu hoá và đường hô hấp.
-Miễn dịch tế bào phát triển khá tốt khi đẻ nhưng còn hạn chế về số
lượng tế bào và/hoặc về chất lượng đáp ứng miễn dịch chống nhiễm khuẩn.
Bạch cầu đa nhân trung tính: Bào thai và trẻ sơ sinh không sản xuất
nhanh được bạch cầu đa nhân trung tính trong trường hợp bị nhiễm khuẩn, điều
đó được coi là suy giảm số lượng thực bào cơ bản trong giai đoạn này. Sự suy
giảm này rất rõ ở trẻ sơ sinh non tháng. Hoạt động thực bào kém do khả năng
thay đổi hình dạng, khả năng hoá ứng động và khả năng dính đều giảm.
Các đại thực bào tuần hoàn trong máu cuống rốn thì 2/3 có kiểu hình
chưa trưởng thành, về mặt chức năng, sự chưa trưởng thành thể hiện ở việc sản
xuất yếu các cytokine và các yếu tố hoá ứng động, gặp rõ rệt nhất ởtrẻ đẻ non.
Các tế bào “diệt” tự nhiên xuất hiện từ tuần thứ 6 của thời kỳ bào thai
ở gan, tỷ lệ phần trăm của tế bào này trong máu cuống rốn tương đương với
người lớn, nhưng hoạt tính của chúng yếu.
Tế bào lympho T: khả năng sản xuất ra các lymphokine kém dẫn đến
khả năng hoạt hoá các tế bào “diệt” tự nhiên, đại thực bào kém và tác động
ngay trên các lympho bào T để lựa chọn các tế bào tại ổ nhiễm khuẩn và nhân
lên sự đáp ứng miễn dịch dẫn đến các tế bào lympho ở trẻ sơ sinh bị suy giảm
chức năng, không có khả năng tập trung một cách có hiệu quả ở các ổ viêm
[10]. Khả năng sản xuất interleukine 2 kém dẫn đến việc giảm khả năng tăng
sinh bạch cầu lympho.
-Khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn của hệ thống miễn dịch dịch thể
của trẻ sau đẻ cũng còn kém.
+ IgG: được tổng hợp từ tuần thứ 12 của bào thai nhưng số lượng rất
thấp. Các IgG (IgGl 。 IgG2, IgG3, IgG4) có mặt trong bào thai phần lớn có
nguồn gốc từ mẹ. IgG có vai trò chống lại một số vi khuẩn Gram dương, virus


15


nhưng không chống được vi khuẩn Gram âm. Như vậy đứa trẻ nhờ IgG của
mẹ chống lại được một số vi khuẩn mà người mẹ đã bị mắc.
Sự di chuyển qua rau thai của các IgG của mẹ xảy ra rất sớm, từ tuần
thứ 8。nhưng chủ yếu là trong 3 tháng cuối của thời kỳ bào thai. Nồng độ IgG
(g/1) cua bào thai phụ thuộc vào tuổi thai, được tính theo công thức [20]:
[IgG]=13,564 - (1,094 x AG) + (0,026 x AG)
AG: tuổi thai tính bằng tuần
Như vậy, IgG từ mẹ truyền qua rau thai chỉ tăng mạnh từ tuần thứ 36
của thời kỳ thai nghén, trẻ đẻ càng non, càng thiếu hụt kháng thể bị động IgG.
+ IgM: liên kết với các nội độc tố của trực khuẩn Gram âm mạnh hơn
nhiều so với IgG. Vì vậy đứa trẻ có khả năng chống lại các vi khuẩn Gram âm
nhờ IgM. Chỉ có IgG và IgM là có khả năng liên kết và hoạt hoá bổ thể. Trẻ
đẻ non dưới 30 tuần có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn hơn trẻ đủ tháng vì
lượng IgG được vận chuyển qua rau thai thấp, lượng IgM được sản xuất còn
rất thấp sau khi đẻ [20].
+ IgA: Có 2 loại IgA: IgA huyết thanh và IgA bài tiết. IgA huyết thanh
không có ở trẻ sơ sinh. IgA bài tiết chỉ có mặt tại biểu mô đường ruột khoảng
4 tuần sau đẻ.
+ IgE: Các IgE được phát hiện từ tuần thứ 11 của bào thai nhưng với
nồng độ rất thấp, gần như không tìm thấy trong máu cuống rốn.
+ Bổ thể: Nồng độ bổ thể thấp hằng định ở bào thai nhỏ hơn 33 tuần,
chỉ tăng dần lên sau giai đoạn này [5]. Nồng độ bổ thể giảm, thiếu các enzym
đảm bảo hoạt động của chúng: CH50, C5, C3. Nồng độ trong huyết thanh
giảm kèm theo giảm chức năng. Như vậy rõ ràng là có hiện tượng suy giảm
của hệ thống bổ thể ở trẻ sơ sinh, đặc ở trẻ đẻ non trước 33 tuần tuổi. Nồng độ
C3 và các loại opsonine rất thấp ở trẻ < 1500g.
Quá trình nhiễm khuẩn còn làm giảm hơn nữa cơ chế bảo vệ của trẻ.



16

1.4. Các yếu tố nguy cơ của nhiếm khuẩn mẹ - con
Nguy cơ của nhiễm khuẩn mẹ - con tồn tại trong cả quá trình mang thai
của người mẹ, bao gồm cả cuộc đẻ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến cả tiền sử
sản khoa của người mẹ trong các lần sinh trước, tuổi của bà mẹ, chủng tộc.
1.4.1. Những yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai [2],[3],[19],[52]
- Hở cổ tử cung.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát hoặc mới mắc, không được điều
trị hoặc điều trị không đúng.
- Nhiễm trùng đường sinh dục dưới.
- Khâu vòng cổ tử cung.
- Thai nghén không được theo dõi.
- Mẹ sốt trong vòng 48 giờ trước đẻ.
1.4.2. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ:
- Vỡ ối kéo dài >12 giờ
- Chuyển dạ kéo dài > 12 giờ, can thiệp sản khoa
- Nước ối bẩn, thối.
- Nhiệt độ của mẹ >38°c trong và sau đẻ.
- Suy thai không có nguyên nhân sản khoa, nhịp tim thai nhanh >180
lần/phút.
- Apgar thấp < 7 điểm ở 5 phút.
- Đẻ non không rõ nguyên nhân.
- Ổ abcès nhỏ ở bánh rau.
1.5. Triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng của nksss
1.5.1. Các triệu chứng lâm sàng:
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn gây ra một loạt các phản ứng
của hệ miễn dịch. Các đại thực bào được hoạt hoá khi chúng tiếp xúc với các
độc tố hoặc sản phẩm của màng tế bào vi khuẩn (endotoxin...). Các đại thực



17

bào ở dạng hoạt động sản xuất ra một loạt các chất trung gian viêm : Các
interleukin IL-1β 。 IL-6。 IL-8。 yếu tố hoại tử khối u (TNF-α). Các chất này
gây tăng tính thấm thành mạch, thay đổi trương lực thành mạch, giảm chức
năng cơ tim, tăng sức cản mạch máu phổi, hoạt hoá hệ thống đông máu và
hoạt hoá hướng động các tế bào thực bào khác. Một loạt các phản ứng trên thể
hiện một nhiễm khuẩn hệ thống, biểu hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiệu rối
loạn chức năng nhiều cơ quan.
Các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm đa dạng, không
đặc hiệu, nhất là ở trẻ đẻ non. Phần lớn các trẻ có triệu chứng suy hô hấp và
rối loạn tim mạch trong 12 giờ đầu của cuộc sống. Mặc dù các biểu hiện lâm
sàng của NKSSS không đặc hiệu, việc khám lâm sàng cẩn thận vẫn là cách tốt
nhất để phát hiện trẻ có khả năng nhiễm khuẩn [15].
Trong nhiễm khuẩn sơ sinh, có thể gặp các triệu chứng lâm sàng sau
đây: [56],[28],[12],[4],[23].
- Sốt trên 37°c hoặc hạ nhiệt độ dưới 35°c.
- Dấu hiệu toàn thân : trẻ xấu đi.
- Triệu chứng về huyết động học: nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, tím
đầu chi, nổi vân tím, thời gian hồng trở lại của da tăng (refill), độ bão hoà oxy
giảm, suy tuần hoàn (nhịp tim nhanh trên 180 lần/phút), huyết áp trung bình
động mạch thay đổi.
- Triệu chứng hô hấp: thở rên, thở nhanh, ngừng thở, suy hô hấp cấp.
- Triệu chứng thần kinh: thóp phồng, li bì hoặc kích thích, rối loạn
trương lực cơ, co giật.
- Dấu hiệu da: vàng da sớm, xuất huyết dưới da, hồng ban, phù cứng bì.
- Triệu chứng tiêu hoá: bú kém, bỏ bú, nôn, chướng bụng, tiêu chảy,
gan, lách to.



18

1.5.2. Các xét nghiệm sinh học:
1.5.2.1. Công thức máu:
- Số lượng bạch cầu (BC) tăng (> 25.000/ mm 3) hoặc giảm (<
5.000/mm3) khi đẻ hay >30.000/ mm 3 trong vòng 12-24 giờ sau đẻ, hay
>21.000/ mm3 sau 48 giờ) có độ nhạy cảm không cao trong chẩn đoán nhiễm
khuẩn, nó dao động từ 18 đến 44% tuỳ theo nghiên cứu [45].
- Bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) tăng (> 25.000/mm 3) hoặc
giảm 1.500/ mm3). Tế bào tuỷ dạng non tăng > 1.000/ mm3 hoặc >10% số
lượng bạch cầu.
- Tiểu cầu (TC) giảm < 150.000/ mm3.
- Thiếu máu.
Số lượng BCĐNTT phụ thuộc vào thời điểm lấy bệnh phẩm và tiến
triển của nhiễm khuẩn, nó thiếu độ nhạy cảm nên phải xem xét lại. Số lượng
BCĐNTT trong giới hạn bình thường gặp trong cả các trường hợp nhiễm
khuẩn (58%) và không nhiễm khuẩn (42%), và giá trị dự đoán của chúng còn
thấp hơn trong các bệnh tan máu [7].
Số lượng bạch cầu trung tính hạ có giá trị hơn trong chẩn đoán nhiễm
khuẩn, nhưng độ đặc hiệu rất thấp, có thể gặp trong các trường hợp nhiễm độc
thai nghén suy thai cấp nặng, suy dinh dưỡng bào thai và xuất huyết nãomàng não [7].
Cũng như vậy, tỷ lệ bạch cầu non/tổng số bạch cầu (I/T) (> 0,2) không
đặc hiệu đối với nhiễm khuẩn vì có thể gặp trong các trường hợp thiếu oxy,
mẹ bị sốt hoặc thời gian chuyển dạ kéo dài [7].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số lượng tiểu cầu bình thường ở trẻ
sơ sinh。không tính theo tuổi thai, rất hiếm khi <100.000/mm3 trong 10 ngày
đầu của cuộc sống hoặc 。 150.000/mm3 trong 3 tuần tiếp theo. Khoảng 10 đến
60% trẻ sơ sinh có cấy máu hoặc cấy dịch não tuỷ dương tính có số lượng tiểu



19

cẩu giảm 。 100.000/mm3 [24]. Khi được chẩn đoán nhiễm khuẩn, khoảng
25% số trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn có giảm số lượng tiểu cầu, và tỷ lệ này tăng
dần trong quá trình nhiễm khuẩn [15]. Thời gian hạ tiểu cầu kéo dài khoảng 1
tuần nhưng có thể kéo dài 2 đến 3 tuần [24]. Mặc dù số lượng tiểu cầu có thể
hạ vài ngày trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn, trong phần
lớn các trường hợp, số lượng tiểu cầu vẫn cao cho đến 1 đến 3 ngày sau khi
các dấu hiệu bệnh nặng đã xuất hiện.
Hạ tiểu cầu còn gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn trong tử cung
(toxoplasma, rubella, cytomegalovirus, herpes simplex virus, giang mai...)
hoặc nhiễm virus sau đẻ (enterovirus, cytomegalovirus, herpes simplex virus).
Tất cả các trường hợp này đều gây bệnh cảnh lâm sàng rất khó phân biệt với
nhiễm vi khuẩn.
Ngoài ra, một số tình trạng bệnh khác như ngạt khi đẻ, hít phân su,
thông khí cơ học, thay máu nhiều lần, viêm ruột hoại tử, bất đồng nhóm máu
Rh...cũng gây hạ tiểu cầu [24].
Tóm lại số lượng bạch cầu, số lượng tuyệt đối của bạch cầu đa nhân
trung tính, số lượng bạch cầu trung tính non, tỷ lệ I/T, số lượng tiểu cầu có giá
trị thấp trong chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ smh.
1.5.2.2. Các yếu tố viêm.
*

Interleukine (IL-6):

Trong số các cytokine được cơ thể sản xuất ra trong quá trình viêm được
nghiên cứu trong nhiễm trùng sơ sinh sớm (I1 1β。ICAM1。G-CSF。TNFα。IL8。IL-6) thì các cytokine IL- 8。IL-6 được nghiên cứu nhiều nhất.
IL-6 là một protein trọng lượng phân tử thấp, được sản xuất chủ yếu
bởi các bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, ngoài ra còn có tế bào nội mô, tế bào

sợi non。tế bào lympho T。B trong giai đoạn sớm của quá trình viêm, không
qua được hàng rào rau thai [22]. IL-6 xuất hiện nhanh và nồng độ tăng cao


20

nhanh, thậm chí trước khi trẻ có triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm
thường qui dương tính, tăng nhanh hơn CRP đến 24 giờ trong chẩn đoán
nhiễm khuẩn [18],[11]. Độ nhạy cảm của IL-6 là 85-90% đối với trẻ sơ sinh,
100% ở máu cuống rốn, trong 12 giờ đầu sau khi sinh. IL-6 tăng > 100 pg/ml
trước 12 giờ tuổi được coi là một dấu ấn lý tưởng cho chẩn đoán sớm NKSSS
[22]. IL-6 > 10 pg/ml được coi là bất thường.
Điều bất lợi khi sử dụng các cytokine là chúng tăng nhanh, trong thời
gian ngắn nên độ nhạy cảm của chúng giảm nhanh sau 12 đến 24 giờ kể từ lúc
quá trình viêm bắt đầu [54],[37],[16],[48],[22]. Cho nên, sự kết hợp giữa kết
quả của IL-6 và các yếu tố viêm khác (như CRP) là cần thiết, giúp ta loại trừ
được các trường hợp âm tính giả do thời gian bán hủy của IL-6 ngắn.
*

Proteine C- reactive (CRP):

CRP là một protein thuộc loại βglobulin, có trọng lượng phân tử là
105.500 d có 5 polypeptides không chứa glycosylates, không qua được rau thai.
Trong giai đoạn viêm cấp, đại thực bào tiết ra các cytokine (IL-1 。IL-6
…). Các cytokine kích thích gan tổng hợp 3 nhóm protein, theo mức độ tăng
so với giá trị bình thường:
- Nhóm 1 tăng gấp 50% giá trị bình thường。gồm celuroplasmin.
- Nhóm 2 tăng gấp 2-4 lần: orosomucoid 。 α antitrypsin, fibrinogen,
haptoglobin.
- Nhóm 3 tăng gấp nhiều lần: CRP。serum amyloid A protein (SAA).

Chức năng CRP: phức hợp CRP- Ca kích hoạt hệ thống bổ thể theo
đường cổ điển tại vị trí C19. Như vậy, CRP hoạt động tương tự IgG. CRP còn
kết hợp và hỗ trợ cho hoạt động của tế bào lympho T。B [32].
Nồng độ CRP tăng trong huyết thanh từ 6 đến 12 giờ sau khi bắt đầu
nhiễm khuẩn, do vậy độ nhạy cảm của xét nghiệm này không đủ để khẳng
định hoặc loại trừ nhiễm khuẩn nếu ta làm trong vòng 12 giờ đầu tiên của


21

cuộc sống. Độ nhạy cảm của CRP tăng rõ rệt từ 12 đến 24 giờ tuổi so với
trước 12 giờ tuổi, từ 39,4% (lúc 12 giờ tuổi) lên 92,9% (lúc 24 giờ tuổi) [53].
Độ nhạy cảm của CRP dưới 24 giờ tuổi là 45,3% tăng lên 91,3% lúc trên 24
giờ tuổi [9].
Chiesa [9] nghiên cứu nồng độ CRP ở các trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn
lúc đẻ 24 và 48 giờ sau đẻ, đã đưa ra các chỉ số CRP lúc 0 giờ tuổi là 12,0
mg/1 (7,1-20,3).lúc 24 giờ tuổi là 37,0 mg/1 (23,6 一 58,0); lúc 48 giờ tuổi là
33,5mg/1 (18,1-62,2).
CRP còn có thể tăng trong các trường hợp chấn thương chu sinh, hít
phải nước ối phân su với kết quả cấy máu âm tính và sử dụng chất surfactant
nguồn gốc tự nhiên [1]. CRP có thời gian bán huỷ ngắn, giảm nhanh khi
nhiễm khuẩn bị kiểm soát.
Như vậy CRP có giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh sau 12 giờ tuổi,
định lượng nhắc lại CRP trong vòng 72 giờ giúp ta loại trừ được các trường hợp
âm tính giả với các trường hợp âm tính thật không cần sử dụng kháng sinh.
Việc theo dõi diến biễn của CRP còn giúp ta xác định được hiệu quả
của việc sử dụng kháng sinh và lựa chọn được thời gian sử dụng kháng sinh
trong các trường hợp nhiễm trùng mà cấy máu dương tính [21],[41],[4].
CRP >5 mg/1 được coi là bất thường.
CRP được coi là tăng khi >10mg/l trong vòng 24 - 48 giờ sau đẻ [37],

[53].
*

Fibrinogen:

Fibrinogen là một loại glycoprotein được tổng hợp ở gan, tăng lên
trong huyết tương từ 24 đến 48 giờ sau khi nhiễm khuẩn bắt đầu. Trong
trường hợp nhiễm khuẩn, nồng độ Fibrinogen trong máu tăng trên 3,5 g/1
trong hai ngày đầu sau đẻ; trên 4 g/l trong các ngày tiếp theo.
Độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của xét nghiệm này trong khoảng 70 đến


22

80% trong những ngày đầu của cuộc sống. Động lực học của Fibrinogen tiến
triển chậm so với nhiễm khuẩn. Độ đặc hiệu của Fibrinogen giảm dần theo
thời gian. Do vậy, giá trị của Fibrinogen trong chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh
sớm thấp [22].
*

Procalcitonine (PCT):

Là tiền chất của calcitonine, tăng trong plasma ở thời kì của phản ứng
viêm. So với CRP và IL-6, PCT đáp ứng nhanh hơn CRP nhưng chậm hơn IL6 nó bền vững và kéo dài hơn IL-6 [29]. Nếu lấy máu trước 12h của cuộc sống,
nó kém nhậy hơn IL-6. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, PCT > 400µg/l [9].
Sự sản xuất PCT thay đổi theo cân nặng và tuổi thai. PCT còn tăng
trong một số trường hợp không nhiễm khuẩn: suy hô hấp sơ sinh, mẹ đái tháo
đường, ối vỡ non, sử dụng surfactant nguồn gốc tự nhiên [37],[8].
1.5.3. Xét nghiệm vi khuẩn học:
Bao gồm:

- Cấy
- Nhuộm Gram, soi trực tiếp.
- Tìm kháng nguyên của vi khuẩn bằng phương pháp điện di miễn dịch
hay miễn dịch huỳnh quang.
* Đối với mẹ:
- Soi, cấy dịch âm đạo: khi bà mẹ đang mang thai có viêm âm đạo, doạ
đẻ non, vỡ ối sớm, nghi ngờ viêm màng đệm - màng ối, xét nghiệm một cách
hệ thống tìm liên cầu nhóm B trong giai đoạn cuối thai kỳ (34-37 tuần)....
- Soi, cấy dịch cổ tử cung: khi nghi ngờ viêm cổ tử cung, viêm màng
đệm - màng ối.
- Cấy bánh rau: khi có các ổ abcès.
- Cấy nước tiểu: khi có triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
- Cấy máu: trong trường hợp mẹ sốt trước, trong hoặc sau đẻ.


23

* Đối với con:
- Soi cấy dịch ngoại biên: dịch dạ dày, dịch mũi, dịch tai...: cho phép
xác định các vi khuẩn chứa trong dịch ối trong quá trình sinh, ngoài ra có thể
là các vi khuẩn mắc phải chứa trong đường sinh dục hoặc trong phân của bà
mẹ khi trẻ sơ sinh đi qua đường sinh dục mẹ. Soi, cấy dịch ngoại biên được
thực hiện khi trẻ có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc có triệu chứng lâm sàng
nghi ngờ nhiễm khuẩn ngay sau đẻ.
Kết quả vi khuẩn dịch ngoại biên có thể gợi ý đến vi khuẩn gây bệnh ở
trẻ nghi ngờ nhiễm khuẩn trong trường hợp các kết quả cấy khác âm tính.
Evans và cộng sự cho thấy giá trị của cấy dịch ngoại biên trong chẩn đoán
NKSSS: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính lần lượt là 56%,
82% và 7 5% [15].
Bệnh phẩm dich dạ dày được lấy sớm ngay lúc sinh qua sonde dạ dày,

hút ra vài mililit và được bảo quản trong ống vô khuẩn, ở nhiệt độ 4°c.
- Cấy máu: Kết quả cấy máu dương tính là “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn
đoán nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh nghi ngờ NKSSS. Tuy nhiên, kết quả cấy
(sự mọc ít nhất 1 khuẩn lạc trong mẫu máu cấy) phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
số vi khuẩn trong máu lúc lấy máu cấy, kỹ thuật cấy。thể tích máu lấy và việc
sử dụng kháng sinh trong đẻ.
Cấy máu được thực hiện ngay sau khi nghi ngờ nhiễm khuẩn máu,
trước khi cho kháng sinh.
- Soi, cấy dịch não tuỷ: Dịch não tuỷ biến đổi là “tiêu chuẩn vàng” cho
chẩn đoán viêm màng não nhưng kết quả chọc dò dịch não tuỷ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố và việc phiên giải kết quả tế bào dịch não tuỷ khó khăn, đặc biệt
ở trẻ non tháng [15]. Chỉ định chọc dò dịch não tuỷ khi nghi ngờ viêm màng
não mủ. Thành phần dịch não tuỷ thay đổi theo tuổi, theo cân nặng của thai
nhi. Dịch não tuỷ có rối loạn khi:
Dịch vẩn đục
Tế bào tăng > 30/ mm3。> 60% là bạch cầu đa nhân trung tính.


24

Protein tăng > 1,5 g/1
Glucose giảm < 0,5 g/1
Có vi khuẩn trong dịch não tuỷ
Có kháng nguyên hoà tan (đối với liên cầu nhóm B hoặc E.coli)
- Cấy nước tiểu : Do kết quả cấy nước tiểu dương tính ở trẻ NKSSS rất
thấp và sự khó khăn trong việc lấy bệnh phẩm nên người ta ít thực hiện xét
nghiệm này trong chẩn đoán NKSSS [15].
1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán nkss
1.6.l. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKSSS:
Tiêu chuẩn chẩn đoán NKSSS dựa theo khuyến cáo của Tổ chức quốc

gia ủy quyền và đánh giá sức khoẻ - Anaes (Agence nationale d’accréditation
et d'evaluation en santé) [45]:



NKSSS là nhiễm khuẩn xảy ra trong 72 giờ đầu của cuộc đời.

Hầu hết NKSSS có nguồn gốc mẹ - thai nhi, vì vậy còn được gọi là nhiễm
khuẩn mẹ - thai nhi (infection materno - foetale).

• NKSSS bao gồm :
- Nhiễm khuẩn chắc chắn: Có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn và
cấy máu và/hoặc cấy dịch não tuỷ (+)ẵ
- Nhiễm khuẩn nhiều khả năng: Có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn
và/hoặc xét nghiệm sinh học bất thường và cấy dịch ngoại biên (+).
- Nhiễm khuẩn có thể: Có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn và/hoặc
xét nghiệm sinh học bất thường

• Các tiêu chuẩn tiền sử và các dấu hiệu lâm sàng gợi ý NKSSS:
Các thày thuốc sản khoa và nhi khoa tại Pháp trong một chương trình
hoạt động 3 năm tổng kết các đề tài “Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn sơ
sinh sớm” đã đưa ra hướng dẫn về độ tin cậy của các triệu chứng của nhiễm
khuẩn ở các cấp độ giảm dần từ A đến C như sau:
- Cấp độ A: gồm các chỉ số có độ tin cậy cao đã được chứng minh qua
các nghiên cứu có bằng chứng khoa học cao như các nghiên cứu ngẫu nhiên


25

mù đôi có chứng, các nghiên cứu có điều chỉnh chuẩn.

- Cấp độ B: gồm các chỉ số có độ tin cậy tương đối cao dựa theo sự suy
đoán khoa học được đưa ra bởi các nghiên cứu có bằng chứng khoahọc trung
binh như các nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh có độ nhạy yếu 。 nghiên cứu
thuần tập, nghiên cứu bệnh - chứng.
- Cấp độ C。gồm các chỉ số có độ tin cậy thấp hơn dựa theo các nghiên
cứu có độ tin tưởng thấp về bằng chứng như hàng loạt trường hợp, trường hợp
thông báo...
Các tiêu chuẩn tiền sử và các dấu hiệu lâm sàng gợi ý NKSSS bao
gồm:
-Tiêu chuẩn tiền sử:
* Tiêu chuẩn chính (cấp độ A):
- Có bệnh cảnh viêm màng đệm - màng ối.
- Trẻ sinh đôi bị nhiễm khuẩn mẹ - thai nhi
- Thân nhiệt của mẹ trước và trong khi chuyển dạ > 38°c
- Đẻ non tự nhiên 。 35 tuần
- Thời gian vỡ ối > 18 giờ
- Vỡ màng ối non trước 35 tuần
- Ngoài ra, mẹ có tiền sử bị nhiễm khuẩn mẹ - thai nhi do liên cầu
khuẩn nhóm B (SB), hoặc dịch âm đạo có SB hoặc vi khuẩn niệu có SB trong
khi mang thai.
* Tiêu chuẩn phụ (cấp độ B):
- Thời gian vỡ ối >12 <18 giờ
- Đẻ non tự nhiên > 35 <37 tuần
- Có bất thường nhịp tim thai hoặc thai ngạt không rõ nguyên nhân
- Dịch ối bẩn.
Sự tồn tại 1 trong các tiêu chuẩn này cần phải được theo dõi lâm sàng
đặc biệt trong 24 giờ đầu.



×