Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sống thêm u buồng trứng thể giáp biên tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.27 KB, 42 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng (UTBT) là bệnh phổ biến trong các UT phụ khoa,
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh UT phụ khoa ở Mỹ, đứng
thứ 7 trong các bệnh UT của phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh chủ yếu xuất
hiện ở tuổi mãn kinh, có khoảng hơn một nửa xuất hiện sau tuổi 60 [1].
Trên thế giới, tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ da trắng (13-15/100.000 phụ nữ),
tỷ lệ mắc thấp hơn ở Nhật Bản và các quốc gia đang phát triển (10/100.000
phụ nữ). Năm 2007, tại Mỹ ghi nhận 22.430 trường hợp mới mắc, 15.280 phụ
nữ tử vong vì căn bệnh này, số phụ nữ tử vong vì UTBT bằng tổng số phụ nữ
tử vong vì UT cổ tử cung và UT niêm mạc tử cung [1].
Tại Việt Nam, bệnh phổ biến đứng hàng thứ ba trong các bệnh UT phụ
khoa. Theo ghi nhận UT tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi là 4,4/100.000 dân, ở Hà Nội là 3,7/100.000 dân [1].
Về mô bệnh học, có tới 80 - 90% UTBT là loại biểu mô , 5- 10% là UT
tế bào mầm, và khoảng 5% UT có nguồn gốc mô đệm [1].
Được miêu tả đầu tiên bởi Taylor vào năm 1929, khối u buồng trứng
thể giáp biên hay còn được gọi là khối u buồng trứng tiềm năng ác tính thấp,
chiếm khoảng 10-15% trong UTBMBT , đây là loại u biểu mô BT xuất hiện
ở dạng trung gian về mặt cấu trúc lâm sàng bệnh học giữa các u nang lành
tính và các UT biểu mô tuyến nang ác tính, được đặc trưng bởi sự tăng sản
của tế bào, không có bằng chứng mô học của sự xâm nhập mô đệm nhưng có
khả năng cấy ghép vào phúc mạc, những bệnh nhân này có tiên lượng tốt hơn
nhiều so với những người có khối u BT ác tính, . Và tới năm 1973 WHO


2

chính thức gọi những khối u loại này là khối u buồng trứng thể giáp biên
(BOT).


Phẫu thuật là chỉ định bắt buộc trong việc điều trị UBTGB, phẫu thuật
triệt căn hay bảo tồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi bệnh nhân, giai
đoạn bệnh… Ở giai đoạn muộn, việc công phá u tối đa tạo điều kiện thuận lợi
cho việc điều trị hóa chất bổ trợ sau mổ.
Ở Việt Nam, khái niệm về UBTGB ít được quan tâm, những nghiên
cứu về loại u này không nhiều, các nghiên cứu cũng chưa đề cập nhiều tới kết
quả điều trị UBTGB. Bệnh viện K cũng đã chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh
nhân UBTGB nhưng chưa có báo cáo cũng như nghiên cứu những bệnh nhân
sau điều trị. Do vậy, để rút ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị, cũng
như có một cái nhìn tổng quát về lâm sàng, cận lâm sàng cũng như điều trị
UBTGB, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nhận xét một số đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sống thêm u buồng trứng thể giáp biên
tại Bệnh viện K" với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u buồng
trứng thể giáp biên.
2. Đánh giá kết quả sống them u buồng trứng thể giáp biên tại
bệnh viện K.


3

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 53 bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTBTGB, được điều trị
tại Bệnh viện K từ 01/1/2007 - 31/5/2014, có đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu
nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Được chẩn đoán xác định dựa vào mô bệnh học là UTBTGB, được điều
trị tại bệnh viện K, ở tất cả các giai đoạn theo phân loại của FIGO năm 2008.
- Thể trạng chung tốt (PS=0,1) và chức năng gan-thận trong giới hạn
cho phép với những bệnh nhân có điều trị hóa chất.
- Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án ghi chép đầy đủ
- Không có bệnh ung thư khác kèm theo
- Không mắc các bệnh cấp và mãn tính có nguy cơ tử vong gần.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Ung thư buồng trứng không phải là thể giáp biên.
- Những bệnh nhân đã được điều trị phẫu thuật, hóa chất ở các cơ sở
khác chuyển đến.
- Không có hồ sơ bệnh án hoặc hồ sơ bệnh án không đầy đủ.
- Những bệnh nhân không phù hợp với một trong các tiêu chuẩn lựa
chọn ở trên.


4

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồ cứu kết hợp với tiến cứu có theo dõi dọc.
- Nhóm bệnh nhân hồi cứu: bao gồm những BN có hồ sơ bệnh án đầy đủ tại
bệnh viện K từ 1/2007- 1/2013.
- Nhóm bệnh nhân tiến cứu: bao gồm những BN được khám, chẩn đoán, điều
trị tại bệnh viện K từ 1/2013- 5/2014.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ:
n Z12 α/2 .

p .(1 p)

(p. ε) 2

n : Cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu
Z1  / 2 : hệ số tin cậy với mức xác suất 99% ( = 0,01)→Z = 2,56.

Chọn ε: độ sai lệch của p, giới hạn là 10% (ε = 0,1)
p = 0,95 (tỷ lệ OS của UBTGB qua nghiên cứu của Lenhard MS và CS tiến
hành ở Munich (Đức) (2009)) .
Mẫu được coi là có độ tin cậy khi n > 34,5. Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 53 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông

tin đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng :

+ Hồi cứu hồ sơ bệnh án đối với nhóm BN hồi cứu.
+ Trực tiếp khám, chẩn đoán, tham gia điều trị đối với nhóm BN tiến cứu.
+ Thu thập thông tin theo mẫu bệnh án nghiên cứu UTBMBT.


5

- Thông tin kết quả điều trị :
+ Qua khám định kỳ.
+ Gửi thư theo mẫu hoặc hỏi trực tiếp qua điện thoại để BN trả lời, mời
khám lại.
+ Khám trực tiếp BN theo thư mời. Qua đó để xác định tình trạng bệnh:
còn sống, tử vong hay tái phát, di căn.
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thu thập hồ sơ bệnh án đạt đủ tiêu chuẩn tại phòng hồ sơ bệnh viện K

và ghi chép theo mẫu bệnh án thống nhất các thông tin sau:
2.3.1. Hành chính:
Họ tên, tuổi, địa chỉ, ngày vào viện và ngày ra viện, ngày tái phát-di
căn, ngày tử vong, số hồ sơ-bệnh án…
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng
- Tuổi mắc bệnh
- Tình trạng kinh nguyệt
- Lý do vào viện: Các triệu chứng cơ năng làm cho bệnh nhân phải đi
khám bệnh
- Các triệu chứng cơ năng: đầy tức bụng dưới, bụng to ra, tự sờ thấy u, rối
loạn đại-tiểu tiện, ra máu âm đạo bất thường, ăn uống kém-nhanh no hoặc
tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ (Có/không)
- Tình trạng toàn thân:
+ Thiếu máu, gầy sút (Có/không)
+ Hạch ngoại vi (Có/không)
- Các triệu chứng thực thể:


6

+ Sờ thấy u qua thành bụng (Có/không)
+ Thăm âm đạo, trực tràng: thấy u/ không thấy u
+ Mức độ di động: di động dễ/ di động hạn chế/ không di động.
+ Cổ trướng (Có/không)
2.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
- Công thức máu; chức năng gan (ALT, AST), thận (urê, creatinin) tại thời
điểm chẩn đoán, trước điều trị HC và sau kết thúc điều trị mỗi đợt HC.
- Đặc điểm u trên siêu âm:
+ Siêu âm: thấy u/không thấy u
+ Kích thước: ≤ 10 cm > 10 cm.

+ Vị trí: u 1 bên/2 bên.
+ Cấu trúc u: u nang, u hỗn hợp, u đặc.
- Nồng độ CA 125 huyết thanh qua các thời điểm (trước, sau điều trị
phẫu thuật, sau điều trị hóa chất)..
- Xếp loại mô bệnh học.
Dựa theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2003.
U buồng trứng thể giáp biên (Borderline Ovarian Tumors) bao gồm
- U giáp biên thanh dịch
- U giáp biên nhầy
- U giáp biên dạng nội mạc
- U Brenner giáp biên.


7

2.3.4. Chẩn đoán giai đoạn
Dựa theo phân loại giai đoạn của FIGO 2008
2.3.5. Điều trị
2.3.5.1. Điều trị phẫu thuật
+ Giai đoạn I, II: có thể cắt bên phần phụ tổn thương nếu bệnh nhân có
nhu cầu sinh con. Nếu u dạng nang ở cả hai bên buồng trứng và bệnh nhân có
nhu cầu sinh con, có thể cắt buồng trứng bán phần với diện cắt không còn tế
bào u. Nếu bệnh nhân không có nhu cầu sinh con, cắt tử cung toàn bộ + phần
phụ hai bên+mạc nối lớn.
+ Giai đoạn III, IV: Phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ + phần phụ hai
bên+mạc nối lớn, công phá u tối đa.
2.3.5.2. Điều trị hóa chất
- Chỉ định cho các bệnh nhân giai đoạn muộn sau phẫu thuật công phá u
tối đa.
2.3.6. Đánh giá sau điều trị

2.3.6.1. Thời gian sống thêm
- Sống thêm toàn bộ (Overall Survival - OS): Được tính từ thời điểm
bệnh nhân được phẫu thuật lần đầu đến khi bệnh nhân tử vong do bệnh.
- Thời gian sống thêm không bệnh (Disease Free Survival - DFS): Được
tính từ thời điểm PT lần đầu đến khi có biểu hiện tái phát, di căn xa hoặc đến khi
BN tử vong mà không có biểu hiện tái phát và di căn bằng khám lâm sàng và các
xét nghiệm (CA 12.5 huyết thanh, siêu âm, Xquang, CT Scanner...).
- Một số liên quan đến thời gian sống thêm:
+ Tỷ lệ sống thêm theo giai đoạn bệnh.
+ Tỷ lệ sống thêm theo typ mô bệnh học.


8

2.3.6.2. Thông tin về tỷ lệ có thai sau điều trị.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các thông tin được mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

Sơ đồ nghiên cứu
UBTGB

Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ
Hồ sơ bệnh án đủ
tiêu chuẩn

Hồi cứu (Thu thập số liệu theo hồ sơ bệnh
án)

Tiến cứu (trực tiếp khám,chấn đoán, điều trị
và theo dõi)


Đặc điểm lâm sàng,

Kết quả điều trị

cận lâm sàng

- Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm
không bệnh.

- Thông tin chung.
- Triệu chứng cơ năng.

- Mối liên quan của sống thêm toàn bộ và
sống thêm không bệnh với một số yếu tố.

- Triệu chứng thực thể.
- Xét nghiệm CA12.5 huyết thanh
- Siêu âm.
- Giải phẫu bệnh.
Mục tiêu 1

Mục tiêu 2


9

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Tuổi bệnh nhân UBTGB
UBTGB
Tuổi
< 20
20 – 29
30 – 39
40 – 49
50 – 59
60 – 69
> 70
Tổng số

N

%

4

7,5

6

11,3

11

20,8


11

20,8

13

24,5

6

11,3

2

3,8

53

100%

Nhận xét:
- Tuổi trung bình của 53 đối tượng nghiên cứu là 43,8 + 15,1, cao nhất
là 72 tuổi, thấp nhất là 14 tuổi.
- Nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (24,5%). Nhóm tuổi trên 70
chiếm tỉ lệ thấp nhất là 3,8%.


10

3.1.2. Tình trạng kinh nguyệt.

Bảng 3.2. Tình trạng kinh nguyệt bệnh nhân UBTGB
UBTGB

N

%

Còn kinh

32

60,4%

Mãn kinh

21

39,6%

Tổng số

53

100%

TTKN

Nhận xét: Có 60,4% số trường hợp UBTGB là còn kinh.
3.1.3. Triệu trứng cơ năng
Bảng 3.3. Triệu trứng cơ năng của BN UBTGB

Triệu trứng cơ năng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Đau bụng

18

34%

Bụng to ra

21

39,6%

Tự sờ thấy u

7

13,2%

Ra huyết âm đạo

3

5,7%


Đi khám phát hiện u

3

5,7%

Rối loạn đại tiểu tiện

1

1,9%

53

100%

Tổng
Nhận xét:

- Triệu trứng bụng to ra hay gặp nhất (39,6%).
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng thực thể
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng thực thể


11

Triệu chứng
Sờ thấy u qua thăm khám ổ bụng
Thăm âm đạo, trực tràng thấy u
Cổ trướng (dịch ổ bụng)

Di động của khối u

N

%
39
73,6%
49
92,5%
5
9,4%
Có di động
35
66%

Không
%
14
26,4%
4
7,5%
48
90,6%
Hạn chế di động
17
32,1%

Nhận xét:
- Thấy u khi thăm trực tràng - âm đạo là nhiều nhất (92,5%)
- Đa số khối u là di động dễ (66%), có 1/53 khối u không di động (1,9%).

3.1.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 3.5. Sự phân bố các typ UBTGB theo GPB
Loại mô học

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

U giáp biên thanh dịch

16

30,2%

U giáp biên nhày

33

62,2%

U giáp biên khác

4

7,4%

53

100%


Tổng số
Nhận xét:

- UBTGB nhày và thanh dịch chiếm đa số các trường hợp (92,4%)
trong đó UBTGB thể nhày gặp nhiều nhất (62,2%) ,đứng thứ 2 là UBTGB
thanh dịch (30,2%).
3.1.6. Đặc điểm của UBTGB trên siêu âm:
Bảng 3.6. Đặc điểm của UBTGB trên siêu âm
Đặc điểm u
Siêu âm
Thấy u
Không thấy u
Cấu trúc u
U nang

Số BN

Tỷ lệ (%)

53
0

100,0
0

18

34,0



12

Đặc điểm u
U hỗn hợp
U đặc
Các dấu hiệu gợi ý u ác tính
Có vách không đều
Có nụ sùi trong u
Có dịch ổ bụng

Số BN
27
8

Tỷ lệ (%)
50,9
15,1

35
12
12

54,7
22,6
22,6

Kích thước u
≤ 10 cm
16
30,2

> 10 cm
37
69,8
Vị trí u
1 bên
49
92,5
2 bên
4
7,5
Nhận xét:
- Trên siêu âm phần lớn u là 1 bên (92,5%), khối u cả 2 bên chỉ
chiếm 7,5%
- Khối u dạng hỗn hợp chiếm tỷ lệ lớn nhất (50,7%), sau đó là dạng
nang (34%)
- Trên siêu âm phát hiện vách trong u chiếm tỷ lệ lớn nhất (54,7%),
đứng thứ 2 là phát hiện nhú trong u (22,6%) và dịch ổ bụng chiếm tỷ lệ 22,6%
Bảng 3.7. Phân bố các typ GPB theo kích thước u trên siêu âm
Kích thước

< 10cm

Tổng

Typ u

> 10cm

U chế nhầy


33

N
5

%
15,2%

N
28

%
84,8%

U thanh dịch

16

10

62,5%

6

37,5%

U khác

4


1

25%

3

75%

Tổng

53

16

30,2%

37

69,8%

Nhận xét:
- Kích thước u trung bình là 14,8 + 7,1 cm.


13

- UBTGB chế nhầy có kích thước < 10cm chiếm 15,2%, kích thước >
10cm chiếm 84,8%
- UBTGB thanh dịch có kích thước < 10cm chiếm 62,5%, kích thước >
10cm chiếm 37,5%.

- Các u khác có kích thước > 10cm chiếm 75%.
- UBTGB đa số là có kích thước > 10cm (69,8%) (so sánh với tỷ lệ
nhóm có kích thước < 10 cm (69,8% so với 30,2%, p = 0,004)
- UBTGB chế nhầy có kích thước lớn hơn UBTGB thanh dịch, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01<0,05.


14

3.1.7. Nồng độ CA 125 huyết thanh.

Biểu đồ 3.1. Sự phân bố nồng độ CA 125 huyết thanh.

Nhận xét
- Nồng độ CA 125 trung bình là 134,4 UI/ml, nồng độ CA 125 thấp
nhất là 4,8 UI/ml, cao nhất là 1000 UI/ml.
- Mức nồng độ CA 125 càng cao thì số bệnh nhân gặp càng ít.


15

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nồng độ CA 125 huyết thanh tại thời điểm
chẩn đoán với thể GPB
Typ u
Thể chế nhầy
Thể thanh dịch
Thể khác
Tổng
Nhận xét:


Tổng
33
16
4
53

 35 UI/ml
n
%

> 35 UI/ml
N
%

19
1
2
22

14
15
2
31

57,6%
6,2%
50%
41,5%

P


42,4%
93,8%
50%
58,5%

P = 0,001

CA 125

- Có 58,8 % các trường hợp có nồng độ CA 12.5 tăng trên 35 UI/ml
trong tổng số 53 bệnh nhân.
- Nhóm UBTGB thanh dịch có tỷ lệ nồng độ CA 125 > 35 UI/ml trước
phẫu thuật cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm u chế nhày (93,8% so
với 42,4%, p = 0,001).
Bảng 3.9. Giá trị trung bình nồng độ CA 125 huyết thanh tại thời điểm
chẩn đoán qua các thể giải phẫu bệnh.
CA 125 U/ml
Số
BN

Giá trị
trung bình

Độ lệch
chuẩn

Giá trị
lớn nhất


Giá trị
nhỏ
nhất

Giải phẫu bệnh
Thể thanh dịch
Thể nhày

16

275,6

252,1

28

1000

33

66,8

92,36

6,3

401

Thể khác


4

351

4,8

126,8
157,4
P < 0,0001

Nhận xét:
- Nồng độ CA 125 trung bình của nhóm UBTGB thể thanh dịch cao
hơn hẳn nhóm u chế nhày (275,6 so với 66,8 UI/ml).Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê với p < 0,0001.
Bảng 3.10: Nồng độ CA 125 qua các giai đoạn


16

Giá trị
Nồng độ CA 125
IA
IB
IC
III

Giá trị
trung
bình
69.9

191,5
232,6
361,5

Độ lệch
chuẩn

Giá trị
lớn nhất

Giá trị
nhỏ nhất

89,94
247,97
251,59
112,4

413
629,6
1000
441

4,8
17
9,0
282

Nhận xét:
Nồng độ CA 125 trung bình tăng tỷ lệ thuận với giai đoạn

(IA3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
3.2.1.Giai đoạn bệnh
Bảng 3.11. Giai đoạn bệnh của UBTGB
Giai đoạn

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Giai đoạn I

52

96,2%

IA

32

60,4%

IB

4

7,5%

IC


15

28,3%

Giai đoạn II

0

0%

Giai đoạn III

2

3,8%

Tổng số

53

100%

Nhận xét:
- Trong nghiên cứu hầu hết gặp UBTGB ở giai đoạn I (96,2%)
- Ở giai đoạn I, UBTGB giai đoạn IA là chiếm tỷ lệ cao nhất (60,4%),
UBTGB giai đoạn IC đứng thứ 2 (28,3%), giai đoạn IB gặp ít nhất (7,5%)
3.2.2. Thời gian sống thêm
3.2.2.1. Sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không bệnh (DFS)
Bảng 3.12. Thời gian OS và DPS



17

Thời
gian

Thời gian
trung
bình
(tháng)

Tỷ lệ 1
năm
(%)

Tỷ lệ 2
năm
(%)

Tỷ lệ 3
năm
(%)

Tỷ lệ 4
năm
(%)

Tỷ lệ 5
năm
(%)


OS

58,5

100%

97,9%

95,3%

95,3%

95,3%

DFS

58,1

98,1%

95,7%

95,7%

95,7%

95,7%

Biểu đồ 3.2. Sống thêm toàn bộ



18

Biểu đồ 3.3. Sống thêm không bệnh

Nhận xét:
- Bệnh nhân UBTGB có tiên lượng rất tốt, tỷ lệ OS rất cao qua các thời
điểm 1, 2, 5 năm lần lượt là 100%, 97,9%, 95,3%.
- Có 2 bệnh nhân tái phát tử vong (1 bệnh nhân sau 6 tháng xuất hiện
tái phát, 1 bệnh nhân tái phát sau 24 tháng), tuy vậy, tỷ lệ DFS qua 1, 2, 5 năm
vẫn cao, lần lượt là 98,1%, 95,7% và 95,7%.


19

3.2.2.2. Mối liên quan giữa OS và DFS với giai đoạn bệnh
Bảng 3.13. OS với giai đoạn bệnh.
Giai đoạn bệnh
IA (1)
IB (2)
IC (3)
III

OS trung bình
(tháng)
60,0
60,0
55,1
60,0


Tỷ lệ OS 5 năm
(%)
100%
100%
85,1%
100%

P(1,3)
0,048

Biểu đồ 3.4. OS với giai đoạn bệnh
Nhận xét:
- Tỷ lệ OS sau 5 năm của những bệnh nhân giai đoạn IC là nhỏ nhất
(85,1%); Giai đoạn III trong nghiên cứu chỉ có 2 bệnh nhân và vẫn còn sống.
- OS 5 năm giai đoạn IC nhỏ hơn so với giai đoạn IA có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Bảng 3.14. DFS với giai đoạn bệnh


20

Giai đoạn bệnh

DFS trung
bình (tháng)

Tỷ lệ DFS 5 năm
(%)


IA (1)

60,0

100%

IB (2)

60,0

100%

IC (3)

53,1

84,4%

III

60,0

100%

P1,3

0.031

Biều đồ 3.5. DFS với giai đoạn bệnh
Nhận xét

- Tỷ lệ DFS sau 5 năm của những bệnh nhân giai đoạn Ic là nhỏ nhất
(84,4%); Giai đoạn III trong nghiên cứu chỉ có 2 bệnh nhân và vẫn còn sống.
- DFS 5 năm giai đoạn Ic nhỏ hơn so với giai đoạn Ia có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
3.2.2.3. Mối liên quan giữa sống thêm với thể giải phẫu bệnh


21

Bảng 3.15. OS với thể giải phẫu bệnh
OS trung bình

Tỷ lệ OS 5 năm

(tháng)

(%)

Thể thanh dịch

60

100%

Thể nhày

57,4

92%


Thể khác

60

100%

Giải phẫu bệnh

P(1,2)

0,281

Nhận xét:
Thời gian và tỷ lệ OS 5 năm của thể nhầy có thấp hơn thể thanh dịch
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
3.2.3. Tỷ lệ có thai sau điều trị
Bảng 3.16. Tỷ lệ có thai sau điều trị
N

%

Có thai

5

35,7%

Chưa/Không có

9


64,3%

Tổng số

14

100%

Nhận xét:
Trong 14 BN được phẫu thuật bảo tồn thì có 5 bệnh nhân mang thai, tỷ
lệ là 35,7% nhỏ hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa/không có
(p = 0,285).


22

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH
NHÂN UBTGB
4.1.1. Tuổi và tình trạng kinh nguyệt
* Tuổi và nhóm tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân
UBTGB là 43,8 + 15,1 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất là 14 tuổi, bệnh nhân nhiều
tuổi nhất là 72 tuổi. Một số nghiên cứu khác cúng cho kết quả tương tự chúng
tôi như nghiên cứu của K.K Shih và CS (2011) là 43 tuổi (khoảng tuổi 15-94
tuổi)[2], Safak Baran (năm 2011) là 42 tuổi . Cũng theo nghiên cứu của
Gamal H. Eltabbakh (1999) thì nhóm bệnh nhân UBTGB trẻ hơn so với nhóm
bệnh nhân ung thư biểu mô BT (47 + 14,0 so với 56,9 + 13,7, p < 0,01) , còn

theo Daniela Fischerova (2012) thì nhóm UBTGB trẻ hơn 10 tuổi so với
nhóm ung thư biểu mô buồng trứng (tuổi trung bình 45 so với 55 tuổi) . Như
vậy tuổi trung bình của bệnh nhân UBTGB trong nghiên cứu của chúng tôi
gần tương đồng so với các nghiên cứu khác, tương đồng với u BT lành tính và
thấp hơn so với tuổi trung bình những bệnh nhân ung thư biểu mô buồng
trứng, đây là điều cần được chú ý khi điều trị bệnh nhân UBTGB .
* Tình trạng kinh nguyệt:
Cũng như độ tuổi của UBTGB, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng,
có tới 60,4% bệnh nhân UBTGB là còn kinh nguyệt, với phần lớn UBTGB ở
độ tuổi dưới 50 thì đa số bệnh nhân còn kinh nguyệt cũng là hợp lý. So sánh
với các nghiên cứu khác thì thấy rằng tỷ lệ còn kinh gặp trong UBTGB cao
hơn hẳn so với nhóm ung thư biểu mô BT (theo nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Diệp) thì tỷ lệ bệnh nhân còn kinh của UTBMBT chỉ là 37,3 % .


23

4.1.2. Triệu chứng lâm sàng
* Lý do vào viện và triệu chứng cơ năng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân tới viện vì thấy bụng to
ra (39,6%), có tỷ lệ ít hơn là đau bụng (34%), bệnh nhân tới viện vì u quá to gây
chèn ép, dính trong ổ bụng gây rối loạn đại tiểu tiện là rất ít (1,9%), tỷ lệ bệnh
nhân tới vì ra máu âm đạo bất thường cũng nhỏ (5,7%) và tỷ lệ bệnh nhân vào
viện vì tình cờ phát hiện u khi khám sức khỏe cũng không nhiều (5,7%).
Thường bệnh nhân thấy nặng tức bụng nhưng triệu chứng này thỉnh
thoảng mới xuất hiện nên bệnh nhân không đi khám ngay mà để một thời gian
dài không điều trị hoặc tự điều trị không đúng, cũng do khối UBTGB đa số là
khối u có kích thước lớn nên khi phát triển làm căng dây chằng rộng, gây
chèn ép hoặc xâm lấn vào các dây thần kinh nên gây đau. Các nghiên cứu
khác cũng cho kết quả tương tự, Walter H. Gotlieb khi nghiên cứu trên 82

bệnh nhân UBTGB đã thấy rằng đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất (50%)
trong đó có 10% bệnh nhân có những cơn đau cấp tính , các nghiên cứu khác
của Andea Tinelli, Daniela Fischerova cũng cho kết quả tương tự .
* Triệu chứng thực thể
Những bệnh nhân được khám phát hiện có dịch ổ bụng chiếm tỷ lệ
tương đối nhỏ (9,4%), dịch ổ bụng ở đây có thể là do sự cấy ghép phúc mạc
của u, cũng có thể do vỡ khối u thoát dịch (những trường hợp này có chỉ định
mổ cấp cứu), tuy nhiên UBTGB ít có khả năng cấy ghép, xâm lấn nên tỷ lệ
dịch ổ bụng cũng không cao.
Về sự di động của khối u, khi nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, đa số
khối u khám được là di động dễ dàng (66%), có thể là do những bệnh nhâ n
của chúng tôi, hầu hết ở giai đoạn I, ít có sự xâm lấn và lan tràn ra các tổ chức
xung quanh, tỷ lệ khối u di động nhiều hơn so với khối u kém di động (66%


24

so với 32,1%, có 1 trường hợp khối u không di động, trường hợp này khi mở
bụng khối u to tới 30 cm, dính sát vào thành bụng và các quai ruột, khó bóc
tách. Nói chung, khối UBTGB là loại khối u dễ di động.
4.1.3. Đặc điểm thể giải phẫu bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ UBTGB thể chế nhày là cao nhất
(62,2%), sau đó là UBTGB thể thanh dịch (30,2%). So với các nghiên cứu ở
trong nước cũng cho kết quả UBTGB chế nhày có tỷ lệ cao hơn thể thanh
dịch như trong nghiên cứu của Lê Quang Vinh thì tỷ lệ chế nhầy, thanh dịch
lần lượt là 62,3% và 31,2%, của Nguyễn T. Hương Linh là 54,7 và 41,9%.
4.1.4. Về đặc điểm của UBTGB trên siêu âm
* Vị trí u trên siêu âm:
Trong 53 bệnh nhân UBTGB khi siêu âm phát hiện u ở một bên chiếm
đa số các trường hợp (92,5%).Nghiên cứu tại BV Sản TW cũng cho kết quả

tương tự chúng tôi khi thấy rằng, thăm khám thực thể, khám thấy u BT ở cả 2
bên có tỷ lệ rất thấp (8,5%) . Vì vậy, có thể nói rằng, đa số UBTGB gặp ở 1
bên.
* Kích thước UBTGB trên siêu âm
Kích thước trung bình của khối UBTGB trong nghiên cứu của chúng
tôi là 14,8 + 7,1 cm, khối u có kích thước nhỏ nhất là 5,1 cm và lớn nhất là 35
cm, kết quả của chúng tôi gần giống so với nghiên cứu của Song T (2012)
thực hiện trên 198 bệnh nhân đo được kích thước UBTGB trung bình là 15,6
cm . Nhưng so với một số nghiên cứu khác thì kích thước u của chúng tôi có
lớn hơn nhưng không nhiều, như của Nandita M. deSouza (2005) khi nghiên
cứu trên 38 bệnh nhân là 10,5 + 5,4 cm , của Taejong Song nghiên cứu 243
bệnh nhân từ 1997-2009 là 11,6 cm [.


25

Cũng trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhóm có khối u > 10 cm cao hơn so
với nhóm < 10 cm (69,8% so với 30,2%). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy
nhóm UBTGB có kích thước > 10 cm chiếm tỷ lệ khá lớn như nghiên cứu của
Lê Quang Vinh là 55,7%, của Nguyễn T. Hương Linh là 58,1%
Để nghiên cứu kỹ hơn, chúng tôi xem xét tỷ lệ 2 nhóm kích thước u
quan sát ở 2 thể giải phẫu bệnh UBTGB chủ yếu là thể chế nhày và thể thanh
dịch thì thấy rằng tỷ lệ UBTGB chế nhày có kích thước lớn (> 10 cm) cao hơn
hẳn so với thể thanh dịch (84,4% so với 37,5%). Nghiên cứu của Nguyễn T.
Hương Linh cũng cho kết quả tương tự (thể chế nhày là 82,8% so với thanh
dịch là 17,2%; p < 0,001). Với các nghiên cứu được thực hiện ở các nước
khác như của Fauvet R (2012) thì kích thước UBTGB thể nhày lớn hơn thể
thanh dịch (14,5 cm so với 9,1 cm; p = 0,0001) [15], nghiên cứu của Jie Ren
(2007) cũng cho kết quả tương tự .
Như vậy, qua phân tích và tổng hợp, chúng tôi thấy rằng: Kích thước

của UBTGB là khá lớn, trong đó thể chế nhày có kích thước lớn hơn so với
thể thanh dịch.
* Tính chất khối u trên siêu âm
Trên siêu âm, đa số khối u là dạng hỗn hợp với tỷ lệ 50,7%. Khối u
dạng nang đơn thuần chiếm tỷ lệ 34%, theo Lê Quang Vinh 100% khối u lành
tính là dạng nang, tỷ lệ khối UBTGB dạng nang của chúng tôi so với nghiên
cứu này (26,2%) thì có lớn hơn.
Cũng trong nghiên cứu của chúng tôi, trên siêu âm, tỷ lệ khối UBTGB
có vách ở trong u chiếm tỷ lệ lớn nhất (54,7%), vách được miêu tả trên siêu
âm có thể có nhiều vách ngăn, ngăn giữa các phần dịch với nhau, vách cũng
có thể tồn tại trên cả những khối UBTGB có cả dịch và phần đặc (khối u hỗn
hợp). Tỷ lệ siêu âm phát hiện có nụ (nhú) trong u (22,6%), nhú trong u có thể


×