Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và KHẨU PHẦN ăn ở TRẺ mắc VIÊM PHỔI từ 1 – 24 THÁNG tại BỆNH VIỆN SAINT PAUL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.82 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y

TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN
ĂN
Ở TRẺ MẮC VIÊM PHỔI TỪ 1 – 24 THÁNG
TẠI BỆNH VIỆN SAINT PAUL
Chuyên ngành: Nhi Khoa

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Khóa 2011 – 2017
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ
YẾN


HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy
cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới:
PGS.TS.Nguyễn Thị Yến – Trưởng phòng đào tạo đại
học, Phó chủ nhiệm bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội người thầy kính yêu đã dìu dắt, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và


động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới:
-

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học và các phòng ban của
trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong

-

6 năm học tập tại trường.
Các thầy cô trong Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội đã tận
tình truyền đạt, trang bị những kiến thức giúp tôi thực hiện
khóa luận cũng như trở thành hành trang quý báu cho tôi trên

-

con đường học tập và làm việc sau này.
Ban giám đốc, tập thể các bác sỹ, nhân viên khoa Hô hấp
Bệnh viện Sanit Paul đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi

-

cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn các bệnh nhi và gia đình của các em đã hợp tác,
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.


Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng đến bố

mẹ, người đã nuôi tôi trưởng thành. Cảm ơn gia đình, người
thân và bạn bè tổ 6 lớp Y6B, những người đã luôn bên cạnh
quan tâm, động viên, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2017
Đặng Thị
Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này là hoàn toàn
trung thực, do chính tôi thu thập và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một tài liệu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm với cam đoan trên.

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm
2017

Đặng Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC :

Bạch cầu

CC/T:

Chiều cao theo tuổi

CN/CC :

Cân nặng theo chiều cao

CN/T:

Cân nặng theo tuổi

HSTC:

Hồi sức tích cực

NKHHCT :

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

SD:

Độ lệch chuẩn (Standard Diviation)

SDD :


Suy dinh dưỡng

TTDD:

Tình trạng dinh dưỡng

UNICEF :

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
( United Nations Children’s Fund)

VP:

Viêm phổi

WHO :

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH VẼ



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều năm nay, suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em vẫn là một vấn đề
sức khỏe được quan tâm đặc biệt, nhất là ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ trẻ
SDD đã giảm đáng kể so với trước kia, tuy nhiên vẫn có hơn 159 triệu trẻ bị
SDD và SDD thể gầy còm vẫn còn là vấn đề đe dọa tới cuộc sống của hơn 50
triệu trẻ em trên toàn cầu [1].
SDD là nguyên nhân chính đồng thời cũng là hậu quả của bệnh tật. SDD
ảnh hưởng đến chức năng và sự hồi phục của hệ thống các cơ quan trong cơ
thể, làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, kéo dài thời gian điều
trị [2]. Nếu SDD xảy ra trong thai kỳ, hoặc trước 2 tuổi, nó có thể dẫn đến
các vấn đề vĩnh viễn với sự phát triển về thể chất và tinh thần [3], [4].
Ở Việt Nam, sau nhiều năm lồng ghép các chương trình như phòng
chống SDD do thiếu protein- năng lượng, phòng chống thiếu vitamin A,
chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng mở rộng, phòng chống thiếu
máu thiếu sắt ở bà mẹ có thai và cho con bú… tỷ lệ trẻ SDD đã giảm đáng kể
so với các nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê năm 2015 của Viện
Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD nhẹ cân là 14,1%, SDD thấp
còi là 24,6% và SDD gầy còm là 6,4 % [5].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến SDD là do chế độ ăn của trẻ không đủ về
cả số lượng và chất lượng, thiếu năng lượng, protein cũng như các chất dinh
dưỡng khác như vitamin và các yếu tố vi lượng. Bên cạnh đó, mắc các bệnh
nhiễm trùng cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD đặc biệt là tiêu chảy
và viêm phổi [6]. Viêm phổi là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ
nhỏ và trẻ SDD. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
do chế độ chăm sóc, do cung cấp không đủ năng lượng và các chất dinh
dưỡng, giảm miễn dịch, giảm cân nặng trong thời gian nằm viện đặc biệt ở trẻ



9

viêm phổi nặng; ngược lại SDD là một yếu tố nguy cơ gây viêm phổi nặng và
là nguy cơ gây tử vong lớn nhất trong viêm phổi. Theo thống kê, hàng năm
tần suất mắc NKHHCT của mỗi trẻ trung bình 3-5 lần, trong đó có 1-2 lần
mắc viêm phổi [7]. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi đứng đầu
trong các nguyên nhân 16% [8].
Tuy nhiên tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện và đa số bệnh
nhân bị SDD đều ít được quan tâm hoặc chỉ được quan tâm điều trị bệnh
chính mà bỏ qua vấn đề dinh dưỡng. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng
và khẩu phần ăn ở trẻ viêm phổi còn hạn chế nhất là tại bệnh viện Saint Paul.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu
phần ăn ở trẻ mắc viêm phổi từ 1-24 tháng tuổi tại khoa hô hấp nhi bệnh
viện Saint Paul”, với 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn
của trẻ mắc viêm phổi từ 1-24 tháng tuổi tại

2.

khoa hô hấp nhi bệnh viện Saint Paul.
Phân tích mối liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng, khẩu phần ăn và một số yếu tố ở nhóm
trẻ trên.


10


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM.
-

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): được định nghĩa là tập hợp
các đặc điểm chức phận, cấu trúc và các chỉ tiêu hóa sinh
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [9].
TTDD của trẻ em dưới 5 tuổi thường được coi là đại diện
cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn bộ cộng
đồng. TTDD của cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các
chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực
phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác
nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý và mức độ hoạt
động thể lực và trí tuệ. TTDD phản ánh sự cân bằng giữa thức

-

ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe [9].
Dinh dưỡng: là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng
thức ăn) cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Bao
gồm các hoạt động ăn uống, hấp thu, vận chuyển và sử dụng
các chất dinh dưỡng, bài tiết các chất thải [10]
Dinh dưỡng trong thời kỳ mắc bệnh cần hết sức hợp lý,
đầy đủ để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của
cơ thể, vừa chống lại bệnh tật.

-

Khẩu phần ăn:

Khẩu phần ăn được hiểu là xuất ăn của một người trong
một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một khẩu phần ăn hợp lý trước hết cần đảm bảo đủ năng
lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể đồng thời


11
cần đảm bảo cân đối về năng lượng, cân đối tỷ lệ các chất
dinh dưỡng [9].

1.2. TTDD VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM
1.2.1. Tình trạng suy dinh dưỡng
1.2.1.1. Suy dinh dưỡng (SDD)
Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi
chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5
tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, ít nhiều ảnh hưởng
đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động của trẻ
[11].
1.2.1.2. Phân loại SDD trẻ em [11].
Có nhiều cách để phân loại SDD. Tuy nhiên hiện nay cách
phân loại theo WHO năm 2006 được sử dụng phổ biến và rộng
rãi nhất.
-

Phân loại theo lâm sàng: gồm các thể SDD nặng:
+ SDD thể teo đét (Marasmus) : Là thể SDD rất nặng do
chế độ ăn thiếu cả protein và năng lượng, SDD thể teo đét có
thể xảy ra ngay trong năm đầu tiên.
+ SDD thể phù (Kwashiorkor): Ít gặp hơn thể teo đét, chủ

yếu xảy ra ở nhóm trẻ từ 1-3 tuổi, thường do chế độ ăn quá
nghèo protein, còn glucid tạm đủ hoặc thiếu nhẹ. SDD thể phù
thường kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn vừa và nặng, tình
trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, thiếu máu thiếu
sắt.
Bảng 1.1. Phân loại Wellcome (1969)


12

-

% cân
Phù
nặng theo

Không
tuổi
60-80
Kwashiorkor
Thiếu dinh dưỡng
<60
Marasmus
+ Marasmus
Kwashiorkor
Phân loại trên cộng đồng: để xác định tình trạng SDD
trong cộng đồng người ta thường dựa vào các chỉ số nhân
trắc.
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về
kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh

dưỡng. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện,
giá thành rẻ, có thể thực hiện trên quy mô lớn; có thể khai
thác đánh giá được các dấu hiệu về TTDD trong quá khứ và
xác định được mức độ SDD. Tuy nhiên phương pháp này
không đánh giá được sự thay đổi về TTDD trong thời gian
ngắn và không xác định được các thiếu hụt dinh dưỡng đặc
hiệu.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, hiện nay người ta nhận định
TTDD chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau:
- Cân nặng theo tuổi (CN/T): là chỉ số đánh giá phổ biến
nhất, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng nói chung và tốc
độ phát triển của đứa trẻ. Phân loại TTDD bằng chỉ tiêu CN/T
có nhược điểm là không phân biệt được cấp tính hay mạn
tính.
- Chiều cao theo tuổi (CC/T): phản ánh tiền sử dinh dưỡng
(SDD kéo dài hoặc trong quá khứ). CC/T là chỉ tiêu phản ánh
tốt nhất ảnh hưởng tích lũy dài hạn do chế độ ăn uống không
đầy đủ hoặc do mắc bệnh mang lại.


13
- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC): là chỉ số đánh giá
TTDD ở hiện tại, phản ánh SDD cấp, CN/CC thấp cho thấy tình
trạng thiếu dinh dưỡng mới xảy ra gần đây làm cho đứa trẻ
không tăng cân hay giảm cân.
Cách nhận định kết quả bằng phương pháp nhân
trắc
Có nhiều cách phân loại SDD dựa vào các chỉ số nhân
trắc:
-


Phân loại Gomez (1956): là phân loại sớm nhất, dựa trên chỉ
số cân nặng theo tuổi và quần thể tham khảo Harvard. Cách
phân loại này đơn giản nhưng không phân biệt được SDD mới
hay SDD đã lâu.
Bảng 1.2. Phân loại SDD theo Gomez.

-

% cân nặng
Mức độ SDD
mong đợi
70-80
SDD độ I
60-70
SDD độ II
<60
SDD độ III
Phân loại Waterlow (1972) khắc phục nhược điểm của phân
loại Gomez, đánh giá dựa vào cả cân nặng theo chiều cao và
chiều cao theo tuổi.
Bảng 1.3. Phân loại SDD theo Waterlow.
Cân nặng theo chiều cao (80%
hay -2SD)
Chỉ tiêu
Trên
Dưới
Bình thường
SDD gầy còm
Chiều cao theo Trên

tuổi (90% hay
Gầy mòn + còi
Dưới
SDD còi cọc
-2SD)
cọc
Gầy còm (Wasting): biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.


14
Còi cọc ( Stunting) : biểu hiện tình trạng SDD trong quá
khứ.
Gầy mòn + còi cọc: biểu hiện tình trạng SDD mạn tính.
-

Các cách phân loại trên đều dựa vào tỷ lệ % đạt được của đối
tượng để so với giá trị trung bình của quần thể tham khảo nên
thang phân loại thiếu chặt chẽ về cơ sở thống kê. Từ năm
2006, WHO đã xây dựng một quần thể tham chiếu dựa trên số
liệu tổng hợp từ nhiều châu lục khác nhau và nhận thấy trẻ
<5 tuổi ở tất cả các nước không phân biệt chủng tộc và địa
dư, nếu được nuôi bằng sữa mẹ, được bổ sung thức ăn đầy đủ,
được chăm sóc trong môi trường tối ưu, đều đạt mức độ tăng
trưởng như nhau. Vì vậy chuẩn tăng trưởng mới của WHO
được coi là biểu đồ tăng trưởng của trẻ em trong thế kỉ XXI.
Từ đó đề nghị lấy điểm ở ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (<2SD) so với quần thể tham chiếu để đánh giá là có SDD. Dựa
vào Z-score tính theo công thức sau:

Chỉ số đo được – số


trung bình của quần thể tham chiếu
Z- score =
Độ lệch chuẩn của quần thể tham
chiếu
-

Khi

CN/T

Z-

score

<

-2SD:

SDD

thể

nhẹ

cân

(Underweight).
- Khi CC/T Z- score < -2SD: SDD thể thấp còi (Stunting).
- Khi CN/CC Z-score < -2SD: SDD thể gầy còm (Wasting).



15
Bảng 1.4. Phân loại mức độ SDD theo Z- score
SDD nhẹ
cân

SDD thấp
còi

SDD gầy
còm

Bình thường

Bình thường

Bình thường

SDD vừa

SDD vừa

SDD vừa

SDD nặng

SDD nặng

SDD nặng


Z-score
Từ -2SD đến
+2SD
Từ - 2SD đến
-3SD
Từ -3SD đến
-4SD

1.2.1.3. Thực trạng SDD của trẻ từ 0-5 tuổi trên thế
giới và Việt Nam
- Trên thế giới: Theo thống kê mới nhất của UNICEF,
WHO và ngân hàng thế giới được công bố năm 2015, trong 24
năm (1990-2014) tỷ lệ trẻ SDD trên thế giới đã giảm đáng kể,
tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi giảm 15,8% (từ 39,6% xuống còn
23,8%). Tuy nhiên vẫn còn tới 159 triệu trẻ em bị SDD thể
thấp còi và SDD thể gầy còm vẫn đang đe dọa đến cuộc sống
của hơn 50 triệu trẻ em trên toàn cầu (tương ứng 7,5%), trong
đó có tới một phần ba số trẻ gầy còm nặng (2,4%). SDD vẫn
còn rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhiều nước đang
phát triển ở châu Phi và Nam Á tỉ lệ trẻ SDD vẫn ở mức rất
cao tới hơn 50% [1].


16

Hình 1.1. Tình hình SDD trên thế giới (Nguồn:UNICEF
09/2015).
-

Tại Việt Nam: Trong những năm qua, nhờ sự tiến bộ của

ngành Y tế cùng với việc thực hiện lồng ghép các chương trình
phòng chống SDD ở trẻ em, tỉ lệ trẻ SDD đã giảm đáng kể so
với các nước trong khu vực. Nước ta không còn nằm trong
nhóm có tỷ lệ trẻ SDD cao [1]. Tỷ lệ SDD giảm dần qua các
năm [5].


17
Hình 1.2. Tình hình SDD ở trẻ em Việt Nam (Nguồn: Viện
Dinh Dưỡng- 2015)
Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2015,
tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 14,1%, SDD thể thấp còi là 24,6%,
SDD thể gầy còm là 6,4%. Tỷ lệ trẻ SDD nặng giảm nhanh
hầu hết trẻ chỉ còn SDD ở mức độ nhẹ [5].
Cũng giống như trên thế giới, sự phân hóa cũng rất rõ
ràng giữa các vùng. Tại các thành phố lớn tỷ lệ trẻ SDD chỉ ở
mức thấp: Hà Nội (5,9%), Đà Nẵng (3,8%) Hải Phòng (7,8%).
Vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi điều kiện kinh tế xã hội
kém phát triển tỷ lệ trẻ SDD cao hơn đặc biệt là các tỉnh: Hà
Giang (22,8%), Sơn La (21,3%), Lai Châu (23%), Gia
Lai(24,1%), Kon Tum(23,7%) [5].
-

Tình hình SDD tại bệnh viện:

SDD bệnh viện là vấn đề

phổ biến ở cả
trẻ em và người lớn. Nghiên cứu của BV Nhi TW cho thấy
tỷ lệ SDD của bệnh nhi nhập viện năm 2001 là 46,8%, năm

2002 là 53,2% [12], năm 2010 là 23,8% [13]. Tại BV Nhi Đồng
I năm 2008, tỷ lệ trẻ SDD là 17,46%, tỷ lệ sụt cân trong thời
gian nằm viện là 28% [14].
1.2.1.4. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng [9]
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến SDD nhưng trong đó 2
yếu tố cần phải kể đến đó là khẩu phần ăn không hợp lý và
mắc các bệnh nhiễm trùng.
-

Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn của trẻ không đủ về cả số lượng và chất lượng,
thiếu năng lượng và protein cũng như các chất dinh dưỡng khác như vitamin
và các yếu tố vi lượng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD.


18

-

Bệnh nhiễm trùng: đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD đặc biệt
là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa như viêm phổi, tiêu chảy,…
Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển, làm giảm miễn dịch, giảm cân nặng, đẫn đến dễ bị SDD.
Nguyên nhân sâu xa tiềm tàng là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc
bà mẹ trẻ em, vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không
đảm bảo, mất vệ sinh, do tình trạng đói nghèo, lạc hậu về sự phát triển nói
chung bao gồm sự mất bình đẳng về kinh tế.
Nguyên nhân gốc rễ của SDD đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội,
chính sách, tiềm năng của mỗi quốc gia. Cấu trúc chính trị - xã hội – kinh tế,
môi trường sống, các điều kiện văn hóa – xã hội là những yếu tố ảnh hưởng
đến SDD tầm vĩ mô. Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay khoảng cách

giàu nghèo ngày càng gia tăng tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc, cùng
với khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực ở
các nước đang phát triển ngày càng trở nên khó khăn.
1.2.1.5. Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em
Trẻ em bị SDD thường để lại những hậu quả nặng nề, SDD
ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ, tăng nguy cơ mắc
bệnh và tử vong. Về lâu dài, SDD ảnh hưởng đến phát triển trí
tuệ, hành vi, khả năng học hành, lao động khi trưởng thành.

-

SDD và tình trạng bệnh tật, tử vong: Có sự liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa SDD với tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Ngay
cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử
vong. Theo tài liệu của WHO, qua phân tích 11,6 triệu trường
hợp tử vong trẻ dưới 5 tuổi trong năm 1995 ở các nước đang
phát triển cho thấy có đến 54% số trường hợp có liên quan tới


19
SDD thể vừa và nhẹ, nếu gộp lại với các nguyên nhân do sởi,
tiêu chảy, NKHHCT và sốt rét thì lên tới 74% [15].
Trên những trẻ bị SDD thường kèm theo tình trạng thiếu
các vi chất cần thiết như vitamin A, canxi, sắt, kẽm,… gây
nên bệnh hoặc làm sức chống đỡ với các bệnh nhiễm trùng.
Có tới 50-70% gánh nặng bệnh tật của tiêu chảy, sởi, sốt rét,
nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em là do sự góp mặt của SDD [16].
-

SDD với phát triển hành vi và trí tuệ: Trẻ SDD thường

thiếu nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc trong đó có các chất
dinh dưỡng cần cho sự phát triển trí tuệ như iod, sắt, folat,…
ngoài ra trẻ SDD thường lờ đờ, chậm chạp, ít năng động nên ít
tiếp thu qua giao tiếp, do đó trẻ SDD về lâu dài thường kém
phát triển trí tuệ hành vi. Nếu suy dinh dưỡng xảy ra trong
thời gian mang thai, hoặc trước 2 tuổi, nó có thể dẫn đến các

-

vấn đề vĩnh viễn với sự phát triển về thể chất và tinh thần [3].
SDD và sức khỏe khi trưởng thành: Những trẻ thấp bé sẽ
trở thành những người trưởng thành có tầm vóc bé nhỏ, khả
năng lao động sản xuất kém hơn. Những bà mẹ thấp bé
thường có nguy cơ đẻ non, đẻ khó hơn so với người có đủ
chiều cao [17].
1.2.2. Dinh dưỡng cho trẻ em
1.2.2.1. Vai trò của các chất dinh dưỡng [18]

-

-

Các chất dinh dưỡng có thể chia thành các nhóm:
Các chất sinh năng lượng là các chất đa lượng: protein, lipid,
glucid.
Các chất dinh dưỡng thiết yếu:
+ Đa lượng: nước, axit béo, axit amin, chất khoáng (Ca, P,
Mg,...)



20
+ Vi lượng: vitamin, một số chất vi lượng khác,…
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con
người. Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể tồn tại, hoạt động và
chống lại bệnh tật. Đối với trẻ em, các chất dinh dưỡng còn
giúp phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Protein, lipid và glucid là các chất sinh năng lượng chính,
bên cạnh đó còn tham gia vào tạo hình cơ thể, cấu tạo nên
các tế bào, mô, cơ quan, thông qua đó tham gia vào các hoạt
động chức năng của cơ thể như chức năng bảo vệ, miễn dịch,
dinh dưỡng và chuyển hóa,…
Vitamin và khoáng chất mặc dù không phải là chất sinh
năng lượng nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Các
vitamin là coenzyme xúc tác nhiều quá trình chuyển hóa trong
cơ thể: vitamin B1, vitamin D; giúp cơ thể phát triển: vitamin
B1, B2, vitamin A; cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể:
vitamin A, C… Các chất khoáng là thành phần quan trọng của
tổ chức xương, có tác dụng duy trì áp lực thẩm thấu và tham
gia vào quá trình chuyển hóa.
1.2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em
Nhu cầu dinh dưỡng là số lượng các chất dinh dưỡng thiết
yếu đáp ứng nhu cầu sinh lý của một nhóm đối tượng khỏe
mạnh có đặc điểm nhất định.
Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ rất lớn. Trẻ càng nhỏ nhu cầu
càng cao. Trong năm đầu tiên trẻ phát triển rất nhanh, sau
sinh 6 tháng trung bình cân nặng đã tăng gấp đôi, đến 12
tháng cân nặng tăng gấp ba so với cân nặng lúc sinh, sau đó
tốc độ tăng chậm dần cho tới trưởng thành. Để đáp ứng tốc



21
độ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhu cầu năng
lượng của trẻ đều cao. [19]
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2006, nhu cầu
năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi như sau:[20]
Bảng 1.5. Nhu cầu năng lượng, protein, lipid, glucid
theo lứa tuổi.
Tuổi
<3 tháng
3-6 tháng
6-12
tháng
1-3 tuổi

Nhu cầu
(Kcal/kg/ngà
y)
110
100-110

Nhu cầu
protein

Nhu cầu
lipid

12
12

45-50%

45-50%

100

21-25

40%

90-95

35-44

35%

Nhu cầu
glucid

60-65%

Bảng 1.6. Nhu cầu một số vitamin theo nhóm tuổi.
Nhóm
tuổi
<6 tháng
6-12
tháng
1-3 tuổi

A

D


E

K

C

B1

B6

mcg

mcg

/d
375

/d
5

/d
3

d
6

d
25


d
0,2

d
0,1

/d
0,3

400

5

4

9

30

0,3

0,3

0,4

400

5

5


13

30

0,5

0,5

0,9

mcg mg/ mg/ mg/ mg/

B12
mcg

Bảng 1.7. Nhu cầu một số chất khoáng theo nhóm
tuổi.
Nhóm

Canxi

Iod

Sắt

Kẽm

Photph


tuổi

mg/ng

mcg/ng

mg/ng

mg/ng

o

ày

ày

ày

ày

mg/ng


22

ày
<6 tháng
6-12
tháng
1-3 tuổi


300

90

0,93

2,8

90

400

90

12,4

4,1

275

500

90

7,7

4,1

460


Để xác định trẻ có được cung cấp đủ năng lượng và các
chất dinh dưỡng hay không cần phải theo dõi và đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của trẻ, ngoài ra còn có thể tiến hành điều
tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
1.2.2.3. Điều tra khẩu phần ăn bằng phương pháp nhớ
lại 24h [11]
Có nhiều phương pháp để điều tra mức tiêu thụ lương
thực thực phẩm như điều tra trọng lượng, điều tra tần xuất
tiêu thụ, hỏi tiền sử dinh dưỡng, nhớ lại 24h…nhưng đều
nhằm các mục đích sau:
- Nhận biết được các loại lương thực thực phẩm đang được
sử dụng và xác định số lượng lương thực thực phẩm được tiêu
thụ.
- Xác định giá trị dinh dưỡng, tính cân đối của khẩu phần
và mối liên quan với tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Xem xét mối liên quan giữa chất dinh dưỡng ăn vào với sức
khỏe, bệnh tật.
Phương pháp nhớ lại 24 giờ: Thông qua việc đối tượng
điều tra kể lại tỉ mỉ những gì đã ăn ngày hôm trước hoặc 24
giờ trước khi phỏng vấn, điều tra viên ghi chép lại chính xác
các thông tin cần thu thập bao gồm:


23

-

Thông tin chung của đối tượng: họ tên, tuổi, giới, tình trạng


-

sinh lý.
Số bữa ăn/ngày, sự phân bố bữa ăn.
Cơ cấu bữa ăn gồm: tên thực phẩm, số lượng thực phẩm.
Ưu điểm: là phương pháp thông dụng, có giá trị khi áp dụng
cho số đông đối tượng. Đơn giản, nhẹ nhàng nên có sự hợp tác
cao. Nhanh, chi phí ít, có thể áp dụng rộng rãi ngay cả với đối
tượng có trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ.
Nhược điểm: phụ thuộc vào trí nhớ và thái độ hợp tác của
đối tượng được hỏi, một số loại thực phẩm khó ước tính chính
xác trọng lượng, hiện tượng trung bình hóa khẩu phần ăn.
1.3. BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
1.3.1. Định nghĩa viêm phổi [7]
Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế
năng và tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối
loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và
tử vong.
1.3.2. Dịch tễ học viêm phổi trẻ em
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là nguyên nhân
chính gây tử vong cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, sơ
sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Theo WHO năm 2015 ước tính có tới
920.000 trẻ dưới 5 tuổi chết do viêm phổi chiếm khoảng 16%
các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ chết
càng cao, có khoảng 20-25% trẻ chết do viêm phổi dưới 2
tháng tuổi, 50-60% tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm phổi đứng hàng đầu
trong các bệnh về hô hấp (75%), so với tỷ lệ tử vong chung là



24
30-35%. Theo thống kê, trung bình mỗi năm một đứa trẻ có
thể mắc 3-5 lần NKHHCT, trong đó khoảng 1-2 lần bị viêm
phổi. Số trẻ viêm phổi chiếm 30-34% các trường hợp khám và
điều trị tại các bệnh viện [7]..
1.3.3. Chẩn đoán
1.3.3.1. Lâm sàng:
-

Toàn thân có thể có hội chứng nhiễm trùng, thường biểu hiện
bằng sốt. Các nghiên cứu nhận thấy rằng nếu căn nguyên do
vi khuẩn thì trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ. Đôi khi có thể
gặp tình trạng hạ thân nhiệt đối với những trẻ bị bệnh quá

-

nặng, trẻ sơ sinh, trẻ SDD nặng [21], [22].
Ho: là triệu chứng đặc hiệu của đường hô hấp. Phản xạ ho
giúp cơ thể tống được dị vật và các chất viêm nhầy xuất tiết

-

ra khỏi đường thở [23].
Nhịp thở nhanh: là thông số thay đổi sớm nhất khi có tổn
thương phổi ở trẻ em [22]. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của
bệnh nhịp thở có thể nhanh, chậm hay không đều. Khi có cơn

-

ngừng thở là biểu hiện của SHH nặng.

Khó thở: biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng, đầu gật gù
theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực là một dấu hiệu của viêm

-

phổi nặng [24].
Tím tái: là dấu hiệu của viêm phổi nặng, biểu hiện ở nhiều

-

mức độ, tím quanh môi, đầu chi hoặc tím toàn thân [24].
Tiếng ran ở phổi: tình trạng viêm tiết dịch trong lòng phế
nang tạo ra ran ẩm to, nhỏ hạt; tình trạng co thắt, bít tắc
đường thở tạo ra ran rít, ran ngáy.
1.3.3.2. Cận lâm sàng: [7]


25

-

Xquang phổi: tổn thương trên phim thường biểu hiện các đám
mờ nhỏ không đều, rái rác hai phổi, tập trung chủ yếu vùng
rốn phổi, cạnh tim, có thể tập trung ở một thùy hoặc phân
thùy phổi. Tổn thương phối hợp như tràn dịch, tràn khí màng

-

phổi, hình ảnh của biến chứng viêm phổi như ứ khí, xẹp phổi.
Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu (BC), tỷ lệ BC đa

nhân trung tình tăng là những dấu hiệu chỉ điểm căn nguyên

-

gây bệnh do vi khuẩn.
Xét nghiệm sinh hóa máu: CRP (C Reactive Protein): tăng ngay
từ 6 giờ đầu. Nồng độ đỉnh đạt được ở 48-50 giờ và trở về bình
thường khi hết viêm.
1.3.3.3. Chẩn đoán mức độ viêm phổi [25]
Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2013, viêm phổi được chia
làm các mức độ:

-

Viêm phổi: Ho hoặc khó thở kèm theo tần số thở nhanh.
Viêm phổi nặng: Ho hoặc khó thở kèm theo rút lõm lồng
ngực.
Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ <2 tháng tuổi đều được

-

đánh giá là viêm phổi nặng.
Viêm phổi rất nặng: Ho/ khó thở kèm theo ít nhất 1 dấu
hiệu sau:
Tím tái trung tâm hoặc
Không bú được hoặc không uống được hoặc
Co giật hoặc li bì hoặc khó đánh thức hoặc
Thở rít khi nằm yên hoặc
Suy dinh dưỡng nặng.
1.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TTDD VỚI VIÊM PHỔI Ở TRẺ

EM


×