Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và TÍNH KHÁNG THUỐC của VI KHUẨN LAO ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI tại BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.14 KB, 49 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG – WHO Report 2015 – Global
Tuberculosis Control) công tác chống lao trên thế giới cho đến nay đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể, xu hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói
chung có chiều hướng giảm. Mặc dù vậy bệnh lao vẫn đang là một trong các
vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu. Tình hình dịch tễ bệnh lao
kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc
gia [1].
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có công tác chống lao mạnh,
hoạt động hiệu quả so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời
gian qua công tác chống lao tại Việt Nam đã đạt được những thành công nhất
định, tình hình dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam đang có chiều hướng thuyên
giảm. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một nước có gánh nặng lao cao, đặc biệt là
một trong những nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế
giới[1][2][3].
Mấy năm gần đây bệnh lao đa kháng thuốc đã được CTCLQG thu
dung, đưa vào quản lý, theo dõi và điều trị, bước đầu đã thu được kết quả tốt,
tỷ lệ điều trị thành công cao đạt trên 70%. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ
này các năm sau đều giảm so với những năm trước đó. Điều này cho thấy
bệnh lao đa kháng thuốc vẫn đang là một thách thức lớn đối với công tác
chống lao[2][3].
Nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn sẽ giúp nắm rõ hơn tình
hình kháng thuốc ở bệnh nhân lao hiện nay, góp phần giúp cho việc kiểm soát
tình hình bệnh lao nói chung và tình hình lao phổi kháng thuốc nói riêng được
tốt hơn.


2



Pyrazinamid (PZA) là một thuốc chống lao mạnh được sử dụng trong
hầu hết các công thức điều trị từ lao mới đến lao điều trị lại (ĐTL), cũng như
bệnh lao của trẻ em, bệnh lao ở phụ nữ mang thai… đặc biệt nó cũng được
đưa vào các công thức điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc ở cả 2 giai
đoạn tấn công và duy trì[4].
Việc sử dụng rộng rãi và lâu dài PZA trong quá trình điều trị lao sẽ làm
tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn đối với thuốc này. Vì vậy nghiên cứu
về tính kháng thuốc của vi khuẩn lao đối với PZA trong giai đoạn hiện nay là
rất cần thiết.
Tại Việt Nam các nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn lao khá
phong phú. Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu đầy đủ về tính kháng
thuốc của vi khuẩn đối với cả 5 loại thuốc chống lao hàng 1 đặc biệt là tính
kháng của vi khuẩn lao đối với PZA.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng thuốc
chống lao hàng 1 của vi khuẩn lao ở bệnh nhân lao phổi điều trị tại
bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 5/2016 đến tháng 9/2017.
2. Tìm hiểu kiểu hình kháng thuốc của vi khuẩn lao đối với PZA ở các
nhóm bệnh nhân lao mới, lao tái phát và kháng đa thuốc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay
1.1.1. Trên thế giới
Theo TCYTTG (WHO Report 2015 – Global Tuberculosis Control) xu
hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói chung đang có chiều hướng giảm với

tỷ lệ mới mắc giảm trong thời gian dài, tốc độ giảm khoảng 2%/năm. Tuy
nhiên bệnh lao hiện nay vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khỏe
chính trên toàn cầu. TCYTTG ước tính năm 2014 trên toàn cầu có khoảng 9,6
triệu người hiện mắc lao, 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao
là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với
khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, cao hơn so với số bệnh nhân tử vong
do HIV/AIDS mặc dù nếu một bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV tử vong thì sẽ
được tính nguyên nhân là do HIV. Cũng theo ước tính của TCYTTG năm
2014 có khoảng 510.000 phụ nữ và 140.000 trẻ em tử vong do lao[1].
Khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chiếm khoảng 58%
trong số 9,6 triệu người mắc lao hiện nay trên thế giới. Trong khi đó Ấn Độ,
Indonesia và Trung Quốc lại có số lượng bệnh nhân lớn nhất trên toàn cầu lần
lượt chiếm tỷ lệ 23%, 10%, và 10%[1].
Châu phi chiếm 28% trong tổng số 9,6 triệu người mắc lao và là khu vực
có gánh nặng lao cao nhất trên toàn cầu với tỷ lệ lao các thể 281/100.000 dân cao
gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ trung bình trên thế giới (133/100.000 dân) [1].
1.1.2. Tại Việt Nam
Cũng giống như xu hướng chung trên toàn cầu, tình hình dịch tễ bệnh
lao tại Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Tháng 1 năm 2013 TCYTTG và


4

CTCLQG Việt Nam ước tính tỷ lệ hiện mắc lao tại Việt Nam giai đoạn 19902010 giảm khoảng 4,6% hàng năm, tỷ lệ mới mắc giảm 2,6% hàng năm, tỷ lệ
tử vong do lao giảm 4,4% hàng năm[2].
Mặc dù vậy Việt Nam hiện nay vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao,
đứng thử 14 trong 20 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng
thời đứng thứ 11 trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao
nhất thế giới[1][2].
Ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam năm 2014 như sau[2]:

Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam năm 2014
Ước tính gánh nặng bệnh lao

Số lượng

Tỷ lệ (trên

2014
Tử vong do lao (loại trừ HIV)
Lao hiện mắc các thể (bao gồm cả

(nghìn người)
17 (11-23)

100.000 dân)
18 (12-25)

180 (76-330)

198 (83-362)

130 (110-150)

140 (116-167)

HIV+)
Lao mới mắc các thể (bao gồm cả
HIV+)
Lao/HIV dương tính mới mắc
Tỷ lệ phát hiện các thể (%)


7 (5,7-8,5)
7,6 (6,1-9,2)
77 (65-94)

Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh
nhân mới (%)
Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh
nhân ĐTL (%)
% bệnh nhân lao được xét nghiệm
HIV
% HIV dương tính trong số người
xét nghiệm HIV
1.1.3. Tình hình bệnh lao kháng thuốc hiện nay

4 (2,5-5,4)
23 (17-30)
73%
5%

Ngược lại với xu hướng đang thuyên giảm của bệnh lao nói chung, tình
hình dịch tễ bệnh lao kháng thuốc trên thế giới lại đang có diễn biến phức tạp,


5

trở thành một trong những thách thức khó khăn lớn nhất đối với công tác
chống lao. Hiện nay bệnh lao MDR đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới [1].
Song song với quá trình sử dụng các thuốc chống lao trong công tác

điều trị, khả năng đề kháng của vi khuẩn cũng ngày càng gia tăng. Năm 2000
TCYTTG và IUATLD (Hội Chống lao và Bệnh phổi Quốc Tế) đã đưa ra tỷ lệ
MDR trung bình ở bệnh nhân lao mới trên thế giới là 1%, tỷ lệ kháng chung
là 11%[3]. Nhưng đến năm 2014 ước tính tỷ lệ MDR trong bệnh nhân lao mới
đã là 3,5% và trong bệnh nhân ĐTL là 20,5%[1][2].
Năm 2014 trên toàn cầu số bệnh nhân được xét nghiệm xác định lao
MDR đã tăng cao hơn tất cả các thời kỳ trước đó, bao gồm 58% số bệnh nhân
ĐTL và 12% số bệnh nhân mới. Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2013 lần lượt
là 17% và 8,5%[1].
Cũng trong năm 2014, 111.000 bệnh nhân lao MDR đã được bắt đầu
điều trị, tăng 14% so với năm 2013. Tuy nhiên tỷ lệ điều trị thành công chung
trên thế giới chỉ đạt xấp xỉ 50%, rất thấp so với mục tiêu của TCYTTG là điều
trị thành công cho ≥ 75% các trường hợp[1].
Trong những năm gần đây tình hình kháng PZA của vi khuẩn lao đã bắt
đầu trở thành mối quan tâm của công tác chống lao. Một số nước trên thế giới
đã công bố tỷ lệ kháng vi khuẩn lao của PZA dao động từ 0,8% đến 59%[5]
[6][7][8].
Năm 2015 Michael G.Whitfield tiến hành rà soát lại các nghiên cứu về
tình hình kháng PZA của vi khuẩn lao ở các nước trong tất cả các khu vực
trên thế giới. Theo nghiên cứu này ước tính gánh nặng bệnh lao kháng PZA
mới hàng năm trên toàn cầu là 1,4 triệu người trong đó có khoảng 270.000
người trong số bệnh nhân MDR. Tỷ lệ kháng PZA trong bệnh nhân lao các thể


6

là 16,2%, trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc MDR cao là 41,3% và trong
nhóm bệnh nhân MDR là 60,5%[9].
Năm 2014, tại Thụy Điển M Mansjö tiến hành một nghiên cứu nhằm
xác định tỷ lệ kháng PZA trong bệnh nhân lao MDR cho thấy: tỷ lệ kháng

PZA trong các chủng vi khuẩn MDR phân lập được trong giai đoạn 2003 –
2008 là 44%, nhưng đến giai đoạn 2009 – 2013 tỷ lệ này đã tăng cao hơn
chiếm 59%[8].
Năm 2014 tại tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, Qiang Xia tiến hành
nghiên cứu từ 274 chủng vi khuẩn lao MDR phân lập được trong 2 năm 2011
và 2012 thấy có 118 chủng vi khuẩn kháng với PZA chiếm tỷ lệ 43,07%[10].
Tại Nam Phi trong một điều tra kháng thuốc toàn quốc từ 2001 đến
2002 cho thấy tỷ lệ kháng PZA trong số bệnh nhân MDR là 52,1%, trong số
bệnh nhân không kháng đa thuốc là 10,2%[11].
Tại Thái Lan năm 2010 có 2 nghiên cứu về mức độ nhạy cảm với PZA
của vi khuẩn lao được công bố tỷ lệ kháng PZA lần lượt là 6% và 8%, trong
đó tỷ lệ kháng PZA ở bệnh nhân MDR là 36% và 54%[12].
Tại Nhật Bản năm 2010 trong một nghiên cứu trên 36 bệnh nhân MDR
thấy tỷ lệ kháng PZA trong nhóm này là 53%[13].
Tại New York Mỹ năm 2015 Dawn Verdugo nghiên cứu trên 5670 bệnh
nhân lao phổi AFB(+) từ năm 2001 – 2008 cho thấy tỷ lệ kháng PZA trong
nhóm bệnh nhân lao MDR là 44% (70/159), trong khi đó tỷ lệ kháng PZA ở
trong nhóm bệnh nhân không có đa kháng chỉ là 1,4% (75/5511)[14].
Tại Việt Nam, năm 1996 theo số liệu điều tra kháng thuốc lần thứ nhất,
tỷ lệ kháng thuốc chung là 32,5%, tỷ lệ MDR là 2,3%. Năm 2002 theo số liệu
điều tra kháng thuốc lần thứ 2, tỷ lệ MDR ở bệnh nhân lao mới là 3%, ở bệnh


7

nhân ĐTL là 23,5%. Năm 2005 theo kết quả điều tra kháng thuốc lần thứ 3 tỷ
lệ kháng thuốc chung là 30,9%, MDR là 2,7%. Trong nhóm bệnh nhân lao
mới tỷ lệ kháng thuốc chung là 34%, MDR là 4,6%, trong nhóm bệnh nhân
lao phổi đã điều trị tỷ lệ kháng thuốc chung là 58,9%, MDR là 19,3%. Đến
nay theo ước tính của WHO tỷ lệ MDR ở bệnh nhân lao mới khoảng 4% và ở

bệnh nhân ĐTL là 23%[15][16][17][2].
Từ năm 2009 CTCLQG Việt Nam đã bắt đầu triển khai hoạt động quản
lý và điều trị bệnh nhân lao MDR. Đến nay đã có 45 tỉnh thành trên cả nước
có đơn vị quản lý điều trị lao MDR. Cùng với sự triển khai rộng rãi các đơn vị
quản lý điều trị bệnh nhân MDR, số lượng bệnh nhân MDR trên toàn quốc
được thu dung đưa vào điều trị cũng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước:
vào các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 941 bệnh nhân, 1503 bệnh nhân và
2131 bệnh nhân[2][18][19].
Khởi đầu vào năm 2010 tỷ lệ điều trị thành công ở đối tượng bệnh nhân
này là khá cao 78% vượt chỉ tiêu của TCYTTG và vượt xa so với các nước
trong khu vực (chỉ đạt xấp xỉ 50%). Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm dần vào các
năm sau khi số lượng bệnh nhân thu dung tăng cao hơn. Cụ thể vào các năm
2011, 2012, 2013 tỷ lệ điều trị thành công lần lượt là 73%, 70% và 69%. Điều
này cho thấy công tác quản lý điều trị bệnh nhân MDR là vô cùng khó khăn
phức tạp[1][2][18][19].
Riêng đối với tình hình đề kháng của vi khuẩn đối với PZA tại Việt
Nam, số lượng các nghiên cứu còn rất ít. Năm 2011 từ các chủng MTB lưu
trữ trong điều tra kháng thuốc lần 3 (2005), lần đầu tiên kết quả kháng PZA
được công bố với tỷ lệ kháng chung là 0,5%, tỷ lệ kháng PZA trong nhóm
bệnh nhân lao mới là 0,4% và tỷ lệ kháng PZA ở bệnh nhân ĐTL là 1,7%[20].
Theo Phạm Thị Hằng (2012) nghiên cứu mức độ nhạy cảm của vi


8

khuẩn với PZA từ 1533 chủng vi khuẩn lao phân lập được trên cả nước trong
cuộc điều tra kháng thuốc toàn quốc lần thứ 4 vào năm 2011 cho thấy tỷ lệ
kháng PZA ở bệnh nhân lao phổi mới là 1,8%, ở bệnh nhân ĐTL là 5,9% và ở
bệnh nhân MDR là 18,5%[21].
1.2. Nghiên cứu về lao phổi

1.2.1. Đặc điểm lâm sàng[22]
- Triệu chứng toàn thân:
+ Sốt: là triệu chứng hay gặp trong lao phổi, sốt có thể biểu hiện dưới
nhiều dạng như sốt nhẹ, sốt cao, sốt thất thường nhưng thường gặp nhất là sốt
nhẹ về chiều.
+ Gầy sút cân: sút cân thường từ từ, mức độ sốt khoảng 1-2kg/tháng.
+ Ra mồ hôi đêm: thường hay đi kèm với sốt.
+ Triệu chứng toàn thân khác: mệt mỏi, chán ăn, rồi loạn tiêu hóa.
Các triệu chứng trên được nhiều tài liệu gọi là hội chứng nhiễm trùng
nhiễm độc lao.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Ho khạc đờm kéo dài: là triệu chứng hay gặp nhất, thường khạc đờm
nhầy, màu vàng nhạt, có thể màu xanh hoặc màu đặc.
+ Ho ra máu (HRM): khoảng 10% bệnh nhân bắt đầu bằng triệu chứng
HRM, thường HRM ít, có đuôi khái huyết.
+ Đau ngực: là triệu chứng không gặp thường xuyên, thường đau khu
trú ở một vị trí cố định.
+ Khó thở: gặp khi tổn thương rộng ở phổi


9

- Triệu chứng thực thể: ở giai đoạn đầu dấu hiệu thực thể thường nghèo
nàn, khi khám (nhìn, sờ, gõ, nghe) thường không phát hiện được triệu chứng
gì rõ rệt nhất là đối với những tổn thương nhỏ. Một số trường hợp có thể nghe
thấy rì rào phế nang giảm ở vùng dỉnh phổi hoặc vùng liên bả - cột sống.
Nghe thấy ran nổ cố định ở một vị trí (thường là vùng cao của phổi) là một
dấu hiệu có giá trị.
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng[22]
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm:

+ Phương pháp nhuộm soi trực tiếp: sử dụng kĩ thuật nhuộm Ziehl
Neelsen (ZN) hoặc phương pháp nhuộm soi huỳnh quang đèn LED.
+ Nuôi cấy vi khuẩn lao trên môi trường đặc: đây là phương pháp có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng thời gian cho kết quả kéo dài.
+ Nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường lỏng bằng kỹ thuật BACTEC
– MGIT: kỹ thuật này cũng có độ nhạy, độ đặc hiệu cao nhưng cho kết quả
nhanh hơn so với kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường đặc.
+ Các kỹ thuật sinh học phân tử: như X-pert: xác định vi khuẩn nhanh
sau 2 giờ và cho biết vi khuẩn có kháng Rifampicin hay không.
- Chẩn đoán hình ảnh:
+ Xquang phổi chuẩn: gặp những tổn thương cơ bản là thâm nhiễm,
nốt, xơ. Các tổn thương trên đây hay xen kẽ nhau, xung quanh hang có thể có
thâm nhiễm, nốt hoặc xơ.
+ Chụp cắt lớp vi tính: khả năng phát hiện tổn thưỡng sẽ rõ hơn, nhất là
xác định vị trí tổn thương.


10

- Xét nghiệm máu: trong lao phổi số lượng hồng cầu thường không
giảm, trừ khi bệnh diễn biến lâu, cơ thể suy kiệt. Số lượng bạch cầu thường
không tăng, tỷ lệ tế bào lympho có thể cao.
- Phản ứng Mantoux: thường dương tính ở mức độ trung bình trong
bệnh lao phổi, tùy từng bệnh nhân. Những trường hợp bệnh diễn biến kéo dài,
cơ thể suy kiệt phản ứng có tính âm tính. Phản ứng Mantoux có vai trò quan
trọng trong chẩn đoán lao phổi như bệnh lao sơ nhiễm ở trẻ em, nhưng trong
một số trường hợp nó góp phần phân biệt giữa lao phổi với ung thư phổi và
bệnh Sarcoid.
- Chức năng hô hấp: khi tổn thương lao diện tích nhỏ ít ảnh hưởng tới
chức năng thông khí phổi, khi diện tích tổn thương rộng có thể gây rối loạn

thông khí hạn chế (FVC giảm). Nếu có tổn thương phế quản phối hợp thì có
thể gây rối loạn thông khí hỗn hợp (FVC giảm, FEV giảm, Tiffeneau giảm).
Các thành phần khí trong máu (PaO2, SaO2, PaCO2) có thể bị thay đổi khi tổn
thương phổi rộng và bệnh kéo dài.
- Điện tâm đồ: trong đa số các trường hợp tổn thương lao phổi mới
không ảnh hưởng đến điện tim. Nhưng ở giai đoạn muộn (khi có biến chứng
tâm phế mạn) thì có sóng P phế, tăng gánh thấy phải, dày thất phải.
1.2.3. Phân loại lao phổi[23]
Dựa vào tiền sử điều trị thuốc lao (theo phân loại mới của TCYTTG).
- Lao phổi mới: là người bệnh chưa dùng thuốc chống lao bao giờ hoặc
chỉ mới dùng dưới 1 tháng.
- Lao phổi ĐTL:
+ Lao phổi tái phát: người bệnh đã được điều trị lao trước đây và được
xác định là khỏi bệnh hoặc hoàn thành điều trị ở lần điều trị gần đây nhất, nay
mắc bệnh trở lại có xét nghiệm đờm AFB(+).


11

+ Lao phổi thất bại điều trị: là người bệnh còn vi khuẩn lao trong đờm
từ tháng điều trị thứ 5 trở đi; bệnh nhân lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài phổi
sau 2 tháng điều trị tấn công được chẩn đoán lao phổi AFB(+).
+ Lao phổi sau bỏ trị: người bệnh đã điều trị lao trước đây và được xác
định bỏ trị ở lần điều trị gần đây nhất.
+ Lao phổi ĐTL khác: là các trường hợp đã từng điều trị lao trước đây
nhưng không xác định được kết quả điều trị
1.2.4. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi điều trị lại
- Đặc điểm lâm sàng: các nghiên cứu cho thấy không có dấu hiệu lâm
sàng đặc trưng riêng cho lao phổi ĐTL. Lâm sàng của lao phổi ĐTL cũng
nằm trong bệnh cảnh lâm sàng chung của bệnh lao phổi, tuy nhiên do ảnh

hưởng của các di chứng sau mắc lao lần trước nên triệu chứng lâm sàng của
lao phổi ĐTL có một số thay đổi so với lao phổi mới[24][25][26][27].
+ Toàn thân: triệu chứng sốt cao ở lao phổi ĐTL gặp nhiều hơn ở lao
phổi mới và thường do kèm theo bội nhiễm các vi khuẩn ngoài lao khác. Các
triệu chứng kèm theo là mệt mỏi ăn kém gấy sút cân dẫn tới suy kiệt cơ thể
hoặc trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh.
+ Cơ năng: các triệu chứng cơ năng của lao phổi ĐTL thường có biểu
hiện nặng nề hơn so với lao phổi mới. Người bệnh thường ho khạc nhiều
đờm, đờm có thể đục hoặc đờm vàng, đờm xanh, có mủ,… Triệu chứng HRM
cũng gặp với tỷ lệ cao hơn và mức độ HRM nặng hơn so với lao phổi mới do
lao phổi ĐTL thường có tổn thương rộng kèm theo dãn phế quản. Các triệu
chứng đau ngực, khó thở ở người bệnh lao phổi ĐTL thường gặp và mức độ
nặng hơn so với lao phổi mới do mức độ tổn thương trên phổi rộng hơn và
kèm theo tổn thương xơ phổi.
+ Thực thể: các triệu chứng thực thể trong lao phổi ĐTL thường đa
dạng và phức tạp hơn so với lao phổi mới do tình trạng bệnh lý mạn tính, tổn


12

thương phổi rộng. Các triệu chứng thực thể hay gặp là: lồng ngực lép, nghe
phổi có ran ẩm, ran nổ, ran ngáy, ran rít,…
- Đặc điểm cận lâm sàng: do tính chất bệnh lý phức tạp, diễn biến mạn
tính nên đặc điểm cận lâm sàng của lao phổi ĐTL cũng có những đặc điểm
khác so với lao phổi mới[24][25][26][27].
+ Công thức máu: hồng cầu có thể bình thường hoặc giảm ở các bệnh
nhân suy kiệt. Số lượng bạch cầu thường tăng, đặc biệt là tăng bạch cầu trung
tính do tình trạng bội nhiễm các vi khuẩn và lao khác.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu: có thể có tình trạng giảm protein, albumin,
rối loạn điện giải,…

+ Xquang phổi chuẩn: hình ảnh Xquang phổi ở bệnh nhân lao phổi
ĐTL khá phức tạp, dễ bị nhầm lẫn với các tổn thương viêm do vi khuẩn ngoài
lao gây ra trên nền một tổn thương lao cũ. Về hình thái và mức độ tổn thương
ở người bệnh lao phổi ĐTL thường gặp hình thái tổn thương xơ hang với mức
độ tổn thương rộng hơn so với người bệnh lao phổi mới.
1.3. Các thuốc chống lao
Hiện nay CTCLQG Việt Nam sử dụng 5 loại thuốc chống lao hàng 1 là:
Streptomycin, Rifampycin, Pyrazynamid, Isoniazid, Ethambutol[22].
1.3.1. Rifampycin
Viết tắt là RMP, ký hiệu là R
Được tìm ra năm vào năm 1968
RMP là kháng sinh bán tổng hợp từ Rifamicin, Rifamicin được phân
lập từ nấm Streptomyces mediteranei.
Tác dụng: diệt trùng và tiệt trùng, diệt vi khuẩn lao cả trong và ngoài tế
bào. Ngoài vi khuẩn lao còn có tác dụng với các vi khuẩn Gram (-) và Gram
(+) khác.
Cơ chế tác dụng: ức chế sự tổng hợp các acid nucleic của vi khuẩn hình


13

thành một phức hợp với ARN – polymerase làm men này ngừng hoạt động và
không tổng hợp được các mạch ARN mới.
1.3.2. Isoniazid
Viết tắt là INH, ký hiệu là H
Được tìm ra năm 1912 đến năm 1952 người ta mới biết được tác dụng
của thuốc đối với vi khuẩn lao.
Isoniazid là Hydrazid của acid Isonicotinic.
Tác dụng: diệt vi khuẩn lao trong và ngoài tế bào.
Cơ chế tác dụng: phá hủy màng của vi khuẩn làm mất tính kháng toan

của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp polysarcharid của màng vi khuẩn trong đó
có acid mycolic.
1.3.3. Pyrazynamid
Viết tắt là PZA, ký hiệu là Z.
Được tổng hợp từ năm 1950, đưa vào sử dụng điều trị lao từ năm 1952
Tác dụng: PZA là một thuốc chống lao mạnh có khả năng diệt và tiệt vi
khuẩn lao nội bào. Ở những vùng tổn thương viêm có phân áp oxy, ứ đọng
CO2, pH môi trường trở lên toan thì mặc dù vi khuẩn lao nằm ngoài tế bào
PZA vẫn có tác dụng tiêu diệt.
Cơ chế tác dụng: dưới tác dụng của các Enzym Pyrazinamidase
Nicotinamidase của vi khuẩn PZA trở thành dạng hoạt hóa là Pyrazinoic acid
(POA) có tác dụng diệt khuẩn. Người ta cho rằng sự tích lũy POA trong môi
trường acid dẫn tới hiệu quả ức chế chuyển hóa tế bào, phá vỡ protein màng
tế bào.
1.3.4. Streptomycin
Viết tắt là SM, ký hiệu là S.
Được phát minh và đưa vào sử dụng vào năm 1944.
Là kháng sinh chữa lao đầu tiên.


14

Là kháng sinh thuộc dạng Aminoglycozid, được chiết suất từ nấm
Actinomyces griseus.
Tác dụng: diệt vi khuẩn lao ngoài tế bào, không có tác dụng với vi khuẩn
lao trong tế bào, diệt các vi khuẩn lao sinh sản nhanh ở vác các hang lao, rất cần
thiết trong giai đoạn điều trị tấn công và điều trị các thể lao có hang.
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp các protein của vi khuẩn.
1.3.5. Ethambutol
Viết tắt là EMB, ký hiệu là E.

Được tổng hợp từ năm 1961.
Tác dụng: kìm khuẩn, được dùng phối hợp các thuốc chống lao khác để
tránh hiện tượng đột biến kháng thuốc.
Cơ chế tác dụng: ức chế quá trình tổng hợp Arabinogalactam và sự vận
chuyển acid mycolic vào vách của vi khuẩn lao dẫn đến phá hủy màng của vi
khuẩn lao làm mất tính kháng toan của vi khuẩn.
1.4. Vi khuẩn lao và tính kháng thuốc
1.4.1. Vi khuẩn lao
Mycobacteria Tuberculosis do Robert Koch phát hiện năm 1882 nên
còn được gọi là Bacillie de Koch (viết tắt là BK).
MTB là loại trực khuẩn mảnh, hơi cong, hai đầu hơi tròn, dài từ 2 – 4
micrometer, rộng 0,3 – 0,5 micrometer. Chúng có thể đứng riêng lẻ hoặc tập
trung thành đám.
Vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc do đột biến trong gen.
1.4.2. Định nghĩa kháng thuốc
- Vi khuẩn lao kháng thuốc là những vi khuẩn vẫn sống và phát triển
được ở môi trường có nồng độ thuốc lao mà các vi khuẩn lao không kháng
thuốc không phát triển được.


15

- Bệnh lao kháng thuốc: là những người bị bệnh lao khi xét nghiệm có
vi khuẩn lao kháng với một hoặc nhiều thuốc chống lao
1.4.3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn[22]
Vi khuẩn lao kháng thuốc do đột biến trong gen, cho đến nay đã phát
hiện được rất nhiều gen của vi khuẩn có khả năng đột biến kháng thuốc:
- Vi khuẩn kháng Rifampycin đột biến ở gen rpoB, mã hóa tổng hợp
ARN – Polymerase.
- Vi khuẩn kháng Isoniazid đột biến ở gen KatG, InhA, ahpC.

- Vi khuẩn kháng Streptomycin và các aminoglycosid đột biến ở gen
rrS, rpsL hoặc cả 2 gen này.
- Vi khuẩn kháng PZA đột biến ở gen pncA.
- Vi khuẩn kháng Ethambutol đột biến ở gen EmbA, B và C.
Trong quá trình nhân lên của vi khuẩn, đột biến kháng thuốc xuất hiện
một cách ngẫu nhiên với tần số nhất định, với INH là 10 -8, RMP là 10-10, SM
là 10-8, EMB là 10-7, PZA là 10-3. Quần thể vi khuẩn trong hang lao thường
lớn hơn 10-7, như vậy sẽ có khả năng một hoặc một số cá thể đột biến đề
kháng với thuốc này hoặc một thuốc khác, nhưng số vi khuẩn đột biến bị lấn
át bởi số lượng lớn vi khuẩn nhạy cảm trong quần thể. Dưới áp lực chọn lọc
của kháng sinh, cá thể đột biến kháng thuốc sẽ trở lên phổ biến, đặc biệt ở
những bệnh nhân có nhiều vi khuẩn. Như vậy điều trị không đúng phác đồ sẽ
tiêu diệt các vi khuẩn nhạy cảm, cho phép các vi khuẩn đề kháng tồn tại và
nhân lên, gây ra kháng thuốc mắc phải. Kháng 2 hay nhiều thuốc chống lao là
kết quả của các đột biến độc lập nên sẽ có tần suất là tích số của các đột biến
đơn độc. Vi dụ trong quần thể vi khuẩn kháng INH thì có thể xảy ra đột biến
kháng RMP, khi điều trị bằng INH + RMP sẽ chọn lọc ra các cá thể kháng cả


16

2 thuốc này. Quá trình tương tự cũng xảy ra đối với sự phối hợp các thuốc
khác và dần dần có thể dẫn đến kháng tất cả các thuốc chống lao hàng đầu.
Ngoài ra có thể có sự kháng chéo giữa các thuốc có chung mối liên
kết hóa học
- Cơ chế kháng PZA:
Cho đến nay cơ chế kháng PZA vẫn chưa được biết đến nhiều. ở những
chủng nhạy cảm với PZA người ta thấy có enzym pyrazinamidase có khả
năng phân hủy PZA thanh pyrazinoic acid, enzym này không thấy ở những
chủng kháng PZA. Gần đây người ta tìm ra gen pncA mã hóa PZA, đột biến

xảy ra tại gen này cũng được tìm thấy ở nhiều chủng kháng PZA. Đột biến tại
gen pncA có thể là cơ chế chủ yếu của MTB còn những cơ chế khác chưa
được tìm ra. Cấu trúc của PZA gần giống với INH, tuy nhiên cách tác động lại
khác nhau vì thế không thấy có sự kháng chéo giữa hai thuốc này.
1.4.4. Phân loại kháng thuốc[22]
- Kháng thuốc mắc phải: là những chủng MTB kháng thuốc xuất hiện ở
những bệnh nhân lao đã được điều trị trên 1 tháng.
- Kháng thuốc tiên phát (ban đầu): là những chủng MTB kháng thuốc
xuất hiện ở những bệnh nhân lao không có tiền sử điều trị lao trước đó hoặc
điều trị lao chưa được 1 tháng.
- Kháng thuốc kết hợp: là tổng số kháng thuốc ở tất cả các bệnh nhân
lao (không kể đã dùng thuốc) trong 1 năm ở 1 quốc gia.
- Kháng đa thuốc (MDR): vi khuẩn lao kháng tối thiểu với 2 thuốc
chống lao quan trọng nhất là Isoniazid va Rifampycin.
- Kháng đa thuốc mở rộng (XDR – TB): vi khuẩn lao đa kháng đồng
thời kháng với một thuốc thuộc nhóm flouroquinolone và kháng ít nhất với


17

một loại thuốc chống lao hàng 2 dạng tiêm: Kanamycin hoặc Amikacin hoặc
Capreomycin.
1.5. Các kỹ thuật chẩn đoán vi khuẩn lao kháng PZA
Hiện nay có nhiều kỹ thuật để xác định tính kháng của vi khuẩn lao với
PZA, tuy nhiên có 3 phương pháp phổ biến: phương pháp xác định kiểu gen,
phương pháp tìm enzyme pyrazinamidase và phương pháp làm kháng sinh đồ
trên môi trường lỏng[28][29][30].
1.5.1. Phương pháp xác định kiểu gen
Là kỹ thuật sinh học phân tử nhằm xác định gen đột biến kháng thuốc
đối với PZA của vi khuẩn lao, hiện nay chủ yếu xác định đột biến ở gen pncA,

phương pháp này phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong mấy thập kỷ qua.
Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể làm trực tiếp từ
mẫu bệnh phẩm dương tính hoặc từ chủng vi khuẩn đã được nuôi cấy phân
lập, thời gian xác định ngắn từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên phương pháp này đòi
hỏi trang thiết bị hiện đại, giá thành cao. Hiện nay phương pháp này chưa
được áp dụng tại Việt Nam[28][29].
1.5.2. Phương pháp tìm enzyme pyrazinamidase
Dựa trên nguyên lý: pyrazinamidase có khả năng khử amin của PZA để
tạo thành Pyrazinoic acid có tác dụng diệt vi khuẩn lao. Ở những chủng vi
khuẩn lao kháng PZA do đột biến gen pncA không có enzyme này.
Hiện nay chủ yếu người ta sử dụng phương pháp Wayne để xác định sự
có mặt của enzyme pyrazinamidase ở chủng MTB thuần đã được phân lập và
định danh từ đó cho biết vi khuẩn có kháng PZA hay không. Đây là phương
pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kỹ thuật đơn giản, giá thành thấp đã
được áp dụng tại Việt Nam tuy nhiên phương pháp này cần có thời gian xác


18

định dài hơn phương pháp xác định kiểu gen và phương pháp làm kháng sinh
đồ trên môi trường lỏng[28][29].
1.5.3. Phương pháp làm kháng sinh đồ vi khuẩn lao đối với PZA trên môi
trường lỏng
Nguyên lý: phát hiện sự có mặt của vi khuẩn lao khi vi khuẩn sinh
trưởng trong môi trường lỏng MGIT nhờ sự phát tín hiệu huỳnh quang của
phức hợp huỳnh quang gắn ở đáy ống môi trường nuôi cấy. Phức hợp này nhạy
cảm với sự có mặt của oxy hòa tan trong môi trường, lúc đầu do lượng oxy hòa
tan lớn nên kìm chế sự phát quang của phức hợp, khi vi khuẩn phát triển trong
môi trường do hoạt động trao đổi chất đã tiêu thụ oxy dẫn đến nồng độ oxy
trong môi trường giảm làm cho phức hợp huỳnh quang phát sáng.

Sau 4 – 13 ngày khi tuýp chứng đạt 400 GU sẽ tiến hành so sánh định
lượng sự phát triển của MTB trong tuýp chứng và tuýp có thuốc để xác định
kết quả kháng sinh đồ[30].


19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu
Là những bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi tại bệnh viện Phổi Trung
ương trong thời gian từ tháng 5/2016 đến tháng 9/2017
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán lao phổi và làm
kháng sinh đồ với 5 loại thuốc chống lao hàng 1 là: SM, RMP, INH, EMB
và PZA.
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi
Bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi đáp ứng các tiêu chuẩn:[31]
- Có ít nhất một mẫu đờm nhuộm soi trực tiếp AFB(+) và/hoặc:
- Có một mẫu đờm nuôi cấy, định danh xác định có vi khuẩn lao MTB.
2.1.4. Các nhóm bệnh nhân nghiên cứu
2.4.1.1. Dựa vào tiền sử dùng thuốc lao chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: bệnh nhân lao phổi mới.
+ Nhóm 2: bệnh nhân ĐTL bao gồm lao phổi tái phát, lao phổi
thất bại điều trị và lao phổi sau bỏ trị.
2.4.1.2. Dựa vào tính chất kháng thuốc của vi khuẩn chia làm 3 nhóm
+ Nhóm 1: bệnh nhân có vi khuẩn nhạy cảm. Vi khuẩn lao sau khi nuôi
cấy phân lập làm kháng sinh đồ không có vi khuẩn kháng thuốc.



20

+ Nhóm 2: bệnh nhân có vi khuẩn không kháng đa thuốc. Vi khuẩn
lao sau khi nuôi cấy phân lập làm kháng sinh đồ kháng đơn độc với một
loại thuốc chống lao hoặc kháng nhiều loại thuốc chống lao nhưng không
phải đa kháng.
+ Nhóm 3: bệnh nhân có vi khuẩn kháng đa thuốc. Vi khuẩn lao sau khi
nuôi cấy phân lập làm kháng sinh đồ kháng ít nhất với 2 loại thuốc chống lao
RMP và INH.
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả.
2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu không xác suất với mẫu thuận tiện.
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu
Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu.
Thu thập các thông tin chung, thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng
điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về lâm sàng
- Giới tính: nam, nữ.
- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi 16 – 30, 31 – 45,46 – 60, >60.
- Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân: chia thành các mức độ không
suy dinh dưỡng (SDD), SDD độ 1, SDD độ 2, SDD độ 3 dựa theo chỉ số dinh
dưỡng cơ thể BMI(Body mass index) và albumin máu.



21

- Triệu chứng HRM: không HRM, HRM nhẹ, HRM trung bình,
HRM nặng.
2.3.2. các xét nghiệm máu thường quy
- Công thức máu: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, số lượng bạch cầu,
số lượng bạch cầu trung tính.
- Sinh hóa máu: protein, albumin, điện giải
2.3.3. Các xét nghiệm vi sinh
Được thực hiện tại khoa Vi sinh Bệnh viện Phổi trung ương, bao gồm
các xét nghiệm:
- Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB.
- Nuôi cấy đờm, định danh vi khuẩn lao trên môi trường lỏng bằng hệ
thống BACTEC – MGIT.
- Kháng sinh đồ vi khuẩn lao trên môi trường lỏng với hệ thống
BACTEC – MGIT.
Mỗi bệnh nhân được xét nghiệm ít nhất 3 mẫu đờm nhuộm soi trực tiếp
tìm AFB bằng phương pháp nhuộm ZN hoặc bằng phương pháp nhuộm
huỳnh quang đèn LED, 1 mẫu đờm nuôi cấy định danh vi khuẩn lao trên môi
trường lỏng, một xét nghiệm kháng sinh đồ vi khuẩn lao trên môi trường lỏng
với 4 thuốc chống lao SM, RMP, INH, EMB và một xét nghiệm kháng sinh
đồ vi khuẩn lao trên môi trường lỏng với thuốc chống lao PZA.
2.3.3.1. Xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp bằng phương pháp nhuộm ZN
- Nguyên lý: Mycobacteria (trong đó có vi khuẩn lao) có lớp vách sáp
dày lên khó bắt màu với thuốc nhuộm thông thường và có tính kháng cồn –
acid. Phương pháp nhuộm ZN do thuốc nhuộm có chứa phenol và hơ nóng
khi nhuộm nên Fuchsin ngấm qua lớp vách của vi khuẩn, khi tẩy màu bằng


22


dung dịch cồn – acid 3% AFB vẫn giữ được màu đỏ Fuchsin trong khi các tế
bào và vi khuẩn khác bị tẩy mất màu đỏ, khi nhuộm nền tạo sự tương phản
giữa AFB màu đỏ trên màu nền xanh sáng[32].
Bảng 2.1. Nhận định kết quả theo quy định của CTCLQG
Số lượng AFB
0 AFB/100 vi khuẩn

Kết quả

1 - 9 AFB/100 vi khuẩn

Dương tính

10 - 99 AFB/100 vi khuẩn
1 – 10 AFB/1 vi trường (soi ít

Dương tính

thể
1+

Dương tính

2+

Dương tính

3+


nhất 50 vi tường)
>10 AFB/1 vi trường (soi ít nhất
20 vi tường)

Phân loại
Âm tính
Ghi số lượng AFB cụ

2.3.3.2. Xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp bằng phương pháp nhuộm
huỳnh quang đèn LED
Nguyên lý: Mycobacteria có lớp vách sáp dày, khi nhuộm Auramine
thấm vào vi khuẩn do có phenol trong dung dịch nhuộm, khi tẩy màu bằng
dung dịch acid cồn AFB vẫn giữ được màu vàng của auramine do có tính
kháng acid, nhuộm nền bằng xanh methylene để tạo màu nền tối, thuần nhất
cho ánh sáng phát quang. Khi soi bằng ánh sáng huỳnh quang AFB phát
quang màu vàng sáng tương phản rõ ràng trên nền tối.
Kinh hiển vi huỳnh quang có ưu điểm là soi nhanh hơn kính hiển vi
quang học với nhuộm ZN và đặc biệt có giá trị ở những phòng xét nghiệm có
khối lượng công việc lớn. Kỹ thuật này cũng có độ nhạy cao hơn ở những
mẫu bệnh phẩm có ít vi khuẩn vi số vi trường được quan sát nhiều hơn[32].
Bảng 2.2. Nhận định kết quả xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp bằng
phương pháp nhuộm huỳnh quang đèn LED


23

Số lượng AFB quan sát bằng vật
kính 20 X
0 AFB/1 dòng
1 - 29 AFB/1 dòng

30 - 299 AFB/1 dòng
10 - 100 AFB/1 VT
(soi ít nhất 10 vi tường)
>100 AFB/1 vi trường
(soi ít nhất 4 vi tường)

Kết quả

Phân loại

Âm tính
Ghi số lượng
Dương tính
AFB cụ thể
Dương tính
1+
Dương tính

2+

Dương tính

3+

Bảng 2.3. So sánh ghi kết quả xét nghiệm AFB 2 phương pháp nhuộm

Kết quả
Âm tính
Ghi số
lượng

AFB cụ
thể
1+
2+

3+

Nhuộm ZN (phóng
đại 1000 lần) 1
dòng = 2 cm = 100
VT
0 AFB/1 dòng
1 - 9 AFB/1 dòng

Nhuộm huỳnh
Nhuộm huỳnh
quang (phóng đại quang (phóng đại
200 lần) 1 dòng = 2 400 lần) 1 dòng =
cm = 30 VT
2 cm = 40 VT
0 AFB/1 dòng
0 AFB/1 dòng
1 - 29 AFB/1 dòng

1 - 19 AFB/1 dòng

30 - 299 AFB/1
dòng
1 - 10 AFB/1 VT
10 - 100 AFB/1 VT

(soi ít nhất 50 vi
(soi ít nhất 10 vi
tường)
tường)
>10 AFB/1 vi trường
>100 AFB/1 vi
(soi ít nhất 20 vi
trường (soi ít nhất 4
tường)
vi tường)

20 - 199 AFB/1
dòng
5 - 50 AFB/1 VT
(soi ít nhất 20 vi
tường)
>50 AFB/1 vi
trường (soi ít nhất
8 vi tường)

10 - 99 AFB/1 dòng

2.3.3.3. Nuôi cấy đờm định danh vi khuẩn lao trên môi trường lỏng
Vi khuẩn lao có khả năng phát triển trên môi trường lỏng tạo thành hạt
vụn được phát hiện bằng hệ thống máy nuôi cấy tự động. Thời gian cho kết


24

quả dương tính từ 4 - 14 ngày tùy thuộc số lượng số lượng vi khuẩn có trong

mẫu đờm.
Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao trên môi trường lỏng MGIT bằng hệ
thống tự động BACTEC – MGIT 960.
Định nghĩa: hệ thống BACTEC – MGIT là hệ thống máy nuôi cấy và
phát hiện tự động sự phát triển của vi khuẩn lao khi cấy vào môi trường
MGIT.
Nguyên lý: hệ thống máy BACTEC – MGIT giám sát liên tục sự phát
quang của tuýp cấy dựa vào đơn vị sinh trưởng (GU).
Các bước tiến hành:
- Mẫu đờm được xử lý theo 2 phương pháp: NALC – NaOH và phương
pháp Petroff cải tiến.
- Môi trường nuôi cấy: là dung dịch Grouth Supplement – PANTA được
pha từ dung dịch MGIT Grouth Supplement và bột MGIT – PANTA, chứa
trong tuýp MGIT.
- Đờm sau khi xử lý được cấy vào tuýp MGIT có chứa dung dịch
Grouth Supplement - PANTA và đưa vào hệ thống máy BACTEC.
Kết quả: máy tự động kiểm tra các ống cấy và báo kết quả bằng tín
hiện đèn và âm thanh. Mẫu dương tính máy báo đèn đỏ, mẫu âm tính máy
báo đèn xanh.
Mẫu MGIT dương tính được tiến hành nhuộm ZN để xác định có AFB
thuần và sau đó tiến hành định danh vi khuẩn lao bằng phương pháp sắc ký
miễn dịch huỳnh quang tìm kháng nguyên MPT 64 với bộ thử nghiệm Capilia
– TB (TB cID hoặc SD) thử nghiệm dương tính cho kết quả Mycobacteria
Tuberculosis[26].


25

2.3.3.4. Kháng sinh đồ vi khuẩn lao với 4 thuốc SM, RMP, INH, EMP trên
môi trường lỏng bằng hệ thống BACTEC – MGIT

- Chủng làm kháng sinh đồ: là chủng Mycobacteria Tuberculosis thuần
từ mẫu nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT và đã được định danh bằng
phương pháp sắc ký miễn dịch huỳnh quang.
Bảng 2.4. Nồng độ thuốc chống lao trong môi trường MGIT
Thuốc

Nồng độ

SM

1.0 µg/ml

INH

0.1 µg/ml

RMP

1.0 µg/ml

EMP

5.0 µg/ml

- Nguyên lý: hệ thống BACTEC – MGIT giám sát liên tục sự phát
quang của các tuýp cấy dựa vào đơn vị sinh trưởng (GU).
- Tiến hành cấy huyền dịch vi khuẩn vào tuýp chứng và vào các tuýp có
thuốc, đậy nắp sắp xếp trên giá theo thứ tự và đưa vào hệ thống máy
BACTEC – MGIT.
- Kết quả: kết quả kháng sinh đồ được báo cáo trong 4 đến 13 ngày khi

tuýp chứng đạt 400 GU dựa trên so sánh định lượng sự phát triển của
Mycobacteria Tuberculosis trong tuýp chứng và các tuýp có thuốc.
Ngưỡng kháng thuốc là 100 GU.
Tuýp có thuốc có số GU < 100 là nhạy cảm.
Tuýp có thuốc có số GU ≥ 100 là kháng thuốc.
Máy tự động đọc kết quả: nhạy (S), kháng (R)[32].


×