Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

NGHIÊN cứu độc TÍNH và tác DỤNG điều TRỊ PHÌ đại LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT của cốm TAN TIỀN LIỆT THANH GIẢI TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 93 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuyến tiền liệt (TTL) là một trong những tuyến sinh dục phụ đóng vai trò quan
trọng ở nam giới, nằm ngay dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền
liệt là nơi sản xuất tinh dịch, dự trữ dịch này và bài xuất vào niệu đạo khi phóng tinh.
TTL chỉ phát triển thật sự từ lúc dậy thì cho đến 25 tuổi. Từ 25 – 40 tuổi, TTL ít thay
đổi. Từ trên 40 tuổi, TTL có thể lớn dần và có thể gây rối loạn hệ tiết niệu. Đó chính
là biểu hiện của bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTTL) [1]. Đây là một
bệnh phổ biến và gây nhiều phiền toái ở nam giới cao tuổi do tuyến ngày càng lớn
dần và gây ra các rối loạn tiểu tiện. Có tới hơn 50% nam giới tuổi từ 60 trở lên bị
PĐLTTTL và gần 90% nam giới tuổi từ 80 trở lên bị mắc bệnh này [2]. Bệnh có thể
gây ra các biến chứng trầm trọng như bí tiểu cấp tính, nhiễm trùng đường niệu, sỏi
bàng quang, tiểu máu và suy thận [3],[4]. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị
PĐLTTTL. Với những trường hợp khối u quá to hay đã có biến chứng nặng cần can
thiệp ngoại khoa (phẫu thuật mổ bóc u, cắt u qua nội soi, liệu pháp laser...), những
trường hợp còn lại các chuyên gia khuyến cáo nên điều trị nội khoa để tránh các biến
chứng không đáng có [5]. Việc điều trị nội khoa bằng các thuốc tây y bao giờ cũng
có các tác dụng không mong muốn kèm theo. Vì vậy xu hướng hiện này là tìm các
thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị, nhất là với các bệnh nhân phát hiện bệnh
sớm hoặc các khối u kích thước vừa và nhỏ [6].
Từ lâu y học cổ truyền đã có nhiều vị thuốc, bài thuốc để điều trị chứng bệnh này
nhằm thông lâm, tán kết như Long bế tán, Tỳ giải phân thanh gia giảm [7]. Bài
thuốc “Tiền liệt thanh giải” xuất xứ từ bài cổ phương "Tứ diệu hoàn" gia thêm một số
vị thuốc. “Tứ diệu hoàn” là bài thuốc đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu để điều trị
chứng rối loạn tiểu tiện [8].
Bài thuốc “Tiền liệt thanh giải” dạng cao lỏng đã được nghiên cứu sơ bộ về tính
an toàn và tác dụng điều trị PĐLTTTL trên thực nghiệm. Dạng cốm tan TLTG đã
1



2

được dùng để điều trị cho một số bệnh nhân. Kết quả bước đầu cho thấy bài thuốc
TLTG có độ an toàn cao và hiệu quả tương đối tốt đối với bệnh lý PĐLTTTL. Tuy
nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu sơ bộ bước đầu, bài thuốc được dùng ở dạng
thô sơ (cao lỏng) hoặc ở dạng cốm tan nhưng dạng cốm này còn có những hạn chế
như chưa tối ưu hóa được quy trình chiết xuất và công thức bào chế nên khối lượng
cốm người bệnh phải dùng nhiều, thể tích thuốc uống lớn, chưa phù hợp trong quá
trình sử dụng; tá dược trong cốm là glucose nên một số bệnh nhân không sử dụng
được (bệnh nhân tiểu đường). Thêm vào đó, tiêu chuẩn dược liệu trước đây áp dụng
theo Dược điển Việt Nam 3, hiện nay tiêu chuẩn dược liệu đã được nâng cao theo
Dược điển Việt Nam 4.
Để nâng cao tính khoa học và giá trị của bài thuốc, góp phần hiện đại hóa y học
cổ truyền, các nhà dược học đã xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát được toàn bộ nguyên
liệu đầu vào, xây dựng quy trình chiết xuất, bào chế dạng cốm tan tinh chế với công
nghệ hiện đại với mong muốn tạo được dạng thuốc có chất lượng tốt, lượng thuốc
uống phù hợp, người bệnh dễ dàng chấp nhận sử dụng trên lâm sàng.
Trước khi dạng cốm tan TLTG đã được tinh chế này có thể được sử dụng rộng
rãi cho người bệnh, nghiên cứu tiền lâm sàng về tính an toàn và tác dụng dược lý cần
được đánh giá đầy đủ hơn so với dạng cao lỏng TLTG đã được đánh giá trước đây.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt của cốm tan "Tiền liệt thanh giải" trên thực nghiệm” được
tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cốm tan "Tiền
liệt thanh giải".
2. Đánh giá tác dụng của cốm tan "Tiền liệt thanh giải" trên mô hình gây phì đại
lành tính tuyến tiền liệt ở chuột cống trắng.
3. Đánh giá tác dụng chống viêm (cấp và mạn) của cốm tan “Tiền liệt
thanh giải” trên thực nghiệm.


2


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TUYẾN TIỀN LIỆT
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt được hình thành chỉ có ở nam giới, có nguồn gốc từ xoang
tiết niệu - sinh dục. Các mầm nhú của TTL được hình thành từ tuần thứ 12 của
phôi, phát triển theo quá trình biệt hoá cho đến khi trẻ ra đời. TTL phát triển từ
những chồi biểu mô nhỏ sau xoang niệu dục trong tháng thứ 3, do testosteron
bào thai chuyển thành

dihydrotestosteron

dưới tác dụng của enzym 5α

reductase và biệt hoá đầy đủ vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Đến tuổi dậy thì, TTL
tiếp tục phát triển và hoạt động như một tuyến sinh dục phụ, có trọng lượng
khoảng 20g. TTL cùng với mào tinh hoàn, bóng tinh, túi tinh tiết ra huyết tương
- tinh dịch để nuôi dưỡng và kích thích sự di chuyển của tinh trùng.
Quá trình phát triển của TTL có thể phân thành 4 giai đoạn:
- Thời kỳ phát triển chậm đầu tiên: từ khi mới sinh, TTL nhỏ chỉ vài gam và
phát triển chậm cho đến tuổi dậy thì, trung bình 0,14g/năm.
- Thời kỳ phát triển nhanh đầu tiên (khoảng từ 10 - 25 tuổi), TTL tăng khoảng
0,84g/năm.
- Thời kỳ phát triển chậm thứ 2 (25 - 40 tuổi), TTL tăng 0,21g/năm.
- Thời kỳ phát triển nhanh thứ 2 (từ 40 tuổi trở lên), TTL tăng 0,5-1,2g/năm

và có thể dẫn đến PĐLTTTL [9], [10], [11], [12].
1.1.2. Giải phẫu tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một cơ quan cố định nằm sâu trong khung chậu, trong
một khoang gọi là khoang TTL. TTL nằm ở dưới bàng quang và bọc xung
quanh niệu đạo, có hình nón mà đáy ở trên và đỉnh ở dưới. Trục của tuyến đi
3


4

chếch xuống dưới và ra trước, họp với đường ngang một góc khoảng 50 0.
Tuyến nằm ngay dưới nền bàng quang bao quanh phần gần của niệu đạo trong
ổ TTL. Ở người lớn bình thường, TTL có kích thước 4×3×2,5cm, nặng
khoảng 20g. TTL gồm 3 thùy: thùy phải và trái ngăn cách nhau bởi một rãnh
ở mặt sau, thùy giữa nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh [4].

Tuyến tiền liệt
Bàng quang

Niệu quản

Hình 1.1: Vị trí giải phẫu tuyến tiền liệt [4]
Các thành phần liên quan đến tuyến tiền liệt:
- Niệu đạo đoạn tuyến tiền liệt: niệu đạo xuyên qua TTL từ đáy đến đỉnh, dài
khoảng 3 cm. Trục của niệu đạo gần thẳng đứng, còn trục của TTL đi chếch
xuống dưới và ra trước. Niệu đạo và trục TTL bắt chéo ở phía dưới nên phần
lớn niệu đạo ở trước trục TTL.
- Hệ thống cơ thắt niệu đạo
Cơ trơn thắt niệu đạo: bao quanh niệu đạo, gồm 2 lớp. Lớp cơ dọc ở bên trong
mỏng, lớp cơ vòng ở bên ngoài cổ bàng quang dày, có vai trò duy trì trương

lực cơ trơn ở cổ bàng quang và niệu đạo.

4


5

Cơ vân thắt niệu đạo: còn gọi là cơ thắt ngoài, có tác dụng duy trì khả năng tiểu
tiện tự chủ.
- Các ống phóng tinh: ở mặt bên ụ núi, tạo thành do sự hội tụ của các túi tinh
và các ống dẫn tinh ở từng bên, chạy chéo xuống dưới và ra trước [9]
1.1.3. Sinh lý tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến ngoại tiết kiểu ống túi, gồm rất nhiều túi
nhỏ, trong lòng được lót bằng những tế bào biểu mô chế tiết hình trụ.
Tuyến tiền liệt cùng với mào tinh hoàn, bọng tinh và túi tinh tiết ra chất
lỏng của tinh dịch màu trắng đục với pH khoảng 7,2. Lượng dịch do TTL bài
tiết chiếm khoảng 30% thể tích dịch phóng ra trong mỗi lần giao hợp. Dịch
TTL bao gồm các chất kẽm, acid citric, fructose, phosphorylcholin, spermin,
acid amin tự do, prostaglandin và các phosphatase acid và lacticodehydrogenase để nuôi dưỡng và kích thích sự di động của tinh trùng. TTL và
túi tinh giữ vị trí cửa ngõ bảo vệ bàng quang và ống tinh, ngăn cản và làm
chậm sự tấn công của các yếu tố bệnh lý bên ngoài [9], [10], [12].
1.2. BỆNH PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Cơ chế bệnh sinh PĐLTTTL đến nay còn nhiều điều chưa thật sáng tỏ.
Vì bệnh xuất hiện ở người cao tuổi nên có khả năng liên quan nhiều đến sự
thay đổi môi trường nội tiết ở người già.
1.2.1.1. Yếu tố nội tiết
- Testosteron: testosteron do tế bào Leydig của tinh hoàn tiết ra. Là một tiền
hormon, dưới tác dụng của enzyme 5α - reductase, testosteron (không có hoạt

tính) chuyển thành dihydrotestosteron.
5α reductase
Testosteron

Dihydrotestosteron
5


6

Dihydrotestosteron kết hợp với các receptor trên màng tế bào từ đó được đưa
vào trong nhân tế bào TTL. Tại nhân của tế bào, dihydrotestosteron gắn với các
ADN để tổng hợp ARN thông tin từ đó dịch mã để tổng hợp ra yếu tố tăng
trưởng tế bào [13].
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ dihydrotestosteron ở những bệnh nhân
PĐLTTTL thường cao hơn so với những người cùng tuổi không bị PĐLTTTL.
Cũng theo Walsh (1983) tỷ lệ các receptor của dihydrotestosteron trong
PĐLTTTL bao giờ cũng cao hơn ở mô TTL bình thường [14],[15],[16].
- Estrogen
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng estrogen có tham gia vào nguyên nhân
gây PĐLTTTL.
Theo Wright E. J. và cộng sự [17], PĐLTTTL là do mất cân bằng giữa
estrogen và androgen trong cơ thể nam giới cao tuổi, lượng testosteron giảm
xuống, trong khi lượng estrogen không giảm gây nên estrogen tăng tương đối.
Bình thường ở nam giới, estrogen được sinh ra từ chuyển hóa của các
androstenedion của tuyến thượng thận và từ chuyển hóa testosteron của tinh
hoàn dưới tác dụng của enzym aromatase. Tsugaya (1996) định lượng
aromatase mRNA trong mô TTL của các bệnh nhân PĐLTTTL và ung thư
TTL thấy hàm lượng chất này tăng cao [18].
Walsh và Wilson nghiên cứu và kết luận estrogen hợp đồng với androgen

gây PĐLTTTL [19]. Theo Grayhac (1955), estrogen tác động lên prolactin
làm tăng tiềm lực của androgen nên gián tiếp gây PĐLTTTL[22].
- Androgen thượng thận và prolactin


Delta 4 - androstenedione thượng thận sẽ chuyển thành testosteron khi được



gắn với hydroxyl 17.
Prolactin cũng là một nhân tố kích thích sự sinh trưởng TTL dưới sự điều
khiển của androgen. Những cơ quan nhận cảm prolactin đã được phân lập
trong mô TTL [15],[26].
6


7



Domenico Prezioso và cộng sự đã quan sát ở nhiều công trình khác nhau và
nhận thấy vai trò hiệp đồng giữa prolactin và androgen thượng thận có tác
động lên sự phát triển của TTL [21].
Vùng dưới đồi

GnRH

Tuyến yên

Prolactin


FSH, LH

Tinh
hoàn

Testosteron

ACTH

Tuyến tiền
liệt

Vỏ thượng thận
Androstenedion

Estrogen

Hình 1.2. Sơ đồ các yếu tố nội tiết ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tiền liệt [10]

1.2.1.2. Yếu tố tăng trưởng
Tuyến tiền liệt có hai loại mô là mô đệm (tức mô liên kết) và mô tuyến (tế
bào biểu mô). Cả hai loại mô này đều chịu sự kiểm soát của androgen. Sự
điều hòa phát triển biểu mô TTL được thực hiện qua trung gian của mô đệm.
Các yếu tố trung gian liên quan đến vấn đề này là yếu tố tăng trưởng. Các yếu
tố này có cấu tạo là các polypeptid, được tổng hợp và giải phóng bởi các
tương bào xơ (tế bào đệm) cùng các tế bào biểu mô.

7



8

Các yếu tố này có tác dụng làm tăng trưởng các mô sợi, các mô tuyến lân
cận họp thành các nhân xơ quanh niệu đạo. Các nhân phát triển lớn dần, tạo
thành PĐLTTTL. Nhiều yếu tố tăng trưởng đã được tìm thấy trong TTL người
đó là bFGF , TGFβ1 , TGFβ2 , EGF và IGF
-

bFGF(Basic Fibroblast Growth Factor) - yếu tố tăng trưởng nguyên bào
sợi là yếu tố tăng trưởng gia tăng ở bệnh PĐLTTTL. bFGF gây phân bào
nguyên bào sợi và ức chế phân bào tế bào biểu mô [24].

-

TGF β (Transforming Growth Factor type β) - yếu tố tăng trưởng chuyển
đổi dạng bêta điều hoà ức chế tăng trưởng nguyên bào sợi và tế bào biểu
mô [24].

-

EGF (Epithelial Growth Factor) - yếu tố tăng trưởng biểu bì có vai trò
điều hòa sự tăng sinh tế bào biểu mô.

-

IGF (Insulin - like growth factor) - yếu tố tăng trưởng giống insulin có vai
trò điều hòa sự tăng sinh tế bào sợi và các tế bào khác.

-


VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor) - yếu tố tăng trưởng nội mô
mạch máu có vai trò kích thích sự phát triển PĐLTTTL.
Trong các yếu tố trên, các yếu tố EGF, bFGF, IGF, VEGF có tác dụng kích

thích, ngược lại yếu tố TGFβ có tác dụng kìm hãm sự tăng sản của TTL [19],
[41],[42].
1.2.1.3. Vai trò của tinh hoàn
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt không xuất hiện ở những bệnh nhân đã cắt tinh
hoàn trước tuổi dậy thì và hiếm gặp ở đàn ông đã cắt tinh hoàn trước tuổi 40 [9].
1.2.1.4. Vai trò của quá trình viêm mạn tính
Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu, kể cả thử nghiệm lâm sàng
và khám nghiệm tử thi cho thấy vai trò mật thiết của quá trình viêm mạn tính
đối với quá trình tiến triển và mức độ nghiêm trọng của PĐLTTTL. Quá trình
viêm mạn tính được khởi động bởi một yếu tố mà hiện nay chưa được biết rõ
8


9

từ đó tạo ra một môi trường tiền viêm trong TTL. Bình thường tại TTL chỉ tồn
tại một lượng nhỏ các tế bào lympho T, tế bào lympho B, đại thực bào và
mastocyt nhưng ở những bệnh nhân bị PĐLTTTL lại thấy có sự xâm nhập của
một lượng lớn các tế bào lympho T và B cũng như đại thực bào, từ đó tạo ra
nồng độ cao các cytokin (trong đó đóng vai trò quan trọng là các interleukin
6, interleukin 8, interleukin 15, interleukin 17, interferon gamma, TNF - α)
và gây ra sự phá hủy mô. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định được yếu tố
kích hoạt sự xâm nhập của các yếu tố trung gian hóa học gây viêm trong bệnh
PĐLTTTL [10], [20], [24].
1.2.1.5. Hiện tượng chết theo chương trình (apoptosis)

Chết theo chương trình (apoptosis) là hiện tượng có tính di truyền của các
tế bào có nhân, là cơ chế sinh lý chủ yếu để duy trì sự hằng định của mô tuyến
bình thường [27], [28].
Nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân PĐLTTTL có sự giảm hiện
tượng chết theo chương trình trong khi các yếu tố tăng trưởng lại được tăng
tổng hợp dẫn đến sự mất cân bằng giữa sự tăng sinh tế bào và hiện tượng chết
tế bào dẫn đến sự phì đại của TTL.[27].
1.2.2. Giải phẫu bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
1.2.2.1. Đại thể
Thông thường TTL quá sản nặng gấp 3 đến 4 lần bình thường. Theo nghiên
cứu của Mc Neal, hầu hết PĐLTTTL đều xuất phát từ trung tâm của thùy bên.
Từ vị trí xuất phát, chúng to dần lên, chèn ép bàng quang, trực tràng, có khi đội
cả vùng tam giác bàng quang lên. Những u to có thể bè ra bên dưới ụ núi. Phì
đại lành tính tuyến tiền liệt thường có hình tròn, vỏ chắc, nhẵn, có khi nổi thành
cục gây biến dạng TTL. U phì đại càng phát triển càng đẩy lùi tổ chức của TTL
ra ngoại biên và tạo thành vỏ có nhiều lớp bao bọc khối u. Đây là cơ sở giải
phẫu cho việc bóc gọn u ra khỏi vỏ một cách dễ dàng [1],[26].
9


10

1.2.2.2. Vi thể
Trên vi thể thấy có sự tăng sinh số lượng các tế bào là thành phần biểu mô
và mô đệm. Một số trường hợp tăng sinh biểu mô tuyến chiếm ưu thế. Tế bào
biểu mô tuyến tăng sản, tế bào hình trụ cao, gấp nếp lồi vào trong lòng tuyến.
Số lượng tuyến cũng tăng sinh. Có chỗ lòng tuyến giãn rộng, tế bào chế tiết
thấp dẹt, nơi khác tăng sinh xơ, cơ chiếm ưu thế.
Dù thành phần nào chiếm ưu thế thì cả ba thành phần xơ, cơ, biểu mô
cũng đều tăng sinh nhưng kích thước và hình thái tế bào vẫn bình thường,

màng đáy vẫn bình thường.
Có thể phân biệt mô PĐLTTTL và mô TTL bình thường dựa vào dấu hiệu
nhồi máu, giãn các chùm nang, dị sản tế bào nội mô [1],[26].
1.2.3. Sinh lý bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt ảnh hưởng lên hệ tiết niệu gồm:
- Niệu đạo: do TTL bị phì đại nên niệu đạo đoạn TTL bị kéo dài và bị chèn
ép bởi các thùy của TTL.
- Cổ bàng quang: bị đẩy lên cao vào trong lòng bàng quang và bị chèn ép.
Ngoài ra, cổ bàng quang còn bị xơ cứng, mép sau bị đẩy lên cao làm thành bè
chắn, cản trở tiểu tiện.
- Bàng quang: Ở giai đoạn còn bù, để thắng chướng ngại vật, cơ thành bàng
quang phải co bóp mạnh hơn để đẩy nước tiểu ra. Thành bàng quang có hình
bè, hình cột, hình hang và có thể có túi thừa. Ở giai đoạn mất bù, sự phì đại
chấm dứt, thành bàng quang ngày càng giãn mỏng, khả năng co bóp càng
giảm làm nước tiểu ứ đọng và viêm nhiễm bàng quang.
- Niệu quản: Bình thường áp lực niệu quản tăng dần từ bể thận đến bàng
quang. Đoạn niệu quản trong thành bàng quang có hệ thống van chống trào
ngược. Khi áp lực của bàng quang càng tăng thì van này đóng lại. TTL phì đại
chèn ép niệu quản và cổ bàng quang làm cho áp lực của bàng quang tăng lên,

10


11

khiến hệ thống van niệu quản thường xuyên ở trạng thái đóng. Điều này làm
cản trở sự lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, dẫn đến niệu quản
giãn quá mức.
- Thận: niệu quản giãn lâu ngày làm nước tiểu ứ ở đài bể thận, tăng áp lực ở
bể thận làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, tăng ứ nước ở bể thận, lâu

ngày sẽ suy thận, tử vong [16],[19],[35].
1.2.4. Biểu hiện của bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
1.2.4.1. Biểu hiện lâm sàng
Gồm hội chứng kích thích và hội chứng do chèn ép
* Hội chứng chèn ép: Do TTL phì đại gây chèn ép cổ bàng quang, dẫn tới:
Tiểu khó: bệnh nhân phải rặn nhiều mới đi tiểu được, có biểu hiện khó

-

khăn khi bắt đầu đi tiểu, chậm xuất hiện dòng nước tiểu. Tia nước tiểu yếu và nhỏ,
có khi ra hai tia và phải đi tiểu làm nhiều giai đoạn, đứng lâu mới tiểu hết.
-

Khi đi tiểu, lượng nước tiểu sau cùng rớt xuống không vọt ra xa.

-

Có nước tiểu tồn dư ở bàng quang làm cho bệnh nhân có cảm giác đái
chưa hết khi vừa đi tiểu xong.
Khoảng cách giữa hai lần đi tiểu ngắn, thường chưa đến 2 giờ [35],[37],

-

[38].
* Hội chứng kích thích: Do TTL phì đại gây chèn ép cổ bàng quang, bàng
quang đáp ứng lại bằng cách tăng cường sức co bóp để chống lại sự cản trở trên
nên bàng quang dễ bị kích thích hơn bình thường. Các triệu chứng gồm có:
-

Tiểu gấp: buồn đi tiểu một cách cấp thiết, không nhịn được quá vài


phút, hoặc nhịn rất khó. Các triệu chứng này càng tăng khi TTL càng to.
-

Tiểu nhiều lần cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là về đêm, thường từ 2
lần trở lên làm bệnh nhân mất ngủ.
Hai triệu chứng này thường xuất hiện sớm nhưng bệnh nhân thích nghi được,
hoặc quan niệm là do tuổi già nên thường không đi khám [5], [16],[35],[37].

11


12

* Trong giai đoạn có biến chứng còn có thể gặp các triệu chứng sau:
Bí đái hoàn toàn, bí đái không hoàn toàn, sỏi bàng quang, đái máu, túi
thừa bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận [5],[34].
1.2.4.2. Xét nghiệm cận lâm sàng
- Đánh giá chức năng thận: làm xét nghiệm ure, creatinin máu
- Xét nghiệm nước tiểu: tìm hồng cầu, bạch cầu, tế bào mủ hay vi khuẩn
trong nước tiểu [37].
- Tìm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt trong huyết thanh
Định lượng PSA: PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của TTL. Nồng độ
PSA trong máu tăng dần theo tuổi và theo kích thước TTL. Bình thường nồng
độ PSA trong máu thấp hơn 4ng/ml [5].
- Siêu âm tuyến tiền liệt: Người ta đã dùng nhiều đường vào khác nhau để
làm siêu âm TTL, tốt nhất là đường qua trực tràng. Siêu âm giúp cho ta nhận
định về khối lượng, thể tích, hình dạng phát triển và mật độ của TTL, tìm
những vùng calci hoá TTL, những vùng giảm âm của nhu mô, thuỳ giữa của
TTL, sự cân xứng của các túi tinh...[37].

- Đo thể tích nước tiểu tồn dư : thể tích nước tiểu tồn dư được xác định bằng
phương pháp siêu âm: sau khi bênh nhân đã đái hết, dùng siêu âm để xác định
thể tích nước tiểu tồn dư trong bàng quang (tính bằng ml) [16].
- Đo lưu lượng nước tiểu (dòng niệu đồ): là một thăm khám niệu động học
duy nhất trong bệnh lý PĐLTTTL. Đo lưu lượng nước tiểu không cho phép
chẩn đoán PĐLTTTL nhưng trên lâm sàng sự thay đổi của dòng niệu đồ là
một bằng chứng của tiểu khó [39].
- Ngoài ra trong một số trường hợp có thể làm các xét nghiệm có liên quan
khác như:


Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): được chỉ định làm khi nghi ngờ có tổn
thương phối hợp.
12


13



Soi bàng quang: kỹ thuật này dùng để xem có sỏi, có túi thừa, hình ảnh trực



tiếp của khối u, tình trạng cổ bàng quang trước mổ.
Áp lực dòng đồ: đây là phương pháp duy nhất có độ biến thiên để phân biệt
bệnh nhân có dòng nước tiểu yếu do cơ bàng quang co bóp yếu hay do bế tắc,
gồm đo áp lực bàng quang lúc áp lực dòng nước tiểu tối đa, đo chóp bàng
quang và đo áp lực niệu quản[19],[35],[43].
1.2.5. Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt

1.2.5.1. Thay đổi lối sống
Với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng không đáng kể, ít gây
ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân thì thay đổi lối sống
cũng giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh một cách đáng kể. Với những
trường hợp nặng hơn thì thay đổi lối sống sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng. Vì
vậy với tất cả những bệnh nhân PĐLTTTL cần điều chỉnh lối sống hợp lý:
- Ăn uống điều độ, uống đầy đủ nước, nhất là mùa hè, ưu tiên uống vào
ban ngày, sau 19 giờ nên hạn chế uống nước hoặc ăn các loại đồ ăn nhiều
nước để tránh gây đi tiểu nhiều cả đêm, làm mất ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hạn chế các đồ uống có cồn, thức ăn nhiều gia vị. Có chế độ vận động,
luyện tập thể dục hợp lý, tránh ngồi lâu.
- Tránh nhịn tiểu.
- Điều trị kịp thời các viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Ngâm tầng sinh môn trong nước ấm hàng ngày trước khi đi ngủ.
- Phát hiện sớm các triệu chứng của sự ứ tắc và sự kích thích đường tiểu
để có hướng điều trị phù hợp [5], [14].
1.2.5.2. Điều trị nội khoa
Có hai yếu tố gây rối loạn tiểu tiện trong PĐLTTTL là: sự phì đại của TTL –
chịu ảnh hưởng của yếu tố nội tiết (hormon) và sự co cơ hay tăng trương lực
của các cơ trơn ở cổ bàng quang, TTL do sự kích thích thần kinh giao cảm –

13


14

là yếu tố chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các thụ thể α - adrenergic . Do vậy các
thuốc điều trị phải nhằm tác động lên 2 yếu tố này.
Điều trị nội khoa được chỉ định trong các trường hợp chưa có biến chứng,
triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn rối loạn nhẹ và vừa: IPSS (International

Prostate Symptom Score) < 20 và Q 0L (Quality of life) <3, thể tích nước tiểu
tồn dư <100ml.


Điều trị bằng kháng hormon
Androgen là hormon chủ yếu kích thích sự tăng trưởng của TTL. Vì vậy
ức chế sự bài tiết androgen sẽ ức chế sự tiến triển của PĐLTTTL.
- Thuốc kháng LHRH:
Peter và Walsh (1992) đã dùng Nafarein để ức chế tinh hoàn tiết ra
testosteron. Kết quả kích thước của TTL giảm 25% và đạt đến đỉnh sau 4
tháng điều trị. Khi ngừng điều trị, kích thước TTL trở về bình thường sau 6
tháng. Tác dụng phụ của thuốc là gây suy sinh dục [19].
- Các thuốc kháng androgen:
Thấy rõ vai trò của androgen đối với sự phát triển bệnh PĐLTTTL, vì vậy
đã có nhiều thuốc kháng androgen ra đời như:
Cyproterone acetat: có tác dụng tương tự như progesteron, ức chế sản
xuất androgen làm giảm kích thước TTL.
Flutamid: là một kháng androgen đơn thuần, giúp làm giảm kích thước
PĐLTTTL, kéo dài thời gian biểu hiện bệnh, làm chậm sự tiến triển bệnh.



[28], [34].
Thuốc ức chế 5α reductase: Finasterid và Dutasterid
Thuốc có tác dụng ngăn cản sự chuyển hóa testosteron thành
dihydrotestosteron do đó làm giảm khối PĐLTTTL. Thuốc tác động lên mô
tuyến, hạn chế và làm giảm kích thước của TTL.

14



15

Finasterid có thể dùng kết hợp với các thuốc ức chế α 1- adrenergic
(doxazosin) trong điều trị PĐLTTTL. Thuốc còn được chỉ định trong điều trị
hói đầu liên quan đến androgen.
Tác dụng phụ của nhóm ức chế 5α-reductase là giảm cảm hứng tình dục,
bất lực, đau ngực lan toả, giảm số lượng tinh trùng. Đặc biệt thuốc làm giảm
nồng độ PSA trong máu xuống 50%.
Chống chỉ định dùng các thuốc nhóm này cho phụ nữ có thai vì ức chế sự
chuyển hóa của testosteron thành dihydrotestosteron có thể ức chế sự phát
triển cơ quan sinh dụng ngoài của thai nhi đặc biệt là thai nhi trai.


Thuốc đối kháng α 1 - adrenergic: Các thuốc đối kháng α1-adrenergic có tác
dụng giãn cơ cổ bàng quang, giảm sức cản ngoại vi, do vậy làm giải phóng
dòng nước tiểu. Một số thuốc nhóm này đã được nghiên cứu và sử dụng:
terazosin, doxazosin, tamsulosin, alfuzosin, prazosin.
- Terazosin: là thuốc có tác dụng ức chế α1 - adrenergic có chọn lọc và
được sử dụng trong điều trị PĐLTTTL. Tác dụng phụ: suy nhược, chóng mặt,
hạ huyết áp tư thế. Vì terazosin còn là thuốc để điều trị tăng huyết áp nên có
thể dùng thuốc này để điều trị PĐLTTTL có kèm tăng huyết áp.
- Doxazosin: thuốc có thời gian bán huỷ dài hơn terazosin (22 giờ so với
12 giờ của terazosin). Tác dụng giảm huyết áp của thuốc cũng đã được ghi
nhận ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Tác dụng không mong muốn là chóng
mặt và mệt mỏi gặp ở 10 -15%.
- Tamsulosin: là thuốc đối kháng α1 - adrenergic mạnh nhất được dùng để
điều trị PĐLTTTL. Thuốc có tác dụng phụ là chóng mặt, suy nhược, viêm mũi
và xuất tinh bất thường.
- Alfuzosin: thuốc có tác dụng đối kháng chọn lọc các thụ thể α1adrenergic ở TTL, vùng tam giác bàng quang và niệu đạo. Thuốc có tác động


15


16

trực tiếp lên cơ trơn TTL, làm giảm tắc nghẽn ở cổ bàng quang và giảm áp lực
niệu đạo, nhờ vậy thuốc làm giảm sự cản trở dòng nước tiểu.
- Prazosin: là thuốc chẹn α1 - adrenergic chọn lọc, thời gian bán huỷ ngắn
2 - 3 giờ nên có tác dụng ngắn. Sự cải thiện dòng niệu trên lâm sàng có ý
nghĩa thống kê, làm giảm số lần đi tiểu cả ban ngày và ban đêm. [19],[35],
[44],[46].
1.2.5.3. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định điều trị ngoại khoa được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Bí đái hoàn toàn không khắc phục được sau ít nhất 1 lần rút ống thông đái.
+ Nhiễm khuẩn kéo dài, hay tái phát.
+ Đái ra máu nặng, hay tái phát do PĐLTTTL.
+ Sỏi bàng quang, túi thừa lớn ở bàng quang.
+ Suy thận do PĐLTTTL.
+ Các chỉ định tương đối được thực hiện khi bệnh nhân bị các bệnh nội khoa
kết hợp hoặc thường xuyên mất ngủ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Các phương pháp phẫu thuật hiện nay tập trung làm 2 loại: phẫu thuật mở
và phẫu thuật nội soi cắt PĐLTTTL.
1.3. BỆNH PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO Y HỌC
CỔ TRUYỀN
1.3.1. Khái niệm chung: trong y học cổ truyền (YHCT) không có tên gọi
bệnh PĐLTTTL. Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có các rối lọan tiểu tiện trên
lâm sàng với tiểu khó, tiểu rắt, tiểu bí, thường được quy vào phạm vi “Long
bế”, “Lâm chứng” và “Di niệu” của y học cổ truyền
1.3.1.1. Long bế: là tên chung các chứng bệnh mà tiểu tiện lượng ít, nhỏ

giọt, thậm chí tiểu tiện bế tắc không thông dẫn đến người bệnh bí tiểu. Trong
đó tiểu không thông, nhỏ giọt, nước tiểu ít, bệnh diễn biến từ từ gọi là “long”;
buồn đi tiểu mà không đi được, nhỏ giọt, không thông, thể bệnh cấp, đột ngột
16


17

gọi là “bế “. Tuy nhiên mặc dù có mức độ khác nhau song nếu tiểu khó ra đều
gọi là bí tiểu (long bế).
1.3.1.2. Lâm chứng: là đi tiểu nhiều lần, có cảm giác đau, nước tiểu ít, khó ra,
bụng dưới đau lan đến thắt lưng, nặng thì tiểu không được. Trong mối liên hệ
giữa YHHĐ và YHCT thì các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu,
đái ra dưỡng chấp của YHHĐ tương ứng với chứng lâm của YHCT.
1.3.1.3. Di niệu: là chứng tiểu không tự khống chế được, nước tiểu tự bài tiết
ra không chịu sự khống chế của ý thức con người. Di niệu có chứng tự són ra
trong lúc ngủ, có chứng đi tiểu luôn không nín được. Bệnh có quan hệ trực
tiếp với thận và bàng quang. Nếu thận khí hư hoặc bàng quang không chế ước
được thì sẽ gây nên bệnh.
Qua nghiên cứu các khái niệm về “long bế”, “lâm chứng” và “di niệu”
của YHCT, rõ ràng bệnh lý PĐLTTTL liên quan đến cả 3 khái niệm trên. Tuy
nhiên trên thực tế, bệnh liên quan đến “long bế” nhiều hơn là “lâm chứng” và
“di niệu” [7], [8].
1.3.2. Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt theo y học cổ truyền
1.3.2.1. Thuốc thảo dược
Được chỉ định dùng trong các trường hợp rối loạn đi tiểu nhẹ, bệnh nhân còn
chịu được và nước tiểu tồn lưu dưới 100ml. Một số thuốc đã được sử dụng:
- Phythizol: Chiết xuất từ hạt bí ngô (Curcubita ppepo curcubitaceae) có
hoạt chất 7-phytosterol. Thuốc có hiệu quả làm giảm số lần tiểu đêm, tăng lưu
lượng dòng tiểu tối đa, giảm tiểu sớm, tiểu dắt, tiểu buốt, khó tiểu. Làm dịu

tình trạng kích thích quá mức của bàng quang. Uống liên tục trong 60 ngày
sau đó chuyển sang liều duy trì [28].
- Crila: thuốc chứa thành phần alcaloids được chiết xuất từ cây trinh nữ
hoàng cung. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng ở một số bệnh viện lớn
17


18

như bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện Y học cổ truyền thành
phố Hồ Chí Minh, Viện Lão khoa Hà Nội. Kết quả cho thấy thể tích khối u
của bệnh nhân PĐLTTTL giảm bình quân từ 33,3% đến 93,3%, 90% bệnh
nhân giảm thể tích PĐLTTTL, trong đó 33,3% bệnh nhân có kích thước tuyến
trở lại bình thường sau 2 tháng điều trị. Nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi
hẳn bệnh từ chế phẩm này [28].
Lê Anh Thư đã nghiên cứu trên 52 bệnh nhân PĐLTTTL được dùng viên
nang trinh nữ hoàng cung trong 2 tháng. Kết quả tác dụng đạt loại khá tốt là
96,1%. Tổng điểm IPSS giảm từ 21,32 xuống 3,48; thể tích nước tiểu tồn dư
giảm từ 11,86 ml xuống 4,3 ml. Tác dụng làm giảm thể tích TTL của thuốc còn
chưa thật rõ nét trên siêu âm sau 2 tháng điều trị [35].
- Permixon: là thuốc chiết xuất từ quả cây cọ lùn Saw pamentto (Serenoa
Repens) ở Nam Mỹ. Thuốc có tác dụng làm giảm các rối loạn tiểu do có tác
dụng ức chế 5α reductase trong tế bào, có tác dụng chống viêm, lợi tiểu và
không có tác dụng phụ [6].
- Bromocriptin: là thuốc chiết xuất từ cây cựa gà, có tác dụng ức chế sự
bài tiết prolactin, chất đối kháng đặc hiệu của các thụ thể dopaminergic.
Nghiên cứu của Trần Đức Thọ cho thấy bệnh nhân dùng thuốc trong 4 tuần có
tác dụng cải thiện áp lực dòng niệu trung bình và tối đa, tần số tiểu đêm giảm
nhiều nhưng thuốc không làm TTL nhỏ lại [9].
1.3.2.2. Một số bài thuốc đã được dùng trong điều trị phì đại lành tính

tuyến tiền liệt


Trà tan Thủy long
Bài thuốc gồm các thành phần: Thủy xương bồ, ích trí nhân, biến súc, côn
bố, ngưu tất, tang phiêu tiêu, tỳ giải, ô dược, vương bất lưu hành.
Trần Lập Công đã nghiên cứu trên 117 bệnh nhân PĐLTTTL. Kết quả cho
thấy, sau 6 tuần uống trà tan Thủy long thể tích TTL giảm được trung bình
12,52cm3 [28].
18


19



Bài thuốc “Hoàn xích hương”
Bài thuốc gồm các thành phần: Ngấy hương, xích đồng nam, thục địa,
hoài sơn, trạch tả, đơn bì, bạch linh, mật ong.
Trần Xuân Dâng nghiên cứu trên 150 bệnh nhân PĐLTTTL, được uống
Hoàn xích hương trong 30 ngày. Kết quả đạt loại tốt 76%, khá 16%, trung
bình 5%, kém 3%. [30].



Bài thuốc “Tỳ giải phân thanh gia giảm”
Thành phần của bài thuốc: Tỳ giải, xa tiền thảo, phục linh, đan sâm, hoàng
bá, ý dĩ nhân, hậu phác, liên tâm, xương bồ.
Trần Lập Công nghiên cứu trên 38 bệnh nhân PĐLTTTL, được uống Tỳ giải
phân thanh gia giảm trong 1 thang. Kết quả thu được : tốt 86,85%, khá 7,89%,

trung bình 5,26%, không có loại kém [32].
1.4. BÀI THUỐC "TIỀN LIỆT THANH GIẢI"
1.4.1. Xuất xứ
Bài thuốc Tiền liệt thanh giải có nguồn gốc từ bài thuốc cổ phương Tứ diệu
hoàn, gia thêm các vị: Đan sâm ,Vương bất lưu hành, Bạch hoa xà thiệt thảo,
Hồng hoa. Người xưa sử dụng “Tứ diệu hoàn” để chữa các trường hợp rối loạn
tiểu tiện. Thành phần của bài thuốc bao gồm: Hoàng bá, thương truật, ý dĩ nhân,
ngưu tất. Phương thuốc này có nguồn gốc từ bài Nhị diệu tán gia thêm Ý dĩ,
Ngưu tất.
1.4.2. Chủ trị của bài thuốc "Tiền liệt thanh giải"
Hoạt huyết hóa ứ, thanh thấp nhiệt, thông lợi bàng quang, bổ thận.
1.4.3. Thành phần
Đan sâm

15g

Hoàng bá

10g

Vương bất lưu hành

20g

Hồng hoa

10g

Bạch hoa xà thiệt thảo


15g

Ngưu tất

10g

Thương truật

15g

Ý dĩ

20g

19


20

Bệnh PĐLTTTL thường gặp ở đàn ông cao tuổi, với các triệu chứng về rối
loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu dắt, tiểu nhiều lần, dòng tiểu yếu, có khi bí tiểu.
Mặc dù có nhiều thể lâm sàng theo y học cổ truyền nhưng trên thực tế hay gặp
nhất là các thể thấp nhiệt hạ chú và bàng quang ứ trở. Vì vậy đề tài nghiên cứu
này sử dụng bài thuốc “Tứ diệu hoàn” với tác dụng thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu,
đồng thời gia thêm các vị Hồng hoa, Đan sâm để hoạt huyết, giúp hóa ứ, tăng
cường tác dụng thông lợi tiểu tiện. Ngoài ra còn phối hợp với Bạch hoa xà thiệt
thảo, Vương bất lưu hành để tăng cường tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, tiêu khối u,
giúp lợi tiểu tiện và bồi bổ chức năng thận.
1.4.4. Giới thiệu về các vị thuốc trong bài "Tiền liệt thanh giải"
1.4.4.1. Đan sâm

-

Tên khác: tử đan sâm , huyết sâm, xích sâm, huyết căn.

-

Tên khoa học: Radix Salviae miltiorrhizae. Thuộc họ hoa môi (Lamiaceae)

-

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm.

-

Thành

phần

hóa

hydroxytanshionone;

học:

Tanshinone

I,IIA,IIB;

methyltanshinonate;


cryptotanshinone;

salvianolic acid A,B,C;

miltirone; dihydrotanshinone I; tanshinol A, B, C; isotanshinone I, II;
isocryptotanshinone, tanshiquinone A, B, C
-

Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn, qui kinh Tâm, Tâm bào, Can.

-

Công năng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.

-

Chủ trị: hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh,
hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.
suy nhược thần kinh, co thắt động mạch vành tim, viêm tụy cấp. Dùng để
bổ huyết: với các bệnh thiếu máu, bệnh xanh lướt của phụ nữ, gan lách
sưng to.

-

Tác dụng dược lý: chống viêm, chống tăng huyết áp, chống kết tập tiểu
cầu và chống oxy hóa, làm mềm và thu nhỏ thể tích của gan và lá lách khi

20



21

sưng to, ức chế tụ cầu vàng, E. coli, lỵ và thương hàn, an thần và gây ngủ,
giãn các huyết quản nhỏ, tăng khả năng miễn dịch, giảm cholesterol và
triglyceride.
-

Liều dùng: Ngày uống 5 - 20g, tối đa 30g [47],[51].

1.4.4.2. Vương bất lưu hành
-

Tên khác: Xồm xộp, trâu cổ, vẩy ốc, bị lệ, cây xộp

-

Tên khoa học: Fructus Fici pumilae. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)

-

Bộ phận dùng: Quả bổ dọc, phơi khô.

-

Thành phần hoá học: trong vỏ quả chứa 13% chất gôm, thủy phân chất
gôm này cho glucose, fructose, arabinose.

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính bình, qui 2 kinh Can và Vị.
-


Công năng: hoạt huyết thông kinh, thanh nhiệt giải độc, bổ thận, cố tinh,
làm cho dễ đẻ, giảm đau, lợi sữa, lợi tiểu tiện.

-

Chủ trị: thanh nhiệt giải độc trị mụn nhọt, đinh độc sưng nhức, sản phụ đẻ
khó, kinh nguyệt không đều, ít sữa; còn là vị thuốc bổ, chữa đau lưng, di
tinh, liệt dương, thông đại tiểu tiện.

-

Liều dùng: Ngày uống 8 - 16g , tối đa 30g [51].

1.4.4.3. Bạch hoa xà thiệt thảo
-

Tên khác: cây lưỡi rắn, giáp mãnh thảo, nhị diệp luật, xà thiệt thảo, xà
châm thảo, tán thảo.

-

Tên khoa học: Herba Hedyotidis corymbosae, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)

-

Bộ phận dùng: dùng toàn cây bạch hoa xà thiệt thảo.

-

Thành phần hóa học: hentriaconotane, stigmastatrienol, ursolic acid,

oleanolic acid, asperulosidic acid, asperuloside, b-sitosterol, p-coumnic,
b-sitosterol-D-glucoside

-

Tính vị quy kinh: vị hơi ngọt, hơi đắng, tính mát, qui 2 kinh Can và Vị.

21


22

-

Công năng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, thanh phế hóa đờm,
khứ ứ

-

Chủ trị: viêm gan, vàng da, ho do viêm phổi, viêm amidan cấp, viêm
đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, viêm ruột thừa, ung nhọt, u bướu, ung thư
phổi, gan , dạ dày. Chữa vết thương ứ huyết, xung huyết; đau nhức xương,
thấp khớp.

-

Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng khuẩn (tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ),
kích thích hệ miễn dịch, chống khối u, kháng viêm, kháng ung thư, ức chế
sản sinh tinh dịch, giảm độc tố của rắn độc.


- Liều dùng: 16 - 40g/ngày ( khô), dùng tươi có thể đến 100g [52].
1.4.4.4. Hoàng bá
-

Tên khác: Hoàng nghiệt, Quan hoàng bá, Nguyên bá, Xuyên hoàng bá, Hoa
hoàng bá

-

Tên khoa học: Cortex Phellodendri, thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).

-

Bộ phận dùng: Vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá.

-

Thành phần hoá học: trong vỏ hoàng bá chứa khoảng 1,6% Berberin, một
lượng nhỏ phellodendron, magnoflorin, obacunon, palmatin, menisperin,
acid lumicaeruleic. Ngoài ra còn có những chất có tinh thể không chứa Nitơ
như obakunon và obakulacton,…

-

Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn qui kinh Thận, Bàng quang.

-

Công năng: tư âm giáng hoả, thanh nhiệt táo thấp, giải độc tiêu viêm.


-

Chủ trị: dùng khi bàng quang thấp nhiệt gây tiểu tiện ít, khó, tiểu buốt dắt,
âm hư phát sốt, đau nhức xương, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), di tinh; chứng
hoảng đản nhiệt kết trong dạ dày, ruột ; hạ tiêu thấp nhiệt như viêm tiết niệu
cấp, viêm gan virus, viêm túi mật, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp cấp đặc biệt ở
khớp gối; thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt.

22


23

-

Tác dụng dược lý: Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng trùng roi âm
đạo, chống viêm tác dụng hạ huyết áp, tăng tiết mật, lợi tiểu

- Liều dùng: 6 - 12g/ngày dạng thuốc sắc[55],[56].
1.4.4.5. Hồng hoa
-

Tên khác: Hồng lam hoa, hồng hoa rum

-

Tên khoa học: Flos Carthami tinctorii. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).

-


Bộ phận dùng: hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa.

-

Thành phần hoá học chủ yếu: trong hồng hoa có chứa 0,3 - 0,6% chất
Glucid gọi là Carthamin, carthamone, neocarthamin, acid palmitic, acid
stearic, acid arachic, acid oleic, acid linoleic.

-

Tính vị quy kinh: vị cay, tính ôn, vào 2 kinh Tâm, Can.

-

Công năng: phá huyết, khứ ứ, thông kinh, sinh tân.

-

Chủ trị: chứng kinh đau, kinh bế, sản hậu ứ huyết không thông, thai chết
lưu, vấp ngã ứ huyết, đau khớp, ban chẩn, mụn nhọt sưng đau.

-

Tác dụng dược lý: trên tử cung của chuột , thỏ , mèo có tác dụng kích thích
lâu dài. Trên ruột cũng có tác dụng nhưng thời gian ngắn hơn. Còn có tác
dụng hạ huyết áp, tăng co bóp tim, co nhỏ mạch máu thận, và co cơ trơn
phế quản của chuột.

-


Liều dùng: 4 - 12/ngày dạng thuốc sắc [57],[58].

1.4.4.6. Ngưu tất
-

Tên khác: Cỏ xước, Hoài ngưu tất

-

Tên khoa học: Blume Achyranthis bidentata, thuộc họ Dền (Amaranthaceae)

-

Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây ngưu tất .

-

Thành phần hoá học chủ yếu: saponin (khi thủy phân cho acid oleanolic,
glucose, galactose), ecdysteron, inokosteron, muối kali.

-

Tính vị quy kinh: vị chua, đắng, tính bình, qui 2 kinh Can và Thận.

23


24

-


Công năng: hoạt huyết, trừ ứ bế và điều kinh; bổ can, thận, khoẻ cơ gân,
lợi tiểu, chống loạn tiểu tiện, tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể.

-

Chủ trị: ứ máu (vô kinh, ít kinh, loạn kinh, đau do chấn thương ngoài), can và
thận kém, giãn mạch máu quá mức, âm suy và dương vượng dẫn đến phong
can nội chạy lên trên (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt), âm suy và vương hỏa
(loét miệng, sưng lợi), rối loạn tiểu tiện (tiểu tiện đau buốt không thông, tiểu
không tự chủ). Còn có tác dụng hạ huyết áp, giải độc chống viêm.

-

Tác dụng dược lý: hạ huyết áp, giảm sức co bóp của tim, lợi tiểu, hạ đường
huyết, cải thiện chức năng gan, hạ cholesterol máu trên động vật.

-

Liều dùng: 6 - 15 g/ngày [57],[60].

1.4.4.7. Ý dĩ
-

Tên khác: Bo bo, hạt cườm, Dĩ thực, Dĩ mễ.

-

Tên khoa học: Semen Coicis. Thuộc họ Lúa (Poaceae)


-

Bộ phận dùng: là hạt đã loại bỏ vỏ phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của
cây ý dĩ (thường gọi là ý dĩ nhân).

-

Thành phần hoá học chủ yếu gồm: hydratcacbon chiếm 65%, protid và các
acid amin (leucin, tyrosin, histidin, lysine, arginine, coicin, glutamic acid)
chiếm 13,7%, chất béo chiếm 5,4% (coixenolide và coixol, sitosterol,
dimethyl glucosid).

-

Tính vị quy kinh: vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, qui kinh Tỳ, Thận và Phế.

-

Công năng: trừ thấp và tăng chuyển hoá nước, thanh nhiệt bài nung, lợi
niệu, kiện tỳ bổ phế, giải độc tiêu viêm, loại mủ.

-

Chủ trị: thủy thũng, cước khí, tỳ hư tiết tả, thấp tý, gân mạch co quắp, phế
ung, lâm trọc (tiểu tiện đục, nước tiểu nhỏ giọt tê thấp, ho viêm phổi, tiêu
hoá kém ỉa chảy, viêm ruột, thuỷ thũng bí tiểu tiện, tiểu tiện đục, tiểu khó.

-

Tác dụng dược lý


24


25

Trên ếch làm đình chỉ hô hấp, hạ huyết áp và ức chế hô hấp ở thỏ. Dùng
nước ý dĩ tác dụng trên tim cô lập của một loài ếch thì thấy nồng độ thấp
thì có tác dụng hưng phấn, nồng độ cao thì có tác dụng ức chế. Tác dụng
đối với cơ xương và cuối dây thần kinh vận động của một loại ếch cũng
thấy lúc đầu có hiện tượng hưng phấn về sau thì ức chế.
-

Liều dùng: 10 - 30g/ngày dạng thuốc sắc, thuốc bột [50], [53].

1.4.4.8. Thương truật
-

Tên khác: mao truật, xích trật, nam thương truật.

-

Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis lanceae, thuộc họ Cúc (Asteraceae)

- Bộ phận dùng: thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây thương truật.
-

Thành phần hoá học chủ yếu: trong thương truật có tinh dầu, thành phần
tinh dầu chủ yếu là atractylola, atractylon, hinesol và β-eudesmol.


-

Tính vị quy kinh: vị cay đắng, tính ôn, qui kinh Tỳ và Vị.

-

Công năng: kiện tỳ, táo thấp mạnh, phát hãn, minh mục, phát hãn ở hạ tiêu.

-

Chủ trị: quáng gà, đau mắt, đau răng, bổ thận, tỳ, sinh tinh, mạnh gân
xương, tiêu chảy, kiết lỵ.

-

Liều dùng: 4 - 12g/ngày dạng thuốc sắc, thuốc bột [62].

1.4.5. Một số nghiên cứu về bài thuốc "Tiền liệt thanh giải"
1.4.5.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm: dùng dạng cao lỏng TLTG
Bài thuốc “Tiền liệt thanh giải” dạng cao lỏng đã được nghiên cứu độc
tính cấp và độc tính bán trường diễn. Kết quả nghiên cứu cho thấy bài thuốc
không gây độc tính cấp khi cho chuột nhắt trắng uống với liều tối đa mà
chuột có thể uống được là 240g/kg (gấp 10 lần liều có tác dụng tương đương
trên người). Bài thuốc TLTG cũng không gây độc tính bán trường diễn trên
thỏ khi được uống với liều có tác dụng tương đương trên người và liều cao
gấp 3 lần trong 4 tuần liền [36].

25



×