Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM “TIỀN LIỆT HC” TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 30 trang )

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---------------&---------------

Chuyên đề 06:

Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa cao bán thành phẩm

Phục vụ đề tài:
“NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM
“TIỀN LIỆT HC” TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN
TIỀN LIỆT TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG”
Mã số: 01C-80/08-2013-2

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Thị Thu Hà
PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim

Nhóm nghiên cứu chuyên đề:

PGS. TS. Hoàng Minh Chung
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển

Hà Nội, 2013


2

MỞ ĐẦU
Để có qui trình bào chế ổn định, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn thì


không những nguyên liệu ban đầu phải đảm bảo chất lượng mà các sản phẩm
trung gian cũng phải được tiêu chuẩn hoá. Nếu thực hiện được như vậy sẽ
giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất.
Hiện nay việc tiêu chuẩn hoá thuốc cổ truyền còn gặp nhiều khó khăn
vì: cùng một dược liệu nhưng có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo địa phương
hoặc khi thu hái nhân dân không phân biệt được các loài, thứ khác nhau, mặc
dù cây thuốc vẫn cùng một chi. Thời vụ thu hái chưa được chú ý chặt chẽ nên
hàm lượng các chất trong một dược liệu nhiều khi khác nhau qua các lần thu
hái [2].
Đối với các thuốc phải qua chế biến, chưa có qui trình chế biến chuẩn,
quá trình chế biến của nhiều vị thuốc với cùng một phương pháp còn có nét
khác nhau; thành phần hoá học trong dược liệu rất phức tạp; sau chế biến, có
sự thay đổi về định tính và định lượng nên việc chiết, tách, phân lập các chất
để làm chất chuẩn rất tốn kém. Điều này đã làm cho tiêu chuẩn hoá thuốc sau
chế biến bị nhiều hạn chế.
Việc tiêu chuẩn hoá các sản phẩm trung gian rất cần thiết vì sẽ góp
phần cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm trung
gian thường được đề nghị trong các dây chuyền sản xuất đạt GMP nhất là đối
với các chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Bởi vì, đưa một lượng dược
liệu rất lớn vào dây chuyền sản xuất đạt GMP gặp khó khăn nhiều hơn khi
đưa vào một sản phẩm trung gian có lượng ít hơn. Tuy nhiên, xây dựng tiêu
chuẩn cho sản phẩm trung gian không phải dễ.
Vì vậy, để có thể tiêu chuẩn hoá được các vị thuốc có nguồn gốc từ
dược liệu, WHO và Bộ y tế có hướng dẫn nên cần tìm ra chất đặc trưng hay
dấu vân tay (finger print) để làm tiêu chí trong kiểm định dược liệu, nên tìm
những đặc điểm khác nhau giữa thuốc sống và thuốc chế để xây dựng phương
pháp kiểm định phù hợp, khả thi, dễ áp dụng cho các tuyến cơ sở . Đối với


3

những bài thuốc mà dược liệu có chất chuẩn để có thể đối chiếu được là được
khuyến khích. Tuy nhiên việc sử dụng chất chuẩn làm đối chiếu đối với dược
liệu cũng cần phải có điều kiện khắt khe còn đối với bài thuốc có nhiều vị
thuốc thì hiện nay gần nhưu chưa thực hiện được ở các cơ sỏ sản xuất với
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Vì vậy việc sử dụng tiêu chí sao cho có kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện
được ở tuyến cơ sở hiện nay đang là phổ biến.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu cần thiết cho cao thu được từ
dịch chiết toàn phần của bài thuốc, từ đó đề xuất tiêu chuẩn cho sản phẩm
trung gian của của bài thuốc Tiền liệt HC có thể áp dụng được vào thực tế.
Mục tiêu của chuyên đề:
1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu của cao « Tiền liệt HC ».
2. Đề xuất TCCS cho cao bán thành phẩm « Tiền liệt HC ».

I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4
1.1. CAO THUỐC (Extracta)
1.1.1. Định nghĩa
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy
định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung
môi thích hợp.
Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và chia nhỏ
đến kích thước thích hợp). Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm
phân hủy hoạt chất cần phải diệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách
dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặc bằng phương pháp thích hợp khác.
Cao thuốc được chia làm 3 loại:
Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử
dụng trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản

hay cả hai). Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với
1 g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc.
Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong
cao không quá 20%.
Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô
không được có độ ẩm lớn hơn 5%
1.1.2. Phương pháp điều chế
Quá trình điều chế cao thường có 2 giai đoạn:
Giai đoạn I
Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi thích hợp. Tùy theo bản chất của
dược liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cũng như điều
kiện, quy mô sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phương pháp chiết
xuất: ngâm, hầm, hãm, sắc, ngâm kiệt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng
thiết bị siêu âm, chiết xuất bằng phương pháp sử dụng điện trường và các
phương pháp khác. Phương pháp ngâm nhỏ giọt thường được sử dụng. Khi


5
đó, dược liệu thô đã được chia nhỏ đến kích thước phù hợp, được làm ẩm
với một lượng dung môi vừa đủ rồi đậy kín để yên trong khoảng 2 - 4 giờ.
Sau đó, chuyển khối dược liệu vào bình ngấm kiệt, thêm lượng dung môi vừa
đủ đến khi ngập hoàn toàn khối dược liệu. Thời gian ngâm lạnh và tốc độ
chảy trong quá trình chiết có thể thay đổi theo khối lượng và bản chất của
dược liệu thô đem chiết.
Giai đoạn II
Cao lỏng: Sau khi thu được dịch chiết, tiến hành lọc và cô dịch chiết
bằng các phương pháp khác nhau để thu được cao lỏng có tỷ lệ theo như quy
ước (1 ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu). Trong trường hợp điều chế
cao lỏng bằng phương pháp ngâm nhỏ giọt, tốc độ chảy cuả dịch chiết có thể
chậm, vừa hay nhanh. Nếu chiết xuất 1000 g dược liệu thì:

Ở tốc độ chậm: Không quá 1 ml dịch chiết/ phút,
Ở tốc độ vừa: 1 - 3 ml dịch chiết/ phút
Ở tốc độ nhanh: 3 - 5ml dịch chiết/ phút .
Để riêng phần dịch chiết đầu đậm đặc bằng 4/5 lượng dược liệu đem
chiết. Sau đó cô các phần dịch chiết tiếp theo trên bếp cách thuỷ hoặc cô dưới
áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60 ºC cho đến khi loại hết dung môi. Hoà
tan cắn thu được vào trong dịch chiết đầu đậm đặc và nếu cần, thêm dung môi
vào để thu được cao lỏng đạt tỷ lệ quy định. Cao lỏng có khuynh hướng bị
lắng cặn vì vậy để cao lỏng ở chỗ mát trong thời gian ít nhất 3 ngày, rồi lọc.
Cao đặc và cao khô: Dịch chiết được cô đặc đến khi độ ẩm còn lại không
quá 20%. Trong trường hợp điều chế cao khô, tiếp tục sấy khô để độ ẩm còn
lại không quá 5%. Để đạt đến thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy khô
dịch chiết thường được tiến hành trong các thiết bị cô dưới áp suất giảm ở
nhiệt độ không quá 60oC. Nếu không có các thiết bị cô đặc và sấy dưới áp
suất giảm thì được phép cô cách thủy (không được cô trực tiếp trên lửa) và
sấy ở nhiệt độ không quá 80oC.


6
Trường hợp muốn thu cao thuốc có tỷ lệ tạp chất thấp, phải tiến hành
loại tạp chất bằng các phương pháp thích hợp tuỳ thuộc vào bản chất cuả
dược liệu, dung môi và phương pháp chiết xuất.
Có thể cho thêm chất bảo quản hoặc các chất trơ để làm chất mang hay
để cải thiện các tính chất vật lý. Đối với cao khô có thể sử dụng các bột trơ
thích hợp hay cao khô của dược liệu sử dụng để điều chỉnh nồng độ hoạt chất
đến tỷ lệ quy định.
1.1.3. Yêu cầu chất lượng của cao
Mỗi loại cao cần phải đạt các yêu cầu theo quy định trong chuyên luận
riêng nhưng với tất cả các loại cao thì cần đạt các yêu cầu chung sau đây:
Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều

chế cao.
Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu
sắc đã mô tả trong chuyên luân riêng, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử
dụng. Ngoài ra, cao lỏng còn phải đồng nhất, không có váng thuốc, không có
cặn bã dược liệu và vật lạ.
Cách tiến hành: Lấy riêng phần phía trên của chai thuốc chỉ để lại
khoảng 10 - 15 ml. Chuyển phần còn lại trong chai vào một bát sứ men trắng,
nghiêng bát cho chúng chảy trên thành bát tạo thành một lớp dễ quan sát.
Quan sát dưới ánh sáng tự nhiên, thuốc phải đạt các yêu cầu quy định. Nếu
không đạt phải thử lại lần hai với chai khác, nếu không đạt coi như lô thuốc
không đạt chỉ tiêu này.
Mất khối lượng do làm khô (nếu không có chỉ dẫn khác):
Cao đặc không quá 20%.
Cao khô không quá 5%.
Hàm lượng cồn: Đạt 90 - 110% lượng ethanol ghi trên nhãn (áp dụng
cho cao lỏng và cao đặc).


7
Kim loại nặng: Đáp ứng yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.
Dung môi tồn dư: Nếu điều chế với dung môi không phải là cồn, nuớc
hay hỗn hợp cồn - nước, dư lượng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu
qui định trong Phụ lục 10.14 Xác định dung môi tồn dư.
Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ lục 13.6 Thử
giới hạn nhiễm khuẩn.
1.1.4. Bảo quản
Cao thuốc được đựng trong bao bì kín, để nơi khô, mát, tránh ánh sáng,
nhiệt độ ít thay đổi.
Nhãn: Ghi tên bộ phận dùng của cây thuốc, tên dung môi (nếu không
phải là dung môi cồn, nước hay hỗn hợp cồn - nuớc), hàm lượng (%) của hoạt

chất hoặc của hợp chất nhận dạng được quy định theo từng chuyên luận riêng,
tên và nồng độ của chất bảo quản thêm vào. Khi hoạt chất chưa biết, tỷ lệ giữa
dược liệu và sản phẩm cuối cùng phải được nêu rõ. Đối với cao đặc và cao
khô, loại và số lượng tá dược thêm vào cũng được nêu ra. Trong trường hợp
này, % của cao tự nhiên cũng phải được ghi rõ.
1.2. Một số quy định trong xây dựng tiêu chuẩn
1.2.1. Các chất đối chiếu (ĐC)
Chất đối chiếu là chất đồng nhất đã được xác định là đúng để dùng trong
các phép thử đã được quy định về hoá học, vật lý và sinh học. Trong các phép
thử đó các tính chất của chất đối chiếu được so sánh với các tính chất của chất
cần thử. Chất đối chiếu phải có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng.
Chất đối chiếu được dùng trong các phép thử sau:
Định tính bằng phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại.
Định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến,
quang phổ huỳnh quang.
Các phép thử định tính tạp chất và định lượng bằng phương pháp sắc ký.


8
Định lượng bằng phương pháp vi sinh vật.
Các phép chuẩn độ đo thể tích, phân tích trọng lượng.
Các phép thử sinh học.
Một số phép thử khác có hướng dẫn trong các chuyên luận riêng.
Cách sử dụng chất đối chiếu
Để đáp ứng mục đích sử dụng, chất đối chiếu phải được bảo quản, theo
dõi và sử dụng đúng. Theo qui định thông thường, chất đối chiếu phải được
đựng trong bao bì gốc, kín, có nhãn rõ ràng, được thường xuyên bảo quản ở
nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng và ẩm; nếu cần có điều kiện bảo quản đặc biệt
khác thì có hướng dẫn trên nhãn.
Trước khi mở bao gói để dùng, chất đối chiếu cần được để một thời gian để

đạt tới nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Các phép thử được tiến hành đồng thời trên mẫu thử và mẫu đối chiếu đã
được chuẩn bị trong cùng điều kiện ghi trong chuyên luận.
Nếu trên nhãn của chất đối chiếu không có chỉ dẫn phải làm khô và nếu
trong phép thử riêng của chuyên luận không chỉ định phải làm khô thì có thể
sử dụng ngay chất đối chiếu mà không phải làm khô. Trong trường hợp này
cần hiệu chỉnh lại lượng cân của chất đối chiếu do khối lượng bị giảm khi làm
khô hoặc do hàm lượng nước. Mất khối lượng do làm khô hoặc hàm lượng
nước được xác định theo hướng dẫn ở chuyên luận của chất thuốc tương ứng.
Khi chất đối chiếu có nước kết tinh, có thể có hướng dẫn đặc biệt trong một
phép thử riêng.
Nếu không thể thực hiện được việc xác định hàm lượng nước của chất đối
chiếu bằng phương pháp chuẩn độ (phương pháp Karl Fischer) và nếu chuyên
luận thuốc tương ứng không có phép thử mất khối lượng do làm khô, thì nên
làm khô chất đối chiếu trên một chất hút ẩm thích hợp để chuyển lượng cân của
chất đối chiếu thành chất khan, trừ khi có hướng dẫn khác.
Khi đọc thấy chữ “chuẩn” xuất hiện sau tên chất được ghi trong các phép
thử hay phép định lượng, có nghĩa là phải sử dụng chất đối chiếu.


9
1.2.2. Quy định đối với tạp chất là dung môi tồn dư (CPMP/ICH/283/95)
Mục tiêu của Quy định này là đề ra lượng dung môi cho phép tồn dư
trong dược phẩm, nhằm bảo đảm sự an toàn của người bệnh. Quy định
khuyến cáo dùng các dung môi ít độc và đề ra những giới hạn độc tính có thể
chấp nhận được đối với một số dung môi.
Dung môi tồn dư trong dược phẩm là các chất hữu cơ bay hơi, được sử
dụng hoặc sinh ra trong quá trình sản xuất các dược chất, tá dược hoặc quá
trình bào chế các dược phẩm. Các dung môi này không loại bỏ được hoàn
toàn trong quá trình sản xuất. Sự chọn lọc dung môi thích hợp có thể nâng cao

sản lượng hoặc quyết định các đặc tính như dạng tinh thể, độ tinh khiết, tính
hoà tan của sản phẩm. Vì vậy, đôi khi dung môi là yếu tố quyết định trong quy
trình tổng hợp. Quy định này không đề cập đến các dung môi dùng có cân
nhắc kỹ lưỡng như một chất phụ gia, hoặc đến các solvat. Tuy nhiên hàm
lượng dung môi trong các sản phẩm loại này phải được xác định và chứng
minh hợp lý.
Vì các dung môi tồn dư không có tác dụng điều trị, các dung môi này
phải được loại bỏ đến mức tối đa để đạt được các yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm, việc thực hành tốt sản xuất (GMP) hoặc các yêu cầu chất lượng khác.
Dược phẩm phải chứa một mức dung môi tồn dư không được cao hơn các dữ
liệu an toàn. Phải tránh dùng một số dung môi có độc tính không thể chấp
nhận được (dung môi nhóm 1, Bảng 10.14.1-1), trừ khi lợi ích của việc sử
dụng chúng được xác định chắc chắn. Một số dung môi có độc tính ít nguy
hiểm hơn (dung môi nhóm 2, Bảng 10.14.1-2) cũng cần phải dùng hạn chế, để
bảo vệ người bệnh khỏi tác dụng độc hại. Tốt nhất phải dùng các dung môi ít
độc (dung môi nhóm 3, Bảng 10.14.1-3).
a. Phạm vi áp dụng
Các dung môi tồn dư trong dược chất, tá dược và dược phẩm thuộc phạm
vi áp dụng của quy định này. Vì thế phải thực hiện phép thử tìm các dung môi


10
tồn dư trong quá trình sản xuất hay tinh chế để kiểm soát sự hiện diện của
chúng. Chỉ cần kiểm tra đối với các dung môi đã được sử dụng hay được sản
sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc tinh chế các dược chất, tá dược hoặc
dược phẩm đó. Mặc dù các nhà sản xuất có thể chọn phương pháp xác định
hàm lượng dung môi tồn dư trong sản phẩm, ta vẫn có thể tính hàm lượng đó,
đi từ hàm lượng dung môi tồn dư trong các thành phần dùng để sản xuất ra
sản phẩm đó. Nếu kết quả tính toán bằng hoặc thấp hơn giới hạn cho phép đã
được khuyến cáo trong bản quy định này, thì không cần tiến hành thí nghiệm

trên sản phẩm. Trái lại, nếu kết quả tính được vượt mức giới hạn cho phép,
dược phẩm phải được thử nghiệm để biết chắc chắn lượng tồn dư dung môi
đó có nằm trong phạm vi cho phép không. Sản phẩm cũng phải được thử
nghiệm nếu có dùng dung môi trong quá trình sản xuất.
Quy trình này không áp dụng cho dược chất, tá dược hoặc sản phẩm mới
đang trong quá trình nghiên cứu áp dụng lâm sàng và cũng không áp dụng
cho các dược phẩm đang được lưu hành trên thị trường.
Quy định này áp dụng cho mọi dạng bào chế và mọi cách dùng thuốc.
Trong một vài trường hợp, có thể cho phép giới hạn dung môi tồn dư cao hơn
như khi dùng trong thời gian ngắn (30 ngày hay ít hơn), hoặc khi dùng dạng
thuốc đắp. Việc chứng minh sự đúng đắn của giới hạn cao này phải dựa trên
cơ sở của từng trường hợp một.
b. Các nguyên tắc cơ bản
Phân loại dung môi tồn dư theo mức độ nguy hiểm
Thuật ngữ “liều có thể dung nạp được cho mỗi ngày” (tolerable daily
intake, TDI) được Chương trình quốc tế về an toàn hoá chất (IPS) sử dụng và
thuật ngữ “liều có thể dùng mỗi ngày” (acceptable daily intake ADI) được Tổ
chức y tế thế giới, các Viện và các cơ quan quản lý sức khoẻ quốc gia và quốc
tế khác sử dụng để chỉ giới hạn hàm lượng các hoá chất độc có thể dùng mỗi
ngày.


11
Thuật ngữ mới “liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày (permitted daily
exposure, PDE) được nêu trong Quy định này là một lượng dung môi tồn dư
có thể đưa vào cơ thể, để tránh nhầm với liều ADI của cùng dung môi.
Các dung môi tồn dư ghi trong Quy định này được liệt kê theo tên thông
thường. Chúng được phân làm 3 nhóm, tuỳ thuộc khả năng gây độc đối với
sức khoẻ con người, như sau:
Nhóm

1: Các dung môi cần tránh dùng
Các chất gây ung thư cho người hay có khả năng gây ung thư cho người
rõ rệt. Các chất nhiễm độc môi trường.
Nhóm 2: Các dung môi cần hạn chế dùng
Các chất gây ung thư trên động vật không độc cho gen hoặc các tác nhân
có thể gây độc không hồi phục như độc tính trên thần kinh hoặc gây quái thai.
Các dung môi nghi có độc tính quan trọng, nhưng hồi phục được.
Nhóm 3: Các dung môi độc tính thấp
a. Các dung môi có độc tính thấp trên người: Không cần xác định liều
gây tác hại cho sức khoẻ.
Các dung môi nhóm 3 có liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày (PDE)
bằng hoặc lớn hơn 50 mg/ngày.
b. Phương pháp xác định giới hạn phơi nhiễm
Phương pháp dùng để xác định liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày của
các dung môi tồn dư được giới thiệu trong chú thích 3. Tóm tắt các dữ liệu về
độc tính dùng để thiết lập liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày được công bố
trong Pharmeuropa Vol 1, No 1, Supplement April/1997.
c. Cách xác định giới hạn dung môi nhóm 2
Có hai cách có thể áp dụng để xác định giới hạn cho các dung môi nhóm 2.


12
Cách 1:
Có thể dùng hàm lượng (nồng độ) giới hạn tính theo phần triệu (ppm)
ghi trong Bảng 10.14.1-2. Các nồng độ này được tính theo công thức (1) với
lượng chế phẩm dùng mỗi ngày cho là 10 g.
1000 x PDE
Nồng độ (phần triệu) =

(1)


10
Với PDE: liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày tính theo mg/ngày,
10: số lấy làm lượng chế phẩm dùng trong mỗi ngày và tính theo g/ngày.
Giới hạn này áp dụng cho mọi dược chất, tá dược hoặc dược phẩm. Cách
một có thể áp dụng nếu liều dùng hàng ngày không được biết hoặc không
được quy định cụ thể. Khi mọi tá dược, dược chất có trong công thức bào chế
đáp ứng với giới hạn cho bởi cách 1, các thành phần của chế phẩm có thể
dùng theo bất kỳ tỷ lệ nào. Không cần tính toán gì thêm, nếu liều dùng mỗi
ngày không quá 10 g. Chế phẩm có liều dùng lớn hơn 10 g mỗi ngày phải tính
theo cách 2.
Cách 2:
Không nhất thiết mỗi thành phần của dược phẩm đều phải đáp ứng giới
hạn đã đưa ra trong cách 1. Có thể dùng liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày
(PDE) tính theo mg/ngày ghi trong bảng 10.14.2, cùng với liều tối đa mỗi
ngày và công thức (1) để xác định hàm lượng dung môi tồn dư cho phép trong
dược phẩm. Các giới hạn này được chấp nhận miễn là chứng minh được rằng
dung môi tồn dư đã được giảm đến lượng thực tế tối thiểu. Các giới hạn này
phải thực tế có liên quan đến độ chính xác của phép phân tích, điều kiện sản
xuất, các thay đổi hợp lý của quá trình sản xuất và các giới hạn phải thực hiện
các tiêu chuẩn công nghệ đương thời.
Có thể áp dụng cách 2 bằng cách cộng các lượng dung môi tồn dư trong
mỗi thành phần của chế phẩm. Tổng lượng dung môi dùng trong ngày phải
thấp hơn liều phơi nhiễm được phép mỗi ngày (PDE).


13
3.4. Quá trình phân tích dung môi tồn dư
Phương pháp phân tích dung môi tồn dư thông thường là dùng kỹ thuật
sắc ký như sắc ký khí. Nếu thích hợp, dùng phương pháp xác định dung môi

tồn dư mô tả trong dược điển. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể tự do chọn lựa
một quy trình phân tích có hiệu lực thích hợp nhất để áp dụng riêng. Nếu chỉ
hiện diện dung môi nhóm 3 thôi, có thể dùng một phương pháp không đặc
hiệu như phương pháp giảm khối lượng do sấy khô (Phụ lục 9.6).
C. Giới hạn dung môi tồn dư
* Dung môi phải tránh sử dụng: Thường không dùng trong YHCT
* Dung môi phải hạn chế sử dụng: Thường không dùng trong YHCT
* Dung môi có độc tính thấp
Các dung môi nhóm 3 (có trong Bảng 10.14.1-3) có thể coi như ít độc và
có nguy cơ thấp đối với sức khoẻ con người. Nhóm 3 bao gồm các dung môi
không nguy hiểm đối với sức khoẻ con người ở hàm lượng thường được chấp
nhận trong dược phẩm. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu về độc tính trường
diễn và về khả năng gây ung thư của nhiều dung môi thuộc nhóm này. Các dữ
liệu hiện có cho thấy các dung môi này tỏ ra ít độc trong các cuộc nghiên cứu
cấp diễn hoặc ngắn hạn và cho kết quả âm tính với những thử nghiệm độc tính
trên di truyền. Do đó, coi như được phép dùng các dung môi này với lượng 50
mg mỗi ngày hoặc thấp hơn (tương ứng với hàm lượng 5000 ppm hoặc 0,5%
tính theo cách 1) mà không cần phải thuyết minh. Có thể dùng ở mức cao hơn,
miễn là thực tế có liên quan đến khả năng sản xuất và thực hành sản xuất tốt.
* Dung môi chưa có đủ thông tin về độc tính
Các dung môi trong Bảng 10.14.1-4 có thể cũng được các nhà sản xuất
dược chất, tá dược hoặc dược phẩm quan tâm. Tuy nhiên, chưa có các dữ liệu
đầy đủ về độc tính của chúng để làm cơ sở cho việc xác định liều phơi nhiễm
được phép mỗi ngày (PDE). Khi sử dụng các dung môi này trong sản xuất,


14
nhà sản xuất phải giải trình rõ ràng sự tồn dư của các dung môi này trong sản
phẩm của mình.
Bảng 10.14.1-3: Các dung môi nhóm 3, phải được giới hạn vì GMP hoặc

vì các yêu cầu chất lượng khác
Acid acetic

Heptan

Aceton

Isobutyl acetat

Anisol

Isopropyl acetat

1- Butanol

Methyl acetat

2- Butanol

3- Methyl-1-butanol

Butyl acetat

Methylethylketon

Tert – Butylmethyl ether

Methylisobutylketon

Cumen


2- Methyl-1-propanol

Dimethylsulfoxid

Pentan

Ethanol

1- Pentanol

Ethyl acetat

1- Propanol

Ethyl ether

2- Propanol

Ethyl format

Propyl acetat

Acid formic

Tetrahydrofuran

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Nguyên liệu

1.1. Dược liệu: Thành phần bài thuốc
Vị thuốc
Đào nhân
Hoài sơn
Lệ chi hạch
Ngưu tất

Số lượng (g)
10
12
12
12


15
Quế chi
Sơn thù
Tạo giác thích
Thỏ ty tử
Trạch tả
Vương bất lưu hành
Xa tiền tử
Ý dĩ
Tá dược vđ

6
10
12
12
10

12
12
20

1.2. Dung môi, hóa chất
Hóa chất: acid sulfuric (TT), ethanol 96 %
1.3. Máy móc - trang thiết bị
- Máy chiết, cô dưới áp xuất giảm.
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao
Máy xay
Máy tạo hạt
2. Phương pháp (theo phụ lục DĐVN IV)
- Phương pháp chiết bằng cách nấu dược liệu với nước
- Phương pháp hóa thực vật


16
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Nghiên cứu tính chất của cao
Công thức pha chế cao
Vị thuốc
Đào nhân
Hoài sơn
Lệ chi hạch

Số lượng (kg)
5,0
6,0
6,0


Ngưu tất

6,0

Quế chi
Sơn thù
Tạo giác thích

3,0
5,0
6,0

Thỏ ty tử

6,0

Trạch tả
Vương bất lưu hành

5,0
6,0

Xa tiền tử

6,0

Ý dĩ
Ethanol 96 %

10,0

70,0lit

Dược liệu được chế biến, chiết, loại tạp và cô dưới áp suất giảm theo quy
trình được cao đưa vào nghiên cứu
* Tính chất: Cao có màu nâu, mùi thơm dược liệu, vị hơi đắng.
* Độ tan: Cao tan hoàn toàn trong nước khi hòa tan 10 g cao vào 20 ml

nước ấm. Khi hòa tan dịch đồng nhất, không có váng thuốc, không có cặn bã
dược liệu và vật lạ.
* Mất khối lượng do làm khô: Lấy 1g cao, sấy khô ở nhiệt độ 105 0C
trong khoảng 5 giờ, cân. Sau đó sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy cân lại. Làm 3 lần
liên tiếp như vậy. So sánh khối lượng cân được của lần sau với lần sấy trước
đó không quá 0,5 mg. Kết quả cao có hàm ẩm 25, 5 %.
3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu định tính


17
Các cao được đưa vào nghiên cứu bao gồm: Cao trước loại tạp chiết
bằng phương pháp thủ công (cao 1); Cao sau loại tạp chiết bằng phương pháp
thủ công (cao 2) và cao sau loại tạp chiết, cô dưới áp suất giảm (cao 3).
3.2.1. Nghiên cứu thành phần Flavonoid trong các cao
Mẫu thử: Cân chính xác khoảng 0,3 g cao các loại, thêm 10ml nước cất
nóng; để nguội. Lắc dịch chiết nước với ether dầu hỏa (3x15ml) để loại một
số tạp chất. Loại bỏ lớp Ether. Lắc tiếp với EtOAc (3x15ml). Lọc lấy dịch
chiết EtOAc, cô trên cách thuỷ đến 1ml được dung dịch chấm sắc ký.
Tiến hành: Chấm riêng biệt 20 µl mỗi dung dịch cao lên bản mỏng từ
trái qua phải là cao 1, cao 2 và cao 3. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi
được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng.
Triển khai 3 hệ dung môi sau:
1. CHCl3 : MeOH tỷ lệ (9 : 1).


2. Toluen: ethyl acetat : aceton : acid formic (5:2 :2 :1).
3. Toluen – Ethyl acetat – Acid formic (5 : 4 : 1)
Hiện màu bằng:
a) Hơi Amoniac
b) Hơi Amoniac và soi đèn UV ở bước sóng 254 nm
c) Hơi Amoniac và soi đèn UV ở bước sóng 366 nm


18
Kết quả cho thấy hệ dung môi 3 tách và vết hiện tốt nhất ở hình 3.1

a

b

c

Hình 3.1. Sắc ký đồ flavonoid của 3 loại cao “Tiền liệt HC”

Kết quả bước đầu cho thấy: cao trước và sau loại tạp không khác nhau
về số vết. Sắc ký đồ của cao 3 đậm hơn 2 cao còn lại (ình a) khi hiện màu
bằng thuốc thử và tách được nhiều vết hơn (hình c) khi hiện màu bằng đền
UV ở bước sóng 366 nm.
3.2.2. Định tính sự có mặt của một số dược liệu trong cao
1. Ngưu tất
Vết chấm từ trái qua phải: Ngưu tất, cao 1, cao 2, cao 3
DMKT: Ether dầu hỏa – n-hexan – ethylacetat – acid acetic: (10:20:7:0,4)



19
Thuốc thử: Dung dịch vanilin - acid sulfuric (TT): Trộn đồng lượng
dung dịch vanilin 1% trong ethanol 96% và dung dịch acid sulfuric 5% trong
ethanol 96%. Pha trước khi dùng.
Tiến hành:
Dung dịch đối chiếu: 2g Ngưu tất cắt nhỏ +30ml Ethanol 96%, cách
thủy 60 phút (bổ sung dung môi để luôn đủ khoảng 30 ml), lọc, cô dịch đến
5ml, thêm 5ml HCl 10%, hồi lưu cách thủy 60 phút, cô dịch còn 5ml thêm
5ml nước, chiết bằng cloroform (2 lần x 10ml), gộp dịch, rửa nước 2 lần x
10ml, cô cách thủy đến cắn, hòa cắn với 1 ml methanol được dung dịch chấm
sắc ký.
Dung dịch thử: Lấy khoảng 2g cao mỗi loại, thêm 5 ml nước cho tan
hoàn toàn, thêm 5 ml acid hydrocloric 10%, hồi lưu cách thủy 60 phút, cô
dịch còn 5ml thêm 5ml nước, chiết bằng cloroform (2 lần x 10ml), gộp dịch,
rửa nước 2 lần x 10ml, cô cách thủy đến cắn, hòa cắn với 1 ml methanol được
dung dịch chấm sắc ký.
Tiến hành: Chấm riêng biệt 20 µl mỗi dung dịch thử và đối chiếu lên
bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản
mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng.
Phát hiện: Soi ở đền tử ngoại rồi phun thuốc thử hiện màu, sấy 100 105 oC đến khi hiện rõ vết.
Kết quả:
Thuốc thử hiện màu ở ánh sáng thường, có 3 vết, 1 vết rõ, 2 vết nhạt (a)
Ở bước sóng 254, có 3 vết tương đương nhau giữa dược liệu và các cao (b)
Ở bước sóng 366,1 vết tương đương rõ, còn lại vết dược liệu hơi nhạt (c)


20

a


b

c

Hình 3.2. Sắc ký đồ ngưu tất và các cao
2. Hoài sơn
Vết chấm từ trái qua phải: Hoài sơn, cao 1, cao 2, cao 3
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9: 1).
Dung dịch đối chiếu : Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml hỗn hợp
cloroform - methanol (4 : 1), đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu khoảng 10
phút. Lọc, cô còn khoảng 1 ml được dung dịch chấm sắc ký.
Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g cao mỗi loại, tiến hành chiết như dung
dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 15 - 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau
khi triển khai sắc ký, phun dung dịch vanilin 1% trong hỗn hợp acid
phosphoric - methanol (1 : 1). Sấy bản mỏng ở 120 oC trong 15 phút.
Kết quả:
Sau phun dưới 366, các cao có các vết tương đương vết của dược liệu
nhưng nhạt hơn so với dược liệu. Cao 3 có 1 vết đậm hơn 2 cao và dược liệu.

Hình 3.3. Sắc ký đồ Hoài sơn và các cao


21

3.3. Định lượng chất chiết được trong n-BuOH
Cân chính xác khoảng 2g mỗi cao, hòa trong 10ml nước cất ấm, lắc
dịch chiết nước lần lượt với ether dầu hỏa, EtOAc để loại một số tạp chất
(tinh dầu, dầu béo, các chất sterol, flavonoid…). Sau đó lắc tiếp với n-Butanol
bão hòa nước đến khi lớp n-Butanol không cho hiện tượng tạo bọt. Cất thu

hồi n-Butanol. Cắn thu được hòa tan trong 1 thể tích nhỏ methanol. Nhỏ từ từ
dung dịch này vào một thể tích aceton gấp 10 – 15 lần, xuất hiện tủa. Để
lắng, lọc, rửa tủa.
Sấy tủa đến khối lượng không đổi. Cân tủa và tính hàm lượng cắn toàn phần
trong chế phẩm theo theo công thức : C (%) =

m
x100
M

Trong đó :
C : Hàm lượng % cắn toàn phần.
m : Khối lượng cắn trong phân đoạn n-BuOH (g)
M : Khối lượng cao đem định lượng (g)
Kết quả: Hàm lượng cắn trung bình của 3 cao là


22
Cao 1: 3,25 %
Cao 2: 3,18 %
Cao 3: 3,75 %
3.4. Giới hạn nhiễm khuẩn
Thử theo Phụ lục 13.6 Thử giới hạn nhiễm khuẩn cao không có
Salmonella, Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Pseudomonas
aeruginosa.
Giới hạn nhiễm khuẩn:
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được: Không quá 2.103 CFU/ g.
- Tổng số nấm mốc, nấm men sống lại được: Không quá 30 CFU/ g.
- Tổng số Enterobacteria: Không quá 50 CFU/ g
3.5. Đề xuất tiêu chuẩn cho cao


TIÊU CHUẨN CƠ SỞ


23
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM

KHANG MINH

Cao

TIỀN LIỆT HC

Hỗn hợp cao Tiền liệt HC được chiết xuất từ các dược liệu: Đào nhân, Hoài
sơn, lệ chi hạch, Ngưu tất, Quế chi, Sơn thù, Tạo giác thích, thỏ ty tử, Trạch
tả, Vương bất lưu hành, xa tiền tử và Ý dĩ với số lượng theo công thức pha
chế và được cô đặc.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1.

Tính chất: Cao màu nâu, mùi thơm dược liệu.

1.2.

Hàm ẩm: Không lớn hơn 25 %.

1.3.

Độ hòa tan: Tan hoàn toàn trong nước.


1.4.

Độ trong: Khi hòa tan 1 g cao vào 5 ml nước phải trong không được

lắng cặn, hoặc có bã dược liệu.
1.5.

Định tính: Thể hiện phép thử định tính Hoài sơn, Ngưu tất, Hoài sơn.

1.6.

Định lượng: Hàm lượng chất chiết được trong n – BuOH không nhỏ

hơn
1.7.

Giới hạn nhiễm khuẩn
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được: Không quá 2.103 CFU/ g.
- Tổng số nấm mốc, nấm men sống lại được: Không quá 30 CFU/ g.
- Tổng số Enterobacteria: Không quá 50 CFU/ g
- Không được có Salmonella, Escherichia coli, Staphylococcus aureus
và Pseudomonas aeruginosa.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1.Tính chất: Bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
2.2.Hàm ẩm: Thực hiện theo DĐVN IV, phụ lục 9.6 “Mất khối lượng do làm khô.
2.3.Độ hòa tan: Lấy khoảng 1 g cao hòa vào 5 ml nước phải tan hoàn toàn.



24
2.4.Độ trong: Khi hòa tan 1 g cao vào 5 ml nước chuyển vào một bát sứ men
trắng, nghiêng bát cho chúng chảy trên thành bát tạo thành một lớp dễ
quan sát. Quan sát dưới ánh sáng tự nhiên, thuốc phải đạt các yêu cầu quy
định.
2.5.Định tính: Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (DĐVN IV, phụ lục 5.4)
2.5.1. Ngưu tất
a.

Hóa chất, thuốc thử và dụng cụ
Bản mỏng: Silica gel GF254 tráng sẵn, hoạt hóa ở 100 oC trong 10

phút.
-

Ethanol, methanol, cloroform, ether dầu hỏa, n-hexan, ethyl
acetat, acid acetic.

-

Hệ dung môi khai triển: Ether dầu hỏa - n-hexan– ethyl acetat –
acid acetic

-

(10 : 20 : 7 : 0,4 - triển khai 2 lần).

Thuốc thử phát hiện: Dung dịch vanilin - acid sulfuric (TT): Trộn
đồng lượng dung dịch vanilin 1% trong ethanol 96% và dung dịch acid
sulfuric 5% trong ethanol 96%. Pha trước khi dùng.


b.

Cách thử

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g Ngưu tất cắt nhỏ, thêm 30 ml
ethanol 96%, đun sôi cách thủy 60 phút (chú ý bổ sung ethanol trong quá trình
đun) (hoặc đun sôi hồi lưu cách thủy 40 phút). Lọc, cô cách thủy dịch lọc đến
còn khoảng 5 ml thêm 5 ml acid hydrocloric 10%, chuyển vào bình nón nút
mài, đun sôi hồi lưu cách thủy 60 phút, cô dịch chiết còn khoảng 5 ml (nếu
cần), chuyển sang phễu chiết với nước 5 ml, chiết với cloroform (2 lần x 10
ml). Gộp các dịch chiết cloroform, rửa với nước 2 lần x 10 ml, cô dịch
cloroform cách thủy đến cạn. Hoà cắn với 1 ml methanol làm dung dịch đối
chiếu.
Dung dịch thử: Lấy khoảng 2g cao mỗi loại, thêm 5 ml nước cho tan
hoàn toàn, thêm 5 ml acid hydrocloric 10%, hồi lưu cách thủy 60 phút, cô
dịch còn 5ml thêm 5ml nước, chiết bằng cloroform (2 lần x 10ml), gộp dịch,


25
rửa nước 2 lần x 10ml, cô cách thủy đến cắn, hòa cắn với 1 ml methanol được
dung dịch chấm sắc ký.
Tiến hành: Chấm riêng biệt 20 µl mỗi dung dịch thử và đối chiếu lên
bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản
mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, triển khai thêm lần nữa.
Phát hiện: Phun thuốc thử hiện màu, sấy 100 - 105 oC đến khi hiện rõ
vết.
Kết quả: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vết cùng màu sắc và vị trí
với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
2.5.2. Hoài sơn

a. Hóa chất, thuốc thử và dụng cụ

- Bản mỏng: Silica gel GF254 tráng sẵn, hoạt hóa ở 100 oC trong 10 phút.
- Ethanol, methanol, cloroform, ether dầu hỏa, n-hexan, ethyl acetat.
Hệ dung môi khai triển:
- Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9: 1).
b. Cách thử
- Dung dịch đối chiếu : Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml hỗn hợp cloroform
- methanol (4 : 1), đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu khoảng 10 phút. Lọc, cô
còn khoảng 1 ml được dung dịch chấm sắc ký.
- Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g cao, tiến hành chiết như dung dịch thử.
- Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 15 - 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi
triển khai sắc ký, phun dung dịch vanilin 1% trong hỗn hợp acid phosphoric methanol (1 : 1). Sấy bản mỏng ở 120 oC trong 15 phút.
- Kết quả: Sau phun dưới 366, cao có các vết tương đương vết của dược liệu.
2.6.Định lượng chất chiết được trong n – BuOH
Cân chính xác khoảng 2g cao, hòa trong 10ml nước cất ấm, lắc dịch chiết
nước lần lượt với ether dầu hỏa, EtOAc. Sau đó lắc tiếp với n-Butanol bão
hòa nước đến khi lớp n-Butanol không cho hiện tượng tạo bọt. Cất thu hồi nButanol. Cắn thu được hòa tan trong 2ml methanol. Nhỏ từ từ dung dịch này


×